Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Xác định trữ lượng các bon của rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 12
download
Mục tiêu của luận án là xây dựng các cơ sở khoa học để đề xuất những giải pháp nhằm quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời làm cơ sở cho việc áp dụng mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Xác định trữ lượng các bon của rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ====================== HUỲNH ĐỨC HOÀN XÁC ĐỊNH TRỮ LƯỢNG CÁC BON CỦA RỪNG ĐƯỚC ĐÔI (Rhizophora apiculata) TRỒNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
- ii Hà Nội, Tháng 02/2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ====================== HUỲNH ĐỨC HOÀN XÁC ĐỊNH TRỮ LƯỢNG CÁC BON CỦA RỪNG ĐƯỚC ĐÔI (Rhizophora apiculata) TRỒNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành đào tạo: Điều tra và quy hoạch rừng Mã số: 9.62.02.08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
- iii PGS.TS. VIÊN NGỌC NAM Hà Nội, Tháng 02/2019
- i TÓM TẮT Luận án “Xác định trữ lượng các bon của rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2018. Mục tiêu của luận án góp phần cho cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đồng thời làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam theo Nghị định 156/2018/NĐCP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Số liệu thu thập từ 150 ô tiêu chuẩn mỗi ô có diện tích 500 m2 (25 m x 20 m) và chặt hạ 42 cây có cỡ đường kính thân cây (D1,3 m) từ nhỏ đến lớn để cân tính sinh khối và phân tích các bon. Kết quả nghiên cứu như sau: Hệ số chuyển đổi từ sinh khối khô qua các bon là 0,45. Dạng phương trình Y = a*Xb thể hiện tốt mối tương quan giữa các nhân tố sinh khối, các bon và đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m. Tổng sinh khối khô trung bình của quần thể Đước đôi trong rừng ngập mặn Cần Giờ là 344,62 ± 106,38 tấn/ha biến động từ 140,33 đến 643,72 tấn/ha. Quần thể Đước đôi ở cấp tuổi VII (tuổi từ 33 – 37) có tổng sinh khối khôi trung bình cao nhất với giá trị là 430,64 ± 88,63 tấn/ha biến động từ 266,49 đến 643,72 tấn/ha. Quần thể Đước đôi ở cấp tuổi V (tuổi từ 23 – 27) có tổng sinh khối khô thấp nhất là 304,50 tấn/ha, biến động từ 140,33 đến 541,68 tấn/ha. Tổng sinh khối của quần thể Đước đôi trồng tại Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đạt hơn 6,35 triệu tấn. Tổng trữ lượng các bon trung bình của quần thể Đước đôi trong Rừng ngập mặn Cần Giờ là 151,99 ± 46,14 tấn C/ha. Quần thể cấp tuổi VIII (tuổi từ 38 – 42) có trữ lượng các bon tích lũy là 161,05 ± 40,46 tấn C/ha; cấp tuổi VII (tuổi từ 33 – 37) tích lũy là 189,07 ± 38,78 tấn C/ha; cấp tuổi VI (tuổi từ 28 – 32)
- ii tích lũy là 136,72 ± 46,08 tấn C/ha; cấp tuổi V (tuổi từ 23 – 27) tích lũy là 134,81 ± 42,34 tấn C/ha; cấp tuổi IV (tuổi từ 18 – 22) tích lũy là 138,34 ± 40,45 tấn C/ha. Khả năng hấp thụ CO2 của rừng Đước đôi biến động trung bình từ 494,75 – 693,85 tấn CO2/ha. ABSTRACT The thesis “Determine on the capacity of carbon accumulation of Rhizophora apiculata Blume plantation forests in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve, Ho Chi Minh City”. The data were collected from 150 plots, each plot of 500 m 2 (25 m x 20 m) and cut 42 trees with diameter (D1,3 m) from small to large to calculate biomass and carbon. The data is treated to find out the best equation which performances the relationships between different factors and estimating the capacity of absorption of Rhizophora apiculata Blume plantation forest. The research results could be summarized with some main contents as follows: The allometric equation Y = a*Xb demonstrates the relationship between biomass, carbon accumulation and trunk diameter. The conversion coefficient from dry biomass to carbon is 0.45. The average dry biomass of the Rhizophora apiculata population in Can Gio mangrove forest is 344.62 ± 106.38 tons/ha, ranging from 140.33 to 643.72 tons/ha. The population at the age of VII years (age 3337) had the highest average biomass with the values of 430.64 ± 88.63 tons / ha ranging from 266.49 to 643.72 tons / ha. The population at the age of V (aged 2327) had the lowest dry biomass of 304.50 tons / ha, ranging from 140.33 to 541.68 tons / ha. The total biomass of the double mangrove population in Can Gio mangrove forest reserve is estimated at over 6.35 million tons. The average carbon stock in the Can Gio mangrove forest is 151.99 ± 46.14 tonnes C/ha. Forest stand aged class VII (ages 3842) with accumulated carbon stocks of 161.05 ± 40.46 tons C/ha; at the age class VII (aged 3337) the accumulation was 189.07 ± 38.78 tons C/ha; at the age class VI (aged 28 32), the accumulation was 136.72 ± 46.08 tons C/ha; at the age class V (aged 23 27) the accumulation was 134.81 ± 42.34 tones C/ha; at the age class IV (aged 18 22) the
- iii accumulation was 138.34 ± 40.45 tons C/ha. The result will be a reference for calculating payments for forest environmental services in future.
- iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Huỳnh Đức Hoàn
- v LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành theo Chương trình đào tạo Tiến sĩ của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Để hoàn thành luận án này, Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Viên Ngọc Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tác giả trong quá trình tổ chức thực hiện và hoàn thành luận án. Xin được trân trọng cảm ơn GS.TS. Võ Đại Hải, TS. Vũ Tấn Phương (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành Luận án. Cũng nhân dịp này, xin được cám ơn các Cán bộ thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ đã giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ trong quá trình xử lý, phân tích số liệu thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo và tập thể Phòng Quản lý Phát triển tài nguyên thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện để hoàn thành luận án. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình đã luôn đồng hành, động viên và chia sẻ những khó khăn cùng tôi trong quá trình hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Huỳnh Đức Hoàn
- vi MỤC LỤC Trang TÓM TẮT i ABSTRACT ii LỜI CAM ĐOAN iii LỜI CẢM ƠN iv MỤC LỤC v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT viii DANH MỤC CÁC BẢNG xi DANH MỤC CÁC HÌNH xv MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Trên thế giới 6 1.1.1 Nghiên cứu về sinh khối 6 1.1.2. Nghiên cứu về trữ lượng các bon 11 1.1.3. Nghiên cứu xây dựng các mô hình dự báo về sinh khối và các bon 15 1.2. Trong nước 17 1.2.1. Nghiên cứu về sinh khối 17 1.2.2. Nghiên cứu về trữ lượng các bon 21 1.2.3. Nghiên cứu xây dựng các mô hình dự báo về sinh khối và các bon 25 1.3. Nhận xét, đánh giá về các phương pháp nghiên cứu sinh khối, các 27 bon và định hướng nghiên cứu của luận án 1.3.1. Phương pháp xác định, điều tra sinh khối cây rừng 27 1.3.2. Phương pháp xác định, điều tra trữ lượng các bon 28 1.3.3. Định hướng nghiên cứu của luận án 31 Chương 2: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU 33 VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu 33 2.2.1. Phương pháp luận 33 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án 35 2.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 44 2.3.1. Đặc điểm phân bố Đước 44 2.3.2. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng 44 2.3.3. Đặc tính sinh thái 45 2.3.4. Công dụng và ý nghĩa kinh tế 45 2.4. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 45
- vii 2.4.1. Vị trí địa lý 45 2.4.2. Địa hình, địa mạo 46 2.4.3. Khí hậu, thủy văn 46 2.4.4. Thổ nhưỡng 46 2.4.5. Tài nguyên rừng thực vật 47 2.4.6. Dân sinh kinh tế xã hội 47 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50 3.1. Đặc điểm lâm học quần thể rừng trồng Đước đôi 50 3.1.1. Các đặc trưng thống kê của rừng trồng Đước đôi 50 3.1.2. Phân bố số cây theo đường kính (N/D1,3) 50 3.1.3. Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3) 52 3.1.4. Tương quan giữa thể tích cây Đước đôi với chiều cao và đường 53 kính 3.2. Sinh khối cây cá thể và quần thể Đước đôi 54 3.2.1. Sinh khối cây cá thể 54 3.2.2. Sinh khối quần thể 72 3.2.3. Sinh kh ối r ừng Đước đôi tại Rừng ngập mặn Cần Giờ 86 3.3. Tích lũy các bon của cây cá thể và quần thể Đước đôi 87 3.3.1. Hàm lượng các bon trong sinh khối các bộ phận (%) 87 3.3.2. Mô hình tương quan giữa lượng các bon tích lũy với nhân tố 89 đường kính D1,3 và chiều cao Hvn 3.3.3. Ước lượng tích lũy các bon thông qua nhân tố thể tích cây 96 rừng 3.3.4. Trữ lượng các bon của quần thể Đước đôi 99 3.4. Lập bảng tra sinh khối khô, lượng tích lũy các bon và lượng CO 2 108 hấp thụ của loài Đước đôi KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 110 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
- viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT a, b, c Các tham số của phương trình. AGB Above ground Biomass (Sinh khối trên mặt đất) BGB Below ground Biomass (Sinh khối dưới mặt đất) Cca Các bon cành (kg, tấn/ha) CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch Cla Các bon lá (kg, tấn/ha) CO2 Các bon Dioxide Các bonic Credmd Các bon rễ dưới mặt đất (kg, tấn/ha) Cretmd Các bon rễ trên mặt đất (kg, tấn/ha) Cth Các bon thân (kg, tấn/ha) Ctong Tổng cabon cây cá thể (kg, tấn/ha) ctv Cộng tác viên D1,3 Đường kính tại vị trí 1,3 m (cm) DBH Diameter at breast height (Đường kính ngang ngực) EU European Union Liên minh Châu Âu FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức nông lương thế giới GBH Ground at breast height (Tiết diện ngang ngực) GEF Global Environment Facility – Quỹ môi trường toàn cầu GIS Geographical Information System Hệ thống thông tin địa lý GPS Global Position System Hệ thống định vị toàn cầu Hvn Chiều cao vút ngọn (mét) JI Joint Implementation (Cơ chế đồng thực hiện) IPPC Intergovernmental Panel on Climate Change Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu. LULUCF Land use, land use change and forestry Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp M Trữ lượng cây rừng, quần thể rừng (m3, m3/ha) MAE Sai số tuyệt đối trung bình ρ Tỷ trọng gỗ R, R2 Hệ số tương quan, hệ số xác định (%) REDD Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation Giảm phát thải do phá rừng và thoái hóa rừng
- ix SD Độ lệch chuẩn SEE Sai số ước lượng tiêu chuẩn SSR Tổng số dư bình phương tn, lt Giá trị thực nghiệm, giá trị lý thuyết TAGB Total Aboveground Biomass (Tổng sinh khối trên mặt đất) UNDP United Nation Development Programme – Chương trình Phát triển liên hiệp quốc UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) UNFCCC United Nations Frame Convention on Climate Change Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. V Thể tích thể tích thân cây (m3) Wcatqt, Wcakqt Sinh khối cành tươi, sinh khối cành khô quần thể (kg, tấn/ha) Wct, Wck Sinh khối cành tươi, sinh khối cành khô cây cá thể (kg, tấn/ha) Wlat, Wlak Sinh khối lá tươi, sinh khối lá khô cây cá thể (kg, tấn/ha) Wlatqt, Wlakqt Sinh khối lá tươi, sinh khối lá khô quần thể (kg, tấn/ha) Wretdmd, Wrekdmd Sinh khối rễ tươi, sinh khối rễ khô dưới mặt đất của cây cá thể (kg, tấn/ha) Wretqt, Wrekqtt Sinh khối rễ tươi, sinh khối rễ khô trên mặt đất quần thể (kg, tấn/ha) Wrettmd, Wrektmd Sinh khối rễ tươi, sinh khối rễ khô trên mặt đất của cây cá thể (kg, tấn/ha) Wtht, Wthk Sinh khối thân tươi, sinh khối thân khô cây cá thể (kg, tấn/ha) Wthtqt, Wthkqt Sinh khối thân tươi, sinh khối thân khô quần thể (kg, tấn/ha) Wtt, Wtk Tổng sinh khối tươi, tổng sinh khối khô cây cá thể (kg, tấn/ha) Wttqt, Wtkqt Tổng sinh khối tươi, tổng sinh khối khô quần thể (kg, tấn/ha) WB World Bank (Ngân hàng thế giới) WD Wood density (Tỷ trọng gỗ, g/cm3)
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1. Thống kê diện tích rừng trồng theo cấp tuổi rừng 5 Bảng 1.1: Một số phương trình được sử dụng tính toán sinh khối cây 16 rừng ngập mặn Bảng 1.2: Một số phương trình ước lượng sinh khối cây rừng ngập mặn Cần 26 Giờ Bảng 1.3: Một số phương trình ước lượng trữ lượng các bon và hấp thụ 26 CO2 của các loài cây rừng ngập mặn Cần Giờ Bảng 2.1. Các dạng phương trình tương quan tổng quát được sử dụng 42 Bảng 3.1: Các đặc trưng thống kê của một số chỉ tiêu điều tra trong các ô tiêu 50 chuẩn Bảng 3.2: Các phương trình tương quan giữa chiều cao Hvn và đường kính 51 D1,3 Bảng 3.3: Các phương trình giữa V (m3) với chiều cao Hvn và đường kính 53 D1,3 Bảng 3.4. Kết cấu sinh khối tươi của cây cá thể loài Đước đôi 54 Bảng 3.5. Kết cấu sinh khối khô của cây cá thể loài Đước đôi 56 Bảng 3.6. Tỉ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi trung bình theo cấp tuổi 59 Bảng 3.7. Tỉ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi trung bình theo cấp kính 60 Bảng 3.8: Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô với đường 61 kính D1,3 và chiều cao Hvn của cây Đước đôi Bảng 3.9: Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô trên mặt đất 62 với đường kính D1,3 và chiều cao Hvn của cây Đước đôi Bảng 3.10: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô thân với đường 63 kính D1,3 và chiều cao Hvn của cây Đước đôi Bảng 3.11: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô cành với đường 60 kính D1,3 và chiều cao Hvn của cây Đước đôi Bảng 3.12: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô lá với đường kính 64 D1,3 và Hvn của cây Đước đôi Bảng 3.13: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô rễ trên mặt đất 65 với đường kính D1,3 và chiều cao Hvn của cây Đước đôi
- xi Bảng 3.14: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô rễ dưới mặt đất 66 với đường kính D1,3 và chiều cao Hvn của cây Đước đôi Bảng 3.15: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô của các bộ phận 67 với đường kính D1,3 Bảng 3.16: Phương trình sinh khối khô của các bộ phận cây với đường 68 kính D1,3 dạng chính tắc Bảng 3.17: Kiểm tra sai số tương đối phương trình sinh khối khô cá thể 68 Đước đôi Bảng 3.18: So sánh các phương trình sinh khối của loài Đước đôi từ nhiều 69 nguồn Bảng 3.19: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô của các bộ phận 71 với đường kính D1,3 và chiều cao Hvn Bảng 3.20: Phương trình sinh khối khô của các bộ phận cây với đường 72 kính D1,3 và chiều cao Hvn dạng chính tắc Bảng 3.21: Kết cấu sinh khối tươi trong quần thể Đước đôi 72 Bảng 3.22: Sinh khối rễ ở các hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới 75 Bảng 3.23: Kết cấu sinh khô khô trong quần thể Đước đôi 77 Bảng 3.24: Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối và trữ lượng M 81 của quần thể Đước đôi Bảng 3.25: Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối trên mặt đất và 82 trữ lượng M của quần thể Đước đôi Bảng 3.26: Phương trình tương quan giữa sinh khối dưới mặt đất và trữ 82 lượng M của quần thể Đước đôi Bảng 3.27: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô quần thể với trữ 83 lượng rừng dưới dạng phương trình lnY = a + b*lnX Bảng 3.28: Phương trình tương quan sinh khối khô quần thể với trữ 83 lượng rừng dạng chính tắc Bảng 3.29: Phương trình tương quan giữa sinh khối tươi trên mặt đất và 84 dưới mặt đất trong quần thể Đước đôi Bảng 3.30: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô dưới mặt đất và 84 tổng lượng sinh khối trên đất trong quần thể Đước đôi Bảng 3.31: Tổng hợp các phương trình tương quan giữa sinh khối trên 85 mặt đất và dưới mặt đất trong quần thể Đước đôi
- xii Bảng 3.32: Phương trình tương quan giữa sinh khối trên mặt đất và dưới 85 mặt đất trong quần thể Đước đôi dạng chính tắc Bảng 3.33: Tổng sinh khối của quần thể Đước đôi trong Khu Dự trữ Sinh 86 quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ Bảng 3.34: Kết quả tính lượng các bon cho các bộ phân của cây theo cấp 87 tuổi Bảng 3.35: Kết quả tính hệ số các bon cho các bộ phân của cây theo cấp 88 kính Bảng 3.36: Phương trình tương quan giữa lượng tích lũy các bon của cây 89 cá thể với đường kính D1,3 và chiều cao Hvn Bảng 3.37: Phương trình tương quan giữa lượng tích lũy các bon thân với 90 đường kính D1,3 và chiều cao Hvn của cây Đước đôi Bảng 3.38: Phương trình tương quan giữa lượ ng tích lũy các bon cành 91 với nhân tố đường kính đường kính D1,3 và chiều cao Hvn Bảng 3.39: Phương trình tương quan giữa lượng tích lũy các bon lá với 92 nhân tố đường kính đường kính D1,3 và chiều cao Hvn Bảng 3.40: Phương trình tương quan giữa lượng tích lũy các bon rễ trên 93 mặt đất với D1,3 của cây Đước đôi Bảng 3.41: Phương trình tương quan giữa lượng tích lũy các bon rễ dưới 94 mặt đất với D1,3 của cây Đước đôi Bảng 3.42: Phương trình tương quan giữa lượng tích lũy các bon với 96 đường kính D1,3 của các bộ phận cá thể cây Đước đôi dạng chính tắc Bảng 3.43: Kiểm tra sai số tương đối phương trình tích lũy các bon của cá 96 thể Đước đôi Bảng 3.44: Phương trình tương quan giữa tổng lượng tích lũy các bon và 97 thể tích (Vm3) cây cá thể được lựa chọn Bảng 3.45: Phương trình tương quan giữa lượng tích lũy các bon của thân 97 cây và thể tích (Vm3) cây cá thể được lựa chọn Bảng 3.46: Phương trình tương quan giữa lượng tích lũy các bon của rễ 98 dưới mặt đất và thể tích (Vm3) cây cá thể được lựa chọn Bảng 3.47: Tổng hợp các phương trình tương quan giữa các bon và thể 99 tích (Vm3) cây cá thể được lựa chọn
- xiii Bảng 3.48. Kết cấu trữ lượng các bon trong quần thể Đướ c đôi 99 Bảng 3.49: Trữ lượng các bon dưới mặt đất của quần thể Đước đôi 102 Bảng 3.50: Trữ lượng các bon ở các cấp kính trong quần thể Đước đôi 105 Bảng 3.51: Tổng trữ lượng các bon của quần thể Đước đôi 106 Bảng 3.52: Ước lượng hấp thụ CO2 của quần thể Đước đôi 107 Bảng 3.53: Ước lượng giá trị hấp thụ CO2 của 01 ha rừng Đước đôi 107
- xiv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Sơ đồ hình dạng và kích thước các ô đo đếm liên kết 11 Hình 1.2: Sơ đồ thiết kế tuyến điều tra sinh khối các bon trên và 12 dưới mặt đất Hình 1.3: Sơ đồ thiết lập ô điều tra trong nghiên cứu của Valery Noiha 14 Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu lượng tích lũy các bon tại Cần Giờ 34 Hình 2.2: Mẫu dụng cụ khoan đất và vị trí tầng đất lấy mẫu 38 Hình 2.3: Bản đồ vị trí ô điều tra và hiện trạng rừng ngập mặn Cần 43 Giờ Hình 3.1: Phân bố N/D tại các ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu 51 Hình 3.2: Đồ thị phương trình tương quan giữa đường kính D1,3 và 53 chiều cao Hvn Hình 3.3: Tỉ lệ % sinh khối tươi các bộ phận của cây Đước đôi 56 Hình 3.4: Tỉ lệ % sinh khối khô của các bộ phận của cây Đước đôi 58 Hình 3.5: Đồ thị sinh khối khô của các bộ phận cây Đước đôi với 69 đường kính D1,3 Hình 3.6: Đồ thị so sánh các phương trình tương quan của sinh khối khô 70 của loài Đước đôi từ một số tác giả trên thế giới. Hình 3.7: Tỉ lệ % sinh khối tươi của các bộ phận trong quần thể Đước 74 đôi Hình 3.8: Tổng sinh khối tươi quần thể Đước đôi theo cấp tuổi 75 Hình 3.9: Trữ lượ ng sinh khối t ươi theo c ấp đườ ng kính trong quần 77 thể Đướ c đôi Hình 3.10: Tỉ lệ % sinh khối khô các bộ phận của quần thể Đước đôi 78 Hình 3.11: Tổng sinh khối khô của quần thể Đước đôi theo cấp tuổi 79 Hình 3.12: Trữ lượng sinh khối khô theo cấp đường kính trong quần thể 80 Đước đôi Hình 3.13: Đồ thị phương trình tương quan giữa Ctong và D1,3 90 Hình 3.14. Đồ thị phương trình tương quan giữa Cthan và D1,3 91 Hình 3.15. Đồ thị phương trình tương quan giữa Ccanh và D1,3 92 Hình 3.16. Đồ thị phương trình tương quan giữa Cla và D1,3 93 Hình 3.17. Đồ thị phương trình tương quan giữa Cretmd và D1,3 94 Hình 3.18. Đồ thị phương trình tương quan giữa Credmd và D1,3 95
- xv Hình 3.19: Tỉ lệ % lượng các bon theo các bộ phận của quần thể Đước 100 đôi Hình 3.20: Trữ lượng các bon trên mặt đất trong quần thể Đước đôi 102 Hình 3.21: Trữ lượng các bon trên và dưới mặt đất của quần thể Đước 103 đôi Hình 3.22: Trữ lượng các bon theo các bộ phận của quần thể Đước đôi 104 Hình 3.23: Bảng tra sinh khối khô, lượng tích lũy các bon và lượng CO2 109 hấp thụ của quần thể Đước đôi trên phầm mềm Excel
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu là hệ quả của nhiệt độ trái đất đang nóng dần, tác động xấu đến sức khỏe và những hoạt động sống của con người, làm thay đổi những chức năng và vai trò to lớn của các hệ sinh thái, những biểu hiện như nước biển dâng, bão, lũ lụt…Mục tiêu cơ bản của Liên Hợp Quốc là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức không gây ra những biến đổi lớn về khí hậu và các hệ sinh thái trên trái đất (IPCC, 2000) [60]. Nghị định thư Kyoto (1997) [90] đã đề nghị các nước công nghiệp phát triển cắt giảm sự phát thải khí nhà kính vào không khí. Tất cả các nước thành viên đã ký Nghị định thư Kyoto phải có trách nhiệm đánh giá chính xác sinh khối và dự trữ các bon của rừng, báo cáo chính xác về sự thay đổi tổng sinh khối và dự trữ các bon trong các hệ sinh thái rừng của nước mình. Những thay đổi này có liên quan đến mất rừng do chuyển rừng thành các mục đích khác, cháy rừng và những hoạt động như khai thác rừng, suy thoái rừng. Việt Nam đã phê chuẩn tham gia UNFCCC vào ngày 16 tháng 11 năm 1994 và Nghị định thư Kyoto ngày 25 tháng 09 năm 2006. Hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng trong chu trình các bon trên trái đất. Hàng năm, thảm thực vật rừng hấp thu một lượng rất lớn dioxit các bon khoảng 80% các bon trên mặt đất và khoảng 40% dưới mặt đất so với tổng trữ lượng các bon hữu cơ trên trái đất (IPCC, 2000) [60]. Trong quá trình sinh trưởng, rừng hấp thụ CO2 từ không khí thông qua quang hợp và cố định trong sinh khối. Đây là vai trò quan trọng của rừng trong chu trình các bon trên trái đất đã được xác nhận tại Nghị định thư Kyoto năm 1997. IPCC (2000) đã báo cáo sinh khối và trữ lượng các bon dự trữ trong các hệ sinh thái rừng toàn cầu và từng Châu lục khác nhau. Theo IPCC (2007) [61], các hệ sinh thái trên trái đất có 5 bể các bon bao
- 2 gồm sinh khối trên mặt đất, sinh khối dưới mặt đất, vật rụng, xác chết của thực vật và vật chất hữu cơ trong những lớp đất. Cả 5 bể các bon này đều có mối liên hệ trực tiếp với quá trình quang hợp của thực vật. Bể các bon trên mặt đất được hình thành chủ yếu bởi sinh khối trên mặt đất của cây gỗ. Những thay đổi của bể các bon trên mặt đất có những ảnh hưởng lan truyền đến chu trình các bon xảy ra giữa hệ sinh thái rừng và không khí. Vì thế, ước lượng chính xác trữ lượng các bon của rừng là một vấn đề quan trọng để đánh giá quy mô trao đổi các bon giữa rừng và không khí, những thay đổi trong trương lai của các bể các bon trên trái đất (Houghton và ctv, 2001) [54]. Sau khi thí điểm thành công chi trả dịch vụ môi trường rừng tại hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐCP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước từ ngày 01/01/2011. Đây là một chính sách kinh tế mới trong Lâm nghiệp được thiết lập ở tầm quy mô quốc gia, được các cấp, các ngành và người dân địa phương hưởng ứng, ủng hộ, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các chủ rừng trong vai trò là cung ứng dịch vụ với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hưởng lợi từ môi trường rừng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần quản lý và bảo vệ hiệu quả 5.875 triệu ha rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy xã hội hóa nghề rừng (Phạm Hồng Lượng, 2018) [17]. Trong thời gian tiếp theo, nguồn thu từ dịch v ụ môi trường rừng sẽ tiếp tục tăng lên và cơ cấu sẽ đa dạng hơn, việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng được quan tâm thực hiện và vận hành chi tiết hơn theo Nghị định số 156/2018/NĐCP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm Nghiệp có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Rừng ngập mặn Cần Giờ là một trong những khu rừng ngập mặn của thế giới, là Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn được UNESCO công nhận vào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 361 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa
212 p | 170 | 36
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xây dựng phương pháp để cộng đồng ứng dụng trong đo tính, giám sát carbon rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên - Phạm Tuấn Anh
192 p | 106 | 16
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xác định lập địa, trạng thái thích hợp và kỹ thuật làm giàu rừng khộp bằng cây tếch (tectona grandis L.F.) ở tỉnh Đăk Lăk
188 p | 83 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Tác động của du lịch sinh thái đến quản lý rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Ba Vì
211 p | 27 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số thông số kỹ thuật của thiết bị cô đặc mật ong kiểu chân không dạng ống phối hợp công nghệ siêu âm
179 p | 19 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa
28 p | 129 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Sử dụng vỏ quả chanh leo (Passiflora edulis) làm thức ăn cho bò sữa tại Sơn La
139 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn
185 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lá tràm cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc Bộ
168 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống mai cây (Dendrocalamus yunnanicus Hsueh Et D.Z.Li) tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
224 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
208 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
217 p | 9 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
175 p | 6 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
29 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
27 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
26 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn