intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tác động của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:193

34
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về tác động của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội, luận án làm rõ thực trạng tác động của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội từ năm 2018 đến nay, vấn đề đặt ra, dự báo xu hướng phát triển của mạng xã hội, đề xuất phương hướng, giải pháp phát huy tác động tích cực và ngăn chặn, hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tác động của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN QUANG THÁI TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY Ngành : Chính trị học Chuyên ngành : Công tác tư tưởng Mã số : 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Thị Quế 2. TS. Lê Đức Hoàng HÀ NỘI - 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả luận án TRẦN QUANG THÁI
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Mạng xã hội : MXH Thanh niên : TN Tuyên truyền chính trị : TTCT
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 9 1.1. Những công trình nghiên cứu về mạng xã hội và tác động của mạng xã hội đến tuyên truyền chính trị .................................................. 9 1.2. Những công trình nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên .............................. 22 1.3. Giá trị của các công trình đã tổng quan và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ....................................................................................... 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY ...................................................... 31 2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý ................................................................ 31 2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................... 52 Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN HÀ NỘI TỪ NĂM 2018 ĐẾN NAY VÀ NHẬN XÉT NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA...........69 3.1. Thực trạng về tác động của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội từ năm 2018 đến nay và nguyên nhân ....................................................................................................... 69 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với tác động của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội .............................. 96 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ NGĂN CHẶN, HẠN CHẾ, KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN CHÍNH TRỊ CHO THANH NIÊN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI...........107 4.1. Dự báo xu hướng phát triển của mạng xã hội thời gian tới ......... 107 4.2. Phương hướng phát huy tác động tích cực và ngăn chặn, hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội thời gian tới .......................... 107 4.3. Giải pháp phát huy tác động tích cực và khắc phục tác động tiêu cực của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội thời gian tới .................................................................... 122 KẾT LUẬN .................................................................................................. 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ............................................................................................ 170 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 171
  5. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Các trang MXH thanh niên sử dụng........................................... 65 Biểu đồ 2.2: Thời gian sử dụng MXH của TN................................................ 66 Biểu đồ 2.3: Mục đích sử dụng MXH của TN ................................................ 67 Biểu đồ 3.1: Mức độ sáng tạo các hình thức TTCT cho TN qua MXH ......... 70 Biểu đồ 3.2: Mức độ sử dụng các phương pháp TTCT cho TN qua MXH .... 72 Biểu đồ 3.3: Cách thức tổ chức, phối hợp giữa chủ thể và đối tượng ........... 75 Biểu đồ 3.4: Mức độ thuận lợi khi TN tiếp nhận thông tin chính trị qua MXH .. 78 Biểu đồ 3.5: Mức độ khó khăn khi TN tiếp nhận thông tin chính trị qua MXH ... 82 Biểu đồ 3.6: Những khó khăn trong cách thức tổ chức, phối hợp giữa chủ thể và đối tượng................................................................................... 83
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuyên truyền chính trị (TTCT) là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, hình thành niềm tin và cổ vũ tính tích cực chính trị của đối tượng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, TTCT là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng, là một lĩnh vực hoạt động trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị trong xã hội. TTCT được hợp thành bởi các yếu tố: chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức, phương tiện và kết quả, trong đó phương thức là một thành tố đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải nội dung, chuyển hóa nội dung thành nhận thức, niềm tin và hành động của đối tượng. Trong các đối tượng TTCT, thanh niên là lực lượng đông đảo, có những yêu cầu và đặc điểm riêng, vì vậy TTCT cho thanh niên đòi hỏi phải có phương thức phù hợp mới mang lại hiệu quả thiết thực. Những năm gần đây, với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, liên tục của các phương tiện truyền thông xã hội, nhất là MXH đã và đang tác động trực tiếp đến phương thức TTCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung và TTCT cho thanh niên nói riêng. Bên cạnh việc sử dụng các phương thức TTCT truyền thống, MXH trở thành một công cụ có khả năng tác động mạnh mẽ trong việc đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động thông tin - giao tiếp xã hội, tạo liên kết xã hội, thậm chí có can dự vào các mối quan hệ xã hội của thanh niên... Nhờ những tiện ích to lớn và ứng dụng hữu ích, cộng với tốc độ lan truyền nhanh chóng mà không bị rào cản bởi không gian, MXH đã trở thành diễn đàn chia sẻ của hàng triệu, hàng tỉ người và thực nó đã trở thành không gian thể hiện chức năng phản biện xã hội. Chính vì vậy, việc phát huy những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của MXH đến phương thức TTCT cho thanh niên có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
  7. 2 Đảng nhấn mạnh: “Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động, sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội theo hướng thiết thực” [19, tr. 191]. Thủ đô Hà Nội – Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của cả nước, nơi tập trung đông đảo TN về học tập và làm việc. Hiện nay, thành phố Hà Nội có trên 3 triệu TN với hơn 720.000 đoàn viên [9]. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn, hội thanh niên của Thành phố đã triệt để tận dụng các ưu thế của MXH để triển khai TTCT với nhiều phương thức phong phú, đa dạng góp phần làm cho đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về các sự kiện; hiện tượng chính trị diễn ra trong và ngoài nước; nội dung đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch… được lan truyền, phổ biến rộng rãi đến TN. Qua sử dụng MXH để TTCT cho TN đã bộc lộ rõ những tác động tích cực và tiêu cực đến phương thức tuyên truyền. Việc sử dụng MXH đã làm gia tăng hiệu quả của các phương thức TTCT truyền thống; tạo ra khả năng sáng tạo các phương thức TTCT mới cho TN thủ đô; tiết kiệm chi phí... Đồng thời, MXH cũng tác động tiêu cực đến phương thức TTCT như: có nguy cơ giảm sự hứng thú và phân tán sự chú ý của TN đối với các phương pháp, hình thức truyền thống như thuyết trình, lớp học, hội nghị; lệ thuộc vào các phương pháp trực quan hơn các phương pháp trừu tượng…Thực tế cho thấy các chủ thể TTCT cho thanh niên đã nhanh chóng tận dụng các tác động tích cực và ngăn chặn, hạn chế các tác động tiêu cực của MXH đối với phương thức TTCT góp phần củng cố niềm tin của TN vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, các chủ thể TTCT của Thành phố vẫn chưa tận dụng tối đa tác động tích cực và ngăn chặn một cách hiệu quả các tác động tiêu cực đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội như: chưa có nhiều phương pháp, hình thức mới để lôi kéo TN rời sự chú ý khỏi MXH trên điện thoại di động trong khi tham gia các hình thức, phương pháp TTCT... Vì vậy, nghiên cứu tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội nhằm
  8. 3 nâng cao hiệu quả tuyên truyền đối với TN thủ đô trong giai đoạn hiện nay là một công việc rất cần thiết. Trong thời gian tới, cuộc cách mạng lần thứ tư tiếp tục phát triển mạnh mẽ dẫn đến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ xuất hiện nhiều MXH mới, hiện đại và nhiều tiện ích, giá thành rẻ hơn. Như vậy, MXH sẽ tiếp tục mang lại nhiều thời cơ, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với phương thức TTCT cho TN. Trong khi nhiệm vụ TTCT để xây dựng thế hệ trẻ “vừa hồng, vừa chuyên” đang đặt ra những nhiệm vụ hết sức nặng nề cho cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trên phạm vi cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Bối cảnh đó, đòi hỏi các chủ thể ở thành phố Hà Nội phải tiếp tục tận dụng những ưu thế, cơ hội mà MXH mang lại, đồng thời ngăn chặn, hạn chế các tác động tiêu cực để đổi mới sáng tạo nhiều hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả TTCT cho TN. Từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Tác động của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội hiện nay” làm luận án tiến sĩ ngành Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội, luận án làm rõ thực trạng tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội từ năm 2018 đến nay, vấn đề đặt ra, dự báo xu hướng phát triển của MXH, đề xuất phương hướng, giải pháp phát huy tác động tích cực và ngăn chặn, hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
  9. 4 - Làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội hiện nay; - Phân tích thực trạng về tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội hiện nay và những vấn đề đặt ra. - Dự báo xu hướng phát triển của MXH, đề xuất phương hướng, giải pháp phát huy tác động tích cực của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: TTCT được tiến hành với nhiều phương thức khác nhau, trong khuôn khổ và mục đích, yêu cầu của đề tài luận án, tác giả chỉ nghiên cứu các phương thức TTCT được chủ thể sử dụng để truyền bá những nội dung chính trị trên các nền tảng MXH và đánh giá tác động của MXH đến các phương thức này. - Không gian: luận án tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua khảo sát 6 nhóm đối tượng TN (học sinh THPT, sinh viên, TN cán bộ công chức nhà nước, TN công nhân, TN nông dân, TN làm nghề tự do) và một số chủ thể TTCT (cán bộ tuyên giáo của tổ chức Đảng và tổ chức Đoàn) ở Hà Nội. - Về thời gian: nghiên cứu thực trạng tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội từ năm 2018 (khi có Quyết định số 134 - QĐ/TWĐTN-BTG của Ban Bí Thư Trung ương Đoàn “Về việc ban hành Đề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi giai đoạn 2018 - 2022” và Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 05/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Giáo dục lý
  10. 5 tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030”) cho đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về TTCT và về TN; Các chủ trương, quan điểm của Đảng về TTCT, về công tác TN, pháp luật của Nhà nước về dịch vụ internet, MXH. Luận án tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, các tham luận tại hội thảo khoa học về tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN trong nước và quốc tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn, tập trung vào một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu: luận án nghiên cứu các nghị quyết, văn bản, đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến TTCT; nghiên cứu các công trình khoa học, tài liệu, sách, báo, tạp chí, sách chuyên khảo có nội dung liên quan đến tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN để tìm hiểu, kế thừa các tri thức phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, so sánh, quan sát: luận án thống kê các số liệu được trình bày trong các văn bản, báo cáo của các cấp, các ngành có liên quan đến phương thức TTCT cho TN qua MXH và hoạt động TTCT cho TN qua MXH ở thành phố Hà Nội để so sánh, đối chiếu với kết quả điều tra, quan sát thực tế các buổi TTCT cho TN qua MXH để đảm bảo sự tin cậy của số liệu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: được dùng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu liên quan đến
  11. 6 TTCT cho TN, tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm liên quan đến luận án. - Phương pháp lịch sử - lôgic: các công trình khoa học có liên quan được tiếp cận, khai thác và trình bày theo trật tự lịch sử để tìm ra tính hệ thống, tất yếu, bản chất, quy luật các vấn đề, các tư tưởng, quan điểm, nhận định, đánh giá về tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN; mô tả, tái hiện thực trạng tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội từ năm 2018 đến nay. - Phương pháp điều tra xã hội học: xây dựng bảng hỏi để điều tra các đối tượng TN ở thành phố Hà Nội về tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN; kết quả thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 2.0 để xử lý phiếu điều tra xã hội học nhằm thu thập các số liệu định lượng làm cơ sở cho các nhận định, đánh giá của luận án. Tác giả đã phát ra 1250 phiếu điều tra xã hội học cho 6 đối tượng TN ở thành phố Hà Nội (học sinh THPT, sinh viên, TN cán bộ công chức nhà nước, TN công nhân, TN nông dân, TN làm nghề tự do). Tổng số phiếu phát ra là 1250 phiếu, số phiếu thu về là 1200 phiếu. - Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia: tham khảo ý kiến của chuyên gia và người hướng dẫn khoa học để lập bảng hỏi, chọn mẫu đại diện để khảo sát; trao đổi trực tiếp với những chủ thể tham gia TTCT cho TN qua MXH, đặc biệt là các chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động này của tổ chức Đảng và của tổ chức Đoàn TN trên địa bàn thành phố Hà Nội; phỏng vấn một số đối tượng TN để thu thập thông tin từ TN về những nội dung liên quan đến luận án. 5. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: trong thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu về MXH và phương thức TTCT cho thanh niên nhưng rất ít hoặc chưa có công trình nghiên cứu về tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN. Giả thuyết thứ hai: MXH là một thành tựu của nhân loại, cũng như các thành tựu khác nhất định sẽ có tác động tích cực và tiêu cực đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo lôgic đó, phương thức TTCT cho TN cũng sẽ chịu tác động cả tích cực và tiêu cực của MXH.
  12. 7 Giả thuyết thứ ba: Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung đông đảo các tầng lớp TN khác nhau, đặc điểm của TN có sự khác biệt với TN các địa phương khác trong cả nước về nhiều mặt. Những năm qua phương thức TTCT cho TN đã chịu sự tác động mạnh mẽ cả chiều tích cực và tiêu cực, việc tận dụng mặt tích cực, ngăn chặn, hạn chế tác động tiêu cực đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Giả thuyết thứ tư: Trong thời gian tới, MXH sẽ tiếp tục phát triển với nhiều tiện ích hơn, tác động mạnh mẽ đến phương thức TTCT cho TN. Nếu có phương hướng và giải pháp đúng sẽ tiếp tục phát huy tốt mặt tích cực, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả TTCT cho TN trong thời kỳ mới. 6. Đóng góp mới của luận án - Một là, hệ thống hóa và xây dựng mới hệ thống lý luận về sự tác động hai mặt của MXH đến phương thức TTCT cho TN. Trong đó, làm rõ và phong phú thêm khái niệm phương thức, luận giải là sự kết hợp biện chứng giữa phương pháp và hình thức tuyên truyền như một thể thống nhất. - Hai là, khẳng định trên thực tế sự tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN cả chiều tích cực và tiêu cực; đồng thời chỉ ra những mâu thuẫn, khó khăn, thách thức trong việc phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của MXH đến phương thức TTCT cho TN trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. - Ba là, đề xuất một số phương hướng, giải pháp dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng nhằm phát huy tác động tích cực và ngăn chặn, hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội trong thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tác động của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội hiện nay.
  13. 8 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Những phương hướng, giải pháp được đề xuất trong luận án có thể áp dụng vào thực tiễn công tác tư tưởng nói chung, TTCT cho TN nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới. - Những kết luận của luận án góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc phát huy tác động tích cực và khắc phục tác động tiêu cực của MXH đến phương thức TTCT cho TN Hà Nội hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành công tác tư tưởng và cho cán bộ tuyên giáo, BCV, tuyên truyền viên, những người quan tâm đến hoạt động TTCT cho TN qua MXH. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về tác động của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội hiện nay Chương 3 Thực trạng về tác động của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội từ năm 2018 đến nay và nhận xét những vấn đề đặt ra Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực và ngăn chặn, hạn chế, khắc phục tác động tiêu cực của mạng xã hội đến phương thức tuyên truyền chính trị cho thanh niên Hà Nội trong thời gian tới
  14. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình nghiên cứu về mạng xã hội và tác động của mạng xã hội đến tuyên truyền chính trị 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về mạng xã hội * Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài: David Kirkpatrick (2010), “The Facebook effect: The Inside Story of the Company That Is Connecting the World” (Hiệu ứng Facebook: Câu chuyện bên trong của công ty đang kết nối thế giới) [88] đã nói về sự ra đời và phát triển của MXH facebook và những hiệu ứng tích cực mà facebook đem lại cho con người. Facebook là một trong những MXH phát triển nhanh nhất trong lịch sử, và có những tác động đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân loại. Chiu, Chris, I. & Silverman, A. (2012) về “Understanding social media in China” (Tìm hiểu truyền thông xã hội Trung Quốc) [84] đã mô tả tổng quan bức tranh MXH Trung Quốc. Theo nghiên cứu này, thị trường truyền thông xã hội ở Trung Quốc có sự khác biệt lớn so với các thị trường khác ở phương Tây ở chỗ: không Facebook, Twitter hay Youtube. Trung Quốc có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới vì vậy việc cạnh tranh tiêu dùng cũng rất mạnh mẽ trong giới truyền thông xã hội, các công ty sử dụng các chiến lược khác nhau nhằm thu hút người tiêu dùng. Guy Kawasaki (2014) trong cuốn sách The art of social media: power tip for power users (Lên MXH là một nghệ thuật: mẹo hữu ích cho người dùng thành thạo) [92] đã phân tích việc sử dụng blog, Twitter, Facebook, Tumblr... cho mục đích kinh doanh. Từ đó, tác giả khẳng định MXH đã trở thành một trong những công cụ hàng đầu quyết định thành công hay thất bại của một thông điệp quảng bá.
  15. 10 Richard Seymour (2019) trong cuốn sách The Twittering Machine đã phân tích về tác động của “ngành công nghiệp MXH” [97] đến đời sống cá nhân con người. Tác giả chỉ ra các thông báo trên MXH có ảnh hưởng đến việc tương tác, dễ gây nghiện và trầm cảm. Đồng thời MXH cũng khiến một số người dùng tự cho mình là người nổi tiếng và có chút tầm ảnh hưởng, sở hữu một thương hiệu cá nhân liên tục cần được duy trì và họ có nguy cơ đánh mất thương hiệu đó... Điều này đã khiến cuộc sống riêng tư của họ bị đầu độc. Shoshana Zuboff (2019), The Age of Surveillance Capitalism (Thời đại của chủ nghĩa giám sát) [102] đã nghiên cứu về các trải nghiệm, dữ liệu riêng tư của người dùng MXH có thể bị những công ty công nghệ thu thập để phục vụ cho mục đích khác. Tác giả lên án việc xâm phạm quyền riêng tư của những gã công nghệ khổng lồ như Google và Facebook thông qua giám sát trích xuất dữ liệu dựa trên hoạt động trực tuyến của các cá nhân. Việc khai thác dữ liệu này tăng mạnh khi người dùng sử dụng điện thoại di động, thiết bị trí tuệ nhân tạo. Dữ liệu thu thập được phân tích và tạo ra các dự đoán về những gì người dùng muốn và khi nào họ muốn nó, trên cơ sở đó các nhà quảng cáo có thể đưa đến cho người dùng những quảng cáo mới vào thời điểm thuận lợi. * Những công trình nghiên cứu ở trong nước Đỗ Công Anh và nhóm nghiên cứu (2011), “Nghiên cứu xu hướng phát triển mạng xã hội và đề xuất chính sách định hướng phát triển mạng xã hội tại Việt Nam” [2], đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển MXH trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, dự báo xu hướng phát triển của MXH; bài học kinh nghiệm trong quản lý MXH của các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc và một số quốc gia khác tại Châu Âu, Châu Á, Ả Rập; Đề ra các chính sách, giải pháp, phương án và công cụ để quản lý MXH tại Việt Nam.
  16. 11 Đỗ Chí Nghĩa (chủ biên), Đinh Thị Thu Hằng (2014), Báo chí và mạng xã hội, đã đưa ra khái niệm, đặc điểm và tác động của MXH. Theo tác giả: “MXH có cả mặt tiêu cực và tích cực. Không thể từ chối hay đóng cửa MXH, vấn đề là chủ động sử dụng nó một cách hợp lý, bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản quản lý cũng như phối hợp trên phạm vi toàn cầu để hướng MXH vào mục tiêu phục vụ lợi ích chính đáng của cộng đồng, của xã hội” [49; tr.23]. Chương 3 và chương 4 của sách này đề cập đến sự tác động qua lại giữa báo chí và MXH. Tác giả nhận định rằng: Đối với MXH, báo chí là nguồn tư liệu, đề tài cho thông tin trên MXH. Báo chí tiếp cận, lựa chọn kiểm chứng và “chính thống hóa” thông tin trên MXH. Báo chí - ngăn chặn và giảm thiểu tác hại của thông tin sai lệch nảy sinh trên MXH. Đặc biệt một vai trò không thể thiếu đó là báo chí định hướng thông tin trên MXH. Đỗ Đình Tấn (2017), “Báo chí và mạng xã hội” [59] đã đưa ra quan niệm về MXH, tác động đa chiều của MXH và lý do MXH thu hút người dùng. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra cách mà báo chí truyền thống đã và đang định hình lại hoạt động của mình và cách mà MXH mở rộng không gian và công việc của các nhà báo. Tác giả nêu rõ quan điểm công - tội, tích cực - tiêu cực khi sử dụng MXH phụ thuộc vào nhận thức, mức độ trưởng thành và cách mà công chúng sử dụng công cụ truyền thông này như thế nào. Phạm Huy Kỳ và Đỗ Thị Thu Hằng (2022), trong cuốn sách “Mạng xã hội trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin Việt Nam hiện nay” [41], đã hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về MXH trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam; đánh giá thực trạng tham gia, sử dụng MXH và sự phát triển các hoạt động truyền thông trên MXH. Trên cơ sở đó, hai tác giả đã nhận định những xu hướng phát triển của MXH Việt Nam; chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý thông tin, truyền thông trên MXH và đưa ra những giải pháp, mô hình quản lý thông tin truyền thông trên MXH trong bối cảnh phát triển thông tin ở Việt Nam hiện nay.
  17. 12 Có thể thấy các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về MXH đã tập trung vào những vấn đề như: quan niệm về MXH, sự phát triển của MXH và tác động của MXH đến các mặt của đời sống xã hội và lĩnh vực truyền thông. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đến tuyên truyền chính trị * Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Shirky C. (2011), The Political Power of Social Media (Sức mạnh chính trị của truyền thông xã hội) đã bàn về ảnh hưởng của MXH đến nguy cơ có thể ảnh hưởng đến chính trị. Tác giả đã phân tích và đưa ra nhiều ví dụ về vai trò của MXH đối với các phong trào chính trị, có thành công nhưng cũng có những thất bại và nhấn mạnh rằng: MXH là một công cụ quan trọng để hỗ trợ xã hội dân sự và tạo nên một không gian công cộng làm thay đổi môi trường đặc biệt là chính trị ở nhiều quốc gia. Mergel, I. (2012) với cuốn “Social Media in the Public Sector: A Guide to Participation, Collaboration and Transparency in The Networked World” (Truyền thông xã hội trong khu vực công: Hướng dẫn tham gia, hợp tác và minh bạch trong thế giới kết nối) (2012) [95]. Tác giả cuốn sách đã khám phá vô số những ứng dụng của phương tiện truyền thông xã hội trong khu vực công và kết hợp thực hành với các lý thuyết của hành chính công, quản trị mạng, và quản lý thông tin toàn diện trong phạm vi rộng. Cuốn sách đề cập đến các phương pháp thực hành tốt nhất, các khía cạnh chiến lược, quản lý hành chính, thủ tục của việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, và giải thích các khía cạnh lý thuyết về cách ứng xử xã hội ảnh hưởng đến việc áp dụng các công nghệ truyền thông xã hội. Pew Research Center (2012), Social Media and Political Engagement (Truyền thông xã hội và tham gia chính trị) đà chỉ ra nhiều kết quả đáng lưu ý như: việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đang trở thành một đặc
  18. 13 điểm của sự tham gia chính trị và dân sự đối với nhiều người Mỹ. Khoáng 60% người Mỹ trưởng thành sử dụng các trang MXH như Facebook hoặc Twitter và 66% trong số đó đã sử dụng các nền tảng để đăng suy nghĩ về các vấn đề dân sự và chính trị, phản ứng với bài đăng của người khác, thúc ép bạn bè hành động về các vấn đề và bỏ phiếu, theo dõi ứng cử viên... Jason Gainous, Kevin M. Wagner (2013), Tweeting to Power: The Social Media Revoiruixion in American Politics (Từ các Tweet tới quyền lực: Cuộc cách mạng truyền thông xã hội trong chính trị Hoa Kỳ) [93]. Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên xem xét tác động của Intenet đối với sự tham gia chính trị, nhưng nó cung cấp một ví dụ kịp thời về việc các chính trị gia sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có liên quan như thế nào đến tiêu dùng của công chúng. Theo dõi tần suất và nội dung của các tweet được tạo ra trong sáu tháng trước cuộc đua vào quốc hội Hoa Kỳ năm 2010, các tác giả suy đoán về cách các ứng cử viên “cố gắng” kiểm soát luồng thông tin tiếp cận với cử tri tiềm năng. Các tác giả tiết lộ rằng Đảng Cộng hòa và những người đương nhiệm được hưởng lợi nhiều hơn từ Twitter. G Mountaìns và Wagner cho rằng “Facebook và Twitter kích thích hành động chính trị” và cung cấp giải pháp cho sự suy thoái chính trị. Các tác giả mô tả MXH như một lực lượng tích cực và coi các cuộc trò chuyện “vô hạn”, “không thể đếm được” hiện đang diễn ra trực tuyến như một sức mạnh dân chủ hóa. Daniel Trottier and Christìan Fuchs (2015), Social Media, Politics and the State - Protests, Revolutions, Riots, Crime and Policing in the Age of Facebook, Twitter and YouTube (Truyền thông xã hội, Chính trị và Nhà nước – Biểu tình, Cách mạng, Bạo loạn, Tội phạm và Chinh sách trong Thời đại Facebook, Tyvitter và YouTube) [86]. Cuốn sách đã phân tích các đặc điểm cơ bản của các nền tảng truyền thông xã hội. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra vai trò của truyền thông xã hội trong việc tham gia vào các sự kiện chính trị như khủng hoảng kinh tế của Hy Lạp, cuộc biểu tình G20 ở London năm 2009,
  19. 14 Cách mạng Ai Cập 2011, YouTube và Cuộc biểu tình tại Hội nghị Thượng đỉnh Montebello năm 2007. Hoàng Đông Hà và Ngô Mãn Ý (2016), Quan điểm mới về hàm nghĩa hệ tư tưởng mạng Internet đã đưa ra thuật ngữ “hệ tư tưởng mạng Internet” [24]. Theo phân tích của các tác giả, Trung Quốc thì hiện có bốn quan điểm về hàm nghĩa của hệ tư tưởng mạng Internet: (1) Hệ tư tưởng mạng Internet hay hệ tư tưởng trên mạng chính là sự phát triển nối dài của hệ tư tưởng truyền thống trên mạng Internet; (2) Hệ tư tưởng mạng Internet là một hệ thống tư tưởng có chức năng dẫn dắt giá trị hành vi của cư dân mạng; (3) Hệ tư tưởng mạng Internet là quan niệm ý thức mang thuộc tính giai cấp trong không gian mạng; (4) Hệ tư tưởng mạng Internet là sự thẩm thấu, dung hợp cao độ giữa hệ tư tưởng truyền thống và hệ tư tưởng hoàn toàn mới được hình thành trên mạng. Thomasl Friedman (2018), Cảm ơn vì sự đến trễ đề cập vai trò của MXH và truyền thông xã hội đến đời sống xã hội dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, tác giả chỉ rõ những tác động mạnh mẽ của MXH đến tâm lý xã hội, hình thành các đám đông ảo và từ đám đông ảo biến thành đám đông trên thực tế có sức mạnh làm thay đổi cả một chế độ chính trị không chỉ ở một quốc gia mà lan ra cả một khu vực rộng lớn. Leticia Cesarino (2020), How social media affords popuỉistpolitics: remarks on liminality based on the Brazilian case [94] đã nghiên cứu trường hợp của Brazil, với các nhóm trên WhatsApp, Twitter và Facebook kể từ năm 2018 ủng hộ Tổng thống Bolsonaro. Từ đó nhóm tác giả cho rằng trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, có nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan giữa chủ nghĩa dân túy và truyền thông xã hội. Bronwyn Carlson & Ryan Frazer (2021), They Got Filters: Indigenous Social Media, the Settler Gaze, and a Politics of Hope, khẳng định truyền thông xã hội đã có những tác động chính trị tới người dân bản địa. Phương tiện truyền thông xã hội cũng mang lại cơ hội để chống lại và từ chối bạo
  20. 15 lực, đồng thời hướng tới việc tưởng tượng và hiện thực hóa những tương lai thay thế. Paolo Gerbaudo (2021), Tweets and the Streets (Tweets và đường phố) [99] đã chỉ ra sự phát triển của truyền thông khi được công nghệ hỗ trợ. Trên cơ sở đó các MXH phát triển nhanh chóng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội đã phá vỡ các rào cản truyền thống đối với việc xuất bản tin tức. Tác giả cũng đã phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển của MXH và các hình thức biểu tình mới của thế kỷ 21 như: Mùa xuân Ả Rập, các cuộc biểu tình “chàm” ở Tây Ban Nha... Christian Fuchs (2021), Social Media: A Critical Introduction [85] khẳng định: truyền thông xã hội là một phần không thể thiếu của xã hội đương đại. Từ tin tức, chính trị đến ngôn ngữ và cuộc sống hàng ngày, truyền thông xã hội đã thay đổi cách con người giao tiếp, sử dụng thông tin và khám phá thế giới. Tác giả khám phá mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân túy, phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa dân tộc với MXH; giới thiệu hiện tượng những người có ảnh hưởng trên MXH trong thời đại của Instagram, YouTube và Snapchat; đồng thời phân tích sự phức tạp và mâu thuẫn trong mối quan hệ của MXH với xã hội. * Những công trình nghiên cứu ở trong nước Tại hội thảo khoa học quốc tế “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa cơ hội, thách thức và triển vọng” (2015), Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, báo Nhân Dân, Đại học Tổng hợp Viên), bà Irene Kaufmann (Văn phòng Báo chí liên bang Cộng hòa Áo) có tham luận về “Truyền thông xã hội trong truyền thông nhà nước. Nghiên cứu trường hợp Cộng hòa Áo”. Tham luận này nói về các hoạt động truyền thông xã hội của Thủ tướng Áo - ông Werner Faymann. Ở Áo, 80% các hộ gia đình có Internet và 57% sử dụng nó để đọc tin tức trực tuyến 46% đọc hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến trên các phương tiện truyền thông, các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2