Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của sinh viên Việt Nam
lượt xem 12
download
Mục đích của luận án "Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của sinh viên Việt Nam" nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của sinh viên các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy học tập tự định hướng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của sinh viên Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 15 HÀ NỘI - 2023
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ THANH THỦY ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 15 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trịnh Văn Minh 2. TS. Tạ Thị Thu Hiền NGHIÊN CỨU SINH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Đặng Thị Thanh Thủy PGS. TS Trịnh Văn Minh TS. Tạ Thị Thu Hiền XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO HÀ NỘI - 2023
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân mình. Các thông tin, kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án này được thực hiện khách quan, trung thực. Luận án không sử dụng hay sao chép công trình nghiên cứu của bất kỳ tác giả nào. Việc trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo được thực hiện đúng quy định. Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2023 Tác giả luận án Đặng Thị Thanh Thủy
- iv LỜI CẢM ƠN Để thực hiện luận án này tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quí báu của rất nhiều người. Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô hướng dẫn đã cho tôi những lời khuyên và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia về những góp ý, tư vấn giúp tôi hoàn thiện luận án một cách tốt nhất. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô Khoa Quản trị chất lượng (Trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội) đã luôn đồng hành, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên cùng các bạn sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học đã tham gia phỏng vấn, thảo luận nhóm, khảo sát thử nghiệm và các bạn sinh viên tham gia khảo sát chính thức với những ý kiến đóng góp và chia sẻ quan trọng vì lợi ích của nghiên cứu này. Tôi xin dành lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người. Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2023 Tác giả luận án Đặng Thị Thanh Thủy
- v MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ xi CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐỊNH NGHĨA ...................................................................... xii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................................................................3 2.1 Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................3 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................................3 3. Đối tượng và khách thể.................................................................................................................................................3 3.1 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................................3 3.2 Khách thể nghiên cứu .........................................................................................................3 4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................................................4 5.1 Nghiên cứu định lượng .......................................................................................................4 5.2 Nghiên cứu định tính ...........................................................................................................5 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu................................................................................................................................5 6.1 Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5 6.2 Giới hạn không gian nghiên cứu ........................................................................................6 6.3 Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................................6 7. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 6 7.1 Về lý luận .............................................................................................................................6 7.2 Về thực tiễn ..........................................................................................................................7 8. Kết cấu của luận án ...................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................ 8 1.1 Khái niệm ................................................................................................................... 8 1.1.1 Học tập tự định hướng .....................................................................................................8 1.1.2 Sẵn sàng học tập tự định hướng......................................................................................9 1.1.3 Đo lường và đánh giá ................................................................................................... 12 1.1.4 Kết quả học tập.............................................................................................................. 13 1.2 Tổng quan nghiên cứu về đánh giá mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng..........................................14
- vi 1.2.1 Những yếu tố đo lường sẵn sàng học tập tự định hướng ........................................... 14 1.2.2 Đánh giá và so sánh mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng giữa các nhóm sinh viên 18 1.2.3 Mối quan hệ giữa mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng và kết quả học tập .............. 26 1.2.4 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................................. 29 1.3 Một số lý thuyết về học tập và học tập tự định hướng ....................................................................................32 1.3.1 Các lý thuyết học tập ..................................................................................................... 32 1.3.2 Các lý thuyết học tập tự định hướng ............................................................................ 32 1.4 Lý luận đánh giá mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng ............................................................................38 1.4.1 Thái độ, động cơ trong học tập tự định hướng ........................................................... 39 1.4.2 Năng lực học tập tự định hướng .................................................................................. 40 1.4.3 Đặc tính cá nhân trong học tập tự định hướng ........................................................... 40 1.4.4 Thang đo mức độ phát triển học tập tự định hướng ................................................... 41 1.4.5 Khung lý thuyết đo lường sẵn sàng học tập tự định hướng của Guglielmino (1977) và Fisher & cộng sự (2001) ........................................................................................................ 42 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................................................................46 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................................ 47 2.1 Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................................................................47 2.1.1 Cơ sở thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 47 2.1.2 Thiết kế nghiên cứu của luận án .................................................................................. 47 2.1.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................................... 49 2.2 Tổ chức nghiên cứu...................................................................................................................................................50 2.2.1 Xây dựng và đánh giá tính chuẩn của công cụ nghiên cứu ....................................... 50 2.2.2 Xác định và chọn mẫu nghiên cứu ............................................................................... 77 2.2.3 Thu thập mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 79 2.2.4 Phân tích dữ liệu ........................................................................................................... 86 2.2.5 Tổng hợp dữ liệu định lượng và định tính ................................................................... 89 2.3 Đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................................................................................89 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................................................................................91 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 92 3.1 Xác định yếu tố đo lường mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng............................................................92 3.1.1 Xác định các yếu tố đo lường mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng.................... 92 3.1.2 Xác định điểm đánh giá dựa trên các nhân tố đo lường mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng. 96
- vii 3.2 Mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của sinh viên...................................................................................98 3.3 So sánh sự khác biệt mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng giữa các nhóm sinh viên .................. 103 3.3.1 Sự khác biệt theo giới tính .......................................................................................... 104 3.3.2 Sự khác biệt theo khối ngành...................................................................................... 104 3.3.3 Sự khác biệt theo năm học .......................................................................................... 105 3.4 Mối quan hệ giữa mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng và kết quả học tập.................................... 108 3.4.1 Mối tương quan giữa điểm đánh giá mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng và điểm trung bình chung tích lũy ..................................................................................................... 108 3.4.2 Mức độ ảnh hưởng của sẵn sàng học tập tự định hướng đến kết quả học tập ....... 109 3.5 Kết quả nghiên cứu định tính bổ sung về mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của sinh viên.. 114 3.5.1 Về thái độ và động cơ học tập .................................................................................... 115 3.5.2 Về năng lực học tập của sinh viên.............................................................................. 118 3.5.3 Nhận thức về học tập tự định hướng.......................................................................... 125 3.5.4 Những hình thức dạy và học đang triển khai tại các cơ sở giáo dục ...................... 126 3.5.5 Những gợi ý của giảng viên để thúc đẩy học tập tự định hướng của sinh viên ...... 127 3.6 So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu có liên quan.................................................................... 128 3.6.1 Các yếu tố đo lường mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng................................. 128 3.6.2 Mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của sinh viên ............................................ 129 3.6.3 So sánh sự khác biệt theo các nhóm sinh viên........................................................... 132 3.6.4 Mối quan hệ giữa mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng và kết quả học tập 134 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................................................................... 137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 138 1. Kết luận......................................................................................................................................................................... 138 2. Khuyến nghị ............................................................................................................................................................... 140 2.1 Đối với các cơ sở giáo dục đại học ............................................................................... 140 2.2 Đối với các nhà thiết kế và xây dựng chương trình ..................................................... 140 2.3 Đối với giảng viên .......................................................................................................... 141 2.4 Đối với sinh viên ............................................................................................................. 142 3. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................................................................... 142 4. Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................................................ 143
- viii CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ......................... 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 147 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 155 Phụ lục 1. Danh mục nguồn câu hỏi tham khảo................................................................................................... 155 Phụ lục 2. Các công cụ nghiên cứu chính thức ..................................................................................................... 159 Phụ lục 3. Kế hoạch thực hiện khảo sát và phỏng vấn........................................................................................ 169 Phụ lục 4. Tổng hợp số liệu thống kê....................................................................................................................... 171 Phụ lục 5. Phân tích thang đo...................................................................................................................................... 176 Phụ lục 6. Phân tích độ tin cậy của bảng hỏi.......................................................................................................... 182 Phụ lục 7. Kết quả phân tích nhân tố........................................................................................................................ 186 Phụ lục 8. Kết quả thống kê mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng ........................................................... 188 Phụ lục 9. Kiểm định mô hình ................................................................................................................................... 192 Phụ lục 10. Kết quả phỏng vấn và thảo luận của các nhóm.............................................................................. 195 Phụ lục 11. Bảng hỏi của Guglielmino (1977)...................................................................................................... 207 Phụ lục 12. Bảng hỏi của Fisher & cộng sự (2001)............................................................................................. 215
- ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển của học tập tự định hướng .................................42 Bảng 2.1: Thao tác hóa khái niệm - Thái độ học tập ................................................52 Bảng 2.2: Thao tác hóa khái niệm - Năng lực học tập ..............................................54 Bảng 2.3: Thao tác hóa khái niệm - Đặc tính cá nhân ..............................................59 Bảng 2.4: Tổng hợp các biến và nguồn gốc các thang đo.........................................61 Bảng 2.5: Thang điểm và tiêu chí đánh giá ...............................................................63 Bảng 2.6: Tóm tắt kết quả các vòng lấy ý kiến .........................................................68 Bảng 2.7: Các biến số của bảng khảo sát sau các vòng thảo luận ............................69 Bảng 2.8: Kết quả phân tích thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha theo nhóm ....72 Bảng 2.9: Các giai đoạn nghiên cứu tài liệu thứ cấp ................................................76 Bảng 2.10: Thống kê số lượng sinh viên theo trường ...............................................81 Bảng 2.11: Thống kê số lượng sinh viên theo giới tính, khối ngành và năm học ....82 Bảng 2.12: Thống kê địa bàn cư trú của sinh viên trước khi vào đại học.................83 Bảng 2.13: Thông tin về giảng viên tham gia phỏng vấn .........................................84 Bảng 2.14: Thông tin về sinh viên tham gia thảo luận nhóm ...................................86 Bảng 2.15: Quy trình phân tích số liệu .....................................................................89 Bảng 3.1: Kết quả kiểm định các nhân tố…………………………………… 93 Bảng 3.2: Mô hình điều chỉnh sau phân tích nhân tố khám phá ...............................95 Bảng 3.3: Kiểm định xu hướng tập trung (độ hội tụ) và độ phân tán .......................96 Bảng 3.4: Giải điểm xác định mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng ...................97 Bảng 3.5: Kết quả đo lường mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng ......................98 Bảng 3.6: Sự khác biệt mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng theo giới tính......104 Bảng 3.7: Sự khác biệt mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng theo khối ngành ......105 Bảng 3.8: Kết quả thống kê mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng theo từng năm .106 Bảng 3.9: Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất giữa các năm ........................106 Bảng 3.10: Kết quả phân tích ANOVA giữa các năm ............................................107 Bảng 3.11: Kết quả phân tích sự khác biệt mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng giữa các năm............................................................................................................107 Bảng 3.12: Sự tương quan giữa điểm trung bình chung tích lũy ............................109
- x Bảng 3.13: Kết quả kiểm định tin cậy nhất quán bên trong (Cr.A, CR, AVE).......110 Bảng 3.14: Độ giá trị phân biệt theo tiêu chuẩn Fornell-Larcker ...........................110 Bảng 3.15: Mức độ phù hợp của mô hình ...............................................................111 Bảng 3.16: Tác động trực tiếp của các mối quan hệ ...............................................111 Bảng 3.17: Tác động gián tiếp của các mối quan hệ...............................................112 Bảng 3.18: Nhận định của sinh viên về động cơ học tập của bản thân...................116 Bảng 3.19: Vai trò của giảng viên, sinh viên trong dạy và học ..............................122
- xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Đặc điểm học tập của người lớn ...............................................................33 Hình 1.2: Mô hình lý thuyết học tập tự định hướng của Candy (1991) ....................34 Hình 1.3: Mô hình trách nhiệm cá nhân của Brockett & Hiemstra (1991) ...............35 Hình 1.4: Mô hình phát triển học tập tự định hướng theo giai đoạn của Grow (1991) .....36 Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................44 Hình 2.1: Các bước chọn mẫu nghiên cứu định lượng .............................................77 Hình 2.2: Thống kê kết quả học tập của sinh viên (điểm GPA) ...............................83 Hình 3.1: Biểu đồ điểm sẵn sàng học tập tự định hướng ..........................................99 Hình 3.2: Biểu đồ phân bố điểm sẵn sàng học tập tự định hướng ............................99 Hình 3.3: Tỷ lệ xếp loại mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng ..........................101 Hình 3.4: Mô hình mối quan hệ giữa mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng và kết quả học tập của sinh viên ........................................................................................113
- xii CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐỊNH NGHĨA Từ viết tắt CSGD Cơ sở giáo dục GDĐH Giáo dục đại học HTTĐH Học tập tự định hướng KHTN&KT Khoa học tự nhiên và kỹ thuật KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn Các định nghĩa Cơ sở giáo dục đại học Là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của GDĐH, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. (Khoản 1, Điều 4, Luật GDĐH năm 2018) Người học/sinh viên Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Người học tại các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học được gọi là sinh viên. (Khoản 3, Điều 80, Luật Giáo dục năm 2019) Học tập tự định hướng Học tập tự định hướng (Self-Directed Learning) là “quá trình trong đó các cá nhân chủ động, có hoặc không có sự giúp đỡ của những người khác, trong việc chẩn đoán nhu cầu, xây dựng mục tiêu học tập, xác định nguồn lực, lựa chọn, thực hiện chiến lược học tập và đánh giá kết quả học tập” (Knowles, 1975, tr. 18). Sẵn sàng học tập Sẵn sàng học tập tự định hướng (Self-directed Learning tự định hướng Readiness) là kỹ năng và thái độ của một người gắn với tự định hướng trong học tập. Hay nói cách khác, là mức độ mà một cá nhân thể hiện thái độ, năng lực và tính cách trong HTTĐH (Brockett & Hiemstra, 2018; Wiley, 1983).
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển của công nghệ, xu hướng giáo dục sẽ hướng tới tính sáng tạo, tập trung vào các kỹ năng và HTTĐH (Guglielmino & cộng sự, 1987). Giáo dục đại học sẽ không còn chú trọng nội dung mà phương pháp dạy và học đang trở nên quan trọng (Thompson & Deis, 2004). Để thực hiện được điều đó, các phương pháp dạy và học theo hướng khuyến khích sự chủ động, tích cực của người học cần được sử dụng để thu hút sự tham gia và thúc đẩy vai trò chủ động của sinh viên trong học tập (Taylor & cộng sự, 2011). Trong đó, HTTĐH được xem là một phương thức học tập hiệu quả, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh viên chủ động học tập (Brandt, 2020; Cohen, 2012). Theo hướng học tập này, sinh viên xác định mục tiêu, đề ra kế hoạch học tập và chủ động tham gia vào quá trình học có hoặc không có sự tham gia của người khác (Knowles, 1975). Đối với sinh viên đại học, HTTĐH được xem như một phương thức học tập hiệu quả, khuyến khích người học chủ động trong việc học tập (Cohen, 2012). HTTĐH cũng là một biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các cơ sở giáo dục (Trương Minh Trí & cộng sự, 2016). Bởi, HTTĐH đem lại nhiều lợi ích nhất cho người học, giúp học tập hiệu quả hơn, hiểu biết hơn về xã hội (Abdullah, 2001) và là một công cụ cần thiết để phát triển đối với các cá nhân trong thế kỷ 21 (Dehnad & cộng sự, 2014). Với HTTĐH, sinh viên có thể tự xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng (Fisher & cộng sự, 2001; James & Blank, 1993). Khi HTTĐH, sinh viên được tự chủ và chủ động với các quyết định của mình, có tinh thần trách nhiệm với bản thân và những người khác, có mong muốn tự hiện thực hóa các mục tiêu (Morris, 2019). Đây cũng chính là trọng tâm của giáo dục lấy người học và sự tiến bộ của người học làm trung tâm. Ngoài ra, HTTĐH còn giúp sinh viên có thể nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong việc kiểm soát học tập để việc học tập thực sự có ý nghĩa đối với họ (Garrison, 1997). Tuy nhiên, mức độ HTTĐH của mỗi người khác nhau và không phải sinh viên nào cũng biết cách HTTĐH (Yuan & cộng sự, 2012).
- 2 Để thúc đẩy sinh viên HTTĐH, cần tìm hiểu và đánh giá khả năng, sự sẵn sàng của sinh viên đối với HTTĐH (Klunklin & cộng sự, 2010) để tạo cơ hội cho sinh viên học tập hiệu quả nhất. Bởi, sẵn sàng HTTĐH là sự chuẩn bị cho HTTĐH, thể hiện tính cá nhân hóa cao của người học (Fisher & cộng sự, 2001). Sẵn sàng HTTĐH có mối quan hệ với sự sáng tạo, năng lực và sự hài lòng (Brockett & Hiemstra, 2018) cũng như kết quả học tập của sinh viên (Abraham & cộng sự, 2011; Grow, 1991; Tennant, 1992). Khi phương pháp giảng dạy phù hợp với sự sẵn sàng HTTĐH của sinh viên cũng sẽ tạo ra những cơ hội học tập tốt nhất cho họ (Grow, 1991; O'Kell, 1988; Wiley, 1983). Vì vậy, việc đánh giá mức độ sẵn sàng HTTĐH của sinh viên tại các cơ sở GDĐH có thể giúp người dạy và cơ sở giáo dục nhận biết được thực trạng sẵn sàng HTTĐH của sinh viên nói chung và các nhóm sinh viên nói riêng để có những chiến lược giúp họ định hướng việc học, tối đa hóa cơ hội và môi trường học tập, thúc đẩy việc học tập tích cực trong nhà trường (Prabjanee & Inthachot, 2013). Tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục đại học đang áp dụng nhiều hình thức và phương pháp đào tạo khác nhau như học trực tuyến, học tập kết hợp hay học tập theo học chế tín chỉ. Những hình thức này yêu cầu sinh viên phải chủ động trong học tập và ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn. Gần đây, giáo dục đại học Việt Nam đang thay đổi theo hướng tự chủ và hướng tới đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở. Thực tiễn này đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học phải cải thiện các cấu trúc dạy và học theo hướng sinh viên chủ động trong việc học tập để thích ứng với mọi hoàn cảnh. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên Việt Nam ra trường khi vào làm việc tại các doanh nghiệp thường không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và phải đào tạo lại. Vì vậy, các chương trình GDĐH cần đảm bảo chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia và phải đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường lao động, nhu cầu học tập của người học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự biến động toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Việc đánh giá mức độ sẵn sàng HTTĐH sẽ giúp cơ sở GDĐH và giảng viên nhận biết được khả năng ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên. Kết quả đánh giá sẽ cung cấp cho nhà trường những căn cứ thực tiễn để xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo, giúp giảng viên có cơ sở nghiên cứu, áp dụng các phương pháp giảng dạy và học phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- 3 Trong khi đó, HTTĐH vẫn còn là khái niệm mới (Trương Minh Trí & cộng sự, 2016) và có rất ít nghiên cứu ở Việt Nam. Các nghiên cứu về HTTĐH ở Việt Nam chủ yếu mới phân tích tính ứng dụng của HTTĐH ở các trường đại học như nghiên cứu của Trương Minh Trí & cộng sự (2017) hay Nguyễn Thị Cẩm Vân (2014). Đặc biệt, vẫn chưa có nghiên cứu nào về đo lường và đánh giá HTTĐH nói chung và sẵn sàng HTTĐH của sinh viên nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung vào chủ đề đánh giá sự sẵn sàng HTTĐH của sinh viên Việt Nam. Thông qua đó, một số gợi ý sẽ được đề xuất nhằm phát triển HTTĐH của sinh viên ở các cơ sở GDĐH. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đánh giá mức độ sẵn sàng HTTĐH của sinh viên các cơ sở GDĐH Việt Nam, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy HTTĐH, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các cơ sở GDĐH Việt Nam. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá mức độ sẵn sàng HTTĐH của sinh viên. (2) Xây dựng công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng HTTĐH của sinh viên. (3) Đánh giá mức độ sẵn sàng HTTĐH của sinh viên tại các cơ sở GDĐH Việt Nam. (4) Đề xuất khuyến nghị thúc đẩy HTTĐH của sinh viên ở các cơ sở GDĐH. 3. Đối tượng và khách thể 3.1 Đối tượng nghiên cứu Mức độ sẵn sàng HTTĐH của sinh viên các cơ sở GDĐH Việt Nam (sau đây gọi chung là sinh viên). 3.2 Khách thể nghiên cứu Hoạt động học tập của sinh viên. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, các câu hỏi cần được trả lời trong luận án này bao gồm: (1) Những yếu tố nào được xác định để đo lường mức độ sẵn sàng HTTĐH? (2) Sinh viên các cơ sở GDĐH Việt Nam có mức độ sẵn sàng HTTĐH như thế nào? (3) Sự khác biệt về mức độ sẵn sàng HTTĐH giữa các nhóm sinh viên theo giới tính, khối ngành đào tạo và năm học như thế nào?
- 4 (4) Mức độ sẵn sàng HTTĐH có mối quan hệ như thế nào với kết quả học tập của sinh viên tại các cơ sở GDĐH Việt Nam? 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, phương pháp nghiên cứu hỗn hợp đã được sử dụng, trong đó phương pháp định lượng được áp dụng để xác định các yếu tố đo lường và đánh giá mức độ sẵn sàng HTTĐH của sinh viên, so sánh sự khác biệt và xác định mối quan hệ giữa sẵn sàng HTTĐH với kết quả học tập. Trong khi đó, phương pháp định tính được sử dụng để tìm hiểu và làm rõ các yếu tố sẵn sàng HTTĐH của sinh viên. Việc sử dụng cả hai phương pháp sẽ tận dụng tối đa những ưu thế của từng phương pháp nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài. 5.1 Nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua trưng cầu ý kiến bằng phiếu khảo sát và các phép phân tích dữ liệu định lượng. Trong đó, phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi đóng gồm các thông tin cá nhân, kết quả học tập và các câu hỏi nhận định về thái độ, năng lực của sinh viên trong học tập, được đánh giá mức độ theo thang Likert từ 1-5. Phiếu khảo sát được xây dựng theo quy trình thiết kế công cụ bao gồm các bước chính gồm: 1) Xác định mục đích, yêu cầu; 2) Thao tác hóa khái niệm; 3) Xây dựng tiêu chí đánh giá; 4) Thử nghiệm công cụ khảo sát; 5) Phân tích và hoàn thiện công cụ khảo sát. Việc phân tích dữ liệu thu thập được từ khảo sát được thực hiện bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0 và SmartPLS. Các phép phân tích định lượng bao gồm: 1) Phân tích hệ số Cronchbach’s Alpha để xác định độ tin cậy của thang đo đo lường mức độ sẵn sàng HTTĐH; 2) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định các yếu tố đo lường mức độ sẵn sàng HTTĐH; 3) Thống kê mô tả để xác định mức độ sẵn sàng HTTĐH của sinh viên thông qua các giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD) và giá trị nhỏ nhất, lớn nhất; 4) Kiểm định sự khác biệt trung bình (T-Test) với biến định tính có 2 giá trị và
- 5 phân tích phương sai đa biến (ANOVA) với biến định tính có 3 nhóm trở lên; 5) Phân tích tuyến tính (bằng phần mềm Smart PLS) được sử dụng để kiểm định mô hình đo lường và xác định tác động của các mối quan hệ giữa các biến đo lường sẵn sàng HTTĐH và kết quả học tập. 5.2 Nghiên cứu định tính Phỏng vấn sâu đối với giảng viên nhằm tìm hiểu những đánh giá của giảng viên về các yếu tố sẵn sàng HTTĐH của sinh viên. Việc thu thập thông tin dựa trên quá trình giao tiếp bằng lời nói, ghi chép và qua email trao đổi. Thảo luận nhóm đối với sinh viên thông qua các câu hỏi thảo luận có định hướng nhằm làm rõ những nội dung khảo sát liên quan đến HTTĐH và các yếu tố sẵn sàng HTTĐH mà họ đang trải nghiệm trong quá trình học tập tại các cơ sở GDĐH. Việc thảo luận được thực hiện thông qua ứng dụng Zoom, Google Meet và Zalo Chat. Bên cạnh đó, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để xây dựng bảng hỏi cũng được áp dụng. Đồng thời, việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng nhằm tìm hiểu về các yếu tố sẵn sàng HTTĐH và cơ sở lý luận về sẵn sàng HTTĐH. Việc nghiên cứu tài liệu thông qua sàng lọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến sẵn sàng HTTĐH trong GDĐH đối với sinh viên đại học. Dữ liệu thu thập được mã hóa, nhập và lưu trữ vào file dữ liệu được phân loại thuận tiện cho việc nhập liệu. Trong quá trình xử lý dữ liệu, sẽ thực hiện hiệu chỉnh để kiểm tra và phát hiện những sai sót trong quá trình xử lý thông tin. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 6.1 Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu Sẵn sàng HTTĐH bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến thuộc tính cá nhân của sinh viên, quá trình dạy và học, bối cảnh bên ngoài. Trong phạm vi đề tài các yếu tố sẵn sàng HTTĐH của sinh viên đại học được giới hạn nghiên cứu ở yếu tố cá nhân trong quá trình học tập tại cơ sở GDĐH của sinh viên. Đối tượng khảo sát của đề tài được giới hạn với sinh viên Việt Nam hệ đại học hệ chính quy từ năm thứ nhất đến năm thứ tư đang theo học tại một số cơ sở GDĐH Việt Nam. Về khối ngành khảo sát, trên cơ sở các nhóm ngành được phân loại theo Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chỉ tiêu tuyển sinh chia theo 07 khối ngành đào tạo tại các cơ sở GDĐH trên toàn quốc, gồm: Khoa học
- 6 giáo dục và đào tạo giáo viên (Khối ngành I); Nghệ thuật (Khối ngành II); Kinh doanh và quản lý, pháp luật (Khối ngành III); Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên (Khối ngành IV); Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y (Khối ngành V); Sức khỏe (Khối ngành VI); và Khối ngành VII gồm Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ và xã hội, Khách sạn-du lịch-Thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường. Trong luận án này, các khối ngành IV, V, VI thuộc nhóm khối ngành khoa học tự nhiên-kỹ thuật (KHTN&KT); các khối ngành I, II, III, VII thuộc nhóm khối ngành khoa học xã hội- nhân văn (KHXH&NV). Việc lấy mẫu của luận án được tập trung ở các khối ngành I, III, V và VII. Các yếu tố khác chưa đề cập trong đề tài. 6.2 Giới hạn không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện đối với sinh viên tại 12 cơ sở giáo dục đào tạo đa ngành, bao gồm các trường thuộc đại học quốc gia và đại học vùng, các trường đại học ngoài công lập. Trong đó, việc khảo sát thử nghiệm để xây dựng công cụ khảo sát được thực hiện tại 06 cơ sở giáo dục đại học tại miền bắc và miền nam; khảo sát chính thức tại 06 trường đại học để đánh giá mức độ sẵn sàng HTTĐH, bao gồm: 02 trường thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền nam, 02 trường thuộc khu vực miền trung, 02 trường thuộc khu vực Hà Nội và các tỉnh miền bắc. Các yếu tố khác ngoài phạm vi không gian và đối tượng này chưa được thực hiện trong đề tài. 6.3 Thời gian nghiên cứu Đề tài được triển khai trong 03 năm (2019-2022), trong đó: nghiên cứu tài liệu thứ cấp, viết tổng quan tài liệu, xây dựng bộ công cụ khảo sát được tiến hành trong năm thứ nhất và năm thứ hai (2020). Thời gian thu thập, phân tích dữ liệu sơ cấp, viết báo cáo kết quả khảo sát, hoàn thành các chuyên đề được tiến hành vào năm thứ hai (2021). Việc hoàn thiện báo cáo luận án được thực hiện trong năm thứ ba (2022). 7. Những đóng góp mới của đề tài 7.1 Về lý luận Luận án này đã làm rõ nội hàm khái niệm HTTĐH, sẵn sàng HTTĐH và các yếu tố sẵn sàng HTTĐH. Bên cạnh đó, luận án còn cung cấp các lý thuyết HTTĐH, cấu trúc HTTĐH và khung lý thuyết đánh giá mức độ sẵn sàng HTTĐH. Kết quả
- 7 nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, làm rõ hệ thống cơ sở lý luận về HTTĐH và sẵn sàng HTTĐH đối với sinh viên. Ngoài ra, các kết quả của đề tài cũng đóng góp vào danh mục các cơ sở lý luận về phương pháp dạy và học đại học trong các cơ sở GDĐH. Đồng thời, đề tài cũng góp phần khẳng định cơ sở khoa học và lợi ích của đo lường và đánh giá trong giáo dục vì sự tiến bộ của người học, đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. 7.2 Về thực tiễn Luận án xác định được các yếu tố đo lường mức độ sẵn sàng HTTĐH và phát triển được bộ công cụ đo lường mức độ sẵn sàng HTTĐH đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị. Bên cạnh đó, luận án cũng xác định được mức độ sẵn sàng HTTĐH của sinh viên đại học Việt Nam, làm rõ sự khác biệt về mức độ sẵn sàng HTTĐH giữa các nhóm sinh viên và ảnh hưởng của nó đến kết quả học tập. Đồng thời, luận án cũng đưa ra một số gợi ý nhằm thúc đẩy sinh viên HTTĐH ở các cơ sở GDĐH. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các cơ sở GDĐH, giảng viên và bản thân sinh viên xác định các đặc điểm “có thể làm” và “sẽ làm” của sinh viên trong quá trình học tập, bao gồm các yếu tố liên quan đến thái độ, hành vi của sinh viên cần thiết cho việc HTTĐH nhằm đạt được hiệu quả học tập. Kết quả của luận án sẽ là một trong những căn cứ thực tiễn cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh chương trình, lựa chọn các phương pháp dạy và học nhằm thúc đẩy việc học tập của sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của khung trình độ quốc gia. Ngoài ra, những khuyến nghị được đề xuất cũng sẽ góp phần thúc đẩy HTTĐH của sinh viên trong các cơ sở GDĐH. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án cũng là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu đo lường và đánh giá về HTTĐH và sẵn sàng HTTĐH trong tương lai. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có các chương chính như sau: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2. Thiết kế và tổ chức nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu
- 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương này sẽ trình bày về các cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về đánh giá mức độ sẵn sàng HTTĐH của sinh viên. Trong đó, nội dung đánh giá các nghiên cứu liên quan đến sẵn sàng HTTĐH đã xác định khoảng trống nghiên cứu. Đồng thời, các khái niệm và nội hàm về HTTĐH, sẵn sàng HTTĐH, các mô hình lý thuyết học tập của người lớn và các lý thuyết về HTTĐH được phân tích làm cơ sở để xác định các tiêu chí đánh giá mức độ sẵn sàng HTTĐH và xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án. 1.1 Khái niệm 1.1.1 Học tập tự định hướng HTTĐH là cách tiếp cận mà người học được thúc đẩy trách nhiệm cá nhân, kiểm soát quá trình nhận thức (tự giám sát) và quản lý việc học tập (Garrison, 1992). Khái niệm HTTĐH đã được Dewey và Lindeman đề cập từ những năm 1900-1930s (Ayyildiz & Tarhan, 2015) nhưng mãi sau này mới được nhắc đến trong nhiều tài liệu đặc biệt là lĩnh vực giáo dục đối với người lớn (Nordin & cộng sự, 2016). HTTĐH được tiếp cận theo các đặc điểm cá nhân trong học tập hoặc quá trình học tập, tập trung vào thuộc tính hoặc đặc điểm cá nhân của người học (Hiemstra, 2004; Oddi, 1987). Theo nghĩa này, HTTĐH đề cập đến hiệu quả bản thân của người học, động lực học tập, định hướng mục tiêu, chiến lược để đạt được mục tiêu và sự chuẩn bị sẵn sàng cho những thử thách mới (Garrison, 1997). Hay nói cách khác, HTTĐH là cách tiếp cận mà người học được thúc đẩy trách nhiệm cá nhân, kiểm soát quá trình nhận thức (tự giám sát) và quản lý việc học tập (tự quản lý) khi xây dựng mục tiêu học tập và xác nhận kết quả học tập (Garrison, 1992). HTTĐH cũng được tiếp cận theo quá trình với việc người học có trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá việc học tập của chính họ, tuy nhiên, do những đặc điểm về tính cách cá nhân mà người học sẽ có những suy nghĩ và hành động riêng (Brockett & Hiemstra, 1991). Như vậy, HTTĐH chính là quá trình học tập mà các cá nhân chịu trách nhiệm chính và thể hiện các thuộc tính cá nhân trong quá trình đó (Brockett & Hiemstra, 1991; Caffarella & Baumgartner, 2007). HTTĐH cũng là dự án tự dạy học, trong đó, người học xác định mục đích học tập, đặt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
34 p | 117 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông
187 p | 12 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á
27 p | 30 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục lên hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của các trường đại học Việt Nam
29 p | 26 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá năng lực đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ngành Quốc tế học ở các trường đại học Việt Nam
27 p | 22 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của đánh giá quá trình đến năng lực học tập tự chủ của sinh viên các ngành đào tạo cử nhân sư phạm
27 p | 9 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá tác động của dạy học kết hợp đến động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên đối với học phần tiếng Anh không chuyên tại một số trường Đại học ở Việt Nam
316 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Xây dựng bài kiểm tra thích ứng bằng máy tính để đánh giá kiến thức từ vựng tiếp nhận tiếng Anh
280 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Xây dựng bài kiểm tra thích ứng bằng máy tính để đánh giá kiến thức từ vựng tiếp nhận tiếng Anh
27 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá tác động của dạy học kết hợp đến động lực học tập và sự hài lòng của sinh viên đối với học phần tiếng Anh không chuyên tại một số trường Đại học ở Việt Nam
27 p | 11 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông
27 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia phát triển nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông
28 p | 6 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của sinh viên Việt Nam
28 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Hoạt động dạy và học tiếng Anh - Ảnh hưởng từ bài thi chuẩn đầu ra, một nghiên cứu tại ĐHQGHN
27 p | 67 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng khung năng lực của cán bộ chuyên trách đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam
27 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm
25 p | 1 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm
235 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn