Lụa Hà Đông
lượt xem 4
download
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Chúng ta ai cũng biết bài Áo Lụa Hà Đông của nhà thơ quá cố Nguyên Sa, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc. Bài thơ trữ tình, được chuyển đi trong dòng nhạc tuyệt vời, dù chỉ nghe thôi, trong tôi cũng đã vẽ ra hình ảnh tà áo lụa đẹp óng ả qua thân hình của cô gái Hà Thành duyên dáng. Ba tiếng Lụa Hà Đông như có âm hưởng khêu gợi lôi cuốn. Tôi hỏi đường về thăm làng Lụa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lụa Hà Đông
- vietmessenger.com Trần Công Nhung Lụa Hà Đông Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Chúng ta ai cũng biết bài Áo Lụa Hà Đông của nhà thơ quá cố Nguyên Sa, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc. Bài thơ trữ tình, được chuyển đi trong dòng nhạc tuyệt vời, dù chỉ nghe thôi, trong tôi cũng đã vẽ ra hình ảnh tà áo lụa đẹp óng ả qua thân hình của cô gái Hà Thành duyên dáng. Ba tiếng Lụa Hà Đông như có âm hưởng khêu gợi lôi cuốn. Tôi hỏi đường về thăm làng Lụa Hà Đông. Từ khách sạn ở phố Cửa Bắc tôi ra đường Hoàng Diệu, qua đường Nguyễn Trải về hướng Tây Nam. Đến ranh giới Hà Nội Hà Đông, rẽ theo con đường lớn bên tay phải, chạy chừng cây số là thấy ngay cổng Làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông. Đang còn sớm, tôi thong thả vào quán chợ gần đấy ăn sáng. Chợ chưa nhóm, toàn hàng quà điểm tâm, cháo, bún, bắp luộc, đặc biệt là trứng vịt lộn. Thường các nơi khác như Huế, Nha trang người ta ăn vịt lộn vào ban đêm, Hà Đông lại điểm tâm hột vịt lộn, hàng nào cũng có. Trẻ nít được mẹ dẫn theo cho ăn nhiều nhất. Hình như đây là lối tẩm bổ cho trẻ con. Cách ăn trứng lộn mỗi miền một khác. Huế, khãy vỏ một đầu trứng rồi đưa lên miệng, bóp đầu kia cho trứng tuột nguyên con vào miệng, rau răm chắm muối tiêu "nêm" cho vừa ăn. Miền Nam để trứng trong chung nhỏ, đập vỏ, dùng muỗng múc ăn như ăn kem. Ở đây người bán trứng dùng kéo cắt vỏ, cho nguyên trứng vào chén, đưa mời khách. Người Nam cho rằng ăn trứng kiểu Huế không được thanh, người Huế bảo ăn trứng như người Nam mất ngon. Tôi hỏi một bà mẹ: - Xin lỗi chị, đây có tục lệ cho trẻ con ăn trứng lộn vào buổi sáng ? - Thưa không ạ, chúng thích ăn thì cho ăn thôi ạ. Bác ở xa đến à? - Vâng tôi ở trong Hà Nội ra chơi, không biết hôm nay người ta đã bắt đầu dệt lụa chưa hả chị? - Cháu không rõ, mới mồng bảy tết, có nhà còn nghỉ, bác thử vào nhà kia hỏi xem. Nhà có
- cửa hàng tơ lụa đấy. Điểm tâm xong tôi băng qua đường, nhìn vào cửa hàng, có vẻ nghèo, một vài cây lụa trắng để trên kệ, ít xấp lụa màu treo trên sàọ Thấy có người thấp thoáng vào ra, tôi hỏi: - Chào chị, hôm nay cửa hàng đã bắt đầu bán chưa ạ ? - Nhà cháu mở cửa từ hôm mồng sáu đấy ạ. Bác muốn mua hàng loại nào, xin mời bác xem ạ. - Cảm ơn chị, nhân ngày đầu xuân tôi muốn về thăm ngành dệt lụa truyền thống ở làng ta, tôi có thể hỏi đôi điều ? Người đàn bà cười niềm nở: - Dạ không dám ạ, bác là nhà báo à ? - Gần như thế. - Mời bác ngồi chơi để cháu gọi cô em cháu ra tiếp bác. Phóng viên đài báo thường về quây film chụp ảnh, cô em cháu rành rẽ hơn. Vừa nói người đàn bà vừa bấm điện thoại: - Hương ơi, em ra nhanh có bác nhà báo đến thăm đấy. Quay lại tôi: - Em nó ra ngay ạ, chắc bác ở Hà nội ? - Vâng. Đây là cửa hàng, còn dệt ở nơi khác ? - Đúng thế ạ, máy đặt ở nhà trong ạ. Vừa lúc một chiếc xe Dream sịch dừng ngay trước thềm. Một thiếu nữ trạc hăm mấy, bước vào vui vẻ chào tôi: - Chào bác ạ. - Chào cô, phiền cô, tôi muốn tìm hiểu về ngành tơ lụa và xin chụp ít ảnh. - Dạ, mời bác cứ tự nhiên. - Làng Vạn Phúc hầu hết đều sống về nghề tơ lụa ? Nghề có từ bao giờ ? - Dạ, đúng thế, nhà nào ít nhất cũng hai khung cửi, lụa Vạn Phúc có từ ngàn năm nay rồi ạ. - Cô nhớ vị Tổ khai sinh nghề tơ tằm? Dạ đấy là Thành Hoàng Lã Thị Nga, ngài đã dạy dân trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa.
- Tôi nhìn quanh gian hàng hẹp tí, cô Hương như hiểy ý ngõ lời mời: - Mời bác vào nhà trong xem máy dệt. Tôi chạy xe theo cô hàng vào một đoạn là đến ngôi nhàgạch không lớn lắm, bên hông trái dành một phòng chu vi chưa tới hai chục mét vuông, đặt hai khung dệt. Người thiếu nữ dẫn tôi vào, ở đó có một cô trạc mười bảy, đang đứng trông máỵ Tôi ngõ ý nhờ Hương mặc chiếc áo lụa màu, cô vui vẻ làm theo rồi giảng cho tôi đôi nét về nghề dệt. Tiếng máy dệt chạy xành xạch như tiếng tàu hỏa, tôi phải đứng sát vào mới nghe rõ : - Nhà cháu hai máy, một để nuôi cả nhà, một để trả nợ. - Khổ lụa bao nhiêu ? - Khổ lụa gồm có 4800 sợi dọc. Mỗi cây lụa dài 40m. - Những hoa văn nhà tự chế hay máy móc làm? - Dạ, tự làm, đây là những hoa văn thông thường. Khách có thể yêu cầu những hoa văn đặc biệt, nhưng hàng phải đặt số nhiều. - Tôi xem một cách tổng quát chứ dệt như thế nào để có hoa văn hay thay đổi hoa văn như thế nào thì chịụ Có hỏi cũng mù tịt. Cô Hương cho biết lụa chưa nhuộm gọi là hàng mộc. Lụa nhuộm gọi là hàng cao cấp. Trong lúc trả lời câu hỏi của tôi Hương xoài tay vuốt mặt mảng lụa vừa dệt, tôi đưa máy ảnh lên bấm. Chỉ những lúc nhìn vào khung máy tôi mới ngắm kỹ nét đẹp của người mẫụ Hương có khuôn mặt hơi tròn, đôi mắt sáng, da ngăm, tóc cắt ngắn, tất cả toát ra vẻ linh động vui tươi, hiền thục, dễ gây cảm tình với người đối thoại Tôi chợt nghĩ đến một hình ảnh trái ngược: Sư tử Hà Đông. May màkịp ngưng không nói rạ Tôi hỏi thêm: - Lụa bán tại chỗ hay có xuất đi nơi khác ? - Dạ, phần lớn đưa ra Hà Nội hoặc đóng hàng đi Nam. Thỉnh thoảng cũng có khách đến đặt. - Giá lụa bao nhiêu một mét? - Dạ, tùy hàng, hàng nhuộm 15 ngàn, Hà Nội bán 18 hoặc 20 ngàn một mét. Hàng mộc rẻ hơn. - Cây lụa dài 40m làm sao nhuộm nguyên câỷ - Dạ được, nhuộm một lúc ạ. - Tơ cũng do Vạn Phúc sản xuất hay nơi khác ? - Dạ cũng ở Hà Đông, xã Hoài Đức ạ. - Cô bé đứng trông máy là em cô ? - Dạ cháu kêu bằng dì.
- - Thế mà tôi tưởng hai chị em, tôi muốn nhờ cô ấy mặc chiếc áo lụa trắng, chụp vài kiểu ảnh, có gì phiền không? - Dạ, không sao ạ. Hương quay vào gọi lớn: - Hà ơi, ra bác nhờ tí. Hà có mái tóc khá dài, nét mặt mộc mạc chất phát rụt rè, không nhanh nhẩu như Hương. Một hình ảnh xa chốn phồn hoa thị thành. Vừa ngắm nghía tôi vừa hỏi Hà: - Cháu còn đi học chứ ? - Dạ cháu chỉ học hết lớp 9 rồi ở nhà làm, vì không có người. Chụp ảnh Hà xong, tôi quay vào hỏi mua chiếc áo làm quà. - Một áo dài phải bao nhiêu mét cô Hương? - Dạ cứ ba mét rưỡi cho thong thả. - Cắt cho tôi hai áo, màu vàng cam và màu tím nhạt. - Bác thì cháu tính 12 ngàn, như vậy một áo 42 ngàn. - Đúng nhá, tôi viết lên báo mà không đúng người ta cười đấy. - Ấy chết, nếu viết báo bác ghi hộ cháu mười lăm hoặc mười tám chứ giá này lấy gì ăn. Cắt áo xong, Hương còn tặng thêm hai khăn quàng. Lúc tính tiền cô lấy chẵn bốn mươi ngàn một áo (chưa tới 3 Mỹ kim). Cô nói thêm: - Bác nhớ nhúng nước trước khi may, vắt nhẹ thôi, màu có ra một tí không saọ Bàn là đừng nóng quá, đẩy nhẹ, áo sẽ mướt màu. Áo lụa thời nay dường như rất ăn khách. Riêng nữ sinh tôi thấy toàn áo dài lụa trắng, không phải áo vải như ngày xưạ Chiếc áo lụa điểm mấy cành hoa nhẹ nhàng khoác lên thân hình mảnh mai của các cô thiếu nữ, gió thổi nhè nhẹ, thân hình người con gái lúc nào cũng như thấp thỏm muốn bay lên. Tôi nghĩ, không còn hình ảnh nào đẹp hơn về người con gái "Việt Nam da vàng", trong chiếc áo lụa Hà Đông. Ra về, trời đã gần trưa, nắng xuân hanh vàng, mát mẻ, bài Áo Lụa Hà Đông lại văng vẳng bên tai: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông, Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng, Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng. Hết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn Hà Đông - Hà Nội
6 p | 32 | 5
-
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực cho nam VĐV cầu lông giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu lứa tuổi 13-14, tỉnh Hà Nam
8 p | 6 | 4
-
Lựa chọn tổ hợp động tác khiêu vũ thể thao nâng cao thể lực chung cho nam học sinh khối 11 câu lạc bộ khiêu vũ thể thao trường THPT Lý Nhân – Hà Nam
6 p | 28 | 3
-
Lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 14-15 trung tại tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội
4 p | 34 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16 Trung tâm Thể dục thể thao quận Hà Đông
6 p | 5 | 3
-
Lựa chọn bài tập thể dục Aerobic nhằm nâng cao thể lực chung cho nam học sinh khối 11 trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn - Hà Đông - Hà Nội
4 p | 11 | 3
-
Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh lớp 6 trường Quốc tế Nhật Bản quận Hà Đông thành phố Hà Nội
12 p | 25 | 3
-
Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển du lịch
8 p | 8 | 2
-
Lựa chọn trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực chung cho học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Hà Đông, Tp. Hà Nội
5 p | 6 | 2
-
Con đường tơ lụa duyên dáng đất Hà Thành
4 p | 65 | 2
-
Lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện các kỹ thuật đòn chân cho nữ vận động viên Taekwondo lứa tuổi 14-16 tại trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội
8 p | 48 | 2
-
Diễn biến hình thái, chức năng cơ thể và thể lực chuyên môn của nam vận động viên Karatedo lứa tuổi 13-14 thành phố Hà Nội sau 1 năm luyện tập
4 p | 61 | 2
-
Quy hoạch cơ sở hạ tầng sản xuất và cảnh quan cánh đồng lúa phục vụ phát triển văn hóa gắn với du lịch Kim Liên huyện Nam Đàn
9 p | 57 | 1
-
Hiệu quả ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên kiếm chém nam lứa tuổi 15-16 Trung tâm huấn luyện và đào tạo vận động viên cấp cao Hà Nội
5 p | 30 | 1
-
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nam vận động viên vật tự do lứa tuổi 14 - 15 thành phố Hà Nội
4 p | 22 | 1
-
Lựa chọn các test tuyển chọn nam vận động viên cờ vua lứa tuổi 11-12 trên địa bàn thành phố Hà Nội
5 p | 2 | 1
-
Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật vít cầu ngược cho nam vận động viên lứa tuổi U 14-15 đội tuyển đá cầu Hà Nội
5 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn