Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
lượt xem 11
download
Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ CVP và thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- TRẦN THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI, NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- TRẦN THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và Phân tích Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG 2. TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG HÀ NỘI, NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, ngày….tháng…năm 2021 Nghiên cứu sinh Trần Thị Thu Hà
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Lời cảm ơn đầu tiên, NCS xin trân trọng gửi tới gia đình và những người thân yêu đã luôn động viên, giúp đỡ và khuyến khích NCS hoàn thành luận án. Với tấm lòng biết ơn của mình, NCS xin trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Minh Phương và TS. Nguyễn Thị Minh Phương. Sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết và trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn đã giúp NCS hoàn thành luận án này. NCS xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ tài liệu, hỗ trợ tìm kiếm thông tin và tạo điều kiện cho NCS thực hiện nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Trần Thị Thu Hà
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ..................................................................................... viii GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 6 1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. .......................................................................................................6 1.1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu về phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh ...................................................................................................................6 1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu về vận dụng phân tích CVP tại các doanh nghiệp ........................................................................................................................12 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ...................................................................18 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 25 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN .................................................................................. 26 2.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) ..............................................................................................................26 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phân tích CVP ...........................................................26 2.1.2. Các chỉ tiêu trong mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận...................28 2.2. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh ........................................................................................................40 2.2.1. Khái quát về quyết định kinh doanh ...............................................................40 2.2.2. Nội dung phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh ...........................41 2.3. Lý thuyết nền tảng về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh .......................................................................52 2.3.1. Lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM ............................................................52 2.3.2. Lý thuyết kết hợp chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)......................53 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 58 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 59
- iv 3.1. Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................................59 3.2. Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu................................................60 3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................60 3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................65 3.3. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án ...........................................65 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................65 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..............................................................69 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 80 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 81 4.1 Khái quát về các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ......81 4.1.1. Giới thiệu hoạt động chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam ......................81 4.1.2 Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam...........................................................................86 4.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ..................................................................................88 4.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. .......................................92 4.2. Thực trạng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp CBTACN ở Việt Nam ..................95 4.2.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ...............................................................................95 4.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích CVP tại các doanh nghiệp CBTACN ...........97 4.2.3. Thực trạng nội dung phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp CBTACN ở Việt Nam ................................................................104 4.3. Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam. .....................................................108 4.3.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo .................................................................108 4.3.2. Phân tích khám phá nhân tố EFA..................................................................112 4.3.3. Phân tích khẳng định nhân tố CFA ...............................................................114 4.3.4. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .................................................................118 4.3.5. Đánh giá của kế toán và nhà quản trị về vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh và các nhân tố trong mô hình. ............................................122 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 127 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................. 128 5.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam .............................................................................................128 5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................130
- v 5.2.1. Đánh giá về thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam ................................................................130 5.2.2. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh........................................................................134 5.3. Khuyến nghị giải pháp nhằm tăng cường vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam. .............................................................................................138 5.3.1. Khuyến nghị về phân tích CVP .....................................................................138 5.3.2. Khuyến nghị về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP.........146 5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp .........................................................................148 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 151 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 154 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tăt Diễn giải Bán hàng BH Chế biến thức ăn chăn nuôi CBTACN Phân tích mối quan hệ chi phí – khối Phân tích CVP lượng – lợi nhuận Chi phí bán hàng CPBH Chi phí biến đổi CPBĐ Chi phí cố định CPCĐ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNVLTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT Chi phí quản lý doanh nghiệp CPQLDN Chi phí sản xuất chung CPSXC Cổ phần CP Doanh nghiệp DN Doanh thu bán hang DTBH Kế toán quản trị KTQT Kế toán tài chính KTTC Tài sản cố định TSCĐ Thức ăn chăn nuôi TACN Trách nhiệm hữu hạn TNHH
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Mẫu bảng thống kê thông tin phỏng vấn ......................................................68 Bảng 3.2. Bảng thống kê mẫu khảo sát .........................................................................71 Bảng 3.3. Bảng mã hóa thang đo ...................................................................................74 Bảng 4.1. Bảng mô tả đặc điểm nhân khẩu ...................................................................96 Bảng 4.2. Bảng mô tả đặc điểm doanh nghiệp ..............................................................97 Bảng 4.3. Bảng phân loại chi phí tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco .........98 Bảng 4.4. Dự toán tiêu thụ...........................................................................................101 Bảng 4.5. Bảng dự tính lợi nhuận góp đơn vị của từng sản phẩm ..............................102 Bảng 4.6. Báo cáo sản lượng thực hiện và dự toán .....................................................108 Bảng 4.7. Bảng thống kê về các biến quan sát khi chạy Cronbach’s Alpha lần 1 ......109 Bảng 4.8. Bảng thống kê về các biến quan sát khi chạy Cronbach’s Alpha lần 2 ......111 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test .................................................112 Bảng 4.10. Kết quả phân tích EFA thang đo các biến nghiên cứu ..............................113 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt (hệ số tương quan) ...........................116 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo sau phân tích CFA ................117 Bảng 4.13. Bảng hệ số tương quan ..............................................................................117 Bảng 4.14. Hệ số hồi quy của các mối quan hệ trong mô hình ...................................120 Bảng 4.15. Tác động của các nhân tố tới vận dụng phân tích CVP ............................122 Bảng 4.16. Kết quả đánh giá về “vận dụng phân tích CVP” .......................................123 Bảng 4.17. Kết quả đánh giá về nhân tố “nhận thức tính hữu ích” .............................123 Bảng 4.18. Kết quả đánh giá về nhân tố “nhận thức tính dễ sử dụng”` ......................124 Bảng 4.19. Kết quả đánh giá về nhân tố “ảnh hưởng xã hội” ....................................125 Bảng 4.20. Kết quả đánh giá về nhân tố “điều kiện thuận lợi” ...................................125 Bảng 4.21. Kết quả đánh giá về nhân tố “dự định vận dụng” .....................................126 Bảng 5.1. Dự kiến chỉ tiêu kế hoạch chế biến thức ăn công nghiệp sử dụng chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2019-2020 .........................................................................129 Bảng 5.2 Bảng phân loại chi phí theo hình thái của chi phí ........................................139 Bảng 5.3. Dùng phương pháp bình phương bé nhất trên Excel ..................................141
- viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Đồ thị điểm hoà vốn ......................................................................................44 Hình 2.2. Mô hình lý thuyết chấp nhận và công nghệ TAM .........................................52 Hình 2.3. Mô hình lý thuyết UTAUT ............................................................................54 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................60 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................61 Hình 4.1. Sản lượng thức ăn công nghiệp tại Việt Nam những năm gần đây ...............82 Hình 4.2. Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam 2017 – 2019 ........83 Hình 4.3. Thị phần doanh nghiệp TACN trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam ...........84 Hình 4.4. Kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam từ 2017 - 2019 ...............................................................................................................................85 Hình 4.5. Thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 2018 ..........................85 Hình 4.6. Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi ............................................................87 Hình 4.7. Mô hình tổ chức bộ phận đơn giản ................................................................89 Hình 4.8. Mô hình tổ chức bộ phận chức năng của Công ty cổ phần Việt Long ..........90 Hình 4.9. Mô hình tổ chức bộ phận chức năng của Công ty TNHH Thương mại VIC.....90 Hình 4.10. Mô hình tổ chức chiến lược của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Trung Ương ..............................................................................................................................91 Hình 4.11. Mô hình tổ chức chiến lược của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco ...92 Hình 4.12. Tỷ lệ doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi xác định điểm hoà vốn...104 Hình 4.13. Sơ đồ chuẩn hóa CFA mô hình nghiên cứu ..............................................115 Hình 4.14. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .............................................................119
- 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài Để tăng khả năng cạnh tranh trong các doanh nghiệp nói chung, trong ngành công nghiệp sản xuất nói riêng, các nhà quản lý cần sử dụng đa dạng các công cụ kế toán quản trị khác nhau. Trong đó, phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận (CVP) là một công cụ giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh tối ưu (Fong-Ching Yuan, 2009), nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng trong hoạt động tài chính là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Phân tích CVP đề cập đến mối quan hệ kinh tế cơ bản thể hiện sự liên quan của chi phí cố định, chi phí biến đổi, khối lượng bán hàng, đơn giá, doanh thu, lợi nhuận. Thông qua việc nghiên cứu và nắm vững mối quan hệ CVP, nhà quản trị có thể khai thác tối đa các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, sử dụng và phát huy hiệu quả mọi nguồn lực trong doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là cơ sở cho việc đưa ra các quyết định lựa chọn hay điều chỉnh phương thức sản xuất kinh doanh… nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), phân tích CVP nằm ở giai đoạn phát triển thứ hai của kế toán quản trị, thuộc kế toán quản trị truyền thống và vẫn được sử dụng phổ biến ở các quốc gia (Abdel-Kader và Luther, 2006; Uyar, 2010; Yalcin, 2012). Nội dung phân tích về chi phí, doanh thu và lợi nhuận là những vấn đề cơ bản luôn được các nhà quản trị quan tâm ở mọi thời đại. Vì thế, phân tích CVP được sử dụng xuyên suốt nhằm cung cấp thông tin phù hợp trong các giai đoạn kinh doanh, đóng góp vào hệ thống thông tin kế toán quản trị và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp (Horngren, 2011). Tuy nhiên, vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp sản xuất là khác nhau bởi đặc điểm của doanh nghiệp (ngành nghề, cơ cấu tổ chức, năng lực cạnh tranh,…) và nhận thức của nhà quản trị về tầm quan trọng của sử dụng thông tin kế toán. Để phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi thì thức ăn cho ngành này chính là nhân tố mắt xích quan trọng vốn đang được coi là giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Theo dự báo của các chuyên gia đến từ Grand View Research, đến năm 2020 thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ đạt quy mô khoảng 10,55 tỉ USD. Nhu cầu của thị trường khi đó có thể tăng lên từ 25 đến 26 triệu tấn thức ăn nên những năm gần đây ngành này đang có sự tăng trưởng và phát triển ổn định với tốc độ tăng đạt từ 13 đến 15%/năm. Tuy nhiên, theo Cục chăn nuôi Việt Nam, hoạt động sản xuất TACN trong nước hiện nay gần như không đáp ứng được nhu cầu nội địa mà chủ yếu vẫn là nguồn ngoại nhập. Điều đó cho thấy thị trường thức ăn chăn
- 2 nuôi ở Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn của ngành này. Bên cạnh những cơ hội đối với các doanh nghiệp sản xuất TACN thì thách thức đặt ra trong hoạt động kinh doanh của ngành này là không nhỏ. Bởi, áp lực cạnh tranh của ngành khá cao, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn đứng trước việc phải ra quyết định kinh doanh như xác định giá bán, lựa chọn phương án tiêu thụ tối ưu khi các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh thay đổi,... Vì vậy, doanh nghiệp CNTACN cần có một hệ thống thông tin phù hợp giúp cho các nhà quản trị ra quyết định chính xác và kịp thời. Với đặc trưng của ngành là quy trình sản xuất đơn giản, chi phí chủ yếu là chi phí trực tiếp liên quan đến từng mẻ chế biến, việc phân bổ chi phí chung thường theo khối lượng, nên việc vận dụng phân tích CVP để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị là điều cần thiết Hơn nữa qua quá trình khảo sát sơ bộ, tác giả nhận thấy việc vận dụng phân tích CVP tại các DN CBTACN ở Việt Nam còn nhiều vướng mắc và chưa triệt để nên việc khai thác tính hữu ích của thông tin do phân tích CVP cung cấp cho việc ra quyết định kinh doanh còn hạn chế. Việc vận dụng phân tích CVP trong các DN CBTACN ở Việt Nam chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, có thể làm gia tăng ý định vận dụng và tính khả thi của vận dụng phân tích CVP trong các DN CBTACN ở Việt Nam hoặc ngược lại. Từ những lý do nêu trên, tác giả nhận thấy cần có nghiên cứu chuyên sâu về phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh cũng như nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP tại các DN CBTACN ở Việt Nam. Vì vậy, trong bối cảnh đó, đề tài luận án: “Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam” mang tính thời sự và cấp thiết, Theo đó, tác giả đi sâu nghiên cứu phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh cả về mặt thực trạng vận dụng và nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Nghiên cứu cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ CVP và thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể gồm: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về phân tích CVP - Nghiên cứu thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam.
- 3 - Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam. - Khuyến nghị nhằm tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: (1) Phân tích CVP có ý nghĩa như thế nào trong việc ra quyết định kinh doanh? (2) Thực trạng phân tích CVP trong các DN CBTACN ở Việt Nam như thế nào? (3) Các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam như thế nào? (4) Cần những giải pháp nào để tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Để đánh giá được thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: - Tổng quan nghiên cứu phân tích CVP và nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP. - Cơ sở lý luận về phân tích CVP trong doanh nghiệp sản xuất và lý thuyết nền tảng liên quan mô hình nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP. - Thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam. - Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phân tích CVP nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh của các DN CBTACN ở Việt Nam trên các nội dung cụ thể sau: (1) nghiên cứu tổng quan phân tích CVP và các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân
- 4 tích CVP; (2) tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh và lý thuyết nền tảng liên quan đến mô hình nhân tố ảnh hưởng; (3) đánh giá, luận giải các kết quả nghiên cứu trước đây, đánh giá thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng phân tích CVP; (4) đưa ra giả thuyết nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trên khung cảnh là các DN CBTACN, đồng thời đưa ra các khuyến nghị tới các chủ thể liên quan. Về phạm vi không gian: Nghiên cứu lựa chọn các DN CBTACN ở Việt Nam tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu của các DN CBTACN ở Việt Nam từ năm 2017 đến 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện gồm phỏng vấn kết hợp xin ý kiến chuyên gia và nghiên cứu trường hợp điển hình. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phát phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng liên quan đến việc vận dụng phân tích CVP trong các DN CBTACN ở Việt Nam, sau đó dùng công cụ phần mềm SPSS và AMOS để kiểm định dữ liệu, đo lường và khẳng định nhân tố ảnh hưởng. 6. Kết quả nghiên cứu Về hình thức, luận án được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận và khuyến nghị Ngoài ra, luận án còn bao gồm các sơ đồ, bảng biểu và phụ lục kèm theo.
- 5 Về nội dung, luận án đã giải quyết triệt để các mục tiêu nghiên cứu đề ra và đã có những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn. 7. Đóng góp mới của luận án Thông qua nghiên cứu của mình, tác giả có một số đóng góp tri thức mới về mặt lý luận và thực tiễn cho lĩnh vực kế toán quản trị, cụ thể như sau: 7.1. Về mặt lý luận Luận án đã trình bày khái quát tổng quan các công trình nghiên cứu về phân tích CVP tại các doanh nghiệp sản xuất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích CVP tại các doanh nghiệp sản xuất. Trên cơ cở tổng quan các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị và lý thuyết hành vi, luận án đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh phù hợp với các DN CBTACN ở Việt Nam. 7.2. Về mặt thực tiễn Luận án đã phản ánh và làm rõ thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam, xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam. Luận án đã đưa ra mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP tại DN CBTACN ở Việt Nam. Trên cơ sở định hướng phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, luận án đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam.
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (phân tích CVP) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố giá bán, khối lương tiêu thụ, chi phí biến đổi đơn vị, tổng chi phí cố định và cơ cấu tiêu thụ, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp (Mc Watters và cộng sự, 2001). Phân tích CVP không chỉ giúp cho doanh nghiệp định giá bán sản phẩm, xây dựng chiến lược tiêu thụ nhằm khai thác hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn giúp ích cho việc xem xét rủi ro của doanh nghiệp, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định (Garrison và Noreen, 2003). Trên thế giới, nhiều học giả đã quan tâm nghiên cứu về phân tích CVP. Các công trình tập trung vào hai hướng: (i) nghiên cứu về phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh; (ii) nghiên cứu vận dụng phân tích CVP cung cấp thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp với ngành nghề khác nhau. 1.1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu về phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh Nghiên cứu đầu tiên về phân tích CVP được thực hiện bởi Hess (1903). Trong nghiên cứu của mình, Hess đã chỉ ra rằng: yếu tố chi phí ít nhiều tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là nhận định đầu tiên trong mối quan hệ CVP. Đồng thời, Hess cũng cho rằng, để nghiên cứu được rõ mối quan hệ giữa sản lượng và chi phí thì doanh nghiệp cần tách chi phí thành yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định. Hess tiến hành nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một sản phẩm cơ bản trong điều kiện sản xuất kinh doanh bất định. Bốn năm sau, Mann đã phát triển mô hình CVP của Hess thành mô hình mới có khả năng áp dụng cho nhiều sản phẩm và trong điều kiện sản xuất kinh doanh thay đổi. Charnes, Cooper, & Ijiri (1963) cũng chứng minh rằng phân tích CVP với các điều kiện bất định là không tồn tại trong môi trường kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của Charnes, Cooper, & Ijiri đã khẳng định vai trò của phân tích CVP không chỉ trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với điều kiện bất định mà còn có ý nghĩa trong điều kiện sản xuất kinh doanh thay đổi.
- 7 Jaedicke & Robichek (1964) là những người đầu tiên nghiên cứu phân tích CVP trong điều kiện kinh doanh thay đổi bằng cách coi lợi nhuận như một biến ngẫu nhiên trong hai mô hình định dạng khác nhau. Nghiên cứu này khắc phục được nhược điểm trong nghiên cứu của Charnes, Cooper, & Ijiri (1963). Cụ thể, trong mô hình thứ nhất, khối lượng tiêu thụ thay đổi trong khi giá bán và chi phí cố định là không đổi, khi đó lợi nhuận kỳ vọng sẽ thay đổi theo sản lượng và không phụ thuộc vào giá bán, chi phí biến đổi và chi phí cố định. Trong mô hình thứ hai, bốn yếu tố sản lượng, giá bán, chi phí biến đổi và chi phí cố định đều biến đổi, lợi nhuận thay đổi theo sự thay đổi của cả 4 biến ngẫu nhiên này. Nghiên cứu này chỉ ra nền tảng cho mô hình phân tích CVP mở rộng và ứng dụng của CVP trong việc lựa chọn các phương án thay thế trong điều kiện không chắc chắn. Ismail & Louderback (1979), Liao (1975) cũng nghiên cứu sự phát triển của mô hình phân tích CVP ngẫu nhiên. Các tác giả đi sâu phân tích CVP trong điều kiện kinh doanh thay đổi với các yếu tố cơ bản là sản lượng, giá bán, chi phí biến đổi, chi phí cố định, lợi nhuận góp. Các tác giả cho rằng khi một trong các yếu tố trên thay đổi sẽ ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu các tác giả chưa phân biệt rõ mức sản lượng tiêu thụ và mức sản lượng sản xuất. Khắc phục hạn chế trong nghiên cứu của Ismail & Louderback (1979), Liao (1975), trong nghiên cứu của Shih (1979) chỉ ra có sự khác biệt giữa nhu cầu về sản lượng tiêu thụ và sản lượng sản xuất. Khi sản lượng sản xuất lớn hơn nhu cầu về sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận tính theo phương pháp CVP truyền thống thường vượt quá thực tế, đặc biệt là khi sản phẩm tồn kho là hàng hóa dễ hư hỏng. Mặt khác, Shih cũng cho chỉ ra mối quan hệ giữa sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ với chi phí cũng như lợi nhuận của doanh nghiêp. Trong mối quan hệ CVP, Flora Guidry và cộng sự (1998) xem xét chi phí dưới góc độ cấu trúc chi phí có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí cố định cao trong tổng chi phí thì có rủi ro hoạt động cao hơn, sự thay đổi sản lượng sản xuất và tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần nhiều hơn các doanh nghiệp có chi phí cố định thấp hơn. Khi phân tích CVP, một cấu trúc chi phí khác được đề xuất sẽ tạo ra mức rủi ro hoạt động mới. Lợi nhuận góp là biến chính trong phân tích này. Đó là dòng thu nhập có sẵn tương ứng với mức chi tiêu cố định và lợi nhuận mục tiêu. Độ lớn đòn bẩy hoạt động cho thấy lợi nhuận góp là một dòng thu nhập thay đổi tỉ lệ với sản lượng bán hàng. Sản lượng tiêu thụ trong mối quan hệ CVP được nghiên cứu riêng ở một số công trình. Hes (1903) chỉ rõ yếu tố sản lượng tiêu thụ có mối quan hện với chi phí. Nếu doanh nghiệp có thể giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến doanh thu với cùng
- 8 mức sản lượng được duy trì, lợi nhuận sẽ tăng lên. Phân tích CVP bao gồm phân tích cơ cấu sản lượng tiêu thụ để doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận tối đa (Neil Kokemuller, 2013). Theo Hansen, Mowen (2006), mặc dù phân tích CVP có lợi nhất khi sản xuất một sản phẩm đơn lẻ, nhưng vẫn có thể được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau. Khi đó, việc xác định cơ cấu sản phẩm tiêu thụ rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Kee (2007) đánh giá sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận trong một hỗn hợp sản phẩm xác định có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phân tích CVP. Do đó, các nhà quản lý cần lựa chọn được một hỗn hợp sản phẩm với cơ cấu thiêu thụ phù hợp vì nó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty (Walther, Skousen, 2009). Với sự kết hợp đúng đắn của các sản phẩm được bán, lợi nhuận hoạt động có thể tăng lên, giúp cho việc mở rộng và phát triển sản phẩm mới hoặc gia tăng đầu tư. Nghiên cứu của Kee, Robert (2007) cũng làm rõ mối quan hệ giữa giá bán, doanh thu sản phẩm và các loại chi phí trong mô hình phân tích CVP, được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng có tính chất tài chính trên phạm vi rộng đến những hoạt động và quyết định chiến lược. Ví dụ, phân tích CVP được dùng để xác định các ảnh hưởng tài chính của kinh doanh đa sản phẩm, định giá, ra quyết định cải thiện sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất. Quan trọng không kém, phân tích CVP đo lường sự thay đổi khả năng tạo ra lợi nhuận của sản phẩm với thay đổi của một hay nhiều tham số cơ bản. Cuối cùng, phân tích CVP còn được sử dụng để xác định lợi ích thương mại về khả năng sinh lợi và chấp nhận rủi ro từ việc quyết định sản xuất sản phẩm thay thế và khả năng sản xuất. Phân tích CVP là một mô hình định lượng chứa đựng nhiều thông tin tài chính liên quan đến việc đánh giá các quyết định phân bổ nguồn lực. Nhóm tác giả Jormakka, Koivusalo, Lappalainen, Niskanen, (2015) nghiên cứu định giá dựa trên lợi nhuận góp, đây là nội dung cơ bản của phân tích CVP. Trong phương pháp này, lợi nhuận dự kiến được thêm vào chi phí biến đổi của sản phẩm. Số tiền dự kiến phải đạt được đủ lớn để trang trải tất cả các chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận. Nếu mục tiêu hoặc ước tính quá thấp, khi đó không trang trải được tất cả các chi phí liên quan đến sản phẩm, sử dụng định giá dựa trên lợi nhuận góp có thể dẫn đến giá bán quá thấp và doanh nghiệp thua lỗ. Ngoài ra, cần tính thêm thuế giá trị gia tăng vào giá bán (Alhola, Lauslahti, 2002). Ramarathnam Ravichandran (1993) nghiên cứu phân tích CVP như một công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định. Phân tích CVP được nghiên cứu trong việc ra quyết định sản xuất đa sản phẩm gồm cả hàng hóa và dịch vụ nhằm tìm ra được một hỗn hợp sản phẩm sao cho đạt được mục tiêu kinh doanh với những điều kiện ràng buộc nhất
- 9 định. Trước tiên, tác giả coi như đóng góp của mỗi sản phẩm là không đổi và tối đa hóa số đóng góp từ tất cả các sản phẩm, hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Theo cách này, tổng đóng góp của sản phẩm hỗn hợp sẽ thay đổi theo sự đóng góp của từng sản phẩm. Các nghiên cứu trước đây cho rằng đóng góp của sản phẩm thường độc lập với nhau, sau này thì sự đóng góp được liên kết với nhau trong một tổng thể hỗn hợp. Mục đích là để hỗ trợ người ra quyết định sử dụng nhiều mô hình và các nguồn dữ liệu để đạt được những mục tiêu khác nhau. Kim, Abdolmohammadi và Klein (1996) cho rằng người ra quyết định (nhà quản trị) mong muốn tối đa hóa lợi ích của mình khi quyết định đầu tư vào tài sản rủi ro. Kết quả nghiên cứu thu được: (1) Chi phí cố định không chỉ ảnh hưởng đến quyết định về sản xuất, mà còn về tài sản rủi ro, (2) Đối với các nhà quản lý lo sợ rủi ro, thì sự kết hợp tối ưu của các tài sản rủi ro và phi rủi ro là không đổi cho dù chi phí cố định thay đổi. Nghiên cứu này cung cấp thông tin chi tiết về hành vi đầu tư của các nhà quản lý, trong đó phân tích CVP cung cấp thông tin phù hợp cho việc ra quyết định. Đây là điểm mà các nghiên cứu trước đó chưa chỉ ra được. Flora Guidry và cộng sự (1998) xem xét rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí cố định trong tổng chi phí và tài sản cố định trong tổng tài sản cao hơn thì có rủi ro hoạt động cao hơn, sự thay đổi sản lượng sản xuất và tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần nhiều hơn các doanh nghiệp có chi phí và tài sản cố định thấp hơn. Khi phân tích CVP, một cấu trúc tài sản và chi phí khác được đề xuất sẽ tạo ra mức rủi ro hoạt động mới. Lãi góp là biến chính trong phân tích này. Đó là dòng thu nhập có sẵn tương ứng với mức chi tiêu cố định và lợi nhuận mục tiêu. Độ lớn đòn bẩy hoạt động cho thấy lãi góp là một dòng thu nhập thay đổi tỉ lệ với doanh thu bán hàng. Chi phí cố định là biến quan trọng tạo ra mức độ của đòn bẩy hoạt động, chi phí cố định càng lớn, độ lớn đòn bẩy hoạt động càng cao. Nếu các điều kiện khác không đổi, độ lớn đòn bẩy của doanh nghiệp càng cao thì rủi ro hoạt động của doanh nghiệp càng lớn. Một doanh nghiệp có độ lớn đòn bẩy cao hơn thì có khả năng tạo ra lợi nhuận thuần lớn hơn, đồng thời kéo theo chi phí vốn cao hơn, nghĩa là mức độ lợi nhuận mục tiêu trong phân tích CVP sẽ cao hơn tương đối và khó khăn hơn để đạt được. Gonzalez (2001) nghiên cứu phân tích CVP trong môi trường kinh doanh đa sản phẩm, khi đó phân tích CVP đòi hỏi xây dựng một quy tắc đóng góp phù hợp với đặc điểm hoạt động của môi trường kinh doanh cũng như sự đánh giá của người sử dụng về mức độ đóng góp khác nhau của các sản phẩm khác nhau, góp phần vào việc thu hồi chi phí sao cho đáp ứng được mức lợi nhuận mục tiêu. Khi không có áp lực
- 10 trong sản xuất thì sẽ không có giải pháp tối ưu duy nhất được đưa ra. Nghiên cứu này đưa ra mô hình thay thế là phân tích CVP trong môi trường đa ngành nghề, đa sản phẩm, sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi phương pháp ABC được thiết kế để theo dõi các chi phí biến đổi và chi phí cố định, tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm sao cho phải đạt được lợi nhuận mục tiêu. Từ đó, nhà quản trị sẽ biết được cơ cấu tiêu thụ sản phẩm tối ưu để đạt được mức lợi nhuận tối đa. Nghiên cứu của James A.Yunker (2001) phát triển phân tích CVP truyền thống bằng cách kết hợp đường cầu dốc và đường cong chi phí trung bình, điều này thực tế hơn kết quả của các nghiên cứu trước đó. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra được sự liên kết giữa phân tích CVP và lý thuyết ra quyết định, đưa ra quan điểm về mối liên hệ giữa mô hình CVP và đường cầu, lợi nhuận không chỉ biến động theo giá (Jaedicke & Robichek, 1964) mà còn theo số lượng. Phần lớn các nghiên cứu trước không chứng minh được các chức năng kinh tế liên quan đến số lượng sản xuất, giá cả và hoặc chi phí trung bình. Kết quả được xác định với năm mức sản lượng đặc biệt: (1) số lượng tối thiểu xác định khả năng hòa vốn bằng với mức chấp nhận tối thiểu, (2) số lượng tối đa hóa khả năng hoà vốn, (3) số lượng tối đa hóa một chức năng tiện ích Cobb Douglas được xác định dựa trên lợi nhuận kỳ vọng và khả năng hoà vốn, (4) số lượng tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng, và (5) số lượng lớn nhất xác định khả năng hòa vốn bằng mức chấp nhận tối thiểu. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra một mô hình phân tích CVP phát triển sự kết hợp giữa lợi nhuận kỳ vọng và khả năng hòa vốn. Stefan Daniel (2012) đã phát triển phân tích CVP trong môi trường đa sản phẩm. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là giải thích làm thế nào để có thể sử dụng phân tích một cách hợp lý trong việc ra các quyết định liên quan đến quá trình sản xuất. Trên cơ sở tổng hợp kết quả của các nhà nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của sự thay đổi đến phân tích CVP và dựa trên các biến độc lập, nghiên cứu này chứng minh rằng mỗi loại thông tin có thể tạo nên sự phát triển hơn nữa của phân tích CVP theo giả thuyết hoạt động thực. Nghiên cứu này cho thấy sự phát triển bền vững hơn của mô hình nghiên cứu tình huống sản xuất và tiêu thụ đa sản phẩm, từ đó chỉ ra hạn chế của mô hình truyền thống khi có ảnh hưởng cơ cấu doanh thu, mô hình truyền thống chỉ có thể áp dụng được khi cơ cấu tiêu thụ không đổi khi tổng số lượng bán ra thay đổi. Marjanovic P., Riznic D., Ljnom B., (2013) đề cập đến vai trò của phân tích CVP trong đó phân tích điểm hoà vốn là công cụ quan trọng và phổ biến trong quá trình ra quyết định ngắn hạn. Nhóm tác giả cho rằng việc phân tích CVP dựa trên cơ sở hình thái chi phí ngắn hạn thì cốt lõi là chi phí biến đổi. Trong một giới hạn phù
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam
187 p | 33 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
264 p | 40 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
199 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Thông tin từ báo cáo tài chính và dự báo khó khăn tài chính: Nghiên cứu tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
178 p | 36 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
249 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
162 p | 39 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và tác động của thực hiện kế toán môi trường đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam
302 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
201 p | 48 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
168 p | 29 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam
259 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam
216 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
244 p | 26 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng lợi nhuận kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
186 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
215 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội
249 p | 17 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
243 p | 6 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
219 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
27 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn