intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam

Chia sẻ: Elysale Elysale | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

43
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là nghiên cứu xác định các yếu tố rủi ro, phân loại, xếp hạng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu những rủi ro ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ĐỖ VĂN CHÍNH NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ĐỖ VĂN CHÍNH NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 9580302 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. NGUYỄN BÁ UÂN 2. GS.TS. VŨ THANH TE HÀ NỘI, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận án Đỗ Văn Chính i
  4. LỜI CÁM ƠN NCS xin gửi lời cảm ơn tới Trƣờng Đại học Thủy lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NCS trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sĩ. NCS trân trọng cám ơn PGS.TS Nguyễn Bá Uân, GS.TS Vũ Thanh Te đã luôn quan tâm, dành thời gian quý báu để lắng nghe và đƣa ra những định hƣớng, hỗ trợ, động viên NCS trong suốt quá trình hoàn thiện luận án. NCS xin trân trọng cám ơn Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Khoa Công Trình, Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Thuỷ lợi luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện. NCS xin trân trọng cám ơn Bộ môn Quản lý xây dựng, Khoa Kinh tế và Quản lý đã tạo điều kiện và thời gian để học tập và nghiên cứu luận án. Xin đƣợc cảm ơn các đơn vị, cá nhân đã tham gia và cung cấp số liệu để NCS hoàn thành luận án này. NCS bày tỏ lòng biết ơn những đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài trƣờng, các nhà khoa học các hội đồng đánh giá luận án của NCS. NCS xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài trƣờng đã có những động viên, chia sẻ và giúp đỡ NCS trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng NCS xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới những ngƣời yêu quí gia đình nội, ngoại đã luôn dành mọi thời gian, tâm trí ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để NCS hoàn thành nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn! Hà nội, ngày…../……/…….. Tác giả luận án Đỗ Văn Chính ii
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ix 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3 4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 5 6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ...............................................................................5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................................................5 7. Bố cục của luận án ............................................................................................. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..............................................................................................................7 1.1 Tổng quan về thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ...............................................7 1.1.1 Quan điểm về thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ........................................7 1.1.2 Vai trò của thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ............................................7 1.1.3 Đặc điểm của các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ................8 1.1.4 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ...........................................10 1.1.5 Chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ....20 1.2 Tổng quan những nghiên cứu về rủi ro trong đầu tƣ xây dựng ....................... 23 1.2.1 Các quan điểm về rủi ro ............................................................................23 1.2.2 Các nghiên cứu về rủi ro trong đầu tƣ xây dựng .......................................25 1.2.3 Các nghiên cứu rủi ro về chi phí đầu tƣ xây dựng ....................................28 1.2.4 Các nghiên cứu về rủi ro trong đầu tƣ xây dựng thủy điện ....................... 30 1.3 Tồn tại trong các nghiên cứu trƣớc đây ........................................................... 34 1.4 Định hƣớng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 35 1.5 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................ 36 iii
  6. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............37 2.1 Cơ sở khoa học xác định danh mục các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam .................................37 2.1.1 Sơ bộ phân loại nhóm các yếu tố rủi ro trong các công trình thủy điện vừa và nhỏ đã nghiên cứu ............................................................................................. 37 2.1.2 Nhận diện các rủi ro ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam..........................................................................42 2.1.3 Danh mục các yếu tố rủi ro nghiên cứu phù hợp với điều kiện ở Việt Nam ................................................................................................................... 65 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................67 2.2.1 Quy trình nghiên cứu.................................................................................67 2.2.2 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 68 2.2.3 Các phƣơng pháp phân tích và đánh giá rủi ro trong dự án ...................... 73 2.2.4 Lựa chọn công cụ phân tích và kiểm định số liệu nghiên cứu ..................81 2.3 Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................... 85 CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM ............................................................................................................86 3.1 Khảo sát sơ bộ nghiên cứu ...............................................................................86 3.1.1 Mã hóa thang đo nghiên cứu .....................................................................86 3.1.2 Phân tích kết quả nghiên cứu sơ bộ........................................................... 88 3.2 Khảo sát chính thức.......................................................................................... 92 3.2.1 Mô tả dữ liệu thu thập nghiên cứu ............................................................ 92 3.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo mức độ ảnh hƣởng và tần suất xảy ra ......93 3.3 Xếp hạng các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng ............................................................. 98 3.4 Phân vùng mức độ ƣu tiên của các rủi ro ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam .................................................103 3.5 Đánh giá ảnh hƣởng các yếu tố rủi ro đến nhóm nhân tố thang đo ảnh hƣởng và thang đo tần suất xảy ra ......................................................................................104 3.5.1 Đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro tới nhóm nhân tố thang đo mức độ ảnh hƣởng .......................................................................................................104 3.5.2 Đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro tới nhóm nhân tố thang đo tần suất xảy ra ............................................................................................................107 iv
  7. 3.6 Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhóm yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam .................................................110 3.6.1 Nhóm yếu tố chính sách và quản lý nhà nƣớc ........................................110 3.6.2 Nhóm yếu tố tự nhiên ..............................................................................111 3.6.3 Nhóm yếu tố kinh tế - tài chính ...............................................................112 3.6.4 Nhóm yếu tố Năng lực các bên liên quan ...............................................113 3.6.5 Nhóm yếu tố trong quá trình triển khai dự án .........................................114 3.6.6 Nhóm yếu tố rủi ro Môi trƣờng của dự án ..............................................116 3.7 Kết luận chƣơng 3 ..........................................................................................117 CHƢƠNG 4 KIỂM NGHIỆM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM ...................................118 4.1 Kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu ..................................................................118 4.1.1 Dự án thủy điện Nậm Tha 3, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ...................118 4.1.2 Dự án thủy điện Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh ....................................................121 4.1.3 Dự án thủy điện Nậm Xây Luông, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ..........122 4.2 Giải pháp giảm thiểu rủi ro đến chi phí đầu tƣ xây dựng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ..............................................................................................................125 4.2.1 Giải pháp chung để giảm thiểu các rủi ro đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ......................................................125 4.2.2 Giải pháp giảm thiểu rủi ro cho một số yếu tố ảnh hƣởng lớn đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ...........................130 4.3 Kết luận chƣơng 4 ..........................................................................................142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................143 I. Những kết quả đạt đƣợc của luận án ....................................................................143 II. Một số kiến nghị .................................................................................................143 III. Những hạn chế và hƣớng phát triển nghiên cứu tiếp theo .................................145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...................................................147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................148 PHỤ LỤC…….. ..........................................................................................................155 v
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Đông Bắc ..........................................13 Hình 1.2 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Tây Bắc.............................................14 Hình 1.3 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Tây Bắc.............................................16 Hình 1.4 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ ...............17 Hình 1.5 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Tây Nguyên ......................................18 Hình 1.6 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Đông Nam Bộ ...................................19 Hình 1.7 Suất vốn đầu tƣ xây dựng thủy điện ở một số quốc gia đang phát triển [10].22 Hình 1.8 Biến động chi phí thông qua quản lý rủi ro dự án xây dựng [21] ..................26 Hình 2.1 Phân loại rủi ro theo Patrick WIEMANN [32]...............................................37 Hình 2.2 Phân loại rủi ro dự án theo Trịnh Thùy Anh ..................................................39 Hình 2.3 Phân loại rủi ro theo Đinh Tuấn Hải & Nguyễn Hữu Huế (2016) .................40 Hình 2.4 Sơ bộ phân loại rủi ro trong các công trình thủy điện vừa và nhỏ [49] .........41 Hình 2.5 Sơ bộ phân loại rủi ro trong các công trình thủy điện vừa và nhỏ .................41 Hình 2.6 Quá trình ra quyết định thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam [53] .................... 46 Hình 2.7 Lạm phát của Việt Nam từ năm 2006-2017 (đơn vị %) [62] ......................... 53 Hình 2.8 Tăng trƣởng GDP và GDP/ngƣời qua các năm (đơn vị %) [62] .................... 54 Hình 2.9 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 67 Hình 2.10 Sơ đồ cây quyết định .................................................................................... 74 Hình 4.1 Quy trình đầu tƣ xây dựng thủy điện vừa và nhỏ .........................................125 vi
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ...............................................11 Bảng 1.2 Tiềm năng thủy điện theo vùng ở Việt Nam .................................................12 Bảng 1.3 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Đông Bắc ........................................13 Bảng 1.4 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Tây Bắc ............................................14 Bảng 1.5 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Bắc Trung Bộ ...................................15 Bảng 1.6 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ ...............17 Bảng 1.7 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Tây Nguyên ......................................18 Bảng 1.8 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ vùng Đông Nam Bộ ..................................19 Bảng 1.9 Suất vốn đầu tƣ trung bình cho các nhà máy thủy điện trên thế giới [10] .....21 Bảng 1.10 Chỉ số phạm vi mức độ quan trọng [26] ...................................................... 28 Bảng 1.11 Các yếu tố rủi ro xuất hiện trong các dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ..............................................................................................................33 Bảng 2.1 Phân loại rủi ro theo Susan L. Murray et al (2011) [46] ................................ 38 Bảng 2.2 Sơ bộ phân nhóm các rủi ro trong các công trình thủy điện vừa và nhỏ .......42 Bảng 2.3 Điều chỉnh dự án thủy điện vừa và nhỏ sau rà soát [8] ..................................48 Bảng 2.4 Dự báo tăng trƣởng kinh tế các nƣớc phát triển năm 2009 (%) [60] .............53 Bảng 2.5 Chênh lệch tiền đền bù, hỗ trợ, tái định cƣ phê duyệt so với thực tế.............58 Bảng 2.6 Diện tích trồng rừng thay thế và diện tích trồng rừng đã thực hiện [8] .........63 Bảng 2.7 Danh mục các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam .........................................................................66 Bảng 2.8 Thang đo tần suất xảy ra và thang đo mức độ ảnh hƣởng ............................. 69 Bảng 2.9 Ma trận xác suất rủi ro kết hợp mức độ ảnh hƣởng và tần suất xảy ra ..........79 Bảng 2.10 Trọng số kết hợp giữa mức độ ảnh hƣởng và tần suất xảy ra ...................... 79 Bảng 2.11 Bảng so sánh ƣu, nhƣợc điểm từng phƣơng pháp phân tích ........................ 80 Bảng 3.1 Mã hóa thang đo nhóm yếu tố chính sách và quản lý nhà nƣớc .................... 86 Bảng 3.2 Mã hóa thang đo nhóm yếu tố rủi ro về tự nhiên ...........................................86 Bảng 3.3 Mã hóa thang đo nhóm yếu tố rủi ro về kinh tế - tài chính ............................ 87 Bảng 3.4 Mã hóa thang đo nhóm yếu tố năng lực các bên có liên quan ....................... 87 Bảng 3.5 Mã hóa thang đo nhóm yếu tố rủi ro môi trƣờng của dự án .......................... 87 Bảng 3.6 Mã hóa thang đo nhóm yếu tố rủi ro trong quá trình triển khai dự án ...........88 Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả phân tích thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............89 Bảng 3.8 Vị trí công tác của các cá nhân tham gia khảo sát .........................................93 Bảng 3.9 Kinh nghiệm công tác của các cá nhân tham gia khảo sát ............................. 93 Bảng 3.10 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo ảnh hƣởng .......................... 94 Bảng 3.11 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo tần suất xảy ra .................... 94 Bảng 3.12 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test thang đo ảnh hƣởng ............................. 95 Bảng 3.13 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test thang đo tần suất xảy ra ...................... 95 Bảng 3.14 Ma trận xoay nhân tố thang đo mức độ ảnh hƣởng .....................................96 vii
  10. Bảng 3.15 Ma trận xoay nhân tố thang đo tần suất xảy ra ............................................97 Bảng 3.16 Ma trận xác xuất yếu tố CS&QL1 ............................................................... 98 Bảng 3.17 Ma trận xác xuất yếu tố CS&QL2 ............................................................... 99 Bảng 3.18 Ma trận xác xuất yếu tố CS&QL3 ............................................................... 99 Bảng 3.19 Trọng số quan trọng của các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ xây dựng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam ......................................................................100 Bảng 3.20 Xếp hạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro ...................................102 Bảng 3.21 Ma trận rủi ro [87] ......................................................................................103 Bảng 3.22 Bảng phân loại cấp độ rủi ro và hƣớng xử lý .............................................103 Bảng 3.23 Trị trung bình của từng yếu tố rủi ro của từng thang đo ............................104 Bảng 3.24 Ma trận hệ số nhân tố ảnh hƣởng ...............................................................105 Bảng 3.25 Ma trận hệ số nhân tố tần suất xảy ra.........................................................108 Bảng 3.26 Tổng hợp các thông số nhóm chỉ tiêu chính sách và quản lý nhà nƣớc ....110 Bảng 3.27 Tổng hợp các thông số nhóm yếu tố tự nhiên ............................................111 Bảng 3.28 Tổng hợp các thông số nhóm yếu tố kinh tế - tài chính .............................112 Bảng 3.29 Tổng hợp các thông số nhóm yếu tố Năng lực các bên liên quan .............113 Bảng 3.30 Tổng hợp các thông số nhóm yếu tố trong quá trình triển khai dự án .......115 Bảng 3.31 Tổng hợp các thông số nhóm yếu tố Môi trƣờng của dự án ......................116 Bảng 4.1 Các yếu tố rủi ro chính làm tăng chi phí đầu tƣ xây dựng ...........................118 Bảng 4.2 Các thông số cơ bản của dự án thủy điện Nậm Tha 3 .................................119 Bảng 4.3 Các nguyên nhân tƣơng đồng làm tăng Tổng mức đầu tƣ xây dựng ...........120 Bảng 4.4 Các thông số cơ bản của dự án thủy điện Nậm Xây Luông.........................122 Bảng 4.5 Tổng mức đầu tƣ phê duyệt ban đầu thủy điện Nậm Xây Luông ................124 Bảng 4.6 Giải pháp bảo hiểm rủi ro cho yếu tố bất khả kháng ...................................134 Bảng 4.7 Giải pháp giảm thiểu rủi ro do yếu tố địa chất, thủy văn .............................135 viii
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATNĐ Áp thấp nhiệt đới BC-CP Báo cáo – Chính phủ BCT Bộ Công Thƣơng BĐKH Biến đổi khí hậu BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng GDP Tổng sản phẩm quốc nội GSO Tổng cục thống kê IEA Cơ quan Năng lƣợng Quốc tế IFC Công ty tài chính quốc tế IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế IRENA Cơ quan Năng lƣợng tái tạo Quốc tế NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NQ Nghị quyết QĐ Quyết định QH Quốc hội SCT Sở Công thƣơng TT Thông tƣ TTg Thủ tƣớng Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân UNIDO Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc VCCI Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam ix
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, việc xây dựng và phát triển các dự án thủy điện cả quy mô lớn và nhỏ diễn ra khá nhanh ở nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc. Phát triển thủy điện có những đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Các công trình thủy điện đã góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tạo nguồn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại nhiều địa phƣơng đặc biệt là các tỉnh miền núi [1]. Sự hiện diện của các công trình thủy điện cũng mở ra cơ hội để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông đƣợc đầu tƣ, thúc đẩy sản xuất chuyên canh theo hƣớng hàng hóa, kết nối giao thông, văn hóa, phát triển thủy sản và du lịch. Khẳng định vị trí và tầm quan trọng phát triển thủy điện trong chiến lƣợc phát triển điện lực đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia đƣợc chính phủ cụ thể hóa bằng việc ban hành các quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong từng giai đoạn và hiện nay đang thực hiện theo QĐ 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn năm 2011-2020, có xét đến tầm nhìn 2030. Theo đó, thủy điện là một trong ba nguồn năng lƣợng chính đáp ứng nhu cầu điện quốc gia ở thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai gần, trong đó thủy điện vừa và nhỏ đƣợc khẳng định ƣu tiên phát triển. Mặc dù thủy điện đã có rất nhiều đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng trong quá trình phát triển đó cũng chính thủy điện lại là tác nhân gây ảnh hƣởng bất lợi cho sự phát triển bền vững, ảnh hƣởng tới đời sống sinh kế của hàng trăm ngàn ngƣời do vấn đề di dân tái định cƣ, gây biến đổi cảnh quan nguồn nƣớc, tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng, thủy sản, hệ sinh thái và đa dạng sinh học của cả vùng thƣợng lƣu và hạ lƣu các con đập [2]. 1
  13. Theo Bộ công thƣơng sau hơn 3 năm (2013 – 2016) thực hiện rà soát quy hoạch thủy điện theo NQ 62/2013/QH13 đã loại bỏ 471 dự án thủy điện, trong đó có 8 dự án thủy điện bậc thang và 463 dự án thủy điện nhỏ, không xem xét quy hoạch 213 vị trí tiềm năng. Qua rà soát thủy điện vừa và nhỏ trên toàn quốc cho thấy công tác quản lý quy hoạch, đầu tƣ xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện còn nhiều hạn chế. Chất lƣợng quy hoạch và quyết định đầu tƣ xây dựng nhiều công trình thủy điện, nhất là các công trình thủy điện vừa và nhỏ chƣa đáp ứng đầy đủ mục tiêu, yêu cầu về đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trƣờng, sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc và hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội [1]. Việc quản lý chất lƣợng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng các thủy điện vừa và nhỏ còn tồn tại bất cập nhƣ khảo sát địa chất không đầy đủ, thiết kế chƣa tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp và tiến độ thi công xây dựng chƣa bảo đảm an toàn…dẫn đến các sự cố hoặc phát sinh cần xử lý trong quá trình triển khai làm chậm tiến độ thực hiện, tăng chi phí đầu tƣ xây dựng lên. Một đặc điểm nữa các dự án thủy điện vừa và nhỏ hầu hết đƣợc xây dựng tại các huyện miền núi, xa trung tâm, địa hình hiểm trở, thƣờng xuyên sạt lở vào mùa lũ nên gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro không lƣờng trƣớc đƣợc trong quá trình thi công xây dựng công trình. Hơn nữa, các dự án thuỷ điện nói chung và các dự án thủy điện vừa và nhỏ nói riêng có thời gian xây dựng cũng tƣơng đối dài, khối lƣợng lớn, nhiều thành phần tham gia vào quá trình thực hiện xây dựng, quá trình thực hiện chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều yếu tố từ điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, xã hội, thị trƣờng, luật pháp, văn hóa nơi xây dựng công trình nên các rủi ro cũng khó lƣờng hơn. Nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ thực hiện còn kém hiệu quả: chất lƣợng không đáp ứng, thời gian kéo dài, làm chậm tiến độ và vƣợt chi phí so với ban đầu, việc nhìn nhận đánh giá các rủi ro trong các dự án xây dựng nói chung và trong lĩnh vực thủy điện nói riêng vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm dẫn đến các rủi ro không lƣờng trƣớc đƣợc trong quá trình triển khai dự án ảnh hƣởng đến các mục tiêu của dự án. Để giải quyết đƣợc bài toán rủi ro cho các nhà đầu tƣ, một trong những giải pháp trƣớc mắt đó là cần xác định, nhận diện đầy đủ các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng đến mục tiêu của dự án (thời gian, chi phí, chất lƣợng) từ đó đƣa ra những đánh giá và các giải pháp 2
  14. giảm thiểu rủi ro đến mục tiêu của dự án để giúp nhà đầu tƣ có cơ sở trƣớc khi quyết định đầu tƣ xây dựng công trình. Xuất phát từ bối cảnh đó, NCS đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam” để nghiên cứu với mong muốn xác định và nhận diện đƣợc đầy đủ các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng, đánh giá và xếp hạng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro, từ đó đƣa ra những giải pháp giảm thiểu cho các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xác định các yếu tố rủi ro, phân loại, xếp hạng và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu những rủi ro ảnh hƣởng lớn đến chi phí đầu tƣ xây dựng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu định lƣợng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: các yếu tố rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn thực hiện dự án và sự ảnh hƣởng bất lợi của chúng làm tăng chi phí đầu tƣ xây dựng (tổng mức đầu tƣ phê duyệt) tại các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. - Phạm vi về không gian: luận án nghiên cứu xác định, nhận dạng, phân nhóm, xếp hạng và phân vùng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tƣ xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: luận án sẽ sử dụng các số liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập đƣợc trong những năm qua (tập trung chủ yếu các năm từ 2005 đến nay) và chiến lƣợc phát 3
  15. triển thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 để phân tích trong nghiên cứu. 4. Nội dung nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên nội dung luận án phải giải quyết đƣợc các vấn đề sau: (i) Cơ sở khoa học của việc xác định danh mục các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. (ii) Phân nhóm và kiểm định độ tin cậy của thang đo nhóm yếu tố rủi ro ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. (iii) Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro, chỉ ra những yếu tố rủi ro ảnh hƣởng lớn đến chi phí đầu tƣ xây dựng trong các dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. (iv) Phân vùng mức độ rủi ro và nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hƣởng của các rủi ro ảnh hƣởng lớn đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận án tác giả sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để nghiên cứu vừa mang tính định tính vừa mang tính định lƣợng. Các phƣơng pháp này đƣợc vận dụng phù hợp với từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề trong nghiên cứu. Cụ thể các phƣơng pháp sau đƣợc sử dụng trong nghiên cứu: + Phương pháp kế thừa: kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học, lý thuyết, thực tiễn trong và ngoài nƣớc. + Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: phân tích các nguồn tài liệu tạp chí, các báo cáo khoa học, các tác giả nghiên cứu, khía cạnh nghiên cứu từ đó hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu. + Phương pháp định tính: đƣợc thực hiện thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động đầu tƣ xây dựng thủy 4
  16. điện vừa và nhỏ (chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, tƣ vấn thiết kế, giám sát thi công, các sở ban ngành…) để nhận diện, tổng hợp, đánh giá về các rủi ro trong đầu tƣ xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ. + Phương pháp định lượng: nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện nhằm khẳng định các yếu tố cũng nhƣ các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, xếp hạng và đánh giá mức độ ảnh hƣởng các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. + Phương pháp chuyên gia: kiểm tra tính phù hợp của thang đo, câu hỏi điều tra trong quá trình xây dựng bảng hỏi. Nhận xét đánh giá các yếu tố và mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến chi phí đầu tƣ xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. + Phương pháp giá trị trọng số quan trọng của rủi ro: dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc về tần suất xảy ra và mức độ ảnh hƣởng thông qua khảo sát chuyên gia, tác giả sẽ xây dựng ma trận xác suất các khả năng xảy ra đồng thời giữa tần suất và mức độ ảnh hƣởng với trọng số kết hợp giữa tần suất và mức độ ảnh hƣởng để xếp hạng và đánh giá tầm quan trọng từng yếu tố rủi ro. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Luận án đƣa ra cơ sở khoa học xác định danh mục và phân nhóm các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. - Luận án đã trình bày phƣơng pháp và kết quả đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố rủi ro đến chi phí, chỉ ra đƣợc các yếu tố rủi ro ảnh hƣởng lớn nhất đến chi phí đầu tƣ xây dựng thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam làm cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ảnh hƣởng của các rủi ro đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng giúp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các nhà đầu tƣ và các đơn vị, tổ chức có liên quan tham khảo, vận dụng, đƣa ra 5
  17. những cảnh báo và giải pháp chủ động khi thực hiện đầu tƣ xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để thực hiện các nghiên cứu để đánh giá, đo lƣờng thiệt hại của một số nhóm rủi ro đến các mục tiêu của dự án. Phân bổ rủi ro cho các đối tƣợng có liên quan trong quá trình đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài Chƣơng 2: Cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro đến chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam Chƣơng 4: Kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam 6
  18. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam 1.1.1 Quan điểm về thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam 1.1.1.1 Quan điểm về thủy điện vừa và nhỏ trên thế giới Quan điểm thủy điện vừa và nhỏ ở các nƣớc trên thế giới cũng chỉ mang một ý nghĩa tƣơng đối, định nghĩa thủy điện vừa và nhỏ thay đổi đáng kể từ nƣớc này sang nƣớc khác nhƣng có sự đồng thuận đó là sử dụng công suất lắp đặt một nhà máy làm tiêu chuẩn chung để phân loại. Theo Báo cáo của Tổng công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation IFC, 2010) [3] thì các dự án thủy điện nhỏ có công suất từ 0,1MW đến 10MW, thủy điện vừa có công suất từ 10MW đến 100MW và thủy điện lớn có công suất trên 100MW. 1.1.1.2 Quan điểm về thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam Thủy điện nhỏ: là những thủy điện có công suất từ 1MW đến 30MW [4]. Thủy điện vừa và nhỏ: là những thủy điện có quy mô công suất từ 50MW trở xuống [5] 1.1.2 Vai trò của thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam Trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc sau hơn 30 năm đổi mới, thủy điện nói chung và thủy điện vừa và nhỏ nói riêng có vai trò vô cùng to lớn và là một phần quan trọng của ngành điện đảm bảo cung ứng điện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: - Thủy điện đóng góp sản lượng điện lớn cho việc đảm bảo cung ứng điện: chiến lƣợc phát triển thủy điện đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Việt Nam khẳng định thủy điện là một trong ba nguồn năng lƣợng chính đáp ứng nhu cầu điện Quốc gia. - Thủy điện vừa và nhỏ tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế tại nhiều địa phương: việc xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ nó không chỉ tạo thu nhập cho nhà đầu tƣ mà còn góp phần bổ sung nguồn năng lƣợng hao hụt cho Nhà nƣớc, điều 7
  19. hòa cho nông nghiệp thủy lợi, giao thông vận tải, sinh hoạt của ngƣời dân nhất là vào mùa khô. Đồng thời nó cũng góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở những vùng khó khăn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này. - Bảo tồn các hệ sinh thái: việc xây dựng các công trình thủy điện sẽ không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nƣớc cũng nhƣ đặc tính của nƣớc sau khi chảy qua tuabin của nhà máy. - Tích và xả theo nhu cầu của hệ thống điện. - Giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm phát thải: thủy điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so với các phƣơng án phát điện quy mô lớn khác, do vậy giảm sự nóng lên của trái đất. Lƣợng khí nhà kính mà thủy điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy turbine và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. - Góp phần giải quyết bài toán sử dụng nước đa mục tiêu:cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, sản xuất, tƣới tiêu, nuôi trồng thủy sản, vận tải thủy, du lịch, chống hạn, đẩy mặn cho khu vực hạ lƣu. - Cải thiện công bằng xã hội: thủy điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công bằng xã hội trong suốt thời gian dự án đƣợc triển khai và thúc đẩy mạnh sự công bằng giữa các nhóm bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung. 1.1.3 Đặc điểm của các công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam - Công trình thủy điện nói chung và thủy điện vừa và nhỏ nói riêng hầu hết đƣợc xây dựng ở các khu vực miền núi nên có địa hình, địa chất phức tạp. Thủy điện là nguồn điện có đƣợc từ năng lƣợng nƣớc. Đa số năng lƣợng thủy điện có đƣợc từ thế năng của nƣớc đƣợc tích tại các đập nƣớc làm quay turbin nƣớc và máy phát điện. Để có đƣợc các thế năng này, các dự án thủy điện thƣờng đƣợc xây dựng ở các khu vực miền núi nơi có địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp hơn rất nhiều so với các vùng đồng bằng để tạo sự khác biệt về độ cao giữa nguồn và dòng chảy. Từ đặc điểm này có thể dẫn đến các rủi ro nhƣ địa chất, thủy văn nơi xây dựng công trình phức tạp, nền móng cần gia cố và xử lý, các hiện tƣởng sạt lở đất đồng thời tác động đến quá trình khảo sát, thiết kế, thi công phức tạp, độ ổn định, bền vững và chất lƣợng của công trình. 8
  20. - Sử dụng nguồn thủy năng dồi dào từ thiên nhiên: các nhà máy thủy điện sử dụng nguồn năng lƣợng của các dòng nƣớc để biến đổi thành điện năng. Đó là nguồn năng lƣợng vô tận của thiên nhiên. Nhiên liệu không phải vận chuyển, nguồn nƣớc từ thiên nhiên rất phong phú trong khi nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện (than, dầu...) đều có hạn và phân bổ cho nhiều ngành khác. Tận dụng nguồn năng lƣợng này còn tiết kiệm đƣợc chi phí khai thác và vận chuyển dẫn đến giá thành điện năng giảm mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế quốc dân. - Diện tích lƣu vực của các dự án thủy điện vừa và nhỏ tƣơng đối lớn tùy thuộc vào quy mô và công suất lắp máy. Trong một dự án thủy điện thì hồ chứa nƣớc là một hạng mục không thể thiếu và để xây dựng đƣợc hồ chứa nƣớc đòi hỏi phải hi sinh một diện tích lớn rừng tự nhiên, vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng đối với ngƣời dân. - Vốn đầu tƣ cho các dự án thủy điện vừa và nhỏ thƣờng lớn và thời gian thu hồi vốn dài. So với các dự án đầu tƣ xây dựng nói chung thì vốn đầu tƣ cho các dự án thủy điện vừa và nhỏ thƣờng lớn hơn nhiều. Vốn đầu tƣ cho một dự án thủy điện thƣờng cũng dao động từ trăm tỷ đến nghìn tỷ đồng tùy thuộc vào quy mô và công suất, chi phí vận chuyển các nguyên vật liệu xây dựng đến vùng dự án... Khi vốn đầu tƣ lớn mà thời gian thu hồi vốn dài có thể dẫn đến rủi ro năng lực chủ đầu tƣ không đáp ứng, việc thu hút vốn đầu tƣ, vay vốn ngân hàng khó khăn làm chậm tiến độ thi công. - Chi phí vận hành các công trình thủy điện vừa và nhỏ không tốn kém nhiều. Các dự án thủy điện không phải dùng nhiên liệu nhiều và do đó hạn chế đƣợc các tác động do thay đổi giá cả, nguyên vật liệu. Các nhà máy thủy điện không chịu ảnh hƣởng tăng giá của nhiên liệu hóa thạch nhƣ dầu mỏ, khí gas tự nhiên hay than đá và không cần nhập nhiên liệu. Để vận hành các công trình thủy điện các đơn vị cũng đã áp dụng các công nghệ tiên tiến tự động hóa để vận hành nên cũng giảm chi phí nhân công và lực lƣợng tại chỗ để vận hành. - Các dự án thủy điện vừa và nhỏ có thời gian xây dựng không ngắn và cũng không quá dài nhƣng thời gian vận hành tƣơng đối dài. Do đặc điểm thủy điện xây dựng trên các địa hình sông, suối, địa hình, địa chất khó khăn và phức tạp nên một để hoàn thành một dự án thủy điện cũng mất thời gian tƣơng đối (dao động từ 2 – 10 năm) bên cạnh 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1