Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng kế toán quản trị hiện đại trong các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 6
download
Xác định những nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng kế toán quản trị hiện đại tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngoài mục tiêu trên, luận án còn cung cấp thông tin về tình hình áp dụng kế toán quản trị hiện đại tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng kế toán quản trị hiện đại trong các doanh nghiệp Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN QUỐC HƯNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI – 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN QUỐC HƯNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang HÀ NỘI – 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Do vậy, trong quá trình chấp bút, việc tham khảo những dữ liệu thứ cấp hoặc những nhận định của các nghiên cứu trước đây đều được ghi rõ nguồn trích dẫn. Tôi xin cam kết bằng danh dự cá nhân, đề tài luận án tiến sĩ “Nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng kế toán quản trị hiện đại trong các doanh nghiệp Việt Nam” được nghiên cứu một cách nghiêm túc và công phu của riêng tôi. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Quốc Hưng
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 7 1.1. Các nghiên cứu về kế toán quản trị công bố ở nước ngoài ........................... 7 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về thực trạng áp dụng KTQT .................................. 8 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTQT ...... 16 1.2. Các nghiên cứu về kế toán quản trị công bố ở trong nước ......................... 21 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về thực trạng áp dụng KTQT ................................ 21 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTQT ...... 34 1.3. Những vấn đề rút ra từ tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu . 37 1.3.1. Những vấn đề rút ra từ tổng quan nghiên cứu ........................................... 37 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 40 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 41 2.1. Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị hiện đại ................................................ 41 2.1.1. Các khái niệm về KTQT........................................................................... 41 2.1.2. Sự phát triển của KTQT ........................................................................... 43 2.1.3. Một số phương pháp KTQT hiện đại ........................................................ 48 2.2. Cơ sở lý thuyết cho mô hình nghiên cứu...................................................... 62 2.2.1. Lý thuyết khuyếch tán sự đổi mới DOI (Diffusion of Innovations) ........... 62 2.2.2. Lý thuyết ý định hành vi........................................................................... 64 2.2.3. Lý thuyết bất định .................................................................................... 70 2.2.4. Lý thuyết thể chế ...................................................................................... 71 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ......................... 73 2.3.1. Khái niệm về các nhân tố trong mô hình .................................................. 74 2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 78 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 79 3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 79
- iii 3.1.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................ 79 3.1.2. Thiết kế thang đo sơ bộ ............................................................................ 80 3.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 83 3.2.1. Mục đích phỏng vấn các nhà quản trị và xin ý kiến góp ý các nhà khoa học.. 83 3.2.2. Đối tượng phỏng vấn và xin ý kiến góp ý ................................................. 84 3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính.................................................................... 85 3.2.4. Diễn đạt và mã hoá thang đo .................................................................... 87 3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 90 3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................... 90 3.3.2. Nghiên cứu định lượng chính thức ........................................................... 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................101 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................102 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................102 4.1.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo phân bố địa lý ............................................102 4.1.2. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo loại hình DN ..............................................102 4.1.3. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh .....103 4.1.4. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo quy mô vốn kinh doanh..............................103 4.1.5. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo quy mô lao động ........................................104 4.1.6. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo số năm hoạt động .......................................104 4.2. Thực trạng áp dụng KTQT hiện đại tại các DN.........................................105 4.3. Phân tích nhân tố và kiểm định độ tin cậy của thang đo chính thức ........107 4.3.1. Phân tích nhân tố .....................................................................................107 4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức ...........................................110 4.3.3. Thống kê mô tả mức độ đồng ý của các biến sau khi phân tích EFA........114 4.3.4. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ...............................................................117 4.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..........................................................119 4.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm DN tới ý định áp dụng KTQT hiện đại ........................................................................................................................123 4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính .......................................................................125 4.6.1. Kiểm định hệ số tương quan ....................................................................125 4.6.2. Phân tích hồi quy tuyến tính ....................................................................127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................129 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................130 5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................130 5.1.1. Thực trạng áp dụng KTQT hiện đại tại các DN ở Việt Nam ....................130 5.1.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..........................................132
- iv 5.1.3. Kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định áp dụng KTQT theo nhóm DN137 5.1.4. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa các nhân tố ...........................................138 5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .....................................................................139 5.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................139 5.2.2. Kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định áp dụng KTQT hiện đại theo nhóm DN ....................................................................................................................143 5.2.3. Mô hình hồi quy ......................................................................................143 5.3. Một số đề xuất và khuyến nghị....................................................................145 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................150 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................150 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................150 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................151 KẾT LUẬN.............................................................................................................152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................................153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................154 PHỤ LỤC ...............................................................................................................171
- v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 ABC Hạch toán chi phí theo hoạt động 2 BSC Bảng điểm cân bằng 3 CIMA Viện hành nghề kế toán quản trị Anh Quốc 4 DN Doanh nghiệp 5 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 6 DOI Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới 7 IFAC Liên đoàn kiểm toán quốc tế 8 IMA Viện Kế toán quản trị Hoa Kỳ 9 JIT Sản xuất đúng lúc 10 KTQT Kế toán quản trị 11 KTQTCP Kế toán quản trị chi phí 12 R-TAM Mô hình mở rộng nguồn lực chấp nhận công nghệ 13 TAM Mô hình chấp nhận công nghệ 14 TPB Lý thuyết hành vi có kế hoạch 15 TQM Quản lý chất lượng toàn diện 16 TRA Lý thuyết hành động hợp lý 17 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân loại một số kỹ thuật KTQT ............................................................... 47 Bảng 2.2: Thống kê các nghiên cứu về áp dụng phương pháp KTQT hiện đại........... 49 Bảng 3.1. Phương pháp và thời gian nghiên cứu........................................................ 80 Bảng 3.2. Thang đo sơ bộ cảm nhận tính hữu ích ...................................................... 81 Bảng 3.3. Thang đo sơ bộ về cảm nhận dễ áp dụng ................................................... 81 Bảng 3.4. Thang đo sơ bộ về các yếu tố thuộc về DN................................................ 82 Bảng 3.5. Thang đo sơ bộ về các yếu tố bên ngoài DN .............................................. 82 Bảng 3.6. Thang đo sơ bộ về thái độ của nhà quản trị................................................ 83 Bảng 3.7. Thang đo sơ bộ về ý định áp dụng KTQT hiện đại .................................... 83 Bảng 3.8. Bảng điều chỉnh và bổ sung cách diễn đạt thang đo ................................... 85 Bảng 3.9. Bảng thang đo đã được hiệu chỉnh và mã hoá thang đo ............................. 88 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha ........ 91 Bảng 3.11. Kết quả đánh giá lại độ tin cậy thang đo “Các yếu tố thuộc về DN” sau khi loại bỏ biến không phù hợp bằng Cronbach’s Alpha ................................................. 94 Bảng 3.12. Kết quả thu thập và sàng lọc bảng hỏi ..................................................... 96 Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo phân bố địa lý ................................102 Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo loại hình DN ..................................103 Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo lĩnh vực hoạt động .........................103 Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo quy mô vốn kinh doanh .................104 Bảng 4.5. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo quy mô lao động ............................104 Bảng 4.6. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo số năm hoạt động của DN..............105 Bảng 4.7. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về tình hình áp dụng KTQT ..................105 Bảng 4.8. Bảng kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test .....................................108 Bảng 4.9. Ma trận nhân tố xoay................................................................................108 Bảng 4.10. Đánh giá độ tin cậy thang đo chính thức bằng Cronbach’s Alpha ...........111 Bảng 4.11. Thống kê mô tả mức độ đồng ý của các biến sau phân tích EFA ............115 Bảng 4.12. Ma trận hệ số tương quan .......................................................................126 Bảng 4.13. Kết quả mô hình hồi quy được lựa chọn .................................................127 Bảng 5.1. Khái quát thực trạng áp dụng KTQT hiện đại tại các DN .........................130 Bảng 5.2. Thực trạng áp dụng và hiệu quả áp dụng các phương pháp KTQT hiện đại trong các DN ............................................................................................................131 Bảng 5.3. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...............................133 Bảng 5.4. Tóm tắt kết quả kiểm định sự khác biệt về ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các nhóm DN ...........................................................................................................138 Bảng 5.5. Mức độ tác động của các biến độc lập trong mô hình hồi quy...................139 Bảng 5.6. Bảng dự báo ý định áp dụng KTQT hiện đại dựa trên cơ sở giả định ........145
- vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình phân bổ chi phí ABC.................................................................. 51 Sơ đồ 2.2: Mô hình các bước xác định chi phí mục tiêu ............................................ 53 Sơ đồ 2.3: Mô hình Bảng điểm cân bằng - Từ chiến lược đến thước đo hoạt động .... 56 Sơ đồ 2.4. Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới việc đổi mới trong tổ chức (DOI) ............ 63 Sơ đồ 2.5. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) .............................................. 65 Sơ đồ 2.6. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) .......................................... 66 Sơ đồ 2.7. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) ...................................................... 68 Sơ đồ 2.8. Mô hình mở rộng nguồn lực chấp nhận công nghệ (R-TAM) ................... 69 Sơ đồ 2.9. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả.................................................... 74 Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 79 Sơ đồ 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ...............................................................118
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Chủ đề nghiên cứu về kế toán quản trị (KTQT) nói chung đã được rất nhiều học giả trên thế giới quan tâm. Một số hướng nghiên cứu chính về KTQT như: nghiên cứu thực trạng áp dụng KTQT; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTQT; nghiên cứu hiệu quả của việc áp dụng KTQT; nghiên cứu mô hình KTQT áp dụng cho từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc thù... Mỗi hướng nghiên cứu đều đã được thực hiện ở các quốc gia khác nhau và ở những thời điểm khác nhau. Các kết quả nghiên cứu ngoài những kết luận chung có nhiều điểm giống nhau, còn có những kết luận khác biệt. Chính vì vậy Ittner và Larcker [80] cho rằng, để đưa ra những kết luận về lợi ích và mức độ áp dụng KTQT thì cần phải tiếp tục điều tra, nghiên cứu cụ thể từ thực tế. Đồng quan điểm này, Brierley và các cộng sự [28] cũng cho rằng, để nghiên cứu quá trình phát triển của KTQT thì cần phải tiếp tục nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau tại các quốc gia khác nhau để so sánh với những nghiên cứu trước đó. Điều này có nghĩa là, cùng một hướng nghiên cứu có thể tiến hành trên cùng một đối tượng ở những thời điểm khác nhau. Và dĩ nhiên, các kết quả nghiên cứu trên cùng một đối tượng ở những thời điểm khác nhau có thể khác nhau là do sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng. Sự biến động của môi trường kinh doanh đang đặt ra không ít những thách thức cho các doanh nghiệp (DN). Phần lớn thách thức mà DN phải đối mặt xuất phát từ chính nội bộ DN. Nguyên nhân chính ngoài một số nguồn lực có hạn như nguồn vốn, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng ứng dụng công nghệ,...phải kể đến năng lực của các nhà quản trị DN còn hạn chế. Nhiều DN không chú trọng phân tích năng lực nội tại cũng như nghiên cứu môi trường kinh doanh để thiết lập lộ trình phát triển cụ thể nhằm xây dựng chiến lược mang tính lâu dài. Do vậy, hệ quả là các DN không khai thác và phát huy được những lợi thế cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là vấn đề đã và đang được các quốc gia và nhiều nhà khoa học quan tâm. Với vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ở cả các nước phát triển và đang phát triển, khu vực DN đã và đang được rất nhiều nghiên cứu tập trung và quan tâm [120]. Trong khi các DN đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và chịu tác động của các yếu tố như toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ, cạnh tranh thị trường và những hạn chế về nguồn lực ([6]; [122]; [116]). Do vậy, việc áp dụng các phương pháp quản trị khoa học trong các DN nhằm sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực hạn chế luôn đặt ra đối với các nhà quản trị. Các nghiên cứu trên góc độ KTQT đã chứng minh tác dụng của KTQT và khẳng định việc áp dụng KTQT đã góp
- 2 phần cải thiện tính bền vững của đơn vị [102]. Điều này đã và đang thu hút rất nhiều học giả tập trung nghiên cứu nhằm thúc đẩy việc áp dụng các kỹ thuật của KTQT trong các DN. Kế toán quản trị là công cụ quản lý hữu hiệu nhằm hỗ trợ nhà quản trị trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý và ra quyết định. Vai trò của KTQT đã được nhiều học giả và các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới đánh giá cao. Kế toán quản trị cung cấp các kỹ thuật phân tích thông tin tài chính và phi tài chính. Theo Senftlechner và Hiebl [157], DN muốn tồn tại và duy trì bền vững thì họ cần phải phân tích thông tin tài chính cũng như thông tin phi tài chính trước khi ra quyết định. Do vậy, việc vận dụng các kỹ thuật của KTQT để phân tích thông tin là rất quan trọng đối với các nhà quản trị. Ở Việt Nam, môn học KTQT mới được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học từ giữa những năm 1990s, kể từ đó tới nay, KTQT đã được nhiều người biết đến, đặc biệt là các nhà quản trị. Mặc dù, Bộ Tài chính [23] cũng đã ban hành Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 về hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Le, O.T.T và cộng sự [102] cho thấy, thực tế tại các DN còn gặp rất nhiều vướng mắc trong việc áp dụng KTQT và chủ yếu áp dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tìm hiểu thực trạng áp dụng một số phương pháp cơ bản của KTQT để đưa ra các khuyến nghị hoặc định hướng DN áp dụng theo mô hình của các tác giả. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu tìm hiểu sự tác động của các nhân tố tới việc vận dụng KTQT ở một số lĩnh vực hoặc phạm vi hoạt động kinh doanh nhất định. Một số yếu tố được các học giả trong nước tìm hiểu sự tác động của nó tới việc áp dụng KTQT như: quy mô DN, kiến thức về KTQT của các nhà quản trị, trình độ áp dụng khoa học công nghệ, văn hoá doanh nghiệp, môi trường kinh doanh.Theo tìm hiểu của tác giả, cho tới nay, việc vận dụng các lý thuyết ý định hành vi để nghiên cứu hành vi của nhà quản trị đối với việc chấp nhận áp dụng KTQT tại các DN vẫn chưa được nhiều học giả quan tâm. Trong khi việc áp dụng hay không áp dụng các kỹ thuật của KTQT lại chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi thái độ và hành vi của nhà quản trị. Do vậy, để tìm hiểu lý do vì sao KTQT nói chung, KTQT hiện đại nói riêng vẫn chưa được các DN quan tâm/áp dụng thì việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ và ý định hành vi của nhà quản trị đối với việc áp dụng KTQT hiện đại là một hướng nghiên cứu cần được quan tâm. Với những lý do nêu trên, đề tài “Nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT hiện đại trong các DN Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.
- 3 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu chung: Xác định những nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT hiện đại tại các DN ở Việt Nam. Ngoài mục tiêu trên, luận án còn cung cấp thông tin về tình hình áp dụng KTQT hiện đại tại các DN ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể nhằm: - Đánh giá thực trạng áp dụng KTQT hiện đại tại các DN Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu. - Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT hiện đại tại các DN. - Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới ý định áp dụng KTQT hiện đại tại các DN. - Đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của KTQT hiện đại trong công tác quản trị tại các DN. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, luận án cần phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Thực trạng áp dụng KTQT hiện đại tại các DN ở Việt Nam là như thế nào? 2. Nhân tố nào có ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT hiện đại tại các DN ở Việt Nam? 3. Ý định áp dụng KTQT hiện đại có khác nhau giữa các nhóm DN theo đặc điểm nhân khẩu học hay không? Câu hỏi này được cụ thể hoá như sau: 3.1. Ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các loại hình DN (DN tư nhân; Công ty TNHH; Công ty Cổ phần; DN Nhà nước; DN có vốn đầu tư nước ngoài; Hợp tác xã) có khác nhau không? 3.2. Ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các nhóm DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau (sản xuất; xây dựng; thương mại; dịch vụ; khác) có khác nhau không? 3.3. Ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các nhóm DN có quy mô lao động khác nhau (dưới 50 người; từ 50 - 100 người; từ 100 - 500 người; trên 500 người) có khác nhau không? 3.4. Ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các nhóm DN có quy mô vốn kinh doanh khác nhau (dưới 5 tỷ đồng; từ 5 - 10 tỷ đồng; từ 10 - 50 tỷ đồng; trên 50 tỷ đồng) có khác nhau không? 3.5. Ý định áp dụng KTQT hiện đại giữa các nhóm DN có số năm hoạt động khác nhau (dưới 5 năm; từ 5 - 10 năm; trên 10 năm) có khác nhau không?
- 4 3.6. Ý định áp dụng KTQT hiện đại (trong tương lai) giữa nhóm DN đã áp dụng và nhóm DN chưa áp dụng có khác nhau không? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT hiện đại trong các DN ở Việt Nam. - Ý định áp dụng KTQT hiện đại có thể được hiểu theo hai khía cạnh: + Thứ nhất, ý định sẽ áp dụng KTQT hiện đại đối với những DN chưa áp dụng + Thứ hai, ý định tiếp tục áp dụng KTQT hiện đại đối với những DN đang áp dụng * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Vì luận án nghiên cứu về ý định chấp nhận áp dụng KTQT hiện đại, do vậy phạm vi nghiên cứu là các DN ở Việt Nam, không phân biệt hình thức tổ chức kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, quy mô kinh doanh. Các DN trong phạm vi nghiên cứu có thể đã, đang hoặc chưa từng áp dụng KTQT hiện đại. - Về mặt nội dung: Luận án xác định phạm vi nghiên cứu tập trung vào các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố tới ý định áp dụng KTQT hiện đại của các DN ở Việt Nam. - Thời gian nghiên cứu: Toàn bộ thời gian nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu định tính, khảo sát thực tế, nghiên cứu định lượng và viết báo cáo được thực hiện trong khoảng 4 năm, từ 2015 đến 2019. Trong khoảng thời gian đó, thời gian nghiên cứu lý thuyết để phát hiện vấn đề nghiên cứu chiếm khoảng 2 năm, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ để ra được Bảng câu hỏi hoàn thiện chiếm khoảng 1 năm, thời gian khảo sát thực tế, nghiên cứu định lượng chính thức và viết báo cáo trong khoảng 1 năm. Thời gian điều tra xã hội học được thực hiện trong vòng 2 tháng, bắt đầu từ tháng 1- 2019 nhằm đảm bảo tính thời sự của kết quả nghiên cứu. 5. Khái quát về phương pháp nghiên cứu Khái quát phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng hai phương pháp đó là: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính: Kết hợp với việc vận dụng các lý thuyết về ý định hành vi, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT hiện đại. Theo phương pháp này, tác giả đã xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn và thu thập ý kiến từ các nhà quản trị DN nhằm tìm cách mô tả và phân
- 5 tích đặc điểm văn hóa và hành vi của các nhà quản trị. Trên cơ sở đó, luận án đã xác lập và phát hiện những nhân tố có ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT hiện đại. Sau khi đã xác định được các nhân tố có ảnh hưởng tới ý định áp dụng KTQT hiện đại, phương pháp nghiên cứu định tính vẫn được áp dụng để thu thập ý kiến của các nhà quản trị, các nhà khoa học, trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích, tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa thang đo cho các nhân tố. - Nghiên cứu định lượng: Bước tiếp theo của nghiên cứu định tính là thu thập dữ liệu để tiến hành phân tích và kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố có trong mô hình nghiên cứu. Việc phân tích và xử lý dữ liệu được tiến hành trên phần mềm SPSS phiên bản 22.0. Luận án sử dụng một số phương pháp như: 1-Thống kê mô tả về đặc điểm mẫu nghiên cứu; 2- Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha; 3- Phân tích nhân tố khám phá EFA; 4- Phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố; 5- Kiểm định sự khác biệt thông qua bảng thống kê mô tả Descriptives hoặc Group Statistics. Mẫu nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là DN nên khả năng tiếp cận thông tin sẽ khó khăn và rất tốn kém. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện, tác giả đã thực hiện mẫu điều tra có quy mô 650 quan sát. Mẫu khảo sát được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu thuận tiện). 6. Những đóng góp của luận án * Về mặt lý luận - Luận án đã vận dụng kết hợp lý thuyết khuếch tán sự đổi mới trong các tổ chức (DOI) và các lý thuyết về ý định hành vi (TRA; TPB; TAM; R-TAM) để xây dựng mô hình nghiên cứu mới nhằm phát hiện các nhân tố ảnh hưởng tới ý định áp dụng kế toán quản trị hiện đại trong các DN. - Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới “ý định áp dụng kế toán quản trị hiện đại”, gồm: (1) Nhóm nhân tố thuộc về nhà quản trị (“thái độ của nhà quản trị”; “chuẩn mực chủ quan”); (2) Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp (“các yếu tố thuộc về doanh nghiệp”; “đặc thù của doanh nghiệp”) và (3) Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. - Ngoài ra, dựa vào các lý thuyết về ý định hành vi, nghiên cứu còn cho rằng, có hai nhân tố ảnh hưởng tới “thái độ của nhà quản trị” về việc áp dụng kế toán quản trị hiện đại đó là “cảm nhận tính hữu ích” và “cảm nhận tính dễ áp dụng”.
- 6 * Về mặt thực tiễn - Luận án cung cấp thông tin về thực trạng áp dụng KTQT hiện đại trong các DN ở Việt Nam hiện nay. - Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức của nhà quản trị đối với hành vi chấp nhận áp dụng KTQT hiện đại trong các DN. - Dựa vào thực trạng áp dụng KTQT hiện đại tại các DN, luận án đã đưa ra những đánh giá về khả năng vận dụng các lý thuyết về KTQT hiện đại. Trên cơ sở đó, các cơ sở đào tạo có thể thấy được khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế nhằm điều chỉnh nội dung, chương trình môn học cho phù hợp. 7. Bố cục của luận án Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu, luận án được bố cục theo năm chương, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận và khuyến nghị
- 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về kế toán quản trị công bố ở nước ngoài Theo nghiên cứu của Johnson và Kaplan [83] về lịch sử phát triển của kế toán quản trị (KTQT), các kỹ thuật KTQT đã tồn tại từ rất lâu trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp (DN). Kaplan cho rằng, những kỹ thuật quản trị chi phí trước năm 1925 là các kỹ thuật truyền thống. Các kỹ thuật này hầu như không có sự thay đổi trong công tác quản trị chi phí tại các DN trong suốt 60 năm, kể từ đầu những năm 1920 cho tới nửa đầu những năm 1980 [88]. Tuy nhiên, kể từ giữa những năm 1980, do sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, mức độ cạnh tranh ngày càng cao... đòi hỏi các DN phải có các biện pháp và công cụ quản trị hữu hiệu hơn để hỗ trợ cho việc quản lý và ra quyết định. Tại thời điểm này, một loạt các phương pháp KTQT mới đã xuất hiện và được coi như lý thuyết KTQT hiện đại. Với sự xuất hiện của các lý thuyết KTQT hiện đại, nhiều học giả cho rằng, các kỹ thuật KTQT truyền thống không còn phù hợp để sử dụng làm công cụ kiểm soát quản trị và hoạch định chiến lược trong môi trường sản xuất kinh doanh có nhiều thay đổi ([15]; [21]; [24]; [27]; [36]; [64]; [83]; [88]; [104]; [162]). Drury và cộng sự [53] đã dự đoán rằng, vòng đời sản phẩm ngắn hơn, công nghệ sản xuất tiên tiến, chi phí lao động chiếm tỷ trọng nhỏ và sự gia tăng mức độ cạnh tranh toàn cầu có thể dẫn đến sự sụp đổ của các công cụ KTQT truyền thống. Tại thời điểm đó, Bork và Morgan [27] cũng cho rằng, các kỹ thuật KTQT truyền thống đã không theo kịp với nhu cầu thông tin ngày càng tăng trong điều kiện môi trường kinh doanh và công nghệ sản xuất đã thay đổi. Trong môi trường toàn cầu hoá, Kassim và các cộng sự [94] cho rằng, một nước hội nhập nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mức độ cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng đã làm tăng thêm những thách thức cho các nhà quản lý. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng, nếu KTQT vẫn duy trì được vai trò của nó thì phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của các nhà quản trị [146]. Toàn cầu hóa không chỉ buộc các công ty lớn mà ngay cả những công ty vừa và nhỏ cũng phải thay đổi để không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các công ty lớn từ nước ngoài [184]. Với những dự báo về sự không phù hợp của các kỹ thuật KTQT truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá, kể từ đó đã xuất hiện hai xu hướng nghiên cứu chính. Hướng nghiên cứu thứ nhất với mục đích tìm hiểu thực trạng áp dụng KTQT trong các DN. Theo hướng nghiên cứu này, các học giả đã tiến hành khảo sát thực trạng áp dụng các phương pháp KTQT truyền thống và hiện đại. Hướng nghiên cứu thứ hai với mục
- 8 đích phát hiện các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng KTQT trong các DN. Theo hướng nghiên cứu này, các học giả đã xây dựng mô hình các nhân tố có ảnh hưởng tới việc áp dụng KTQT. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu tiến hành phân tích, kiểm định sự tác động của các nhân tố tới việc áp dụng KTQT trong các DN. 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về thực trạng áp dụng KTQT Khoảng 30 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu về thực trạng áp dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống và KTQT hiện đại trong các DN. Một số nghiên cứu tiêu biểu về thực trạng áp dụng KTQT tại một số quốc gia đã được các học giả công bố như: Drury và cộng sự [53]; Clarke [44]; Chenhall và Langfield-Smith [38]; Wijewardena và Zoysa [197]; Joshi [84]; Nishimura [140]; Anand, Sahay & Subhashish [11]; Waweru và cộng sự [194]; Kip R Krumwiede [96]; Abdel-Kader và Luther [1]; Kallapur & Krishnan [87]; Mclellan và Moustafa [114]; Yalcin [203]; Armitage và cộng sự [13];... Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu ngoài những kết luận theo các góc độ khác nhau còn có một điểm chung tương đối giống nhau đó là, KTQT truyền thống vẫn được các DN áp dụng phổ biến, trong khi đó, việc áp dụng các phương pháp KTQT hiện đại vẫn còn rất hạn chế. Điều này cho thấy, dự báo của các học giả trước đây cần phải tiếp tục nghiên cứu để kiểm chứng. Nasieku Tabitha & Ogungbade [123] cho rằng, các kỹ thuật KTQT hiện đại được sử dụng thường xuyên trong những thập kỷ qua bao gồm: JIT, ABC, chi phí mục tiêu, Chi phí vòng đời, Kaizen Costing và Throughput Accounting. Nasieku Tabitha [123] cũng cho rằng, hầu hết các kỹ thuật KTQT hiện đại thích hợp cho các công ty sản xuất đều thích hợp cho các công ty dịch vụ. Tuy nhiên, theo Karanja JCN và cộng sự [91] thì các bằng chứng thực nghiệm cho thấy các phương pháp: Sản xuất đúng lúc (JIT), Hạch toán chi phí theo hoạt động (ABC), Chi phí mục tiêu, Chi phí theo vòng đời sản phẩm, Throughput Accounting và Chi phí Kaizen là những kỹ thuật hiện đại được áp dụng phổ biến nhất trong các công ty sản xuất. Trong khi đó, kỹ thuật KTQT hiện đại được sử dụng nhiều nhất trong các công ty dịch vụ là ABC [54]. Các kỹ thuật KTQT khác như hạch toán chi phí, lập ngân sách và phân tích chi phí phù hợp cho việc ra quyết định được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ở Pakistan [6]. Các phương pháp như: ABC, lập ngân sách, kiểm soát chi phí, phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận, chi phí tiêu chuẩn được áp dụng như nhau trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Ngoài ra, các kỹ thuật được sử dụng trong thực tế phụ thuộc vào một số yếu tố như: văn hóa, tiến bộ kỹ thuật, quy mô của các tổ chức và chu kỳ sống của sản phẩm [123]. Trong số các phương pháp KTQT hiện đại, hầu hết các nghiên cứu về thực trạng áp dụng KTQT đều quan tâm đến việc tìm hiểu thực trạng áp dụng phương pháp ABC, các
- 9 phương pháp KTQT hiện đại khác ít được các nghiên cứu nhắc đến một cách cụ thể mà chỉ nói chung là các kỹ thuật KTQT hiện đại. Năm 1987, lý thuyết về phương pháp hạch toán chi phí theo hoạt động (ABC) lần đầu tiên được công bố một cách chính thức và có hệ thống bởi Robert S. Kaplan và W. Bruns [89]. Thực ra, ý tưởng để hình thành phương pháp ABC đã xuất hiện từ đầu những năm 1970 dựa trên chi phí hoạt động đầu vào và đầu ra của George Staubus [54]. Kể từ đó, ý tưởng mới về quản trị chi phí đã được tổ chức CAM-I (Consortium for Advanced Management-International: tên của Hiệp hội quản lý cấp cao quốc tế) chia sẻ, phát triển trong lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ trong những năm 1970 đến 1980. Những ý tưởng này là cơ sở để hình thành và chính thức hoá các nguyên tắc hạch toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC). Theo kết quả điều tra năm 1996 tại các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại Hoa Kỳ, tỷ lệ các DN áp dụng phương pháp ABC là 20%, tới năm 2000 tỷ lệ DN áp dụng ABC cũng chỉ tăng thêm 1% so với năm 1996 [168]. Tỷ lệ này có phần tăng nhanh hơn trong các năm sau đó. Năm 2003, theo kết quả nghiên cứu của Susan B Hughes & Kathy A Paulson Gjerde [168], tại Hoa Kỳ có 35% DN vẫn áp dụng các phương pháp KTQTCP truyền thống, 30% DN áp dụng cả phương pháp truyền thống và phương pháp ABC, 8% DN áp dụng phương pháp ABC, 26% DN áp dụng phương pháp chi phí biến đổi. Như vậy, tỷ lệ các DN đã áp dụng phương pháp ABC trong diện điều tra là 38%. Điều này cho thấy, các phương pháp xác định chi phí truyền thống vẫn được các DN Mỹ áp dụng khá phổ biến. Tại Canada, Armitage và cộng sự [13] nghiên cứu tình hình áp dụng KTQT trong các DN vừa và nhỏ thông qua phỏng vấn sâu 11 DN. Báo cáo kết quả nghiên cứu cho thấy, các kỹ thuật KTQT được áp dụng phổ biến gồm: lập dự toán cố định, hạch toán chi phí theo phương pháp truyền thống, phân tích chênh lệch, phân tích báo cáo tài chính, báo cáo bộ phận và đánh giá hiệu quả hoạt động bằng các thước đo tài chính. Các phương pháp KTQT hiện đại như hạch toán chi phí theo hoạt động ABC, lập dự toán linh hoạt và phân tích chiết khấu dòng tiền ít được sử dụng. Armitage & Webb [13] cho rằng, mặc dù một số kỹ thuật KTQT hiện đại khác đã được giảng dạy trong các trường đại học nhưng chưa được nhiều DN áp dụng là do họ chưa nhận thức được lợi ích của việc áp dụng các phương pháp này. Tại Anh, Drury và cộng sự [54] nghiên cứu về phương pháp xác định chi phí tại các DN sản xuất nói chung, kết quả nghiên cứu cho thấy, một số phương pháp truyền thống như: phân bổ chi phí chung dựa trên chi phí nhân công (labour - based), xây dựng định mức chi phí, phân tích thời gian hoàn vốn, lợi nhuận mục tiêu,... thường được các
- 10 DN áp dụng do tính chất đơn giản và dễ áp dụng. Trong khi đó, tại thời điểm này, phương pháp xác định chi phí theo hoạt động ABC và một số phương pháp KTQT hiện đại khác tuy được các DN đánh giá cao nhưng lại chưa được áp dụng rộng rãi [54]. Cho đến năm 2001, cũng theo nghiên cứu của Drury [51], kết quả điều tra các DN tại Anh năm 2000 cho thấy, có tới 91% các DN trong diện điều tra chỉ sử dụng một hệ thống KTQTCP, chỉ có 9% DN sử dụng hai hệ thống kế toán chi phí cho các mục đích khác nhau [51, tr 124]. Kết quả nghiên cứu còn so sánh rằng, năm 1994 tại Anh có tới 20% DN tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung trên phạm vi toàn DN (theo hệ thống một cấp) nhưng đến năm 2000, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 3% [51, tr 127]. Điều này cho thấy, các DN đã chuyển sang áp dụng phương pháp phân bổ hai cấp (theo từng bộ phận sản xuất) và sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ hơn. Cụ thể, có tới 66% DN sử dụng từ 2 tiêu thức phân bổ trở lên và 65% DN phân chia DN mình thành ít nhất 10 trung tâm chi phí [51, tr 129]. Nhìn chung, việc áp dụng phương pháp ABC tại Anh Quốc vẫn còn hạn chế, nhưng có xu hướng ngày càng phổ biến hơn. Năm 1991 chỉ có 10% các DN áp dụng phương pháp này thì đến năm 1995 là 20%; năm 1996 là 22% và đến năm 2000 là 23% [51, tr 176]. Khi nghiên cứu về một lĩnh vực sản xuất cụ thể, Abdel-Kader và Luther [1] đã vận dụng khung lý thuyết về các giai đoạn phát triển của KTQT do Liên đoàn kiểm toán quốc tế [78] để tìm hiểu tình hình áp dụng KTQT trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống ở Anh Quốc. Theo khung lý thuyết này, IFAC đã đưa ra 4 giai đoạn phát triển của KTQT. Giai đoạn 1 (trước năm 1950): hạch toán chi phí và kiểm soát tài chính. Giai đoạn 2 (1950 - 1965): lập dự toán và kiểm soát quản trị. Giai đoạn 3 (1965 - 1985): cắt giảm chi phí dư thừa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Giai đoạn 4 (1985 - 2000): nâng cao giá trị thông qua việc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào. Đối chiếu với cách phân loại KTQT của Kaplan, các kỹ thuật KTQT áp dụng trong các giai đoạn 1 và 2 của trường phái IFAC thuộc về KTQT truyền thống, giai đoạn thứ 3 và 4 thuộc về KTQT hiện đại. Theo khung lý thuyết đó, Abdel-Kader & Luther [1] đã kết luận, trong số 113 DN trả lời phiếu điều tra, có 19% DN ở giai đoạn 1; 41% DN ở giai đoạn 2; 27% DN ở giai đoạn 3 và 13% DN ở giai đoạn 4. Kết quả này cho thấy, KTQT truyền thống (giai đoạn 1 và 2) vẫn được đa số các DN áp dụng, trong khi đó, các phương pháp KTQT hiện đại (giai đoạn 3 và 4), mặc dù được nhiều học giả đánh giá cao nhưng vẫn chưa được nhiều DN áp dụng cho việc hoạch định chiến lược [1]. Tại Ireland, Clarke [44] đã khảo sát tình hình áp dụng KTQT tại 511 công ty sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho rằng, phương pháp hạch toán chi phí theo hoạt động ABC chưa được các DN Ireland áp dụng như ở nước Anh và Hoa Kỳ. Nguyên nhân là do
- 11 nhân viên kế toán ở các DN Ireland chỉ làm việc như những người ghi sổ, họ không hiểu phương pháp hạch toán theo hoạt động ABC [44]. Tại Đức, theo nghiên cứu của Kip R Krumwiede [96], báo cáo kết quả cho rằng, đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống KTQTCP của các nước nói tiếng Đức (Đức, Áo, Thuỵ Sĩ) là phân chia DN thành rất nhiều trung tâm chi phí, các chi phí chung thường được chia thành từ 400 tới 2000 nhóm và cao hơn rất nhiều so với các DN ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mô hình KTQTCP Đức đang có xu hướng được vận dụng đơn giản hoá do các DN thấy mô hình hiện tại tốn kém quá nhiều chi phí để vận hành so với lợi ích mà nó mang lại. Phương pháp ABC hầu như chưa được áp dụng trong các DN Đức [96, tr 176]. Tại Pháp, mặc dù nhiều học giả nghiên cứu về kế toán đều khuyến cáo các DN ở Pháp nên sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ chi phí theo hoạt động (ABC) cho các trung tâm trách nhiệm, tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng phương pháp hạch toán chi phí theo ABC còn rất hạn chế và hầu như chỉ sử dụng các tiêu thức phân bổ theo khối lượng sản xuất [17]. Đối với một số nước ở Bắc Âu như: Phần Lan, Hà Lan và Bỉ, theo nghiên cứu của Drury [51], phương pháp ABC ở một số nước Bắc Âu được áp dụng với tỷ lệ ngang với các nước Anh, Mỹ: năm 1996 tỷ lệ các DN áp dụng phương pháp ABC tại Bỉ là 19%, tại Phần Lan năm 1995 là 24% [51, tr 176]. Trong khi đó, theo nghiên cứu của John Blake và các cộng sự [82], phương pháp ABC ở các nước khác (Ý, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hy Lạp và Tây Ban Nha) được áp dụng rất hạn chế. Tại Ý và Thụy Điển phương pháp ABC chủ yếu áp dụng cho các dự án thí điểm trong một số lĩnh vực cụ thể. Ở Đan Mạch, Hy Lạp và Tây Ban Nha, phương pháp ABC chủ yếu được áp dụng trong các công ty con chịu sự chi phối của các công ty mẹ ở nước ngoài [82]. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Uyar [186] đã dựa vào bảng câu hỏi khảo sát được sử dụng nhiều cho các nghiên cứu trước đó để điều tra 61 DN sản xuất ở Istanbul. Kết quả nghiên cứu cho rằng, các kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn được các DN coi trọng và áp dụng, trong khi đó, các kỹ thuật KTQT hiện đại chưa nhận được sự quan tâm của các DN [186]. Năm 2012, Yalcin [203] tiếp tục nghiên cứu thực trạng áp dụng KTQT trong các DN sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ và so sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây tại Phần Lan, Hy Lạp, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các kỹ thuật KTQT truyền thống như lập dự toán và hạch toán chi phí vẫn được ưa chuộng hơn so với các kỹ thuật KTQT hiện đại như hạch toán chi phí theo ABC, chi phí mục tiêu hay hạch toán chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm [203].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động – Thương binh và xã hội
284 p | 193 | 43
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam
0 p | 229 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tổ chức kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam
0 p | 170 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam
205 p | 160 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam
0 p | 158 | 19
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với chi ngân sách nhà nước do kiểm toán nhà nước thực hiện
161 p | 71 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu quả hoạt động và tính tuân thủ các quy định ở các doanh nghiệp thuộc tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam
0 p | 62 | 11
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin chênh lệch tỷ giá hối đoái trong báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
0 p | 49 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Công bố thông tin bộ phận kinh doanh trên báo cáo tài chính tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
81 p | 45 | 9
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Miền Bắc Việt Nam
0 p | 63 | 8
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến tính thích hợp của thông tin kế toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
175 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ ngành Máy tính: Một số Phụ thuộc logic mở rộng trong Mô hình dữ liệu dạng khối
117 p | 38 | 7
-
Luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp giấy Việt Nam
0 p | 68 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 18 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Thiết kế, tổng hợp và ứng dụng các sensor huỳnh quang từ dẫn xuất của dimethylaminocinnamaldehyde và dansyl
233 p | 108 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kỹ thuật kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Miền Bắc Việt Nam
0 p | 49 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ ngành Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin chênh lệch tỷ giá hối đoái trong báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
0 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn