Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kết quả bổ sung vi chất sắt, kẽm ở trẻ 1 – 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại một số tỉnh phía Bắc (2017 – 2020)
lượt xem 3
download
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng "Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kết quả bổ sung vi chất sắt, kẽm ở trẻ 1 – 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại một số tỉnh phía Bắc (2017 – 2020)" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả tỷ lệ nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở một số xã của tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ năm 2017; Đánh giá kết quả giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm bổ sung vi chất kẽm hoặc nhóm phối hợp vi chất sắt và kẽm sau 6 tháng can thiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kết quả bổ sung vi chất sắt, kẽm ở trẻ 1 – 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại một số tỉnh phía Bắc (2017 – 2020)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG PHAN TIẾN HOÀNG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KẾT QUẢ BỔ SUNG VI CHẤT SẮT, KẼM Ở TRẺ 1 – 3 TUỔI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC (2017 – 2020) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG HÀ NỘI – 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
- VIỆN DINH DƯỠNG PHAN TIẾN HOÀNG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KẾT QUẢ BỔ SUNG VI CHẤT SẮT, KẼM Ở TRẺ 1 – 3 TUỔI SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC (2017 – 2020) LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG MÃ SỐ: 9720401 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. NGUYỄN QUANG DŨNG 2. PGS. TS. TRẦN THÚY NGA HÀ NỘI – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phan Tiến Hoàng, nghiên cứu sinh khóa 11, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chuyên ngành dinh dưỡng, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi tham gia triển khai can thiệp, thu thập số liệu, trực tiếp phân tích kết quả và viết báo cáo dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Quang Dũng – Phó Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội và PGS.TS. Trần Thúy Nga – Khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. 2. Số liệu và kết quả nêu trong luận án hoàn toàn chính xác, trung thực và một phần đã được tác giả luận án công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành. Hà Nội, ngày ….. tháng năm 2023 Tác giả luận án
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Lãnh đạo Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, các Thầy Cô giáo và các Khoa -Phòng liên quan của Viện dinh dưỡng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Nguyễn Quang Dũng; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thúy Nga, Cô và Thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Lãnh đạo Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành các anh chị, các bạn tham gia điều tra, nghiên cứu, xét nghiệm. Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh: Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, 3 Trung tâm Y tế huyện và 12 Trạm Y tế xã của 3 tỉnh trên đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng chân thành tới Gia đình tôi, những người đã luôn dang rộng vòng tay, tiếp năng lượng, tạo niềm tin và động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………….. i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ………………………………………… v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………. viii ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………….. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………. 4 1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng thấp còi và vi chất dinh dưỡng ……… 4 1.3. Vi chất dinh dưỡng sắt.. ……………………………………………... 10 1.3. Vi chất dinh dưỡng kẽm ……………………………………………... 12 1.4. Thực trạng thiếu sắt và thiếu kẽm ở trẻ em………………………….. 17 1.5. Tương tác giữa sắt và kẽm và nghiên cứu về hiệu quả của bổ sung vi chất sắt, kẽm……………………………………………………………… 22 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… 37 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………….. 37 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………… 37 2.1.3. Thời gian nghiên cứu:……………………………………………… 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 38 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………… 38 2.2.2. Công thức tính mẫu và cỡ mẫu…………………………………….. 39 2.2.3. Chọn mẫu…………………………………………………………... 41 2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu…………………………………………………... 42 2.2.5.Tóm tắt các biến số nghiên cứu……………………………………. 43 2.2.6. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá……………………………….. 43 2.2.7. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………. 45 2.2.8. Triển khai nghiên cứu……………………………………………… 49 2.2.9. Sản xuất sản phẩm bổ sung………………………………………… 54 2.2.10. Phân tích số liệu………………………………………………….. 55 2.2.11. Sai số hệ thống và biện pháp khắc phục…………………………. 57 2.2.12. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………. 58
- CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ………………………………………………… 60 3.1. Tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ 60 suy dinh dưỡng thấp còi 1-3 tuổi…………………………………………. 3.2. Kết quả của sử dụng sắt - kẽm phối hợp, sử dụng kẽm riêng rẽ lên tình trạng thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm ở 70 trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp………… CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………. 91 4.1. Tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 1-3 tuổi………………………………………… 91 4.2. Kết quả của sử dụng sắt - kẽm phối hợp, sử dụng kẽm riêng rẽ lên tình trạng thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm ở 97 trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp………… KẾT LUẬN……………………………………………………………… 120 1. Tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 1-3 tuổi………………………………………….. 120 2. Kết quả của sử dụng sắt - kẽm phối hợp với sử dụng kẽm riêng rẽ ở của trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp………. 120 KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………… 123 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ……………………………………………………………….. 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………. 125 PHỤ LỤC………………………………………………………………… 141 DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH 1. Danh mục bảng Trang
- Bảng 3. 1. Thứ tự sinh trong gia đình của đối tượng nghiên cứu Bảng 3. 2. Trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ đối tượng nghiên cứu Bảng 3. 3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi Bảng 3. 4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi Bảng 3. 5. Tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu ở các mức độ Bảng 3. 6. Tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi Bảng 3. 7. Tỷ lệ thiếu sắt của đối tượng nghiên cứu theo địa bàn nghiên cứu Bảng 3. 8. Tình trạng thiếu sắt của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi Bảng 3. 9. Tỷ lệ thiếu kẽm của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi Bảng 3. 10. Đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu thời điểm trước can thiệp Bảng 3. 11. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỉnh và nhóm nghiên cứu tại Bảng 3. 12. Kết quả thay đổi chỉ số Z-score chiều cao/tuổi của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp Bảng 3. 13. Kết quả can thiệp thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi Bảng 3. 14. Chỉ số hiệu quả đối với tình trạng SDD thấp còi sau can thiệp Bảng 3. 15. Kết quả thay đổi chỉ số Z-score cân nặng/tuổi của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp Bảng 3. 16. Thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sau can thiệp Bảng 3. 17. Chỉ số hiệu quả can thiệp đối với tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sau can thiệp Bảng 3. 18. Kết quả thay đổi chỉ số Z-score cân nặng/ chiều cao của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp Bảng 3. 19. Thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm sau can thiệp Bảng 3. 20. Chỉ số hiệu quả đối với tình trạng suy dinh dưỡng gầy còm sau can thiệp Bảng 3. 21. Thay đổi nồng độ Hb của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp Bảng 3. 22. Kết quả thay đổi tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu trước và sau can
- thiệp. Bảng 3. 23. Chỉ số hiệu quả can thiệp đối với tình thiếu máu sau can thiệp Bảng 3. 24. Thay đổi nồng độ Ferritin huyết thanh của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp Bảng 3. 25. Thay đổi tỷ lệ thiếu sắt của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp Bảng 3. 26. Chỉ số hiệu quả can thiệp đối với tình trạng thiếu sắt sau can thiệp Bảng 3. 27. Thay đổi nồng độ kẽm huyết thanh của đối tượng nghiên cứu Bảng 3. 28. Giảm tỷ lệ thiếu kẽm của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp Bảng 3. 29. Chỉ số hiệu quả đối với tình trạng thiếu kẽm sau can thiệp
- 2. Danh mục hình Trang
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Atomic Absorption Spectrophotometric (Phương pháp phổ AAS hấp thu nguyên tử). ARR Absolute risk reduction (giảm nguy cơ tuyệt đối) BMI Body mass index (chỉ số khối cơ thể) DNA Deoxyribonucleic acid (Vật chất di truyền) Etheylene diaminete Traacetic acid (axit EDTA aminopolycarboxylic) HAZ Height for age z-score (Chỉ số z-score chiều cao theo tuổi) Hb Hemoglobin Number needed to treat (số bệnh nhân cần được điều trị để NNT giảm một ca bệnh) SDD Suy dinh dưỡng TTDD Tình trạng dinh dưỡng United Nations International Children's Emergency Fund UNICEF (Quỹ Nhi đồng lLiên hợp quốc) YNTK Ý nghĩa thống kê WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) WAZ Weight-for-Age Z-score (Chỉ số z-score cân nặng theo tuổi) Weight-for-Height Z-score (Chỉ số z-score Cân nặng theo WHZ chiều cao)
- 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy dinh dưỡng (SDD), thiếu vi chất dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý mang tính cộng đồng phổ biến ở các nước đang phát triển. Tình trạng tăng trưởng kém ở trẻ em, trong đó suy dinh dưỡng thể thấp còi là một trong những thách thức y tế công cộng toàn cầu [152]. Trên phạm vi toàn thế giới, có 165 triệu trẻ bị SDD thấp còi, 52 triệu trẻ bị SDD gầy còm. Suy dinh dưỡng trong những năm đầu đời có mối liên quan tới nguy cơ mắc bệnh, tử vong, thành tích học tập kém, giảm năng suất lao động, thu nhập kém khi ở tuổi trưởng thành [19], [26], [42]. Thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của hơn 50% tổng số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Khoảng 12% trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là do thiếu 4 vi chất dinh dưỡng phổ biến bao gồm sắt, iốt, vitamin A và kẽm [1]. Thiếu sắt và kẽm trên toàn cầu là một trong những thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phổ biến, phụ nữ và trẻ em là đối tượng nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi [9]. Ước tính toàn cầu, cứ 5 người thì có 1 người (17%) có nguy cơ bị thiếu kẽm trong đó châu Á và châu Phi là 2 khu vực có tỷ lệ thiếu kẽm cao nhất [1], [19], [56], hơn 1,2 tỷ người thiếu máu do thiếu sắt [156]. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra vi chất dinh dưỡng 2019 - 2020 trên toàn quốc cho thấy tỷ lệ thiếu sắt, thiếu kẽm còn cao. Tỷ lệ thiếu sắt của trẻ 6 đến 59 tháng tuổi toàn quốc chiếm 53,2%. tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ 6-59 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 58,0%. So với điều tra toàn quốc năm 2015 tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi giảm đáng kể (từ 69% xuống 58,0%). Tỷ lệ thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ 6-59 tháng phổ biến tại khu vực nông thôn và miền núi [154] [153]. Nguyên nhân chủ yếu là khẩu phần không đầy đủ, chất lượng khẩu phần kém, giá trị sinh học thực phẩm thấp (do có mặt chất ức chế và tương tác chất dinh dưỡng), tình trạng nhiễm trùng… [51],[57]. Sắt và kẽm là những vi chất thiết yếu cho sức khỏe [76], [139], [33], [90], [115]. Tình trạng sắt, kẽm huyết thanh trong cơ thể có mối liên quan tới tăng trưởng, phát triển và bệnh tật của trẻ [99]. Sắt, kẽm là 2 khoáng chất thường có trong các loại thực phẩm có nguồn góc từ
- 12 động vật, việc hấp thụ cả hai vi chất dinh dưỡng từ thực phẩm được cho là tăng cường hoặc ức chế tương tự các hợp chất [72] và do đó, sự thiếu hụt cả hai vi chất dinh dưỡng được cho là xảy ra đồng thời. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu sắt thường đi kèm thiếu kẽm, thiếu kẽm thường được báo cáo ở những người thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt [59] [47]. Do đó, cần có bằng chứng để đề ra phương pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng thiếu hụt đồng thời 2 vi chất dinh dưỡng sắt kẽm. Sự thiếu hụt sắt và kẽm tạo thành hai trong số các vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng, sự thiếu hụt này tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Kết hợp bổ sung sắt và kẽm là một chiến lược có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng sắt và kẽm trong cộng đồng. Tuy nhiên, sắt và kẽm có những đặc tính hóa học tương tự nhau, có thể tương tác ảnh hưởng lẫn nhau khi tiến hành bổ sung cùng một lúc. Do đó có mối lo ngại về sự tương tác tiêu cực tiềm ẩn giữa sắt và kẽm. Nhìn chung, bổ sung sắt hoặc kẽm riêng rẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng sắt và kẽm của cơ thể, nhưng hiệu quả lên tình trạng bệnh tật chưa được xác định rõ [124]. Khi bổ sung vi chất sắt, kẽm cùng một lúc lên tình trạng vi chất, tăng trưởng ở một số nghiên cứu cho thấy, tương tác giữa sắt và kẽm đưa ra kết quả trái ngược nhau về mặt tiêu cực và tích cực [51], [136] [149]. Hiệu quả bổ sung sắt - kẽm phối hợp so với bổ sung sắt kẽm riêng rẽ nghiên cứu trên trẻ dưới 5 tuổi không có sự thống nhất [51], [136]. Các nghiên cứu nuôi cấy tế bào phát hiện thấy sắt ức chế hấp thu kẽm khi tỷ số sắt:kẽm rất cao, nhưng ở chiều ngược lại thì không thấy hiện tượng này [77]. Đánh giá hiệu quả của bổ sung sắt riêng rẽ, kẽm riêng rẽ lên tình trạng của vi chất kia (ví dụ kẽm lên tình trạng sắt, và sắt lên tình trạng kẽm) hoặc bổ sung phối hợp sắt và kẽm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ảnh hưởng tiêu cực (tác dụng phụ) liên quan tới tăng liều bổ sung 1-2 lần so với nhu cầu khuyến nghị [51]. Vì vậy, cần có thêm các thông tin từ các nghiên cứu tương tác bổ sung sắt, kẽm hay tăng cường sắt và kẽm phối hợp lên tăng trưởng và tình trạng vi chất.
- 13 Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi liên quan đến thiếu vi chất kẽm hậu quả làm chậm tăng trưởng xương và tầm vóc, được xem là kết quả cuối cùng giảm tốc độ tăng trưởng tuyến tính. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao nhất thường xảy ra ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi [91]. Với việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng phù hợp, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng sắt và kẽm đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kết quả bổ sung vi chất sắt, kẽm ở trẻ em 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại một số tỉnh phía Bắc (2017- 2020)”. Tìm hiểu, bổ sung thêm một số kiến thức liên quan đến 2 vi chất sắt và kẽm. cung cấp thêm bằng chứng về việc bổ sung riêng rẽ vi chất Kẽm hay Sắt - Kẽm phối hợp lên tình trạng dinh dưỡng, tình trạng vi chất vi chât dinh dưỡng ở trẻ 1- 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả tỷ lệ nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở một số xã của tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ năm 2017. 2. Đánh giá kết quả giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm bổ sung vi chất kẽm hoặc nhóm phối hợp vi chất sắt và kẽm sau 6 tháng can thiệp. Giả thuyết nghiên cứu 1. Bổ sung kẽm hoặc phối hợp sắt, kẽm có hiệu quả đến chỉ số thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm hơn so với nhóm trẻ suy dinh dưỡng thấp còi không được bổ sung trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi. 2. Bổ sung phối hợp sắt, kẽm có hiệu quả hơn bổ sung kẽm đến chỉ số thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm trên trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm được bổ sung kẽm.
- 14
- 15 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng thấp còi và vi chất dinh dưỡng 1. 1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng thấp còi 1.1.1.1. Định nghĩa Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi là tình trạng cơ thể kém tăng trưởng và phát triển. Trẻ SDD thấp còi có khẩu phần dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu số lượng, kém chất lượng, trẻ hay bị bệnh. Ở trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể thấp còi được thể hiện ở tình trạng chiều cao của trẻ thấp hơn so với chiều cao nên có ở lứa tuổi đó, thể hiện ở chỉ số "chiều cao theo tuổi" (Height for Age) thấp dưới -2 Z-Score (hoặc dưới -2 SD so với chuẩn tăng trưởng, WHO 2006) [81], [101],[144],[113]. Thấp còi làm chậm tăng trưởng xương và tầm vóc, được xem là kết quả cuối cùng giảm tốc độ tăng trưởng tuyến tính. Tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất thường xảy ra ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi [91]. Ở mọi nơi trên thế giới tỷ lệ hiện mắc SDD thể thấp còi cao hơn tỷ lệ hiện mắc SDD thể nhẹ cân. Lý do là có những trẻ bị SDD thấp còi trong giai đoạn sớm của cuộc đời, nhưng lại đạt được cân nặng bình thường sau đó nhưng vẫn có chiều cao thấp [148]. Khuynh hướng thay đổi gia tăng về chiều cao ở người trưởng thành bắt nguồn từ 2 năm đầu tiên của cuộc đời chủ yếu thông qua tăng chiều dài chân. Thời kỳ này là thời kỳ tăng trưởng cao nhất sau khi sinh và do đó rất nhạy cảm với các yếu tố bất lợi. Trẻ thấp còi ở thời kỳ này ít có cơ hội đạt chiều cao bình thường khi trưởng thành hoặc đòi hỏi thời gian dài qua nhiều thế hệ [30]. 1.1.1.2. Hậu quả Suy dinh dưỡng thấp còi SDD thấp còi trong những năm đầu đời, đặc biệt trong 1000 ngày đầu đời kể từ khi mang thai, cho tới khi trẻ được 24 tháng tuổi, gây ảnh hưởng tới tăng trưởng. SDD thấp còi ảnh hưởng tới nhận thức của trẻ, khả năng học tập giảm sút, năng suất lao động giảm, thu nhập kém hơn ở trẻ bình thường. Những trẻ SDD thấp còi sau này có mức tăng cân quá mức trong thời kỳ niên thiếu sẽ là yếu tố nguy cơ mắc
- 16 các bệnh mạn tính liên quan tới dinh dưỡng khi ở tuổi trưởng thành [160]. Tăng trưởng kém trong giai đoạn thơ ấu có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh, tử vong, bệnh không lây nhiễm, khả năng học tập và năng suất lao động. Tăng trường kém có mối liên quan chặt chẽ tới phát triển của trẻ như khả năng nhận thức, ngôn ngữ, cảm giác-vận động. Các chiến lược can thiệp phòng chống SDD thấp còi cho trẻ nhỏ giúp trẻ tăng trưởng thể chất, phát triển nhận thức, tinh thần, xã hội, trí tuệ. SDD thấp còi ở trẻ em để lại hậu quả trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng tới sức khỏe và nguồn lực con người. Trẻ SDD thấp còi thường chậm lớn, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, tử vong, chậm phát triển trí tuệ và vận động, khả năng học tập, thành tích học tập kém. Khi ở tuổi trưởng thành, những trẻ SDD thấp còi sẽ là những người có năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, nếu là trẻ gái thì sức khỏe sinh sản kém, nguy cơ cao mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch [112], [160]. 1.1.1.3. Thực trạng SDD thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới và Việt Nam Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi trên thế giới Tình trạng SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi những năm gần đây trên toàn thế giới đã được cải thiện, tuy nhiên tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ vẫn còn khá cao, phổ biến ở những nước chậm và đang phát triển. Theo báo cáo của UNICEF năm 2013 cho thấy, có khoảng 165 triệu trẻ em trên toàn cầu, chiếm trên ¼ (một phần tư) trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi [145]. Số trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm tuy đã giảm so với những năm 1990 nhưng vẫn còn cao (xấp xỉ 7 triệu trẻ em) trong đó có khoảng 2,3 triệu trẻ chết vì những nguyên nhân liên quan đến SDD [147]. Báo cáo của WHO cũng cho thấy, năm 2015 trên toàn cầu có 156 triệu trẻ em bị SDD thấp còi, chiếm khoảng 23% tổng số trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều báo cáo cho thấy số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi còn cao, tỷ lệ phân bố trẻ SDD thấp còi ở các khu vực trên thế giới không đều [145], [16], [146].
- 17 Các dữ liệu phân tích cho thấy SDD thấp còi vẫn là một vấn đề y tế công cộng quan trọng của nhiều nước đặc biệt ở các nước chậm và đang phát triển. SDD thấp còi cản trở sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Thêm vào đó, nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của trẻ. Các báo cáo của UNICEF và WHO đều cho biết, số trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi còn rất cao trên thế giới, gánh nặng của SDD thấp còi phân bố không đồng đều, phổ biến ở 2 châu lục là châu Phi và châu Á. Theo báo cáo của UNICEF năm 2013 cho biết, khu vực Sub-Saharan của châu Phi và Nam Á chiếm khoảng ¾ tổng số trẻ em thấp còi trên toàn thế giới. Khu vực cận Sahara của châu Phi có khoảng 40% phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi và ở Nam Á, con số này là 39%. Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở Việt Nam Ở Việt Nam tình trạng SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi là một trong những thách thức đối với sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. SDD thể thấp còi để lại hậu quả trước mắt và lâu dài và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và nguồn lực của đất nước. Trong những năm qua, Việt Nam có nhiều cố gắng cải thiện tình trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi và được đánh giá là quốc gia thành công trong việc giảm nhanh tỷ lệ SDD trẻ em nói chung và SDD thể thấp còi nói riêng. Theo tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng SDD thể thấp còi hiện vẫn còn ở mức cao [154] [153]. Theo số liệu Tổng điều tra dinh dưỡng 2019 – 2020, Tình trạng SDD thấp còi trong những năm qua được cải thiện. Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 24,6% năm 2015 xuống còn 19,6 % năm 2020 , tuy vậy hiện vẫn ở mức trung bình theo tiêu chuẩn đánh giá của WHO. Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng 2019 – 2020 cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi ở 6 vùng sinh thái có sự chênh lệch đáng kể.
- 18 Bảng 1. . Diễn biến SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi theo 6 vùng sinh thái từ năm 2015 – 2020 TT Vùng sinh thái Năm 2015 (%) Năm 2020 (%) 1 Đồng bằng sông Hồng 21,8 11,2 2 Trung du và miền núi phía Bắc 30,3 37,4 3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 27,1 17,4 4 Tây Nguyên 34,2 28,8 5 Đông Nam Bộ 19,3 9,7 6 Đồng bằng sông Cửu Long 23,5 12,4 Nguồn: Tổng điều tra dinh dưỡng 2019 – 2020, Viện Dinh dưỡng Hình 1.1 cho thấy diễn biến SDD thấp còi theo vùng sinh thái từ năm 2015 đến năm 2020 còn cao nhưng cao nhất ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Mức độ giảm tỷ lệ SDD thấp còi đáng kể ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ SDD thấp còi giảm rất chậm ở khu vực miền núi và vẫn ở mức cao (38% năm 2020). 2. 1.1.2. Khái niệm về vi chất dinh dưỡng 1.1.2.1. Định nghĩa Vi chất dinh dưỡng (VCDD) là những chất dinh dưỡng mà cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, nếu thiếu sẽ gây tác hại to lớn. Được gọi là vi chất dinh dưỡng vì chúng chỉ cần với số lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho cơ thể, tham gia vào các quá trình sản xuất enzyme, hormone và các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Tuy cơ thể người và động vật cần các vi chất dinh dưỡng với một hàm lượng rất nhỏ nhưng thiếu vi chất dinh dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể. Bốn vi chất Iốt, vitamin A, Sắt và Kẽm là nhóm vi chất dinh dưỡng thiếu hụt phổ biến trên thế giới nói chung và phổ
- 19 biến tập trung ở các nước chậm và đang phát triển. Thiếu hụt 4 vi chất dinh dưỡng trên là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và sự phát triển của dân số trên toàn thế giới, đặc biệt là đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước thu nhập thấp [112]. 1.1.2.2. Vitamin Vitamin là chất hữu cơ cần thiết, hầu hết không được cơ thể tạo ra, hoặc chỉ tạo ra 1 lượng không đáng kể, mà chủ yếu lấy từ thực phẩm. Khi khẩu phần không đủ, sẽ xuất hiện rối loạn do thiếu vitamin. Vitamin chỉ có 1 lượng nhỏ, nhu cầu cũng ít hơn so với chất dinh dưỡng đa lượng, nhưng quan trọng với sức khỏe, là 1 vấn đề “an ninh dinh dưỡng”[112]. 1.1.2.3. Chất khoáng Chất khoáng là những chất dinh dưỡng vô cơ, có vai trò quan trọng với sức khỏe, các chất khoáng vi lượng (vết) bao gồm: đồng, I ốt, sắt, mangan, selen, kẽm, các chất khoáng đa lượng bao gồm: canxi, magie, kali, natri. Không thực phẩm nào chứa đủ các vitamin, chất khoáng. Vì vậy, chế độ ăn cần đa dạng, cân đối, đầy đủ. Chất khoáng chỉ có 1 lượng nhỏ trong cơ thể và phải được cung cấp từ thực phẩm [141]. Chất khoáng là một nhóm các chất dinh dưỡng cần thiết, không sinh năng lượng, nhưng có vai trò trong nhiều chức phận quan trọng của cơ thể. Chất khoáng thường ở dạng rắn, là chất vô cơ. Cơ thể có khoảng 60 nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev. Dựa theo nhu cầu hàng ngày, chất khoáng được phân thành 2 nhóm: chất khoáng đa lượng và chất khoáng vi lượng. Chất khoáng đa lượng là loại chất khoáng có nhu cầu hàng ngày lớn hơn 100 mg, ví dụ canxi, phospho, magie, natri, kali, clo, sulfur. Chất khoáng vi lượng, còn gọi là yếu tố vết, là loại chất khoáng có nhu cầu hàng ngày nhỏ hơn 100 mg, ví dụ sắt, kẽm, đồng, bạc, mangan, selen... [141] Cơ thể cần lượng chất khoáng đa lượng nhiều hơn so với chất khoáng vi lượng để thực hiện các chức năng của cơ thể. Chất khoáng vi lượng cần với lượng nhỏ, ít hơn so với chất khoáng đa lượng, nhưng cũng đóng vai trò rất quan trọng
- 20 đối với cơ thể. 1.2. Vi chất dinh dưỡng sắt 3. 1.2.1. Phân bố sắt trong cơ thể Sắt là một trong những chất khoáng vi lượng được tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Mặc dù chỉ có một lượng rất nhỏ trong cơ thể, nhưng sắt lại rất cần thiết với sự sống, là thành phần của máu và các chất xúc tác của các phản ứng trong cơ thể. Transferrin gắn 2 phân tử sắt hóa trị 2, vận chuyển sắt tới nơi lưu trữ (thường là gan) và tới nơi sử dụng (tủy xương). Cơ thể người trưởng thành có từ 3 tới 5 gram sắt, xấp xỉ 50 mg sắt/1kg cân nặng, tùy thuộc vào tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe. Trong số đó, phần lớn chất sắt trong cơ thể nằm trong hemoglobin hay sắc tố của hồng cầu, chiếm tới 70% tổng lượng sắt cơ thể, 20% lượng sắt được dự trữ dưới dạng ferritin và haemosiderin ở gan, 5% lượng chất sắt nằm trong một loại hemoglobin khác ở bắp thịt gọi là myoglobin, 5% lượng chất sắt còn lại được gắn với các enzym (cytochrome, catalase, peroxidase, flavoprotein). Một lượng sắt rất nhỏ khác gắn với 1 loại protein vận chuyển là transferrin, chiếm 0,1%. Ngoài ra, còn một lượng rất nhỏ (khoảng 5 mg) chất sắt được tìm thấy trong huyết thanh. Đời sống của hồng cầu khoảng 120 ngày, nhưng lượng sắt được giải phóng không bị đào thải, mà phần lớn được dùng lại để tái tạo huyết sắc tố [53]. Myoglobin chỉ có ở cơ vân, có tác dụng là nơi dự trữ ô xy, chúng kết hợp với các chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cho hoạt động cơ bắp. Myoglobin được xem như là hemoglobin của bắp thịt, chỉ có một nhân protoporphyrin nghĩa là chỉ có một nguyên tử sắt thay vì 4 nguyên tử sắt như phân tử hemoglobin. Khoảng 5-10% lượng sắt trong cơ thể được tìm thấy trong các enzym tham gia các phản ứng trong chuỗi hô hấp tế bào của cơ thể, ví dụ enzym cytochrome oxidase. Một lượng chất sắt chiếm khoảng 20% tổng lượng sắt cơ thể được tìm thấy trong gan, lá lách, tủy xương. Ngoài ra, còn một lượng rất nhỏ (khoảng 5 mg) chất sắt được tìm thấy trong huyết thanh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Ảnh hưởng của sữa bổ sung Pre - Probiotic lên tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và hệ vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ 6- 12 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
157 p | 153 | 31
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội
27 p | 130 | 11
-
Luận án tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu vi chất sẵn có tại địa phương đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-23 tháng tuổi tại một huyện trung du phía Bắc
249 p | 62 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả can thiệp thực phẩm bổ sung Calorie Limit trên phụ nữ 40 – 65 tuổi thừa cân, béo phì tại một số quận, huyện thành phố Hà Nội (2016-2021)
172 p | 19 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung thực phẩm sẵn có đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 12-23 tháng tuổi huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
30 p | 90 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Tình trạng thiếu vi chất kẽm, một số yếu tố liên quan và hiệu quả bổ sung kẽm ở bệnh nhi từ 2-36 tháng tuổi mắc viêm phổi tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, thành phố Hà Nội (2017-2021)
133 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Thiếu vi chất dinh dưỡng ở mẹ và con và hiệu quả bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng bào thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
171 p | 72 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả của Lactobacillus casei Shirota lên tình trạng dinh dưỡng, tiêu hóa và nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ 3-5 tuổi tại 4 xã tỉnh Thanh Hóa
201 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
188 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung bột cải xoăn đến tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực và nhiễm khuẩn của học sinh tiểu học tại Hà Nội
195 p | 25 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất đến tình trạng dinh dưỡng, thị lực và thể lực của nữ vị thành niên 15-17 tuổi miền núi Thanh Hóa
158 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Thực trạng bữa ăn ca của công nhân dệt may tại một số tỉnh phía Bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại thành phố Hải Dương
184 p | 24 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả bổ sung đa vi chất tới cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ gái 11-13 tuổi tại một số trường trung học cơ sở dân tộc bán trú tỉnh Yên Bái
197 p | 21 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Hiệu quả can thiệp cộng đồng bằng bổ sung sớm đa vi chất dinh dưỡng trên phụ nữ tại một số xã thuộc tỉnh Kon Tum và Lai Châu
144 p | 46 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kết quả bổ sung vi chất sắt, kẽm ở trẻ 1 – 3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại một số tỉnh phía Bắc (2017 – 2020)
29 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Xây dựng và đánh giá công thức ước tính chiều cao, cân nặng cho người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện giai đoạn 2018-2022
236 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng: Xây dựng và đánh giá công thức ước tính chiều cao, cân nặng cho người bệnh cao tuổi tại một số bệnh viện giai đoạn 2018-2022
28 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn