Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam
lượt xem 13
download
Luận án được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão và Đồn Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2013; đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2015. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG LÊ THỊ LAN HƯƠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY – CHÂN - MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ AN LÃO, BÌNH LỤC, HÀ NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 HÀ NỘI - NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG LÊ THỊ LAN HƯƠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY – CHÂN - MIỆNG CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ AN LÃO, BÌNH LỤC, HÀ NAM Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số chuyên ngành: 9720701 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. LÊ THỊ TÀI 2. GS.TS. LÊ THỊ HƯƠNG HÀ NỘI - NĂM 2018
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CA16 Coxsackievirus A16 CBCNV Cán bộ công nhân viên CBYT Cán bộ y tế DID Phân tích khác biệt (Difference-in-Difference) ĐKTTB Điểm kiến thức trung bình ĐTHTB Điểm thực hành trung bình. ĐTNC Đối tượng nghiên cứu EV Enterovirus GDSK Giáo dục sức khoẻ HGĐ Hộ gia đình HFMD Bệnh Tay-chân-miệng (Hand–Foot–Mouth Disease) KT Kiến thức KAP Kiến thức, thái độ, thực hành NCS Nghiên cứu sinh. NTTCST Người trực tiếp chăm sóc trẻ. PVS Phỏng vấn sâu. RTVXP Rửa tay với xà phòng TCM Tay chân miệng TH Thực hành THPT Trung học phổ thông TLN Thảo luận nhóm TT- GDSK Truyền thông giáo dục sức khoẻ TTYT Trung tâm Y tế YHDP Y học dự phòng YTCC Y tế công cộng WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Orannization)
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Chẩn đoán phân biệt bệnh TCM với một số bệnh khác .............................6 Bảng 1.2: Tình hình dịch bệnh TCM tại một số nước trong khu vực châu Á năm 2012 – 2013 .............................................................................................12 Bảng 3.1: Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu trước can thiệp. .....................62 Bảng 3.2: Một số đặc điểm về hộ gia đình (HGĐ). ..................................................63 Bảng 3.3: Kiến thức về khả năng lây bệnh, đường lây truyền và biểu hiện bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trước can thiệp ở xã An Lão và xã Đồn Xá. ...................................................................................................65 Bảng 3.4: Kiến thức về các biện pháp phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trước can thiệp ở xã An Lão và xã Đồn Xá......................................67 Bảng 3.5: Mức độ kiến thức về bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trước can thiệp ở xã An Lão và xã Đồn Xá. ............................................................68 Bảng 3.6: Thực hành phòng chống bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An Lão và xã Đồn Xá trước can thiệp. ....................................................70 Bảng 3.7: Mức độ thực hành về phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trước can thiệp ở xã An Lão và xã Đồn Xá. ............................................71 Bảng 3.8: Kiến thức về khả năng lây truyền, đường lây truyền, biểu hiện bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp. ..................................82 Bảng 3. 9: Kiến thức về các biện pháp phòng chống bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp. ........................................................................83 Bảng 3.10: So sánh mức độ kiến thức về bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp của nhóm can thiệp và nhóm chứng. .................................85 Bảng 3.11: Thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp của nhóm can thiệp và nhóm chứng. ..............................................86 Bảng 3.12: So sánh mức độ thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi sau can thiệp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. ........................88
- Bảng 3.13: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức về bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở nhóm can thiệp và nhóm chứng. ........................................89 Bảng 3.14: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức về các biện pháp phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở nhóm can thiệp và nhóm chứng. .91 Bảng 3. 15: Mức độ kiến thức về bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở nhóm can thiệp và nhóm chứng.........................................................................92 Bảng 3. 16: Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở nhóm can thiệp và nhóm chứng. .................................93 Bảng 3. 17: Thay đổi về mức độ thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở nhóm can thiệp và nhóm chứng. ........................................94 Bảng 3. 18: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức phòng chống bệnh TCM...........95 Bảng 3. 19: Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành phòng chống bệnh TCM ..........96
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Phân bố số ca bệnh tay-chân-miệng trong cả nước từ năm 2011-2013 theo tháng ................................................................................................. 14 Biểu đồ 1.2: Phân bố số ca bệnh TCM của tỉnh Hà Nam theo tháng ........................... 38 Biểu đồ 2.1: Mô hình phân tích DID (Difference-in-Difference) ............................... 61 Biểu đồ 3.1: Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi biết các dấu hiệu bệnh chuyển nặng ở xã An Lão và xã Đồn Xá trước can thiệp................................................. 68 Biểu đồ 3.2: Phương tiện truyền thông mà các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mong muốn được tìm hiểu thông tin về bệnh TCM ........................................... 69 Biểu đồ 3.3: Các thông tin về bệnh TCM mà bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An Lão mong muốn được tìm hiểu ................................................................ 71 Biểu đồ 3.4: Mối liên quan giữa điểm kiến thức và điểm thực hành phòng bệnh TCM cho trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi.............................................. 72 Biểu đồ 3.5: Phân loại điểm kiến thức phòng chống bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An Lão sau can thiệp ..................................................... 84 Biểu đồ 3.6: Các bà mẹ biết các dấu hiệu bệnh chuyển nặng ở xã An Lão và xã Đồn Xá sau can thiệp ............................................................................... 85 Biểu đồ 3.7: Phân loại điểm thực hành phòng chống bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An Lão sau can thiệp ..................................................... 87
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu ........................................................................ 37 Sơ đồ 2.1: Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 41 Sơ đồ 2.2: Cỡ mẫu cho mục tiêu 1 ............................................................................... 43 Sơ đồ 2.3: Cỡ mẫu cho mục tiêu 2................................................................................ 45
- MỤC LỤC Trang bìa phụ Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN.......................................................................................... 4 1.1. Giới thiệu về bệnh tay-chân-miệng................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm bệnh tay-chân-miệng ................................................................ 4 1.1.2. Tác nhân gây bệnh ...................................................................................... 4 1.1.3. Chẩn đoán bệnh .......................................................................................... 5 1.1.4. Phát triển dịch ............................................................................................. 6 1.2. Dịch tễ học bệnh tay-chân-miệng .................................................................. 7 1.2.1. Phân bố mắc bệnh tay-chân-miệng theo thời gian ..................................... 8 1.2.2. Phân bố mắc bệnh tay-chân-miệng theo tuổi ............................................. 8 1.2.3. Phân bố mắc bệnh tay-chân-miệng theo giới ............................................. 9 1.2.4. Phân bố mắc bệnh tay-chân-miệng theo địa dư ......................................... 9 1.2.5. Một số biện pháp phòng chống bệnh tay-chân-miệng ............................... 10 1.3. Tình hình mắc bệnh tay chân miệng trên thế giới và Việt Nam ................. 10 1.3.1. Tình hình mắc bệnh tay-chân-miệng trên thế giới ..................................... 10 1.3.2. Tình hình mắc bệnh tay-chân-miệng ở Việt Nam ...................................... 13 1.4. Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng chống bệnh tay-chân-miệng trên thế giới và Việt Nam ................... 15
- 1.4.1. Trên thế giới ............................................................................................... 15 1.3.2. Tại Việt Nam .............................................................................................. 20 1.5. Hoạt động truyền thông phòng bệnh tay-chân-miệng ................................. 26 1.5.1. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh tay- chân-miệng ........................................................................................................... 26 1.5.2. Đối tượng cần truyền thông giáo dục sức khoẻ trong phòng chống bệnh tay-chân-miệng ..................................................................................................... 27 1.5.3. Nội dung truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh tay-chân- miệng .................................................................................................................... 28 1.6. Mô hình lý thuyết truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh tay-chân-miệng cho cộng đồng.............................................................................. 29 1.7. Một số nghiên cứu can thiệp phòng chống bệnh tay-chân-miệng trên thế giới và Việt Nam............................................................................................... 30 1.7.1. Trên thế giới ............................................................................................... 31 1.7.2. Tại Việt Nam .............................................................................................. 32 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu ........................................................................... 36 1.9. Khái quát về địa bàn nghiên cứu huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam .............. 37 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 40 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 40 2.1.1. Thời gian nghiên cứu.................................................................................. 40 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 40 2.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 40 2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 40 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 40 2.3.2. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 42 2.4. Nội dung, các biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................... 48 2.4.1. Nội dung, biến số và chỉ số cho mục tiêu 1 ................................................ 48 2.4.2. Nội dung, biến số và chỉ số cho mục tiêu 2 ................................................ 49 2.5. Hoạt động can thiệp phòng bệnh tay-chân-miệng tại xã An Lão ............... 50
- 2.5.1. Nội dung và các hoạt động can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh tay-chân-miệng ...................................................................... 50 2.5.2. Xác định các hoạt động can thiệp ............................................................... 52 2.5.3. Báo cáo định kỳ và giám sát hoạt động can thiệp ...................................... 55 2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin ........................................................................... 55 2.6.1. Kỹ thuật sử dụng ........................................................................................ 55 2.6.2. Nghiên cứu viên và giám sát viên .............................................................. 56 2.7. Sai số có thể gặp và cách khắc phục .............................................................. 56 2.8. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................... 57 2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 61 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 62 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 62 3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An Lão và xã Đồn Xá, Huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2013 và một số yếu tố liên quan .................................................... 65 3.2.1. Kiến thức phòng chống bệnh tay-chân-miệng ........................................... 65 3.2.2. Thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng .......................................... 70 3.2.3. Mối liên quan giữa kiến thức và điểm thực hành phòng chống bệnh tay- chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ............................................................ 72 3.2.4. Kết quả từ nghiên cứu định tính trước can thiệp ........................................ 73 3.3. Kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, năm 2015 ................................................................................ 77 3.3.1. Các hoạt động can thiệp đã được thực hiện................................................ 77 3.3.2. Kết quả thay đổi kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân- miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi..................................................................... 82 Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................. 100
- 4.1. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão và xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2013 .......................................................................................................................... 100 4.1.1. Kiến thức phòng chống bệnh tay-chân-miệng ........................................... 100 4.1.2. Thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão và xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2013 .............. 105 4.1.3. Mối liên quan giữa kiến thức và điểm thực hành phòng chống bệnh tay- chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi. ........................................................... 108 4.2. Kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam năm 2015 ........................................................................................................ 110 4.2.1. Kết quả hoạt động can thiệp phòng chống bệnh tay-chân-miệng .............. 111 4.2.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ..................................................... 114 4.3. Ưu điểm và hạn chế của đề tài ....................................................................... 124 4.4. Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................... 124 KẾT LUẬN................................................................................................................. 126 1. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã An Lão và xã Đồn Xá, Bình Lục, Hà Nam năm 2013 ..... 126 2. Kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay- chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam năm 2015 ................................................................................................................. 126 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................ 127 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu
- 2.1. Phỏng vấn sâu lãnh đạo trung tâm y tế huyện 2.2. Phỏng vấn sâu trạm trưởng trạm y tế xã 2.3. Phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện Bình Lục 2.4. Phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo ủy ban nhân dân xã Phụ lục 3: Hướng dẫn thảo luận nhóm 3.1. Thảo luận nhóm cán bộ y tế huyện Bình Lục 3.2. Thảo luận nhóm cán bộ y tế xã/thôn 3.3. Thảo luận nhóm bà mẹ có con dưới 5 tuổi Phụ lục 4: Ý kiến của chuyên gia về trọng số cho các tiêu chí kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi 4.1. Trọng số điểm kiến thức 4.2. Trọng số điểm thực hành Phụ lục 6: Qui trình rửa tay thường qui. Phụ lục 7: Tài liệu truyền thông phòng bệnh tay-chân-miệng. 7.1 Tờ rơi phòng và xử trí bệnh tay-chân-miệng. 7.2 Sách mỏng - phòng và xử trí bệnh tay-chân-miệng dựa vào cộng đồng. Phụ lục 8: Công văn của huyện Bình lục gửi các huyện về nhân rộng mô hình kiểm soát dịch bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu tại các xã/thị trấn trong huyện. Phụ lục 9: Quyết định của UBND xã An Lão thành lập các Nhóm Hành động Ứng phó nhanh với dịch bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu.
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tay-chân-miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, với các biểu hiện sốt (trên 37,5oC), biếng ăn, mệt mỏi, đau họng, loét miệng hoặc bọng mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời [5], [40]. Bệnh TCM lây theo đường tiêu hóa, nguồn lây trực tiếp từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh, hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn bị nhiễm phân của người bệnh. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi vui chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt dịch bùng phát [16]. Bệnh TCM đã gặp ở tất cả các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Úc, Hungary, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam…, nhưng tập trung chủ yếu tại các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương [88]. Tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh TCM ngày càng gia tăng. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương bệnh TCM vẫn tiếp tục được ghi nhận ở nhiều nước, trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma Cao (Trung Quốc) là những nước có tỷ lệ bệnh tăng cao qua các năm [99], bệnh TCM đang đe dọa sức khỏe, tính mạng của trẻ em ở các nước châu Á [96] và có xu hướng trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu. Bệnh thường tự khỏi, tuy nhiên trong những năm gần đây đã có nhiều người bệnh TCM tử vong. Riêng tại Trung Quốc, chỉ tính năm 2009 đã có 353 trẻ tử vong, năm 2010 số tử vong tăng lên 876 trẻ, năm 2011 số tử vong là 506 trẻ. Nếu chỉ tính riêng số trẻ tử vong trên số trẻ mắc bệnh nặng thì tỷ lệ này là 2,6-6,2% [95]. Những trường hợp tử vong thường xảy ra trong bệnh cảnh sốt cao, mạch nhanh, tổn thương thần kinh trung ương, suy hô hấp, tuần hoàn. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, trường hợp mắc bệnh TCM đầu tiên được phát hiện vào năm 2003 [36], [88] và bệnh có xu hướng tăng dần theo thời
- 2 gian [12], [26]. Năm 2011, bệnh TCM bùng phát trên toàn quốc với số người mắc và tử vong cao nhất từ trước đến nay và đã xuất hiện ở cả 63 tỉnh thành phố, với 112.370 ca bệnh, trong đó có 169 ca tử vong, số ca tử vong tăng gấp 6 lần so với năm 2010, 76% được xác định do Enterovius 71 [101]. Hiện nay, bệnh TCM chưa có vắc xin dự phòng và thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng. Do vậy, kiến thức, thực hành của các bà mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng bệnh TCM [4]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về bệnh TCM, trong đó phần lớn là nghiên cứu về dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng, các nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh còn ít [65], [71], [86]. Ở Việt Nam, nghiên cứu can thiệp phòng chống bệnh TCM chủ yếu thực hiện trên từng nhóm đối tượng như: can thiệp bà mẹ hay người trực tiếp chăm sóc trẻ, can thiệp vào các cô giáo mầm non [34], [38], ... can thiệp dựa vào cộng đồng, thu hút sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong việc phòng bệnh TCM chưa được chú trọng, nhất là ở những vùng nông thôn, nơi mà kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tật còn hạn chế. Với câu hỏi kiến thức và thực hành phòng bệnh TCM của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam như thế nào? những giải pháp can thiệp nào có thể cải thiện kiến thức, thực hành phòng bệnh TCM của những bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại đây? Để trả lời các câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam”.
- 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão và Đồn Xá, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2013. 2. Đánh giá kết quả can thiệp cải thiện kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay-chân-miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã An Lão, huyện Bình Lục, Hà Nam năm 2015.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về bệnh tay-chân-miệng 1.1.1. Khái niệm bệnh tay-chân-miệng Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – bệnh TCM là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, do các vi rút thuộc nhóm đường ruột gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt nhóm dưới 3 tuổi, với các biểu hiện sốt (trên 37,50C), biếng ăn, mệt mỏi, đau họng, loét miệng hoặc bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối. Hầu hết các trường hợp là tự khỏi, mà không cần điều trị. Một tỷ lệ ít các trường hợp có thể nặng và biểu hiện triệu chứng thần kinh như viêm màng não, viêm não hoặc liệt do Enterovirus gây ra. Đặc biệt, Enterovirus 71 gây những biểu hiện nặng trên lâm sàng và có thể tử vong [26], [40]. Bệnh có thể mắc rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè, ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Bệnh thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng và tiêu chảy vài lần trong ngày. Một đến hai ngày sau đó, những vết loét phát triển bên trong miệng, phát ban ở da với mụn sẽ xuất hiện chủ yếu trên bàn tay và bàn chân. Bệnh dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh và vi rút có thể được tìm thấy trong phân của người bệnh [55]. 1.1.2. Tác nhân gây bệnh 1.1.2.1. Virut gây bệnh Bệnh TCM do các vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột gây ra. Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các vi rút đường ruột khác, Coxsackievirus A từ 2 đến A8, 10, 12, 14, thường gặp A16; Coxsackievirus B từ B1, 2, 3, 5. Enterovirus 71, E68. Coxsackievirus A16 và EV71 phổ biến nhất, và gây tử vong trầm trọng ở trẻ em [19], [40]. Trong những năm gần đây, ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á xuất hiện những vụ dịch bệnh TCM do Enterovirus 71 gây nên. Khác với các chủng Coxsackievirus cổ điển, chủng Enterovirus 71 có thể gây ra các biến chứng nguy
- 5 hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong [66]. 1.1.2.2. Khả năng tồn tại của vi rút ở môi trường bên ngoài Vi rút bị đào thải ra ngoại cảnh qua phân, dịch hắt hơi, sổ mũi. Vi rút bị bất hoạt bởi nhiệt 560C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gamma. Bị bất hoạt bởi dung dịch Sodium hyproclorite 2% (nước Javel), Chrorine tự do, không hoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như Cồn, Chlorofoml, Phenol, Ether. Ở nhiệt độ lạnh 400C, vi rút có thể sống được vài ba tuần [40]. 1.1.3. Chẩn đoán bệnh Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi với các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên là sốt nhẹ đến trên 390C, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt, trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, màu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên bệnh tay-chân-miệng, tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác [6]. • Chẩn đoán ca lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học. - Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian. - Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không. • Chẩn đoán xác định: Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây bệnh.
- 6 • Chẩn đoán phân biệt: Bảng 1.1: Chẩn đoán phân biệt bệnh TCM với một số bệnh khác. Triệu Zona Herpes Tay-chân-miệng Thủy đậu chứng/bệnh (giời leo) simplex Tuổi < 10 tuổi 5-11 tuổi, người lớn Tất cả Tất cả Vị trí ban Lòng bàn tay, đầu Rải rác toàn thân, Chỉ ở 1 bên Từng chùm gối, mông, bụng, lan từ đầu, mặt cơ thể mụn nước lòng bàn chân, xuống thân và tay nhỏ ở quanh loét miệng chân. miệng Dạng ban Đỏ + mụn nước, Mụn nước cũ xen Chùm mụn Mụn nước sần, hồng ban, lẫn mới, lõm ở giữa nước to nhỏ sẽ vỡ, chảy màu xám, hình khi mới mọc, trong không đều, dịch, đóng bầu dục, khi lành lẫn đục (mủ) do bội hạch ở cổ, mày và lành không thành sẹo nhiễm vi khuẩn nách, bẹn sẹo Cảm giác Không đau, không Ngứa, đau nhức rất Ngứa, đau Ngứa, rát. ngứa khó chịu nhức khó chịu • Chẩn đoán nguyên nhân. Vi rút Coxsackie có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau: nhẹ như viêm họng; viêm kết mạc; phát ban và các mụn nước ở chân, tay, miệng; bệnh chân tay miệng; nặng như viêm họng, viêm miệng, viêm màng tim, viêm hệ thống thần kinh gây bại liệt. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi được 5 tuổi mới có miễn dịch hoàn toàn với bệnh. Đây là một bệnh dễ lây lan. Đường lây truyền thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Bệnh tay-chân-miệng không phải là bệnh lây từ động vật sang người [39], [92]. 1.1.4. Phát triển dịch 1.1.4.1. Nguồn truyền nhiễm Ổ chứa nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang vi rút có trong các dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các bọng nước hoặc phân của người
- 7 bệnh. Thời gian ủ bệnh: từ 3 - 7 ngày. Thời gian lây nhiễm từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi hết loét miệng và các bọng nước, thường dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh [42], [55]. 1.1.4.2. Đường lây truyền Bệnh lây truyền qua đường "phân-miệng" và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các bọng nước hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của người bệnh trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà. Đặc biệt khi mắc bệnh đường hô hấp, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây lan trực tiếp từ người sang người [40], [45]. Người lành bị nhiễm vi rút gây bệnh TCM do hít hay nuốt phải các giọt nhỏ chất tiết đường tiêu hoá, hô hấp được phát tán khi ho, hắt hơi. Vi rút cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước hoặc tiếp xúc với phân của người bệnh, khả năng lây truyền cao nhất thường xảy ra trong tuần đầu của bệnh [4], [53], [69]. Trẻ em sinh hoạt chung ở nhà trẻ, mẫu giáo, trường học cũng là môi trường thuận lợi cho bệnh lan truyền từ trẻ này sang trẻ khác. Trong vùng dịch, có nhiều trẻ bị nhiễm và đào thải vi rút ra môi trường nhưng không phải tất cả trẻ đó có biểu hiện bệnh [56]. 1.1.4.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch Mọi người đều có cảm nhiễm với vi rút gây bệnh TCM, nhưng không phải tất cả mọi người nhiễm vi rút đều có biểu hiện bệnh; bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn [40]. 1.2. Dịch tễ học bệnh tay-chân-miệng Bệnh TCM là bệnh do vi rút đường ruột gây ra, và lây từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt ... bệnh được phân bố theo thời gian, theo lứa tuổi, theo giới và theo địa dư.
- 8 1.2.1. Phân bố mắc bệnh tay-chân-miệng theo thời gian Bệnh TCM thường xảy ra quanh năm và có xu hướng theo mùa, thường gặp trong mùa hè – thu (tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12). Theo báo cáo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, ở các tỉnh phía Nam, số bệnh nhân TCM tăng cao trong 2 đợt: từ tháng 3-5 và tháng 9-12 hàng năm. Nghiên cứu của Phan Công Hùng và cộng sự [23], về đặc điểm dịch tễ bệnh TCM khu vực phía Nam giai đoạn 2010- 2012 cho thấy, số TCM mắc cao vào tháng 9 – 10 hàng năm. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh TCM tại miền Bắc năm 2012 của Trần Như Dương và cộng sự [17] cho thấy, số mắc bệnh tăng cao vào tháng 4-5 và tháng 9-10. Gần đây, bệnh TCM có xu hướng tăng vào mùa đông - xuân tuy nhiên vẫn có các ca lẻ rải rác trong năm [17], [40]. Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới – Văn phòng khu vực Tây – Thái Bình Dương từ 2010 - 2013, số mắc bệnh TCM của các nước trong khu vực tăng cao vào tháng 3-5 và tháng 9-10 hàng năm, như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Ma cao [98]. Nhìn chung các nghiên cứu này đều cho thấy bệnh TCM tập trung vào 2 đợt trong năm là tháng 3-5 và tháng 9-10. 1.2.2. Phân bố mắc bệnh tay-chân-miệng theo tuổi Bệnh tay-chân-miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở nhóm dưới 3 tuổi. Theo nghiên cứu của Liu Y và cộng sự tại tỉnh Shandong từ 2007 đến 2011, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi [105]. Tại Singapore, theo nghiên cứu của Li Wei Ang và cộng sự từ năm 2001-2007, tỷ lệ mắc bệnh TCM cao ở nhóm dưới 5 tuổi, cao nhất nhóm từ 0-4 tuổi [76]. Tại Anh trong vụ dịch năm 1994 có 952 ca mắc bệnh, trong đó hầu hết trong nhóm từ 1 - 5 tuổi [75]. Tại Việt Nam, bệnh TCM thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, theo nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh TCM ở miền Bắc giai đoạn 2012-2014, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh chiến 98% [47]. Theo nghiên cứa của Phan Công Hùng và cộng sự [23], nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh TCM khu vực phía Nam giai đoạn 2010-2012 cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh chiến 95,8%. Nghiên cứu của Lê Văn Tuấn và cộng sự [49], nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và vi rút học bệnh TCM giai đoạn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011
168 p | 240 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa
214 p | 217 | 69
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
266 p | 181 | 50
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Dịch tễ học phân tử bệnh lao tại Việt Nam (2003 - 2009)
14 p | 175 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009 - 2010
14 p | 158 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
27 p | 137 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
138 p | 29 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố
29 p | 112 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp
152 p | 16 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Quân y 354, 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
22 p | 15 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
27 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Sức khỏe và bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
328 p | 5 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
125 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
217 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
32 p | 4 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu tình hình bệnh sâu răng, nha chu ở học sinh 12 tuổi và đánh giá kết quả can thiệp dự phòng tại tỉnh Tiền Giang năm 2018-2021
216 p | 2 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu tình hình lao phổi mới AFB (+), đặc điểm gen học vi khuẩn lao và kết quả điều trị vi khuẩn lao đa kháng phát hiện tại tỉnh Đồng Tháp từ năm 2018-2020
230 p | 4 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn