Luận văn: Bước đầu nghiên cứu mô hình thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình
lượt xem 68
download
Môi trường là nơi để con người sống, lao động và học tập. Do vậy môi trường đã là vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới. Với sự bùng nổ của sản xuất công nghiệp cũng như sự bùng nổ về dân số của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã làm cho môi trường bị phá huỷ trầm trọng. Bầu không khí, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề một phần do con người tàn phá thiên nhiên, phần nữa do con người thải vào thiên nhiên những...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Bước đầu nghiên cứu mô hình thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình
- Luận văn Bước đầu nghiên cứu mô hình thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình 1
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài, tên đề tài. Môi trường là nơi để con người sống, lao động và học tập. Do vậy môi trường đã là vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới. Với sự bùng nổ của sản xuất công nghiệp cũng như sự bùng nổ về dân số của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã làm cho môi trường bị phá huỷ trầm trọng. Bầu không khí, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề một phần do con người tàn phá thiên nhiên, phần nữa do con người thải vào thiên nhiên những gì không cần nữa. Ở nước ta, việc làm ô nhiễm môi trường do chất phế thải gây ra đang là vấn đề bức xúc. Ở các thành thị, mỗi người dân thải ra trung bình từ 0,5 – 1 kg chất phế thải, nhìn chung do cơ sở hạ tầng còn thấp kém, đầu tư để thu rọn còn rất hạn hẹp, khâu xử lý hầu như không có, do vậy chất phế thải đang là nguồn gây ô nhiễm nặng nề. Phế thải không được xử lý gây ô nhiễm trầm trọng bầu không khí, nguồn nước ngầm và là mầm mống dịch bệnh. Chất phế thải đổ ra tràn lan chiếm phần đáng kể đất đai vốn đã rất hiếm ở nước ta. Mặt khác, chất phế thải không được xử lý còn làm xấu cảnh quan môi sinh, gây ấn tượng không đẹp cho du khách thập phương, nhất là trong thời kỳ có nhiều đầu tư nước ngoài và khách du lịch. Chính chất phế thải cũng là thước đo văn minh đô thị, sức khoẻ, tiềm lực kinh tế và khả năng lao động của cộng đồng. Để nâng cao chất lượng môi trường, vệ sinh môi trường đô thị, đáp ứng nhu cầu sống trong môi trường trong sạch không bị ô nhiễm. Vì thế Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình từng bước tiếp cận, đổi mới với phương tiện cơ giới trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải thay thế cho lao động thủ công, đồng thời phải đưa ra những biện pháp xử lý phế thải thích hợp. Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình là một doanh nghiệp hoạt động công ích từ rất lâu, với trách nhiệm đảm bảo, duy trì công tác vệ sinh đô thị trên địa bàn thị xã Thái Bình ngày càng xanh- sạch- đẹp, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về 2
- chất lượng môi trường sống ngày càng cao. Từ đó Công ty Thị Chính cần có phương pháp để thu gom vận chuyển tránh và giảm thiểu rác thải gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Thực tế hiện nay công tác thu gom, vận chuyển rác thải của Công ty chưa thu gom, vận chuyển được toàn bộ khối lượng rác phát sinh trên địa bàn thị xã, mà lượng thu gom hiện nay mới chỉ đạt khoảng 80%. Vì vậy không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Công ty mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường khi có rác tồn đọng. Bên cạnh đó Công ty đã nỗ lực hoàn thành tốt hết khả năng của mình, song do phương tiện kỹ thuật còn lạc hậu, không tốt nên trong lúc chuyển giao giữa thu gom và vận chuyển không được đồng bộ và hoà hợp với nhau gây ảnh hưởng tới môi trường xunh quanh. Vì vậy trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình em đã chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu mô hình thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình.” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung tìm hiểu công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính trên địa bàn thị xã. Qua thực tế công tác thu gom, vận chuyển rác thải hiện nay của Công ty em đánh giá thực trạng của công tác thu gom, vận chuyển của công ty sau đó đi sâu vào tìm hiểu, tổng hợp và phân tích để đánh giá thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đề tài tập trung vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức lao động trong Công ty, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và ảnh hưởng của nó tới môi trường xung quanh và tới con người. 3. Những đề xuất và đóng góp của đề tài. Đề tài phân tích và đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý phế thải của Công ty Thị Chính. Từ đó đề xuất một số giải pháp 3
- nhằm làm cho công tác thu gom, vận chuyển ngày một hiệu quả hơn, từ đó có kiến nghị để từng bước hoàn thiện công tác này, đó là các đề xuất, đóng góp: - Đánh giá mặt tích cực của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý phế thải của Công ty Thị Chính, nêu lên những điểm mạnh cần phát huy đồng thời chỉ ra những hạn chế trong công tác đó. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể, phương pháp ứng dụng về tổ chức thu gom, vận chuyển còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế một cách tối thiểu ảnh hưởng tới dân cư quanh vùng, quanh các bãi, các điểm tập kết rác. 4. Kết cấu của đề tài. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu ở Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình em thấy nhìn chung hoạt động của Công ty chủ yếu vẫn là thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sau đó đem tới bãi chôn, lấp trũng ở hồ Chiến Thắng, công tác thu gom, vận chuyển được phân chia về các tổ đội sản xuất và các tổ đội này chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động của mình đối với Công ty. Vì vậy đề tài bao gồm các chương sau: Chương I: Những vấn đề chung về chất thải và quản lý chất thải. Chương II: Thực trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình. Chương III: Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình. 5. Lời cảm ơn. Để hoàn thành được đề tài này em đã được sự giúp đỡ tận tình và trực tiếp của cô giáo: Thạc sỹ Lê Thu Hoa cùng với sự giúp đỡ của toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện, chỉ bảo em những kiến thức cần thiết để hoàn chỉnh đề tài này. Với sự cô gắng và quyết tâm của bản thân cùng với các tài liệu có được qua thực tế thực tập ở Công ty và kiến thức đã được học em đã hoàn chỉnh được chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề 4
- này em viết dựa trên cơ sở lý thuyết mà thầy cô đã giảng kết hợp với kiến thức thu được qua quá trình thực tập ở Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình. Tuy nhiên dù cố gắng đến mấy, bài viết của em cũng không tránh khỏi những sai sót trong khi làm và một số vấn đề em đã không nhìn nhận được trên phương diện tổng thể nên đã đánh giá không đúng thực tế và trong cách trình bày, nhưng đó là tất cả sự cố gắng của em trong đề tài này. Vì vậy em kính mong thầy cô chỉ bảo cho em những vấn đề mà em còn thiếu sót và chưa làm được trong đề tài này cũng như trong cuộc sống và làm việc sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo Lê Thu Hoa đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo em cùng các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế-Quản lý Môi trường và đô thị. 5
- Lời cam đoan: “ Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác, nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường”. Hà nội, ngày…..tháng…..năm2003 Sinh viên Trịnh Duy Hiển 6
- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT THẢI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI. 1.1. Khái niệm về chất thải. Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một bộ phận vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa gọi chung là chất thải. Như vậy trong quá trình sống của mình con người luôn tạo ra một lượng chất thải nhất định từ các nguồn khác nhau như trong sản xuất ( chất thải công nghiệp), trong nông nghiệp ( chất thải nông nghiệp ) và trong dịch vụ, du lịch,…Chất thải từ quá trình sinh hoạt của con người còn được gọi là rác thải. Mỗi một hoạt động này đều có thể gây ra ô nhiễm môi trường hay biến đổi các thành phần môi trường làm cho môi trường sống của con người mất đi không khí trong lành cũng như làm mất cảnh quan đô thị, ảnh hưởng gián tiếp đến phát triển kinh tế xã hội của vùng và môi trường đầu tư từ nước ngoài. 1.2. Các thuộc tính của chất thải. Rác thải nói chung hay các chất thải khác đều có các đặc trưng của nó, nó ảnh hưởng vào các điều kiện khác nhau. Chất thải tồn tại ở dạng vật chất như rắn, lỏng, khí có thể xác định khối lượng rõ ràng. Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính về lý học, hoá học, sinh học cuả chúng. Các nhà quản lý thường dựa vào những đặc tính này 7
- để phân biệt chất thải nguy hiểm ở mức độ nào từ đó rút ra được cách thức quản lý và xử lý rác thải thích hợp. - Thuộc tính vật lý: Đó là các chất thải tồn tại dưới dạng vật chất như rắn, lỏng, khí có thể xác định được khối lượng rõ ràng. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như nhiệt, bức xạ, phóng xạ… - Thuộc tính tích luỹ dần: Do các hoá chất bền vững và sự bảo tồn vật chất nên từ một lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích luỹ thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy hiểm, đó là các kim loại nặng như: As, Hg, Zn… - Thuộc tính chuyển đổi: Các hoá chất có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với nhau thành các chất nguy hiểm hơn hay ít nguy hiểm hơn. Người ta còn gọi đây là đặc điểm cộng hưởng của các chất thải nguy hiểm. - Thuộc tính sinh học: Một số chất thải rắn, lỏng, khí còn có đặc thù sinh học nên thông qua quá trình biến đổi sinh học trong cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác mà biến đổi thành các sản phẩm tạo ra các ổ dịch bệnh nhất là ở các vùng nhiệt đới ẩm như ở nước ta. 1.3. Các nguồn chất thải gây ô nhiễm. Ngày nay nguồn gốc gây ra ô nhiễm môi trường thường được phân chia theo nơi phát sinh ra nó. 1.3.1. Chất thải từ công nghiệp. Trong quá trình sản xuất công nghiệp tạo ra chất thải từ các nguồn gốc khác nhau và do đó nó có bản chất khác nhau như: công nghiệp hoá học, công nghiệp luyện kim và cả công nghiệp điện tử hiện đại cũng đưa vào sinh quyển vô số loại hợp chất hữu cơ, vô cơ thường là những chất có độc tính cao, khó phân huỷ, đôi khi không thể phân huỷ như thuỷ ngân, cađimi, vanađi, … Những chất thải này chỉ có mặt ở lượng “vết” trong vỏ Trái Đất nhưng ngày nay nó đã được sử dụng rộng rãi trong phạm vi công nghiệp. Trong phạm vi 8
- của đề tài này thì những chất thải từ công nghiệp chỉ được nghiên cứu là những giấy tờ, báo cáo, những phế thải không sử dụng được nữa. 1.3.2. Chất thải từ nông nghiệp. Nước ta là một nước có dân số làm nông nghiệp chiếm đến 80%. Chính vì vậy chất thải từ nông nghiệp cũng chiếm một phần không nhỏ, như việc sử dụng phân bón hoá học với khối lượng lớn và việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ cỏ đã làm tăng năng suất nông nghiệp nhưng cũng làm ô nhiễm đất canh tác nghiêm trọng. Tuy nhiên những chất thải sinh ra từ nông nghiệp thường được ủ làm phân bón ruộng như rơm, rạ, lá rau cỏ héo úa,…Song không phải tất cả lượng rác này đều được sử dụng hết và có lợi cho cuộc sống hàng ngày bởi vì một phần rác thải từ nông nghiệp được con người giữ lại để phục vụ cho mục đích khác trong cuộc sống như rơm, rạ phơi để đun, lá rau, cỏ vứt lại bừa bãi trên bờ ruộng khi gặp trời mưa, độ ẩm cao có ảnh hưởng tới người đi đường và dân cư quanh vùng. Đặc biệt là khi nông dân sử dụng phân hoá học và thuốc trừ cỏ làm ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của vùng nhất là ở vùng quê như Thái Bình thì đại bộ phận dân cư sử dụng nguồn nước giếng khơi là chủ yếu. 1.3.3. Nguồn chất thải từ sinh hoạt của con người. Chất thải sinh hoạt đứng thứ hai về tổng lượng và cơ cấu chất thải ở Việt Nam. Thế nhưng ở các đô thị thì nó lại đứng đầu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng và cơ cấu chất thải đô thị. Đây là nguồn rác thải cũng mang đầy đủ của chất thải nói chung, cùng với sự gia tăng về dân số và đô thị hoá cũng như sự cải thiện đời sống nhân dân là sự gia tăng lượng chất thải sinh hoạt và các vấn đề về môi trường. Xu thế gia tăng chất thải sinh hoạt đặt ra vấn đề là cần phải có các công cụ quản lý sao cho phù hợp với tình hình kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta. Vấn đề cấp bách hiện nay đó là tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn mới chỉ chiếm từ 40 – 60%, 9
- còn ở các thành phố nhỏ và thị xã mới chỉ đạt từ 20- 30%. Đồng thời cùng với việc chôn lấp rác thải như hiện nay gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường sống của con người, đây là nguồn gốc gây ra nhiều căn bệnh khác nhau cho con người nơi có môi trường xú uế, lượng rác tồn đong qua thời gian cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. 1.3.4. Nguồn chất thải từ ô nhiễm giao thông vận tải. Một trong những nét đặc trưng của xã hội công nghiệp hoá là sự cơ giới hoá trong các phương tiện giao thông vận tải mà chủ yếu là lượng ô tô, xe máy nhất là ở các nước đang phát triển như nước ta xe máy chiếm vị trí quan trọng trong giao thông hàng ngày đặc biệt là các loại xe đã quá cũ, quá hạn sử dụng gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường không khí như lượng khí CO2, SO2, NOx… tăng lên nhanh chóng gây ảnh hưởng đến sự sống của con người. Ngoài ra còn có những vụ tai nạn chở dầu của giao thông đường thuỷ luôn là những thảm hoạ sinh thái đó là chưa kể tới chất thải mà tàu chở hàng và chở khách thải ra Đại Dương 1.4. Sự lan truyền của chất thải gây ô nhiễm. Phần lớn các chất gây ô nhiễm là những sản phẩm được sinh ra trong những vùng có địa giới hoàn toàn xác định như các khu công nghiệp, các vùng nông nghiệp phát triển, … sau một thời gian sử dụng những sản phẩm đó sẽ không còn giá trị sử dụng nữa, nó sẽ trở thành rác thải nhưng những nguồn gây ô nhiễm này lại có tính chất lan truyền từ vùng này đến vùng khác hay từ nước này đến nước khác và có thể manh tính chất toàn cầu. Đó là do sinh quyển của chúng ta không đơn giản là sự lắp ghép của các hệ sinh thái mà không có một hệ sinh thái nào là hoàn toàn đóng kín cả, nó là một hệ tồn tại trong mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc vào nhau. Chính vì thế khi một chất được thải ra, nó lan truyền từ hệ sinh thái này sang hệ sinh thái khác và cứ thế nó lan truyền mãi sang cả các khu vực, các vùng khác. 10
- Ví dụ: khi một gia đình bỏ đi một cái tủ lạnh đã hết giá trị sử dụng và bị hỏng. Chiếc tủ này được vứt ra đường hoặc bãi thải thì chất CFC có trong thành phần của tủ sẽ lan ra ngoài bay lên và ảnh hưởng tới tầng ôzôn, nó là chất nguy hiểm phá huỷ tầng ôzôn. Tuy nhiên nó không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của vùng đó mà nó còn ảnh hưởng tới toàn cầu. II. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT. 2.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt và quản lý chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt là tất cả các loại chất thải còn lại xuất phát từ mọi khía cạnh hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày từ phân, nước tiểu của hoạt động sinh lý tự nhiên đến thức ăn thừa, rác quét nhà,… cho đến xác ô tô, xe máy hỏng bị thay thế. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là làm sao để các chất có thể gây ô nhiễm môi trường không lan truyền ra khí quyển, thuỷ quyển và thạch quyển. Chất thải rắn sinh hoạt có những chất hữu cơ có thể lên men, là môi trường của các loại vi sinh vật gây bệnh, đây là loại chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Mặt khác chất thải sinh hoạt lại liên quan chủ yếu đến khu công nghiệp, các thành phố, thị xã nơi tập trung đông dân cư do đó nó là nguồn gốc của các loại dịch bệnh. Chính vì vậy việc quản lý tốt chất thải sinh hoạt là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống của người dân quanh vùng. 2.2. Biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn sinh hoạt là loại chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất, tuy nhiên biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị của Việt Nam nói chung và thị xã Thái Bình nói riêng chủ yếu vẫn là chôn lấp, nhưng việc chôn lấp rác thải rắn chưa có bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh 11
- môi trường mà chỉ là những bãi rác lộ thiên không được chèn lót kỹ. Vị trí chôn lấp chất thải hiện thời chưa được thiết kế thích hợp hầu hết các bãi rác đều nằm cách khu dân cư từ 200 đến 500 m, do đó không đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Với số dân hơn 7 vạn người nội thị, hàng ngày thị xã Thái Bình thải ra từ 120 – 150 m3 rác, tương đương với từ 70 – 80 tấn, rác thải sinh hoạt được thu gom đem đến lấp trũng ở hồ Chiến Thắng, việc làm này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là môi trường không khí và nguồn nước và là những ổ dịch bệnh lớn. Ở Thái Bình với 40.000 m3/năm cũng cần 1 ha/năm mà đất ở, đất canh tác lại rất hiếm hoi, muốn chôn rác đúng kỹ thuật để không ô nhiễm môi trường thì cũng phải đầu tư rất tốn kém và tất nhiên không thể khắc phục được yếu điểm về chỗ đổ rác mỗi năm 1 ha. Ngoài phương pháp chôn lấp rác thải truyền thống như trên người ta còn có các biện pháp chất thải rắn sinh hoạt khác nhau như phương pháp đốt rác, phương pháp chế biến rác thành sản phẩm,…Tuy nhiên với phương pháp đốt rác hiện đại và triệt để không gây ô nhiễm môi trường là hết sức tốn kém ( với lò 500 tấn/ngày phải tốn đến 348 triệu USD ).Thái Bình là tỉnh nông nghiệp lớn, đất ít ngưòi đông có năng suất cao, hàng năm Thái Bình phải dùng một lượng phân bón lớn. Vì vậy biện pháp chế biến chất thải sinh hoạt thành phân bón là việc làm rất thích hợp không những thu được một phần kinh phí mà tỉnh phải bỏ ra để thu dọn rác thải mà còn giải quyết được một vấn đề nan giải cho thị xã là không cần đất để chôn lấp. 2.3. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý chất thải rắn sinh hoạt. ở Việt Nam hiện nay hệ thống tổ chức và quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ trung ương tới các tỉnh, các đô thị chưa hoàn thiện và chưa nhất quán. ở cấp thành phố và thị xã môic nơi có một hệ thống quản lý khác nhau, các thị trấn thì hầu như không có hệ thống quản lý vệ sinh hoặc chất thải sinh hoạt. Những năm gần đây tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các địa phương 12
- đã được chú ý hơn nhưng về cơ bản hình thức và nội dung hoạt động vẫn chậm đổi mới, các đơn vị quản lý chất thải vẫn là các đơn vị hành chính sự nghiệp. Tuy đã có Luật bảo vệ môi trường nhưng còn thiếu các văn bản pháp quy quy định về tiêu chuẩn, luật lệ quản lý đô thị nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Ở Việt Nam, chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng đang là mối quan tâm lớn của Đảng và Chính phủ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đáng nói ở đây là bên cạnh phương hướng và biện pháp quản lý, xử lý chất thải theo kiểu “ cuối đường ống”, Việt Nam ngày càng quan tâm và chú ý tới cách tiếp cận tổng hợp trong việc quản lý chất thải. Cách tiếp cận này bao gồm cả việc hướng tới một nền kinh tế thân với môi trường dựa trên cơ sở công nghệ sạch và thói quen tiêu dùng “ xanh”. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là tìm hiểu công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình, sau đó đi sâu vào tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh để đánh giá thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều quan trọng là phải xác định được các lợi ích và chi phí của việc thu gom và vận chuyển rác thải trên một cách nhìn tổng thể để tránh các lợi ích và chi phí bị bỏ qua. Sau đó phân tích hiệu quả của hoạt động thu gom, vận chuyển trên khía cạnh tài chính, xem xét những chi phí phải bỏ ra trong quá trình hoạt động và lợi ích thu được. Vì vậy trong đề tài này em sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Cơ sở để hình thành các phương án môi trường là dựa vào giá trị tương lai của dự án mạng lại là bao nhiêu, các lợi ích về môi trường và xã hội mà dự án mang lại. Vì vậy ta so sánh giữa lợi ích và chi phí của hoạt động. B: Doanh thu từ hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải. C: Chi phí phải bỏ ra để thực hiện hoạt động. 13
- B Sau đó ta xem xét giá trị B – C và . C Tuy nhiên đây là dự án môi trường nên hiệu quả tài chính của hoạt động có thể âm, song ta phải xét đến hiệu quả của nó trên góc độ xã hội và môi trường để đánh giá giá trị thực của nó trước khi thực hiện dự án đó. 3.2. Nguồn số liệu. Đề tài được nghiên cứu và phân tích dựa trên cơ sở nguồn số liệu thu thập được để tính toán chi phí và lợi ích của công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty Thị Chính thị xã Thái Bình. Các thống kê về tình hình kinh tế xã hội của Sở Khoa học công nghệ và môi trường Thái Bình cùng các giáo trình tài liệu tham khảo và các quy định, quyết định … có liên quan. 14
- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI CỦA CÔNG TY THỊ CHÍNH THỊ XÃ THÁI BÌNH. I. TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở THỊ XÃ THÁI BÌNH. 1.1. Tổng quan về thị xã Thái Bình. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng lớn của đồng bằng sông Hồng với diện tích 1059 km2 gồm 1 thị xã Thái Bình và 7 huyện có số dân 7 vạn người với mật độ dân số rất cao 12.023 người/km2( Số liệu niên giám thống kê 2002), tỷ lệ sinh là 1,55% là nơi tập trung rất đông dân cư từ các huyện lên làm việc và cũng là nơi tập trung sinh viên từ các tỉnh lân cận và các huyện của trường đaị học Y Thái Bình và cao đẳng Sư Phạm Thái Bình , trung cấp kinh tế- kỹ thuật… Mặt khác cùng với quá trình phát triển của mình thị xã ngày càng tập trung đông dân dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt và sản xuất ngày một tăng lên. Theo thống kê của Sở Khoa Học Công Nghệ Thái Bình thì hàng ngày toàn thị xã thải ra từ 120 - 150 m3 rác thải. Do lượng rác thải thải ra qúa nhiều song một số người dân không hiểu được việc vứt rác đúng nơi quy định là trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người để thị xã ngày càng xanh- sạch- đẹp, họ cho đó là công việc của công nhân vệ sinh môi trường vì thế lượng rác thải ra bừa bãi đã làm ô nhiễm nặng hai con sông Bồ Xuyên và Vĩnh Trà, bùn thối của hai con sông này cùng với nhiệt độ trung bình trong thị xã là 20 – 240C lượng mưa cao trung bình là 1400- 2400mm và độ ẩm cao 15
- gần 80% chính là nguyên nhân sinh ra ruồi, muỗi mùi hôi thối, sự khó chịu cho con ngưòi gây ra các bệnh truyền nhiễm làm ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của dân cư trong thị xã. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp do vậy dân số ở Thái Bình chủ yếu là lao động nông nghiệp. Thị xã Thái Bình với 7 phường và 3 xã ven thị với 7 vạn dân nhưng dân số trong độ tuổi lao động chiếm tới hơn 60% còn lại là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và học sinh trong thị xã cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Cùng với tốc độ gia tăng dân số đô thị và vấn đề đô thị hoá ở thị xã Thái Bình thì địa giới đất đai của thị xã đến năm 2001 với tổng diện tích đất tự nhiên là 4.300 ha. Quy hoach vùng nội thị phát triển như sau Năm 1995 : 560 ha Năm 2000 : 600 ha Năm 2005 : 650 ha Hướng phát triển không gian đô thị thị xã Thái Bình theo xu hướng kế thừa một cách có hiệu quả những vùng sẵn có của thị xã và mở rộng bổ sung những yếu tố đô thị mới phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân đô thị và đặc biệt là cải tạo môi trường sinh thái. Cùng với cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng đang trên đà tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng được cải thiện nhiều so với những năm trước đây, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được mở rộng và xây dựng như khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, khu công nghiệp Phúc Khánh, khu đô thị mới Trần Hưng Đạo….. Do quá trình đô thị hoá nên đất nông nghiệp trong thị xã ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho sinh hoạt và xây dựng, chính sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại nên lương thực thực phẩm cũng không kém so với những năm trước đây. Tuy nhiên kéo theo sự tăng năng suất cây trồng là sự ô nhiễm môi trường nước ngầm do sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học. Vì vậy để khắc phục được tình trạng này 16
- và đảm bảo cuộc sống văn minh cho người dân thị xã, thị xã đã có sự quy hoạch tập trung và quản lý rác thải trên địa bàn. 1.2. Tình hình vệ sinh môi trường ỏ thị xã Thái Bình. 1.2.1. Sơ lược rác thải ở thị xã Thái Bình. Thị xã Thái Bình là một đô thị trọng điểm, sầm uất của một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với mật độ dân số cao vì vậy chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày sinh ra là rất lớn. Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thái Bình cho biết hàng ngày toàn thị xã thải ra bình quân từ 120 – 150 m3 tương đương 70 - 80 tấn Thành phần rác thải ở Thái Bình như sau: - Thành phần hữu cơ : 60% - Bùn, chất dễ toả : 20% - Gạch, đá, sắt thép, thuỷ tinh : 10% - Nylon, vỏ hộp nhựa : 10% Với đặc điểm của một tỉnh đồng bằng có tới hơn 80% nền kinh tế là nông nghiệp nên nó cũng thể hiện được trong thành phần phế thải đô thị Thái Bình chiếm 60% là chất thải hữu cơ chủ yếu là lượng phân Bắc chiếm tỷ lệ cao do nhân dân dùng hố xí thùng là đa số, nếu đem chôn sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng và chiếm diện tích đất. 1.2.2. Các phương án xử lý rác thải hiện nay. Với lực lượng mỏng của công ty môi trường đô thị ( Công ty thị chính ) là 106 người và một số phương tiện hạn hẹp công ty chỉ thu gom được 80% số rác và 25% số phân hố xí, bùn cống thì hầu như không dọn được. Rác ở công ty gom về hiện nay được đổ xuống hồ Chiến Thắng để lấp trũng. Phân Bắc đem ra ngoại thành để sử dụng trực tiếp cho cây trồng ( chủ yếu là rau ). 17
- Để xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay có 3 phương pháp chính. * Chôn lấp: Chôn lấp là biện pháp nguyên thuỷ thực chất là dễ làm nhất, chôn lấp như kiểu thông thường hiện nay có rất nhiều tác hại Chất bẩn trong rác sẽ ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Rác đổ bừa bãi ra hồ không vùi sâu sẽ là vật trung gian gây bệnh như muỗi, các loại côn trùng có cánh và loài gặm nhấm. Gây ra mùi khó chịu và khí độc. Rác chiếm một diện tích lớn ( ngày càng chiếm thêm diện tích ). Ở Thái Bình với 40.000 m3/năm cũng cần diện tích 1 ha/năm, mà đất ở đất canh tác lại rất hạn chế. Muốn chôn lấp rác đúng kỹ thuật để không bị ô nhiễm môi trường thì cũng phải đầu tư rất tốn kém và dĩ nhiên là không khắc phục được hạn chế về nơi chôn lấp. * Phương pháp đốt rác. Đốt rác là phương pháp hiện đại và trịêt để nhất nhưng đầu tư cho lò đốt rác là hết sức tốn kém( với lò có công suất 500 tấn/ ngày thì cần 348 triệu USD). +.Ưu điểm. - Xử lý triệt để vi trùng lây bệnh có trong chất thải. - Diện tích chiếm đất nhỏ nhất so với các phương pháp xử lý khác. - Không gây ô nhiễm nước ngầm hoặc nước mặt do quá trình phân huỷ sinh học chất thải ngoài tự nhiên. - Có thể thu hồi được nhiệt lượng để sản xuất điện, cung cấp nhiệt lượng … +.Nhược điểm. - Chi phí đầu tư ban đầu cao ( ước tính cần chi 5 tỷ đồng cho một lò đốt đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường có công suất 5 tấn rác/ ngày ). 18
- - Quy trình công nghệ phức tạp, chi phí vận hành, quản lý cao.. - Nếu xử lý không tốt khói và tro muội của lò bay ra ngoài sẽ gây ô nhiễm không khí ( muốn giảm thiểu được nhược điểm này cần phải lắp thêm hệ thống lọc bụi, khử mùi, khử khí… làm cho chi phí đầu tư ban đầu lớn, việc vận hành khó khăn, tốn kém.). * Phương pháp chế biến rác thành sản phẩm. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp lớn diện tích đất thì ít trong khi đó dân số đông, ngành nông nghiệp thì có năng suất cao, hàng năm Thái Bình phải dùng một lượng phân bón lớn. Do vậy việc xử lý rác thải rắn sinh hoạt thành phân bón là việc làm rất thích hợp. Chất thải sinh hoạt ở Thái Bình chiếm tới 60% chất hữu cơ rất thích hợp cho việc ủ thành phân compost. Chất thải thị xã chế biến thành phân compost sẽ tạo điều kiện để thu lại một phần kinh phí mà tỉnh đã bỏ ra để thu gom rác thải, giảm bớt gánh nặng tài chính và cải thịên cho người lao động trong lĩnh vực môi trường. Rác thải đem chế biến thành phân và đem bán trên thị trường còn giải quyết được vấn đề nan giải cho các đô thị là giảm được diện tích đất để chôn lấp rác. 1.3. Nguồn và khối lượng rác thải ở thị xã Thái Bình. Trong những năm gần đây đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nhưng đồng thời với nó là lượng rác thải cũng ngày càng tăng lên. ở thị xã Thái Bình lượng rác thải hàng năm đều tăng từ 5- 6%, lượng rác thải này được phát sinh từ các nguồn khác nhau nhưng nó chiếm tới 80% rác thải sinh hoạt, theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Thái Bình thì năm 2000- 2001 lượng rác thải sinh hoạt là 0,6- 0,8kg/người/ngày. Lượng rác thải so với các nước khác là nhỏ song với một nước như nước ta nhất là đối với tỉnh Thái Bình một tỉnh mà đa số người dân đều làm ruộng thì lượng rác thải đó là khá cao và khả năng xử lý chung rác thải là rất khó khăn, đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng ngược lại tới môi trường. 19
- Với lượng rác thải hàng ngày ở thị xã là từ 70 - 80 tấn nhưng mới chỉ thu gom được khoảng 80% khối lượng, số còn lại khoảng 20% do địa hình, phân bố dân cư, ngõ hẹp hoặc do trôi nổi theo dòng nước làm cho tắc nghẽn cống thoát nước, ô nhiễm dòng sông. Mặt khác do thiết bị của công ty quá cũ không đảm bảo được sức khỏe công nhân trong quá trình thu gom mà việc thu gom lại chủ yếu là vào ca đêm chiếm tới 80% còn 20% là ca ngày. Số lượng rác thải này chủ yếu là từ các hộ gia đình, khu phố, khu công nghiệp, khu thương mại, các chợ... - Chất thải từ hộ gia đình : 70% - Chất thải từ đường phố : 10% - Chất thải từ thương mại : 15% - Chất thải từ khu công nghiệp : 5% 1.3.1. Thu gom rác thải tại các nguồn. * Thu gom từ các hộ dân cư : Đây là lượng chất thải chíêm một tỷ lệ lớn nhất trong tổng số chất thải hàng ngày ở thị xã. lượng rác thải thu được từ các hộ dân cư chủ yếu là rác nhà, rác từ các hộ gia đình, từ các khu tập thể, khu chung cư cao tầng. Do rác thải chưa được phân loại ngay từ nguồn mà chỉ đổ tập trung tại các điểm tập kết nên việc phân loại, giữ lại những rác thải còn có thể tái chế như nhựa, kim loại… đều được tiến hành bằng thủ công trong quá trình thu gom bởi những công nhân vệ sinh môi trường. Mặt khác chất thải sinh hoạt từ các hộ dân cư chủ yếu là chất hữu cơ chiếm tới 60% đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi hôi, thối, sinh ra ruồi, muỗi, hay các bệnh tật lan truyền khác mà đôi khi chúng ta không tìm ra được nguồn gốc mắc bệnh. Nhất là khi trời mưa thùng đựng rác các bãi tập kết rác không được che đậy cẩn thận làm ảnh hưởng tới nguồn nước giếng ngầm trong khi đại đa số dân cư thị xã dùng nước giếng khoan là chủ yếu, nước máy chỉ được dùng để nấu nướng vì vậy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của người dân xung quanh điểm tập kết trong khi toàn thị xã mới chỉ xây dựng được 3 đến 4 bể 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN: Bước đầu nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm cho ngành dệt may Việt Nam
23 p | 344 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bước đầu nghiên cứu chứng trầm cảm ở phụ nữ sống trong gia đình có chồng bạo hành tại thành phố Hồ Chí Minh
189 p | 135 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chuyển gen ipt (isopentenyl transferase) vào mô sẹo sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)
108 p | 71 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học của mẫu rễ tóc nuôi cấy của Sâm Việt Nam
57 p | 29 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt
111 p | 50 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa và phân bón đến lượng nhựa rừng Thông nhựa (Pinus merkusii) trồng thuần loài tại Đại Lải - Vĩnh Phúc
114 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu khả năng tạo cây con để gây trồng loài Nghiến (Burretiodendron Hsienmu Ching Et How) ở vùng đệm và phân khu phục hồi sinh thái tại vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Cạn
104 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và sinh trưởng của loài cây Cáng lò (Betula Alnoides - Ham) làm cơ sở đề xuất loài cây trồng rừng, làm giàu rừng tại lâm trường Krong Pa - huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai
79 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu sinh trưởng rừng trồng Dầu rái (Dipterocarpus Alatus Toxb) ở tỉnh Phú Yên, làm sơ sở để lựa chọn vùng trồng Dầu rái thích hợp trong tỉnh
101 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất ở xã Thiện Kế thuộc vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo
94 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài thông tre (Podocarpus neriifolius D.Don) tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Tây
96 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số quy luật cấu trúc và sinh trưởng làm cơ sở cho việc xác định trữ sản lượng rừng cao su (Hevea Brasiliensis Mull ARG.) ở khu vực miền Đông Nam Bộ
124 p | 19 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Phân tích asen và bước đầu nghiên cứu phương pháp xử lý bằng vật liệu đá ong biến tính
87 p | 34 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài Thông nàng (Podocarpus Imbricatus Blume) làm sơ sở cho công tác trồng rừng, nuôi dưỡng và làm giàu rừng tại tỉnh Gia Lai
93 p | 29 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Bời lời đỏ (Litea glutionsa C.B.Roxb) làm cơ sở cho công tác trồng rừng tại tỉnh Gia Lai
91 p | 24 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu về lâm nghiệp xã hội và đánh giá mô hình lâm nghiệp xã hội tại Buôn Gia Wầm - Đắk Lắk
112 p | 24 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tại xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
121 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn