intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam

Chia sẻ: Lê Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

127
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam nhằm làm sáng tỏ đặc điểm quặng hoá vàng gốc vùng Phước Sơn; lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc và các thành phần có ích đi kèm nhằm góp phần hoàn thiện phương pháp luận thăm dò trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br /> <br /> LÊ VĂN LƯỢNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG VÀNG GỐC VÙNG PHƯỚC SƠN - QUẢNG NAM<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT<br /> <br /> Hà Nội – 2014<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br /> <br /> LÊ VĂN LƯỢNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG VÀNG GỐC VÙNG PHƯỚC SƠN - QUẢNG NAM<br /> <br /> Ngành: Kỹ thuật Địa chất Mã số: 62520501<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS TRƯƠNG XUÂN LUẬN 2. PGS.TS NGUYỄN PHƯƠNG<br /> <br /> Hà Nội - 2014<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng Phước Sơn tỉnh Quảng Nam có cấu trúc địa chất phức tạp, biểu hiện khoáng sản khá phong phú; đặc biệt là vàng gốc. Kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác của Công ty vàng Phước Sơn trong những năm gần đây cho thấy vùng có tiềm năng lớn về vàng gốc với những biểu hiện khoáng hoá, điểm quặng, mỏ quặng có quy mô khác nhau, phân bố trong các trầm tích biến chất hệ tầng Núi Vú. Vấn đề nghiên cứu đặc điểm quặng hoá và lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc trong vùng chưa được quan tâm đúng mức. Để làm sáng tỏ đặc điểm quặng hoá vàng gốc; đặc biệt là việc lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng phù hợp, làm cơ sở định hướng cho công tác thăm dò, khai thác là nhiệm vụ cần thiết. Luận án dành học vị tiến sĩ Địa chất với đề tài “Nghiên cứu lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng Phước Sơn - Quảng Nam” được NCS lựa chọn nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu do thực tế đòi hỏi. 2. Mục tiêu của luận án Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm quặng hoá vàng gốc vùng Phước Sơn; Lựa chọn mô hình đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc và các thành phần có ích đi kèm nhằm góp phần hoàn thiện phương pháp luận thăm dò trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các thân quặng, đới khoáng hoá vàng gốc vùng Phước Sơn; đặc biệt là khu Đăk Sa. - Phạm vi nghiên cứu: vùng Phước Sơn thuộc huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. 4. Nội dung nghiên cứu - Thu thập, tổng hợp, hệ thống hoá, xử lý dữ liệu địa chất khoáng sản; nghiên cứu bổ sung thành phần vật chất quặng nhằm làm sáng tỏ đặc điểm quặng hoá vàng gốc trong vùng.<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Xác định các yếu tố khống chế quặng vàng gốc làm cơ sở phân vùng triển vọng, góp phần định hướng công tác thăm dò, đầu tư khai thác. - Nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất và đặc điểm biến đổi các thông số địa chất thân quặng chủ đạo phục vụ công tác thăm dò, đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng và các nguyên tố có ích đi kèm. - Khai thác ứng dụng hệ thông tin địa lý (GIS) và các phần mềm chuyên dụng đặc biệt là phần mềm Surpac 5.1 để xây dựng CSDL và đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng nghiên cứu. - Nghiên cứu lựa chọn mô hình nhận thức và phương pháp đánh giá tài nguyên, trữ lượng phù hợp kiểu quặng vàng gốc Phước Sơn. 5. Các phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, NCS sử dụng phối hợp các phương pháp sau: - Tổng hợp, xử lý tài liệu đã có, nghiên cứu bổ sung tài liệu địa chất khoáng sản; - Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chất khoáng sản dạng biểu bảng trên cơ sở ứng dụng phần mềm Surpac 5.1 và CSDL trong GIS để quản trị bản đồ số; - Nghiên cứu sử dụng các mô hình toán thống kê (một chiều, hai chiều), hàm cấu trúc (Variogram), hình học mỏ, mặt cắt địa chất để mô hình hoá đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc; - Nghiên cứu sử dụng phương pháp Kriging, nghịch đảo khoảng cách để tính trữ lượng, tài nguyên xác định và phương pháp tính thẳng theo thông số quặng hoá, phương trình hồi quy để dự báo tài nguyên chưa xác định. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học - Luận án đóng góp những cứ liệu bổ sung vào sự hiểu biết toàn diện hơn về thành phần vật chất quặng, đặc điểm quặng hoá và biến đổi không gian của các thông số địa chất thân quặng vàng gốc vùng nghiên cứu;<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện phương pháp luận thăm dò; trọng tâm là nghiên cứu lựa chọn các mô hình phù hợp để mô hình hoá và đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản vàng gốc vùng Phước Sơn đảm bảo độ tin cậy và là tài liệu tham khảo định hướng công tác tìm kiếm, thăm dò, đầu tư khai thác vàng gốc trong vùng. - Cung cấp cho cơ sở sản xuất hệ phương pháp nhằm nâng cao độ tin cậy trong đánh giá tài nguyên, trữ lượng; lựa chọn mạng lưới thăm dò phù hợp với kiểu quặng vàng gốc Phước Sơn và các vùng khác có điều kiện địa chất khoáng sản tương tự. 7. Những điểm mới của luận án - Vàng gốc vùng Phước Sơn thuộc kiểu thạch anh - sulfua đa kim vàng điển hình, có hai giai đoạn tạo khoáng với tổ hợp cộng sinh khoáng vật đặc trưng là thạch anh - pyrit II - vàng I và thạch anh - pyrotin II - vàng II galenit - sphalerit (có thể có electrum). - Hàm lượng Au và các nguyên tố đi kèm (Ag, Pb và Zn) trong các thân quặng vàng gốc vùng nghiên cứu có thể quy nạp về hàm phân bố loga chuẩn và giữa chúng có mối quan hệ tương quan thuận từ tương đối chặt chẽ đến chặt chẽ. - Đặc điểm biến đổi không gian của Au có thể mô hình hoá bằng hàm cấu trúc kiểu mô hình cầu, hàm lượng Au có tính biến đổi cục bộ và dị hướng yếu; về cơ bản có thể xem như đẳng hướng trong không gian. Đặc điểm này là luận cứ khoa học để sử dụng mạng lưới thăm dò hình vuông, hình tam giác đều, hình thoi đồng thời cho phép sử dụng phương pháp bình phương nghịch đảo khoảng cách để tính tài nguyên, trữ lượng vàng gốc vùng nghiên cứu.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0