intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế, đánh giá sinh khả dụng, độc tính và tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome silybin

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:229

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Dược học "Nghiên cứu bào chế, đánh giá sinh khả dụng, độc tính và tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome silybin" trình bày các nội dung chính sau: Bào chế được phytosome silybin qui mô phòng thí nghiệm; Đánh giá được sinh khả dụng, độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome silybin trên thực nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế, đánh giá sinh khả dụng, độc tính và tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome silybin

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ĐẶNG TRƯỜNG GIANG NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ, ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG, ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO GAN CỦA PHYTOSOME SILYBIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ĐẶNG TRƯỜNG GIANG NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ, ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG, ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO GAN CỦA PHYTOSOME SILYBIN Ngành đào tạo: Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc Mã số: 972 02 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Hữu Mỹ 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Long HÀ NỘI – 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Đặng Trường Giang
  4. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: TS. Nguyễn Hữu Mỹ PGS.TS. Nguyễn Văn Long Những người thầy đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Vũ Bình Dương, TS. Phạm Văn Hiển, ThS. Hồ Bá Ngọc Minh của Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng & Sản xuất thuốc - Học viện Quân y đã có những đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nội dung luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Trịnh Nam Trung - Viện trưởng Viện Đào tạo Dược - Học viện Quân y, TS. Nguyễn Văn Bạch và TS. Nguyễn Trọng Điệp - phó Viện trưởng Viện Đào tạo Dược, cùng toàn thể các thầy, cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên đang công tác tại Viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô, các nhà nghiên cứu tại Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội, tại Trung Tâm nghiên cứu ứng dụng động vật thực nghiệm - Học viện Quân y đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện các thử nghiệm tại đây. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Quân y, Phòng Sau Đại học đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Lời cảm ơn cuối cùng tôi muốn dành tặng tới những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn ở bên động viên là chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận án này. Hà Nội, Ngày tháng năm 2023 NCS Đặng Trường Giang
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các hình ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ SILYBIN 3 1.1.1. Nguồn gốc 3 1.1.2. Công thức hóa học 3 1.1.3. Tính chất lý hóa 4 1.1.4. Dược động học 5 1.1.5. Tác dụng dược lý 7 1.1.6. Công dụng, liều dùng, tác dụng không mong muốn 8 1.1.7. Một số biện pháp cải thiện sinh khả dụng đường uống của silybin 9 1.2. PHYTOSOME 12 1.2.1. Khái niệm 12 1.2.2. Thành phần của phytosome 13 1.2.3. Ưu, nhược điểm của phytosome 15 1.2.4. Phương pháp bào chế phytosome 16 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá phytosome 21 1.2.6. Một số nghiên cứu về bào chế phytosome silybin 26 1.3. MỘT SỐ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO GAN CỦA PHYTOSOME 26
  6. 1.3.1. Nội dung đánh giá sinh khả dụng của phytosome 26 1.3.2. Nội dung đánh giá tác dụng bảo vệ gan của phytosome 28 Chương 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 30 2.1.1. Nguyên vật liệu 30 2.1.2. Thiết bị nghiên cứu 31 2.1.3. Động vật thí nghiệm 32 2.1.4. Địa điểm thực hiện nghiên cứu 33 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu bào chế phytosome silybin 34 2.2.2. Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng, độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome silybin 48 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 55 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57 3.1. KẾT QUẢ BÀO CHẾ PHYTOSOME SILYBIN 57 3.1.1. Kết quả nghiên cứu một số tính chất của silybin và phospholipid 57 3.1.2. Kết quả nghiên cứu bào chế phytosome silybin quy mô phòng thí nghiệm 67 3.1.3. Kết quả bào chế, đánh giá một số đặc tính và chỉ tiêu chất lượng của phytosome silybin ở quy mô 150g/mẻ 88 3.1.4. Theo dõi độ ổn định của phytosome silybin 102 3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG, ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO GAN CỦA PHYTOSOME SILYBIN 105 3.2.1. Kết quả đánh giá sinh khả dụng của phytosome silybin 105 3.2.2. Kết quả đánh giá tác dụng độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của phytosome silybin trên thực nghiệm 111 3.2.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome
  7. silybin trên chuột cống trắng thực nghiệm 115 Chương 4. BÀN LUẬN 119 4.1. VỀ NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ PHYTOSOME SILYBIN 119 4.1.1. Về nghiên cứu một số tính chất của silybin và phospholipid 119 4.1.2. Về nghiên cứu bào chế phytosome silybin quy mô phòng thí nghiệm 120 4.1.3. Về đánh giá một số đặc tính của phytosome silybin 129 4.1.4. Về theo dõi độ ổn định của phytosome silybin 136 4.2. VỀ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG, ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO GAN CỦA PHYTOSOME SILYBIN 137 4.2.1. Về đánh giá sinh khả dụng của phytosome silybin 137 4.2.2. Về đánh giá độc tính của phytosome silybin 143 4.2.3. Về đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome silybin 143 4.3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 146 KẾT LUẬN 148 KIẾN NGHỊ 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 ̅/TB X Giá trị trung bình 2 13 C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đồng vị 13C (Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance) 3 1 H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đồng vị 1H (Hydro-1 Nuclear Magnetic Resonance) 4 31 P-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đồng vị 31P (Phospho-31 Nuclear Magnetic Resonance) 5 AE Aerosil 6 ALT Alanine Aminotransferase 7 AST Aspartate aminotransferase 8 ATP Adenosine triphosphat 9 AUC0-24/∞ Diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian từ thời điểm 0 đến 24 giờ/vô cùng 10 CR Chất rắn 11 Cmax Nồng độ đỉnh trong máu 12 COX Cyclooxygenase 13 CTPT Công thức phân tử 14 cs Cộng sự 15 DCM Dichloromethan 16 DĐVN Dược điển Việt Nam 17 DLS Tán xạ ánh sáng động học (Dynamic light scattering) 18 DMSO Dimethyl sulfoxide 19 DNA Phân tử mang thông tin di truyền (Acid Deoxyribonucleic)
  9. TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 20 DSC Phân tích nhiệt quét vi sai (Differential scanning calorimetry) 21 ĐT Độ tan 22 EE Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (Entrapment efficiency) 23 ESI Kỹ thuật ion hóa phun điện (Electrospray inonization) 24 EtOH Ethanol 25 h Giờ (Hours) 26 HC Hoạt chất 27 HLB Hằng số cân bằng dầu nước (Hydrophilic Lipophilic Balance) 28 HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High-performance liquid chromatography) 29 Hps Hiệu suất phun sấy 30 HQC Nồng độ định lượng cao (High Quantitative Concentration) 31 HSPC Phosphatidyl cholin đậu nành được hydrogen hóa (Hydrogenated soy phosphatidyl cholin) 32 Hth Hiệu suất thu hồi hoạt chất 33 IR/ FT-IR Phổ hồng ngoại hoặc phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (Infrared spectroscopy hoặc Fourier transform Infrared spectroscopy) 34 KLPT Khối lượng phân tử 35 KTTP Kích thước tiểu phân 36 LD50 Liều gây chết 50% số động vật thí nghiệm (Lethal Dose)
  10. TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 37 LOD Giới hạn phát hiện (Limit of Detector) 38 Log P/Log D Hệ số phân bố dầu - nước (Partition coefficient/Distribution coefficient) 39 LOQ Giới hạn định lượng (Limit of Quantitation) 40 LQC Nồng độ định lượng thấp (Low Quantitative Concentration) 41 m/z Khối lượng/điện tích của ion 42 MD Maltodextrin 43 MQC Nồng độ định lượng trung bình (Medium Quantitative Concentration) 44 MRT Thời gian lưu trú trung bình (mean retention/residence time) 45 MS Phổ khối lượng (Mass spectrometry) 46 NSX Nhà sản xuất 47 NXB Nhà xuất bản 48 NN-LN Nhỏ nhất - Lớn nhất 49 PBS Dung dịch muối đệm phosphat (Phosphate Buffered Saline) 50 PC Phosphatidyl cholin 51 PDI Chỉ số đa phân tán (Polydispersity index) 52 PL Phospholipid 53 PSC Phổ tương quan photon (photon correlation spectroscopy) 54 PVP Polyvinylpyrrolidone 55 RSD Độ lệch chuẩn tương đối (Relative standard deviation) 56 SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
  11. TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 57 SEM Kính hiển vi điện tử quét (Scanning electron microscopy) 58 Si-A/Si-B Silybin A/ Silybin B 59 Si-PC Silybin-phosphatidyl cholin 60 Siphy/ Sitp Silybin dạng phytosome/Silybin toàn phần 61 SKD Sinh khả dụng 62 SKĐ Sắc kí đồ 63 SMEDDS Hệ phân phối thuốc tự vi nhũ hóa (self-microemulsifying drug delivery system) 64 SPC Phosphatidyl cholin đậu nành (Soy phosphatidyl cholin) 65 t1/2 Thời gian bán thải 66 TBA Tert-butylalchol 67 TD/CR Tá dược/chất rắn 68 TEM Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission electron microscopy) 69 THF Tetrahydrofuran 70 Tmax Thời gian đạt tới nồng độ đỉnh trong máu 71 TT Thứ tự 72 tt/kl Thể tích/khối lượng 73 USP Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia) 74 tt/tt Thể tích/thể tích 75 WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organzation) 76 XRD Phổ nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction) 77 TMTTTT Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy 78 HE x 200/400 Nhuộm Hematoxylin-Eosin, độ phóng đại 200/400 lần.
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Tỷ lệ mol của dược chất và phospholipid trong bào chế phytosome 17 1.2. Một số dung môi sử dụng trong nghiên cứu bào chế phytosome 18 1.3. Thông số nhiệt độ và thời gian phản ứng trong bào chế phytosome 19 1.4. Một số nghiên cứu về bào chế phytosome silybin 26 2.1. Danh mục nguyên liệu, hóa chất sử dụng 30 2.2. Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 31 2.3. Tương quan giữa CI và khả năng trơn chảy 47 2.4. Chương trình chạy sắc ký 49 2.5. Bố trí thử theo phương pháp chéo đôi 51 3.1. Hàm lượng silybin trong nguyên liệu 63 3.2. Độ tan của silybin trong một số dung môi 63 3.3. Độ ổn định hàm lượng của silybin ở các nhiệt độ khác nhau trong 24 giờ 64 3.4. Độ ổn định hàm lượng của PC ở các nhiệt độ khác nhau trong 24 giờ 65 3.5. Độ tan của silybin dạng phytosome trong chloroform 67 3.6. Độ ổn định của phytosome trong chloroform 68 3.7. Ảnh hưởng thời gian hòa tan đến hiệu suất phytosome hóa 68 3.8. Thông số MS của mẫu phân tích 69 3.9. Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa và độ tan trong nước của silybin dạng phytosome tại các thời gian phản ứng khác nhau 70 3.10. Độ lặp lại của phương pháp xác định EE% 71 3.11. Đặc tính của phức hợp Si-PC với các PL khác nhau 71 3.12. Độ ổn định của phức hợp Si-PC bào chế với các PL khác nhau 72 3.13. Ảnh hưởng dung môi phản ứng tới EE% và độ tan của silybin trong nước 73
  13. Bảng Tên bảng Trang 3.14. Ảnh hưởng của lượng dung môi phản ứng đến EE% và độ tan silybin trong nước 73 3.15. Ảnh hưởng của tỉ lệ mol Si:PC đến EE% và độ tan silybin trong nước 74 3.16. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến EE% và độ tan silybin trong nước 75 3.17. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến EE% và độ tan silybin trong nước 75 3.18. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn đến EE% và độ tan silybin trong nước 76 3.19. Ảnh hưởng dung môi hydrat hóa đến các đặc tính của phytosome silybin 78 3.20. Ảnh hưởng lượng nước hydrat hóa đến các đặc tính của phytosome silybin 79 3.21. Ảnh hưởng của công suất siêu âm đến các đặc tính của phytosome silybin 80 3.22. Ảnh hưởng thời gian siêu âm đến các đặc tính của phytosome silybin 81 3.23. Ảnh hưởng loại tá dược hỗ trợ phun sấy đến đặc tính của bột phytosome silybin 83 3.24. Ảnh hưởng của tỷ lệ TD hỗ trợ phun sấy đến đặc tính của bột phytosome silybin 85 3.25. Ảnh hưởng của nhiệt độ khí đầu vào và tốc độ phun dịch đến các đặc tính của bột phytosome silybin 86 3.26. Một số chỉ tiêu chất lượng mẫu bột phytosome silybin bào chế ở quy mô 150g/mẻ 89 3.27. Độ hòa tan của silybin dạng phytosome bào chế ở quy mô 150g/mẻ 90
  14. Bảng Tên bảng Trang 3.28. Thành phần công thức bào chế phytosome silybin 150g/mẻ 91 3.29. KTTP, PDI, thế Zeta của phytosome silybin 92 3.30. Hệ số phân bố dầu nước silybin và phytosome silybin 93 3.31. Độ hòa tan của bột phytosome silybin từ 3 mẻ bào chế trong dung dịch pH 1,2 93 3.32. Độ hòa tan của bột phytosome silybin từ 3 mẻ bào chế trong dung dịch pH 6,8 94 3.33. Độ tan silybin dạng phytosome trong dung môi nước 94 3.34. Một số chỉ tiêu chất lượng 3 mẻ phytosome silybin bào chế quy mô 150g/mẻ 95 3.35. Dự kiến tiêu chuẩn cơ sở của phytosome silybin 101 3.36. KTTP, PDI, thế Zeta của bột phytosome silybin sau thời gian bảo quản 3 và 6 tháng ở các điều kiện khác nhau 102 3.37. Độ ẩm bột phytosome silybin sau thời gian bảo quản 3 và 6 tháng ở các điều kiện khác nhau 103 3.38. Phần trăm hàm lượng silybin trong bột phun sấy so với thời điểm ban đầu sau 6 tháng bảo quản 104 3.39. Độ hòa tan trong dung dịch pH 6,8 của bột phytosome silybin sau 6 tháng bảo quản ở điều kiện thực và lão hóa cấp tốc 104 3.40. Các thông số dược động học của silybin nguyên liệu và phytosome silybin 111 3.41. Ảnh hưởng của silybin và phytosome silybin lên hoạt độ AST và ALT trong huyết thanh chuột bị nhiễm độc bằng PAR 116 3.42. Hình ảnh đại thể và vi thể gan chuột sau 9 ngày uống thuốc 117
  15. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Công thức cấu tạo silybin A và silybin B 3 1.2. Hình minh họa quá trình phân bố và thải trừ silybin 6 1.3. Cấu trúc phân tử của phytosome 13 1.4. Cấu trúc của phospholipid 14 1.5. Cấu trúc phân tử của phosphatidyl cholin. 15 1.6. Sơ đồ bào chế phytosome theo phương pháp bốc hơi dung môi 20 2.1. Sơ đồ quy trình bào chế phytosome silybin 39 2.2. Sơ đồ tiến hành làm thí nghiệm đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào gan trên in vivo theo mô hình gây độc gan bằng PAR 55 3.1. SKĐ của chuẩn Si-A và Si-B ở điều kiện khác nhau 57 3.2. Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính của diện tích pic và nồng độ các chất phân tích trong khoảng khảo sát 59 3.3. Sắc ký đồ của chuẩn phosphatidyl cholin ở các điều kiện khác nhau 60 3.4. SKĐ khảo sát tính chọn lọc – đặc hiệu của phương pháp 61 3.5. Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính của diện tích pic và nồng độ của chất phân tích trong khoảng khảo sát 62 3.6. Phổ FT-IR: A,B- chồng phổ của các mẫu silybin ở các nhiệt độ khảo sát. C,D- phổ của mẫu silybin ban đầu 65 3.7. Phổ FT-IR: A,B- chồng phổ của các mẫu PC ở các nhiệt độ khảo sát. C,D- phổ của mẫu PC ban đầu 66 3.8. Giản đồ nhiễu xạ tia X của phần không tan và phần tan trong dung môi chloroform. 70 3.9. Ảnh mẫu phức hợp silybin-PC khô 77 3.10. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của phức hợp Si-PC trong môi trường pH 1,2 và pH 6,8 77 3.11. Ảnh mẫu hỗn dịch phytosome silybin 81
  16. Hình Tên hình Trang 3.12. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của phytosome silybin (trước và sau khi hydrat hóa) trong môi trường pH 1,2 và pH 6,8 82 3.13. Ảnh bột phun sấy các mẫu M2, M3, M4, M5, M6, M7. 84 3.14. Ảnh bột phun sấy các mẫu M7, M8, M9, M10 85 3.15. Mẫu bột phytosome phun sấy 87 3.16. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của bột phytosome silybin (trước và sau khi phun sấy) trong môi trường pH 1,2 và pH 6,8 88 3.17. Sơ đồ quy trình bào chế phytosome silybin quy mô 150g/mẻ 90 3.18. Hình ảnh chụp SEM 92 3.19. SKĐ của silybin chuẩn (a), bột phytosome silybin (b) 95 3.20. Phổ DSC: A- nguyên liệu silybin, B- nguyên liệu PC 96 3.21. Phổ FTIR: A- nguyên liệu silybin, B- nguyên liệu PC, C- hỗn hợp vật lý, D- phức hợp Si-PC 97 3.22. Giản đồ nhiễu xạ tia X của Silybin, PC, hỗn hợp vật lý và phức hợp Si-PC 98 3.23. Phổ 1H-NMR của (a) Silybin và (b) phức hợp Si-PC 99 3.24. Phổ 13C-NMR của (a) PC và (b) phức hợp Si-PC 100 3.25. Hình ảnh chụp SEM, TEM của mẫu bột phytosome silybin sau 6 tháng ở ĐK thường (a) và lão hóa cấp tốc (b) 102 3.26. SKĐ mẫu (A) huyết tương trắng, (B) silybin trong huyết tương 105 3.27. SKĐ mẫu huyết tương trắng (A), mẫu silybin trong huyết tương (B) của hai phương pháp xử lý mẫu 106 3.28. Đồ thị mô tả mối quan hệ tuyến tính của diện tích pic và nồng độ các chất phân tích trong khoảng khảo sát 107 3.29. Đường cong nồng độ thuốc trung bình theo thời gian của 6 cá thể chó sau khi uống silybin và phytosome silybin 110 3.30. Hình thái vi thể gan chuột sau 28 ngày uống thuốc thử (HE x 400) 114 3.31. Hình ảnh vi thể thận chuột sau 28 ngày uống thuốc thử (HE x 400) 114
  17. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây kế sữa (Silybum marianum (L.) Gaertn), thuộc họ Cúc (Asteraceae) với thành phần hóa học chính là các flavonoid đã được chứng minh có một số hoạt tính sinh học quan trọng như chống oxi hóa mạnh, ức chế sự hủy hoại tế bào gan do các tác nhân như rượu, thuốc,... đồng thời kích thích tái tạo tế bào gan; cải thiện đáng kể chức năng gan mật và ít tác dụng không mong muốn [1], [2], [3]. Trong số các hoạt chất thuộc nhóm flavonoid trong cây Kế sữa thì silybin là một chất chiếm tỉ lệ lớn (từ 50-70%) và là hoạt chất chính tạo nên tác dụng sinh học của nhóm này [1], [4]. Tuy nhiên, silybin có độ tan và tính thấm kém nên sinh khả dụng theo đường uống thấp [4], [5], [6]. Do đó, một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm cải thiện độ tan, tính thấm và sinh khả dụng của silybin như: tạo phức với β-cyclodextrin, tạo dẫn xuất glycosid, bào chế liposome và phytosome [5], [2], [7], [8]. Trong số các biện pháp trên, bào chế hoạt chất dưới dạng phytosome được xem là hướng nghiên cứu mới, có hiệu quả trong việc nâng cao sinh khả dụng đường uống của silybin [8], [9]. Trong phytosome các hoạt chất (cao chiết hoặc chất tinh khiết) thường là các flavonoid, polyphenol tự nhiên sẽ liên kết với phospholipid thông thường là phosphatidyl cholin (PC) tạo thành tiểu phân có cấu trúc tương tự màng tế bào, qua đó vừa cải thiện độ tan của hoạt chất trong dịch ruột, vừa tăng vận chuyển hoạt chất qua lớp màng lipid kép. Mặt khác, phytosome được hấp thu theo cơ chế chủ động nhờ tế bào M ở ruột non vào tuần hoàn chung qua hệ lympho, qua đó giảm chuyển hóa bước 1 qua gan và tăng sinh khả dụng của silybin [10]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cũng như các chế phẩm phytosome của nhiều hoạt chất như phytosome quercetin, phytosome curcumin, phytosome trà xanh, phytosome ginkgo biloba ... [11]; trong đó đã có một số nghiên cứu về phytosome silybin [12], [13], [8]. Tuy nhiên, ở Việt
  18. 2 Nam đến nay chưa có nghiên cứu về bào chế phytosome silybin. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu phytosome nói chung và phytosome silybin nói riêng chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến việc ứng dụng rộng rãi dạng phytosome vào các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu bào chế phytosome silybin là cần thiết. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu bào chế, đánh giá sinh khả dụng, độc tính và tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome silybin” được thực hiện với hai mục tiêu sau: 1. Bào chế được phytosome silybin qui mô phòng thí nghiệm. 2. Đánh giá được sinh khả dụng, độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome silybin trên thực nghiệm.
  19. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ SILYBIN 1.1.1. Nguồn gốc Silybin thường được chiết xuất và tinh chế từ quả hoặc hạt của cây Kế sữa Silybum marianum (L.) Gaertn., thuộc họ Cúc (Asteraceae) bằng các phương pháp khác nhau (chiết hồi lưu, chiết siêu tới hạn) [14], [15]. Silybin tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng phân là silybin A và silybin B với tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau [2], [4], [16]. 1.1.2. Công thức hóa học Hình 1.1. Công thức cấu tạo silybin A và silybin B *Nguồn: theo Biedermann D. và cs (2014) [16] - Tên khoa học (danh pháp IUPAC) [4], [16]: Silybin-A: (2R,3R)-2-[(2R,3R)-2,3-dihydro-3-(4-hydroxy-3- methoxyphenyl)-2-(hydroxymethyl)-1,4-benzodioxin-6-yl]-2,3-dihydro-3,5,7- trihydroxy-4H-1-benzopyran-4-one. Silybin-B: (2R,3R)-2-[(2S,3S)-2,3-dihydro-3-(4-hydroxy-3- methoxyphenyl)-2-(hydroxymethyl)-1,4-benzodioxin-6-yl]-2,3-dihydro-3,5,7- trihydroxy-4H-1-benzopyran-4-one. - Công thức phân tử: C25H22O10 - Tên khác: silibinin - Khối lượng phân tử: 482,44.
  20. 4 - Về mặt hóa học thì silybin thuộc phân nhóm flavonolignan, phần đầu có cấu trúc giống như một taxifolin (một nhóm flavononol trong flavonoid). Phần thứ hai là một đơn vị phenylpropanoid (conyferil alcohol). Hai phần này được liên kết với nhau thành một cấu trúc bằng một vòng oxeran [4], [16]. 1.1.3. Tính chất lý hóa * Tính chất vật lý Bột đồng nhất, màu vàng nhạt, vị hơi đắng, có mùi thơm nhẹ. Tỷ trọng: 1,6 ± 0,1 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy là 162-1630C, dung dịch trong aceton có [20]D = +11,38. Dung dịch silybin trong methanol ở dải sóng từ 200 nm đến 800 nm có các cực đại hấp thụ tại 217, 230, 288 nm [16]. Trong bảng phân loại sinh dược học bào chế (BCS), silybin thuộc nhóm IV vì hoạt chất có hệ số thấm Papp < 2 x 10-6 cm/s và ít tan trong nước (độ tan < 0,04 mg/ml) [6], [17]. Silybin rất khó tan trong nước, tan kém trong EtOH; không tan trong chloroform, ether dầu hỏa; tan tốt một số dung môi aprotic phân cực (Aceton, DMF, THF) [16], [4]. Một số nghiên cứu cho thấy, trong các dung dịch nước trung tính, silybin hoạt động như một acid yếu với pKa là 7,7 - 7,95 đối với nhóm 7-OH và 6,63 đối với nhóm 5-OH và 11,0 đối với nhóm 20-OH . Ngoài ra các nghiên cứu cũng chỉ ra độ hòa tan của silybin trong nước tăng nhanh theo độ pH và tăng tuyến tính với nhiệt độ [16]. * Tính chất hóa học Silybin là một flavonoid nên nó có một số tính chất hóa học cũng như phản ứng đặc trưng của nhóm flavonoid như: Phản ứng với hơi amoniac và dung dịch kiềm loãng (dung dịch NaOH, KOH, Na2CO3); Phản ứng cyanidin (phản ứng Shinoda); Phản ứng với dung dịch FeCl3 Trong môi trường kiềm mạnh hoặc gia nhiệt kéo dài trên 100°C gây ra sự phá vỡ bộ khung của silybin [16], [4].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2