Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam
lượt xem 15
download
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nhận diện rõ, đánh giá vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII và rút ra những gợi mở mà Việt Nam có thể tham khảo trong công tác xây dựng đảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ÁNH TUYẾT VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội, năm 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ÁNH TUYẾT VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngành: Chính trị học Mã số: 9310201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phạm Văn Đức 2. TS. Nguyễn Xuân Cường Hà Nội, năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả luận án. Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức do tác giả thực hiện. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Ánh Tuyết
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 7 1.1 Khái lược về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 7 1.1.1 Các nghiên cứu liên quan về lý luận xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc...................................................................................................... 7 1.1.2 Các nghiên cứu về thực trạng xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay ......................................................................... 16 1.1.3 Các nghiên cứu đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay .................................. 22 1.2 Nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những nội dung luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu .................................................................. 27 1.2.1 Các giá trị tham khảo có thể tiếp thu, kế thừa trong nghiên cứu đề tài ....... 27 1.2.2 Một số vấn đề đặt ra ............................................................................. 28 1.2.3 Những nội dung luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu ....................... 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ ĐẠI HỘI XVIII ĐẾN NAY ..................................................................................................... 30 2.1 Bối cảnh lịch sử trước và sau Đại hội XVIII .................................................. 30 2.1.1 Tình hình thế giới và khu vực ............................................................... 30 2.1.2 Tình hình trong nước ............................................................................ 39 2.1.3. Tình hình trong ĐCS Trung Quốc ....................................................... 46 2.2 Lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng ...................................... 51 2.2.1 Lý luận về xây dựng đảng của C.Mác và Ph.Ăngghen ......................... 52 2.2.2 Lý luận về xây dựng đảng của V.I.Lênin .............................................. 54 2.3 Tư tưởng của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc trong quá trình Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác lý luận về xây dựng đảng trước Đại hội XVIII ........ 57 2.3.1 Tư tưởng về xây dựng đảng của Mao Trạch Đông ............................... 57 2.3.2 Tư tưởng về xây dựng đảng trong hệ thống lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.................................................................................. 62 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................... 70
- Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII ĐẾN NAY ........................................... 73 3.1. Xây dựng đảng về chính trị ............................................................................. 73 3.1.1 Thực hiện giữ vững lập trường vì nhân dân, làm vững chắc nền tảng chính trị................................................................................................... 74 3.1.2 Xây dựng văn hoá chính trị lành mạnh, vun đắp môi trường chính trị ....... 76 3.1.3 Khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của đảng và quyền uy của Trung ương đảng ....................................................................................................... 79 3.1.4 Tăng cường bản lĩnh chính trị cho cán bộ đảng viên, phòng ngừa rủi ro về chính trị ............................................................................................ 82 3.2. Xây dựng đảng về tư tưởng, tác phong .......................................................... 84 3.2.1 Tăng cường công tác giáo dục, học tập lý luận chính trị ...................... 84 3.2.2 Triển khai các hoạt động giáo dục trong toàn đảng mang tính thường xuyên ................................................................................................. 89 3.2.3 Ban hành các pháp qui trong đảng nhằm thúc đẩy chế độ hoá việc xây dựng tư tưởng và chỉnh đốn tác phong cho cán bộ đảng viên ................. 91 3.3. Xây dựng đảng về tổ chức ............................................................................... 94 3.3.1 Qui định tiêu chuẩn và yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại mới .......................................................... 94 3.3.2 Lựa chọn và đề bạt cán bộ lãnh đạo có tố chất cao, có đủ phẩm chất và uy tín. ......................................................................................................... 97 3.3.3 Nâng cao chất lượng, ưu hoá kết cấu cán bộ, đảng viên ..................... 100 3.3.4 Tăng cường chức năng phục vụ của TCCSĐ, nâng cao vai trò và năng lực của TCCSĐ .................................................................................... 102 3.4 Xây dựng đảng về kỷ luật .............................................................................. 105 3.4.1 Siết chặt kỷ cương bằng hệ thống pháp quy trong đảng .................... 105 3.4.2 Quán triệt thực hiện Điều lệ đảng, chú trọng giám sát chấp hành ―Bốn loại hình thái‖...................................................................................... 107 3.5 Về đấu tranh phòng, chống tham nhũng làm trong sạch đảng .................. 109 3.5.1 Siết chặt chiếc lồng thể chế, phát huy vai trò giám sát ....................... 110
- 3.5.2 Kiện toàn hệ thống giám sát trong Đảng và Nhà nước ....................... 111 3.5.3 Duy trì đấu tranh chống tham nhũng với cường độ cao ...................... 114 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 117 Chương 4: ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM .............. 120 4.1 Đánh giá vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII ........... 120 4.1.1 Thành tựu ............................................................................................ 120 4.1.2 Hạn chế ............................................................................................... 135 4.1.3 Dự báo tình hình mới và vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc .......................................................................................... 140 4.2 Một số gợi mở cho công tác xây dựng đảng của Việt Nam ......................... 152 4.2.1 Những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.......................... 152 4.2.2 Một số kiến nghị cụ thể với công tác xây dựng đảng của Việt Nam .. 158 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 170 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 177 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 196
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH TỪ NGỮ Từ viết tắt Nghĩa của từ CHXH Chủ nghĩa xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa ĐCS Đảng Cộng sản Nhân đại toàn quốc Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) TBT Tổng Bí thư TCCSĐ Tổ chức cơ sở đảng TTXVN Thông tấn xã Việt Nam UBGS Uỷ ban giám sát UBGSQG Uỷ ban giám sát quốc gia UBKT Uỷ ban kiểm tra UBKTKL Uỷ ban kiểm tra kỷ luật
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất, bất kỳ Đảng cầm quyền nào cũng đều nhận thức r được ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng đảng. Xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh là nhân tố quan trọng chi phối tính chất mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả xây dựng hệ thống chính trị. Đặc biệt là đứng trước những nguy cơ, thách thức tồn tại và những đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới hiện nay, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác xây dựng đảng là vấn đề vô cùng quan trọng, mang tính cấp thiết lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Thứ hai, ĐCS Liên Xô cũ là ĐCS đầu tiên do Lênin sáng lập đã từng là một ĐCS vĩ đại, lãnh đạo nhân dân Liên Xô gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, đưa Liên Xô thành một siêu cường có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) trong giai đoạn giữa thế kỷ XX. Nhưng do về sau, ĐCS nước này đã không coi trọng công tác xây dựng đảng, ngày càng xa rời những nguyên tắc xây dựng chính đảng kiểu mới của Lênin nên tình trạng cán bộ các cấp lợi dụng đặc quyền, tình trạng tham nhũng, hủ bại không được ngăn chặn đã làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân dẫn đến sụp đổ vào những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Từ bài học xương máu của ĐCS Liên Xô, yêu cầu cấp thiết trước mắt đối với các ĐCS cầm quyền còn lại trên thế giới, trong đó là ĐCS Trung Quốc cũng như ĐCS Việt Nam cần phải tăng cường xây dựng đảng, phải tự đổi mới và cải cách chính mình, không ngừng củng cố vai trò lãnh đạo cũng như địa vị cầm quyền của mình. Thứ ba, từ sau Đại hội XVIII đến nay, với tư tưởng chiến lược quản trị đảng nghiêm minh toàn diện, ĐCS Trung Quốc do Tổng Bí thư Tập Cận Bình làm hạt nhân lãnh đạo đã có đổi mới trong lĩnh vực xây dựng đảng, nhằm đảm bảo Đảng luôn là hạt nhân lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Đây cũng chính là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu trong công tác tăng cường xây đảng và đã trở thành tôn chỉ mang tính nhất quán của ĐCS Trung Quốc hiện nay. Báo cáo Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đã chỉ r : “Thúc đẩy toàn diện xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tác phong, kỷ luật, đưa xây dựng chế độ xuyên suốt trong các phương diện, đi sâu thúc đẩy đấu tranh phòng chống tham nhũng” [134, 1
- tr.61]. Trên cơ sở đó, ĐCS Trung Quốc đã có đường lối, chủ trương và biện pháp thực hiện mang tính quyết liệt trong công tác xây dựng Đảng, và cũng đã giành được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm như: Tính đảng đang dần bị phá vỡ do tình trạng sa sút về tinh thần, suy thoái về tư tưởng chính trị, thờ ơ với thực tế, xa rời quần chúng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; Năng lực phát huy vai trò của tổ chức và đội ngũ cán bộ còn yếu; Tình trạng tham nhũng, lãng phí, hình thức, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi triệt để mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, v.v... làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của Đảng và sự ổn định, phát triển của đất nước. Do đó, những thành công và chưa thành công của ĐCS Trung Quốc trong việc tăng cường xây dựng đảng sẽ là những kinh nghiệm có giá trị gợi mở tốt cho ĐCS Việt Nam. Thứ tư, ĐCS Việt Nam xác định xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt, tăng cường xây dựng đảng trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay có ý nghĩa quyết định bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới và cũng là yêu cầu bức thiết của thực tiễn tiến trình xây dựng và bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII, đó là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Từ đó, vấn đề về xây dựng đảng đã được các giới quan tâm nhiều hơn trước. Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình nghiên cứu liên quan về ĐCS Trung Quốc của Việt Nam cũng tương đối nhiều nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu và có cái nhìn đầy đủ vào vấn đề xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc, đặc biệt từ sau Đại hội XVIII. Đây là khoảng trống đáng kể trong nghiên cứu về lĩnh vực này. Bởi vì với những thuận lợi cũng như không ít những khó khăn và thách thức tương đồng mà ĐCS Việt Nam đối mặt hiện nay, thì việc nghiên cứu vấn đề này rất quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, để giúp cho Đảng ta làm tốt hơn nữa công tác xây dựng đảng, tiếp tục có những đổi mới về lý luận và thực tiễn về vấn đề này để thích ứng với tình hình mới, nâng cao vai trò và năng lực cầm quyền của mình. 2
- Với những lý do chính nêu trên, có thể thấy việc nghiên cứu sâu và toàn diện vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII rất có ý nghĩa thực tiễn, để thông qua đó rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng đảng của Việt Nam chúng ta. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nhận diện r , đánh giá vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII và rút ra những gợi mở mà Việt Nam có thể tham khảo trong công tác xây dựng đảng. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm r cơ sở lý luận và thực tiễn là những nhân tố tác động đến công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ Đại hội XVIII đến nay. - Phân tích thực trạng công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII dựa trên những đường lối, chủ trương và biện pháp triển khai trong thực tiễn. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế và dự báo về tình hình mới, vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác xây dựng đảng mà ĐCS Trung Quốc phải đối mặt giải quyết. Với những điểm tương đồng và khác biệt trong công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam hiện nay, nêu một số gợi mở mà Việt Nam có thể tham khảo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Vấn đề xây dựng đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII và gợi mở cho Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Luận án dựa trên yêu cầu tổng thể về xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc, nghiên cứu một số phương diện được coi là điểm nhấn trong công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc đến nay tại Trung Quốc đại lục, không bao gồm lãnh thổ Đài Loan và các Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, Ma Cao. 3
- 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận - Cách tiếp cận: Thứ nhất, căn cứ Học thuyết của Chủ nghĩa Mác - Lênin khái quát lên những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về ĐCS và nguyên tắc về xây dựng ĐCS nói chung. Thứ hai, trên những nhận thức, quan điểm lý luận từ việc thực hiện Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác trong vấn đề về xây dựng đảng của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc qua các thời kỳ, lấy đó làm phương pháp luận để phân tích, đánh giá thực tiễn công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc cùng với những kinh nghiệm có giá trị phổ biến mà Việt Nam có thể tham khảo. Thứ ba, căn cứ vào Báo cáo của các kỳ Đại hội, các Hội nghị Trung ương, Điều lệ, qui định, cũng như các hoạt động thực tiễn trong công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc và tiếp thu kết quả của các nghiên cứu đã được công bố có liên quan nhằm làm sáng tỏ vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay. 4.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp sẽ được sử dụng bao quát trong tất cả các chương, mục của luận án. Trên cơ sở thu thập và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các tài liệu gốc như: Văn kiện, nghị quyết Đại hội, các thống kê, báo cáo và tài liệu nghiên cứu của các học giả trên thế giới trong thời gian qua, đưa ra những phát hiện, luận giải về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. - Phương pháp lịch sử và đối chiếu so sánh được sử dụng nhằm nhận diện các đặc điểm nổi bật trong quá trình nhận thức lý luận về xây dựng đảng cầm quyền của ĐCS Trung Quốc qua các thời kỳ lãnh đạo; đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với tiến trình đi sâu cải cách nói chung của Trung Quốc. Bên cạnh đó, đặt vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc trong mối quan hệ so sánh với xây dựng và ĐCS Việt Nam hiện nay, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn cho công tác xây dựng ĐCS Việt Nam. - Phương pháp thống kê được sử dụng trong chương 1 và 3 của luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và thực trạng xây dựng ĐCS Trung Quốc kể từ sau Đại hội XVIII. 4
- 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Về nhận thức: Luận án cung cấp luận cứ khoa học, mong muốn góp phần phát triển lý luận và thực tiễn xây dựng đảng theo Chủ nghĩa Mác - Lênin của ĐCS Việt Nam để đảng tiếp tục củng cố địa vị cầm quyền lâu dài trong tình hình mới; nhận diện, đánh giá về các chủ trương, đường lối và thực tiễn xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII; chỉ ra những đổi mới về lý luận và thực tiễn xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII. - Về hoàn thiện thể chế, quyết sách: Luận án cung cấp những thông tin cơ bản, khách quan, có cơ sở khoa học của việc hoàn thiện và nâng cao trình độ khoa học hóa cơ chế quản lý đảng, cơ chế kiểm tra và giám sát của đảng của ĐCS Trung Quốc trong các phương diện như: Xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tác phong, tổ chức, kỷ luật và phòng chống tham nhũng. Từ đó, rút ra kinh nghiệm có thể tham khảo cho ĐCS Việt Nam. - Về thực tiễn: Luận án đề xuất những kiến nghị cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng đảng của Việt Nam. 6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận án - Thứ nhất, ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam đều xác định đi theo con đường XHCN và coi Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu vấn đề xây dựng dựng ĐCS Trung Quốc về lý luận và thực tiễn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy công tác xây dựng Đảng ở Việt Nam. - Thứ hai, từ sau Đại hội XVIII, ĐCS Trung Quốc đã có đổi mới về đường lối, chủ trương và biện pháp triển khai trong công tác xây dựng đảng và giành được những thành tựu đáng ghi nhận. Cụ thể biểu hiện trong các phương diện: xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng và tác phong, tổ chức, kỷ luật và đấu tranh phòng chống tham nhũng. Với những điểm tương đồng và khác biệt trong công tác xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc và ĐCS Việt Nam hiện nay, luận án đưa ra những kinh nghiệm và một số gợi mở hữu ích mà Việt Nam có thể tham khảo, nâng cao tính hiệu quả, tính khoa học trong công tác xây dựng đảng ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 5
- 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của Luận án có kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc từ Đại hội XVIII đến nay Chương 3: Thực trạng xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay Chương 4: Đánh giá vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam 6
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Xây dựng đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh là vấn đề chính trị trọng đại không chỉ riêng đối với Trung Quốc mà còn đối với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt đối với một số nước XHCN có ĐCS cầm quyền. ĐCS Trung Quốc với mục tiêu thực hiện Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác, đã không ngừng nghiên cứu, vận dụng sáng tạo làm phong phú thêm lý luận xây dựng đảng theo Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong bối cảnh CNXH đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới, đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, ĐCS Trung Quốc do Tổng Bí thư Tập Cận Bình làm hạt nhân đã có những cố gắng nhất định thúc đẩy đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đảng trên mọi phương diện. Từ sau Đại hội XVIII, vấn đề xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc đã được các giới chính trị, truyền thông, học thuật, v.v… ở Trung Quốc và cả trên thế giới quan tâm, nghiên cứu ngày càng nhiều hơn. 1.1 Khái lược về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc có phạm vi rất rộng, nhiều nội dung liên quan bao gồm cả về lý luận, thực tiễn xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc. Có thể kể đến các phương diện cụ thể như: phương thức cầm quyền, xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tác phong, tổ chức, xây dựng dân chủ trong đảng, đấu tranh phòng chống tham nhũng, v.v... Đối với vấn đề nghiên cứu của luận án này, có thể khái quát giới hạn những nội dung liên quan như sau: 1.1.1 Các nghiên cứu liên quan về lý luận xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc Lý luận về xây dựng ĐCS, không phải là vấn đề mới, mà còn là nội dung được nghiên cứu rất nhiều ở các nước có ĐCS cầm quyền. Việc vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận xây dựng đảng theo Chủ nghĩa Mác không chỉ là một trong những thành quả quan trọng trong quá trình thực hiện Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác của ĐCS Trung Quốc mà còn cho thấy lý luận về xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác là trụ cột quan trọng trong hệ thống lý luận xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, ĐCS Trung Quốc lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖ của Giang Trạch Dân, quan điểm phát triển khoa học của Hồ Cầm Đào và đến Đại hội XIX ĐCS 7
- Trung Quốc có thêm tư tưởng CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của ĐCS Trung Quốc [181, tr.3]. Vì vậy, nghiên cứu lý luận về xây dựng ĐCS Trung Quốc không thể không nghiên cứu lý luận về xây dựng đảng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và tư tưởng, quan điểm của các thế hệ lãnh đạo ĐCS Trung Quốc từ trước tới nay. Tại Việt Nam, Cuốn ―Giáo trình cao cấp lý luận chính trị‖ của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Bùi Thị Ngọc Lan, Đỗ Thị Thạch, 2018) cho thấy, V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về đảng của giai cấp công nhân trong điều kiện mới vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, để từ đó, Chủ nghĩa Mác trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng Cộng sản sau này. V.I.Lênin chỉ r , trong quá trình phấn đấu để đạt được mục đích cao nhất, giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản phải hoàn thành các mục đích, nhiệm vụ cho từng giai đoạn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản, trong đó đều đề cao vai trò của việc mang lại phúc lợi, ấm no, hạnh phúc cho người lao động. Và để làm được điều này, Người cho rằng, trước hết không vũ khí nào tốt hơn là sự tổ chức, và Đảng phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bên cạnh việc nhận định vấn đề then chốt trong xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh là đảng phải gắn bó chặt chẽ với quần chúng, kiên quyết đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu, kiêu ngạo cộng sản, tham nhũng, hối lộ, xa hoa, lãng phí, xa rời quần chúng, Người còn nhấn mạnh đảng là một khối đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, là đảng tập hợp những công nhân ưu tú nhất, có kỷ luật nghiêm minh, tự phê bình và phê bình là qui luật phát triển của đảng, v.v... Vì thế, tư tưởng xây dựng đảng của V.I.Lênin không chỉ là sự kết tinh kinh nghiệm về xây dựng đảng cầm quyền của ĐCS Liên Xô, mà còn trở thành nền tảng lý luận để nâng cao năng lực xây dựng và hoàn thiện chính mình của các nước có ĐCS cầm quyền khác trên thế giới [25, tr.96]. Cuốn giáo trình Cao cấp lý luận chính trị - Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (Nguyễn Văn Giang chủ biên, 2018) [18] không chỉ đã cung cấp kiến thức nền tảng về xây dựng đảng thông qua nghiên cứu khoa học lý luận về xây dựng đảng dựa trên Học thuyết Mác - Lênin, cuốn sách còn bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trước 8
- tình hình mới của thế giới, của khu vực và đất nước. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng xây dựng đảng của Mác - Lênin của các học giả Việt Nam. Cụ thể như: cuốn Giới thiệu tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngnghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước (Ngô Đức Tính chủ biên, 1999) [56] và cuốn Tư tưởng chính trị của C.Mác và Ph.Ăngnghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh (Lê Minh Quân, 2018) [46] đã khái quát tư tưởng chính trị của C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin, Hồ Chí Minh và tư tưởng của các ông về dân chủ và chống quan liêu, tham nhũng. Qua đó, chúng ta thấy được việc học tập và quán triệt vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin trong công tác xây dựng đảng là hết sức cần thiết. Trong điều kiện Đảng Cộng sản đã nắm quyền lãnh đạo đất nước, đặc biệt, khi các nhân tố từ môi trường bên trong và bên ngoài tác động đan xen và không ngừng biến đổi luôn đặt ra những yêu cầu mới cao hơn đối với sự lãnh đạo và cầm quyền của ĐCS. Vấn đề cấp thiết là cần phải tăng cường xây dựng và chỉnh đốn đảng, ngăn chặn nguy cơ hiện hữu đe dọa sự tồn vong của đảng và đất nước, không để kẻ thù lợi dụng hòng xóa bỏ mọi thành quả của cách mạng. Ở Trung Quốc, rất nhiều các học giả xuất phát từ góc độ Trung Quốc hoá lý luận Chủ nghĩa Mác để nghiên cứu về xây dựng đảng. Cuốn ―Nghiên cứu Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác lý luận về xây dựng đảng‖ (Trương Thế Phi, 2013) [36] đã trình bày cơ bản tiến trình Trung Quốc hoá về lý luận xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác của ĐCS Trung Quốc, chỉ ra những kinh nghiệm, thành quả cơ bản trong tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông và trong hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc từ các thế hệ lãnh đạo ĐCS Trung Quốc gồm Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, cho thấy r được mục tiêu xây dựng đảng trong thời kỳ mới là cần phải toàn diện thúc đẩy xây dựng đảng về tư tưởng, tổ chức, tác phong, chế độ và phòng chống tham nhũng, không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền của đảng. Cuốn ―Phát triển mới của Trung Quốc đương đại về lý luận xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác‖ (Vu Mỹ Hoa và Vu Hồng, 2013) [119] đã dựa trên lý luận về xây dựng đảng theo Chủ nghĩa Mác, chỉ ra được những sáng tạo về lý luận và kinh nghiệm xây dựng đảng chủ yếu từ Đại hội XVI đến Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc đó là: vũ trang lý luận tiên tiến cho toàn đảng, 9
- thúc đẩy xây dựng mô hình học tập ở TCCSĐ, phát triển dân chủ trong đảng trên nguyên tắc tập trung dân chủ và thúc đẩy giám sát trong đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên gắn với xây dựng đội ngũ nhân tài, thúc đẩy xây dựng đảng phong liêm khiết, phòng chống tham nhũng. Trong bài viết:―Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản với quản lý đảng nghiêm minh toàn diện‖ (Trương Thế Phi, Vương Lập Vĩ, 2018) [137] đã cho rằng, những trình bày trong ―Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản‖ về tính giai cấp và tính tiên tiến của đảng giai cấp vô sản đã trở thành lý luận mang tính nền tảng để ĐCS Trung Quốc kiên trì tính giai cấp, duy trì tính tiên tiến của đảng. Nó có ý nghĩa trọng đại đối với việc thúc đẩy chiến lược quản lý đảng nghiêm minh toàn diện của Trung Quốc hiện nay. Bài viết: ―Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của việc Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác về xây dựng đảng‖ (Tề Vệ Bình, 2017) [102] đã cho rằng, lý luận của Chủ nghĩa Mác về xây dựng đảng là nguồn gốc lý luận xây dựng ĐCS của Trung Quốc. Tuy rằng, ở mỗi giai đoạn khác nhau, bối cảnh và các nhiệm vụ lịch sử tạo thành các giai đoạn phát triển xây dựng đảng khác nhau. Nhưng nhìn chung, sự phát triển trong lĩnh vực xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc đã thể hiện logic về sự thống nhất giữa kế thừa và đổi mới, góp phần làm cho hệ tư tưởng xây dựng đảng Marxist đã không ngừng được sáng tạo phù hợp với tình hình thực tiễn của Trung Quốc. Ngoài ra, có một số bài viết nghiên cứu về tư tưởng xây dựng đảng của V.I.Lênin cho rằng những giá trị của tư tưởng đó có giá trị gợi mở trong xây dựng ĐCS Trung Quốc hiện nay trong các phương diện về xây dựng chính trị, tư tưởng, tác phong, tổ chức như: ―Nghiên cứu tưởng xây dựng đảng của Lênin và giá trị đương đại của nó‖ (Hàn Âu Lâm, 2017) [77], và ―Những gợi mở đối với xây dựng đảng về chính trị trong tư tưởng xây dựng đảng của Lênin‖ (Điền Lê, 2019) [111] cho thấy, Tập Cận Bình đã tiếp tục kế thừa tư tưởng xây dựng đảng của Lênin, chú trọng giữ gìn kỷ luật nghiêm minh, thông qua việc hoàn thiện chế độ pháp qui trong đảng, nắm bắt thiểu số then chốt, tăng cường giám sát việc chấp hành và truy cứu trách nhiệm trong công tác quản lý đảng. Ngoài những nghiên cứu về lý luận xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, các nghiên cứu về tư tưởng xây dựng ĐCS Trung Quốc của các thế hệ lãnh đạo ĐCS Trung Quốc cũng rất phong phú. Trong cuốn ―Khái luận tư tưởng của Mao 10
- Trạch Đông và hệ thống lý luận CHXH đặc sắc Trung Quốc‖ (Nhà xuất bản giáo dục Đại học, 2010) [69] cho thấy, trải qua những bối cảnh lịch sử phát triển khác nhau, các thế hệ lãnh đạo tiêu biểu của Trung Quốc đã kiên trì coi Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, không ngừng kế thừa, vận dụng những tư tưởng, quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiền nhiệm, kết hợp với việc đi sâu phân tích tình hình thực tiễn trong nước, nước ngoài và trong đảng, để có những đổi mới sáng tạo thích ứng với tình hình mới, làm r hơn câu trả lời xây dựng đảng như thế nào và làm thế nào để xây dựng đảng?. Đó là, về cơ bản đảng phải không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đảng lãnh đạo và quản lý đất nước theo pháp luật; giữ vững tính chất đảng là đội quân tiên phong và tôn chỉ là cầm quyền vì nhân dân, vì lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân; thúc đẩy toàn diện công tác xây dựng đảng, duy trì và phát huy tính tiên tiến của đảng. Cuốn ―Nghiên cứu về xây dựng văn hoá cầm quyền của ĐCS Trung Quốc‖ (Trần Nguyên Trung, 2012) [70] đã nhìn từ góc độ xây dựng văn hoá cầm quyền cho rằng, ĐCS Trung Quốc đã không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ và cầm quyền theo pháp luật, thể hiện trong các phương diện như: chú trọng học tập, sáng tạo, tăng cường nhận thức trong công tác tư tưởng, tổ chức, xây dựng tác phong cầu thị, giữ gìn bản chất tiên tiến và trong sạch của đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp trị XHCN đặc sắc Trung Quốc. Thêm vào đó, còn có nhiều nghiên cứu viết về tư tưởng, quan điểm, lý luận của từng thế hệ lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc về xây dựng đảng. Cụ thể như : Thứ nhất, nghiên cứu về tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông đến nay có một số bài viết tiêu biểu được đăng tải trên các tạp chí như: ―Tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông và gợi mở cho hiện nay‖ (Vương Hiểu Phàm, 2018) [115]; ―Sự kế thừa và phát triển tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông trong thời kỳ mới‖ (Chu Bảo Phong, 2017) [186], các tác giả đều cho rằng, tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông là sản vật ban đầu của Trung Quốc hóa lý luận xây dựng đảng của chủ nghĩa Mác, là một hệ thống lý luận khoa học đề cập đến các phương diện về xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức, xây dựng tác phong, v.v… và 11
- trong tình hình mới để đáp ứng yêu cầu tăng cường xây dựng đảng, thực hiện quản trị đảng nghiêm minh toàn diện cần phải kiên trì tư tưởng xây dựng đảng của Mao Trạch Đông, tiếp tục duy trì bản chất của người đảng viên ĐCS trong thời kỳ mới. Thứ hai, trong các nghiên cứu về tư tưởng xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình có bài viết: ―Nghiên cứu đặc trưng thời đại và những đóng góp mang tính sáng tạo trong lý luận xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình‖ (Diêu Hoàn, Kim Chiêu, 1998) [129] đã cho rằng, Chủ nghĩa Mác đương đại và lý luận xây dựng CNXH có đặc sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình là một hệ thống khoa học, tư tưởng xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình mang tính thời đại, tính thực tiễn, tính mở cửa mạnh mẽ, tư tưởng đó và lý luận xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc có mối quan hệ không thể tách rời. Các bài viết: ―Nghiên cứu về những đóng góp quan trọng trong lý luận xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình‖ (Trương Tự Hùng, 2010) [143]; ―Nghiên cứu tư tưởng xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình(1949-1978)‖ (Hoàng Viễn Thanh, 2015) [85] đã tổng kết đầy đủ bộ phận cấu thành quan trọng trong lý luận xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình bao gồm: xây dựng chính trị, tư tưởng, chế độ, tổ chức, tác phong, xây dựng đội ngũ cán bộ.Đặc trưng nhất trong tư tưởng xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình đó là nhấn mạnh ―tự đổi mới chính mình‖, thể hiện chủ yếu trong các phương diện về đường lối tư tưởng, phương thức lãnh đạo và sử dụng cán bộ, xây dựng chế độ, v.v... Thứ ba, về tư tưởng xây dựng đảng của Giang Trạch Dân dựa trên tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖. Đầu tiên phải kể đến cuốn: ―Cái gốc để xây dựng Đảng, nền tảng để cầm quyền, ngọn nguồn của sức mạnh‖ (Nxb Chính trị quốc gia, 2001) [3] và cuốn ―Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng tạo đổi mới trong xây dựng đảng cơ sở‖ (Đổng Liên Tường chủ biên, 2010) [15] đã cho rằng, trong điều kiện lịch sử mới, tư tưởng ―Ba đại diện‖ là lý luận khoa học từng bước giải đáp một cách sáng tạo vấn đề xây dựng một đảng như thế nào và làm thế nào để xây dựng đảng, thực sự thể hiện sự kiên trì với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và lý luận Đặng Tiểu Bình. Trong đó, kiên trì tính tiên tiến của Đảng là trọng tâm tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖, kiên trì xây dựng đảng vì dân, điều hành lãnh đạo 12
- vì dân là bản chất của tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖ . Bài viết: ―Phân tích sự tương đồng và khác biệt trong tư tưởng xây dựng đảng của Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân‖ (Vạn Sơn, Châu Vạn Xuân, 2012) [112] đã cho thấy sự kế thừa và đặc sắc riêng của Giang Trạch Dân về lý luận xây dựng đảng, Đặng Tiểu Bình chú trọng xây dựng chế độ của đảng còn Giang Trạch dân lại coi xây dựng đảng là công trình vĩ đại và nhấn mạnh thúc đẩy tổng thể, các phương diện trong xây dựng đảng đều phải phát triển hài hoà và tập trung lực lượng để giải quyết vấn đề căn bản. Bài viết: ―Bàn về nội dung chủ yếu trong tư tưởng xây dựng đảng của Giang Trạch Dân‖ (Hầu Đức Lân, 2001) [81] cho thấy, tư tưởng xây dựng đảng của Giang Trạch Dân là hệ thống khoa học hoàn chỉnh. Tư tưởng quan trọng ―Ba đại diện‖ cùng với ―Tam giảng‖ là hạt nhân của tư tưởng xây dựng đảng, không chỉ thể hiện được tư tưởng chỉ đạo, cương lĩnh cơ bản, mục tiêu xây dựng, cơ chế làm việc, xây dựng tác phong, đội ngũ cán bộ, dân chủ chính trị và tính tiên tiến của đảng mà còn cho thấy r đặc trưng mang tính thời đại, tính chiến lược và tính khoa học trong đó. Thứ tư, về tư tưởng xây dựng đảng của Hồ Cầm Đào dựa trên quan điểm phát triển khoa học. Từ sau khi Hội nghị Trung ương 4 ĐCS Trung Quốc khoá XVII đưa ra khái niệm ―khoa học hoá trong xây dựng đảng‖ và đưa ra đường lối thúc đẩy khoa học hoá trong xây dựng đảng là dùng lý luận khoa học để thực hiện xây dựng đảng và dùng chế độ khoa học để bảo đảm công tác xây dựng đảng, dùng phương pháp khoa học để thúc đẩy xây dựng đảng thì các học giả trong nước đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Tiêu biểu có bài viết: ―Khoa học hoá trong xây dựng đảng: Lý luận, chế độ và phương pháp‖ (Khâu Khánh Quốc, Diêu Hoàn, 2010) [189] đã cho rằng, thực hiện xây dựng đảng một cách khoa học có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường năng lực cầm quyền và xây dựng tính tiên tiến của đảng trong thời kỳ mới. Bài viết ―Bàn về hệ thống lý luận khoa học hoá xây dựng đảng‖ (Trương Thư Lâm, 2010) [139] cho rằng, xây dựng đảng một cách khoa học là đảm bảo đảng hoạt động theo qui luật, chế độ hoá các hoạt động của đảng để công tác xây dựng đảng đi vào qui trình và trạng thái hoạt động theo quĩ đạo. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay
177 p | 286 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
179 p | 244 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
171 p | 214 | 39
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - Những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận
27 p | 199 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
249 p | 26 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
12 p | 145 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay
182 p | 36 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
193 p | 75 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công tỉnh Quảng Bình
198 p | 33 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
285 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 53 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 168 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
27 p | 121 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Quan hệ chính trị Việt Nam-Lào từ năm 2012 đến nay
26 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn