intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

luận văn: Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

515
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những khai thác giá trị tăng cao của cà phê bằng cách xem cà phê như một sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên nói riêng và của Việt Nam Nói chung. Đó là những lý do tôi chọn đề tài “Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: luận văn: Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên

  1. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM KHOA DU LỊCH -----    ----- ĐỀ TÀI: CÀ PHÊ – SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỘC ĐÁO CỦA TÂY NGUYÊN GVHD : TS. Đỗ Quốc Thông SVTH : Nguyễn Văn Sơn MSSV : 110500092 LỚP : 05DLQT KHÓA : 2005 – 2009 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2009 SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 -1-
  2. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận ................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 4. Những kết quả dự định đạt được ..................................................................... 3 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 3 Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG ........................................................................ 6 Tổng quan về cây cà phê ............................................................................... 6 Lịch sử phát triển ............................................................................................ 6 Cà phê theo quan điểm thực vật học ................................................................ 9 Sự phát triển và phân bố cà phê trên thế giới ................................................... 11 Điều kiện phát triển .......11 ..3.1.1. Môi trường và điều kiện tự nhiên để cây cà phê phát triển ........... 11 ..3.1.2. Đặc tính vật chất của cà phê .......................................................... 13 ..3.1.3. Trồng và chăm sóc thu hoạch và chế biến cà phê ......................... 13 ..3.1.4. Phân bố vùng cà phê trên thế giới và bản đồ phân bố ................... 18 ..4. Phân loại cà phê ...................................................................................... 21 ..4.1. Phân loại theo giống cây .................................................................... 21 ..4.2. Phân loại theo nhóm chất lượng ......................................................... 27 ..4.3. Phân loại theo dạng sản phẩm ........................................................... 27 ..4.4. Phân loại theo thức uống ................................................................... 29 ..4.5. Phân loại cà phê theo hương vị .......................................................... 32 ..5. Dược tính và tác dụng của cây cà phê ...............................................................35 ..5.1. Tác hại của cà phê ............................................................................. 40 Các vấn đề cơ bản của kinh tế cà phê thế giới ............................................. 42 Tầm quan trọng của cà phê trên thế giới .......................................................... 42 Khuynh hướng tiêu thụ cà phê trên thế giới ..................................................... 45 Thương mại cà phê thế giới ............................................................................. 46 SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 -2-
  3. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông Sự dao động của giá cà phê ............................................................................. 48 Ảnh hưởng môi trường của sản xuất cà phê .................................................... 49 Phát triển hệ thống sản xuất cà phê bền vững .................................................. 51 Định nghĩa về phát triển cà phê bền vững ....................................................... 51 Khuynh hướng phát triển sản xuất cà phê bền vững trên thế giới .................... 52 Các nguyên tắc phát triển cà phê bền vững ...................................................... 53 Các bài học kinh nghiệm ................................................................................. 53 Chương II: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG CỦA CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA VÀ TẠI TÂY NGUYÊN ....................................................55 2.1. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở nước ta.......................... 56 2.1.1. Quá trình phát triển của cà phê ở nước ta ................................................ 56 2.1.2. Vai trò của cà phê trong nền kinh tế nước ta ........................................... 57 2.1.3. Thực trạng của cà phê ở nước ta .............................................................. 60 2.1.4. Thách thức của ngành cà phê trong những năm tới .................................. 62 2.1.4.1. Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển không theo quy hoạch ..................................................................................... 62 2.1.4.2. Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao ..................... 64 2.1.4.3. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán ................................................................... 65 2.1.4.4. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế .............................................................................................................. 65 2.2. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở Tây Nguyên ................. 67 2.2.1. Quá trình phát triển của cà phê ở Tây Nguyên ........................................ 67 2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và vai trò của cây cà phê ở Tây Nguyên ................................................................................................. 68 2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên ................................................... 68 2.2.1.3. Khái quát về cây cà phê ở Tây Nguyên .............................................. 69 2.2.1.4. Vai trò của cà phê trong phát triển kinh tế Tây Nguyên ..................... 71 2.2.2. Thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên ............................................ 72 2.2.2.1. Phân bố địa lý cà phê Tây Nguyên .................................................. 72 2.2.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật canh tác cà phê ở Tây Nguyên .................. 75 SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 -3-
  4. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông 2.2.2.3. Tác động của cà phê đến môi trường Tây Nguyên .......................... 76 2.2.2.4. Chất lượng cà phê Tây Nguyên. ...................................................... 77 2.3. Triết lý cà phê mới của Việt Nam .............................................................. 79 2.3.1. Các vĩ nhân nói về cà phê ............................................................................79 2.3.2. Những nhận định về cà phê của Việt Nam .......................................................80 2.3.3. Điều kiện hình thành Triết lý cà phê của Việt Nam ................................ 81 2.3.4. Cơ sở lý luận - một triết lý mới về cà phê ................................................ 82 Chương III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NGHIÊN CỨU KHAI THÁC CÀ PHÊ VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TÂY NGUYÊN ...87 3.1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên ... 88 3.1.1. Các khuynh hướng sản xuất và vấn đề sản xuất cà phê bền vững ........... 88 3.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh cà phê tại Việt Nam ........................... 88 3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên ..... 89 3.1.3.1. Định hướng ....................................................................................... 89 3.1.3.2. Quy hoạch vùng trồng cà phê ............................................................ 91 3.1.3.3. Hợp tác quốc tế kinh doanh cà phê .................................................... 94 3.2. Định hướng khai thác cà phê vào hoạt động du lịch của Tây Nguyên ..... 97 3.2.1. Tham khảo mô hình cà phê và du lịch tại một số nước trên thế giới ....... 97 3.2.1.1. Du lịch Cà phê tại Panama ................................................................. 97 3.2.1.2. Cà phê và du lịch tại Nhật Bản .......................................................... 98 3.2.1.3. Cà phê và du lịch tại Pháp ................................................................. 100 3.2.2. Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch của Tây Nguyên ................... 102 3.2.3. Tiềm năng du lịch từ cà phê của Tây Nguyên ....................................... 106 3.2.4. Đột phá du lịch từ thương hiệu cà phê ................................................. 108 3.3. Khai thác các sản phẩm du lịch từ cà phê của Tây Nguyên ..................... 109 3.3.1. Tour du lịch cà phê ................................................................................. 109 3.3.1.1. Tiềm năng khai thác ......................................................................... 109 3.3.1.2. Một số định hướng khai thác cụ thể ................................................... 111 3.3.2. Cà phê - quà tặng đặc biệt của du khách .................................................. 114 3.3.2.1. Cà phê chồn ....................................................................................... 114 SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 -4-
  5. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông 3.3.2.2. Các sản phẩm cà phê hộp ................................................................... 119 3.3.3. Các sản phẩm mỹ nghệ làm từ gỗ cây cà phê .......................................... 122 3.3.4. Văn hóa thưởng thức cà phê Tây Nguyên ............................................... 126 3.3.5. Làng cà phê ............................................................................................ 128 3.3.6. Festival Cà phê Buôn Ma Thuột .............................................................. 139 3.3.7. Lễ hội Hoa Cà Phê .................................................................................. 143 3.3.8. Tuần lễ văn hoá cà phê ............................................................................ 145 3.3.9. Bảo tàng cà phê ....................................................................................... 147 3.3.10. Dự án “Thiên đường cà phê”- thủ phủ cà phê toàn cầu tại Việt Nam .... 150 3.3.11. Xây dựng ngành du lịch Tây Nguyên mang đậm bản sắc cà phê ........... 151 3.4. Giải pháp thực hiện .................................................................................... 159 3.4.1. Đối với vấn đề phát triển cà phê bền vững .............................................. 159 3.4.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến các thị trường có giá trị gia tăng cao ..................................... 159 3.4.1.2. Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh tác bền vững ........................................................................................... 159 3.4.1.3. Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế ................... 160 3.4.1.4. Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong nước và quốc tế. ............................................................... 161 3.4.1.5. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ ................................ 161 3.4.1.6. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh ................................................................. 162 3.4.2. Các các giải pháp phát triển du lịch cà phê .............................................. 163 3.4.2.1. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư, nguồn nhân lực .. 163 3.4.2.2. Tiếp tục phát triển các hoạt động đã triển khai.................................... 163 3.4.2.3. Các giải pháp nâng cao ...................................................................... 164 SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 -5-
  6. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông PHẦN MỞ ĐẦU Một trong những khai thác giá trị tăng cao của cà phê bằng cách xem cà phê như một sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên nói riêng và của Việt Nam Nói chung. Đó là những lý do tôi chọn đề tài “Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên” 6. Lí do chọn đề tài - Cà phê là một trong các loại hàng hoá có tính thương mai cao nhất trên thế giới. - Ở Việt Nam cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ 7 trong 10 ngành hàng xuất khẩu hàng đầu và thứ 2 trong 7 nông sản xuất khẩu chủ yếu - Tây Nguyên là vùng sản xuất cà phê chủ lực của Việt Nam, chiếm hơn 80% tổng sản lượng cả nước. - Trên thế giới, và tại Việt Nam nói riêng, đã có nhiều mô hình gắn kết giữa Du lịch và các ngành sản xuất nông nghiệp thành công - Vấn đề nghiên cứu và khai thác cà phê dưới góc độ làm du lịch trên thế giới không còn mới mẻ nhưng ở Việt Nam thì chưa có sự đầu tư nghiên cứu hệ thống nào. 7. Mục đích nghiên cứu của khoá luận - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển cà phê bền vững trên thế giới. - Phân tích thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững và dưới góc độ du lịch. - Đề xuất hệ thống các quan điểm cơ bản, các giải pháp kinh tế, du lịch và các kiến nghị, giải pháp hợp lý đóng góp cho sự phát triển bền vững cà phê vào hoạt động du lịch ở Tây Nguyên. 8. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu khai thác, phát triển cà phê vào hoạt động du lịch ở Tây Nguyên. - Hướng trọng tâm vào các vấn đề có tính du lịch của quá trình phát triển và khai thác cà phê một cách bền vững. - Nghiên cứu, đề xuất các sản phẩm du lịch từ cà phê 9. Những kết quả dự định đạt được - Hệ thống hoá các đặc điểm của nền kinh tế cà phê thế giới, một số vấn đề phát triển bền vững cà phê ở các nước sản xuất trên phương diện du lịch. - Kết luận các kết quả đạt được, và những tồn tại trong phát triển cà phê ở Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững về kinh tế và du lịch. - Thiết lập hệ thống quan điểm và định hướng chiến lược phát triển và khai thác bền vững cà phê vào hoạt động du lịch ở Tây Nguyên - Đề xuất các giải pháp, sản phẩm phù hợp nhằm phát triển giá trị của cà phê trong du lịch. 10. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu - Quan điểm nghiên cứu: + Quan điểm tổng hợp + Quan điểm hệ thống + Quan điểm lịch sử viễn cảnh - Phương pháp nghiên cứu: + Trong khoá luận này, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống trong nghiên cứu. + Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn và phân tích thống kê. + Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thu thập, tổng hợp và xử lý tài SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 -6-
  7. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông Chương I TỔNG QUAN VỀ CÀ PHÊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG Tổng quan về cây cà phê Lịch sử phát triển Từ "cà phê" trong tiếng Việt có gốc từ chữ cà phê của tiếng Pháp. Giống như các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, cà phê có gốc từ “kahveh” của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và “kahveh” đến từ “qahwa” của tiếng Ả Rập. Cà phê theo quan điểm thực vật học Sự phát triển và phân bố cà phê trên thế giới Điều kiện phát triển Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau đó người ta đã nghĩ tới việc gieo trồng nó ở các vùng đất thích hợp khác. ..5.1.1. Môi trường và điều kiện tự nhiên để cây cà phê phát triển ..5.1.2. Đặc tính vật chất của cà phê Tất cả các sản phẩm lương thực đều có các đặc tính riêng liên quan tới tình trạng hay vẻ bề ngoài của chúng như: trọng lượng, khối lượng, kích cỡ, hình dáng, màu sắc, tính hòa tan, lượng hơi ẩm, kết cấu… Cà phê cũng không loại trừ các yếu tố đó. ..5.1.3. Trồng và chăm sóc thu hoạch và chế biến cà phê ..5.2. Phân bố vùng cà phê trên thế giới và bản đồ phân bố  Châu phi và phía Nam Ả Rập  Châu Mỹ  Châu Á ..6. Phân loại cà phê ..6.1. Phân loại theo giống cây ..6.1.1. Robusta (Cây cà phê vối) ..6.1.2. Arabica (Cây cà phê chè) ..6.1.3. Cheri (cà phê Mít) ..6.1.4. Các giống khác ..6.2. Phân loại theo nhóm chất lượng ..6.3. Theo dạng sản phẩm ..6.3.1. Cà phê thông thường - Cà phê nhân - Cà phê thóc - Cà phê quả khô - Các dạng cà phê chế biến: + Cà phê rang + Cà phê hoà tan ..6.3.2. Cà phê đặc biệt ..6.4. Phân loại theo thức uống ..6.4.1. Cà phê pha phin ..6.4.2. Cà phê hòa tan ..6.4.3. Cà phê túi lọc ..6.4.4. Cà phê lon ..6.4.5. Cà phê xanh SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 -7-
  8. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông ..6.5. Phân loại cà phê theo hương vị ..6.5.1. Cafe Moka đặc biệt ..6.5.2. Cafe Moka Côlômbia ..6.5.3. Cafe Mo-Rhum ..6.5.4. Cafe Mo-Nes ..6.5.5. Cafe Mo-Cappu ..6.5.6. Cafe Ro-Rhum ..6.5.7. Cafe Ro-Nes ..6.5.8. Cafe Ro-Cappu ..6.5.9. Cafe Siêu Cấp ..6.5.10. Cafe Darkess ..7. Dược tính và tác dụng của cây cà phê Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh dưới ảnh hưởng của caffein. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn ít được biết đến. ..7.1. Cà phê kích thích hoạt động trí óc ..7.2. Cà phê có tác dụng an thần ..7.3. Cà phê làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn ..7.4. Cà phê làm giảm nguy cơ ung thư thận ..7.5. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng ..7.6. Cà phê giúp giảm đau ..7.7. Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan ..7.8. Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ..7.9. Cà phê làm tăng sức mạnh của cơ bắp ..7.10. Cà phê chống lại bệnh tiểu đường type II ..7.11. Cà phê giúp ngăn chặn đột quỵ ..7.12. Giá trị dinh dưỡng của cà phê ..7.13. Làm đẹp bằng cà phê ..8. Tác hại của cà phê ..8.1. Tác hại của Caffeine ..8.2. Các thành phần có hại khác Các vấn đề cơ bản của kinh tế cà phê thế giới Tầm quan trọng của cà phê trên thế giới Bảng 1-1: Sản lượng sản xuất cà phê toàn thế giới Đơn vị: 1000 bao (1 bao = 60kg) CHỈ TIÊU NIÊN VỤ 1997/1998 1998/1999 1999/2000 2000/2001 Tổng mức sản xuất 99197 100% 109086 100% 113814 100% 111762 100% Cà phê dịu Côlômbia 12970 13,07% 13057 11,97% 11576 10,17% 12915 11,56% Cà phê dịu khác: 27229 27,45% 29401 26,95% 31961 28,08% 30383 2719% Châu Mỹ 22514 22,75% 24105 22,10% 26201 23,02% 24794 22,18% Châu Á 3379 3,41% 3731 3,42% 4097 3,60% 3957 3,54% Châu Phi 1336 1,35% 1564 1,43% 1663 1,46% 1631 1,46% Arabica tự nhiên 26062 26,27% 34122 31,28% 28952 25,44% 27297 24,42% Rôbusta 32936 33,20% 32506 29,80% 41325 36,31% 41166 36,83% Châu Mỹ 5720 5,77% 5743 5,26% 6925 6,08% 6179 5,53% Châu Á 17499 17,64 17510 16,05% 21699 19,07% 24204 21,66% Châu Phi 9717 9,80% 9253 8,48% 12701 11,16% 10783 9,65% Nguồn: ACP SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 -8-
  9. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông Khuynh hướng tiêu thụ cà phê trên thế giới Những năm qua, mức độ tiêu thụ cà phê thế giới tiếp tục tăng chậm với tốc độ không quá 1% từ năm 1995. Bên cạnh sự chững lại của các thị trường có truyền thống uống cà phê thì lại có sự tăng khá nhanh của các thị trường không truyền thống. Mức tiêu thụ cà phê lớn nhất vẫn là các nước phát triển và đang phát triển công nghiệp hoá. Mức tiêu thụ cà phê bình quân tính trên đầu người ở các nước Mỹ và Tây Âu khoảng 4-5 kg/năm, trong khi ở một số nước lớn ở châu Á và Đông Âu chỉ thấp hơn 1kg/năm. Các nước sản xuất cà phê chỉ tiêu thụ ¼ sản lượng sản xuất cà phê thế giới. Về dài hạn, sự phục hồi văn hóa quán cà phê ở Mỹ và Tây Âu về việc cung cấp cà phê đặc biệt chất lượng cao, có thể đẩy mức tiêu thụ cà phê tăng lên Thương mại cà phê thế giới Trên thị trường quốc tế, việc mua bán cà phê, hầu hết tiến hành dưới dạng cà phê nhân đóng bao 60 kg. Dạng sản phẩm này có thể coi là nguyên liệu cho các nước tiêu thụ. Các quốc gia sản xuất cà phê thực hiện việc trồng và sơ chế cà phê dạng nhân, chủ yếu dùng để xuất khẩu. Các quốc gia tiêu thụ chủ yếu nhập khẩu cà phê dạng nhân về chế biến. Mô hình thương mại sản phẩm cà phê trên thị trường quốc tế, giữa các nước nhập khẩu và sản xuất, có thể hình dung hai chiều như sau: Cà phê dùng ngay Các nước sản xuất khối lượng lớn Các nước tiêu thụ cà phê Cà phê nhân cà phê Trồng cà phê Chế biến Sơ chế Cà phê dùng ngay Và tiêu thụ bao đóng gói Hình 1: Quan hệ thương mại giữa các nước sản xuất và tiêu thụ cà phê Sự dao động của giá cà phê Giá cà phê là một loại giá biến động mạnh nhất trong thương mại quốc tế. Sự biến giá cà phê thế giới do sự tác động của nhiều nhân tố rất phức tạp. Ảnh hưởng môi trường của sản xuất cà phê Phát triển hệ thống sản xuất cà phê bền vững Định nghĩa về phát triển cà phê bền vững Khuynh hướng phát triển sản xuất cà phê bền vững trên thế giới Các nguyên tắc phát triển cà phê bền vững - Nguyên tắc 1: Sản xuất cà phê phải đảm bảo duy trì cuộc sống - Nguyên tắc 2: Duy trì môi trường sống và hệ sinh thái - Nguyên tắc 3: Bảo vệ tài nguyên đất - Nguyên tắc 4: Bảo vệ và duy trì nguồn nước - Nguyên tắc 5: Tiết kiệm năng lượng - Nguyên tắc 6: Quản lý tốt chất thải - Nguyên tắc 7: Kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh, địch hại cây trồng Các bài học kinh nghiệm SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 -9-
  10. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông Cà phê chín Uscent/pound 1994 % Trang trại Giá Giá QUỐC GIA SẢN XUẤT Chế biến khô: Cherry Chế biến ướt: Thóc Thu Bán Mua lẻ 45-91 Nhà máy Chi phí Cà phê nhân khô Cà phê nhân chế biến 20% FOB: Nhà sản xuất Cà phê nhân xuất khẩu 170 7% CIF: Vận tải bảo hiểm 180 4% Đại lý nhập khẩu Cà phê nhân sẵn sàng Bán cho thị trường chế biến Buôn: 214 QUỐC GIA TIÊU THỤ Người bán buôn 8% Công ty chế biến Nhà cà phê Chi phí Nhà máy sản xuất: 343 29% Cà phê dùng ngay Rang xay Chi phí Bán lẻ Nhà bán lẻ để dùng tại nhà Thương mại chế biến: 440 22% Tùy các điều Quán cà phê kiện phục vụ và vị trí Hình 2 : Thể hiện phân bố thu nhập trong chuỗi cà phê toàn cầu năm 1994 SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 10 -
  11. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông Chương II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG CỦA CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA VÀ TẠI TÂY NGUYÊN 2.4. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở nước ta 2.4.1. Quá trình phát triển của cà phê ở nước ta Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. 2.4.2. Vai trò của cà phê trong nền kinh tế nước ta Năm 2001, cà phê là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 7 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu. Bảng 2-1: Giá trị xuất khẩu 10 mặt hàng đứng đầu 2001 2000 1999 Ngành hàng Khối Giá trị Khối Giá trị Khối Giá trị lượng (triệu lượng (triệu lượng (triệu (triệu tấn) USD) (triệu tấn) USD) (triệu tấn) USD) 1. Dầu mỏ 15,8 2760 15,5 3570 14,88 2090 2. Dệt và may mặc - 2250 - 1820 - 1740 3. Giày da - 1850 - 1410 - 1390 4. Thủy sản - 1570 - 1470 - 971 5. Điện tử - 900 - 815 - 585 6. Gạo 4,0 840 3,5 672 4,51 1020 7. Cà phê 0,7 440 0.68 486 0,483 585,3 8. Thủ công mỹ nghệ - 320 - 235 - 168 9. Cao su 0,3 220 0,28 173 0,265 146,8 10. Rau Quả - 220 - 200 - 105 Nguồn: Tổng cục thống kê Vifoca dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/T, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008. SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 11 -
  12. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông Bảng 2-2: Vị trí của cà phê Việt Nam trong sản lượng cà phê toàn thế giới Niên vụ Thay đổi Cà phê/vùng 97/98 98/99 99/00 00/01 01/02 02/03 01/02 Cà phê dịu Côlômbia 13.498 12.512 11.821 12.202 12.263 12.242 - 21 (ngàn bao) Cà phê dịu khác 27.965 27.395 31.726 28.702 27.672 28.029 357 (ngàn bao) Arabica tự nhiên 23.436 35.024 30.178 30.717 27.190 39.625 12.435 (ngàn bao) Rôbusta (ngàn bao) 32.753 33.465 39.620 45.428 43.608 42.210 -1.398 Việt Nam 6.933 7.433 10.920 15.216 12.084 10.250 % Việt Nam/tổng số 7,1% 6,9% 9,6% 13,0% 10,9% 8,4% Nguồn: USDA Bảng 2-3 : Mười nước hàng đầu nhập khẩu cà phê Việt Nam năm 2001 STT Tên nước Số lượng (tấn) Giá trị (USD) % Tổng giá trị xuất khẩu 1 Bỉ 138.603 57.947.984 15,85 2 Mỹ 137.501 59.371.585 15,72 3 Đức 134.321 60.054.805 15,36 4 Tây Ban Nha 73.852 31.666.889 8,44 5 Ý 62.559 27.796.789 7,15 6 Pháp 45.998 20.147.381 5,26 7 Ba Lan 38.155 17.171.839 4,36 8 Anh 30.153 13.055.058 3,45 9 Nhật 26.905 13.274.686 3,08 10 Hàn Quốc 26.288 11.310.104 3,01 Nguồn: Vicofa Theo Bộ NN&PTNT, căn cứ vào nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất trong nước, hướng phát triển cà phê của Việt Nam trong thời gian tới là vẫn duy trì diện tích, sản lượng cà phê hiện có, nhưng tăng giá trị sản xuất cà phê theo hướng bền vững, 2.4.3. Thực trạng của cà phê ở nước ta Cả nước hiện có xấp xỉ 520.000 ha cà phê, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 90,5% diện tích, Đông Nam Bộ 7,1%, duyên hải miền Trung 0,3%. Năng suất bình quân cả nước là 1,97 T/ha, Đắk Lắk dẫn đầu với 2,12 T/ha. Từ 2001 - 2007 mỗi năm sản lượng cà phê tặng 17,4%, giá trị tăng 20,5%, niên vụ 2007 - 2008 cả nước xuất khẩu 1.077.375 T thu 2,08 tỷ USD; niên vụ mới có sản lượng tương đương. Giá cà phê mới ký giao hàng tháng 1/2009 đã tăng trở lại, thêm 233 USD, bằng 1.840 USD/T. 2.4.4. Thách thức của ngành cà phê trong những năm tới 2.4.4.1. Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển không theo quy hoạch Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 500.000 ha cà phê của cả nước hiện nay chỉ có khoảng 274.000ha, chiếm 54,8% được trồng ở giai đoạn sau năm 1993, trong độ tuổi từ 10 – 15 năm. Đây là số diện tích cà phê đang ở giai đoạn sung sức và cho năng suất cao nhất. Trong những năm tới sản lượng cà phê Việt nam phụ thuộc chủ yếu vào diện tích này. Trong khi đó số diện tích cà phê còn lại có 139.600 ha , chiếm 27,9% được trồng trong giai đoạn từ 1988 – 1993, đến nay ở tuổi từ 15 – 20 năm, phần lớn diện tích này đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn già cỗi và khả năng cho năng suất giảm dần. Số diện tích cà phê trồng từ trước năm 1988 đến nay đã trên 20 năm tuổi có tới 86.400ha chiếm 17,3%. Những diện tích này đã già cỗi và không còn khai thác có hiệu quả cần phải được thay thế. 2.4.4.2. Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 12 -
  13. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông 2.4.4.3. Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán Trên 80% diện tích cà phê cả nước do các hộ nông dân trực tiếp quản lý, số diện tích cà phê còn lại thuộc các doanh nghiệp Nhà nước quản lý, nhưng sau khi thực hiện cơ chế giao khoán đến từng người lao động thì số diện tích này thực chất cũng do hộ nông dân quản lý. So với nhiều nước trồng cà phê trên thế giới thì các hộ nông dân trồng cà phê của Việt nam đều thuộc dạng nhỏ, lẻ, diện tích hẹp trung bình từ 0,5 – 1ha và mang tính tương đối độc lập 2.4.4.4. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế Trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước hầu như chiếm độc quyền trong việc thu mua cà phê trực tiếp từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất cà phê để xuất khẩu, do vậy mà các doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến người sản xuất, mối liên kết giữa người sản xuất với các nhà doanh nghiệp hầu như không tồn tại. 2.5. Quá trình phát triển và thực trạng của cà phê ở Tây Nguyên 2.5.1. Quá trình phát triển của cà phê ở Tây Nguyên Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn. Tây Nguyên là vùng đất bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên hơn 162.000 ha; trong đó, có 47.000 ha đất nông nghiệp. Tây Nguyên có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê. 2.5.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và vai trò của cây cà phê ở Tây Nguyên 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 90,5% diện tích, Đông Nam Bộ 7,1%, duyên hải miền Trung 0,3%. Năng suất bình quân cả nước là 1,97 T/ha, Đắk Lắk dẫn đầu với 2,12 T/ha. Từ 2001 - 2007 mỗi năm sản lượng cà phê tặng 17,4%, giá trị tăng 20,5%, niên vụ 2007 - 2008 cả nước xuất khẩu 1.077.375 T thu 2,08 tỷ USD; niên vụ mới có sản lượng tương đương. Giá cà phê mới ký giao hàng tháng 1/2009 đã tăng trở lại, thêm 233 USD, bằng 1.840 USD/T. 2.5.2.1. Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên Độ cao trung bình của vùng so với mặt nước biển từ 800 – 1000m. Đây là vùng sinh thái lớn thứ hai của cả nước sau vùng núi trung du phía Bắc. Khí trong năm chia thành hai mùa ró rệt là mùa mưa từ tháng 4 cho đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa hằng năm từ 1600 – 2400mm, lượng mưa này dồn chủ yếu vào mùa mưa (khoảng 90%). Khí hậu tương đối điều hòa, biên độ dao động nhiệt độ trong ngày từ 15 đến 18 độ. Độ ẩm không khí tương đối thấp, rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phất triển của hệ thực vật và cây trồng ở đây. Diện tích đất tự nhiên của Tây Nguyên là 5,5 triệu ha, đất đỏ chiếm khoảng 3 triệu ha (gần 54% diện tích tự nhiên). Tài nguyên đất ở Tây Nguyên rất đa dạng, trong đó có khoảng 1,4 triệu ha đất đỏ bazan rất màu mỡ với độ dày canh tác cao, đất phù sa khoảng gần 200 ngàn ha, có khả năng phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm và các loại cây ăn trái khác. Diện tích rừng và đất rừng chiếm ưu thế trong diện tích nông lâm nghiệp của vùng, mặc dù đang có khuynh hướng giảm mạnh. Năm 1976, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 3,722 triệu ha (63,2% đất tự nhiên), đến năm 2000 còn 2,993 triệu ha (54,9%). Tiềm năng đất đai nông nghiệp còn rất lớn, nhưng hiệu quả khai thác còn khiêm tốn. 2.5.2.2. Khái quát về cây cà phê ở Tây Nguyên Cây cà phê được những người truyền giáo Pháp lần đầu tiên đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857. Ban đầu cà phê được trồng thử ở các nhà thờ ở Ninh Bình, Quảng SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 13 -
  14. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông Bình… Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, các đồn điền cà phê được thành lập ở Bắc Trung Bộ và đến đầu thế kỷ 20 đã lan đến Bắc Duyên hải miền Trung và một số vùng ở Tây Nguyên. Đến năm 1920, Tây Nguyên thực sự được phát hiện là vùng thích hợp với cây cà phê, đặc biệt là ở Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk. Các đồn điền cà phê có quy mô từ 200-300 ha và có năng suất thấp chỉ vào khoảng 400-600 kg/ha. Đến năm 1930, diện tích cà phê ở Việt Nam là 5.900 ha, trong đó có 4.700 ha cà phê chè và 900 ha cà phê mít và 300 ha cà phê vối. Năm 1945, Việt Nam có khoảng 10.000 ha cà phê, hầu hết ở miền Trung, do năng suất thấp nên sản lượng chỉ đạt 4.500 tấn. hầu hết cà phê sản xuất ra xuất khẩu sang Pháp. Bảng 2-6: Thống kê diện tích cà phê Tây Nguyên năm 2000-2001 Năm 2000 Năm 2001 Tỉnh Diện tích Sản lượng Năng suất Diện tích Sản lượng Năng suất (ha) (tấn) (tấn/ha) (ha) (tấn) (tấn/ha) Kon Tum 14394 11847 0,82 14206 13683 0,96 Gia Lai 81036 140028 1,73 81037 108160 1,33 Đăk Lăk 259030 370601 1,43 258497 455439 1,76 Lâm Đồng 124329 167351 1,35 124583 178399 1,43 Tổng 478789 689827 1,44 478323 755681 1,58 Nguồn: Vicofa Chứng tỏ cà phê Tây Nguyên có sức cạnh tranh khá mạnh nếu xét trên phương diện năng suất và chi phí. 2.5.2.3. Vai trò của cà phê trong phát triển kinh tế Tây Nguyên Việt Nam là một nước có truyền thống uống trà, vì vậy, sản lượng tiêu thụ nội địa rất thấp. Cà phê chủ yếu được sử dụng để xuất khẩu. trong quá trình phát triển của ngành kinh doanh này cho thấy từ trước những năm 1980, cây cà phê vẫn phát triển một cách chậm chạp, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước XHCN Đông Âu. Kể từ đầu những năm 1990, cà phê phát triển mạnh ở Việt Nam và dần trở thành một trong những mặt hàng nông sản mũi nhọn. Bảng 2-7: Các nông sản chủ yếu Mặt hàng Đơn vị 1995 1998 1999 2000 DK2001 Ngàn tấn 1.988 3.730 4.508 3.476,7 3.729,5 Gạo So với 1995(%) 100 187,6 226,8 174,9 187,6 Ngàn tấn 248,1 382 482 733,9 187,6 Cà phê So với 1995(%) 100 154 194,3 295,8 375,3 Ngàn tấn 138,1 191 265 273,4 308,1 Cao su So với 1995(%) 100 138,3 191,9 198 223,1 Ngàn tấn 19,8 25,7 18,4 34,2 43,7 Hạt điều So với 1995(%) 100 129,8 92 172,7 220,7 Ngàn tấn 115 86,6 56 76,1 78,2 Lạc nhân So với 1995(%) 100 75,3 48,7 66,2 68 Ngàn tấn 17,9 15,1 34,8 36,4 57 Hạt tiêu So với 1995(%) 100 84,4 194,4 203,4 318,4 Ngàn tấn 18,8 33 36 55,6 68,2 Chè So với 1995(%) 100 175,5 191,5 295,7 362,8 Nguồn: Niên giám thống kê 2001 Ngoại trừ các yếu tố của sự tăng cường chăm sóc và phân bón, song do những điều kiện cực kỳ thuận lợi để thuận lợi để phát triển cây cà phê, nên sản lượng và chất lượng cà phê của Tây Nguyên là đáng kể trên thế giới. Sản lượng cà phê của Tây Nguyên chiếm hơn 80% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam. Ngành cà phê hiện đang thu hút hơn 600 ngàn người lao động thường xuyên, cào thời điểm mùa vụ có thể lên đến 800 ngàn lao động. Cà phê đang là nguồn thu nhập quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống củ hơn 300 ngàn hộ sản xuất nhỏ của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên. Cây cà phê đã góp phần rút ngắn SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 14 -
  15. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, làm giảm tỷ lệ hộ gia đình nghèo đói, xóa bỏ nhà tạm bợ, tăng tỷ lệ hộ nông dân, khá, giàu cho vùng cao nguyên này. 2.5.3. Thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên 2.5.3.1. Phân bố địa lý cà phê Tây Nguyên Cây cà phê Việt Nam được chia làm hai miền: miền Bắc với cây cà phê Arabica chiếm vị trí chủ đạo, còn miền Nam chủ đạo là cà phê Rôbusta. Tây Nguyên là một trong số 7 vùng cà phê của Việt Nam có ưu thế về cà phê Rôbusta. Vùng cà phê Tây Nguyên có thể gồm 3 tiểu vùng với những đặc trưng cơ bản như sau: - Tiểu vùng cà phê Bắc Tây Nguyên gồm: vùng trũng Kon Tum – Đắk Uy và vùng cao nguyên Pleiku. Tiểu vùng cà phê trung Tây Nguyên là vùng cà phê lớn nhất Việt Nam, toàn bộ tiểu vùng này nằm trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk chia thành hai tiểu vùng có đặc - Tiểu vùng cà phê Nam Tây Nguyên bao gồm cả cao nguyên Đà Lạt, Di Linh, Bảo Lộc có độ cao khác nhau. 2.5.3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật canh tác cà phê ở Tây Nguyên Ở Tây Nguyên hiện đang trồng đồng thời ba loại cà phê. Cà phê Arabica là loại có chất lượng cao, có giá trị kinh tế hơn hẳn các loại cà phê khác, song do yêu cầu khắt khe về cả điều kiện tự nhiên, trong đó đặc biệt là độ ẩm và nhiệt độ với biên độ hẹp, cà phê Arabica còn yêu cầu cao về mặt chế biến. Trong điều kiện kỹ thuật chế biến lạc hậu, việc trồng loại cà phê này đôi khi còn cho kết quả không tốt cả về năng suất lẫn chất lượng. Nên loại cà phê này chưa được phát triển. Hiện nay Nhà nước đang có kế hoạch phát triển 100.000ha cà phê Arabica, loại cà phê này sẽ được trồng ở những vùng thích hợp của Tây Nguyên. Cà phê mít có năng suất cao, dễ trồng nhưng chất lượng thấp, ít có giá trị kinh tế nên được trông ở một số vùng khô hạn, đất xấu, với mục đích sử dụng nội địa. Cà phê Rôbusta là loại cà phê khoẻ, có khả năng chống đỡ các điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn, ít bị sâu bệnh hơn và cho năng suất cao, rất phù hợp với điều kiện Tây Nguyên. Loại cà phê này cũng có giá trị kinh tế cao, được các nhà rang xay nhập về dùng để pha trộn trong sản xuất cà phê hoà tan. 2.5.3.3. Tác động của cà phê đến môi trường Tây Nguyên Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài với lượng mưa rất thấp vì vậy vấn đề tưới cho cây cà phê rât quan trọng. Đối với cà phê Rôbusta là loại cà phê cần nhiều nước, sự phát triển cà phê này quá mức sẽ dẫn đến khai thác quá mức các nguồn nước. Trong thời gian qua, vấn đề này thể hiện rất rõ, về mùa khô do không đủ nước tưới cà phê, những người trồng cà phê đã tự khai thác nước ngầm để tưới, tình trạng này thực tế đã gây những biến động lớn về nguồn nước. Bên cạnh đó, cà phê Tây Nguyên chủ yếu được trồng ngoài trời, không che bóng, mật độ cao, mức độ sử dụng các đầu vào hóa học rất cao để thu được năng suất cao. Điều nầy dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn phương diện phát triển bền vững, đó là: + Sự bạc màu nhanh chóng của đất do sự khai thác quá mức ở thế độc canh và sử dụng nhiều hóa chất. + Thu nhập của những người trông trọt gắn chặt với một số ít loại nông sản, rất khó duy trì cuộc sống ổn định trước các biến động của thời tiết và thị trường. Những năm qua khi hạn hán kéo dài và giá biến động, cuộc sống của người dân Tây Nguyên đã rơi vào tình thế khó khăn. + Phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, do thế độc canh và khai thác quá mức nguồn lực tự nhiên. SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 15 -
  16. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông 2.5.3.4. Chất lượng cà phê Tây Nguyên. Về hương vị, cà phê Tây Nguyên nếu được chế biến tốt, hoặc sau khi làm sạch, sẽ có hương vị tương đương cà phê Ấn Độ, Thái Lan và hơn hẳn so với cà phê Inđônêxia. Chất lượng cà phê tùy thuộc vào từng vùng sinh thái. Các vùng cà phê ở Di Linh (Lâm Đồng), Yasao (Gia Lai), Buôn Mê Thuột, Buôn Hồ, Krông Ana (Đăk Lăk) có hương vị độc đáo ngang với cà phê Uganda (châu Phi) và hơn hẳn các nước trong khu vực Đông Nam Á. 2.6. Triết lý cà phê mới của Việt Nam 2.6.1. Các vĩ nhân nói về cà phê  Bác Hồ từng quảng bá cho cà phê Việt Nam  Các danh nhân trên thế giới nói về cà phê Napoleon Bonaparte: “Không có cà phê chính trị chỉ còn một nửa.” Honore De Balzac: “Khi chúng tôi uống cà phê, các ý tưởng xuất hiện như đi diễu hành trong quân đội.” Joham Sebastian Bach: “Không có cà phê buổi sáng, cuộc đời tôi khó khăn và vô vị…” 2.6.2. Những nhận định về cà phê của Việt Nam Những nhận định của Chính phủ về vai trò và tầm quan trọng của ngành cà phê đối với công cuộc phát triển và chấn hưng đất nước, cần thiết phải có điều kiện để phát triển ngành cà phê như một ngành mũi nhọn của Việt Nam trong thế giới cạnh tranh toàn cầu hiện nay; Phân tích chiến lược về cục diện của ngành cà phê trong nước và thế giới, căn cứ vào những xu hướng phát triển của thế giới trong đó có vai trò quan trọng của cà phê đối với sự phát triển của nhân loại. Những định hướng, quyết định mang tính chất chiến lược của chính quyền các tỉnh Tây Nguyên trong vấn đề phát triển kinh tế, văn hoá xã hội nhằm đưa Tây Nguyên trở thành một hình mẫu tiên phong trong phát triển bền vững; Những thành tích ban đầu của ngành cà phê Việt Nam nói chung và những đóng góp quan trọng của cà phê Tây Nguyên. Căn cứ vào những điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế hiện có của Tây Nguyên, vào sự cần thiết phải phát triển lên tầm cao thế giới một ngành kinh tế vừa phát huy tối đa vừa tổng hợp các lợi thế so sánh của Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển những nét đặc sắc của văn hoá bản địa trong điều kiện mới nhằm tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững của kinh tế - xã hội trong vùng và trên phạm vi cả nước; 2.6.3. Điều kiện hình thành Triết lý cà phê của Việt Nam Nhìn lại lịch sử phát triển của loài người, sẽ là không quá khi chúng ta cho rằng “cà phê – xét trên một khía cạnh nào đó cũng có vai trò như lửa đối với sự phát triển của con người. Nếu lửa giúp biến con người từ một động vật bình thường thành động vật tinh khôn, thì cà phê kích thích các sáng tạo để biến con người tinh khôn thành con người văn minh, hiện đại”. 2.6.4. Cơ sở lý luận - một triết lý mới về cà phê Từ những phân tích về cục diện của ngành cà phê trong nước và cục diện ngành cà phê thế giới, trên cơ sở phân tích các xu hướng phát triển của tương lai, cùng với việc phân tích sức mạnh nội tại của Việt Nam, cho phép chúng ta định hình một triết lý mới về cà phê – là cơ sở lý luận cho các chiến lược phát triển của ngành cà phê Việt Nam, đóng góp một phần chủ động và tích cực vào sự phát triển chung của đất nước và dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. 2.6.4.1. Cục diện ngành cà phê trong nước SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 16 -
  17. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông Ngành cà phê Việt Nam mặc dù có những bước phát triển thần kỳ trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự ổn định và phát triển chung của Đăk Lăk, Tây Nguyên và của Việt Nam. 2.6.4.2. Cục diện ngành cà phê thế giới Tổng quan ngành cà phê thế giới: Cà phê không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nông nghiệp thuần tuý, nó thực sự trở thành một ngành kinh tế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Trên thế giới đã công nhận và sử dụng rộng rãi thuật ngữ “coffee industry” – ngành cà phê, với tổng giá trị giao dịch cà phê toàn cầu là 100 tỷ USD. 2.6.4.3.Cơ hội của Việt Nam đối với ngành cà phê thế giới Cơ hội cho các hãng cà phê Việt Nam: Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chưa thấy một triết lý, một quan điểm cà phê nào vượt qua sự dẫn đầu của Starbucks. Cơ hội cho Việt Nam: Các nước trồng cà phê đang cần một cơ chế để đứng ra đảm bảo sự hài hòa và lợi ích của các đối tượng có liên quan trong chuỗi giá trị cà phê, đặc biệt là cho người nông dân trồng cà phê. 2.6.4.4.Quan điểm và chiến lược phát triển của cà phê Việt Nam - Việt Nam coi cà phê là một triết lý sống cho tương lai: tôn vinh và phát triển sự sáng tạo, hướng đến sự hài hòa và phát triển bền vững của nhân loại. - Việt Nam coi cà phê là một loại năng lượng mới: năng lượng cho bộ não, là máu của nền kinh tế tri thức. - Việt Nam có sứ mạng là kết nối và phát triển những người đam mê cà phê toàn cầu và cung cấp năng lượng mới cho nền kinh tế tri thức. - Việt Nam sẽ tập trung mọi nguồn lực hiện có, thực hiện mọi ưu đãi để có thể hình thành các tổ chức từ cà phê và thông qua cà phê trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu khu vực và thế giới, để đạt được sự ngưỡng mộ của cộng đồng thế giới, là niềm tự hào điển hình cho sự phát triển của Việt Nam thông qua việc phát triển khả năng sáng tạo phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững của nhân loại 2.6.4.5.Cà phê là điểm giao của ba xu hướng của thế giới Chiến lược phát triển bền vững: Trong khi thế giới hiện đang đối mặt với những khủng hoảng toàn diện ngày một trầm trọng vì phát triển quá thiên về những giá trị vật chất, thì cà phê có thể trở thành một biểu tượng để hướng đến sự phát triển hài hòa và phát triển bền vững. SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 17 -
  18. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông Chương III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NGHIÊN CỨU KHAI THÁC CÀ PHÊ VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TÂY NGUYÊN 3.5. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên 3.5.1. Các khuynh hướng sản xuất và vấn đề sản xuất cà phê bền vững Bắt đầu từ những năm 1986, tiến trình đổi mới nền kinh tế đã cho phép phân chia đất hợp tác cho các nông hộ. khu vực tư nhân đã được pháp luật thừa nhận, và khuyến khích phát triển, các quy định cứng nhắc về giá cả và marketing nông nghiệp bị bãi bỏ. Các cải tổ này đã làm cho giá cả cà phê ở các nông trại tôt hơn và các chủ trại tư nhân được khuyến khích để phát triển việc trồng cà phê. Kết quả của các thay đổi chính sách này rất đáng kể. Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1996, diện tích cà phê tăng bình quân 20%/năm. Sản lượng cà phê tăng 12 lần. xuất khẩu cà phê chiếm từ 6-12% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trên thị trường thế giới Việt nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil vào năm 2000. Hệ thống sản xuất cà phê bao gồm các nông trại sản xuất nhỏ hơn 1 ha và các nông trường quốc doanh lớn hơn 1000 ha. Khoảng 85-90% diện tích cà phê được trồng bởi các hộ nông dân sản xuất nhỏ. Về phương diện sản xuất bền vững, điều này cũng đặt ra một vài lưu ý: - Thứ nhất, quy mô của các hộ trồng cà phê quá nhỏ, với diện tích như vậy, khả năng đa dạng hoá sẽ là rất thấp. - Thứ hai, cơ chế khoán đã thúc đẩy tận lực khai thcá vường cây và các yếu tố khác, chưa có các ràng buộc cho sự phát triển bền vững. 3.5.2. Định hướng phát triển kinh doanh cà phê tại Việt Nam Phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên là một giải pháp quan trọng để thực thi chiến lược kinh doanh cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới với mục tiêu: - Giảm tổng diện tích cà phê cả nước xuống còn 450.000 – 500.000 ha. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo hướng tăng diện tích cà phê Arabica ở các vùng có điều kiện thích hợp. Giảm diện tích trồng cây cà phê Rôbusta. Dịch chuyển cà vườn cà phê hiệu quả thấp, điều kiện không thích hợp sang trồng các cây khác. - Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bảo đảm sản xuất bền vững. - Mở rộng chủng loại sản phẩm, chú ý phát triển các dạng cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt. 3.5.3. Định hướng chiến lược phát triển bền vững cà phê vùng Tây Nguyên 3.5.3.1. Định hướng - Phát triển bền vững cà phê ở Tây Nguyên là một yêu cầu bức thiết, nhằm ổn định và nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho người sản xuất và cộng đồng, bảo vệ môi trường và ổn định trật tự xã hội. - Hệ thống sản xuất cà phê phát triển bền vững phải có sức cạnh tranh thông qua sự nâng cấp một cách liên tục khả năng của nó. Để có thể nâng cấp hệ thống sản xuất cà phê ở SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 18 -
  19. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông vùng Tây Nguyên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có một định hướng chiến lược phát triển hợp lý mang tính bền vững. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ cho chiến lược phát triển cà phê Tây Nguyên:  Về điểm mạnh: Trong qua trình phát triển, hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê Tây Nguyên có thể nhận thấy các mặt mạnh, có ý nghĩa cạnh tranh là: + Điều kiện đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho phát triển cà phê. + Có ưu thế rõ ràng về năng suất và chi phí. + Cà phê có chất lượng tự nhiên rất tốt, được đánh giá cao.  Về điểm yếu: các diểm yếu căn bản của hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê Tây Nguyên gồm: + Thiếu hiểu biết và kinh nghiệm kinh doanh trê thị trường quốc tế. Khả năng thâm nhập thị trường kém. + Thiếu sự phối hợp giữa các khâu trong toàn bộ hệ thống để tạo thành một chỉnh thể có sức mạnh cạnh tranh. + Chất lượng sản phẩm xuất khẩu còn thấp do trình độ kỹ thuật trong tất cả các khâu còn hạn chế, chưa đầu tư đồng bộ. + Hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê phát triển thiếu bền vững, thể hiệ rõ nét ở khả năng bảo vệ trứoc các biến động của thị trường thế giới, duy trì cuộc sống ổn định cho người sản xuất cà phê, môi trường bị xâm hại… Từ những điểm yếu trên cà phê Tây Nguyên chưa có vị trí tương xứng với khả năng của nó trên thị trường thế giới, giá trị và giá trị tăng thêm cho sản phẩm cà phê còn thấp, dẫn đến thu nhập cho người sản xuất và kinh doanh cà phê chưa bảo đảm, hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê thiếu ổn định.  Về cơ hội: + Nhiều thị trường đã có nhận thức tốt về sản phẩm cà phê Tây Nguyên, trong đó có các thị trường lớn như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Tây Ban Nha. + Cà phê Rôbusta là sản phẩm chính hiện nay của Tây Nguyên đạng là loại cà phê có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược làm mềm dẻo công thức pha trộn của các hãng rang xay lớn trên thị trường thế giới. + Trào lưu chuyển đổi từ truyền thống uống trà sang cà phê ở một số nước và thị trường lớn tcó mối quan hệ rất mật thiết với Việt Nam như Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu. Trong trào lưu này các sản phẩm như cà phê chế biến sẵn và cà phê hòa tan đặc biệt tăng nhanh. + Các công ty đa quốc gia mạnh trong lĩnh vực rang xay và kinh doanh cà phê và một số nước đang hướng đến chọn Tây Nguyên như là một điểm đầu tư tốt. Đay chính là cơ hội để nâng cao chất lượng của hệ thống, gia tăng giá trị cho cà phê Tây Nguyên.  Về nguy cơ: + Cung cà phê thế giới tăng nhanh trong khi cầu cà phê tăng chậm và có khuynh hướng bão hòa trên các thị trường lớn. + Yêu cầu cao về chất lượng. Trong đó, đáng chú ý là kế hoạch nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của Tổ chức cà phê thế giới. theo kế hoạch này sẽ có khoảng 20% cà phê loại 3 của Việt Nam không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. + Các khuynh hướng tiêu dùng cà phê dặc biệt đang tăng lên. Chủ yếu hướng đến cà phê Arabica, và một số yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất, chế biến và kinh doanh. + Sự dầu tư của các công ty đa quốc gia vào các đối thủ cạnh tranh láng giềng như Thái Lan, Inđônêxia vào các giống cà phê biến đổi gien có năng suất cao. SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 19 -
  20. Cà phê - sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên GVHD: TS. Đỗ Quốc Thông + Giá cà phê thế giới có thể sẽ biến động mạnh hơn và có đang khuynh hướng thấp dần về dài hạn. Trên cơ sở các kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển linh tế cà phê thế giới vận dụng vào điều kiện Tây Nguyên, điểm mạnh, điểm yếu từ thực trạng phát triển cà phê ở Tây Nguyên: các khuynh hướng phát triển của nền kinh tế cà phê thế giới, cơ hội, nguy cơ đối với sự phát triển của kinh doanh cà phê trong tương lai, có thể đề ra định hướng chiến lược phát triển bền vững của cà phê Tây Nguyên là nâng cấp hệ thống sản xuất theo hướng mềm dẻo, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và cải thiện khả năng thâm nhập thị trương quốc tế. Các chính sách cơ bản nhằm thực hiện chiến lược này là: - Quy hoạch hợp lý vùng trồng cà phê, trên cơ sở đó xây dựng cơ cấu giống cà phê thích hợp theo hướng điều chỉnh cơ cấu tăng tỷ trọng cà phê Arabica có chất lượng cao. Ngâng cao trình độ kỹ thuật cho hệ thống sản xuất giống đến trồng trọt chế biến. Đặc biệt chú ý khâu giống và chế biến bảo quản sau thu hoạch. - Đa dạng hoá sản phẩm, trước hết là sản phẩm xuất khẩu theo hướng phát triển thêm các sản phẩm cà phê chế biến sẵn hướng tới các thị trường hiện có yêu cầu về chất lượng không cao. Đối với thị trường nội địa, phải đa dạng hoá sản phẩm đi đôi với tạo dựng phong cách, văn hoá cà phê, nhằm kích thích tiêu dùng nội địa. từng bước phát triển các sản phẩm hữu cơ, cà phê đặc biệt. - Mở rộng thị trường quốc tế, cải thiện khả năng thâm nhập trực tiếp vào các thị trường nước ngoài. - Phát triển các cơ chế bảo vệ rủi ro và tài trợ mềm dẻo. 3.5.3.2. Quy hoạch vùng trồng cà phê Phát triển bền vững trong khâu trồng trọt phải đảm bảo ổn định thu nhập và cuộc sống của người trồng cà phê, sử dụng hiệu quả và giữ gìn các nguồn lực, duy trì sự đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.Đồng thời quy hoạch các vùng thuận lợi nhất tạo điều kiện phát triển du lịch cà phê 3.5.3.2.1. Quy hoạch hợp lý Trước hết, quy hoạch hợp lý các vùng trên đặc tính đất đai, khí hậu, nguồn nước. phân tích lợi thế so sán giữa các cây trong vùng, về năng suất, chất lượng, chi phí, khả năng chế biến, thương mại hoá. Mỗi vùng hay mỗi tiểu vùng cần phải tìm ra những cây, con chủ lực đó là những cây con tận dụng được cao nhất các lợi thế địa phương. Thực tế cho thấy cây cà phê đã phát triển nhanh và rộng khắp các vùng đất Tây Nguyên. Song có những vùng đặc biệt thích hợp cho năng suất cao, chất lượng tốt như Buôn Mê Thuột, Buôn Hồ, Krông Păc, Krông Ana, Cư M’nga, Di Linh, Bảo Lộc, Yasao, Chư Nghé. - Phát triển cà phê hợp lý không chỉ thể hiện bằng sản lượng hay diện tích, mà thực sự phải là sự cân nhắc trên cơ sở lợi thế so sánh và tương quan giữa các loại cây khác nhau dảm bảo tốt nhất sử dụng các nguồn lực. Trên ý nghĩa này, việc giảm bớt diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên chính là một sự điều chỉnh cơ cấu cây trồng một cách hợp lý. - Đối với các vùng, tiểu vùng mà cây cà phê không có lợi thế so sánh rõ rệt so với các loại cây khác, cần tiến hành điều chỉnh, thông qua một lịch trình thích hợp. Lịch trình này phải hướng tới cây chủ lực đã xác định, cùng với các bước chuyển tiếp phù hợp với khả năng đầu tư của người dân và duy trì thu nhập và cuộc sống ổn định trong toàn bộ quá trình chuyển đổi. - Với các vùng, tiểu vùng, cây cà phê thực sự có lợi thế cũng cần xác định thêm một bước về mức độ chuyên canh. Bởi vì, nếu mức độ chuyên canh quá cao, dẫn đến độc canh trong diều kiện quy mô nhỏ dẫn đến độc canh trong điều kiện quy mô nhỏ có thể chịu rỉu ro lớn trước các biến đổi của thị trường, của thời tiết khí hậu và sự khai thcá quá mức đất đai, do đó, thu nhập của người dân và cuộc sống của họ luôn bbị đe doạ trước những bất ổn. 3.5.3.2.2. Xác định hợp lý giống cây cà phê SVTH: Nguyễn Văn Sơn MSSV: 110500092 - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0