Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Phương thức phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 11
download
Mục tiêu đề tài "Phương thức phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay" là làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về PTPH các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch, đề xuất các quan điểm và giải pháp tăng cường PTPH các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Phương thức phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN HỮU DŨNG PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG NGĂN CHẶN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN HỮU DŨNG PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG NGĂN CHẶN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành : Chính trị học Chuyên ngành : Công tác tư tưởng Mã số : 9310201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Mai Đức Ngọc HÀ NỘI - 2023
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 11 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phương tiện công tác tư tưởng ........ 11 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch và vai trò của phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ....................................................................................... 15 1.3. Các nghiên cứu liên quan đến phương thức phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ............. 23 1.4. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ......................................................................................... 28 Chương 2: PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG NGĂN CHẶN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................... 32 2.1. Phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch .......................................................................................................... 32 2.2. Phương thức phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch - khái niệm, nội dung và các yêu cầu 46 2.3. Các yếu tố tác động và sự cần thiết đổi mới phương thức phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ................................................................................................................. 62 Chương 3: PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG NGĂN CHẶN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY ..................................................................................................... 75 3.1. Thực trạng phương thức phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay ....... 76 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với phương thức phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................. 106
- Chương 4: ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG TIỆN CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG NGĂN CHẶN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH Ở VIỆT NAM - QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ..... 121 4.1. Quan điểm đổi mới phương thức phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam thời gian tới .......................................................................................................... 121 4.2. Một số nhóm giải pháp đổi mới phương thức phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam thời gian tới .................................................................................. 127 KẾT LUẬN .................................................................................................. 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................. 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 167 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 189
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chủ nghĩa tư bản: CNTB Chủ nghĩa xã hội: CNXH Công tác tư tưởng: CTTT Mạng xã hội: MXH Phương thức phối hợp: PTPH Quan điểm sai trái, thù địch: QĐSTTĐ
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Điểm trung bình đánh giá mức độ thường xuyên phối hợp theo chiều ngang của các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ....................... 77 Bảng 3.2. Điểm trung bình đánh giá mức độ hiệu quả của PTPH theo chiều ngang của các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ....................... 80 Bảng 3.3. Điểm trung bình đánh giá mức độ thường xuyên phối hợp theo chiều dọc của các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ........................... 83 Bảng 3.4. Điểm trung bình đánh giá mức độ hiệu quả của PTPH theo chiều dọc của các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ .................................. 87 Bảng 3.5. Điểm trung bình đánh giá mức độ thường xuyên phối hợp phức hợp của các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ .................................. 89 Bảng 3.6. Điểm trung bình đánh giá mức độ hiệu quả của PTPH phức hợp các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ............................................... 93 Bảng 3.7. Điểm trung bình đánh giá về sự biến đổi các vai trò của phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ hiện nay so với thời điểm trước 2018..... 100
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 3.1. Tương quan giữa các vùng và sự phối hợp phương tiện của các ban Đảng với phương tiện của các Bộ (Sở, Phòng) và phương tiện của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân (%) .............................................................................. 77 Biểu 3.2. Tương quan giữa các cấp và sự phối hợp phương tiện của các ban Đảng với phương tiện của các Bộ (Sở, Phòng) và phương tiện của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân (%) .............................................................................. 78 Biểu 3.3. Tương quan giữa các ngành và sự phối hợp phương tiện của các ban Đảng với phương tiện của các Bộ (Sở, Phòng) và phương tiện của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân (%) .............................................................................. 79 Biểu 3.4. Tương quan giữa các vùng và hiệu quả phối hợp phương tiện của các ban Đảng với phương tiện của các Bộ (Sở, Phòng) và phương tiện của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân (%) ......................................................................... 81 Biểu 3.5. Tương quan giữa các cấp và hiệu quả phối hợp phương tiện của các ban Đảng với phương tiện của các Bộ (Sở, Phòng) và phương tiện của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân (%) ......................................................................... 81 Biểu 3.6. Tương quan giữa các ngành/lĩnh vực và hiệu quả phối hợp phương tiện của các ban Đảng với phương tiện của các Bộ (Sở, Phòng) và phương tiện của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân (%) .................................................... 83 Biểu 3.7. Tương quan giữa các vùng và sự phối hợp phương tiện của cấp mình với phương tiện của cả cấp trên và cấp dưới (%) ........................................... 84 Biểu 3.8. Tương quan giữa các cấp và sự phối hợp phương tiện của cấp mình với phương tiện của cả cấp trên và cấp dưới (%) ........................................... 85 Biểu 3.9. Tương quan giữa các ngành/lĩnh vực và sự phối hợp phương tiện của cấp mình với phương tiện của cả cấp trên và cấp dưới (%)............................ 86
- Biểu 3.10. Tương quan giữa các vùng và hiệu quả phối hợp phương tiện của cấp mình với phương tiện của cả cấp trên và cấp dưới (%)............................ 87 Biểu 3.11. Tương quan giữa các cấp và hiệu quả phối hợp phương tiện của cấp mình với phương tiện của cả cấp trên và cấp dưới (%) .................................. 88 Biểu 3.12. Tương quan giữa các ngành/lĩnh vực và hiệu quả phối hợp phương tiện của cấp mình với phương tiện của cả cấp trên và cấp dưới (%) .............. 89 Biểu 3.13. Tương quan giữa các vùng và sự phối hợp nhiều phương tiện ở Trung ương với nhiều phương tiện ở địa phương do cấp Trung ương chủ trì (%) ... 90 Biểu 3.14. Tương quan giữa các cấp và sự phối hợp nhiều phương tiện ở Trung ương với nhiều phương tiện ở địa phương do cấp Trung ương chủ trì (%) ... 91 Biểu 3.15. Tương quan giữa các ngành/lĩnh vực và sự phối hợp nhiều phương tiện ở Trung ương với nhiều phương tiện ở địa phương do cấp Trung ương chủ trì (%) .............................................................................................................. 92 Biểu 3.16. Tương quan giữa các vùng và hiệu quả sự phối hợp nhiều phương tiện ở Trung ương với nhiều phương tiện ở địa phương do cấp Trung ương chủ trì (%) .............................................................................................................. 93 Biểu 3.17. Tương quan giữa các cấp và hiệu quả sự phối hợp nhiều phương tiện ở Trung ương với nhiều phương tiện ở địa phương do cấp Trung ương chủ trì (%) ................................................................................................................... 94 Biểu 3.18. Tương quan giữa các ngành/lĩnh vực và hiệu quả sự phối hợp nhiều phương tiện ở Trung ương với nhiều phương tiện ở địa phương do cấp Trung ương chủ trì (%) .............................................................................................. 95
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam hiện nay, có nhiều loại hình phương tiện công tác tư tưởng (CTTT), song, mỗi loại lại có những ưu thế và hạn chế riêng, hoặc về không gian, thời gian, phạm vi, hoặc mức độ, khả năng và đối tượng tác động… Do đó, để tạo ra được sức hút lớn, sự lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ, niềm tin và hành động của đông đảo đối tượng, chủ thể CTTT cần phải chú trọng đến cách thức, phương thức phối hợp (PTPH) các phương tiện CTTT. Trong đấu tranh tư tưởng, khi mà đối tượng CTTT phân bố trên phạm vi rộng lớn, bao gồm cả trong nước và ngoài nước, cả ở các nước TBCN và các nước XHCN với đa dạng các đặc điểm nhân khẩu học như dân tộc, tôn giáo, vùng miền, trình độ học vấn, nghề nghiệp, đơn vị công tác, mức sống… PTPH các phương tiện CTTT còn giúp chủ thể tạo ra một thế trận CTTT vừa sâu, vừa rộng, bám sát mọi nhóm đối tượng, tác động một cách toàn diện và đầy đủ đến ý thức xã hội của họ. Từ đó chủ động phòng ngừa và kịp thời chặn lại từ đầu những quan điểm sai trái, thù địch (QĐSTTĐ). Do đó, PTPH các phương tiện CTTT có ý nghĩa và vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành thế trận CTTT, “thế trận lòng dân” trong ngăn chặn QĐSTTĐ góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ vững ổn định chính trị, xã hội để xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày càng giàu, đẹp. Tuy nhiên, thời gian qua, PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam còn không ít hạn chế. Trong các văn bản chính thức của Đảng, Nhà nước, của Ban Tuyên giáo Trung ương, của Bộ Thông tin và Truyền thông... mới chỉ dừng lại ở việc nhấn mạnh yêu cầu “phối hợp” trong các hoạt động tư tưởng mà chưa cụ thể hóa, chưa đi sâu vào phương thức, cách thức phối hợp như thế nào. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học chuyên ngành CTTT cũng rất ít các nghiên cứu về phương thức, cách thức phối hợp các
- 2 phương tiện CTTT, đặc biệt là trong ngăn chặn QĐSTTĐ. Thực tiễn, có nhiều vấn đề, sự kiện, hiện tượng thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhưng còn thiếu sự đồng bộ, thông suốt trong thông tin tuyên truyền, định hướng tư tưởng của các Ban, Bộ, ngành, các địa phương dẫn tới tình trạng thiếu định hướng về tư tưởng như vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức; vụ việc liên quan đến Dự luật Đặc khu ở Bình Thuận; vụ việc liên quan đến cải cách bảng chữ cái tiếng Việt, hay mới đây là vấn đề về xung đột Nga - Ukraine. Trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, khi tình hình khu vực và thế giới được dự báo sẽ tiếp tục có những biến động mau lẹ, khó lường, đứng trước những yêu cầu cấp bách về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trước sự tấn công ngày càng quyết liệt với những âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá ngày càng tinh vi, xảo quyệt và manh động của các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị, các phần tử thoái hóa, biến chất, bất mãn, PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ càng cần phải được quan tâm đẩy mạnh, đổi mới và đa dạng hơn nữa để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Trên thế giới, các lực lượng chính trị, đảng phái và các quốc gia cũng có PTPH các phương tiện CTTT để đạt mục đích của riêng họ. Điều đó được thể hiện rất rõ trong cuộc chiến tuyên truyền giữa Nga với Mỹ và phương Tây về xung đột Nga - Ukraine (2022). Nếu chúng ta không tích cực, không chủ động đẩy mạnh, đổi mới PTPH các phương tiện CTTT thì Việt Nam sẽ rất dễ bị động và khó có khả năng giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thông tin, đấu tranh tư tưởng tổng lực trong tương lai. Với những lý do đó, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài “Phương thức phối hợp các phương tiện công tác tư tưởng trong ngăn chặn quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
- 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ, đề xuất các quan điểm và giải pháp đổi mới PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; nhận xét khái quát về các kết quả đã nghiên cứu và chỉ ra nhiệm vụ của luận án. - Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp đổi mới PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam từ năm 2018 đến nay, từ khi Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 về việc “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
- 4 - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu và khảo sát thực tiễn tại bảy khu vực Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, tập trung vào thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng Nam. Trong đó, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, các thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội lớn của các khu vực và của cả nước. Bắc Ninh, Bắc Giang là các tỉnh phát triển công nghiệp có nhiều dấu ấn thời gian qua, trong đại dịch COVID-19 hai tỉnh cũng từng là tâm dịch. Điện Biên, tỉnh biên giới, giáp ranh với cả Trung Quốc và Lào, là địa bàn phức tạp về bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác tư tưởng, tuyên truyền. Trong khi đó, Thanh Hóa là một tỉnh lớn đang phát triển, Quảng Nam là địa phương có lịch sử giao thương quốc tế lâu đời, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, có sự đan xen giữa các dân tộc, tôn giáo. Phạm vi nghiên cứu khảo sát từ các cơ quan Trung ương, Học viện Chính trị các khu vực II, III và IV, các cơ quan cấp tỉnh (Ban Tuyên giáo tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Trường chính trị tỉnh), các cơ quan cấp huyện (Ban Tuyên giáo huyện ủy, Trung tâm chính trị huyện), một số đảng ủy xã và đến tận người dân đang sinh sống trong một số khu dân cư. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, cơ sở lý luận khoa học công tác tư tưởng và kết quả các công trình đã nghiên cứu liên quan đến PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam.
- 5 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án kế thừa các kết quả, số liệu từ các công trình nghiên cứu có liên quan, kết quả từ quá trình khảo sát, từ các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác tuyên giáo của một số địa phương, ngành và báo cáo tổng kết của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và một số Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng, Nhà nước về công tác tư tưởng, công tác phối hợp trong thông tin, tuyên truyền. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Chính trị học là một ngành khoa học đặc thù, đối tượng nghiên cứu của nó có liên quan mật thiết đến “lợi ích” vật chất và tinh thần của con người. Việc khảo sát thực trạng thường gặp nhiều khó khăn vì tính nhạy cảm “chính trị”. Hơn thế, công tác tư tưởng là ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề về tư tưởng, tinh thần, do đó, lại càng khó khăn trong khảo sát thực tiễn. Không những vậy, vấn đề mà luận án nghiên cứu lại mang đậm tính đảng, tính chiến đấu. Vì vậy, để thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó tập trung vào một số phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử - logic: Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu sự kiện theo trình tự thời gian xảy ra, mô tả chi tiết sự kiện trong bối cảnh lịch sử cụ thể, đánh giá các mối liên hệ và quá trình vận động, phát triển của các vấn đề, sự kiện, hiện tượng. Phương pháp logic được dùng để suy luận, khái quát, quy nạp, diễn dịch, để xem xét các sự vật, hiện tượng đặt trong quá trình vận động và phát triển theo quy luật khách quan, trong mối liên hệ, tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng liên quan, từ đó rút ra bản chất, quy luật vận động của sự vật, hiện tượng. Phương pháp lịch sử - logic còn được dùng để khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu ở trong và ngoài nước theo các chủ đề, vấn đề xác định và trình bày theo thời gian công bố các công trình
- 6 nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu các tác phẩm, bài viết, văn kiện của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các báo cáo của ban tuyên giáo, của một số ban, bộ ngành các cấp; các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát những vấn đề chung mang tính quy luật, những dữ liệu, những thông tin cần thiết đã chắt lọc để phục vụ cho luận án. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu việc cung cấp thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng giữa các ban, bộ ngành, giữa các địa phương, giữa các cấp với nhau, và giữa các sự kiện với nhau, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế. So sánh cách tiếp cận, quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống: được sử dụng để xem xét, nghiên cứu các vấn đề trong một tập hợp các yếu tố trong hệ thống cấu trúc nhất định, có mối quan hệ biện chứng để tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định. Các yếu tố này có vị trí độc lập, có chức năng riêng nhưng trong tổng thể chung, trong mối liên hệ, tương tác với các sự vật, hiện tượng khác trong hệ thống. Theo đó, với phương pháp này, vấn đề nghiên cứu là PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ trong hệ thống cấu trúc của công tác tư tưởng, với sự tham gia của các yếu tố cấu thành: chủ thể, đối tượng, nội dung, hiệu quả và trong quan hệ biện chứng với sự tác động của nhiều yếu tố: yếu tố trong nước, yếu tố quốc tế, các yếu tố khách quan và chủ quan… - Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, số liệu, sự kiện, dữ liệu... có được trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thông tin. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, sắp xếp các nguồn tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến luận án, từ những quan điểm lý thuyết đến
- 7 các số liệu thống kê, các công trình khoa học, phân tích làm rõ các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn mà đề tài đặt ra. Để khảo sát thực trạng PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ, nghiên cứu sinh thu thập thông tin qua nghiên cứu các báo cáo, văn bản liên quan và kết hợp một số phương pháp khác. - Phương pháp thực nghiệm: Nghiên cứu sinh trực tiếp tham gia sử dụng một số phương tiện CTTT như sinh hoạt hội họp của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; hoạt động tuyên truyền miệng; hệ thống giáo dục lý luận chính trị; MXH để tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ngăn chặn QĐSTTĐ. - Phương pháp đi điền dã: Nghiên cứu sinh thực hiện đi điền dã để trực tiếp quan sát việc sử dụng các loại hình phương tiện CTTT ở một số địa phương. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh phân tích, đánh giá PTPH các phương tiện CTTT ở các cơ quan, đơn vị, địa phương để rút ra kết luận chung trên phạm vi ở Việt Nam. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: phương pháp này góp phần khảo sát, đánh giá đúng thực trạng PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam hiện nay. Quy mô điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi với số lượng khách thể 1200 người. Khách thể nghiên cứu là các cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan Mặt trận và đoàn thể nhân dân về PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Trung ương và địa phương, các cán bộ đang trực tiếp làm các nhiệm vụ trong các Ban Chỉ đạo 35 và cán bộ hưu trí, người lao động tự do và sinh viên. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Để làm rõ thực trạng nội dung nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến hành phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của một số chuyên gia, cán bộ đang trực tiếp tham gia các Ban Chỉ đạo 35. Đồng thời, nghiên cứu sinh thực
- 8 hiện phỏng vấn một số cán bộ hưu trí, người lao động tự do để đánh giá tác động, hiệu quả của các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam thời gian qua. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác tư tưởng, triết học, lịch sử quân sự, giáo dục để tu chỉnh khung lý luận và khảo sát thực trạng giúp luận án đi đúng hướng. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Giải thuyết thứ nhất: Trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh tư tưởng tiếp tục diễn ra hết sức quyết liệt, gay gắt và ngày càng khó nhận diện, các quan điểm thù địch ngày càng được ngụy trang tinh vi, chuyển từ việc đối đầu trực diện sang thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các quan điểm sai trái trên nhiều lĩnh vực ngày càng đa dạng trở thành nội dung chính của hoạt động chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng. - Giải thuyết thứ hai: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ngăn chặn các QĐSTTĐ là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên, lâu dài, toàn diện, trong đó, Đảng Cộng sản mà trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chủ thể chính yếu, cốt lõi. Tất thảy mọi hoạt động các tổ chức đảng, đảng viên, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đoàn viên, hội viên… phải bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn, duy trì liên kết chặt chẽ và kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam. - Giải thuyết thứ ba: Trong công tác tư tưởng, ngăn chặn QĐSTTĐ, với từng nhiệm vụ chính trị cụ thể, với từng vấn đề, sự kiện, hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội, cấp ủy trực tiếp phụ trách ngành, lĩnh vực, địa phương
- 9 phải là chủ thể chịu trách nhiệm chính, Ban Tuyên giáo cùng cấp là cơ quan tham mưu chính giúp cấp ủy kết nối, triển khai các hoạt động cụ thể. - Giải thuyết thứ tư: Trong ngăn chặn QĐSTTĐ, cách sử dụng các loại hình phương tiện - vũ khí CTTT của tất cả các chủ thể CTTT đã hình thành trận địa CTTT vừa có tính hệ thống, vừa linh hoạt sắc bén, có hiệu quả lớn. Trong đó những liên kết mang tính hệ thống là yếu tố căn bản, quyết định, còn những liên kết mang tính linh hoạt là yếu tố bổ trợ có tác động thúc đẩy quan trọng. 6. Điểm mới của luận án - Xây dựng khung lý thuyết với khái niệm trung tâm là PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam. Theo đó, PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam hiện nay được hiểu là hoạt động có định hướng, được tổ chức của các chủ thể CTTT trong sử dụng các công cụ, vật thể, thiết chế xã hội với nhiều tầng nấc đan cài vào nhau nhằm chủ động chặn lại từ đầu, kiểm soát điểm xuất phát quy định phương hướng suy nghĩ, cách xem xét, hiểu các vấn đề ở Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị, các phần tử thoái hóa, biến chất, bất mãn, không để chúng lây lan, gây hại trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số nhóm giải pháp mới: Nhóm giải pháp đổi mới nội dung PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ; nhóm giải pháp về chủ động xây dựng các phương án, kịch bản, biện pháp cụ thể đối phó với các tình huống có thể xảy ra. 7. Ý nghĩa của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả của luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Những quan điểm, giải pháp được đề ra trong luận án có thể áp dụng vào
- 10 thực tiễn CTTT, góp phần nâng cao hiệu quả của các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam thời gian tới. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy cho lĩnh vực CTTT cũng như các ngành, lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các bài báo đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài và Phụ lục, luận án bao gồm 4 chương (11 tiết): Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ - Một số vấn đề lý luận Chương 3: PTPH các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ - Thực trạng và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam Chương 4: Đổi mới PTPH các các phương tiện CTTT trong ngăn chặn QĐSTTĐ ở Việt Nam hiện nay - Quan điểm và giải pháp.
- 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phương tiện công tác tư tưởng Trong cuốn sách Nguyên lý công tác tư tưởng, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2008) do tác giả Lương Khắc Hiếu chủ biên, các tác giả đã trình bày và phân tích khá sâu vị trí, vai trò, những ưu điểm, hạn chế của một số loại hình phương tiện CTTT như: tuyên truyền miệng, hệ thống giáo dục lý luận chính trị, các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết chế văn hóa trong CTTT. Thông qua nghiên cứu và đánh giá thực trạng, các tác giả khẳng định để nâng cao hiệu quả của CTTT các phương tiện CTTT phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Tác giả Lương Khắc Hiếu trong cuốn Cơ sở lý luận CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản Lý luận chính trị (2017) đã hệ thống kiến thức lý luận và thực tiễn về CTTT một cách khá đầy đủ, rõ ràng với những phân tích sâu sắc, làm rõ ưu điểm, hạn chế của một số phương tiện CTTT thường sử dụng ở Việt Nam hiện nay. Khi bàn về các giải pháp nâng cao hiệu quả CTTT, tác giả khẳng định tăng cường sự phối hợp là một biện pháp chủ yếu. Trong đó bao gồm: tăng cường phối hợp các lực lượng; tăng cường phối hợp các nội dung; tăng cường phối hợp các phương pháp, hình thức, phương tiện và tăng cường phối hợp các hình thái của CTTT. Trong Báo cáo Tổng quan đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm: Những vấn đề lý luận, tổ chức và phương pháp tuyên truyền miệng của Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2015) do tác giả Lương Khắc Hiếu làm chủ nhiệm đề tài, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về hoạt động tuyên truyền miệng - một loại hình phương tiện CTTT có những nét đặc trưng và ưu thế rất riêng mà cho tới nay vẫn chưa thể thay thế được. Các tác giả đã đi sâu phân tích vị
- 12 trí, vai trò, những ưu thế và hạn chế của tuyên truyền miệng. Đồng thời, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động tuyên truyền miệng như tâm lý đối tượng, ngôn ngữ và những yếu tố phi ngôn ngữ. Trên cơ sở đó, các tác giả luận giải sự cần thiết phải sử dụng hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong CTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó tập trung vào xây dựng tiêu chuẩn và tổ chức đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp. Thông qua đánh giá thực trạng, các tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đặc biệt chú trọng việc việc kết hợp chặt chẽ hoạt động tuyên truyền miệng với các phương tiện CTTT khác, lấy tuyên truyền miệng làm phương thức hoạt động chủ yếu. Tác giả Lương Ngọc Vĩnh trong bài báo Những cơ hội và thách thức của MXH đối với chủ thể và đối tượng công tác tuyên truyền của Đảng, đăng trên tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (số 8, 2020), khẳng định MXH là một phương tiện quan trọng của CTTT hiện nay. Đồng thời, tác giả chỉ ra tính hai mặt, những cơ hội và thách thức mà MXH đem lại đối với CTTT. Trong đó, nghiên cứu tập trung phân tích hai trong bảy yếu tố cấu thành CTTT là chủ thể và đối tượng. Với chủ thể trực tiếp làm công tác tuyên truyền, tác giả nhấn mạnh cơ hội nắm bắt tư tưởng, nhu cầu đối tượng và truyền tải thông tin. Nhưng đồng thời, tác giả cũng chỉ ra thách thức của việc “nhiều thông tin vượt ra khỏi tầm kiểm soát” [93]. Với đối tượng, tác giả cho rằng MXH tạo ra cơ hội tương tác lớn nhưng cũng dễ mất kiểm soát trước sự hỗn loạn của những thông tin đa chiều. Đây là một nghiên cứu lý luận mang tính gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về MXH như một phương tiện mới của CTTT. Tác giả Vũ Thị Thanh Tâm trong luận án Giáo dục ý thức về phòng, chống “Diễn biến hòa bình” cho công chúng báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (2016) đã trình bày một số vấn đề cơ bản về báo mạng điện tử và công chúng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay
177 p | 286 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
179 p | 246 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
171 p | 215 | 39
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - Những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận
27 p | 200 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
249 p | 28 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
12 p | 145 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay
182 p | 37 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
193 p | 76 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công tỉnh Quảng Bình
198 p | 34 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
285 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 54 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 169 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
27 p | 121 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay
27 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Quan hệ chính trị Việt Nam-Lào từ năm 2012 đến nay
26 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn