intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lúa mì, gạo nếp chữa mất ngủ

Chia sẻ: Mina Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ những nguồn lương thực quen thuộc như hạt lúa mì, hạt gạo nếp, kết hợp với một số vị thuốc đông y khác như cam thảo, đại táo, đẳng sâm...sẽ trở thành những vị thuốc tốt chữa trị mất ngủ, viêm loét dạ dày, thiếu máu hay làm lợi sữa cho sản phụ sau sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lúa mì, gạo nếp chữa mất ngủ

  1. Lúa mì, gạo nếp chữa mất ngủ Từ những nguồn lương thực quen thuộc như hạt lúa mì, hạt gạo nếp, kết hợp với một số vị thuốc đông y khác như cam thảo, đại táo, đẳng sâm...sẽ trở thành những vị thuốc tốt chữa trị mất ngủ, viêm loét dạ dày, thiếu máu hay làm lợi sữa cho sản phụ sau sinh. Hạt lúa mì Hạt lúa mì, hạt lúa mì non (mì sữa) và bột mì tinh bột, cám của lúa mì đều có thể dùng làm thuốc. Hạt lúa mì non có vị ngọt mát, có tác dụng an thần, dưỡng tâm khí, ngăn mồ hôi trộm. Cám của hạt lúa mì có tác dụng chữa bệnh phù thũng và viêm thần kinh. Hạt lúa mì còn được chế thành bột mạch nha chứa nhiều loại vitamin, protein, canxi, đường, sắt… rất cần thiết cho sự hoạt động của tim, thần kinh, máu. Là thức ăn dùng rất tốt cho trẻ em, người già yếu, người mắc bệnh suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh… Trị chứng thiếu máu do dinh dưỡng kém, chân tay phù thũng: Dùng lúa mì đun nhừ với lạc để ăn. Trị chứng cơ thể hư nhược, đổ mồ hôi nhiều: Dùng bột mì, cùi nhãn và đại táo đun kỹ với nước. Ăn cả cái, cả nước sẽ cho kết quả tốt.
  2. Hạt lúa mì Trị chứng cơ thể hư nhược, ho lao, phong hàn: Dùng nhân lúa mì nấu với thịt dê để ăn. Trị chứng tỳ vị hư nhược: Dùng bột mì trộn với hoài sơn đập vụn đun kỹ rồi thêm đường trắng vào ăn. Trị chứng phù nề toàn thân: Dùng cám của hạt lúa mì rang vàng, đường đỏ lượng vừa đủ, trộn đều hai thứ. Uống cùng với nước đại táo. Trị chứng mất ngủ do lo lắng, buồn bực, bất an trong lòng: Lấy nhân lúa mì (hạt lúa mì bỏ vỏ), cam thảo, đại táo nấu thành canh ăn. Gạo nếp Theo y học cổ truyền, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm, mềm dẻo, có mùi thơm dễ chịu, có tác dụng chống hư tổn, bồi bổ tỳ vị. Làm tăng tiết sữa: dùng gạo nếp nấu thành cháo với móng giò lợn, đu đủ non, lá sung và lõi thông thảo.
  3. Gạo nếp Chữa chứng tê phù, hay bị nghẹn: dùng cám gạo nếp nấu với đường và đậu đỏ hoặc nấu cám gạo nếp với ý dĩ ăn thường xuyên sẽ có tác dụng. Chữa chứng nôn ói nhiều: gạo nếp 20g sao vàng, gừng tươi 3 lát giã nhuyễn, đổ 200ml nước sắc còn 50ml, chia uống trong ngày. Hoặc dùng gạo nếp, đẳng sâm, mạch môn mỗi vị 12g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, nấu kỹ lấy nước uống. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: gạo nếp, hoàng bá, mẫu lệ nung (vỏ hầu), kê nội kim, mai mực, hàn the phi, cam thảo, mỗi vị 50g, sấy khô, tán nhỏ, rây lấy bột mịn, chia uống với nước ấm, mỗi ngày uống 20-30g. Chữa chứng mất nước trong tiêu chảy: gạo nếp rang sắc nước đặc uống thay nước trong ngày. Ngoài ra thổi xôi nếp ăn, rất tốt cho những người yếu bụng, viêm loét dạ dày. Phối hợp với nhiều vị thuốc khác, xôi nếp giã nhuyễn được dùng để đắp, bó gãy xương. Bột gạo nếp được dùng như một chất kết dính trong chế tạo các loại thuốc viên, hoàn rất tốt. Nước vo gạo nếp đặc còn được dùng để chế biến các dược liệu, có tác dụng giảm độc tính.
  4. Cơm nếp hoặc cháo gạo nếp trộn với bột mầm hạt lúa mạch, qua chế biến sẽ được keo mạch nha, nếu trộn với bột mầm hạt thóc tẻ được kẹo mạ. Hai sản phẩm này được dùng làm thuốc bổ tỳ, tốt cho dạ dày, giúp tiêu hóa tốt, nhuận phổi, lợi sữa…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2