luận văn:BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
lượt xem 49
download
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên, là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ cho nên đặc điểm nổi bật trong đời sống văn hoá thành phố Thái Nguyên là mang tính chất hội tụ, giao lƣu giữa các vùng miền, các dân tộc, mang đậm nét văn hoá vùng miền Trung du Việt Bắc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: luận văn:BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ئ ۞ ئ HÀ THỊ NGUYỆT ÁNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ئ ۞ ئ HÀ THỊ NGUYỆT ÁNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA THÔNG TIN - THỂ THAO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 601405 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHÙNG THỊ HẰNG Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, sơ đồ PHẦN I MỞ ĐẦU 1 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 Chƣơng 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản 8 1.2.1. Khái niệm quản lý 8 1.2.2. Văn hóa 12 1.2.3. Quản lý chức năng giáo dục của văn hóa 19 1.3. Một số vấn đề lý luận về chức năng giáo dục của Trung tâm 24 Văn hóa Thông tin - Thể thao 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm VHTT-TT 24 1.3.2. Chức năng giáo dục của Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao 25 1.3.2.1. Giáo dục tƣ tƣởng, chính trị cho quần chúng nhân dân 25 1.3.2.2. Giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần cho quần 26 chúng nhân dân 1.3.2.3. Giáo dục nếp sống văn hóa cho quần chúng nhân dân 27 1.3.2.4. Giáo dục thể chất cho quần chúng nhân dân 29 1.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chức năng giáo dục của Trung tâm 30 Văn hóa Thông tin - Thể thao 1.3.3.1. Nhận thức về tác động và chuyển hóa của văn hóa thông 30 tin đối với đời sống nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1
- 1.3.3.2. Cơ chế chính sách của nhà nƣớc 32 1.3.3.3. Môi trƣờng xã hội 32 1.3.3.4. Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thuộc Trung tâm 33 Văn hóa Thông tin - Thể thao 1.3.4. Các hình thức hoạt động nhằm thực hiện chức năng giáo dục 34 của Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao 1.3.4.1. Hoạt động thông tin tuyên truyền 34 1.3.4.2. Hoạt động văn nghệ quần chúng 36 1.3.4.3. Hoạt động xây dƣng nếp sống văn hóa 38 1.3.4.4. Hoạt động Thể dục thể thao 40 1.3.5. Biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của 40 Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao Chƣơng 2- CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 45 2.1 Tổng quan về hệ thống đơn vị của Trung tâm VHTT-TT thành 45 phố Thái Nguyên 2.1.1. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân sự 45 2.1.2. Cơ sở vật chất 45 2.1.3. Quy mô hoạt động 46 2.1.4. Nội dung hoạt động 46 2.1.5. Kết quả hoạt động trong 5 năm gần đây 47 2.2. Thực trạng về công tác quản lý chức năng giáo dục của Trung 49 tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố Thái Nguyên 2.2.1. Thực trạng về các tác động quản lý nhằm tăng cƣờng chức 49 năng giáo dục của Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố Thái Nguyên 2.2.2. Thực trạng về việc triển khai các hình thức hoạt động nhằm 61 thực hiện chức năng giáo dục của Trung tâm Văn hóa Thông tin - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2
- Thể thao thành phố Thái Nguyên 2.2.3. Thực trạng về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chức 67 năng giáo dục của Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố Thái Nguyên 2.2.4. Đánh giá chung về hiệu quả của công tác quản lý chức năng 71 giáo dục của Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố Thái Nguyên Chƣơng 3- MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƢỜNG 76 CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA TRUNG TÂM VHTT-TT THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý 76 3.2 Những yêu cầu thực tiễn về việc tăng cƣờng chức năng giáo dục của 77 Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố Thái Nguyên 3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục 79 của Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố Thái Nguyên 3.3.1. Hoàn thiện biện pháp kiện toàn về nhân sự và hoàn thiện bộ 80 máy tổ chức 3.3.2. Hoàn thiện biện pháp bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn 81 và năng lực hoạt động tập thể cho đội ngũ cán bộ 3.3.3. Hoàn thiện biện pháp xây dựng mục tiêu, nội dung, chƣơng trình 83 hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị 3.3.4. Hoàn thiện biện pháp đầu tƣ, bổ sung cơ sở vật chất, trang 85 thiết bị chuyên dụng cho mọi hoạt động 3.3.5. Hoàn thiện biện pháp xã hội hóa các hoạt động bằng nhiều hình 87 thức khác nhau 3.3.6. Hoàn thiện biện pháp xây dựng quy chế hoạt động nội bộ và 88 đề xuất cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3
- 3.3.7. Hoàn thiện biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động theo mục 91 tiêu đề ra 3.3.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp 93 3.4 Khảo nghiệm các biện pháp 94 3.4.1. Khách thể khảo nghiệm 94 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm 96 PHẦN III KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 98 A. Kết luận chung của đề tài 98 B Kiến nghị 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 VHTT-TT Văn hóa Thông tin - Thể thao 2 UBND Ủy ban nhân dân 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 TW Trung ƣơng 5 TDTT Thể dục thể thao 6 BGĐ Ban giám đốc 7 CBQL Cán bộ quản lý 8 QĐ Quyết định 9 ĐA Đề án Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Thực trạng về việc kiện toàn nhân sự và hoàn thiện bộ máy 54 tổ chức của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên Bảng 2.2 Thực trạng về việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn 55 và năng lực hoạt động tập thể cho đội ngũ cán bộ Bảng 2.3 Thực trạng về việc xây dựng mục tiêu, nội dung, chương 56 trình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị Bảng 2.4 Thực trạng về việc đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết 57 bị chuyên dụng cho mọi hoạt động Bảng 2.5 Thực trạng về việc xã hội hóa các hoạt động bằng nhiều 58 hình thức khác nhau Bảng 2.6 Thực trạng về việc xây dựng quy chế nội bộ và đề xuất cơ 59 chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tế Bảng 2.7 Thực trạng về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động theo mục tiêu đề ra 60 Bảng 2.8 Đánh giá của khách thể điều tra về chức năng giáo dục 61 thông qua các hình thức hoạt động của Trung tâm VHTT-TT Bảng 2.9 Đánh giá của khách thể điều tra về hiệu quả giáo dục của 62 các hình thức hoạt động Bảng 2.10 Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hoạt động thông tin 65 tuyên truyền đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT- TT thành phố Thái Nguyên Bảng 2.11 Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hoạt động Văn nghệ 65 quần chúng đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT- TT thành phố Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6
- Bảng 2.12 Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hoạt động xây dựng nếp 66 sống văn hóa đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT- TT thành phố Thái Nguyên Bảng 2.13 Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hoạt động thể dục thể 67 thao đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên Bảng 2.14 Nhận thức của khách thể về chức năng giáo dục của Trung 38 tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên Bảng 2.15 Nhận thức của khách thể về các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng 69 giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên Bảng 2.16 Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng 70 đến chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT Bảng 2.17 Đánh giá hiệu quả quản lý nhằm tăng cường chức năng giáo 72 dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên Bảng 2.18 Vài nét về khách thể khảo nghiệm 95 Bảng 2.19 Kết quả khảo nghiệm các biện pháp được đề xuất 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Tên bảng Tran g Sơ đồ 1.1 Khái niệm quản lý 11 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ về biện pháp quản lý 42 Biểu đồ 2.1 Đánh giá về hiệu quả các tác động quản lý 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8
- PHẦN I MỞ ĐẦU 1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên, là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ cho nên đặc điểm nổi bật trong đời sống văn hoá thành phố Thái Nguyên là mang tính chất hội tụ, giao lƣu giữa các vùng miền, các dân tộc, mang đậm nét văn hoá vùng miền Trung du Việt Bắc và trong những năm qua, sự nghiệp văn hoá thông tin, thể thao thành phố Thái nguyên đã có sự chuyển biến rõ rệt góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, hun đúc thêm truyền thống yêu nƣớc, truyền thống cách mạng và các giá trị văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên. Trung tâm Văn hoá Thông tin - Thể thao (VHTT-TT) thành phố Thái Nguyên đƣợc thành lập ngày 31 tháng 3 năm 2004 là một đơn vị sự nghiệp với chức năng tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, trên cơ sở đó nhằm giáo dục tƣ tƣởng chính trị, thẩm mỹ, nếp sống văn hóa và thể chất cho quần chúng nhân dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Khác với các cơ sở giáo dục, trƣờng học thông thƣờng, Trung tâm Văn hoá Thông tin - Thể thao thành phố Thái Nguyên là một "trƣờng học" mang tính nghề nghiệp nhiều hơn, hàng năm tổ chức các lớp học tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở với đầy đủ các nội dung về thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể thao...thông qua đó chức năng giáo dục đƣợc thực hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thực hiện chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên còn nhiều hạn chế, cả về nội dung lẫn hình thức hoạt động. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ thông qua các nội dung hoạt động mà đơn vị tổ chức theo kế hoạch hàng năm mới chỉ đáp ứng đƣợc nhiệm vụ chính trị mà thành phố giao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và công tác xã hội hóa về văn hóa, thể thao đối với xã hội. Hay nói cách khác nội dung hoạt động còn nghèo nàn, đơn điệu, hình thức hoạt động chƣa đổi mới. Điều này cũng đã làm hạn chế năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ trong đơn vị rất nhiều. Đồng thời công tác giáo dục cho quần chúng nhân dân dƣờng nhƣ mới chỉ dừng lại ở việc nhận thức, cung cấp thông tin, tạo dựng phong trào song chƣa đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, với thực tế của một đơn vị sự nghiệp nhƣ hiện nay, để có thể làm tốt chức năng giáo dục của mình, Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên cần phải có cách thức quản lý và hệ thống các biện pháp quản lý phù hợp đem lại hiệu quả. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề "Biện pháp quản lý nhằm tăng cường chức năng giáo dục của Trung tâm Văn hoá Thông tin - Thể thao thành phố Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu. 2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm phát hiện những ƣu điểm và hạn chế trong công tác quản lý chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2
- 3- ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ ĐIỀU TRA 3.1- Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm Văn hoá Thông tin - Thể thao thành phố Thái Nguyên. 3.2- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên. 3.3- Khách thể điều tra Gồm 35 khách thể trong đó: - Lãnh đạo Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên: 02 ngƣời. - Lãnh đạo Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên: 02 ngƣời. - Cán bộ quản lý cấp phòng: 03 ngƣời. - Cán bộ quản lý cấp cơ sở: 28 ngƣời. 4- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Việc quản lý chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT- TT thành phố Thái Nguyên còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ: đội ngũ cán bộ còn mỏng, năng lực hoạt động còn yếu nên việc quản lý và tổ chức hoạt động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đòi hỏi của các ngành chức năng; công tác giáo dục thông qua các hình thức hoạt động còn mang tính lỏng lẻo, thời vụ. Nếu nghiên cứu, đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý phù hợp sẽ khắc phục đƣợc những hạn chế trên, nâng cao chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên. 5- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1- Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3
- 5.2- Khảo sát thực trạng việc quản lý hoạt động của ngƣời cán bộ văn hoá ở thành phố Thái Nguyên. 5.3- Hoàn thiện và đổi mới các biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên. 6- GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trong điều kiện cho phép, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Thực trạng về công tác quản lý hoạt động nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên. - Hoàn thiện và đổi mới một số biện pháp quản lý nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác quản lý, tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT- TT thành phố Thái Nguyên. 7- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: 7.1- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu lý luận, quan điểm đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có liên quan đến việc tăng cƣờng chức năng giáo dục của đơn vị sự nghiệp Trung tâm VHTT- TT thành phố Thái Nguyên. 7.2- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp quan sát: Tiếp cận quan sát tổng thể, theo dõi, ghi nhận mọi mặt biểu hiện trong công việc của ngƣời quản lý. Mục đích nhằm tìm hiểu năng lực quản lý, năng lực hoạt động thông qua các nội dung công việc mà ngƣời cán bộ văn hoá đƣợc giao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4
- - Phƣơng pháp điều tra: Căn cứ vào các nguyên tắc, nội dung đã đƣợc định trƣớc để tiến hành điều tra (an két), mục đích là thu thập các số liệu về thực trạng năng lực quản lý, năng lực hoạt động của ngƣời cán bộ văn hoá, thu thập thông tin về tính khả thi của các biện pháp nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT- TT thành phố Thái Nguyên. - Phƣơng pháp đàm thoại và phỏng vấn sâu: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập thêm thông tin thông qua trao đổi với một số khách thể có uy tín và kinh nghiệm trong công tác quản lý. - Phƣơng pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của chuyên gia về công tác quản lý nói chung và các biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT thành phố Thái Nguyên nói riêng. - Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua việc theo dõi, kiểm tra các hoạt động đƣợc diễn ra tại Trung tâm VHTT-TT với các hình thức nhƣ: tuyên truyền trực quan, tuyên truyền cổ động, văn hoá, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí... để phân tích những ƣu điểm và hạn chế của các kết quả đạt đƣợc. Trên cơ sở đó đánh giá khả năng hoạt động của cán bộ Trung tâm VHTT- TT, đồng thời đƣa ra những kết luận phù hợp. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Thông qua các cuộc họp, hội nghị của Thành uỷ, UBND, HĐND, Sở, Ban, Ngành văn hoá để rút ra những kinh nghiệm, bài học trong công tác quản lý. 7.3 - Các phƣơng pháp thống kê toán học - Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả thu đƣợc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5
- 8- CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn bao gồm: - Phần I: Mở đầu - Phần II: Nội dung nghiên cứu + Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu + Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu + Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố Thái Nguyên - Phần 3: Kết luận và kiến nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6
- PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1- TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Theo tổng kết của UNESCO trong 50 năm qua giáo dục đã có thể trở thành một nhân tố then chốt của phát triển bằng cách thực hiện 3 chức năng kinh tế, khoa học và văn hoá mà thể hiện cụ thể là đào tạo đội ngũ những ngƣời lao động lành nghề, đội ngũ các nhà trí thức tham gia có hiệu quả vào cuộc cách mạng trí tuệ - động lực của các nền kinh tế, đảm bảo đƣợc quá trình phát triển kinh tế đồng hành với quản lý có trách nhiệm "môi trƣờng vật thể và con ngƣời" đào tạo nên các thế hệ công dân đƣợc "bắt rễ trong chính nền văn hoá của họ mà vẫn có ý thức hội nhập với các nền văn hoá khác vì sự tiến bộ xã hội nói chung". Hội nghị Quốc tế về giáo dục lần thứ 2 đã xem xét các vấn đề: - Giáo dục đào tạo và phát triển ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau, các nền kinh tế đòi hỏi cần đƣợc sử dụng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, với sự đào tạo có thể đáp ứng quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế, ngƣợc lạ i giáo dục lại cần đến các nguồn tài chính cung cấp bởi các nền kinh tế ngày càng phát triển. - Giáo dục đã và sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò quan trọng trong việc đào tạo nên các công dân có đủ khả năng tham dự vào các hoạt động trong xã hội đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, đa văn hoá với tƣ tƣởng dân chủ, công bằng xã hội, đoàn kết và hoà bình. Bởi vậy, giáo dục hoàn toàn không chỉ phục vụ mục đích lợi nhuận kinh tế. - Tại diễn đàn về giáo dục quốc tế các nƣớc thuộc khối APEC có nêu: Ở thế kỷ 21 vấn đề kiến thức phải đƣợc đặt ra nhƣ là ƣu tiên hàng đầu trong các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7
- chiến lƣợc phát triển của mọi quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là giáo dục, phải là trọng điểm ƣu tiên của các chính sách phát triển quốc gia nhằm tạo điều kiện cho mọi cá nhân đƣợc tiếp nhận các đào tạo cần thiết chuẩn bị cho việc tham gia vào cuộc sống. Nhƣ vậy giáo dục có vai trò, và chức năng to lớn đối với đời sống xã hội loài ngƣời, đối với ngành văn hoá nói chung và đơn vị Trung tâm văn hoá thông tin - thể thao nói riêng. Giáo dục là điều tất yếu gắn chặt với các hoạt động và đƣợc cụ thể hoá thông qua chính sách các hoạt động đấy. Về vấn đề “văn hóa” đã có một vài công trình nghiên cứu ở trong nƣớc đề cập tới theo những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn: xã hội hóa hoạt động văn hóa ỏ tình Bình thuận của tác giả Nguyễn Minh Đức năm 2009, Phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin ở thành phố Thái Nguyên của tác giả Vũ Thị Liên Minh năm 2007…, tuy nhiên cho đến nay vấn đề quản lý nhằm tăng cƣờng chức năng giáo dục của Trung tâm VHTT-TT - một đơn vị sự nghiệp không phải là trƣờng học thông thƣờng là vấn đề mang tính đắc thù riêng của Việt Nam, nên trên thế giới cũng nhƣ ở trong nƣớc đến nay vẫn còn là một khoảng trống, ít đƣợc quan tâm nghiên cứu. Bởi thế chúng tôi cho rằng vấn đề này cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa. 1.2- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1- Khái niệm quản lý Một xã hội muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải đảm bảo 3 yếu tố: Tri thức, lao động và quản lý. Khi xã hội loài ngƣời xuất hiện, một loạt các quan hệ: quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thiên nhiên, giữa con ngƣời với xã hội và cả quan hệ giữa con ngƣời với chính bản thân mình xuất hiện theo. Điều này làm nảy sinh nhu cầu về quản lý. Trải qua tiến trình lịch sử phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8
- xuất, tổ chức, điều hành xã hội cũng phát triển theo. Đó là tất yếu lịch sử, ngƣợc lại khi trình độ tổ chức điều hành xã hội phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của trình độ sản xuất, của nền văn minh xã hội. Nhƣ vậy, quản lý trở thành nhân tố của sự phát triển. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến con ngƣời. Quản lý có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội tuỳ theo trình độ quản lý cao hay thấp. Theo C. Mác, quản lý (QLXH) là chức năng đƣợc sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động. Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con ngƣời và thông qua quản lý (con ngƣời điều khiển con ngƣời). Ông coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội, theo ông: "Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải có một chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhƣng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trƣởng ".[6, tr.29-30] Nhƣ vậy, quản lý là tất yếu tồn tại ở mọi loại hình tổ chức, mọi xã hội. Khái niệm quản lý đã đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau: Theo Harol Koontz: "Quản lý là hoạt động thiết yếu đảm bảo sự nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức" [16, tr.31]. Theo F. W. Taylor: "Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm và sau đó hiểu đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" [9, tr.89] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9
- Theo Thomas. J.Robbins - Wayned Morrison: "Quản lý là một nghề nhƣng cũng là một nghệ thuật, một khoa học" [35, tr.19] Theo M. Follet: "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc của mình đƣợc thực hiện thông qua ngƣời khác". Theo Aunapu F.F: "Quản lý là khoa học và là một nghệ thuật tác động vào một hệ thống xã hội, chủ yếu là quản lý con ngƣời nhằm đạt đƣợc những mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau" [1, tr.75] Ở Việt Nam cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý: Theo từ điển Tiếng Việt :"Quản lý là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [37, tr.789] Theo GS Mai Hữu Khuê: "Quản lý là tác động có mục đích tới tập thể những ngƣời lao động nhằm đạt đƣợc những kết quả nhất định và mục tiêu đã định trƣớc" [15, tr.19-20] Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể lên đối tƣợng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong điều kiện chuyển biến của môi trƣờng"[41, tr.43] Theo tác giả Nguyễn Văn Bình: "Quản lý là một nghệ thuật đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hƣớng dẫn, chỉ huy hoạt động của những ngƣời khác" [5, tr.176] Theo GS Đặng Vũ Hoạt và GS Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình có định hƣớng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trƣng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngƣời quản lý mong muốn” [ 22, tr.17] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: " Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1"
59 p | 270 | 72
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
188 p | 46 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh
129 p | 87 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị
118 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa ở các trường THCS tại Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
151 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông miền núi tỉnh Quảng Ngãi
148 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng
137 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam
145 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai
118 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non tại thành phố Đà Nẵng
127 p | 16 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh sinh viên trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng
129 p | 25 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện chính trị và Hành chính khu vực I
100 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường chuyên cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
158 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên tiểu học quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng
131 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ở trường Trung cấp nghề Thanh niên dân tộc - Miền núi tỉnh Quảng Nam
136 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai
133 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm ở các trường trung học phổ thông trên đại bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
148 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
71 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn