Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Ứng dụng điều khiển thích nghi hệ thiếu cơ cấu chấp hành cho xe tự hành ba bánh
lượt xem 11
download
Luận án được thực hiện với mục tiêu nhằm thiết lập mô hình xe tự hành ba bánh, nghiên cứu tổng hợp các phương pháp điều khiển xe tự hành đã được công bố trong và ngoài nước; biển đổi mô hình toán học của WMR đưa về dạng biểu diễn phù hợp với phương pháp tổng hợp bộ điều khiển được lựa chọn trong luận án; đề xuất cấu trúc điều khiển mới cho xe tự hành trong điều kiện làm việc có thông số mô hình thay đổi;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Ứng dụng điều khiển thích nghi hệ thiếu cơ cấu chấp hành cho xe tự hành ba bánh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHẠM THỊ HƯƠNG SEN ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI HỆ THIẾU CƠ CẤU CHẤP HÀNH CHO XE TỰ HÀNH BA BÁNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA Hà Nội - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHẠM THỊ HƯƠNG SEN ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI HỆ THIẾU CƠ CẤU CHẤP HÀNH CHO XE TỰ HÀNH BA BÁNH Ngành: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Mã số: 9520216 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. VŨ THỊ THÚY NGA 2. GS.TS. PHAN XUÂN MINH Hà Nội - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng các kết quả nghiên cứu khoa học được trình bày trong luận án này là thành quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của tập thể hướng dẫn trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được các tác giả khác công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận án là trung thực, được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm Tập thể hướng dẫn khoa học Tác giả luận án TS. Vũ Thị Thúy Nga GS.TS Phan Xuân Minh Phạm Thị Hương Sen i
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến GS.TS. Phan Xuân Minh, TS. Vũ Thị Thúy Nga đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn, định hướng, tạo động lực nghiên cứu và hỗ trợ nghiên cứu sinh về mọi mặt để hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc Khoa Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, Trường Đại học Điện lực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô Bộ môn Điều khiển tự động, Viện Điện, Phòng Đào tạo, thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội luôn giúp đỡ về mặt chuyên môn, hỗ trợ các thủ tục trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn Điều khiển tự động, Viện Điện, các bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên tôi trong thời gian vừa qua. Cuối cùng, tôi xin gửi phần tình cảm yêu quý đến các thành viên trong gia đình đã luôn chia sẻ, hỗ trợ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án này. ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................ 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ...................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 6. Bố cục của luận án ........................................................................................... 3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THIẾU CƠ CẤU CHẤP HÀNH VÀ XE TỰ HÀNH ......................................................................................................................... 5 1.1. Giới thiệu chung về hệ thiếu cơ cấu chấp hành ............................................... 5 Mô hình hệ thiếu cơ cấu chấp hành .......................................................... 5 Phân loại hệ thiếu cơ cấu chấp hành ........................................................ 6 1.2. Mô hình xe tự hành ba bánh ............................................................................ 9 Mô hình động học ..................................................................................... 9 Mô hình động lực học............................................................................. 10 Mô hình xe tự hành khi xét đến các yếu tố nhiễu hệ thống .................... 12 1.3. Tình hình nghiên cứu và tổng quan về các phương pháp điều khiển WMR . 16 Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 16 Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................................... 17 Các phương pháp điều khiển xe tự hành ................................................ 18 1.4. Kết luận của chương 1 ................................................................................... 26 TỔNG HỢP BỘ ĐIỂU KHIỂN TRƯỢT TẦNG BACKSTEPPING CHỈNH ĐỊNH MỜ CẤU TRÚC MỘT MẠCH VÒNG .......................................... 28 2.1. Cơ sở lý thuyết về điều khiển trượt tầng và backstepping ............................ 28 Kỹ thuật backstepping ............................................................................ 28 Kỹ thuật trượt tầng ................................................................................. 30 Mô hình mờ Sugeno ............................................................................... 33 iii
- 2.2. Tổng hợp bộ điều khiển trượt tầng backstepping cho xe tự hành ba bánh.... 34 Xây dựng bộ điều khiển bám trượt tầng cho xe bám vị trí..................... 35 Bộ điều khiển bám backstepping cho góc hướng ................................... 37 Phát biểu định lý và chứng minh tính ổn định của hệ kín ...................... 39 2.3. Tổng hợp bộ điều khiển trượt tầng backstepping chỉnh định mờ cho xe tự hành ba bánh .................................................................................................................. 40 2.4. Mô phỏng kiểm chứng................................................................................... 41 2.5. Kết luận chương 2 ......................................................................................... 47 TỔNG HỢP BỘ ĐIỂU KHIỂN THÍCH NGHI DỰA TRÊN ƯỚC LƯỢNG NHIỄU CẤU TRÚC HAI MẠCH VÒNG ................................................ 48 3.1. Điều khiển thích nghi .................................................................................... 48 3.2. Điều khiển thích nghi ước lượng nhiễu vòng trong ...................................... 49 Tổng hợp bộ điều khiển động lực học .................................................... 49 Tổng hợp bộ điều khiển động học .......................................................... 52 3.3. Tổng hợp bộ điều khiển thích nghi ước lượng nhiễu mạch vòng trong và ngoài ....................................................................................................................... 54 3.3.1 Cơ sở phương pháp luận .......................................................................... 54 3.3.2 Tổng hợp bộ điều khiển cho mạch vòng trong động lực học .................. 56 3.3.3 Tổng hợp bộ điều khiển cho mạch vòng ngoài động học ....................... 56 3.3.4 Chứng minh tính ổn định ......................................................................... 59 3.4. Mô phỏng kiểm chứng................................................................................... 61 Mô phỏng với cấu trúc điều khiển thích nghi ước lượng vòng trong..... 61 Kết quả mô phỏng điều khiển thích nghi ước lượng nhiễu cả hai mạch vòng .................................................................................................................. 63 3.3. Kết luận chương 3 ......................................................................................... 66 TỔNG HỢP BỘ ĐIỂU KHIỂN THÍCH NGHI MỜ LOẠI 2 CẤU TRÚC HAI MẠCH VÒNG ...................................................................................... 68 4.1. Hệ mờ loại 2 .................................................................................................. 68 Tập mờ loại 2 .......................................................................................... 68 Suy diễn và giảm loại trong hệ mờ loại 2 ............................................... 69 4.2. Tổng hợp bộ điều khiển bộ điều khiển thích nghi mờ loại 2 cho mạch vòng trong và ngoài ....................................................................................................... 71 Thiết kế bộ điều khiển mạch vòng động lực học ................................... 71 Thiết kế bộ điều khiển mạch vòng động học.......................................... 73 Chứng minh tính ổn định ........................................................................ 76 iv
- 4.3. Mô phỏng kiểm chứng................................................................................... 79 4.4. Kết luận chương 4 ......................................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN ÁN ................................... 84 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ............. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 87 v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU Danh mục các chữ viết tắt Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt viết tắt UMS Underactuated mechanical systems Hệ điện cơ thiếu cơ cấu chấp hành WMR Wheel mobile robots Xe tự hành SMC Sliding mode control Điều khiển trượt ASMC Adaptive Sliding mode control Điều khiển trượt thích nghi HSMC Hierarchical sliding mode control Điều khiển trượt tầng FLS Fuzzy logic system Hệ logic mờ Non-linear Disturbance Observer- Dựa trên bộ ước lượng nhiễu phi NDOB based tuyến Danh mục các kí hiệu TT Ký hiệu Mô tả 1 M Điểm nằm giữa trục nối hai bánh xe sau 2 G Trọng tâm khối của xe 3 r Bán kính bánh xe sau 4 b Một nửa khoảng cách giữa hai bánh xe sau 5 mG Khối lượng thân xe 6 mw Khối lượng mỗi bánh sau của xe 7 IG Mô men quán tính của thân xe quanh trục thẳng đứng 8 ID Mô men quán tính của bánh xe quanh trục bán kính 9 Iw Mô men quán tính của bánh xe quanh trục quay 10 a Khoảng cách từ điểm G đến điểm M 11 x Tọa độ của xe theo phương X 12 y Tọa độ của xe theo phương Y 13 𝜃 Góc hướng của xe 14 𝒒 Vector biến tọa độ 15 𝜏𝑅 Momen của động cơ bánh phải 16 𝜏𝐿 Momen của động cơ bánh trái 17 𝑣 Vận tốc tịnh tiến 18 𝜔 Vận tốc quay vi
- 19 R Vận tốc góc động cơ bánh phải 20 L Vận tốc góc động cơ bánh trái 21 𝒆𝑣 Vector sai số vận tốc 22 𝒆𝑞 Vector sai số vị trí 23 R Độ trượt dọc trục bánh xe bên phải 24 L Độ trượt dọc trục bánh xe bên trái 25 Độ trượt ngang trục bánh xe 26 Vận tốc tịnh tiến của xe khi xem xét đến ma sát trượt bánh 27 Vận tốc quay của xe khi xem xét đến ma sát trượt bánh 28 𝒆𝑣 Vector sai số vận tốc 29 𝒆𝑞 Vector sai số vị trí vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Luật suy diễn cho bộ chỉnh định mờ ........................................................ 40 Bảng 2.2: Thông số của WMR ................................................................................. 41 Bảng 2.3: Chọn các tham số ..................................................................................... 42 Bảng 4.1: Hàm liên thuộc biến đầu ra Y, Z .............................................................. 80 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hệ pendubot................................................................................................ 8 Hình 1.2: Mô hình xe tự hành ba bánh ..................................................................... 10 Hình 1.3: Mô hình xe tự hành ba bánh khi xét đến yếu tố trượt bánh...................... 13 Hình 1.4: Sơ đồ cấu trúc điều khiển tuyến tính hóa phản hồi .................................. 19 Hình 1.5: Sơ đồ cấu trúc điều khiển xe bám vị trí .................................................... 20 Hình 1.6: Sơ đồ khối cấu trúc hai mạch vòng điều khiển ........................................ 22 Hình 1.7: Một sơ đồ cấu trúc hệ thống điều khiển thích nghi .................................. 23 Hình 2.1: Lược đồ kĩ thuật trượt tầng [62] .............................................................. 31 Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc điều khiển trượt tầng backstepping .................................. 39 Hình 2.3: Tập mờ biến ngôn ngữ đầu vào ................................................................ 40 Hình 2.4: Giá trị hằng số biến đầu ra........................................................................ 40 Hình 2.5: Sơ đồ cấu trúc hệ điều khiển trượt tầng backstepping chỉnh định mờ ..... 41 Hình 2.6: Xe bám quỹ đạo sin .................................................................................. 42 Hình 2.7: Sai số với quỹ đạo sin ............................................................................... 42 Hình 2.8: Xe bám quỹ đạo tròn ................................................................................ 43 Hình 2.9: Sai số với quỹ đạo tròn ............................................................................. 43 Hình 2.10: Quỹ đạo của xe trước và sau khi thay đổi khối lượng, momen.............. 44 Hình 2.11: So sánh điều khiển bám quỹ đạo tròn, chưa có nhiễu ............................ 44 Hình 2.12: So sánh sai số điều khiển bám quỹ đạo tròn, chưa có nhiễu .................. 45 Hình 2.13: So sánh điều khiển bám quỹ đạo tròn, có nhiễu sin tác động ................ 45 Hình 2.14: So sánh sai số quỹ đạo khi điều khiển bám quỹ đạo tròn, có nhiễu sin tác động .......................................................................................................................... 46 Hình 2.15: So sánh điều khiển bám quỹ đạo tròn, có nhiễu xung tác động từ giây thứ 30 đến giây thứ 31 .................................................................................................... 46 Hình 2.16: So sánh sai số bám quỹ đạo tròn, có nhiễu xung tác động từ giây thứ 30 đến giây thứ 31 ......................................................................................................... 47 Hình 3.1: Sơ đồ một hệ điều khiển thích nghi tham số ............................................ 49 Hình 3.2: Minh họa nguyên tắc ước lượng [67] ....................................................... 50 Hình 3.3: Xe tự hành bám mục tiêu Z ...................................................................... 57 viii
- Hình 3.4: Sơ đồ khối hệ thống điều khiển ............................................................... 59 Hình 3.5: Xe bám quỹ đạo đặt hình tròn .................................................................. 62 Hình 3.6: Đặc tính vị trí tọa độ x, y và góc hướng bám tín hiệu đặt ........................ 62 Hình 3.7: Kết quả nhận dạng thành phần nhiễu d1 ................................................... 62 Hình 3.8: Kết quả nhận dạng thành phần nhiễu d2 ................................................... 63 Hình 3.9: Quỹ đạo bám của xe ................................................................................. 64 Hình 3.10: Sai lệch vị trí vị trí ex, ey......................................................................... 64 Hình 3.11: Sai lệch vị trí vị trí ex, ey với bộ điều khiển trong [46] .......................... 65 Hình 3.12: Sai lệch tốc độ ........................................................................................ 65 Hình 3.13: Sai lệch tốc độ với bộ điều khiển trong [46] .......................................... 66 Hình 4.1: Tập mờ Gauss loại 2 ................................................................................. 69 Hình 4.2: Cấu trúc của một hệ logic mờ loại 2......................................................... 71 Hình 4.3: Sơ đồ khối cấu trúc hệ thống điều khiển .................................................. 76 Hình 4.4: Hàm liên thuộc của các biến đầu vào ....................................................... 80 Hình 4.5: Xe bám quỹ đạo tròn ................................................................................ 81 Hình 4.6: Đặc tính sai số vị trí theo phương X khi sử dụng bộ mờ loại 1 và loại 2 82 Hình 4.7: Đặc tính sai số vị trí theo phương Y khi sử dụng bộ mờ loại 1 và loại 2 82 Hình 4.8: Đường đặc tính tốc độ bánh phải với bộ mờ loại 1 và bộ mờ loại 2 ........ 82 Hình 4.9: Đường đặc tính tốc độ bánh trái với bộ mờ loại 1 và bộ mờ loại 2 ......... 83 ix
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, hệ thiếu cơ cấu chấp hành được nghiên cứu ngày càng nhiều. Trong các hệ thống như tàu thủy, tàu ngầm, máy bay, tàu vũ trụ, robot, [1, 2], được thiết kế thiếu cơ cấu chấp hành, với mục đích để giảm giá thành, hoặc giảm trọng lượng, giảm tiêu hao năng lượng tiêu thụ. Một số trường hợp hệ trở thành thiếu cơ cấu chấp hành là do hệ thống có thiết bị chấp hành bị lỗi. Trên thực tế, khi giảm số thiết bị chấp hành thì việc phát triển kỹ thuật điều khiển càng cần thiết và khó khăn hơn so với các hệ đủ cơ cấu chấp hành. Các công trình nghiên cứu hệ UMS những thập niên gần đây nghiên cứu tập trung nhiều đến việc thiết kế thuật toán điều khiển cho các hệ UMS phi tuyến, đặc biệt là khi phải xét đến các yếu tố bất định, mô hình không chính xác, nhiễu tác động vào hệ thống. Các đối tượng thiếu cơ cấu chấp hành khá đa dạng, có hệ động lực học khác nhau nên phương pháp điều khiển cũng rất đa dạng. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu chuyên sâu cho từng lớp đối tượng cụ thể để có thể đưa ra được giải pháp điều khiển thích hợp. Trong những năm gần đây, xe tự hành (viết tắt là WMR) thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, công nghệ. WMR thuộc lớp đối tượng robot di động trên mặt đất bằng bánh xe, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như trong các nhà máy để vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, hay xe dò đường, tìm kiếm cứu nạn. Khi môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm, hoặc việc vận chuyển hàng hóa liên tục theo một lộ trình cố định trong nhà máy thì việc điều khiển xe tự hành bám theo một quỹ đạo cho trước trở nên cần thiết và có ý nghĩa thực tế. Do đó, từ những năm cuối thế kỉ 19 cho đến nay, đã có nhiều công bố về các lĩnh vực điều khiển bám quỹ đạo và xây dựng quỹ đạo chuyển động cho xe tự hành. Xe tự hành ba bánh có đặc điểm của hệ thiếu cơ cấu chấp hành, đó là góc hướng của xe không có cơ cấu chấp hành để có thể can thiệp trực tiếp, là đối tượng phi tuyến có ràng buộc non-holonomic. Mặt khác, khi xe di chuyển luôn tồn tại ma sát giữa bánh xe với mặt sàn rất khó xác định bằng cách đo hoặc tính toán, việc xác định mô hình luôn tồn tại sai số gây khó khăn cho việc thiết kế điều khiển. Việc điều khiển WMR thiếu cơ cấu chấp hành bám quĩ đạo đặt luôn là bài toán khó khăn, phức tạp. Đó cũng là lý do và động lực thúc đẩy đề tài luận án tập trung vào nghiên cứu thuật toán điều khiển thích nghi mới cho WMR ba bánh. 1
- 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là xây dựng bộ điều khiển thích nghi cho WMR ba bánh bám quĩ đạo đặt và khắc phục nhiễu tác động vào xe khi di chuyển. Để thực hiện được mục tiêu này, luận án đã đặt ra nhiệm vụ: - Thiết lập mô hình xe tự hành ba bánh, nghiên cứu tổng hợp các phương pháp điều khiển xe tự hành đã được công bố trong và ngoài nước. - Biển đổi mô hình toán học của WMR đưa về dạng biểu diễn phù hợp với phương pháp tổng hợp bộ điều khiển được lựa chọn trong luận án. - Đề xuất cấu trúc điều khiển mới cho xe tự hành trong điều kiện làm việc có thông số mô hình thay đổi. - Đưa ra thuật toán điều khiển thích nghi bám quỹ đạo cho xe tự hành trong điều kiện làm việc có thông số mô hình thay đổi và chịu sự tác động của nhiễu, ma sát trượt bánh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu là xe tự hành ba bánh, hai bánh chủ động phía sau và một bánh tự lựa hướng phía trước được mô tả bằng phương trình động học, động lực học của một hệ phi tuyến, non-holonomic chịu ảnh hưởng của nhiễu tác động. Phạm vi nghiên cứu: - Xây dựng mô hình toán học cho hệ xe ba bánh tự hành. - Đề xuất bộ điều khiển bám trong trường hợp nhiễu tác động có biên độ nhỏ. - Đề xuất bộ điều khiển thích nghi cho xe tự hành bám quỹ đạo có xem xét bù trượt bánh xe để nâng cao chất lượng điều khiển xe. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Luận án nghiên cứu xây dựng cấu trúc, phương pháp điều khiển mới cho xe tự hành đáp ứng được các yếu tố bất định, nhiễu ngoài và ma sát trượt bánh. - Các bộ điều khiển đề xuất có khả năng thực thi trên cơ sở kỹ thuật số, có khả năng đáp ứng được điều kiện làm việc trong môi trường phức tạp. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết kết hợp mô phỏng đánh giá chất lượng các bộ điều khiển mới được đề xuất trong luận án: 2
- - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu và phân tích các phượng pháp điều khiển thích nghi hiện đại đã áp dụng cho xe tự hành làm cơ sở đề xuất các giải thuật điều khiển mới dựa trên lý thuyết điều khiển phi tuyến, điều khiển thích nghi, điều khiển mờ cho WMR. - Phân tích tính ổn định của hệ thống kín trên cơ sở hàm điều khiển Lyapunov. - Áp dụng mô phỏng số với các kịch bản khác nhau để đánh giá các phân tích dựa trên lý thuyết khảo sát. Từ các kết quả đạt được khi phân tích lý thuyết, đánh giá khả năng ứng dụng các bộ điều khiển được đề xuất trong luận án vào thực tiễn. 6. Bố cục của luận án Luận án được trình bày trong 4 chương với nội dung chính được tóm tắt như sau: Chương 1: Tổng quan về hệ thiếu cơ cấu chấp hành và xe tự hành. Nội dung chính là giới thiệu về hệ thiếu cơ cấu chấp hành, mô hình chung của các hệ UMS, xây dựng mô hình động học và động lực học của WMR. Nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về các phương pháp điều khiển cho WMR, phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp để đề xuất hướng nghiên cứu trong luận án. Chương 2: Tổng hợp bộ điều khiển trượt tầng backstepping chỉnh định mờ cấu trúc một mạch vòng. Đề xuất một cấu trúc điều khiển mới cho mô hình xe tự hành, khi xem xét đến các yếu tố bất định, chưa xét đến nhiễu tác động. Sử dụng phương pháp điều khiển trượt tầng cho hệ SIMO, kết hợp với kĩ thuật backstepping. Trong chương này đã phát biểu một định lý, chứng minh tính ổn định của hệ kín và mô phỏng kiểm chứng. Chương 3: Tổng hợp bộ điều khiển thích nghi dựa trên ước lượng nhiễu cấu trúc hai mạch vòng. Tổng hợp bộ điều khiển khi xem xét đến nhiễu đầu vào của hệ, sử dụng một cơ cấu ước lượng các thành phần bất định và nhiễu cùng với bộ điều khiển phản hồi đảm bảo hệ ổn định Lyapunov. Chương 4: Tổng hợp bộ điều khiển thích nghi mờ loại 2 cấu trúc hai mạch vòng. Thiết kế thuật toán điều khiển khi đưa thành phần trượt bánh vào mô hình động học, đề xuất bộ điều khiển mờ loại 2 kết hợp với điều khiển thích nghi để chỉnh định 3
- tham số đầu ra của bộ mờ, loại bỏ ảnh hưởng của ma sát trượt và nhiễu ngoài tác động lên hệ thống. Cuối cùng là phần kết luận, tài liệu tham khảo, các công trình đã công bố của luận án. 4
- TỔNG QUAN VỀ HỆ THIẾU CƠ CẤU CHẤP HÀNH VÀ XE TỰ HÀNH Chương 1 trình bày tổng quan về hệ thống điện cơ thiếu cơ cấu chấp hành nói chung và mô hình xe tự hành nói riêng, tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các phương pháp điều khiển xe tự hành. 1.1. Giới thiệu chung về hệ thiếu cơ cấu chấp hành Hệ thiếu cơ cấu chấp hành là hệ điều khiển có số thiết bị chấp hành ít hơn số bậc tự do hoặc số biến mô hình, tức là có một số biến đầu ra của hệ cùng phụ thuộc chung một biến đầu vào. Hệ có một số bậc tự do không được cơ cấu chấp hành tác động trực tiếp, là các biến phụ thuộc. Các hệ UMS ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực robot (AC robot, pendubot, mobile robot, walking robot, flexible robot, swimming robots); trong các phương tiện hàng không vũ trụ (helicoper, space craft, VTOL air craff, satellites ); trong các máy công nghiệp (cầu trục, cẩu treo); hoặc trong các phương tiện hàng hải (tàu thủy, tàu ngầm). Mô hình hệ thiếu cơ cấu chấp hành Các hệ thiếu cơ cấu chấp hành có nền tảng từ các hệ cơ khí, mô hình động lực học được thiết lập từ phương trình Euler Lagrange là [3]: T T d L L (q , q ) (q, q ) Q (1.1) dt q q T Trong đó: q q1 , q2, ..., qn là vector các biến khớp. Q là ngoại lực tác động vào hệ thống. L(q, q) là hàm Lagrange được tính theo động năng và thế năng, phụ thuộc cấu trúc vật lý của các thành phần bên trong hệ: L(q, q) K (q, q) P(q) (1.2) với hàm mô tả tổng động năng: 1 T K (q , q ) q D (q )q 2 D(q) là ma trận đối xứng, xác định dương. Và P(q) là hàm mô tả tổng thế năng. Ngoại lực tác động bao gồm: 5
- T F Q (q ) τ d (t ) E (q ) u (1.3) q trong đó: τ d (t ) được xem như thành phần tín hiệu nhiễu tác động lên hệ thống, được giả thiết là bị chặn. T u u1 , u2 ,..., um là vector các tín hiệu điều khiển, với m là số tín hiệu đầu vào, các hệ thống thiếu cơ cấu chấp hành thì n m. E(q) Rn m ma trận đầu vào của hệ. F (q) là hàm tiêu tán Reyleigh. Thay phương trình (1.3) vào phương trình (1.1) ta có: T T T d L L F (q , q ) ( q, q ) (q ) E (q ) u τ d (t ) (1.4) dt q q q Mô hình EL cho các hệ thiếu cơ cấu chấp hành nói chung có dạng tổng quát [4]: M (q )q C (q )q g (q ) E (q ) u τ d (t ) (1.5) Các ma trận: M (q ) Rn n là ma trận quán tính. C (q) là ma trận liên quan lực hướng tâm và lực Coriolis. Hệ (1.5) được gọi là hệ tường minh, nếu hệ thống có thành phần bất định, giả thiết T θ 1 , 2 ,..., l là các vector tham số hằng không xác định được của hệ thống, thì hệ thống có dạng mô hình: M (q , θ ) q C (q, θ )q g (q , θ ) E (q ) u τ d (t ) (1.6) Phân loại hệ thiếu cơ cấu chấp hành Các hệ thống thiếu cơ cấu chấp hành điện cơ có mô hình xây dựng từ phương trình EL. Trong các hệ UMS thì được phân loại hệ thống có ràng buộc non-holonomic và hệ không có ràng buộc, hệ tường minh và hệ có tham số bất định, hệ không có tác động nhiễu và hệ có tác động nhiễu. - Hệ thống có ràng buộc non-holonomic: thông thường là ràng buộc bởi giới hạn tốc độ cho phép hoặc ràng buộc vị trí chuyển động, có các tọa độ không độc lập với nhau, mà luôn tồn tại phương trình ràng buộc có dạng [3]: A(q)q 0 (1.7) 6
- Trong đó A là ma trận m n , phương trình ràng buộc (1.7) không thể viết như một hàm thời gian của một vài hàm của trạng thái, có nghĩa là không thể tích phân được. Mô hình chung của các hệ tường minh, không có nhiễu, có ràng buộc non- holonomic thông thường là: M (q )q C (q,q ) E (q ) u AT (q ) λ A(q )q 0 (1.8) λ Rm là vector hệ số lực ràng buộc Lagrange. Một số đối tượng thiếu cơ cấu chấp hành có điều kiện ràng buộc non-holonomic tiêu biểu như các loại xe tự hành (wheeled mobile robot, wheeled vehicles, trailers vehicles). Xe tự hành chuyển động trên mặt sàn có trọng tâm G nằm trên trục nối hai bánh sau với tọa độ là ( xG , yG ) và góc hướng , khi xe chỉ chuyển động lăn mà không trượt thì điều kiện ràng buộc non-holonomic đảm bảo cho hướng chuyển động tịnh tiến của xe luôn vuông góc với trục nối hai bánh sau là: xG sin yG cos 0 (1.9) - Các hệ thống không có ràng buộc: xét hệ có phương trình tọa độ tổng quát: q f (q, q, u) (1.10) Trong đó f(.) là trường véc tơ biểu diễn động lực học và u là vector của các tín hiệu đầu vào. Giả sử hệ có một số ràng buộc hạn chế chuyển động của hệ thống. Nếu các điều kiện của ràng buộc có thể được thể hiện như phương trình kết nối các tọa độ có dạng là: h(q, t ) 0 (1.11) Ràng buộc (1.11) là holonomic, có thể tích phân được. Hệ thiếu cơ cấu chấp hành, không có điều kiện ràng buộc tiêu biểu như cẩu treo, tàu thủy, AC robot, pendubot,... Mô hình của cơ cấu pendubot hai bậc tự do [2] như Hình 1.1. Các kí hiệu thông số: - L1, L2: chiều dài của hai cánh tay, - m1, m2: khối lượng của các cánh tay, - lc1, lc2: chiều dài tới trọng tâm các khớp, - I1, I2: momen quán tính của các khớp quay, - g: gia tốc trọng trường, 7
- - q1, q2: là các góc quay của các cánh tay, - 1 : momen quay cánh tay 1. Mô hình toán học của Pendubot như sau : M (q)q C(q, q) g(q) τ (1.12) Trong đó: q T q1 , q2 là vector biến khớp. τ 1 ,0 là vector tín hiệu đầu vào. T Các ma trận trong công thức (1.12) là: a1 a2 2a3 cos q2 a2 a3 cos q2 M (q ) a2 a3 cos q2 a2 a3 sin(q2 )q2 a3 sin(q2 )q2 a3 sin(q2 )q1 C (q,q) a3 sin(q2 )q1 0 a4 g cos q1 a5 g cos(q1 q2 ) g (q ) a5 g cos(q1 q2 ) Với các tham số: a1 m1lc21 m2 L12 I1; a2 m2lc22 I 2 ; a3 m2 L1lc 2 ; a4 m1lc1 m2 L1; a5 m2lc 2 . Hình 1.1: Hệ pendubot Hệ Pendubot có mô hình như (1.12) là một ví dụ về hệ thiếu cơ cấu chấp hành và không có điều kiện ràng buộc. Lớp các đối tượng thiếu cơ cấu chấp hành là tương đối rộng, việc nghiên cứu điều khiển hệ thiếu cơ cấu chấp hành cũng rất được quan tâm, nhưng đa số mới thành công nhiều ở các hệ không có ràng buộc cơ khí. Đã có nhiều công trình nghiên cứu phương pháp điều khiển chung cho lớp đối tượng UMS như trong tài liệu [5-7], có thành phần 8
- bất định thì phương pháp điều khiển trên nền thích nghi được đề xuất khá phổ biến như trong [8-10], điều khiển tối ưu [11]. 1.2. Mô hình xe tự hành ba bánh Xe tự hành thuộc nhóm robot di động di chuyển trên mặt đất bằng bánh xe. Phân loại xe tự hành theo số bánh thì có loại xe có một bánh đến loại xe có nhiều hơn sáu bánh xe [12]. Phân loại theo cấp độ điều khiển thì có: - Điều khiển vận tốc bánh xe, - Điều khiển tốc độ dài và tốc độ góc dựa trên mô hình động học, - Điều khiển bám quỹ đạo hoặc đường đi, - Điều khiển thiết kế quỹ đạo. Bài toán điều khiển xe tự hành ba bánh bám theo quỹ đạo đặt trước vẫn thu hút được sự quan tâm từ vấn đề xây dựng mô hình toán học xe đến thiết kế điều khiển. Xe tự hành ba bánh có nhiều loại, dựa trên cấu trúc bánh khác nhau sẽ có mô hình toán học khác nhau. Trong phạm vi luận án lựa chọn nghiên cứu tổng hợp bộ điều khiển cho đối tượng xe tự hành ba bánh với hai bánh chủ động chuyển động phía sau, có thể quay với tốc độ khác nhau (Differential Three WMR), thuộc lớp đối tượng thiếu cơ cấu chấp hành. Mô hình động học Mô hình xe tự hành ba bánh chuyển động trên mặt phẳng ngang, trong đó hai bánh đẩy phía sau và một bánh tự lựa hướng phía trước, được biểu diễn trong Hình 1.2. Tọa độ OXY là hệ tọa độ cố định và MX Y là hệ tọa độ cục bộ gắn trên xe, khi đó ( x, y ) là tọa độ của trọng tâm xe trong hệ tọa độ cố định. Góc 𝜃 là góc quay của trục X so với trục X , gọi là góc hướng của xe. Như vậy, vị trí và hướng của xe T hoàn toàn được xác định bởi vector q x, y , . Vận tốc mỗi bánh xe của WMR được điều khiển bởi một động cơ độc lập. Với R , L là vận tốc góc của động cơ bánh xe phải và trái. Trong hình ta gọi r là bán kính của bánh xe, b là một nửa của khoảng cách giữa 2 bánh đằng sau của xe, a là khoảng cách từ tâm khối xe đến điểm giữa trục nối hai bánh sau. Khi xe di chuyển sẽ thực hiện chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay, phụ thuộc vào tốc độ góc của hai động cơ nối hai bánh sau. Gọi là vận tốc tịnh tiến và là vận tốc quay tại điểm M , được tính như sau [13]: 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tổng hợp Biodiesel bằng phản ứng Ancol phân từ mỡ cá da trơn ở đồng bằng sông Cửu Long trên xúc tác Axit và Bazơ
27 p | 212 | 41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Tích hợp GIS và kỹ thuật tối ưu hóa đa mục tiêu mở để hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
30 p | 178 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu lựa chọn một số thông số hợp lý của giá khung thủy lực di động dùng trong khai thác than hầm lò có góc dốc đến 25 độ vùng Quảng Ninh
27 p | 202 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Thuật toán ước lượng các tham số của tín hiệu trong hệ thống thông tin vô tuyến
125 p | 130 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Viễn thông: Nghiên cứu kỹ thuật lập lịch cho mạng thông tin di động thế hệ mới
109 p | 39 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp khu vực Đông Anh - Hà Nội
27 p | 146 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu định lượng kháng sinh Erythromycin trong tôm, cá bằng kỹ thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm và khả năng đào thải
27 p | 165 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trắc địa hiện đại trong xây dựng và khai thác đường ô tô ở Việt Nam
24 p | 169 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đặc tính kỹ thuật và phát thải khi sử dụng nhiên liệu dimethylfuran trên động cơ xăng
165 p | 64 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật viễn thông: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật định vị thiết bị di động thế hệ thứ tư và ứng dụng cho công tác an ninh
152 p | 26 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của phun chính nhiều giai đoạn đến các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của động cơ diesel kiểu commonrail khi sử dụng nhiên liệu diesel sinh học
178 p | 21 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Khai phá quan điểm với kỹ thuật học sâu
164 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và phát triển một số kỹ thuật che giấu thông tin nhạy cảm trong khai phá hữu ích cao
26 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và phát triển một số kỹ thuật che giấu thông tin nhạy cảm trong khai phá hữu ích cao
127 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thiết kế ma trận và cải tiến thuật toán khôi phục tín hiệu được lấy mẫu nén
142 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các phương pháp cải tạo đất sét lòng sông sử dụng vải địa kỹ thuật - xi-măng - cát
27 p | 23 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng xử của nền đường đầu cầu trên nền đất yếu gia cường trụ xi măng đất kết hợp lưới địa kỹ thuật
105 p | 11 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật viễn thông: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật định vị thiết bị di động thế hệ thứ tư và ứng dụng cho công tác an ninh
27 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn