LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng
lượt xem 44
download
Đô thị hóa là một xu hướng tất yếu của lịch sử, là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Trong những năm qua, việc quy hoạch dân cư nhằm chỉnh trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo, điều kiện cho việc mở rộng, phát triển kinh tế - xã hội là một chính sách lớn được các cấp ủy Đảng và chính quyền nhân dân thành phố Đà Nẵng đặc biệt quan tâm. Chính sách này đã và đang mang...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng
- LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng
- Mở đầu 1. Tính cấ p thiết của đề tài Đô thị hóa là một xu hướng tất yếu của lịch sử, là c ơ sở để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Trong những năm qua, việc quy hoạch dân cư nhằm chỉnh trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo, điều kiện cho việc mở rộng, phát triển kinh tế - xã hội là một chính sách lớn được các cấp ủy Đảng và chính quyền nhân dân thành phố Đà Nẵng đặc biệt quan tâm. Chính sách này đã và đang mang lại hiệu quả hết sức to lớn. Diện mạo của một thành phố văn minh, hiện đại với cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp, môi trường sống trong lành đang từng bước được xác lập. Quá trình kiến tạo lại môi trường đô thị ở Đà Nẵng đã không chỉ tạo được môi trường sống, chất lượng sống tốt hơn mà còn đem lại niềm tin yêu, lòng tự hào cho người dân Đà Nẵng đối với Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố. Tuy nhiên, đằng sau bất kỳ một chính sách nào, dù thành công đến mấy cũng thường ẩn náu những vấn đề xã hội nhất định. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành phải có cái nhìn toàn diện, hợp lý để tăng cường hiệu quả cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Để thực hiện chủ trương quy hoạch lại đô thị, trong những năm qua ở thành phố Đà Nẵng, hàng chục dự án đã triển khai giúp hàng chục nghìn hộ dân được di dời đến các khu tái định cư (TĐC) mới. Trên nhiều mặt, đời sống của dân cư trong các khu vực này được cải thiện rõ rệt. Cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, hệ thống cấp thoát n ước, vệ sinh môi trường... đều
- được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đô thị bậc cao. Nhưng một bộ phận dân cư vẫn còn băn khoăn về khả năng tìm việc làm, tạo thu nhập đảm bảo mức sống của dân cư thời "hậu tái định cư", đặc biệt là đối với nhóm cư dân nghèo. Vì vậy, ở một số nơi, một số người chưa thích nghi được với môi trường sống mới hoặc chưa tìm được việc làm ổn định sinh tâm lý thiếu an tâm. Mức sống ở một bộ phận dân c ư chưa ổn định nhất là số người làm các nghề tự do đang cần tiếp tục hỗ trợ để tìm hướng giải quyết. Đây là vấn đề của không chỉ công tác truyền thô ng, giáo dục mà còn là một kế hoạch phát triển kinh tế, ổn định xã hội cả trước mắt lẫn lâu dài. Thành phố Đà Nẵng còn tiếp tục phải di dời, giải toả và chỉnh trang. Do vậy tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân của những biến đổi mức sống của cộng đồng dân cư sau TĐC là việc rất cần làm. Đây là yêu cầu khoa học cấp thiết giúp lãnh đạo thành phố hoạch định và thực hiện những chính sách phù hợp nhằm phát triển sản xuất, ổn định đời sống, tạo tâm lý an tâm cho cộng đồng dân cư đã, đang và sẽ phải di dời, giải toả ở Đà Nẵng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm vừa qua, do yêu cầu của cả lý luận và thực tiễn, đã có một số công trình nghiên cứu trên các ph ương diện khác nhau về di dời, giải tỏa và TĐC. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu nh ư sau: - Thứ nhất: "Tái định cư trong các dự án phát triển: chính sách và thực tiễn" (TS. Phạm Mộng Hoa - TS. Lâm Mai Lan, Nxb Khoa h ọc xã hội, Hà Nội, 2000).
- Với công trình này, các tác giả đã tập trung trình bày nội dung của các Nghị định, Thông tư quy định về mặt pháp lý đối với việc đền bù, giải tỏa và trách nhiệm của Nhà nước đối với người bị giải tỏa; đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết và hạn chế của chính sách hiện hành trên c ơ sở so sánh sự khác biệt giữa chính sách T ĐC của Việt Nam với chính sách T ĐC của các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất, kiến nghị, bổ sung và điều chỉnh những chính sách hiện hành, làm cho những chính sách này phù hợp với yêu cầu thực tiễn. - Thứ hai: "Chính sách di dân châu á " (Dự án VIE/95/ 2004. Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, 1998).Trong công trình này đã có nhiều bài viết đề cập ở những góc độ khác nhau của việc di dời, giải toả,di dân T ĐC. Cụ thể trong bài viết "Chính sách tái định cư do kết quả của sự phát triển c ơ sở hạ tầng ở Việt Nam" (từ trang 180 -195), tác giả Trương Thị Ngọc Lan bàn đến thực trạng công tác TĐC hiện nay ở nước ta và tập trung trình bày những nội dung chính của các văn bản pháp lý liên quan đến đền bù và TĐC. Tiếp theo, bài viết "Di dân nhập cư với vấn đề phát triển một đô thị mới như thành phố Hồ Chí Minh", tác giả Lê Văn Thành bước đầu đề cập đến những khó khăn, thiệt thòi về việc làm mà người dân TĐC phải đương đầu. - Thứ ba: "Tình hình thực hiện chính sách đền bù, TĐC và khôi phục cuộc sống cho những người bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư phát triển tại các đô thị và khu công nghiệp" (Trần Xuân Quang, Hà Nội, 8/1997).
- Đây là công trình đã khá thành công trong việc đưa ra những đánh giá có tính khái quát về tình hình thực hiện các chính sách đền bù, TĐC cho những người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển. Thứ tư: "Tái định cư bắt buộc” (Ngân hàng Phát triển châu á,1995). Trong tài liệu này,TĐC bắt buộc được xác định là chính sách đền bù và hỗ trợ ổn định lại cuộc sống.Mục tiêu đặt ra cho việc TĐC là phải đảm bảo sau khi TĐC, những người bị ảnh hưởng bởi dự án ít nhất đạt tới mức sống như họ lẽ ra có được nếu không có dự án. - Thứ năm: “Hiện trạng và triển vọng cải thiện nhà ở, mức sống, môi trường sống của người nghèo đô thị - trường hơp Thành phố Hồ Chí Minh” (chủ nhiệm đề tài: GS.Tương Lai-1994).Với phương pháp điều tra Xã hội học, các tác giả đã thành công trong việc mô tả, đánh giá mức sống của nhóm người nghèo đô thị. - Thứ sáu: "Giải pháp để phát triển sản xuất cho bản Vân Kiều ở khu TĐC xã Xuân Lộc-huyện Phú Lộc” (Trần Hữu Toàn và Mai Văn Xuân, đăng trên tap chí Nông nghi ệp và Phát triển nông thôn). Từ thực trạng người dân TĐC gặp khó khăn trong phát triển sản xuất, các tác giả đã khuyến nghị các giải pháp để giải quyết vấn đề này. - Thứ bảy: “Một số vấn đề xã hội học hàng đầu của việc cải tạo- chỉnh trang đô thị (CTĐT): giảm tổn thương cho nhóm dân cư nghèo nhất” của Nguyễn Quang Vinh đăng trên tạp chí Xã hội học, số 1-2001. Đây là một nghiên cứu Xã hội học về sự ả nh hưởng của các dự án cải tạo - CTĐT đến việc làm và mức sống của nhóm dân cư nghèo ở TP. Hồ Chí Minh.Cách tiếp cận của tác giả đã gợi mở ra những hướng nghiên cứu rất bổ
- ích về đề tài biến đổi mức sống của nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hoá. - Với Đà Nẵng có bài viết "Giải quyết việc làm trong thời kỳ đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở Đà Nẵng" của Nguyễn Hoàng Long, đăng trên Tạp chí Lao động và xã hội, số 218, 2003 . Trong công trình nghiên c ứu này, tác giả đ ánh giá tình hình giải quyết việc làm nói chung ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, trong đó có đề cập đến một số "khó khăn nhất định - nhất là ở bước đầu trong vấn đề tìm việc làm và thích nghi với địa bàn mới", của một số lao động trong diện di dời đến khu TĐC. Trong những năm gần đây còn có các dự án PMU nghiên cứu các công trình di dời, giải toả về giao thông (đường quốc lộ 1, đường 5, đường Hồ Chí Minh…) hay công trình nghiên cứu về sự ảnh h ưởng đến các mặt kinh tế - xã hội của việc di dời, giải toả, tái đinh cư ở khu công nghiệp Dung Quất… Các nghiên cứu này chú trọng vào việc xem xét mức độ ảnh hưởng của các dự án đến các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, lối sống của người dân có liên quan đến dự án. Có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam, khái niệm T ĐC chỉ mới xuất hiện trong một số năm gần đây, các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Các nghiên cứu về TĐC chủ yếu tiếp cận trên phương diện cơ sở pháp lý, tức là quan tâm xem xét các cơ chế chính sách hiện hành về giải tỏa đền bù, TĐC. Còn việc nghiên cứu về thực trạng biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau TĐC chỉ mới có một vài công trình đề cập tới song mới chỉ bước đầu. Đến nay vẫn chưa có những công trình đề cập một cách toàn diện và sâu sắc về sự biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau TĐC ở Việt Nam nói
- chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng. Do vậy, nghiên cứu, làm rõ "Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng" đang là điều rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thực trạng và nguyên nhân sự biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau TĐC ở Đà Nẵng để đề xuất những giải pháp nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho cộng đồng cư dân sau TĐC. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt mục đích trên luận văn có các nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm c ơ bản về sự biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau TĐC. - Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng mức sống của nhóm dân c ư sau TĐC. - Tìm hiểu những nguyên nhân kinh tế - xã hội làm thay đổi mức sống của cộng đồng dân cư sau TĐC. - Đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sống của nhóm dân cư sau TĐC. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận v ăn
- 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau TĐC. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình trong diện giải toả đã di chuyển vào khu TĐC. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sự biến đổi mức sống của nhóm dân chuyển c ư vào khu TĐC trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay. 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 5.1. Giả thuyết nghiên cứu 1) Di dời, TĐC trong quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức sống của cộng đồng dân chuyển cư nhất là nhóm xã hội nghèo. 2) Chỉ có nhóm cán bộ, công nhân viên sau chuyển c ư là tương đối ổn định còn các nhóm xã hội khác, nhất là nhóm không có nghề nghiệp ổn định, đời sống đang gặp nhiều khó khăn. 3) Các yếu tố cá nhân khác như trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, tuổi, giới tính và hệ thống các chính sách do Đảng và Nhà nước ban hành đang tác động làm thay đổi nhiều đến mức sống của nhóm dân cư sau TĐC.
- 5.2. Khung lý thuyết Chính sách của Đảng và Nhà nước M ôi Biến đổi t rư ờng mức sống tự - Thu Gia đình nhập Hệ n hiên, - Quy mô gia - Chi đình, - qu ả kinh Kiểu loại gia tiêu xã đình tế – - Tài - Nghề nghiệp hội sản, xã hội gia đình môi Cá nhân - Tuổi - Giới tính - Học vấn a. Biến phụ thuộc
- Sự biến đổi mức sống được xác định thông qua các chỉ báo: - Biến đổi về thu nhập ( thu nhập bình quân hộ và đầu người/ tháng so sánh với thời điểm trước chuyển cư). - Biến đổi mức chi phí (ăn, ở, đi lại, học tập, chăm sóc sức khoẻ, giải trí và các dịch vụ khác so với tr ước chuyển cư). - Tài sản và môi trường (quy mô, chất lượng, quyền sở hữu nhà ở, chất lượng môi trường tự nhiên xã hội). - Sự thay đổi khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị cơ bản ( điện, đường, trường, trạm, chợ, thông tin liên lạc…). b. Hệ các biến độc lập - Chính sách của Đảng, Nhà nước + Chính sách về đền bù, TĐC. + Hổ trợ sản xuất kinh doanh (tín dụng, thuế…). + Chính sách tạo việc làm. + Các chính sách khác. - Các yếu tố gia đình
- + Quy mô gia đình (đông thành viên, ít thành viên). + Kiểu loại gia đình (gia đình đầy đủ, gia đình khiếm khuyết). + Nghề nghiệp của gia đình (thuần nông, phi nông, hỗn hợp). - Các yếu tố cá nhân + Tuổi. + Giới tính. + Trình độ học vấn. + Nghề nghiệp 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên c ứu của luận văn 6.1. Cơ sở lý luận - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về biến đổi xã hội được nhìn dưới hai mức độ tiến hoá và cách mạng. - Dựa trên các quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chủ trương chính sách TĐC nói riêng của Đảng và Nhà nước.
- - Dựa trên các lý thuyết xã hội học nh ư: Thuyết biến đổi xã hội, thuyết hệ thống và lý thuyết di dân… 6.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phân tích tài liệu có sẵn: đây là những tài liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết, các nghiên cứu đã có, các thống kê, các tài liệu khác liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Điều tra xã hội học trong đó nghiên cứu định tính với phỏng vấn sâu 20 trường hợp áp dụng đối với đại diện hộ gia đình thuộc diện giải toả đền bù hiện đang sinh sống trong khu TĐC và cán bộ lãnh đạo phường có dân TĐC; điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi với số l ượng 210 phiếu tương ứng với 210 chủ hộ gia đình đã di chuyển vào khu TĐC; kết hợp với việc quan sát trực tiếp một số hộ gia đình điều tra về mức sống của nhóm dân cư sống trong khu TĐC. 7. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn - Vận dụng các lý thuyết về biến đổi xã hội, lý thuyết hệ thống và lý thuyết di dân để giải thích quá trình biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau TĐC ở Đà Nẵng. - Góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm c ơ sở khoa học cho việc xác định và hoạch định các chính sách mà Đà Nẵng cần thực hiện cho cư dân vùng TĐC để phát triển kinh tế xã h ội bền vững.
- 8. ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Kết quả luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ lãnh đạo quản lý ở Đà Nẵng và các địa phương có điều kiện tương tự trong việc hoạch định và thực hiện chính sách đền bù giải toả và TĐC. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến biến đổi đời sống xã hội trong quá trình đô thị hoá. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu t ham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 CƠ Sở Lý LUậN CủA VấN Đề NGHIÊN CứU 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Mức sống 1.1.1.1. Khái niệm mức sống Mức sống là một khái niệm được dùng khá phổ biến trong các nghiên cứu để đánh giá mức độ đạt được về các điều kiện sống của dân cư. Tuy
- nhiên, mức sống là một phạm trù kinh tế - xã hội rất rộng nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì mức sống là “mức đạt được trong chi dùng, hưởng thụ các điều kiện vật chất, tinh thần” [40 tr.1157]. Như vậy với quan niệm này thì mức sống được hiểu là mức độ đạt được về các điều kiện vật chất và tinh thần của dân cư. Theo Mác thì “Mức sống dân cư không phải chỉ là sự thoả mãn nhu cầu của đời sống vật chất mà còn là sự thoả mãn nhu cầu nhất định, những nhu cầu được sản sinh bởi chính những điều kiện xã hội mà trong đó con người đang sống và trưởng thành” [23]. Nghĩa là ngoài đòi hỏi về những điều kiện vật chất, con người ta còn hướng tới những nhu cầu xã hội. Những nhu cầu xã hội được sản sinh từ chính những điều kiện xã hội nên đương nhiên nó luôn thay đổi theo sự phát triển của những điều kiện xã hội. Điều đó cũng chứng tỏ rằng mức sống không phải là phạm trù nhất thành bất biến mà luôn biến đổi theo thời gian và không gian nhất định. Trên những quan điểm chung đó, Từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm mức sống vừa khái quát vừa cụ thể như sau: Mức sống là phạm trù kinh tế - xã hội đặc trưng mức thoả mãn nhu cầu về thể chất, tinh thần và xã hội của con người. Được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu số lượng và chất lượng của điều kiện sinh hoạt và lao động của con người. Một mặt, mức sống được quyết định bởi số lượng và chất lượng của cải vật chất và văn hoá dùng để thoả mãn nhu cầu của đời sống; mặt khác, được quyết định bởi mức độ phát triển bản thân nhu cầu của con người. Mức sống không chỉ phụ thuộc vào nền sản xuất hiện tại
- mà còn phụ thuộc vào quy mô của cải quốc dân và của cải cá nhân đã được tích luỹ. Mức sống và các chỉ tiêu thể hiện nó là do tính chất của hình thái kinh tế - xã hội quyết định [15, tr. 973]. Như vậy, mức sống là trình độ thoả mãn nhu cầu toàn diện, thường xuyên tăng lên của dân cư. Mức sống dân cư còn cho ta biết mức độ (cái được xác nhận là nhiều hay ít trên một thang độ nào đó) về các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhóm dân cư đó [25]. Nếu so với khái niệm đời sống thì mức sống có ý nghĩa cụ thể hơn. Phạm vi ngữ nghĩa của từ đời sống thường được sử dụng một cách khá chung chung, ý nghĩa bao hàm rộng. Mặc dù vậy, để đánh giá về đời sống thì các nhà nghiên cứu lại không thể tách rời với việc đo lường, đánh giá mức sống. Mức sống cũng có quan hệ gần gũi với khái niệm chất lượng cuộc sống, bởi chất lượng cuộc sống được hiểu là điều kiện sống làm cho con người thoả mãn các nhu cầu về tinh thần và vật chất. Như vậy, mức sống và chất lượng cuộc sống đều có đặc trưng liên quan đến mức độ hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của con người, trong đó mức sống thường thiên nhiều về mặt "lượng" của đời sống còn chất lượng cuộc sống thiên nhiều về mặt "chất" của đời sống. Chất lượng sống phải đo lường bằng những chỉ báo cụ thể về mức sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại,…) và tinh thần (hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, giải trí, vui chơi, tự do chính trị,…) 1.1.1.2. Biến đổi mức sống Mức sống là một phạm trù có tính lịch sử, chịu sự thay đổi về thời gian và khác nhau trong không gian. Trong một quốc gia hay ở từng vùng, mức sống thường biến đổi cùng với sự biến đổi của điều kiện sống, đặc biệt
- là trình độ phát triển sản xuất trong mỗi thời kỳ. Thời bao cấp, chiến tranh, mức sống trung bình chỉ là có đủ những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu nhất để duy trì sự sống như ăn: 13kg lương thực/tháng, mặc: 4m2 vải một người/năm. Song hiện nay, nức sống trung bình phải đủ ăn, đủ mặc, có nhà ở, có phương tiện đi lại và phương tiện gia dụng bằng mức sống khá giả trước kia. Như vậy nghiên cứu về mức sống phải nghiên cứu trong tính lịch sử và cụ thể của nó. Không chỉ làm rõ khái niệm "mức sống", luận văn còn phải làm rõ khái niệm "biến đổi mức sống" (BĐMS). Song để có cơ sở nhận thức rõ hơn về khái niệm BĐMS phải bắt đầu từ khái niệm biến đổi. Biến đổi là gì? Biến đổi như thế nào? Theo Từ điển tiếng Việt “Biến đổi là sự thay đổi so với cái trước đó” [37, tr.89]. Sự thay đổi đó có thể tăng hoặc giảm, từ dạng này sang dạng khác, từ hình thái này sang hình thái khác. Vậy biến đổi mức sống là sự thay đổi mức độ thoả mãn các nhu cầu về thể chất, tinh thần và xã hội của người dân. Vì biến đổi mức sống là một quá trình kinh tế - xã hội nên để xác định nó, mỗi phép đo đều cần ít nhất hai thời điểm khác nhau. Điểm mốc mà tác giả lựa chọn để so sánh, làm sáng tỏ sự biến đổi mức sống của người dân là sau khi đối tượng được giải toả, di dời và sinh sống ở khu TĐC so với mức sống thời gian trước di dời. Khoảng thời gian sau TĐC được lựa chọn để nghiên cứu ít nhất là từ hơn 6 tháng trở lên. Những hộ gia đình mới chuyển vào khu TĐC với thời gian dưới 6 tháng chưa đủ thời gian cần thiết để đánh giá về những biến đổi mức sống của họ. Đối với Thành phố Đà Nẵng, năm 1997 là một mốc khá trọng đại vì được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Đây cũng là thời điểm mà thành phố triển khai mạnh mẽ các chương trình, dự án quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Vì vậy, nhóm dân cư thuộc diện TĐC trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2004 trở thành đối tượng nghiên cứu của luận văn.
- 1.1.1.3. Các chỉ báo đo lường sự biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau tái định cư ở Đà Nẵng Mức sống là một phạm trù kinh tế - xã hội rất rộng, vì vậy đánh giá sự biến đổi mức sống phải dựa trên các chỉ báo về thu nhập, chi tiêu, nhà ở, đồ dùng lâu bền, mức độ hưởng thụ (khả năng tiếp cận) các dịch vụ đô thị cơ bản... Trước hết, là chỉ báo về thu nhập. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên để đo lường mức sống. ở đây thu nhập thực tế thường được tính theo bình quân đầu người/tháng. ở Đà Nẵng, bình quân đầu người/tháng được tính theo 5 mức rất nghèo, tạm đủ, trung bình, khá giả, giàu như sau: - Nhóm hộ nghèo :Từ 150.000đ trở xuống/đầu người/tháng - Nhóm hộ tạm đủ :Từ trên 150.000đ - 300.000đ/đầu người/tháng - Nhóm hộ trung bình :Từ trên 300.000đ - 600.000đ/đầu người/tháng - Nhóm hộ khá giả :Từ trên 600.000đ-1.200.000đ/đầu người/tháng - Nhóm hộ giàu :Từ trên 1.2000.000đ trở lên/đầu người/tháng Sự phân chia này được dựa trên định mức chuẩn nghèo ở khu vực đô thị của Tổng cục thống kê.
- Thu nhập là chỉ tiêu rất quan trọng để đo lường mức sống, song nếu căn cứ thuần tuý vào mức thu nhập bình quân đầu người/tháng thì sự nhận biết về mức sống dân cư sẽ chưa thật đầy đủ và chính xác. Một mặt do mức thu nhập của người dân sau TĐC có sự dao động rất lớn, do tình trạng thu nhập không ổn định trong môi trường hoạt động kinh tế của người dân TĐC gây ra. Mặt khác, các hộ dân TĐC phải trang trải những chi phí lớn cho việc làm nhà, tạo lập những điều kiện vật chất cần thiết ở nơi cư trú mới nên phần đông đang là những con nợ. Phần chi tiêu cho đời sống gia đình họ trở nên eo hẹp khi phải dành dụm phần thu nhập để trả nợ. Vì vậy, đánh giá mức sống cần phải xem xét về một số chỉ báo khác như, chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở, đi lại) và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế, vui chới giải trí,…). ở đây, phần chi tiêu chủ yếu tập trung cho các nhu cầu thiết yếu nh ư ăn, mặc, ở, đi lại… Trong đó, số lượng các khoản chi và cơ cấu của chúng cũng là những yếu tố phản ánh mức sống và chất lượng sống của từng hộ dân cũng như của cả cộng đồng dân cư này. Ngoài ra, nhu cầu và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, vui chới, giải trí cũng là những chỉ báo cần phải đo lường. Mức sống của cộng đồng dân chuyển cư tăng lên hay giảm đi một phần phụ thuộc mức độ thuận tiện và khả năng tiếp cận những dịch vụ xã hội này. Tỷ lệ người đánh giá mức tiếp cận của dịch vụ khá lên, như cũ hay giảm đi so với trước chuyển cư là những chỉ báo đo lường mức sống của nhóm xã hội này. 1.1.2. Nhóm xã hội
- Nhóm xã hội là những bộ phận cơ bản, hữu cơ cấu thành nên xã hội. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Nhóm xã hội là khái niệm xã hội học chỉ một tập hợp người liên kết với nhau bởi các dấu hiệu hình thức hoặc bản chất được điều chỉnh bởi những thiết chế có những giá trị chung và ít nhiều biệt lập với các tập hợp người khác” [15, tr.264]. Như vậy không phải bất cứ một tập hợp người nào cũng là một nhóm. Theo quan niệm xã hội học thì nhóm phải là một tập hợp người mà đặc trưng quan trọng nhất là họ cơ bản có chung hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội, nhờ đó họ có khuôn mẫu hành vi cơ bản giống nhau. Khoa học xã hội học đã dựa trên những tiêu chí này mà xem xét sự khác biệt giữa nhóm công nhân với nông dân, nông dân với trí thức hoặc nhóm phân chia theo các tiêu chí khác nhau như nghề nghiêp, tuổi tác, vùng sinh sống, giới, dân tộc,… Nhóm là một khái niệm rất rộng và phức tạp. Theo số lượng các thành viên và điều kiện tác động lẫn nhau trong nhóm, các nhóm xã hội được chia làm nhóm nhỏ và nhóm lớn. Nhóm lớn là nhóm mà các thành viên liên kết nhau bởi điều kiện khách quan chung, xác định sự tồn tại của họ một cách vững chắc như giai cấp, tầng lớp, dân tộc, đảng phái chính trị, nghề nghiệp ... Nhóm nhỏ là nhóm người tồn tại trong khoảng không gian và thời gian xác định, được liên kết bởi các quan hệ thực tế của các thành viên của nhóm, thực hiện trên cơ sở giao tiếp như các đội sản xuất, lớp học, gia đình, nhóm bạn bè. Dựa vào tính chất, mức độ tổ chức có nhóm chính thức và nhóm không chính thức... Nhóm chính thức là tập hợp người có mối liên hệ được
- quy chuẩn hoá thông qua những thiết chế xã hội xác định. Còn nhóm không chính thức là những nhóm hình thành tự phát trong đó các quan hệ của các thành viên nhóm không được thiết chế hoá. Hiện nay, trong nhiều ngành khoa học xã hội, thuật ngữ nhóm được dùng với hai nghĩa: nhóm quy ước và nhóm thực. Nhóm quy ước là những nhóm do người ta lập ra theo những dấu hiệu nhất định để nghiên cứu. Chẳng hạn, trong phân tích kết quả những nghiên cứu xã hội học, chúng ta có thể phân chia các đối tượng khảo sát thành những nhóm một cách có chủ định theo: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp... Nhóm thực là nhóm được dùng cho tập hợp người tồn tại trong thực tế, nơi mà mọi người tập hợp cùng nhau, liên kết với nhau bằng một dấu hiệu chung nào đó [6, tr. 161]. Xã hội tác động đến cá nhân thông qua nhóm, vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm với tư cách là yếu tố trung gian giữa cá nhân và xã hội là yêu cầu cần thiết và tất yếu trong việc nhận thức về con người và xã hội. Nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch và chỉnh trang đô thị ở Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến nay là nhóm xã hội mà luận văn quan tâm nghiên cứu. Họ có đặc trưng chung là cùng bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển của thành phố nên phải giải toả di dời và tạo lập cuộc sống mới trong các khu TĐC. Để có cái nhìn sâu hơn về cơ cấu xã hội của nhóm cư dân thuộc diện giải toả, TĐC, trong quá trình phân tích, tác giả cũng sẽ phân chia các đối
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân của những biến đổi mức sống của cộng đồng dân cư sau Tái Định Cư
101 p | 280 | 74
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá xói mòn đất vùng lưu vực sông Đà thuộc ba tỉnh Lai Châu - Điện Biên - Sơn La
128 p | 177 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu biến động tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu
208 p | 150 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng mô hình SWAT khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu và sử dụng đất cho lưu vực sông Thạch Hãn
86 p | 103 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình
100 p | 157 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng
101 p | 92 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu biến động tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu
27 p | 101 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Biến đổi văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng làng nghề giầy da Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
17 p | 138 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục
149 p | 57 | 11
-
Luận văn Thạc sỹ khoa học ngành Thủy văn học: Ứng dụng Mô hình SWAT đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy và bùn cát vào hồ thủy điện Nậm Mức trên sông Nậm Mức
102 p | 56 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Dân tộc học: Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế
203 p | 14 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy văn: Nghiên cứu đánh giá biến động của tài nguyên nước mặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu lưu vực sông Bùi
67 p | 55 | 5
-
Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá an ninh nguồn nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển lưu vực
224 p | 11 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu áp dụng phương pháp biến đổi trường trong miền tần số thực hiện việc biến đổi trường trọng lực khu vực bể trầm tích sông Hồng
11 p | 21 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá an ninh nguồn nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển lưu vực
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Ứng dụng mô hình SWAT khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu và sử dụng đất cho lưu vực sông Thạch Hãn
22 p | 68 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Quan điểm của Platon về đời sống tinh thần của con người qua một số tác phẩm
106 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn