Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận
lượt xem 22
download
Đề tài Luận án Tiến sĩ Địa chất chuyên ngành Cổ sinh và Địa tầng của học viên Phan Đông Pha "Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận" nhằm mục tiêu làm sáng tỏ đặc điểm địa tầng và xác lập lịch sử phát triển các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba và phụ cận phục vụ cho công tác điều tra, đánh giá, tìm kiếm khoáng sản và quy hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ. Sau đây là bản tóm tắt luận án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ- ĐỊA CHẤT Phan Đông Pha ĐỊA TẦNG VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH TẠO KAINOZOI ĐỚI ĐỨT GÃY SÔNG BA VÀ PHỤ CẬN Chuyên ngành: Cổ sinh và Địa tầng Mã số: 62.44.55.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Hà Nội – 2011
- Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa chất, Khoa Địa chất, Trường Đại học Mỏ- Địa chất. Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH Đặng Văn Bát Khoa Địa chất, Trường Đại học Mỏ- Địa chất 2. TS. Nguyễn Xuân Huyên Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phản biện 1: PGS.TS Phạm Huy Tiến Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS Đặng Văn Bào Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 3: TS. Đinh Văn Thuận Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Mỏ- Địa chất vào hồi: … giờ… ngày…. tháng…. năm 20….. Có thể tìm luận án tại: Thư viện Quốc gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ- Địa chất
- MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của luận án Đới đứt gãy (ĐĐG) Sông Ba có vị trí đặc biệt trong cấu trúc địa chất khu vực Nam Trung bộ. Đây là một ĐĐG lớn dạng địa hào nội lục có cấu trúc phức tạp, đồng thời ẩn chứa nhiều thông tin giá trị về lịch sử phát triển địa chất khu vực. Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ đo vẽ bản đồ địa chất ở các tỷ lệ khác nhau và tiến hành một số công trình nghiên cứu khái quát về cấu trúc tân kiến tạo, cổ sinh- địa tầng Kainozoi (KZ), tiềm năng khoáng sản,... khi nghiên cứu lãnh thổ Nam Việt Nam hoặc Nam Trung bộ. Bên cạnh những giá trị khoa học và thực tiễn đã đạt được, các công trình nói trên còn một số nội dung tồn tại chưa được giải quyết triệt để, trong đó nổi lên rõ nhất là sự phân chia khác biệt giữa các tác giả khác nhau về địa tầng KZ như: Số lượng các phân vị địa tầng, khối lượng và tuổi thành tạo địa chất của một số phân vị cụ thể, chưa có những nghiên cứu chi tiết về thành phần vật chất,… Chính các tồn tại này đang gây ra những khó khăn nhất định trong việc xác lập một thang địa tầng KZ thống nhất trên toàn ĐĐG Sông Ba, việc làm sáng tỏ lịch sử hình thành phát triển các thành tạo KZ ĐĐG này và một số vấn đề thực tế liên quan, đặc biệt là tiềm năng khoáng sản. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, NCS lựa chọn đề tài “Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận” làm luận án Tiến sĩ địa chất. 2- Mục tiêu của luận án: Mục tiêu của luận án là làm sáng tỏ đặc điểm địa tầng và xác lập lịch sử phát triển các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba và phụ cận phục vụ cho công tác điều tra, đánh giá, tìm kiếm khoáng sản và quy hoạch khai thác hợp lý lãnh thổ. 3- Nội dung nghiên cứu của luận án: Nội dung nghiên cứu luận án giải quyết 3 vấn đề chính: (1) Phân chia, liên kết địa tầng và xác lập thang địa tầng KZ thống nhất trên toàn ĐĐG Sông Ba; (2) Nghiên cứu làm sáng tỏ lịch sử phát triển các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba; (3) Nghiên cứu, xác lập mối liên quan của khoáng sản với các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba. 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các thành tạo trầm tích, trầm tích- phun trào KZ khu vực ĐĐG Sông Ba. Phạm vi nghiên cứu là ĐĐG Sông Ba phân bố trên địa bàn các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Phú Yên. 5- Các điểm mới của luận án 5.1- Phân chia chi tiết và xây dựng một thang địa tầng thống nhất các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba; trong đó, đã xác lập được một phân vị địa tầng mới là hệ tầng Buôn Tu (N2 bt) có tuổi Pliocen. 5.2- Đã phân chia lịch sử phát triển các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba làm các giai đoạn: Paleocen- Eocen, Oligocen- Miocen và Pliocen- Đệ tứ. 5.3- Đã xác lập mối liên quan của khoáng sản với vị trí địa tầng, tướng trầm
- tích, đặc điểm địa hình- địa mạo của các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba. 6- Các luận điểm bảo vệ 6.1- Luận điểm 1: Các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba gồm 23 phân vị địa tầng có tuổi từ Miocen giữa đến hiện đại. Trong đó, hệ tầng Buôn Tu có tuổi Pliocen (N2 bt) phân bố ở các trũng Ayun Pa và Krông Pa với sự có mặt của vật liệu núi lửa, tảo Diatomeae là hệ tầng mới được xác lập. 6.2- Luận điểm 2: Lịch sử phát triển các thành tạo địa chất của ĐĐG Sông Ba trong KZ gồm 3 giai đoạn: (1) Paleocen- Eocen: Hoạt động bóc mòn mạnh mẽ và magma xâm nhập tích cực; (2) Oligocen- Miocen: Chuyển tiếp từ bóc mòn xâm thực sang tích tụ trầm tích lục địa chứa than ở các trũng Ayun Pa và Krông Pa; (3) Pliocen- Đệ tứ: Hình thành các bồn tích tụ trầm tích lục địa- phun trào ở Pleiku và Kon Tum và mở rộng các trũng Ayun Pa, Krông Pa trong điều kiện hoạt động phun trào bazan mạnh mẽ. Trũng Tuy Hòa hình thành vào Pleistocen sớm và được lấp đầy bởi các thành tạo trầm tích nguồn gốc lục địa- biển. 7- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: (1) Kết quả của luận án làm sáng tỏ đặc điểm thành phần vật chất, đặc điểm địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba; góp phần luận giải lịch sử hình thành và phát triển ĐĐG Sông Ba nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung; (2) Hướng nghiên cứu và phương pháp tiếp cận của luận án còn là cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu các bồn trũng KZ hình thành dọc các đới đứt gãy khác ở nước ta. Ý nghĩa thực tiễn: (1) Kết quả nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho công tác điều tra, đánh giá và tìm kiếm khoáng sản liên quan đến các thành tạo KZ; (2) Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu đáng tin cậy cho công tác nghiên cứu địa chất, địa chất thuỷ văn- địa chất công trình, địa chất môi trường. Kết quả của luận án còn là cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch và khai thác hợp lý lãnh thổ theo hướng phát triển bền vững. 8- Cơ sở tài liệu của luận án: Luận án được xây dựng trên cơ sở các kết quả do NCS trực tiếp khảo sát, đo vẽ ngoài thực địa; phân tích, xử lý ở trong phòng từ năm 1988 đến nay; bao gồm: (1) Các tài liệu đo vẽ khảo sát của NCS trực tiếp thực hiện; (2) Các kết quả nghiên cứu do NCS chủ trì thực hiện hoặc tham gia đã công bố (9 bài báo, 3 bài Hội nghị khoa học, 7 đề tài các cấp và luận văn thạc sỹ địa chất của chính NCS); (3) Các kết quả phân tích và thiết đồ lỗ khoan lưu trữ thu thập được; (4) Tham khảo các báo cáo lưu trữ khác liên quan. 9- Cấu trúc của luận án: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 5 chương, được trình bày trong 137 trang đánh máy, gồm 22 hình, 7 bảng, 44 ảnh minh họa. 10- Lời cảm ơn: Luận án được thực hiện và hoàn thành tại Bộ môn Địa chất, Khoa Địa chất, Trường Đại học Mỏ- Địa chất, dưới sự hướng dẫn tận tình, có hiệu quả của GS.TSKH Đặng Văn Bát và TS. Nguyễn Xuân Huyên. Trong thời gian thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, góp ý và giúp đỡ nhiệt
- tình của Ban Lãnh đạo và các nhà địa chất thuộc nhiều đơn vị khác nhau. Nhân dịp này, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ quý báu của các cá nhân và tập thể nêu trên. NỘI DUNG LUẬN ÁN Chương 1- TỔNG QUAN VỀ ĐỚI ĐỨT GÃY SÔNG BA 1.1- Điều kiện tự nhiên 1.1.1- Đặc điểm địa lý tự nhiên 1.1.1.1- Vị trí địa lý: Đới đứt gãy Sông Ba nằm trong phạm vi các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Phú Yên, với diện tích khoảng 10.500km2. Đới đứt gãy kéo dài 280km theo phương Tây Bắc- Đông Nam (TB-ĐN), từ Đắk Tô xuống Tuy Hoà. 1.1.1.2- Đặc điểm địa hình: Gồm 4 dạng địa hình: Núi, cao nguyên, đồng bằng ven biển và thung lũng. Địa hình biến đổi phức tạp, bị chia cắt mạnh và liên tục thay đổi, có xu hướng thấp dần về phía nam và nghiêng dần về phía đông. 1.1.1.3- Đặc điểm thuỷ văn: Mạng thuỷ văn của vùng nghiên cứu thuộc lưu vực sông Ba ở phía nam và sông Sê San ở phía bắc ĐĐG. 1.1.1.4- Đặc điểm khí hậu: Vùng nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 1.1.1.5- Đặc điểm lớp phủ thực vật: Nhìn chung, diện tích rừng tự nhiên vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng chất lượng rừng thấp, nhiều nơi rừng bị khai thác kiệt quệ. 1.1.2- Đặc điểm địa chất 1.1.2.1- Địa tầng: Địa tầng trước Kainozoi gồm đá phiến kết tinh Tiền Cambri, các thành tạo lục nguyên biến chất, trầm tích lục nguyên và trầm tích phun trào từ axit đến trung tính có tuổi từ Cambri đến Kreta. Địa tầng Kainozoi bao gồm các thành tạo trầm tích lục địa chứa than HT Sông Ba (N13 sb), trầm tích- phun trào xen sinh hóa HT Kon Tum (N2 kt); phun trào bazan HT Túc Trưng (βN2-Q11 tt); các thành tạo trầm tích Đệ tứ bở rời có nhiều nguồn gốc và thành phần khác nhau, phân bố ở khu vực đồng bằng Tuy Hoà và dọc các thung lũng sông, suối lớn. Ngoài ra, còn có các thành tạo bazan thuộc HT Xuân Lộc (βQ12 xl). 1.1.2.2- Magma xâm nhập: Trên vùng nghiên cứu, các phức hệ (PH) xâm nhập có thành phần từ siêu mafic đến axit- á kiềm, tuổi từ Proterozoi sớm đến Paleogen. Các thành tạo magma KZ dưới dạng các đai mạch granit porphyr, granosyenit porphyr, granit granophyr và felsit porphyr của PH Phan Rang (γπΕ pr); hoặc điabas, gabrođiabas, gabrođiorit porphyrit của PH Cù Mông (νΕ cm). 1.1.2.3- Kiến tạo: ĐĐG Sông Ba gồm 2 đứt gãy chính chạy song song nhưng so le nhau. Đứt gãy chính thứ nhất nằm ở phía tây nam, chạy từ Sa Thầy đến Sông Hinh theo phương TB-ĐN, dài 260km. Đứt gãy chính thứ hai nằm ở phía đông bắc chạy từ Ngọc Hồi đến Ayun Pa theo phương TB-ĐN, dài 160km, rồi chuyển sang phương AVT chạy ra đến bờ biển ở Tuy Hoà, dài 120km. Đứt gãy ở phía đông bắc nghiêng về phía tây nam với góc cắm khoảng 60-70o; đứt gãy ở phía tây nam nghiêng về phía đông bắc với góc cắm khoảng 70-80o. ĐĐG Sông Ba có cấu trúc dạng địa
- hào, được lấp đầy các trầm tích Neogen- Đệ tứ. ĐĐG Sông Ba hoạt động trong 2 pha kiến tạo trong Neogen- Đệ tứ: Pha sớm (Miocen) diễn ra trong bối cảnh động lực nén ép ngang phương AVT, hoạt động trượt bằng trái- thuận là chủ yếu; pha muộn (Pliocen- Đệ tứ) diễn ra trong bối cảnh nén ép ngang phương AKT, hoạt động trượt bằng phải- thuận là chủ yếu, đoạn đầu cuối phía đông có phương AVT hoạt động trượt bằng phải- nghịch. 1.1.3- Đặc điểm địa mạo 1.1.3.1- Đặc điểm hình thái địa hình: Trên địa hình, ĐĐG Sông Ba vừa là dải trũng thung lũng giữa núi hình thành bởi tập hợp các dạng địa hình đồng bằng tích tụ thềm, bãi bồi, nón phóng vật và đồi, núi sót, vừa là dải địa hình cao nguyên phun trào bazan trẻ. Bên trong ĐĐG, địa hình tích tụ gồm chủ yếu là bãi bồi, thềm và các nón phóng vật của các thung lũng sông Ia Sir, Krông Pô Kô, Ayun và sông Ba. Cao nguyên bazan có dạng đồi lượn sóng thoải được cấu tạo bởi phun trào bazan Pliocen- Đệ tứ. Hai bên rìa ĐĐG chủ yếu phân bố địa hình núi bóc mòn- xâm thực. 1.1.3.2- Đặc điểm kiến trúc- hình thái các trũng Kainozoi: Dọc theo ĐĐG Sông Ba hình thành chuỗi các hố sụt KZ; từ trên xuống bao gồm: Kon Tum, Pleiku, Ayun Pa, Krông Pa và Tuy Hòa. Đặc điểm hình thái- cấu trúc các trũng KZ có sự khác biệt về kích thước, hình thái và cấu trúc. Các thành tạo biến chất kết tinh, trầm tích lục nguyên, phun trào và xâm nhập có tuổi từ Tiền Cambri tới Mesozoi lộ liên tục ven rìa và đáy các trũng. 1.2- Lịch sử nghiên cứu địa chất Kainozoi Lịch sử nghiên cứu địa chất KZ ĐĐG Sông Ba gắn liền với lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực Nam Trung bộ, có thể chia làm hai giai đoạn: - Giai đoạn trước 1975: Các nhà địa chất Pháp mới chỉ khắc hoạ những nét cơ bản về cấu trúc và phân chia sơ bộ một số thành tạo địa chất trước KZ. Các nghiên cứu của Colani M. (1919), Saurin E. (1935) đề cập đến sự có mặt của các thành tạo Neogen ở Nam Trung bộ. Fromaget J. (1937), Saurin E. (1956) mô tả và phân chia sơ bộ các thành tạo Đệ tứ. - Giai đoạn sau 1975: Sau năm 1975, công tác nghiên cứu địa chất KZ gắn liền với các công trình đo vẽ bản đồ địa chất ở các tỷ lệ khác nhau. Tuy còn tồn tại khác nhau về khối lượng và tuổi địa chất, nhưng căn bản đã có sự định hình về địa tầng KZ vùng nghiên cứu. Fontaine H. (1978) xác định sự có mặt của các thành tạo Paleogen-Neogen vùng Di Linh. Nguyễn Địch Dỹ, Nguyễn Xuân Bao, Đỗ Công Dự (1980) từ các kết quả nghiên cứu các thành tạo Neogen Nam Trung bộ và tập hợp bào tử phấn hoa (BTPH) đã đề xuất thang địa tầng trong khu vực. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các phức hệ cổ thực vật Trịnh Dánh đã xác lập các HT Sông Ba, HT Kon Tum. Các tác giả Atlas địa tầng Việt Nam (1982) đã đưa ra sơ đồ liên kết địa tầng các thành tạo Paleogen- Neogen dựa trên phân tích tướng- trầm tích. Nguyễn Địch Dỹ (1987) đã đưa ra sơ đồ phân chia và đối sánh các thành tạo KZ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về
- vi cổ sinh có các công trình nghiên cứu về BTPH của Nguyễn Địch Dỹ…; về Diatomeae của Đào Thị Miên, Đặng Đức Nga,… về Foraminifera của Nguyễn Ngọc,… Ngoài ra, Nguyễn Đức Thái (1988) cũng đã xác lập điệp Cheo Reo có tuổi Miocen (N1 cr) và liên hệ địa tầng trầm tích Neogen khu vực bắc Tây Nguyên… Hiện đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tuổi hình thành trầm tích KZ ĐĐG Sông Ba. HT Sông Ba được Trịnh Dánh, Trần Tính, Vũ Khúc, Tống Duy Thanh… xếp vào tuổi Miocen muộn (N13) dựa theo hóa đá thực vật và BTPH. Năm 1982, các tác giả đề án Atlas địa tầng Việt Nam, phần thấp của HT Di Linh đã được xếp vào HT Phú Túc vào tuổi Miocen giữa (N12). Trong “Các phân vị địa tầng Việt Nam” do Tống Duy Thanh, Vũ Khúc (2006) chủ biên, HT Sông Ba được xếp vào tuổi Oligocen (E3) còn HT Kon Tum được xếp vào Miocen (N1). Trong “Địa chất và Tài nguyên Việt Nam” năm 2009, Trần Văn Trị và Vũ Khúc đã xác nhận lại tuổi Miocen muộn của HT Sông Ba (N13 sb) và Pliocen của HT Kon Tum (N2 kt). Trong đo vẽ bản đồ địa chất, các phân vị địa tầng Đệ tứ đã được các tác giả phân chia khá chi tiết và xác lập mối quan hệ giữa chúng với các bậc thềm sông trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong việc phân chia giữa các nhóm tờ khác nhau về khối lượng, tuổi thành tạo. Các thành tạo Đệ tứ khu vực Tuy Hoà còn được nghiên cứu qua các công trình của Nguyễn Địch Dỹ (1995), Trịnh Nguyên Tính và Vũ Văn Vĩnh (1998), Ngô Quang Toàn (2000),.. Các phân vị địa tầng Đệ tứ đã được phân chia trên cơ sở gắn liền với các chu kỳ trầm tích trong Đệ tứ. Tóm lại, các nghiên cứu trước đây mặc dù đã đạt được nhiều thành công, nhưng còn một số vấn đề tồn tại: Các phân vị địa tầng KZ chưa có sự thống nhất về khối lượng, về tuổi; giữa các tác giả và giữa các nhóm tờ; nghiên cứu về thành phần vật chất, tướng trầm tích, chu kỳ tích tụ trầm tích,... còn thiếu chi tiết. Chương 2- PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1- Phương pháp luận 2.1.1- Khái niệm chung về địa tầng học: “Địa tầng học là khoa học về các lớp đá, không chỉ quan tâm đến trình tự ban đầu và quan hệ về tuổi của các thể đá mà còn quan tâm đến sự phân bố, thành phần thạch học, tập hợp hoá thạch và các tính chất địa vật lý, địa hoá- tức là tất cả các đặc tính và thuộc tính có thể theo dõi được của các thể đá và ý nghĩa của chúng về mặt môi trường, kiểu nguồn gốc và lịch sử địa chất”. 2.1.1.1- Cơ sở lý luận về thạch địa tầng: Trong luận án, NCS sử dụng hệ thống phân loại thạch địa tầng để phân chia địa tầng các thành tạo KZ. a- Khái niệm: Phân vị thạch địa tầng là một tập hợp các lớp đá có cùng một đặc điểm thạch học hoặc một tổ hợp các loại đá có thành phần thạch học tương tự nhau có thể dễ dàng phân biệt với các tập hợp đá khác trong mặt cắt địa chất ngoài thực địa. Như vậy, phân vị thạch địa tầng có thể chỉ gồm một trong các loại đá trầm tích, nguồn núi lửa, biến chất hoặc tổ hợp của các loại đá đó cho dù chúng còn bở rời hay đã bị gắn kết. Việc xác lập phân vị thạch địa tầng có thể áp dụng cho tất cả các
- loại đá phân lớp có tuổi từ Tiền Cambri đến Đệ tứ. b- Hệ thống phân loại: Hệ thống cấp bậc từ lớn đến nhỏ của các phân vị thạch địa tầng gồm: loạt, hệ tầng, tập, lớp (hệ lớp); trong đó, hệ tầng là phân vị cơ bản của hệ thống phân loại thạch địa tầng. Ở nước ta, đối với trầm tích Đệ tứ, các phân vị địa tầng được phân chia dựa trên tuổi và nguồn gốc. Nhiều kiểu nguồn gốc được các tác giả xếp vào phân vị “Trầm tích” với nguồn gốc đi kèm có hàm ý coi như là một phân vị thạch địa tầng, tương đương với phân vị “Hệ tầng”. c- Nguyên tắc phân chia: Trong luận án này NCS sử dụng nguyên tắc phân chia các phân vị địa tầng trầm tích theo nguyên tắc nguồn gốc và tuổi: Các thành tạo trầm tích cùng nguồn gốc và tuổi được xếp vào cùng một phân vị. Các thành tạo cùng tuổi nhưng khác nguồn gốc và ngược lại, cùng nguồn gốc nhưng khác tuổi thì được xếp vào các phân vị địa tầng riêng biệt. Quy tắc xác lập và đặt tên một phân vị địa tầng mới được xác định rõ trong Chương 6 của Quy phạm địa tầng Việt Nam năm 1994. 2.1.1.2- Cơ sở lý luận về thời địa tầng a- Khái niệm: Phân vị thời địa tầng là các thể địa chất gồm các đá được thành tạo trong một thời gian địa chất xác định của lịch sử thành tạo vỏ trái đất. Bản chất của phân vị thời địa tầng là dựa trên tiêu chuẩn về thời gian thành tạo phân vị mà không căn cứ vào thành phần đá và bề dày của nó ở các địa phương khác nhau. Giới hạn trên và dưới là các bề mặt ranh giới đẳng thời. b- Hệ thống phân loại: Theo Quy phạm địa tầng Việt Nam, hệ thống cấp bậc các phân vị thời địa tầng quốc tế với các cặp tương ứng giữa địa tầng và địa thời như sau: Liên giới- Liên đại, Giới- Đại, Hệ- Kỷ, Thống- Thế, Bậc- Kỳ, Đới- Thời. Đối với thời địa tầng khu vực có các cặp tương ứng là: Bậc- Kỳ và Hệ lớp- Thời. c- Nguyên tắc phân chia: Cơ sở để xác lập ranh giới giữa phân vị thời địa tầng trong KZ: Đặc điểm cổ sinh; đặc điểm thạch học trầm tích; đặc điểm địa mạo- tân kiến tạo; đặc điểm cổ khí hậu,... NCS sử dụng thang địa tầng có các điểm cần lưu ý sau: Ranh giới giữa các hệ Neogen và Đệ tứ là 1,806 triệu năm; giữa các thống Pleistocen và Holocen là 11.700 năm. Thống Pleistocen gồm 3 phụ thống: Dưới (Q11), giữa (Q12), trên (Q13) với các ranh giới tương ứng giữa chúng là 700.000 năm, 125.000 năm. Thống Holocen gồm 3 phụ thống: Dưới (Q21), giữa (Q22), trên (Q23). Ranh giới giữa Q21 với Q22 là 6.000 năm, giữa Q22 với Q23 là 3.000 năm. 2.1.2- Giai đoạn và phụ giai đoạn phát triển các thành tạo Kainozoi Các thành tạo Kanozoi trong khu vực ĐĐG Sông Ba bao gồm các thành tạo trầm tích, trầm tích- phun trào và các thành tạo magma xâm nhập có tuổi Kainozoi. Lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi được hiểu là lịch sử phát triển các hoạt động magma (xâm nhập và phun trào) và các hoạt động tích tụ trầm tích trong khu vực. Lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi ĐĐG Sông Ba được phân chia thành các giai đoạn (GĐ) và phụ giai đoạn (PGĐ).
- - GĐ phát triển được giới hạn bởi các khoảng thời gian khởi đầu và kết thúc các hoạt động magma và tích tụ trầm tích có tính chất khu vực rộng lớn. GĐ được biểu hiện ở sự hình thành các thành tạo magma xâm nhập, phun trào bazan, các bề mặt bất chỉnh hợp địa tầng và các bề mặt san bằng có quy mô lớn. Các GĐ thường diễn ra trên nền một chế độ địa động lực nhất định và về cơ bản ít thay đổi trong khoảng thời gian đó. Một GĐ phát triển các thành tạo Kainozoi có thể gồm một hoặc nhiều PGĐ. - PGĐ phát triển được giới hạn bởi các khoảng thời gian khởi đầu và kết thúc các hoạt động magma và tích tụ trầm tích có tính chất địa phương. Các hoạt động magma và tích tụ trầm tích trong các PGĐ thường diễn ra không đồng nhất trong không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố địa động lực địa phương. Các GĐ và PGĐ bao gồm một hay nhiều thời kỳ phát triển. Mỗi thời kỳ phát triển tương ứng với khoảng thời gian thành tạo một phân vị địa chất Kainozoi (phức hệ magma, hệ tầng hoặc tập thạch địa tầng). Mỗi thời kỳ thành tạo có những đặc điểm riêng về điều kiện cổ địa lý, đặc điểm bồn tích tụ, cổ khí hậu, cổ môi trường,... 2.2- Phương pháp nghiên cứu Địa tầng KZ ĐĐG Sông Ba được phân chia các phân vị thạch địa tầng dựa trên nguyên tắc nguồn gốc và tuổi nên các phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất và tướng trầm tích là các phương pháp chủ đạo. NCS đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: (1) Phương pháp mô tả nghiên cứu thực địa; (2) Phương pháp nghiên cứu thành phần thạch học; (3) Phương pháp phân tích thành phần độ hạt; (4) Phương pháp phân tích thành phần khoáng vật; (5) Phương pháp phân tích tướng trầm tích; (6) Phương pháp phân tích cổ sinh; (7) Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối; (8) Phương pháp liên kết đối sánh địa tầng; (9) Phương pháp phân tích địa mạo. Chương 3- ĐỊA TẦNG KAINOZOI ĐỚI ĐỨT GÃY SÔNG BA Các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba phân bố chủ yếu trong các trũng tích tụ phân bố dọc theo ĐĐG, từ trên xuống gồm: Kon Tum, Pleiku, Ayun Pa, Krông Pa và trũng ven biển Tuy Hòa. Địa tầng KZ ĐĐG Sông Ba bao gồm 23 phân vị địa tầng có tuổi từ Miocen giữa- muộn đến hiện đại; được mô tả theo trật tự của thang địa tầng như sau: Hệ Neogen Các trầm tích Neogen phân bố ở các trũng Krông Pa, Ayun Pa, Pleiku và Kon Tum; bao gồm các phân vị địa tầng sau: Thống Miocen, Phụ thống Miocen giữa-trên Hệ tầng Sông Ba (N12-3 sb) phân bố tại các trũng Krông Pa và Ayun Pa. Mặt cắt của HT được xác định qua các lỗ khoan LK1- Enreca ở Phú Cần, LKC70 ở Phú Thiện, LK314 ở Ayun Pa và các mặt cắt suối Ea Rsai, cầu Lệ Bắc, sông Cà Lúi, suối Ea Thul. Mặt cắt HT Sông Ba gồm 2 tập, từ dưới lên gồm: - Tập 1: Xen kẽ dạng nhịp giữa cuội kết các cỡ hạt với sạn kết và cát kết có chứa các thấu kính sét bột kết màu xám trắng, xám xanh xen ít xám nâu ở ven rìa
- chuyển sang cát kết chứa các ổ và thấu kính cát thô xen kẽ với sét- bột, sét kết màu xám xanh và các lớp than nâu ở trung tâm vùng trũng. Dày từ vài chục m tới 150m. Chứa phong phú các di tích thực vật và BTPH. - Tập 2: Cát sạn kết chứa các thấu kính cuội kết, cát kết, cát bột kết, sét kết xen kẽ các lớp than nâu phân bố dạng nhịp. Đá có màu xám trắng chuyển lên xám xanh, xám vàng và loang lổ ở cuối một số nhịp. Càng lên trên thành phần mịn trong nhịp càng dày, nhiều nơi chứa các lớp sét than và các thấu kính than nâu. Dày từ 50- 250m. Chứa phong phú di tích thực vật và BTPH. Trịnh Dánh đã xác định được 2 phức hệ thực vật, từ dưới lên: Quercus- Laurus vetusta- Ficus beauveriei và Ficus beauveriei- Dipterocarpus- Cassia phaseolites tiêu biểu cho thực vật rừng cận nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới nóng ẩm, có tuổi N13. Nguyễn Địch Dỹ (1987) đã xác định được một phức hệ BTPH tuổi N12-3. HT Sông Ba phủ không chỉnh hợp trên trên các thành tạo trước KZ và được HT Buôn Tu tuổi Pliocen nằm không chỉnh hợp lên trên. Thống Pliocen Bao gồm HT Buôn Tu và HT Kon Tum, trong đó HT Buôn Tu mới được NCS xác lập trong luận án này. Hệ tầng Buôn Tu (N2 bt) được NCS xác lập trên cơ sở tách khối lượng tập 3 chứa tuf, Diatomeae, trepen và bentonit của HT Sông Ba được NCS mô tả trước đây. HT Buôn Tu phân bố ở các trũng Krông Pa, Ayun Pa và diện nhỏ ở Củng Sơn. Có thể gặp chúng tại các mặt cắt Buôn Tu, đèo Chư Sê,... và trong các lỗ khoan LK1- Enreca, LK390, LK755,... vùng Krông Pa hay các lỗ khoan LKC70, LK1, LK4, ... vùng Ayun Pa. Mặt cắt chung của HT Buôn Tu gồm 3 tập từ dưới lên: - Tập 1: Cuội kết, sạn kết xen cát kết chứa cuội hạt nhỏ màu xám trắng chuyển lên trên là cát kết lẫn sạn sỏi nhỏ, bột sét kết luân phiên xen kẽ nhau dạng nhịp. Trong trầm tích chứa nhiều vật liệu tuf núi lửa, sét chứa bentonit đến các thấu kính bentonit, lớp mỏng sét than, than nâu. Dày 5-10m đến 200m (tại LK1- Enreca). - Tập 2: Bột kết, sét kết, sét điatomit- trepen màu xám xanh, xanh đen hoặc nâu xen kẹp các vỉa than nâu; đôi chỗ xen kẹp các lớp cát sạn kết; chuyển lên trên là cát sạn kết màu xám tro, xám xanh xen kẹp các lớp cát kết, bột kết tuf, sét bột kết tuf. Chứa Diatomeae, nhiều BTPH và Tảo nước ngọt. Dày từ 30-60m. - Tập 3: Cuội kết, cát sạn kết, cát kết, bột kết màu nâu vàng, sét bột kaolin màu xám trắng, sét kết xám xanh, xám nâu, loang lổ cấu tạo dạng nhịp, chứa nhiều vết in lá cây. Đá chứa các kết hạch, kết vón vôi silic và dấu vết hoạt động của sinh vật. Các vết in lá cây thuộc phức hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới ôn hòa có khoảng tuổi Neogen cùng các dạng BTPH và ít Tảo thuộc môi trường lục địa. Dày từ 10m đến 30m. Tuổi Pliocen của HT được xác định dựa vào tuổi của phức hệ thực vật Quercus advena- Ficus beauveriei do Trịnh Dánh thu thập được ở khu vực bản Ai Nu và Tảo Diatomeae gồm: Auracosira granulata, A. islandica, A. praegranulata, A. cf.
- jouseana. HT Buôn Tu nằm không chỉnh hợp trên tập 2 của HT Sông Ba và các thành tạo cổ hơn trong khu vực. HT Buôn Tu bị phun trào bazan HT Túc Trưng và Xuân Lộc phủ không chỉnh hợp lên trên. Hệ tầng Kon Tum (N2 kt) phân bố rộng rãi ở trũng Kon Tum và các diện nhỏ ở trũng Pleiku. Tại trũng Pleiku, trầm tích của HT bị phủ dưới lớp phủ bazan KZ dày từ hàng chục đến hàng trăm mét. Mặt cắt HT gồm: - Tập 1: Cuội sạn kết, cát kết đa khoáng màu xám; chuyển lên trên là cát kết, sạn kết thạch anh. Tại một số nơi có xen kẹp các lớp mỏng bazan đặc sít, bazan lỗ hổng và tuf của chúng. Chiều dày tập từ 8-10m đến 60m. Chứa di tích thực và động vật thân mềm. Phức hệ thực vật Quercus advena- Ficus beauveriei thuộc kiểu rừng cận nhiệt đới ôn hòa. Phức hệ tảo silic Melosira- Cyclotella môi trường nước ngọt có tuổi N21. - Tập 2: Sét kết màu xám đen, xám xanh, chuyển lên trên có màu vàng nghệ, có chứa điatomit, phân lớp nằm ngang, nén ép cứng; đôi chỗ chứa lớp mỏng sét bentonit màu xám xanh. Dày từ 5-10m đến 60-70m. Chứa phong phú tảo Diatomeae và hóa thạch lá cây. Phức hệ thực vật Arbutus elegans kiểu rừng ôn hòa nửa khô hạn. Phức hệ tảo silic Melosira- Stephanodiscus ưa kiềm sống trong môi trường ngọt- lợ tuổi N22. - Tập 3: Sét, sét bột kết màu xám vàng loang lổ, xen lớp mỏng cát sạn kết, sét kaolin pha cát, nén ép khá cứng. Chuyển lên trên là bột sét kết, cát sạn kết bị laterit hóa, gắn kết chắc. Dày từ 5-7m đến 15-20m. Chứa BTPH, tảo silic và ít tảo không rõ nguồn. Các dạng thực vật thuộc kiểu rừng cận nhiệt đới nóng ẩm. Phức hệ tảo silic Melosira- Eunotia sống trong môi trường nước ngọt, tuổi N23. HT Kon Tum phủ lên trên đá cổ trước Kainozoi và bị bazan HT Túc Trưng và các thành tạo trầm tích Đệ tứ bở rời phủ lên trên. Thống Pliocen - Thống Pleistocen, phụ thống dưới Hệ tầng Túc Trưng (βN2-Q11 tt): Có diện lộ và chiếm khối lượng lớn trong các thành tạo KZ khu vực ĐĐG Sông Ba. Gồm 2 kiểu mặt cắt: *Kiểu mặt cắt phun trào được phát hiện tại lỗ khoan LK121 ở Trà Bá. Mặt cắt gồm 4 tập tương ứng với 4 pha hoạt động của núi lửa: (1) Tập 1: Dăm kết núi lửa màu xám, cấu tạo khối xen kẽ các lớp bazan đặc sít và bazan lỗ hổng. Phần trên cùng đã bị phong hoá; dày 40,7m. (2) Tập 2: Dăm kết núi lửa màu xám đến xám sẫm, cấu tạo khối xen kẽ với bazan đặc sít. Phần trên bị phong hoá yếu; dày 61,2m. (3) Tập 3: Bazan đặc sít màu xám tro, cấu tạo khối rắn chắc. Phần trên dày bị phong hoá thành sét màu nâu đỏ; dày 119,1m. (4) Tập 4: Bazan lỗ rỗng chuyển lên bazan đặc sít màu xám, cấu tạo khối rắn chắc. Phần trên cùng bị phong hoá thành bột- sét; dày 29,3m. Bề dày chung của HT tại lỗ khoan LK121 là 250,3m. Hệ tầng phủ trực tiếp lên HT Kon Tum. Ranh giới trên chuyển lên bazan HT Xuân Lộc. *Kiểu mặt cắt phun trào xen trầm tích phân bố trong các bồn tích tụ nhỏ được ghi nhận tại lỗ khoan LK116 ở Biển Hồ. Mặt cắt từ dưới lên gồm: (1) Tập 1: Bazan lỗ
- hổng màu xám đen xen kẹp bazan đặc sít, rắn chắc; phần trên bị phong hoá thành sét bột nâu đỏ; dày 58,5m. (2) Tập 2: Bazan đặc sít màu xám đen, dạng khối rắn chắc; dày 13,3m. (3) Tập 3: Sét kết màu xám tro phân lớp mỏng, gắn kết yếu; phần trên là cát kết thạch anh hạt nhỏ đến thô, gắn kết yếu; dày 27,5m. (4) Tập 4: Bazan đặc sít màu xám đen, rắn chắc; chuyển lên trên là bazan lỗ hổng màu xám nâu; phần trên cùng bị phong hoá; dày 90m. HT Túc Trưng phủ không chỉnh hợp thành tạo cổ hơn và bị HT Xuân Lộc phủ lên trên. Kết quả phân tích BTPH trong sét bột kết xen kẹp ở Bàu Cạn cho tuổi Pliocen. Giá trị tuổi tuyệt đối của HT tại An Phú là 2,1 triệu năm và Chư Sê là 1,58 và 1,75 triệu năm ứng với Pliocen- Pleistocen sớm. Hệ Đệ tứ Bao gồm 2 nhóm nguồn gốc khác nhau: Nhóm tướng chuyển tiếp lục địa- biển ở trũng Tuy Hoà và nhóm tướng lục địa ở các trũng còn lại. Thống Pleistocen Phụ thống Pleistocen dưới- giữa Trầm tích sông (a,apQ11-2) phân bố ở ven rìa các trũng Krông Pa, Ayun Pa và Kon Tum; gồm 2 kiểu mặt cắt: * Kiểu mặt cắt trầm tích sông phân bố tại trũng Krông Pa và Ayun Pa. Mặt cắt chung từ dưới lên gồm: (1) Tập dưới: Cuội, tảng, sạn sỏi, cát màu xám vàng loang lổ; dày 0,8-1,5m. Phủ trực tiếp lên trên các thành tạo trước Đệ tứ. (2) Tập giữa: Sạn sỏi, cát màu xám nâu, đôi chổ bị laterit hóa gắn kết cứng chắc; dày 0,1-0,4m. (3) Tập trên: Cát, bột lẫn sạn sỏi gắn kết chặt, màu vàng nâu loang lổ; dày 0,5-1m. Bề dày chung của trầm tích 0,5-5m. Trong cát bột của tập trên tại Chư Đe Hô, Ayun Pa có chứa BTPH. * Kiểu mặt cắt trầm tích sông- lũ phân bố ở trũng Kon Tum, mặt cắt từ dưới lên gồm: (1) Tập dưới: Cuội sạn sỏi đa khoáng, kích thước 1-10cm, chuyển lên cát thô, sạn sỏi màu nâu vàng; dày 6,26m. Tập phủ lên trên các thành tạo trước Đệ tứ. (2) Tập giữa: Sét bột, cát mịn màu loang lổ tím hồng. Phần trên gồm bột sét kaolin màu trắng đục bị laterit hoá loang lổ vàng, nâu đỏ; dày 11m. (3) Tập trên: Bột sét, cát lẫn ít sạn sỏi màu nâu nhạt; dày 7,5m. Chiều dày chung của mặt cắt là 24,6m. Chứa BTPH đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, môi trường nước ngọt. Trầm tích aQ11-2 cấu tạo nên thềm sông bậc IV hệ thống sông Ba. Trầm tích apQ11-2 cấu tạo nên thềm sông bậc III hệ thống sông Sê San. Trầm tích sông- biển (amQ11-2) tương đương với khối lượng của “HT Tuy Hoà” do Trần Tính, Vũ Văn Vĩnh xác lập năm 1994. Trầm tích amQ11-2 không lộ ra trên bề mặt mà chỉ bắt gặp ở các lỗ khoan LK02-500 và TH2 ở Phú Lâm. Mặt cắt tại lỗ khoan TH2 gồm: (1) Tập dưới: Cát chứa sạn pha bột sét, cát pha bột sét lẫn sạn màu xám xanh; dày 8,5m. (2) Tập trên: Bột sét màu xám đen, mịn dẻo xen các lớp mỏng cát hạt mịn dạng thấu kính; dày 21,0m. Chứa phong phú Foraminifera, nghèo
- BTPH. Bề dày chung của mặt cắt là 29,5m. Trầm tích amQ11-2 nằm phủ không chỉnh hợp lên vỏ phong hoá các thành tạo trước KZ và bị phủ bởi trầm tích amQ12-3 có tuổi đồng vị C14 là 39.000 năm. Phụ thống Pleistocen giữa Hệ tầng Xuân Lộc (βQ12 xl) được Nguyễn Đức Thắng xác lập năm 1999. Bazan HT Xuân Lộc phân bố ở trung tâm trũng Pleiku, các chỏm nhỏ ở Sơn Thành và Củng Sơn. Mặt cắt của HT có 2 tướng: Tướng phun trào phát triển rộng rãi với mặt cắt đầy đủ tại lỗ khoan LK121 (Trà Bá) ở độ sâu từ 0-149,7m. Thành phần toàn bazan, chủ yếu là bazan lỗ hổng xen bazan đặc sít. Ở mặt cắt này gặp 6 bề mặt vỏ phong hoá bazan tương ứng với 6 nhịp phun trào. Chiều dày của mặt cắt khoảng 150m. Tướng phun nổ phân bố kề cận sát miệng núi lửa. Mặt cắt đặc trưng ở cụm lỗ khoan LK104 tại Hội Phú, TP. Pleiku. Thành phần gồm các lớp fuf và dăm vụn núi lửa với thành phần dăm là đá biến chất, granit,.. xen kẽ các lớp bazan đặc sít và bazan lỗ hổng. Bề dày lớn hơn 135m. Bazan HT Xuân Lộc phủ trực tiếp trên bazan HT Túc Trưng. HT được định tuổi Q12 dựa vào tuổi đồng vị của các mẫu vùng Xuân Lộc là 0,7 triệu năm. Phụ thống Pleistocen giữa- trên Trầm tích sông (aQ12-3) phân bố dọc theo các thung lũng sông Ba và sông Sê San ở các trũng Krông Pa, Ayun Pa, Kon Tum và không có mặt ở trũng Pleiku. Mặt cắt đặc trưng gồm: (1) Tập dưới: Sạn sỏi, cát màu vàng, bở rời, đáy chứa cuội tảng; dày 4,4m. (2) Tập giữa: Sạn sỏi, cát xen kẽ các lớp cát bột loang lổ; dày 8,1m. (3) Tập trên: Bột cát màu xám vàng, gắn kết yếu; dày 1,5m. Chứa nghèo nàn BTPH. Tại thềm II ở thung lũng Đắk Ter, đã xác định được tập hợp BTPH: Murtus sp., Myrica sp., Compositae gen. indet có tuổi aQ12-3. Trầm tích cấu tạo nên thềm xâm thực tích tụ bậc III dọc hệ thống sông Ba và thềm bậc II dọc hệ thống sông Sê San. Chúng phủ trên các thành tạo trước Đệ tứ và bị các trầm tích trẻ hơn phủ lên trên. Trầm tích sông- biển (amQ12-3) phân bố ven rìa trũng Tuy Hòa hoặc dưới các lỗ khoan. Mặt cắt trầm tích amQ12-3 từ dưới lên gồm: (1) Tập dưới: Sạn sỏi cát chứa cuội, ít bột màu xám nâu loang lổ; dày 4,9m. (2) Tập trên: Sét bột màu nâu vàng, mịn, dẻo. Chứa ít vỏ sò ốc nguyên dạng và ít rễ thực vật; dày 1,7m Bề dày chung của mặt cắt là 6,7m. Tập hợp BTPH nghèo nàn. Tuổi của trầm tích amQ12-3 được xác định dựa trên mối quan hệ địa tầng với trầm tích amQ11-2 nằm dưới và tuổi đồng vị C14 của tập trầm tích phủ là 39.000 năm. Phụ thống Pleistocen trên Trầm tích sông (aQ13) phân bố khá rộng rãi, dưới dạng thềm sông bậc II dọc theo các thung lũng sông Ba hay các bậc thềm sông bậc I của hệ thống sông Sê San. Mặt cắt gồm: (1) Tập dưới: Cuội tảng, sạn sỏi chứa tectit màu trắng đục nâu vàng, nén chặt, bị laterit hoá yếu; dày 1-2,5m. (2) Tập giữa: Sạn sỏi, cát chứa ít bột sét màu xám
- vàng; dày 1,5-2,5m. (3) Tập trên: Cát bột lẫn sạn sỏi màu xám vàng, xám trắng; dày 0,5-2m. Chứa phong phú BTPH đặc trưng cho vùng đồng bằng nhiệt đới, có tuổi Q12- Q13. Trầm tích aQ13 phủ bất chỉnh hợp trên các cổ hơn. Kết quả phân tích C14 trong thềm I sông Đắk Psi cho tuổi 12.000 ± 250 năm; tại đập Đắk Tía cho khoảng tuổi >40.000 năm. Trầm tích sông- biển (amQ13) lộ ra ở Hoà Quang, Mỹ Cảnh và được quan sát thấy trong hàng loạt các lỗ khoan ở trũng Tuy Hòa. Mặt cắt đặc trưng gồm: (1) Tập dưới: Cát pha bột chứa sạn màu xám, xám trắng dính kết khá chặt chuyển lên cát pha sạn lẫn bột bở rời xám xanh, phớt đen; dày 8,0m. (2) Tập trên: Bột sét xám xanh phớt đen gắn kết chặt, khô cứng chắc, phần trên lẫn các ổ cát nhỏ; dày 6,7m. Bề dày của mặt cắt đạt 13,5m. Chứa tập hợp BTPH thường gặp trong Q13. Trầm tích amQ13 phủ lên trên trầm tích amQ12-3 và bị phủ bởi các trầm tích Q21-2. Thống Holocen Phụ thống Holocen dưới- giữa Trầm tích sông (aQ21-2) có diện phân bố rộng, tạo thành bậc thềm sông bậc I dọc thung lũng hệ thống sông Ba và bãi bồi cao trên hệ thống sông Sê San. Mặt cắt chung từ dưới lên gồm: (1) Tập dưới: Cuội, sạn sỏi, cát đa thành phần; dày 3m. (2) Tập giữa: Sét bột pha cát loang lổ xanh vàng hoặc xám nâu, xám đen. Chứa nhiều xác thực vật và tảo nước ngọt- lợ; dày 2-10m. (3) Tập trên: Cát bột màu màu xám vàng, xám đen, bị laterit hoá yếu. Chứa tảo Diatomeae dạng nước ngọt- lợ và Silicoflagellata dạng nước ngọt; dày 0,4-3,6m. Ở trũng Krông Pa chứa BTPH Polypodiaceae có tuổi Q13-Q21. Ở Kon Tum chứa BTPH tuổi Q21. Trầm tích aQ21-2 phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích Q13 và các thành tạo cổ hơn. Tuổi tuyệt đối mẫu ở trũng Krông Pa cho kết quả C14 = 6.100 ± 300 năm. Trầm tích sông- biển (amQ21-2 ) lộ ra ở khu vực Hoà Quang, Thạch Bàn. Phần còn lại của chúng nằm sâu xuống đồng bằng và chỉ được thấy qua các lỗ khoan sâu. Mặt cắt hệ tầng tại lỗ khoan KT2-T.XIV như sau: (1) Tập dưới: Cát chứa sạn màu vàng nhạt đến xám vàng, bở rời; dày 3,0m. (2) Tập giữa: Cát sạn chuyển lên cát mịn pha bột sét màu loang lổ, lốm đốm vảy mica, dính kết yếu; dày 6,0m. (3) Tập trên: Bột sét pha cát màu xám đen, nâu đất hơi bị loang lổ; trầm tích dẻo mịn, khi khô cứng chắc; dày 2,0m. Chứa tảo nước ngọt, nước mặn, nước lợ và phức hệ BTPH. Trầm tích amQ21-2 phủ lên trên các thành tạo cổ hơn và bị các thành tạo trẻ hơn phủ lên trên. Trầm tích vụng biển (mlQ21-2) chỉ quan sát được qua các lỗ khoan ở Tuy Hòa. Mặt cắt tại lỗ khoan LK51 từ dưới lên gồm: (1) Tập dưới: Cát lẫn sạn màu xám trắng phớt vàng chuyển lên cát pha bột sét màu xanh đen chứa di tích thực vật, mảnh vụn vỏ sò vụn nát; dày 2,8m. (2) Tập trên: Bột sét chứa mảnh vỏ sò ốc màu đen mịn dẻo; dày
- 10,5m. Trong tập trên có chứa nhiều di tích vỏ sò ốc gồm các dạng: Placuna placenta (Lin.), Dentalium sp., Balanus sp.. Trong trầm tích chứa rất nhiều di tích vi cổ sinh, BTPH và tảo. Trong không gian, trầm tích có sự chuyển tướng ngang với trầm tích amQ21-2 và trầm tích mbQ21-2. Tuổi đồng vị C14 xác định trên vỏ sò ở tập trên cho các tuổi từ 6.400±70 năm đến 8.000±115 năm. Trầm tích doi cát biển (mbQ21-2) phân bố thành dải cồn cát kéo dài dọc bờ biển Tuy Hòa hoặc trong các lỗ khoan. Mặt cắt tại lỗ khoan TH7-T.II gồm: (1) Tập dưới: Cát chứa sạn chuyển lên cát lẫn sạn màu xám vàng, bở rời, chứa vỏ sò ốc; dày 11,3m. (2) Tập trên: Cát thạch anh hạt trung màu xám vàng bở rời, chọn lọc tốt, mài tròn trung bình; dày 5,5m. Trầm tích chứa khá nhiều Foraminifera. Trầm tích mbQ21-2 có quan hệ chuyển tướng với trầm tích mlQ21-2. Tuổi đồng vị C14 của vỏ sò ốc lấy tại phần đáy của tập 1 đạt giá trị 6.215±100 năm. Phụ thống Holocen trên (Q23) Các trũng lục địa hình thành các trầm tích sông và sông- đầm lầy. Ở trũng Tuy Hoà có nhiều kiểu tướng khác nhau, tạo thành một dãy trầm tích biển thoái sau biển tiến cực đại Holocen giữa; bao gồm các trầm tích sông, sông- đầm lầy, doi cát biển (bar), biển và gió sinh. Trầm tích sông- đầm lầy (abQ23) có diện phân bố rất rộng rãi ở đồng bằng Tuy Hòa. Mặt cắt từ dưới lên toàn là bột sét màu xám xanh, xám đen chứa mùn thực vật, dẻo mịn. Dày từ 1-2m đến 8-9m. Nghèo BTPH, ít tảo nước ngọt. Ở các trũng lục địa, trầm tích abQ23 phân bố thành các dải hẹp liên quan với địa hình thung lũng kín, nửa kín hoặc trên các hồ móng ngựa, đoạn sông bị thoái hóa. Mặt cắt trầm tích gồm cát sạn, cát sét, sét bột màu xám, xám đen chứa mùn thực vật chưa hóa than hoàn toàn; đôi nơi tạo thành các thấu kính than bùn. Dày 1-5m. Trầm tích sông (aQ23) có 2 kiểu mặt cắt: * Mặt cắt khu vực miền núi cấu tạo nên các bãi bồi cao dọc các sông suối lớn; từ dưới lên gồm tập: (1) Tập dưới: Cuội, sạn sỏi, cát màu xám vàng. Cuội có kích thước 1-2cm, đa thành phần, mài tròn tốt; dày 2,5m. (2) Tập giữa: Cát bở rời xen các lớp cát- bột sét màu xám đen chứa xác thực vật; dày 2-3m. (3) Tập trên: Cát chứa ít bột sét màu xám vàng; dày 1,0-1,5m. * Tại trũng Tuy Hoà, mặt cắt từ dưới lên gồm 2 tập: (1) Tập dưới: Cát chứa sạn màu trắng phớt vàng, bở rời xen các lớp mỏng cát trung lẫn sạn; dày 12m. (2) Tập trên: Cát pha bột lẫn sạn màu trắng vàng, dính kết yếu; dày 3m. Chứa tảo silic. Mặt cắt trầm tích bãi bồi thấp và lòng sông có xu thế giảm dần kích thước hạt trung bình từ dưới lên trên. Bề dày thay đổi từ 5-11m. Trầm tích sông- biển (amQ23) phân bố ở cửa sông Đà Nông. Mặt cắt có thành phần cát sạn màu xám xanh, chọn lọc kém. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, ít mảnh đá và fenspat. Trong trầm tích amQ23 có các loại tảo nước mặn. Bề dày
- của thành tạo này thay đổi khoảng 4-5,5m. Trầm tích amQ23 phủ lên trên trầm tích doi cát biển tuổi Q21-2. Trầm tích doi cát biển (mbQ23) lộ ra trên bề mặt dọc ven biển Tuy Hòa. Mặt cắt thường có 2 tập: (1) Tập dưới: Cát lẫn sạn xen các lớp cát mỏng, chuyển lên cát chứa sạn xen với cát lẫn sạn màu xám, xám trắng bở rời; dày 2,3m. (2) Tập trên: Sạn pha cát chuyển lên cát chứa sạn, cát lẫn sạn bở rời màu xám nâu nhạt đến vàng nhạt; dày 10,5m. Chứa rất nhiều hóa thạch vi cổ sinh. Các thành tạo trầm tích mbQ23 có sự phân dị thạch học từ kiểu đới triều thấp lên đới triều cao, tạo mặt cắt biển thoái phủ chồng gối lên các thành tạo doi cát biển tuổi Q21-2 đã nổi cao và bị gió tái tạo. Trầm tích biển (mQ23) phân bố kéo dài dọc đường bờ biển, từ Bình Kiến đến Phước Tân, phân bố từ đỉnh sóng triều cao trở ra. Thành phần chủ yếu là cát, cát chứa sạn lẫn mảnh san hô, sò ốc màu xám, xám vàng, bở rời, chọn lọc tốt. Thành phần khoáng vật tạo đá chính là thạch anh, ít mảnh đá và fenspat. Trầm tích gió sinh (vQ23) phân bố thành các cồn cát có dạng không cân xứng, cao 8m đến 10m ở khu vực ven biển trũng Tuy Hòa. Thành phần gồm cát thạch anh hạt trung đến mịn màu xám vàng, xám nhạt, gắn kết yếu, rời rạc. Thành phần cấp hạt cát chiếm 100%. Dày 4-10m. Trầm tích này phủ lên trầm tích amQ21-2 và trầm tích mbQ21-2. Hệ Đệ tứ không phân chia Trầm tích sườn- lũ tích (dpQ) bao gồm các thành tạo proluvi, deluvi, coluvi,.. phân bố ở các chân sườn núi hoặc các bề mặt dưới chân các dải núi. Thành phần gồm: dăm sạn, cuội, tảng, cát bột, độ chọn lọc kém- trung bình, mài tròn kém. Chiều dày 1-7m. Chúng thường phủ lên trên bề mặt phong hoá đá gốc trước Đệ tứ. Trầm tích hồ (lQ) gặp trong các phễu miệng núi lửa âm có kích thước khác nhau rất phát triển trong trũng Pleiku và phía nam trũng Kon Tum. Thành phần trầm tích chủ yếu là sét, sét bột chứa mùn thực vật, phần thấp thường lẫn ít dăm sạn; đôi nơi có thấu kính than bùn mỏng. Chiều dày thay đổi từ 5-7m đến 23m. Trầm tích hồ tuổi Đệ tứ không phân chia phủ trực tiếp trên vỏ phong hóa đá bazan thuộc các HT Túc Trưng và Xuân Lộc. Từ những kết quả phân chia chi tiết địa tầng ở trên cho thấy: (1) Các thành tạo KZ ở ĐĐG Sông Ba đa dạng và phức tạp, bao gồm 23 phân vị địa tầng có tuổi từ Miocen giữa đến hiện đại; (2) Các phân vị địa tầng KZ ĐĐG Sông Ba có nhiều nguồn gốc khác nhau: lục địa, lục địa- phun trào, phun trào và lục địa- biển; (3) Hệ tầng Buôn Tu có tuổi Pliocen (N2 bt) lần đầu tiên được xác lập, phân bố ở các trũng Ayun Pa và Krông Pa; (4) Thang địa tầng KZ tại các trũng riêng biệt phản ánh tính chất phát triển không đồng nhất của các bồn tích tụ trên ĐĐG Sông Ba trong KZ. Chương 4- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH TẠO KZ ĐĐG SÔNG BA Lịch sử phát triển các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba được tái dựng trên cơ sở nghiên cứu chi tiết về địa tầng các thành tạo trầm tích và phun trào KZ, các hoạt động
- magma xâm nhập KZ trong khu vực và liên hệ, đối sánh với các thành tạo KZ phân bố trong các bồn trũng trên thềm lục địa kế cận. Lịch sử phát triển các thành tạo KZ ĐĐG Sông Ba gồm 3 GĐ: Paleocen- Eocen, Oligocen- Miocen và Pliocen- Đệ tứ. Mỗi GĐ có thể gồm các PGĐ với nhiều thời kỳ có lịch sử phát triển riêng biệt tạo nên sự phân dị về thành phần vật chất, điều kiện thành tạo tại các khu vực khác nhau trên toàn ĐĐG. 4.1- Giai đoạn Paleocen- Eocen: GĐ Paleocen- Eocen được đặc trưng bởi quá trình xâm thực bóc mòn mạnh mẽ trên nền hoạt động tạo núi, hoạt động magma xâm nhập hoạt động tích cực và sự vắng mặt trầm tích trên phạm vi ĐĐG Sông Ba. Hoạt động tạo núi trong Paleocen- Eocen hình thành nên các đai mạch gabro- điaba phức hệ Cù Mông và granit porphyr phức hệ Phan Rang rất phổ biến trong khu vực Nam Trung bộ. Hoạt động bóc mòn xâm thực mạnh mẽ phát triển trên toàn bộ khu vực lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó có vùng nghiên cứu, hình thành nên bề mặt san bằng (BMSB) Đông Dương tuổi Paleogen giữa có độ cao 1.500-2.500m. Quá trình trầm tích hoàn toàn vắng mặt trên phạm vi ĐĐG. Tích tụ trầm tích chỉ được hình thành trên khu vực thềm lục địa lân cận: bồn trũng Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn và được lấp đầy bởi các thành tạo trầm tích lục địa như các hệ tầng Cà Cối (E2 cc), Cù Lao Dung (E2 cld),.. tuổi Eocen phân bố ở đáy các bồn trũng. Các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ vào cuối Eocen đã hình thành nên một bề mặt không chỉnh hợp địa tầng khá rõ nét trên các thành tạo trầm tích Eocen tại các bồn trũng trên thềm lục địa kế cận. 4.2- Giai đoạn Oligocen- Miocen: Đặc trưng cơ bản của GĐ Oligocen- Miocen là các hoạt động bóc mòn, xâm thực và tích tụ trầm tích diễn ra trên nền hoạt động magma ngưng nghỉ trên toàn bộ khu vực nghiên cứu. GĐ Oligocen- Miocen bao gồm 2 PGĐ: Oligocen- Miocen sớm và Miocen giữa- muộn. Sự khác nhau cơ bản giữa 2 PGĐ này là sự chuyển tiếp từ quá trình bóc mòn xâm thực thống trị sang quá trình tích tụ trầm tích trong các bồn trũng nhỏ hẹp liên quan tới hoạt động khởi phát của ĐĐG Sông Ba vào khoảng cuối Miocen sớm. 4.2.1- Phụ giai đoạn Oligocen- Miocen sớm: Hoạt động xâm thực bóc mòn mạnh mẽ tiếp tục xảy ra, bề mặt san bằng Đông Dương tiếp tục bị phá hủy. Trên phạm vi ĐĐG Sông Ba hoàn toàn vắng mặt quá trình tích tụ trầm tích Oligocen- Miocen sớm. Hoạt động tích tụ trầm tích chỉ diễn ra tại các bồn trũng tại thềm lục địa lân cận như Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn và hình thành nên các HT: Trà Cú (E3 tc), Trà Tân (E3 tt), Cau (E3 c), Kim Long (E3 kl),… tuổi E3; các hệ tầng Bạch Hổ (N11 bh), Dừa (N11 d), Ngọc Hiển (N11 nh),… tuổi N11. Vào khoảng cuối Miocen sớm, hoạt động trượt bằng, nâng khối tảng trên phạm vi lãnh thổ Nam Trung bộ và vùng kế cận đã làm xuất hiện một bề mặt không chỉnh hợp địa tầng giữa các thành tạo trầm tích Miocen sớm và Miocen giữa tại các
- bồn trũng trên thềm lục địa. Các hoạt động xâm thực bóc mòn hình thành nên BMSB Đà Lạt tuổi Miocen sớm có độ cao 1.400-1.800m. Trên phạm vi ĐĐG Sông Ba, các đứt gãy bắt đầu tái hoạt động với cường độ yếu theo kiểu bằng trái- thuận, phá hủy bề mặt móng cố kết có trước, chuẩn bị cho sự tích tụ trầm tích vào Miocen giữa- muộn. 4.2.2- Phụ giai đoạn Miocen giữa- muộn: PGĐ Miocen giữa- muộn đặc trưng bằng sự hình thành các trầm tích lục địa thuộc HT Sông Ba lấp đầy các bồn trũng Krông Pa và Ayun Pa từ đầu Miocen giữa và kết thúc vào cuối Miocen muộn. Sự kết thúc của PGĐ được ghi nhận qua một BCH địa tầng địa phương với các thành tạo trầm tích lục địa- phun trào Pliocen. PGĐ bao gồm 2 thời kỳ: - Thời kỳ Miocen giữa: Vào đầu Miocen giữa, ĐĐG hoạt động sụt lún đã hình thành các trũng sụt, tách giãn cục bộ Ayun Pa và Krông Pa, quá trình tích tụ trầm tích tướng sông- hồ miền núi và trung du thuộc tập 1- HT Sông Ba. Môi trường mang tính khử yếu. Phức hệ thực vật Quercus- Laurus vetusta- Ficus beauveriei thuộc thảm thực vật cận nhiệt đới. - Thời kỳ Miocen muộn: ĐĐG hoạt động mạnh mẽ nhất thúc đẩy các bồn trầm tích tiếp tục được mở rộng, tích tụ trầm tích tướng sông- hồ miền đồng bằng thuộc tập 2- HT Sông Ba. Môi trường mang tính khử đến kiềm yếu. Phức hệ thực vật Ficus beauveriei- Dipterocarpus- Cassia phaseolites mang tính nhiệt đới nóng ẩm. Hoạt động kiến tạo cuối Miocen muộn đã làm gián đoạn trầm tích, trầm tích HT Sông Ba bị biến vị. Hoạt động xâm thực bóc mòn diễn ra khá mạnh, hình thành BMSB Miocen muộn. 4.3- Giai đoạn Pliocen- Đệ tứ GĐ được đặc trưng bởi sự hình thành mới các bồn tích tụ trầm tích ở Pleiku, Kon Tum ở phía bắc ĐĐG và mở rộng bồn tích tụ ở các trũng Ayun Pa, Krông Pa trong điều kiện các pha phun trào bazan hoạt động mạnh mẽ. GĐ Pliocen- Đệ tứ bao gồm 2 PGĐ: 4.3.1- Phụ giai đoạn Pliocen- Pleistocen sớm: Đặc trưng bởi sự hình thành mới các bồn trũng Pleiku, Kon Tum và sự thống trị của hoạt động phun trào bazan kéo dài suốt PGĐ. - Thời kỳ Pliocen sớm: Hoạt động phun trào bazan diễn ra mạnh mẽ trên toàn vùng Nam Trung bộ, hình thành nên tập 1- HT Túc Trưng phổ biến nhiều nơi. Tại Ayun Pa và Krông Pa, tích tụ trên bồn trầm tích Miocen có trước để hình thành nên trầm tích tướng sông- hồ miền đồng bằng thuộc tập 1- HT Buôn Tu. Tại Kon Tum và Pleiku bắt đầu hình thành các bồn tích tụ mới dọc ĐĐG trên BMSB Miocen muộn bị phá huỷ, tích tụ trầm tích tướng hồ cảnh quan núi lửa thuộc tập 1- HT Kon Tum. Môi trường mang tính khử tại các trũng Ayun Pa, Krông Pa và mang tính axit yếu tại các trũng Kon Tum, Pleiku. Phức hệ tảo Melosira- Cyclotella đặc trưng cho điều kiện bồn trầm tích có độ sâu lớn. Phức hệ thực vật Quercus advena- Ficus beauveriei ở phần thấp của HT Buôn Tu mang tính cận nhiệt đới ôn hòa ẩm. Tại trũng Kon Tum và
- Pleiku yếu tố thực vật hồ- đầm lầy chiếm ưu thế hơn, thể hiện khí hậu ôn hòa thực thụ. - Thời kỳ Pliocen giữa: Hoạt động phun trào bazan càng mãnh liệt hơn với sự gia tăng thành phần vật liệu núi lửa trong mặt cắt thuộc tập 2- HT Túc Trưng. Trầm tích tướng hồ cảnh quan núi lửa hạt mịn chứa điatomit, bentonit thuộc tập 2- HT Kon Tum và điatomit- trepen, bentonit thuộc tập 2- HT Buôn Tu được tích tụ. Môi trường chuyển từ chế độ khử và khử yếu ở thời kỳ đầu sang chế độ kiềm. Phức hệ tảo Melosira- Stephanodiscus đặc trưng cho bồn trầm tích ưa kiềm, có độ muối tăng. Phức hệ thực vật Arbutus elegans mang tính cận nhiệt đới ôn hòa nửa khô hạn. - Thời kỳ Pliocen muộn: Hoạt động phun trào tiếp tục diễn ra, hình thành tập 3- HT Túc Trưng. Các bồn tích tụ có xu hướng thu hẹp hình thành nên các lớp trầm tích tướng hồ giàu kaolinit thuộc tập 3 các HT Kon Tum và Buôn Tu. Thành phần vật liệu phun trào và hữu cơ tại mọi bồn trũng đều giảm. Môi trường chuyển từ kiềm sang axit có mức độ oxy hoá cao. Phức hệ tảo Melosira- Eunotia là dấu hiệu cho thấy các bồn trũng đã bị nông dần và thu hẹp hơn. Thảm thực vật và tập hợp BTPH chỉ thị khí hậu cận nhiệt đới nóng ẩm. Vào cuối Pliocen muộn, quá trình trầm tích trong các bồn trũng dọc ĐĐG Sông Ba kết thúc và phần lớn diện lộ của chúng bị các lớp bazan thuộc tập 4- HT Túc Trưng phủ lên trên kéo dài đến thời kỳ đầu của Pleistocen sớm. Toàn bộ khu vực ĐĐG được nâng cao, hoạt động tích tụ trầm tích bị gián đoạn hoàn toàn trong khoảng thời gian từ cuối Pliocen muộn đến hết thời kỳ đầu của Pleistocen sớm. Quá trình bóc mòn tạo nên BMSB Pliocen muộn. 4.3.2- Phụ giai đoạn Pleistocen sớm- Holocen: PGĐ đặc trưng bởi quá trình tích tụ trầm tích lục địa tại khu vực các trũng lục địa có trước và sự hình thành và tích tụ trầm tích lục địa- biển tại trũng Tuy Hòa. Quá trình trầm tích trong PGĐ diễn ra trong 5 thời kỳ từ cuối Pleistocen sớm cho đến nay. Do sự khác biệt về điều kiện tích tụ trầm tích giữa trũng Tuy Hoà và các trũng lục địa khác nên chúng được xem xét độc lập. 4.3.2.1- Phụ giai đoạn Pleistocen sớm- Holocen tại các trũng lục địa: - Thời kỳ Pleistocen sớm- giữa: Hoạt động phun trào núi lửa ngừng nghỉ vào đầu Pleistocen sớm và hoạt động bóc mòn xâm thực diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ vùng nghiên cứu để hình thành nên BMSB Pleistocen sớm. Quá trình hạ lún diễn ra cuối Pleistocen sớm ở các trũng Ayun Pa, Krông Pa và Kon Tum cũng đồng thời bắt đầu quá trình tích tụ trầm tích sông, sông- lũ miền núi cấu tạo nên các bậc thềm sông bậc IV. Môi trường trầm tích có tính axit. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thống trị. - Thời kỳ Pleistocen giữa: Vào Pleistocen giữa các bồn tích tụ bị nâng lên và quá trình xâm thực bóc mòn phát triển ở hầu hết các trũng. Hoạt động của ĐĐG Sông Ba lại được tăng cường với các hoạt động núi lửa phun trào rầm rộ theo các hệ thống đứt gãy có phương AKT tạo nên các lớp phủ bazan thuộc HT Xuân Lộc ở Pleiku, Vân Hòa, Củng Sơn và Sơn Thành.
- - Thời kỳ Pleistocen giữa- muộn: Hoạt động phun trào ngưng nghỉ, các bồn trũng lục địa tích tụ trầm tích sông miền núi cấu tạo nên các bậc thềm sông bậc III. Ở trũng Krông Pa, do ĐĐG Sông Ba hoạt động khá tích cực, quá trình đổ lở và sụp lở xảy ra mạnh mẽ, nhất là ở cánh đông bắc. - Thời kỳ Pleistocen muộn: Tại Ayun Pa và Krông Pa mạng lưới sông đã trở nên khá hoàn chỉnh, gần với mạng lưới sông hiện đại. Trầm tích tướng sông miền chuyển tiếp và đồng bằng phân bố rộng rãi với mặt cắt trầm tích sông khá hoàn chỉnh cấu tạo nên các bậc thềm sông bậc II. Tại trũng Kon Tum, dòng chảy sông đã đạt trắc diện cân bằng, hình thành các lòng sông uốn khúc bị thoái hóa, hồ móng ngựa bị đầm lầy hóa tạo nên các thấu kính than bùn mỏng. Thảm thực vật chủ yếu là dạng lau lách, cỏ bụi. - Thời kỳ Holocen sớm- giữa: ĐĐG hoạt động tích cực với quá trình nâng thống trị. Quá trình thành tạo thềm sông bậc I phát triển khá mạnh mẽ không chỉ ở các trũng Kon Tum, Ayun Pa và Krông Pa mà có mặt tại hầu hết các sông suối lớn trong phạm vi ĐĐG. Thành phần trầm tích hạt mịn tướng bãi bồi, hồ trên bãi bồi chiếm ưu thế trong mặt cắt. Tại các hồ móng ngựa bị lầy hóa tạo các đầm lầy với các vỉa than bùn xen kẹp. - Thời kỳ Holocen muộn- Hiện đại: Vào Holocen muộn, quá trình tích tụ trầm tích có nguồn gốc lục địa khác nhau vẫn xảy ra trong các trũng với ưu thế của các thành tạo sông, hồ, lũ. Trầm tích sông Holocen muộn thành tạo các bãi bồi cao với thành phần chủ yếu là cát, sạn, sỏi và các bãi bồi thấp và lòng sông hiện đại. 4.3.2.2- Phụ giai đoạn Pleistocen sớm- Holocen tại trũng Tuy Hoà Trũng Tuy Hòa nằm ở đầu mút phía đông của ĐĐG Sông Ba được hình thành do hoạt động phân dị khối tảng và bóc mòn xâm thực vào Pleistocen sớm. Quá trình hình thành châu thổ ven biển Tuy Hoà chịu ảnh hưởng đồng thời của cả 2 ĐĐG Sông Ba và ĐĐG Tuy Hòa- Củ Chi; trong đó, ĐĐG Tuy Hoà- Củ Chi đóng vai trò chủ đạo. Động lực bồn tích tụ chịu tác động đan xen của động lực dòng chảy sông, biển (sóng, thủy triều). Quá trình tích tụ trầm tích gắn liền với các chu kỳ dao động mực nước biển, tương ứng với các GĐ gian băng và băng hà trong Đệ tứ. - Thời kỳ Pleistocen sớm- giữa: Hầu hết diện tích châu thổ hiện tại còn là vùng xâm thực bóc mòn, ranh giới đường bờ biển trong Pleistocen sớm cách đường bờ biển hiện đại khoảng 5-10km. Tốc độ lún chìm của trũng Tuy Hoà khá lớn, tạo nên mặt cắt biển tiến trầm tích amQ11-2, có độ dày đạt tới 25-30m ở phần trung tâm. - Thời kỳ Pleistocen giữa- muộn: Đường bờ biển đã tiến sâu trùng với ranh giới đồng bằng hiện tại. Mặt cắt trầm tích amQ12-3 thể hiện mặt cắt biển tiến với thành phần hạt mịn dần từ dưới lên trên. Hoạt động của ĐĐG Tuy Hoà- Củ Chi có xu hướng cánh nam có tốc độ hạ lún lớn hơn cánh bắc, được thể hiện qua chiều dày trầm tích ở cánh phía nam dày hơn cánh phía bắc của ĐĐG này. - Thời kỳ Pleistocen muộn: Biển lấn rất sâu vào đất liền. Hoạt động nâng hạ giữa hai cánh của ĐĐG Tuy Hoà- Củ Chi khá tương đồng, tạo nên chiều dày trầm tích
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 263 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 193 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn