Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP THÍCH HỢP CHO TẢO<br />
Microcystis aeruginosa<br />
SELECTION OF SUITABLE ISOLATION METHOD FOR THE MICROALGAE<br />
Microcystis aeruginosa<br />
Nguyễn Thị Thúy1, Lê Minh Hoàng1, Trương Thị Bích Hồng1<br />
Ngày nhận bài: 14/6/2016; Ngày phản biện thông qua: 11/10/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm để xác định phương pháp phân lập thích hợp cho tảo Microcystis<br />
aeruginosa. Thí nghiệm được thực hiện với 2 phương pháp phân lập khác nhau: phương pháp pha loãng và<br />
nuôi cấy trên môi trường agar với thành phần dinh dưỡng B12, cường độ ánh sáng 2.000 lux, nhiệt độ 25 ºC,<br />
chu kỳ quang 12 sáng:12 tối. Kết quả cho thấy, sau 16 ngày thí nghiệm, tảo Microcystis aeruginosa đạt thuần<br />
chủng 100 % ở phương pháp pha loãng với tỉ lệ pha loãng 10-5, thậm chí, ở tỉ lệ pha loãng 10-4, độ thuần chủng<br />
cũng đạt 99 %. Trong khi đó, tảo Microcystis aeruginosa phân lập trong môi trường agar đạt độ thuần chủng<br />
100 % sau khi tiến hành phân lập lại nhiều lần. Thời gian tiến hành phân lập trên môi trường agar cũng lâu<br />
hơn so với phương pháp pha loãng. Như vậy, phương pháp pha loãng được xem là phù hợp hơn để phân lập<br />
Microcystis aeruginosa trong nghiên cứu này.<br />
Từ khóa: agar, Microcystis aeruginosa, B12, phương pháp phân lập<br />
ABSTRACT<br />
The objectives of the study were to determine the suitable isolation method for Microcystis aeruginosa.<br />
Experiments were performed in two different isolation methods: diluted method and culturing algae on the<br />
agar medium, with culture condition of nutrient medium B12, light intensity of 2,000 lux, temperature of 25oC,<br />
light cycle of (12 light: 12 dark). After 16 days, the results showed that the best purification of Microcystis<br />
aeruginosa was in the diluted method which reached at 100% and 99% at the dilution ratio of 10-5 and 10-4.<br />
After re-isolating many times, the purification level of Microcystis aeruginosa was still at 100%. Moreover, the<br />
time needed to isolate was also longer than that of diluted method. In conclusion, it can be suggested that the<br />
best isolation method for Microcystis aeruginosa was diluted method applied in this study.<br />
Keywords: agar, Microcystis aeruginosa, B12, isolated method<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong số các loài vi khuẩn lam gây nở hoa<br />
nước hồ, ao thì loài Microcystis aeruginosa<br />
là loài bắt gặp thường xuyên nhất. Loài<br />
M. aeruginosa chứa độc tố thuộc nhóm<br />
hepatotoxin (độc tố gan) cấu tạo từ các peptid<br />
mạch vòng có tên gọi là microcystin(MC) [5], [13].<br />
<br />
1<br />
<br />
Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Độc tố cũng gây ảnh hưởng xấu lên hai loại<br />
protein serine và threonin phosphatases [7],<br />
[8], [9].<br />
Với đặc điểm là tập đoàn bao gồm hàng<br />
nghìn tế bào riêng lẻ cỡ từ 2- 7 µm và mỗi tế bào<br />
đều chứa một không bào khí. Chính sự tập hợp<br />
của hàng nghìn không bào khí định vị trong vô số<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
các tế bào này giúp chúng nổi trên mặt nước và<br />
thu nhận được nguồn ánh sáng mặt trời, thông<br />
qua quá trình quang hợp tổng hợp sắc tố diệp lục<br />
tạo nên váng xanh trên mặt nước [10] .<br />
Trên thế giới cũng như ở nước ta đã có<br />
một số phương pháp phân lập giống tảo<br />
thuần chủng (Hilary Belcher and Erica Swale<br />
(1982) [11] , Nguyễn Thị Hương, 2001 [3], Các<br />
phương pháp pha loãng, nuôi cấy trên môi<br />
trường thạch, nhặt tế bào bằng micropipet,…<br />
hiện đang được sử dụng phổ biến để phân lập<br />
các loài tảo. Tuy nhiên, mỗi loài tảo phù hợp<br />
với các phương pháp khác nhau. Theo Hoàng<br />
Thị Bích Mai [1] phương pháp pha loãng phù<br />
hợp để phân lập Nitzschia longissima nhưng<br />
loài tảo Chlorella sp lại phát triển tốt nhất trên<br />
môi trường thạch agar.<br />
Cho đến nay, chưa có một công trình<br />
nào nghiên cứu đầy đủ về phân lập loài tảo<br />
M. aeruginosa. các nhà khoa học mới chỉ phân<br />
lập bằng phương pháp nuôi cấy trên thạch agar<br />
[12]. Các phương pháp khác như nhặt tế bào,<br />
phương pháp pha loãng chưa được nói đến.<br />
Do đó, để lựa chọn được phương pháp phân<br />
lập phù hợp cho loài tảo M. aeruginosa thì việc<br />
nghiên cứu phương pháp phân lập thích hợp cho<br />
tảo M. aeruginosa được chúng tôi thực hiện.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
1.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Ngành Cyanobaeteria<br />
Lớp<br />
Cyanophyceae<br />
Bộ<br />
Chroococcales<br />
Họ<br />
Microcystaceae<br />
Chi<br />
Microcystis<br />
Loài<br />
Microcystis aeruginosa<br />
1.2. Địa điểm nghiên cứu<br />
Phòng Norad - Viện Nuôi trồng Thủy sản.<br />
1.3. Thời gian nghiên cứu:<br />
Từ tháng 6/2015 đến tháng 8/2015.<br />
2. Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm<br />
- Nguồn nước: nước cất.<br />
- Dụng cụ thu mẫu: lưới vớt thực vật nổi,<br />
động vật nổi, chai nhựa và thùng xốp đựng mẫu.<br />
<br />
Số 1/2017<br />
2.1. Môi trường nuôi tảo<br />
Bảng 1. Môi trường dinh dưỡng B12 [12]<br />
Các chất dinh dưỡng<br />
<br />
NaNO3<br />
<br />
Nồng độ (mg/l)<br />
<br />
100 mg<br />
<br />
K2HPO4<br />
<br />
10 mg<br />
<br />
MgSO4.7H2O<br />
<br />
75mg<br />
<br />
CaCl2.2H2O<br />
<br />
40mg<br />
<br />
Na2CO3<br />
<br />
20mg<br />
<br />
Ferric citrate<br />
<br />
6mg<br />
<br />
Disodium EDTA. 2H2O<br />
<br />
1mg<br />
<br />
VTM<br />
<br />
Vitamin B12<br />
<br />
Nồng độ (ml/l)<br />
<br />
0,1ml<br />
<br />
2.2. Vệ sinh các dụng cụ nuôi<br />
Cho nước cất và môi trường dinh dưỡng<br />
(trừ VTM) vào trong bình tam giác 1000 mL,<br />
điều chỉnh pH = 9 (bằng HCl và KOH). Các<br />
dụng cụ như ống nghiệm, hộp lồng, bình tam<br />
giác, ống đong, pipet, que cấy, bông gòn, môi<br />
trường dinh dưỡng, được tiệt trùng bằng máy<br />
Autoclarve ở nhiệt độ 1210C, áp suất 1.5 at<br />
trong thời gian 30 phút. Để nhiệt độ xuống<br />
thấp hơn 80 0C lấy các dụng cụ ra. Riêng môi<br />
trường dinh dưỡng sau khi lấy ra, để ở nhiệt<br />
độ phòng tảo (25 0C) trong 20 phút rồi cho VTM<br />
vào lắc đều.<br />
2.3. Phương pháp thu mẫu và nhân giống tảo<br />
để bố trí phân lập<br />
Nguồn tảo hỗn hợp được thu từ một số ao<br />
nuôi cá tại Ninh Phụng - Ninh Hòa - Khánh Hòa<br />
bằng lưới vớt thực vật nổi (Juday gas 98). Sau<br />
đó lọc qua lưới vớt động vật nổi (Juday gas 68)<br />
và cho vào chai nhựa 500 ml. Mẫu tảo được để<br />
trong các thùng xốp, ướp đá lạnh và được vận<br />
chuyển về phòng thí nghiệm. Để lắng trong<br />
vòng 2 tiếng, dùng pipet hút lớp dịch nổi lên<br />
trên bề mặt đó chính là vi khuẩn lam. Nhân<br />
sinh khối giống trong các bình tam giác 250<br />
ml với môi trường B12, nhiệt độ 250C, cường<br />
độ chiếu sáng 2,000 lux, với chu kỳ quang 12<br />
sáng: 12 tối trước khi đưa vào thí nghiệm.<br />
2.4. Phương pháp phân loại<br />
Quan sát mẫu dưới kính hiển vi Olympus<br />
CX41 có gắn máy ghi hình kỹ thuật số Olympus<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 77<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
để quan sát và chụp ảnh tảo. Song song với<br />
ảnh chụp, những chi tiết của tảo cũng được<br />
vẽ lại.<br />
Căn cứ vào quan sát trực tiếp, hình ảnh,<br />
các đặc điểm, hình thái và kích thước tế bào<br />
để phân loại. Bằng phương pháp hình thái so<br />
sánh, dựa vào khóa phân loại để phân loại đến<br />
loài. Chúng tôi sử dụng các tài liệu chính sau:<br />
- Phân loại vi khuẩn lam ở Việt Nam [4].<br />
- Phân loại thực vật học bậc thấp [6].<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
3.1. Phương pháp phân lập tảo<br />
3.1.1. Phân lập bằng phương pháp nuôi cấy<br />
trên môi trường thạch agar<br />
Pha 0,4g agar với 100 ml nước cất trong<br />
bình tam giác 500 ml,. Sau đó, đổ vào trong<br />
bình nút mài 500 ml có màu và Autoclarve ở<br />
nhiệt độ 1210C, áp suất 1,5 at trong thời gian<br />
30 phút. Để nhiệt độ xuống 80 0C lấy bình ra để<br />
ở nhiệt độ phòng tảo (250C) trong 20 phút, cho<br />
môi trường dinh dưỡng vào lắc đều đồng thời<br />
đổ vào đĩa petri (10 ml/đĩa).<br />
Sau 12 giờ, khi thạch đông, nguội dùng<br />
que cấy tiệt trùng trên ngọn lửa đèn cồn cho<br />
đến khi nóng đỏ, chờ nguội rồi dùng que cấy<br />
lấy tảo và cấy lên bề mặt thạch agar. Đậy hộp<br />
lồng lại, cuốn mép đĩa peptri bằng parafin và<br />
đặt dưới ánh sáng đèn neon (thời gian chiếu<br />
sáng 12 giờ sáng: 12 giờ tối), cường độ chiếu<br />
sáng 2,000 lux, nhiệt độ 25 0C.<br />
Sau 10 - 12 ngày nuôi cấy thấy xuất hiện<br />
các quần lạc tảo màu xanh có hình dạng khác<br />
nhau trên bề mặt thạch. Dùng que cấy (sau khi<br />
đã hơ trên ngọn lửa đèn cồn và để nguội) lấy<br />
mẫu từ các quần lạc và quan sát trên kính hiển<br />
vi để kiểm tra độ thuần chủng. Cấy chuyền<br />
sang các đĩa thạch khác đến khi thu được mẫu<br />
thuần chủng 100%.<br />
3.1.2. Phân lập bằng phương pháp pha loãng<br />
Chuẩn bị 10 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm<br />
chứa 9 ml nước cất. Sau đó, Autoclarve ở nhiệt<br />
độ 1210C, áp suất 1,5 at trong thời gian 30<br />
phút. Để nhiệt độ xuống 80 0C lấy ống nghiệm<br />
ra và để trong phòng thí nghiệm nuôi tảo<br />
<br />
78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 1/2017<br />
ở nhiệt độ 25 0C. Sau 24h ống nghiệm và nước<br />
cất đã nguội, cho môi trường dinh dưỡng vào<br />
lắc đều. Tiến hành ghi nhãn từ 10-1 đến 10-10<br />
để chỉ số lần pha loãng. Dùng pipet hút 1ml<br />
tảo mẫu thu ngoài tự nhiên đã nhân sinh khối<br />
đưa sang ống nghiệm đầu tiên 10-1 và lắc<br />
nhẹ nhàng cho đều. Tiếp tục hút 1ml từ ống<br />
nghiệm 10-1 sang ống nghiệm 10-2 và lắc nhẹ.<br />
Lặp lại như vậy cho đến ống nghiệm thứ 10<br />
(10-10). Các ống nghiệm được đặt trên giá và<br />
nuôi trong điều kiện: thời gian chiếu sáng: 12<br />
giờ sáng: 12 giờ tối, nhiệt độ: 250C, cường độ<br />
chiếu sáng: 2,000 lux.<br />
3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu<br />
3.2.1. Xác định mật độ tế bào<br />
Việc xác định số lượng tế bào tảo được<br />
tiến hành bằng cách đếm tế bào trên buồng<br />
đếm hồng cầu Neubacur’s Hemacytometer<br />
của Đức, buồng đếm có 25 ô vuông lớn, mỗi ô<br />
vuông lớn có 16 ô vuông nhỏ, mỗi ô vông nhỏ<br />
có diện tích 0,0025 mm2 và độ sâu buồng đếm<br />
là 0,1 mm.<br />
3.2.2. Công thức tính<br />
Theo Mucklow, số lượng tb/mL = (X x 1000<br />
mm3)/(Y x W2 x d)<br />
Trong đó:<br />
X = số lượng tế bào được đếm<br />
Y = số lượng ô vuông nhỏ nhất được đếm<br />
d = độ dày của lớp nước trong buồng đếm<br />
W = cạnh của một ô vuông<br />
W2 x d: Thể tích của dung dịch trong một ô<br />
vuông nhỏ nhất<br />
3.2.3. Xác định một số yếu tố môi trường<br />
a. Đo cường độ ánh sáng: Được đo bằng<br />
máy đo Ana-F1 của Nhật.<br />
b. Đo pH: Được đo bằng máy đo pH 744,<br />
hiệu Metrohm.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Thu mẫu, phân lập 1 loài thuộc chi<br />
Microcystis từ ao cá Ninh Phụng - Ninh Hòa<br />
Sau khi thu mẫu từ một số ao nuôi cá tại Ninh<br />
Phụng - Ninh Hòa - Khánh Hòa về Phòng thí<br />
nghiệm Norad - Viện Nuôi trồng Thủy sản. Nhân<br />
sinh khối giống trong các bình tam giác 250ml<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
với môi trường B12, nhiệt độ 250C, cường độ<br />
chiếu sáng 2,000 lux, với chu kỳ quang (12:12)<br />
trước khi đưa vào thí nghiệm.<br />
1.1. Phân loại loài Microcystis aeruginosa<br />
Dựa theo phân loại các tài liệu [4], [6] về các<br />
đặc điểm hình thái, kết hợp với kết quả chụp<br />
hình thái trên kính hiển vi quang học, chúng tôi<br />
xác định đây là loài Microcystis aeruginosa.<br />
Tế bào tảo Microcystis aeruginosa có<br />
đặc điểm: Tập đoàn có cấu tạo bất thường,<br />
<br />
Số 1/2017<br />
các tế bào sắp xếp rải rác, bao nhầy, trong suốt,<br />
các tế bào tròn rộng, dạng hình cầu, đường<br />
kính 3 -7 µm. Tế bào có màu xanh lam, đều<br />
chứa không bào khí bên trong, thường sắp xếp<br />
dày đặc. Thường tạo thành váng xanh nổi trên<br />
mặt nước. Tuy nhiên trong mẫu còn rất nhiều<br />
loài tảo khác nhau do đó chúng tôi tiến hành<br />
phân lập tảo bằng phương pháp: nuôi cấy<br />
trên môi trường thạch agar và phương pháp<br />
pha loãng.<br />
<br />
Hình 1. Tảo Microcystis phát triển trong ao nuôi cá Ninh Phụng<br />
<br />
1.2. Phân lập Microcystis aeruginosa bằng<br />
phương pháp nuôi cấy trên môi trường thạch agar<br />
Sau 10 ngày phân lập, chúng tôi quan sát<br />
thấy xuất hiện các quần lạc có màu xanh mọc<br />
rải rác trên đĩa thạch. Dùng que cấy lấy các<br />
quần lạc tảo từ các đĩa petri và kiểm tra độ<br />
<br />
thuần chủng của tảo, tảo đạt độ thuần chủng<br />
không cao (70%), trong mẫu còn bắt gặp khá<br />
nhiều tế bào tảo khác. Sau 3 lần cấy chuyền lặp<br />
lại với tổng thời gian 30 ngày nuôi cấy trên môi<br />
trường thạch agar chúng tôi đã thu được loài<br />
tảo M. aeruginosa có độ thuần chủng 100%.<br />
<br />
Bảng 2. Độ thuần chủng của M. aeruginosa (%)<br />
bằng phương pháp cấy trên môi trường thạch agar<br />
STT<br />
<br />
Phân lập trên môi trường thạch agar<br />
<br />
Thời gian nuôi cấy<br />
<br />
Độ thuần chủng<br />
<br />
1<br />
<br />
Đĩa peptri 1<br />
<br />
10 ngày<br />
<br />
70%<br />
<br />
2<br />
<br />
Cấy chuyền từ đĩa peptri 1 qua đĩa peptri 2<br />
<br />
10 ngày<br />
<br />
95%<br />
<br />
3<br />
<br />
Cấy chuyền từ đĩa peptri 2 qua đĩa peptri 3<br />
<br />
10 ngày<br />
<br />
100%<br />
<br />
Hình 2. Quần lạc tảo Microcystis aeruginosa mọc trên môi trường thạch agar<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 79<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
1.3. Phân lập Microcystis aeruginosa bằng<br />
phương pháp pha loãng<br />
Sau 16 ngày nuôi cấy tảo M. aeruginosa ở<br />
các độ pha loãng khác nhau từ 10-1 đến 10-10,<br />
chúng tôi quan sát các ống nghiệm bằng mắt<br />
thường thấy dịch tảo có màu xanh lam, màu<br />
đặc trưng của tảo lam.<br />
<br />
Hình 4. Quần lạc tảo Microcystis aeruginosa<br />
thuần chủng (độ phóng đại 400x)<br />
<br />
Hình 3. Tảo Microcystis aeruginosa phát triển<br />
ở phương pháp pha loãng<br />
<br />
Khi đưa các mẫu tảo ở các độ pha loãng<br />
khác nhau lên quan sát, chúng tôi đã đếm mật<br />
độ tảo M. aeruginosa và thu được kết quả<br />
như sau:<br />
- Độ pha loãng 10-1: sau 5 ngày quan sát<br />
thấy lẫn nhiều loài tảo khác;<br />
- Độ pha loãng10-2: sau 7 ngày quan sát<br />
thấy lẫn nhiều loài tảo khác;<br />
- Độ pha loãng10-3: sau 16 ngày độ thuần<br />
chủng của M. aeruginosa đạt 80%;<br />
- Độ pha loãng10-4: sau 16 ngày độ thuần<br />
chủng của M. aeruginosa đạt 99%;<br />
- Độ pha loãng 10-5: sau 16 ngày độ thuần<br />
chủng của M. aeruginosa đạt 100%;<br />
Kết quả thu được M. aeruginosa thuần<br />
chủng 100% từ đĩa có độ pha loãng 10-5 đến<br />
10-10. Ở ống nghiệm có độ pha loãng 10-4, độ<br />
thuần chủng cũng đã đạt 99% sau 16 ngày<br />
nuôi cấy.<br />
<br />
80 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
So sánh với phương pháp pha loãng thì<br />
phương pháp nuôi cấy trên môi trường agar,<br />
tảo M. aeruginosa thu được tảo thuần chủng<br />
có thời gian lâu hơn (30 ngày). Kết quả phù<br />
hợp với nghiên cứu của Hilary Belcher,1982<br />
[11], khi ông cho rằng phương pháp phân<br />
lập bằng cách nuôi cấy trên môi trường agar<br />
chỉ phù hợp với các loài tảo silic nước ngọt<br />
và tảo lục đơn bào (đặc biệt là các loài thuộc<br />
chi Chlorella). Nghiên cứu của Hoàng Thị Bích<br />
Mai, 1995 [2] đã kết luận rằng: khi phân lập,<br />
lưu giữ cũng như nuôi sinh khối tảo, chúng ta<br />
cần chú ý đến đặc điểm sinh thái của loài để<br />
chọn phương pháp phân lập phù hợp.<br />
Qua kết quả trên ta thấy, phương pháp pha<br />
loãng là phương pháp thích hợp hơn để phân<br />
lập tảo M. aeruginosa với độ thuần chủng cao<br />
100% và độ pha loãng thấp 10-5.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Trong 2 phương pháp phân lập: phân lập<br />
bằng cách pha loãng và phân lập bằng cách<br />
nuôi cấy trên môi trường thạch, chúng tôi thấy<br />
phân lập theo phương pháp pha loãng là thích<br />
hợp hơn cho loài tảo Microcystis aeruginosa.<br />
Tảo M. aeruginosa đạt thuần chủng 100 % từ<br />
độ pha loãng 10-5.<br />
Cần nghiên cứu sâu như: tách chiết và<br />
phân loại độc tố của vi khuẩn lam, cụ thể là loài<br />
M. aeruginosa trên máy sắc ký lỏng cao áp và<br />
thăm dò khả năng phân giải độc tố microcystin<br />
của tảo M. aeruginosa trên động vật thủy sản.<br />
<br />