1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Sự cần thiết của đề tài:<br />
Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành du lịch thế giới tăng trưởng khoảng 25%.<br />
Hiện tại du lịch chiếm khoảng 10% hoạt động kinh tế toàn cầu và một trong những<br />
ngành tạo ra công ăn việc làm chính trên thị trường lao động thế giới<br />
<br />
[37].<br />
<br />
Ngành du<br />
<br />
lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều<br />
quốc gia. Từ nay đến năm 2020 theo UNWTO, dự báo du lịch còn tăng trưởng ồ ạt<br />
hơn nữa, tạo ra các cơ hội kinh tế lớn lao song mang lại những thách thức gay gắt và<br />
những mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường và các cộng đồng địa phương nếu không<br />
được quản lý tốt [87,28]. Trước những nguy cơ đó, con người bắt đầu nhìn nhận, chuyển<br />
hướng nhận thức và cách tiếp cận trong hoạt động du lịch, họ mong muốn đóng góp<br />
trách nhiệm cho một thế giới phát triển bền vững hơn. Theo đó, xu thế phát triển du<br />
lịch dựa vào thiên nhiên nói chung và DLST nói riêng đang trở thành xu thế của thời<br />
đại và có ý nghĩa quan trọng không những về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt<br />
đối với sự phát triển bền vững của du lịch trên khía cạnh trách nhiệm đối với tài<br />
nguyên và môi trường.<br />
Vùng duyên hải cực Nam Trung bộ là vùng được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng du<br />
lịch nói chung và DLST nói riêng. Trong những năm qua đã đón bắt nhiều cơ hội để<br />
phát triển du lịch và DLST, qua đó nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển<br />
(Mũi Né, Ninh Chữ, Cà Ná, Hàm Tân,…) các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên đã và<br />
đang được khai thác sử dụng để phát triển du lịch. Tuy với thế mạnh vượt trội về tài<br />
nguyên du lịch, là cơ sở để phát triển DLST nhưng cho đến nay việc khai thác tiềm<br />
năng này trên cả lĩnh vực tự nhiên lẫn nhân văn còn ở mức nhỏ lẻ, tự phát, chưa có<br />
được những nghiên cứu mang tính bài bản, khoa học để tạo nền tảng cho việc khai<br />
thác có hiệu quả những nguồn tiềm năng to lớn này.<br />
Hiện nay, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế du lịch với quy mô lớn, tốc độ<br />
nhanh, làm cho các địa phương đối phó với nhiều vấn đề nan giải, tồn tại mâu thuẩn<br />
ngày càng gay gắt: một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là môi<br />
trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du lịch để mang<br />
<br />
2<br />
<br />
lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương. Kinh nghiệm từ các nước đã có quá trình phát<br />
triển du lịch lâu dài trên thế giới cho thấy để dung hoà hai lợi ích mang tính đối nghịch<br />
nêu trên chỉ có con đường lựa chọn đó là đẩy mạnh phát triển DLST một cách khoa<br />
học và bền vững dựa trên không gian các vùng địa lý đặc thù này mới đảm bảo được<br />
tính cân bằng và phát triển bền vững cho các địa phương.<br />
Các năm qua, việc nghiên cứu trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn về du lịch sinh<br />
thái ở nước ta nói chung chỉ mơi bước đầu, dưới dạng những nghiên cứu nhỏ lẻ, thiếu<br />
tính hệ thống, chủ yếu ở tầm quốc gia. Đặc biệt những nghiên cứu về phát triển du lịch<br />
sinh thái trên vùng duyên hải cực Nam Trung bộ là chưa có gì. Vì vậy việc nghiên cứu<br />
sâu hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển DLST ở vùng DHCNTB là<br />
hết sức quan trọng và cần thiết.<br />
2- Mục tiêu nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý thuyết có liên quan về DLST, DLST bền vững,<br />
đặc biệt DLST bền vững đối với một vùng biển – hải đảo và DLST trên các<br />
vùng nhạy cảm về môi trường khác.<br />
Đề xuất các giải pháp chủ yếu bao gồm: Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường<br />
sinh thái và tài nguyên nhân văn liên quan đến DLST; Nhóm giải pháp tổng hợp<br />
phát triển DLST vùng .<br />
Đề xuất tổ chức phân vùng quy hoạch một cách có hệ thống và khoa học không<br />
gian DLST cho hai tỉnh vùng DHCNTB.<br />
3- Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu và hệ thống lại các cơ sở lý thuyết về phát triển DLBV, DLST,<br />
DLST biển - đảo bền vững.<br />
Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển DLST của các nước và rút ra các bài học<br />
kinh nghiệm, làm cơ sở cho tác giả đề xuất giải pháp ở chương 3.<br />
Tổ chức khảo sát thực tế các địa bàn vùng DHCNTB để hỗ trợ đánh giá thực<br />
trạng khách DL-DLST, qua đó phác họa bức tranh về DLST đang có nhiều<br />
mãng sáng tối, chưa phối hợp hài hòa và thiếu tính bền vững.<br />
<br />
3<br />
<br />
Đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp hợp lý nhằm xây dựng kế hoạch hành<br />
động phát triển DLST của vùng DHCNTB<br />
4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:<br />
* Đối tƣợng nghiên cứu: đối tượng chính tập trung nghiên cứu là các hoạt động liên<br />
quan đến tổ chức quản lý phát triển DLST, là chủ thể gắn với yếu tố cung. Ngoài ra<br />
các đơn vị lữ hành, các công ty dịch vụ, khách DL-DLST, cộng đồng địa phương tham<br />
gia vào hoạt động DLST cũng là những đối tượng được nghiên cứu bổ trợ để so sánh<br />
đối chiếu, suy diễn.<br />
* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn trên không<br />
gian thuộc tiểu vùng DHCNTB (gồm hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận). Về mặt<br />
thời gian luận án giới hạn thời gian từ 1995 đến 2010, đây là khoảng thời gian mà hoạt<br />
động DLST tại Ninh Thuận–Bình Thuận đã có những bước khởi đầu đáng ghi nhận.<br />
5- Phƣơng pháp nghiên cứu: Có 2 phương pháp được sử dụng nghiên cứu gồm:<br />
5.1 Phƣơng pháp định tính:<br />
5.1.1 Phƣơng pháp phân tích thống kê: tác giả sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp<br />
đáng tin cậy được thu thập từ các Sở VHTT-DL, Sở NN &PTNT, Sở Kế hoạch & Đầu<br />
tư, Cục Thống kê của 2 tỉnh, từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Tổng Cục DL.<br />
Bên cạnh đó còn sử dụng các nguồn dữ liệu chính thức của các tổ chức Du lịch thế<br />
giới (UNWTO), Hiệp hội DLST quốc tế (TIES), Hội đồng Du lịch Lữ hành quốc tế,<br />
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN),.. Với các nguồn dữ liệu này tác giả đã sử<br />
dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động<br />
DLST tại vùng DHCNTB.<br />
5.1.2 Phƣơng pháp chuyên gia:<br />
-Thông qua các đợt hội thảo quốc gia về du lịch được tổ chức tại Bình Thuận, Ninh<br />
Thuận, tác giả đã tiếp cận với các chuyên gia du lịch đến từ TW, các tỉnh, thành phố,<br />
đặc biệt là các lãnh đạo ngành Du lịch ở hai tỉnh để trao đổi và xin ý kiến nhận xét<br />
đánh giá của chuyên gia để bổ sung cho các nghiên cứu, và giúp cho phần phân tích<br />
thực trạng ở chương 2 và nêu giải pháp cũng như đề xuất quy hoạch tổ chức không<br />
<br />
4<br />
<br />
gian DLST liên kết giữa hai tỉnh ở chương 3 mang tính thực tiễn, sát đúng và khoa học<br />
hơn.<br />
-Thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề hẹp mà tác giả chủ động tham gia, phối hợp<br />
tổ chức (Hội thảo phát triển DLST tỉnh Bình Thuận, 2009; Hội thảo về Môi trường<br />
nông nghiệp-nông thôn với Đa dạng sinh học ở Việt Nam, 2009) các nhà khoa học<br />
chuyên ngành, các chuyên gia quản lý du lịch và môi trường đóng góp ý kiến cho bản<br />
báo cáo của tác giả nhằm nâng cao tính phù hợp với thực tiễn của nội dung luận án.<br />
-Tác giả đã gặp trực tiếp, phỏng vấn trao đổi với 26 chuyên gia là những nhà quản lý<br />
du lịch cao cấp của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, các nhà quản lý công ty Du<br />
lịch lữ hành, các cơ sở dịch vụ du lịch, các Hiệp hội để xin ý kiến đánh giá kiểm định<br />
về tính thực tiễn, tính khả dụng của bảng câu hỏi dùng để khảo sát khách DL-DLST,<br />
đồng thời còn lấy ý kiến cho điểm về các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu, đe dọa,<br />
thách thức đối với hoạt động DLST của vùng DHCNTB từ bảng phân tích SWOT.<br />
5.1.3 Phƣơng pháp suy diễn quy nạp: qua các tài liệu của UNWTO, TIES, PATA,<br />
của Tổng cục Du lịch VN (Viện Nghiên cứu và Phát triển DL), các công trình khoa<br />
học đã được công bố nghiên cứu về phát triển DLST, về các mô hình DLST bền vững,<br />
các kết quả thành công từ thực nghiệm các nước, từ đó tác giả rút ra những mô thức<br />
chung vận dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ thực tiễn cũng như lý luận<br />
của các nước làm cơ sở cho việc phân tích, suy đoán, diễn giải, xây dựng các giải pháp<br />
và lập kế hoạch hành động với các bước đi thích hợp.<br />
5.2 Phƣơng pháp định lƣợng:<br />
A/. Sử dụng mô hình phi tuyến dạng hàn mũ để thực hiện dự báo lƣợng du khách<br />
đến: Khác với trước đây, các dự báo thường dùng các mô hình tuyến tính giản đơn để<br />
dự báo. Trong chương 3, với đặc điểm số liệu của lượng khách du lịch (quốc tế và nội<br />
địa) là số liệu chuỗi thời gian (Time series), thường diễn biến theo xu hướng phi tuyến.<br />
Do đó tác giả sau khi chạy thử 2 dạng hàm bậc 2 và hàm mũ, đã quyết định sử dụng<br />
mô hình hồi quy phi tuyến dạng hàm mũ theo mô hình kinh tế lượng Holt-Winter là<br />
hàm thích hợp nhất. (đây là dạng mô hình mà Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch<br />
đã ứng dụng trong dự báo- Tạp chí Du lịch VN số 10/2011). Tác giả đã sử dụng phần<br />
<br />
5<br />
<br />
mềm kinh tế lượng chuyên dụng Eviews 7.0 để giải quyết bài toán định lượng dự báo<br />
nói trên. Sai số mô hình cho thấy rất thấp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho dự báo (xem phụ<br />
lục C)<br />
B/ Sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng để khảo sát nhu cầu và yêu cầu<br />
của du khách đối với DLST ở vùng DHCNTB: Tác giả đã sử dụng số liệu sơ cấp<br />
được thu thập khi khảo sát trực tiếp 883 du khách (144 khách quốc tế, 739 khách nội<br />
địa) với phần mềm PASW-SPSS 20.0 để tính toán tần suất, phân tích, phân loại theo<br />
nhóm gắn với tính chất, hành vi để làm cơ sở cho các phân tích tích định lượng khác<br />
trong chương 2.<br />
6- Phƣơng pháp luận trong nghiên cứu luận án: Luận án “Phát triển DLST các tỉnh<br />
vùng DHCNTB đến năm 2020”. Tác giả muốn nghiên cứu làm rõ các nội dung lý luận<br />
về DSLT, về các nguyên tắc, điều kiện để hoạch định sự phát triển DLST bền vững<br />
trên một địa bàn lãnh thổ nhất định. Tác giả sử dụng các phương pháp định tính và<br />
định lượng trong phân tích đánh giá thực trạng về tổ chức hoạt động DLST trong các<br />
năm qua, thống kê phân tích nguồn tài nguyên DLST của 2 tỉnh, cùng với dự báo khả<br />
năng phát triển. Tác giả vạch ra các định hướng mục tiêu phát triển, định hướng tổ<br />
chức không gian DLST của vùng và đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát<br />
triển DLST của vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br />
Qua đó ở chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận về DLST bền vững, các nguyên<br />
tắc và điều kiện để phát triển DLST. Tuy nhiên, sẽ đi sâu hơn trong lý luận về phát<br />
triển DLST bền vững, các giai đoạn phát triển của loại hình này và nguyên tắc quy<br />
hoạch phát triển bền vững DLST biển, đảo. Thêm vào đó, những bài học kinh nghiệm<br />
về quản lý DLST của các nước có điều kiện phát triển tương đồng ở Đông Nam Á<br />
cũng được đưa ra để tham khảo vận dụng (kinh nghiệm của Thái Lan, của Indonesia,<br />
Malaysia, Philippines). Trong nội dung chương 2, tác giả đã phân tích một cách toàn<br />
diện hoạt động DLST đang diễn ra ở 2 tỉnh, phân tích diễn biến số lượng, đặc điểm và<br />
nhu cầu của du khách quốc tế, nội địa, phân tích các tuyến-điểm cũng như các loại<br />
hình DLST đang được khai thác. Đúc kết rút ra những thuận lợi, khó khăn, những<br />
thành công đạt được, những cơ hội sắp đến cùng những thách thức thông qua phân tích<br />
<br />