intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước cho Thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:221

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước cho Thành phố Đà Nẵng" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các nghiên cứu về căng thẳng nguồn nước và đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước; Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước; Đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước thành phố Đà Nẵng hiện trạng (năm 2020) và tương lai đến năm 2030 dưới tác động của BĐKH và NBD.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước cho Thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN ĐẠI TRUNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG NGUỒN NƯỚC CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN ĐẠI TRUNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG NGUỒN NƯỚC CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước Mã số: 9580212 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1.TS NGUYỄN ANH ĐỨC 2.GS.TS NGUYỄN TRUNG VIỆT HÀ NỘI, NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận án Nguyễn Đại Trung i
  4. LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Trung Việt và TS Nguyễn Anh Đức đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, bộ môn Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Thủy Lợi và Trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi miền Trung, đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận án này. Nhân dịp này, tác giả cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các nhà khoa học, các thầy cô và đồng nghiệp với tình cảm và lòng chân thành đã động viên, dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã quan tâm, động viên, khích lệ, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả yên tâm thực hiện và hoàn thành luận án. ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. xii 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3 4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................3 5. Luận điểm bảo vệ ..................................................................................................4 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...........................................................4 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ...........................................................5 8. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CĂNG THẲNG NGUỒN NƯỚC VÀ GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................7 1.1 Các nghiên cứu về căng thẳng nguồn nước trên thế giới.............................7 1.1.1 Một số khái niệm và định nghĩa...................................................................7 1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về căng thẳng nguồn nước trên thế giới ...............10 1.1.3 Tổng quan nghiên cứu xác định mức độ căng thẳng nguồn nước .............15 1.2 Các nghiên cứu trong nước và tại thành phố Đà Nẵng ..............................24 1.2.1 Các nghiên cứu về căng thẳng nguồn nước ở Việt nam ............................24 1.2.2 Một số nghiên cứu gần đây về tài nguyên nước có liên quan trên LVS Vu Gia Thu Bồn và thành phố Đà Nẵng .........................................................26 1.3 Giới thiệu khu vực nghiên cứu thành phố Đà Nẵng ..................................28 1.3.1 Đặc điểm tự nhiên và KTXH khu vực nghiên cứu ....................................28 1.3.2 Đặc điểm về tài nguyên nước ....................................................................29 1.3.3 Hiện trạng khai thác sử dụng nước ............................................................32 1.4 Những tồn tại, hạn chế về CTN thành phố và định hướng nghiên cứu .....34 1.4.1 Những tồn tại và hạn chế về nghiên cứu đánh giá mức độ CTN các thành phố ở Việt Nam ..........................................................................................34 1.4.2 Định hướng nghiên cứu của luận án ..........................................................35 1.5 Kết luận chương 1 ......................................................................................36 iii
  6. CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG NGUỒN NƯỚC ...................................................................37 2.1 Lựa chọn hướng tiếp cận khung đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước ....................................................................................................................37 2.2 Phương pháp luận xác định bộ chỉ số căng thẳng nguồn nước .................39 2.2.1 Cấu trúc bộ chỉ số đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước ....................39 2.2.2 Phương pháp xác định bộ chỉ số căng thẳng nguồn nước .........................41 2.2.3 Xác định trọng số cho các chỉ số ...............................................................46 2.3 Phương pháp tính toán bộ chỉ số căng thẳng nguồn nước WSI .................50 2.3.1 Nhóm thứ nhất: Nguồn nước và khai thác sử dụng nước (WSI_1) ...........50 2.3.2 Nhóm thứ hai: Hệ sinh thái và môi trường (WSI_2) .................................57 2.3.3 Nhóm thứ ba: Cung cấp nước sinh hoạt từ CTCNTT (WSI_3) ................60 2.3.4 Nhóm thứ tư: Năng lực ứng phó với tình trạng CTN (WSI_4) .................63 2.3.5 Tổng hợp các chỉ số đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước .................64 2.4 Phương pháp mô hình toán ........................................................................68 2.4.1 Mô phỏng diễn biến tài nguyên nước ........................................................68 2.4.2 Cơ sở dữ liệu tính toán ...............................................................................69 2.4.3 Mô hình MIKE NAM tính toán thủy văn ..................................................70 2.4.4 Mô hình MIKE HYDRO BASIN tính toán cân bằng nước .......................74 2.4.5 Mô hình thủy động lực học MIKE 11 (HD, AD) ......................................76 2.5 Phân ngưỡng mức độ căng thẳng nguồn nước ..........................................80 2.6 Kết luận chương 2 ......................................................................................81 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG NGUỒN NƯỚC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ...........82 3.1 Hiện trạng căng thẳng nguồn nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ........82 3.1.1 Khả năng đáp ứng nguồn nước trên LVS Cu Đê và Túy Loan .................82 3.1.2 Hạ lưu sông Vu Gia Thu Bồn tại An Trạch, Bàu Nít và Tứ Câu ..............83 3.1.3 Thực trạng căng thẳng nguồn nước, thiếu nước thành phố Đà Nẵng ........84 3.2 Dự báo nhu cầu sử dụng nước và xác định dòng chảy về Đà Nẵng ..........85 3.2.1 Tính toán và dự báo nhu cầu sử dụng nước ...............................................86 3.2.2 Tính toán xác định dòng chảy về thành phố Đà Nẵng ...............................91 3.3 Tính toán chỉ số đánh giá mức độ CTN thành phố Đà Nẵng ....................97 iv
  7. 3.3.1 Tính toán các chỉ số ...................................................................................97 3.3.2 Mức độ căng thẳng nguồn nước qua bộ chỉ số ........................................120 3.3.3 Đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước thành phố Đà Nẵng ...............124 3.4 Đề xuất giải pháp giảm thiểu mức độ CTN thành phố Đà Nẵng .............127 3.4.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp ........................................127 3.4.2 Định hướng giải pháp chung nhằm giảm thiểu tình trạng căng thẳng nguồn nước .........................................................................................................128 3.4.3 Phân tích và lựa chọn các giải pháp ưu tiên, phù hợp cho thành phố Đà Nẵng ..................................................................................................................130 3.4.4 Đánh giá hiệu quả các giải pháp trong giảm thiểu mức độ CTN cho thành phố Đà Nẵng ............................................................................................138 3.5 Kết luận chương 3 ....................................................................................139 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................141 1. Những kết quả đạt được của luận án .................................................................141 2. Những đóng góp mới của luận án .....................................................................142 3. Tồn tại và các hướng nghiên cứu tiếp ...............................................................142 4. Kiến nghị ...........................................................................................................143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...................................................144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................145 v
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 KHN là một phần của khái niệm CTN .............................................................9 Hình 1.2 Bốn khía cạnh chính của tình trạng KHN ......................................................13 Hình 1.3 Mức độ ảnh hưởng của khan hiếm nước đến GDP ........................................15 Hình 1.4 Phân bố chỉ số và vùng căng thẳng TNN thành phố Jakarta, Indonesia ........20 Hình 1.5 Tình trạng khan hiếm nước đô thị hiện nay ...................................................22 Hình 1.6 Khung đánh giá chỉ số an ninh nguồn nước đô thị (UWSI) ...........................23 Hình 1.7 Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng .........................................................28 Hình 1.8 Mạng lưới sông suối thành phố Đà Nẵng ......................................................29 Hình 1.9 Phạm vi xâm nhập mặn tại vùng cửa sông thuộc Đà Nẵng ...........................32 Hình 1.10 Sơ đồ khối tổng thể quá trình nghiên cứu của luận án .................................36 Hình 2.1 Sơ đồ khối xác định khung nghiên cứu mức độ CTN ....................................39 Hình 2.2 Quy trình tham vấn lựa chọn chỉ số WSI theo phương pháp Delphi ............43 Hình 2.3 Sơ đồ tính toán trọng số theo phương pháp AHP...........................................47 Hình 2.4 Sơ đồ tính toán các biến số và chuẩn hóa thành các chỉ số WSI....................49 Hình 2.5 Sơ đồ tính xác định dòng chảy về thành phố Đà Nẵng ..................................68 Hình 2.6 Sơ đồ mạng lưới trạm KTTV trên LVS VGTB (Nguồn: Đài KTTV tỉnh Quảng Nam) ..................................................................................................................69 Hình 2.7 Sơ đồ phân chia tiểu lưu vực sông VGTB .....................................................71 Hình 2.8 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình tại Nông Sơn và Thạnh Mỹ .....................72 Hình 2.9 Phân chia TLV trên sông Cu Đê ...................................................................73 Hình 2.10 Kết quả hiệu chỉnh lưu vực Thượng Nhật từ 1981÷1996 ............................73 Hình 2.11 Kết quả kiểm định lưu vực Thượng Nhật từ 1997÷2014 .............................73 Hình 2.12 Sơ đồ tính toán trong mô hình MIKE HYDRO Basin cho LVS VGTB ......75 Hình 2.13 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE HYDRO BASIN LVS VGTB ....75 Hình 2.14 Sơ đồ mô phỏng xâm nhập mặn vào sông bằng phương pháp mô hình ......76 Hình 2.15 Sơ đồ thủy lực sông VGTB được thiết lập trong mô hình MIKE 11 ...........76 Hình 2.16 Bố trí các biên nhập lưu trong mô hình ........................................................77 Hình 2.17 Sơ đồ mạng lưới sông Cu Đê trong mô hình MIKE 11 ...............................79 Hình 2.18 Ranh giới xâm nhập mặn lớn nhất vào thời kỳ tháng 7 năm 2017 sông Cu Đê...................................................................................................................................79 Hình 3.1 Sơ đồ phân vùng SDN theo LVS thuộc thành phố Đà Nẵng ........................86 Hình 3.2 Phân bố lượng dòng chảy bình quân giai đoạn 1980÷2016 ...........................95 Hình 3.3 Phân bổ lượng dòng chảy bình quân giai đoạn 2016÷2035 ...........................97 Hình 3.4 Tỉ lệ thất thoát nước trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2015÷2021 .........115 Hình 3.5 Điểm đánh giá nhóm chỉ số (WSI_1) năm 2020 ..........................................122 Hình 3.6 Điểm đánh giá nhóm chỉ số (WSI_1) năm 2030 ..........................................122 Hình 3.7 Điểm đánh giá nhóm chỉ số WSI_2 năm 2020 .............................................123 Hình 3.8 Điểm đánh giá nhóm chỉ số WSI_2 năm 2030 .............................................123 vi
  9. Hình 3.9 Điểm đánh giá nhóm chỉ số WSI_3 năm 2020 .............................................123 Hình 3.10 Điểm đánh giá nhóm chỉ số WSI_3 năm 2030 ...........................................123 Hình 3.11 Điểm đánh giá nhóm chỉ số WSI_4 năm 2020 ...........................................124 Hình 3.12 Điểm đánh giá nhóm chỉ số WSI_4 năm 2030 ...........................................124 Hình 3.13 Biểu đồ mức độ CTN thành phố Đà Nẵng năm 2020 ................................124 Hình 3.14 Biểu đồ mức độ CTN thành phố Đà Nẵng năm 2030 ................................126 Hình 3.15 Biểu đồ so sánh mức độ CTN thành phố Đà Nẵng năm 2020 và năm 2030 .....................................................................................................................................127 Hình 3.16 Vị trí hồ chứa nước Sông Bắc trên LVS Cu Đê .........................................132 Hình 3.17 Vị trí cần tăng cường độ che phủ rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...134 Hình 3.18 Tương quan các cấp lưu lượng tại Ái Nghĩa với ranh giới XNM sông Hàn - Cầu Đỏ - Nguồn ..........................................................................................................137 Hình 3.19 Vị trí đề xuất đập ngăn mặn trên sông Hàn – Cầu Đỏ................................137 Hình 3.20 So sánh chỉ số căng thẳng nguồn nước giữa có và chưa có giải pháp........138 vii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các ngưỡng của chỉ số Falkenmark ..............................................................10 Bảng 1.2 Tác động của sự thiếu nước ở Hoa Kỳ đối với ngành nông nghiệp .............14 Bảng 1.3 Khung đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước ở Jakarta ..........................19 Bảng 1.4 Khung đánh giá ANNN ở Lạc Dương ..........................................................20 Bảng 1.4 Khung đánh giá ANNN sinh hoạt thành phố Addis Ababa, Ethiopia ..........21 Bảng 1.6 Khung đánh giá an ninh nguồn nước đô thị thành phố Ibb, Yemen .............23 Bảng 1.7 Khung đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước khu vực Nam Trung Bộ ..25 Bảng 1.8 Khung đánh giá ANNN cho thành phố Hà Nội ............................................25 Bảng 1.9 Khung đánh giá mức độ khan hiếm nước cho thành phố Hồ Chí Minh .......26 Bảng 1.10 Nguồn nước các sông trong lưu vực ...........................................................30 Bảng 1.11 Trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác ....................................................31 Bảng 1.12 Các đặc trưng của thủy triều tại vịnh Đà Nẵng ............................................31 Bảng 1.12 Hiện trạng công trình cấp nước sinh hoạt và sản xuất phi nông nghiệp .....33 Bảng 2.1 Đặc điểm của tỷ lệ tới hạn (Căng thẳng nguồn nước) ..................................38 Bảng 2.2 Bộ chỉ số đề xuất ban đầu đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước ............40 Bảng 2.3 Mẫu câu hỏi về mức độ liên quan của bộ chỉ số đánh mức độ CTN đô thị ...43 Bảng 2.4 Bảng Quy tắc KAMET phân tích đánh giá sử dụng phương pháp Delphi ...44 Bảng 2.5 Kết quả xin ý kiến chuyên gia về bộ chỉ số ...................................................45 Bảng 2.6 Kết quả bộ chỉ số đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước .........................46 Bảng 2.7 Bảng mức độ ưu tiên chuẩn ...........................................................................47 Bảng 2.8 Ma trận so sánh cặp ........................................................................................48 Bảng 2.9 Véc tơ trọng số ...............................................................................................48 Bảng 2.10 Bảng phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI ...........................................................48 Bảng 2.11 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_1.1.1) và (WSI_1.1.2) ..........................51 Bảng 2.12 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_1.2.1) ....................................................52 Bảng 2.13 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_1.2.2;_1.2.3;_1.2.4) ..............................52 Bảng 2.14 Bảng phân loại giá trị trung bình CV theo lưu vực sông .............................53 Bảng 2.15 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_1.3.1) và (WSI_1.3.2) ..........................53 Bảng 2.17 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_1.4.1), (WSI_1.4.2) ..............................54 Bảng 2.17 Mức đánh giá chất lượng nước theo VN_WQI ...........................................55 Bảng 2.18 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_1.5) .......................................................55 Bảng 2.19 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_1.6) .......................................................56 Bảng 2.20 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_1.7) .......................................................56 Bảng 2.21 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_1.8) .......................................................57 Bảng 2.22 Phần trăm (%) của Q0 cho tính toán DCMT theo phương pháp Tennant ....58 Bảng 2.23 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_2.1) .......................................................58 Bảng 2.24 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_2.2) .......................................................59 Bảng 2.25 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_2.3) .......................................................59 viii
  11. Bảng 2.26 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_2.4) .......................................................60 Bảng 2.27 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_3.1) .......................................................61 Bảng 2.28. Tỉ lệ % dân số được cấp nước sạch ............................................................61 Bảng 2.29 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_3.2) .......................................................61 Bảng 2.31 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_3.3) .......................................................62 Bảng 2.32 Thống kê độ mặn tại cửa thu nước NMN Cầu Đỏ giai đoạn 2012÷2021 ...62 Bảng 2.32 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_3.4) .......................................................63 Bảng 2.33 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_4.1) .......................................................63 Bảng 2.34 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_4.2) .......................................................64 Bảng 2.36 Thang điểm đánh giá chỉ số (WSI_4.3) .......................................................64 Bảng 2.36 Bảng tổng hợp bộ chỉ số đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước ............65 Bảng 2.37 Thống kê các trạm đo mặn thuộc TP. Đà Nẵng và lân cận..........................69 Bảng 2.38 Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE NAM LVS VGTB .........72 Bảng 2.39 Các TLV trên sông Cu Đê............................................................................73 Bảng 2.40 Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE NAM .............................73 Bảng 2.41 Chỉ số Nash giữa giá trị mực nước tính toán và thực đo .............................78 Bảng 2.42 So sánh kết quả mặn lớn nhất tại các điểm thực địa trên sông Cu Đê .........79 Bảng 2.49 Phân ngưỡng mức độ căng thẳng nguồn nước .............................................80 Bảng 3.1 Khả năng đáp ứng của nguồn nước tại lưu vực Cu Đê ..................................82 Bảng 3.2 Khả năng đáp ứng của nguồn nước tại lưu vực sông Túy Loan ....................83 Bảng 3.3 Khả năng đáp ứng của nguồn nước tại sông Yên, Quá Giáng và Vĩnh Điện 83 Bảng 3.4 Các khu vực xảy ra CTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...........................84 Bảng 3.5 Phân bố dân số theo lưu vực sông..................................................................88 Bảng 3.6 Diện tích các KCN theo lưu vực sông ...........................................................88 Bảng 3.7 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và NTTS theo lưu vực sông ..................89 Bảng 3.8 Tổng đàn gia súc gia cầm năm theo lưu vực sông .........................................89 Bảng 3.9 Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đến năm 2030 ...............................................89 Bảng 3.10 Tiêu chuẩn cấp nước khu công nghiệp tập trung .........................................90 Bảng 3.11 Chế độ tưới cho các loại cây trồng - P=85% ...............................................90 Bảng 3.12 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước theo lưu vực.............................................91 Bảng 3.13 Mức thay đổi (%) lượng mưa các mùa trong năm so với thời kỳ nền 1986÷2005 theo kịch bản RCP4.5 khu vực tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng .....................92 Bảng 3.14 Mực nước biển dâng theo kịch bản RCP 4.5 ...............................................92 Bảng 3.15 Các kịch bản đề xuất mô phỏng dòng chảy theo quy trình vận hành hồ chứa .......................................................................................................................................92 Bảng 3.16 Các đặc trưng dòng chảy tại cửa ra sông Túy Loan (m3/s) ..........................93 Bảng 3.17 Lưu lượng tại hạ lưu Túy Loan ứng với KB BĐKH (2016÷2035) (m3/s) ...93 Bảng 3.18 Lưu lượng trung bình năm tại Phò Nam ứng với các kịch bản BĐKH (m3/s) .......................................................................................................................................93 Bảng 3.19 Dòng chảy thiết kế tại Phò Nam ứng với KB BĐKH (2016÷2035) (m3/s) .93 ix
  12. Bảng 3.20 Phân bố lưu lượng tại các ngã ba sông trong HTTL An Trạch với P kiệt 75% .......................................................................................................................................94 Bảng 3.21 Tỷ lệ lưu lượng về các nút tại HTTL An Trạch ...........................................95 Bảng 3.22 Các đặc trưng dòng chảy bình quân giai đoạn 1981÷2016 ..........................95 Bảng 3.23 Các đặc trưng dòng chảy bình quân nhiều năm giai đoạn 2016÷2035 ........96 Bảng 3.24 Thang điểm đánh giá chỉ số WSI_1.1.1, WSI _1.1.2...................................98 Bảng 3.25 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.1.1 giai đoạn 1986÷2016 ..............................98 Bảng 3.26 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.1.1 giai đoạn 2016÷2035 ..............................98 Bảng 3.27 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.1.2 giai đoạn 1986÷2016 ..............................99 Bảng 3.28 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.1.2 giai đoạn 2016÷2035 ..............................99 Bảng 3.29 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.2.1 năm 2020 ..............................................100 Bảng 3.30 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.2.1 năm 2030 ..............................................100 Bảng 3.31 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.2.2 năm 2020 ..............................................100 Bảng 3.32 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.2.2 năm 2030 ..............................................100 Bảng 3.33 Điểm đánh giá chỉ số WSI _1.2.3 năm 2020 .............................................101 Bảng 3.34 Điểm đánh giá chỉ số WSI _1.2.3 năm 2030 .............................................101 Bảng 3.35 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.2.4 năm 2020 ..............................................101 Bảng 3.36 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.2.4 năm 2030 ..............................................101 Bảng 3.37 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.3.1 giai đoạn 1986÷2016 ............................102 Bảng 3.38 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.3.1 giai đoạn 2016÷2035 ............................102 Bảng 3.39 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.3.2 giai đoạn 1986÷2016 ............................102 Bảng 3.40 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.3.2 giai đoạn 2016÷2035 ............................103 Bảng 3.41 Điểm đánh giá chỉ số WSI _1.4.1 năm 2020 .............................................103 Bảng 3.42 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.4.1 năm 2030 ..............................................103 Bảng 3.43 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.4.2 năm 2020 ..............................................104 Bảng 3.44 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.4.2 năm 2030 ..............................................104 Bảng 3.45 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.5 năm 2020 .................................................105 Bảng 3.46 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.5 năm 2030 .................................................105 Bảng 3.47 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.6 năm 2020 .................................................105 Bảng 3.48 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.6 năm 2030 .................................................106 Bảng 3.49 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.7 năm 2020 .................................................106 Bảng 3.50 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.7 năm 2030 .................................................106 Bảng 3.51 Tổng hợp dung tích trữ nước của các công trình chính trên các LVS năm 2020 .............................................................................................................................107 Bảng 3.52 Tổng hợp dung tích trữ nước của các công trình chính dự kiến đến năm 2030 .............................................................................................................................107 Bảng 3.53 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.8 năm 2020 .................................................108 Bảng 3.54 Điểm đánh giá chỉ số WSI _1.8 năm 2030 ................................................108 Bảng 3.55 Điểm đánh giá chỉ số WSI_2.1 năm 2020 .................................................109 Bảng 3.56 Điểm đánh giá chỉ số WSI_2.1 năm 2030 .................................................109 x
  13. Bảng 3.57 Điểm đánh giá chỉ số WSI_2.2 năm 2020 .................................................110 Bảng 3.58 Điểm đánh giá chỉ số WSI_2.2 năm 2030 .................................................110 Bảng 3.59 Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016÷2020 .....................................................................................................................................110 Bảng 3.60 Điểm đánh giá chỉ số WSI_2.3 năm 2020 và năm 2030 ............................110 Bảng 3.61 Điểm đánh giá chỉ số WSI_2.4 năm 2020 .................................................111 Bảng 3.62 Điểm đánh giá chỉ số WSI_2.4 năm 2030 .................................................112 Bảng 3.63 Điểm đánh giá chỉ số WSI_3.1 năm 2020 .................................................112 Bảng 3.64 Điểm đánh giá chỉ số WSI_3.1 năm 2030 .................................................113 Bảng 3.65. Điểm đánh giá chỉ số WSI_3.2 năm 2020 ................................................113 Bảng 3.66 Điểm đánh giá chỉ số WSI_3.2 năm 2030 .................................................114 Bảng 3.67. Điểm đánh giá chỉ số WSI_3.3 năm 2020 ................................................115 Bảng 3.68 Điểm đánh giá chỉ số WSI_3.3 năm 2030 .................................................115 Bảng 3.69 Điểm đánh giá chỉ số WSI_3.4 năm 2020 .................................................116 Bảng 3.70 Điểm đánh giá chỉ số WSI_3.4 năm 2030 .................................................116 Bảng 3.71 Điểm đánh giá chỉ số WSI_4.1 năm 2020 .................................................117 Bảng 3.72 Điểm đánh giá chỉ số WSI_4.1 năm 2030 .................................................117 Bảng 3.73 Điểm đánh giá chỉ số WSI_4.2 năm 2020 .................................................118 Bảng 3.74 Điểm đánh giá chỉ số WSI_4.2 năm 2030 .................................................118 Bảng 3.75 Điểm đánh giá chỉ số WSI_4.3 năm 2020 .................................................120 Bảng 3.76 Điểm đánh giá chỉ số WSI_4.3 năm 2030 .................................................120 Bảng 3.77 Kết quả trọng số bộ chỉ số đánh giá mức độ CTN thành phố Đà Nẵng.....120 Bảng 3.78 Tổng hợp điểm đánh giá căng thẳng nguồn nước năm 2020 .....................125 Bảng 3.79 Tổng hợp điểm đánh giá căng thẳng nguồn nước năm 2030 .....................126 Bảng 3.80 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.5 năm 2030 có kèm giải pháp .....................131 Bảng 3.81 Vị trí và thông số cơ bản HCN Sông Bắc ..................................................131 Bảng 3.82 Điểm đánh giá chỉ số WSI_1.8 năm 2030 kèm giải pháp ..........................132 Bảng 3.83 Điểm đánh giá chỉ số WSI_4.2 năm 2030 có kèm giải pháp .....................133 Bảng 3.84 Tổng hợp diện tích trồng rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...............133 Bảng 3.85 Điểm đánh giá chỉ số WSI_2.3 năm 2030 có kèm giải pháp .....................134 Bảng 3.86 Điểm đánh giá chỉ số WSI_3.3 năm 2030 có kèm giải pháp .....................135 Bảng 3.87 Điểm đánh giá chỉ số WSI_3.4 năm 2030 có kèm giải pháp .....................138 Bảng 3.88 So sánh căng thẳng nguồn nước trong trường hợp áp dụng các giải pháp 138 xi
  14. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Analytic Hierarchy Process: Phương pháp phân tích hệ thống phân AHP cấp ANNN An ninh nguồn nước BĐKH Biến đổi khí hậu CBN Cân bằng nước CTN Căng thẳng nguồn nước CTTL Công trình thủy lợi CTCNTT Công trình cấp nước tập trung DAWACO Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng DCMT Dòng chảy môi trường DCTT Dòng chảy tối thiểu FAO Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc HST Hệ sinh thái HTCN Hệ thống cấp nước HTTL Hệ thống thủy lợi HTTN Hệ thống thoát nước KB Kịch bản KCN Khu công nghiệp KHN Khan hiếm nước KTXH Kinh tế xã hội KTSDN Khai thác sử dụng nước LVS Lưu vực sông MCN Mặt cắt ngang MT Môi trường NBD Nước biển dâng NCN Nhu cầu nước NCSDN Nhu cầu sử dụng nước NMN Nhà máy nước QT Quy trình xii
  15. QTVH-AT Quy trình vận hành HTTL An Trạch QLLVS Quản lý lưu vực sông TCN Trạm cấp mước TĐ Thủy điện TNMT Tài nguyên Môi trường TNN Tài nguyên nước TNNM Tài nguyên nước mặt UN-WATER Ủy ban nước của Liên hiệp quốc VGTB Vu Gia Thu Bồn WSI Water Stress Indexs: Chỉ số căng thẳng nguồn nước xiii
  16. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia, là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người, cho môi trường và sự phát triển bền vững. Tuy nhiên nước lại là nguồn tài nguyên hữu hạn và việc đảm bảo an ninh nguồn nước là một trong những thách thức mang tính toàn cầu. Lượng nước tiêu thụ trên toàn cầu đã tăng hơn sáu lần trong thế kỷ qua và khủng hoảng nước là rủi ro số một đối với sự phát triển kinh tế xã hội (KTXH) [1]. Trước sức ép của việc gia tăng dân số và sự tăng trưởng kinh tế thì tình trạng căng thẳng nguồn nước (CTN) và ô nhiễm đã trở thành những vấn đề nghiêm trọng đe dọa sức khỏe con người, môi trường sống và sự phát triển bền vững. Trên toàn cầu, hai tỷ người sống ở các quốc gia mà tình trạng căng thẳng về nước cao, bốn tỷ người gặp căng thẳng nghiêm trọng về nước ít nhất một tháng mỗi năm. Ước tính đến năm 2050 hơn một nửa dân số toàn cầu sẽ sống ở các vùng thiếu nước và hàng triệu người chết vì các bệnh liên quan đến thiếu và ô nhiễm nước mỗi năm [2]. Ở Việt Nam đến năm 2030, dự báo nhu cầu sử dụng nước cho dân sinh và phát triển KTXH khoảng 122 tỷ m3/năm, tức tăng 1,5 lần so với hiện nay [3]. Sự căng thẳng nguồn nước xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc đã gây ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Việc xác định mức độ CTN và đánh giá các tác động của nó đến sự phát triển KTXH và đời sống dân sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách phù hợp nhằm đảm bảo việc cung cấp nước như trong kết luận số 36/KL-TW [4] là: “Bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý. Thành phố Đà Nẵng có vị thế quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam với mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á [5]. Hiện nay Đà Nẵng đã có những phát triển vượt bậc về KTXH, hệ thống cơ sở hạ tầng, quy mô đô thị ngày càng lớn mạnh và mở rộng về mọi mặt. Các vấn đề liên quan tới TNN đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của thành phố khi phải đối mặt với một tổ hợp thách thức ảnh hưởng tới khả năng cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và dân sinh. TNN cho phát triển bền vững thành phố đang đứng trước nguy cơ suy giảm và cạn kiệt do tác động đa chiều của nhiều nhân tố giữa tự nhiên và xã hội. 1
  17. Liên tục trong những năm vừa qua tình trạng căng thẳng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng rất nghiêm trọng, nhiều khu vực đã xảy ra tình trạng thiếu nước như các mùa cạn năm 2018, 2019, 2021, 2022. Một số khu vực dân cư cuối nguồn cấp nước thuộc quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu không đủ nước để sử dụng. Cụ thể sáng ngày 29/3/2021, mực nước sông Yên tại trạm bơm phòng mặn An Trạch hạ xuống mức +1,44m (rất thấp so với thiết kế là +2,00m) gây khó khăn cho việc vận hành bình thường của các máy bơm, độ mặn trên sông Cẩm Lệ tại cửa thu nước của nhà máy nước Cầu Đỏ tăng cao lên đến 4.846mg/l, gấp gần 20 lần so với ngưỡng an toàn theo quy định (250 mg/l). Hình ảnh thể hiện sự CTN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời điểm tháng 3 năm 2021 Thành phố Đà Nẵng đã và đang phải đối mặt với tình trạng CTN cho dân sinh và hoạt động phát triển KTXH. Trước thực trạng đó đã có nhiều dự án, đề tài nghiên cứu đề cập đến các vấn đề riêng lẻ liên quan đến TNN như đánh giá nguồn nước, cân bằng nước và phân bổ nguồn nước, dòng chảy tối thiểu, xâm nhập mặn hay tác động của việc vận hành hồ thủy điện đến XNM và cung cấp nước sinh hoạt ở hạ lưu,... Kết quả nghiên cứu đã được áp dụng kịp thời vào thực tiễn quản lý, KTSDN và đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào trực tiếp và bài bản về mức độ CTN trên địa bàn Đà Nẵng. Trên thế giới đã có các nghiên cứu về mức độ CTN theo nhiều cấp và thang bậc đánh giá khác nhau như của Falkenmark (1989), OECD (2003), Smakhtin et al (2004), Rita Hochstrat (2006), AQUAREC (2006) hay F.Ali (2012). Hầu hết các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng một vài tiêu chí đánh giá cho từng khu vực nghiên cứu cụ thể với từng mục tiêu cụ thể. Ở Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu ban đầu đánh giá về mức độ CTN cho một vài vùng nghiên cứu nhưng vẫn còn rời rạc và chưa có phương pháp luận rõ ràng. Để có cơ sở khoa học cho các nhà quản lý hoạch định chiến lược phát triển bền vững cần có phương thức định lượng mức độ CTN, và một trong những phương pháp 2
  18. là sử dụng khung đánh giá với số chỉ số phù hợp. Bộ chỉ số được xem là công cụ có độ tin cậy cao để đánh giá mức độ CTN của một vùng/LVS hay một quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu phát triển và sử dụng bộ chỉ số căng thẳng nguồn nước (Water Stress Indexs - WSI) phù hợp để tìm lời giải trong bài toán đánh giá mức độ CTN là cách tiếp cận hiện đại và khả thi. Luận án đề xuất khung cùng với bộ chỉ số đánh giá mức độ CTN trên cơ sở phát triển các chỉ số phù hợp với đặc trưng riêng có của thành phố Đà Nẵng. Với những lý do nêu trên, đề tài luận án “Nghiên cứu đánh giá mức độ căng thẳng nguồn nước cho thành phố Đà Nẵng” là rất cần thiết, có tính thời sự, khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu i) Nghiên cứu phát triển được khung và bộ chỉ số WSI để đánh giá mức độ CTN phù hợp với điều kiện và đặc điểm KTSDN của thành phố Đà Nẵng. ii) Đánh giá được mức độ CTN thành phố Đà Nẵng ở thời điểm hiện tại (năm 2020) và trong tương lai (năm 2030) dưới tác động của BĐKH và NBD theo bộ chỉ số WSI. iii) Đề xuất được các giải pháp phù hợp dựa vào bộ chỉ số WSI nhằm giảm thiểu tình trạng CTN góp phần phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng nguồn nước (tập trung chủ yếu vào tài nguyên nước mặt) đối với thành phố Đà Nẵng. * Phạm vi nghiên cứu: Theo không gian: thành phố Đà Nẵng thuộc vùng hạ du LVS Vu Gia Thu Bồn và LVS Cu Đê; Theo thời gian: Đánh giá mức độ CTN cho thành phố Đà Nẵng thời điểm hiện trạng (năm 2020) và tương lai (năm 2030) theo kịch bản phát triển KTXH dưới tác động của BĐKH và NBD. 4. Câu hỏi nghiên cứu i) Làm thế nào để đánh giá mức độ CTN của thành phố lớn như thành phố Đà Nẵng? ii) Mức độ CTN ở thành phố Đà Nẵng như thế nào trong điều kiện hiện tại và trong tương lai dưới tác động của BĐKH và NBD? iii) Có thể cải thiện được mức độ CTN cho thành phố Đà Nẵng được không? Giải pháp nào để hạn chế tác động của CTN đến các hoạt động phát triển KTXH và dân sinh thành phố Đà Nẵng? 3
  19. 5. Luận điểm bảo vệ i) Sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng là sự phản ánh một cách tổng hợp nhiều khía cạnh, trong đó có vấn đề về khai thác, sử dụng, bảo vệ TNN nói chung và vấn đề CTN nói riêng. Mức độ CTN và phải được đánh giá cụ thể qua các nhân tố tác động chủ yếu với một khung đánh giá toàn diện và đầy đủ; ii) Mức độ CTN thành phố Đà Nẵng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai dưới tác động của BĐKH và NBD có thể được định lượng thông qua bộ chỉ số; iii) Có thể áp dụng đồng bộ các giải pháp phi công trình và công trình để giảm thiểu tác động và cải thiện tình trạng CTN ở thành phố Đà Nẵng. 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu * Cách tiếp cận: i) Tiếp cận theo quan điểm hệ thống: Nguồn nước của một vùng/lưu vực bao gồm nhiều thành phần, chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Khi nghiên cứu các bài toán liên quan đến TNN cần dựa trên quan điểm hệ thống, chú trọng vào thông số thủy văn, đặc điểm TNN và hệ thống công trình với vai trò điều chỉnh phân bố TNN theo không gian, thời gian để đáp ứng các nhu cầu dùng nước của người dân và phục vụ phát triển KTXH. ii) Tiếp cận theo quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước: Nguồn nước được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi,… NCSDN giữa các vùng là khác nhau do đặc thù trong phân bố dân cư và phát triển KTXH, bên cạnh đó là sự phân bố không đều theo cả thời gian và không gian dẫn đến sự mất cân bằng giữa nguồn cung và NCSDN. Quản lý tổng hợp TNN là nguyên tắc chủ đạo trong các bài toán khai thác và sử dụng nước cũng như đề xuất các giải pháp đảm bảo vấn đề cấp nước của vùng. iii) Tiếp cận theo quan điểm phát triển bền vững: Phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu hướng tới trong tất cả các hoạt động phát triển. Luận án hướng tới phát triển bền vững TTN trên cả ba khía cạnh: mang lại hiệu quả kinh tế; được xã hội chấp nhận và bảo vệ môi trường. Nguồn nước được cung ứng đầy đủ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của vùng nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: (1) Phương pháp thu thập, điều tra, khảo sát thực địa: nhằm bổ sung, cập nhật những thông 4
  20. tin, số liệu liên quan đến TNN vùng hạ du LVS VGTB, sông Cu Đê thuộc thành phố Đà Nẵng, bao gồm số liệu khí tượng, thủy văn, môi trường, địa hình, kinh tế xã hội, hệ thống các công trình trên lưu vực, tình trạng KTSDN... làm đầu vào cho các bài toán về CTN. (2) Phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp: kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã có nhằm tập hợp, phân tích đánh giá các số liệu liên quan về TNN, đồng thời nó cũng được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu tính toán. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nghiên cứu của luận án. (3) Phương pháp mô hình toán: Phương pháp mô hình toán nhằm đánh giá các tác động tích lũy, tác động tương hỗ giữa các yếu tố trên lưu vực đến chế độ thủy văn, điều kiện môi trường. Cụ thể luận án đã sử dụng các mô hình MIKE-NAM, MIKE HYDRO BASIN và MIKE 11 để tính toán cân bằng, xác định nguồn nước đến và tình trạng xâm nhập mặn các vùng/lưu vực trong khu vực nghiên cứu. (4) Phương pháp GIS: Phương pháp bản đồ GIS được sử dụng để phân vùng tính toán, xây dựng bản đồ thể hiện mức độ CTN trên các vùng tính toán thuộc thành phố Đà Nẵng. (5) Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để tăng thêm nguồn thông tin và độ tin cậy trong nội dung nghiên cứu. Các chuyên gia được tham vấn ý kiến gồm các nhà khoa học có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực tài nguyên nước, thủy văn, sinh thái môi trường từ các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý ở cấp Trung ương và địa phương. Luận án tham khảo ý kiến chuyên gia về tính phù hợp của bộ chỉ số được lựa chọn, mức độ ảnh hưởng của các chỉ số, phương pháp tính toán giá trị các biến số. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa khoa học: Luận án đã cơ bản hoàn thiện cơ sở khoa học và phương pháp luận để đánh giá mức độ CTN cho thành phố Đà Nẵng. Luận án sử dụng phương pháp Delphi kết hợp cùng quy tắc KAMET và phương pháp phân tích hệ thống phân cấp (AHP) xác định trọng số để phát triển khung đánh giá mức độ CTN gồm 4 nhóm chỉ số với 25 chỉ số thành phần có trọng số ảnh hưởng khác nhau đến mức độ CTN. Bộ chỉ số cuối cùng được dùng để đánh giá mức độ CTN cho thành phố Đà Nẵng. Kết quả đánh giá là cơ sở đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của việc CTN. * Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng bộ chỉ số vào việc tính toán đánh giá mức độ CTN thành phố Đà Nẵng ở thời điểm hiện trạng (năm 2020) và trong tương lai đến năm 2030 dưới tác động 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2