Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán cà phê nhân theo kỳ hạn tại văn phòng đại diện Neumann Kaffee Gruppe
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán cà phê nhân theo kỳ hạn tại văn phòng đại diện Neumann Kaffee Gruppe" là giới thiệu về thị trường mua bán cà phê và hợp đông mua bán cà phê; tìm hiểu quy trình ký kết thực hiện hợp đồng mua bán cà phê trên thị trường. Trên cơ sở phân tích, đưa ra nhận xét cho ngành cà phê và thị trường cà phê Việt Nam, những đề xuất tương ứng để đưa ngành cà phê Việt Nam phát triển cao hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán cà phê nhân theo kỳ hạn tại văn phòng đại diện Neumann Kaffee Gruppe
- Thành phố Hồ Chí Minh - 2016 ........................................................................................ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành Quản Trị Kinh Doanh Đề tài Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán cà phê theo kỳ hạn giữa VPĐD Neumann Group GMBH và doanh nghiệp Việt Nam Giảng viên hướng dẫn TS. Lê Văn Bảy Sinh viên Hồ Trung Dũng MSSV: 94011200719
- LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa là những bước hoàn thiện cho sinh viên để trau dồi những kĩ năng, hoàn thiện bản thân khi tiến đến tiếp xúc với những công việc thực tế. Nó mất nhiều thời gian, công sức, tìm tòi và học hỏi. Do vậy, sinh viên chúng em chưa chắc đã hoàn thiện tốt nếu không có sự nhiệt tình giúp đỡ của nhiều người. Bài luận văn này hoàn thành, cho phép em được dành những lời đầu tiên để bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo cùng toàn thể ban giám hiệu trường Đại Học Quốc Tế Sài Gòn đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập qua. Đặc biệt là Thầy Lê Văn Bảy đã tận 冬tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn Cô Phạm Thanh Thủy – Trưởng VPĐD Neumann GMBH tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Chú Lê Văn Hòa – Trưởng phòng quản lý chất lượng, cùng toàn thể các Anh Chị trong VPĐD Neumann GMBH – TP HCM đã giúp đỡ và tạo điều kiện, là sự khích lệ to lớn suốt thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại công ty. Kính chúc đến quý thầy, cô giáo và các Cô, Chú, Anh, Chị trong văn phòng đại diện tập đoàn Neumann GMBH – Thành Phố Hồ Chí Minh lời chúc sức khỏe và công việc thuận lợi phát triển. Trân trọng kính chào Sinh viên HỒ TRUNG DŨNG
- Nhận xét của cơ quan thực tập ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TP.HCM, ngày … tháng … năm … 2016 (Ký, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ tên) (stamp, sign & full name)
- Nhận xét của giảng viên hướng dẫn ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TP.HCM, ngày … tháng … năm … 2016
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÀ PHÊ VÀ GIAO DỊCH MUA BÁN CÀ PHÊ THEO KỲ HẠN .................................................................. 4 1.1. MUA BÁN (GIAO DỊCH) CÀ PHÊ THEO KỲ HẠN ......................................................... 4 1.1.1. Mua bán kỳ hạn ................................................................................................ 4 1.1.2. Khái niệm, sự ra đời của thị trường kỳ hạn...................................................... 4 1.1.3. Hợp đồng mua bán cà phê ................................................................................ 5 1.1.4. Phân loại hợp đồng mua bán cà phê ................................................................. 5 1.2. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN ....................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm ......................................................................................................... 6 1.2.2. Thị trường kỳ hạn ............................................................................................. 6 1.2.3. Sở giao dịch kỳ hạn (Futures Exchange): ........................................................ 6 1.2.4. Sàn giao dịch LonDon (LIFFE/ICE EUROPE) ............................................... 7 1.2.5. Sàn giao dịch NEW YORK (NYBOT/ICE US) .............................................. 8 1.2.6. Hợp đồng kỳ hạn (Futures Contract): .............................................................. 9 1.2.7. Giá đóng cửa hàng ngày (Daily Settlement Prices): ...................................... 10 1.2.8. Giá giao ngay và giá giao sau: ....................................................................... 11 1.2.9. Nhà đầu cơ (speculators): ............................................................................... 11 1.2.10. Giá trừ lùi: ...................................................................................................... 11 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI:.............................. 12 1.4. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÀ PHÊ THẾ GIỚI:............................................................... 12 1.5. SẢN LƯỢNG: .......................................................................................................... 13 1.6. TIÊU THỤ: .............................................................................................................. 16 1.7. TỒN KHO:............................................................................................................... 17 1.8. XUẤT KHẨU: .......................................................................................................... 17 1.9. KHÁI QUÁT VỀ CÁC LOẠI CÀ PHÊ XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM ............................... 18 1.9.1. Cà phê Robusta : (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô ) ............................. 18 1.9.1.1. Khái quát về cà phê Robusta ...................................................................... 18
- 1.9.1.2. Các loại cà phê Robusta xuất khẩu ............................................................. 19 1.9.2. Cà phê Arabica ( hay còn gọi là Cà phê chè ) ................................................ 20 1.9.2.1. Khái quát về cà phê Arabica ....................................................................... 20 1.9.2.2. Các loại cà phê Arabica xuất khẩu ............................................................. 21 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÀ PHÊ NHÂN THEO KỲ HẠN GIỮA TẬP ĐOÀN NEUMANN VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ....................................................................................................... 22 2.1. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN NEUMANN KAFFEE GRUPPE ......................................... 22 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức:............................................................................................... 23 2.2. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NEUMANN GRUPPE GMBH TẠI TP.HCM.......................... 23 2.2.1. Quá trình thành lập: ........................................................................................ 23 2.2.2. Cơ cấu tổ chức:............................................................................................... 24 2.2.3. Chức năng từng bộ phận trong VPĐD ........................................................... 25 2.3. THỰC TRẠNG MUA BÁN CÀ PHÊ TẠI VPĐD NEUMANN GRUPPE GMBH .............. 25 2.3.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI VPĐD NEUMANN GRUPPE GMBH – TP.HCM .......................................................................................................... 25 2.3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MUA BÁN TẠI VPĐD NEUMANN GRUPPE GMBH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÀ PHÊ VIỆT NAM................................................................................... 30 2.4. QUÁ TRÌNH CHÀO HÀNG, ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÀ PHÊ NHÂN GIỮA VPĐD NEUMANN GRUPPE GMBH VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ........................ 33 2.4.1. Khảo sát, nghiên cứu, nắm bắt thị trường , định giá, lựa chọn đối tác và đưa ra yêu cầu chào hàng .................................................................................................... 33 2.4.1.1. Khảo sát, nghiên cứu, nắm bắt thị trường ................................................... 33 2.4.1.2. Định giá, lựa chọn đối tác và đưa ra yêu cầu chào hàng ............................ 33 2.5. SOẠN THẢO VÀ ĐÀM PHÁN NỘI DUNG HỢP ĐỒNG .................................................. 35 2.5.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng (xem phụ lục) ............................................... 35 2.5.2. Đàm phán nội dung của hợp đồng ................................................................. 39 2.6. THỰC HIỆN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG............................................................................... 39
- 2.7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÀ PHÊ TẠI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NEUMANN GRUPPE GMBH – TP HỒ CHÍ MINH (TẬP ĐOÀN NEUMANN KAFFEE) .......... 39 2.7.1. Quy trình tổ chức hướng dẫn thực hiện hợp đồng mua bán cà phê nhân tại VPĐD Neumann Gruppe GMBH ................................................................................ 39 2.7.2. Quy trình hướng dẫn thực hiện: ..................................................................... 39 2.7.3. Quy trình đặt chỗ và mượn vỏ container rỗng của hãng tàu: ......................... 40 2.8. CHUẨN BỊ CÂY HÀNG XUẤT KHẨU ......................................................................... 42 2.8.1. Lên cây hàng: ................................................................................................. 42 2.8.2. Tiến hành lấy mẫu và giám định chất lượng hàng hóa: ................................. 42 2.8.3. Quy trinh lấy mẫu cà phê: .............................................................................. 42 2.8.4. Giám định chất lượng cà phê: ........................................................................ 43 2.9. THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ............................................................................. 45 2.10. ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ............................................................................................. 46 2.11. ĐĂNG KÝ KHỬ TRÙNG CÀ PHÊ ............................................................................... 46 2.12. ĐÓNG CÀ PHÊ NHÂN VÀO CONTAINER ................................................................... 46 2.12.1. Tổ chức đóng hàng vào Container ................................................................. 46 2.12.2. Đóng hàng vào container ............................................................................... 47 2.13. TRƯỜNG HỢP HÀNG GIAO TẠI KHO NGOẠI QUAN ................................................... 49 2.14. ĐƯA HÀNG VỀ BÃI - CHỜ XUẤT ............................................................................. 49 2.15. THỦ TỤC THANH TOÁN .......................................................................................... 50 2.15.1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice- Provision Invoice) .................. 51 2.15.2. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin- C/O) .................................. 51 2.16. CHỨNG THƯ TRỌNG LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA LÔ HÀNG ( WEIGHT & QUALITY CERTIFICATE) .................................................................................................................. 53 2.17. GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH (PHYTOSANITARY CERTIFICATE) ......................... 53 2.18. GIẤY CHỨNG NHẬN KHỬ TRÙNG (FUMIGATION CERTIFICATE) ............................. 54 2.19. GIAO CHỨNG TỪ BẢN GỐC CHO BÊN MUA.............................................................. 54 2.20. THỰC HIỆN THANH TOÁN ....................................................................................... 54 2.20.1. Thanh toán bằng chuyền tiền (ngoại tệ) dựa trên chứng từ gốc (CAD) ........ 54 2.20.2. Thanh toán theo hình thức tín dụng thư (mở LC) .......................................... 56
- 2.21. CHỐT GIÁ MUA BÁN CÀ PHÊ. ................................................................................. 57 2.22. CÁC LOẠI LỆNH THÔNG DỤNG TRONG GIAO DỊCH KỲ HẠN TRÊN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ ............................................................................................................................... 58 2.23. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH – TRANH CHẤP SAU KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG .......... 60 2.23.1. ............................................................................................... VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG 60 2.23.2. Vấn đề trọng lượng......................................................................................... 60 2.23.3. Vấn đề tranh chấp – khiếu kiện ...................................................................... 60 2.24. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TRÁNH TRANH CHẤP XẢY RA TẠI NƠI ĐẾN ......................... 61 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................... 62 3.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NHÂN VIỆT NAM NĂM 2015-2016 ....................... 62 3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VIỆT NAM .............................. 62 3.2.1. Cơ hội ............................................................................................................. 62 3.2.2. Thách thức ...................................................................................................... 63 3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM ............................................. 63 3.4. NHẬN XÉT.............................................................................................................. 66 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 68
- MỤC LỤC BẢNG BIỂU BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ 1. 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ QUA 4 NIÊN VỤ . 12 BIỂU ĐỒ 1. 2: SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ ARABICA VÀ ROBUSTA .............................. 13 BIỂU ĐỒ 1. 3: 10 NƯỚC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ HÀNG ĐẦU THÉ GIỚI ................. 14 Bảng 1.1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới theo mùa vụ ...................... 15 Bảng 1. 2: 10 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới (2014/2015) ............................... 16 Bảng 1.3: Bảng mô tả chất lượng cà phê Robusta xuất khẩu ............................................ 18 Bảng 1.4: Bảng mô tả chất lượng cà phê Arabica xuất khẩu ............................................ 20 Bảng 2.1: Sản lượng xuất khẩu từ 1/1 đến 31/12 năm 2015 giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Vpđd Neumann Gruppe gmbh .............................................................................25 Bảng 2.2: Công ty, tổ chức Vpđd Neumann Gruppe Gmbh làm đại diện......................... 26 Bảng 2.3: tổng sản lượng xuất khẩu của cà phê Việt Nam với các tập đoàn nước ngoài . 26 Bảng 2.4: Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trong 3 năm 2013/2015 .................... 27 Bảng 2.5: Những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam kinh doanh mua bán xuất khẩu với Neumann Gruppe ............................................................................................................... 29
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SV: HỒ TRUNG DŨNG LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay tình hình nền Kinh tế - Xã hội (2015-2016) trên thế giới đang diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn cùng với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm đồng thời kéo theo thị trường Chứng khoán, Tiền tệ, Vàng và thị trường hàng hóa biến động thất thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của các quốc gia đang trên đà phát triển trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phục hồi, cải thiện triệt để các giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức ổn định, bao gồm nền kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội đã tạo được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực kinh tế Việt Nam. Điển hình nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản – vốn được xem là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay, cà phê là loại nông sản xuất khẩu quan trọng có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Ngành cà phê Việt Nam chủ yếu hướng tới xuất khẩu, với lượng xuất khẩu chiếm khoảng 95% cùng với đó là sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê tại Việt Nam đã hoàn toàn nắm bắt và tham gia vào các sàn giao dịch cà phê lớn trên thế giới. Tuy còn một số mặt hạn chế ở một số doanh nghiệp nhưng đây là thành quả lớn mà ngành cà phê đã đạt được. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp cà phê Việt Nam tăng cường sản xuất và xuất khẩu. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của tiến trình xuất khẩu là quy trình ký kết – thực hiện hợp đồng. Qua thời gian làm việc trong lĩnh vực cà phê và quá trình tiếp thu các kiến thức được giảng dạy bởi các giảng viên trường Đại học Quốc Tế Sài Gòn, cùng với sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn và các cô, chú, anh, chị tại văn phòng đại diện Neumann về kiến thức mua bán cà phê thực tế trên thị trường. Em quyết định chọn đề tài: “Quy trình ký kết 1
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SV: HỒ TRUNG DŨNG và thực hiện hợp đồng mua bán cà phê nhân theo kỳ hạn tại VPĐD Neumann Kaffee Gruppe” cho bài luận văn tốt nghiệp với mục đích nêu lên những trải nghiệm thực tế đúc kết được trong suốt quá trình làm việc và học hỏi không ngừng về giao dịch mua bán cà phê. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Giới thiệu về thị trường mua bán cà phê và hợp đông mua bán cà phê. Tìm hiểu quy trình ký kết thực hiện hợp đồng mua bán cà phê trên thị trường. Trên cơ sở phân tích, đưa ra nhận xét cho ngành cà phê và thị trường cà phê Việt Nam, những đề xuất tương ứng để đưa ngành cà phê Việt Nam phát triển cao hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Hợp đồng mua bán cà phê nhân và sơ lược về giao dịch mua bán cà phê trên thị trường kỳ hạn Phạm vi nghiên cứu: quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng giữa tập đoàn (công ty) nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay bao gồm cả giao dịch trên thị trường kỳ hạn. Giới hạn trong phạm vi giao hàng theo điều kiện FOB và chủ yếu là giao dịch giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty kinh doanh nước ngoài (Trading House) 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này, sự dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn như: đọc tài liệu, quan sát đánh giá, thống kê, phân tích, tổng hợp… 5. Kết cấu luận văn: Tên đề tài: “Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán cà phê nhân theo kỳ hạn tại văn phòng đại diện Neumann Kaffee Gruppe” Bố cục luận văn: ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán cà phê và giao dịch mua bán cà phê theo kỳ hạn. Chương 2: Quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán cà phê nhân giữa tập đoàn Neumann và doanh nghiệp Việt Nam Chương 3: Nhận xét và đề xuất 2
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SV: HỒ TRUNG DŨNG Việc phân tích và tìm hiểu đề tài này hy vọng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam để ngành cà phê ngày càng phát triển mạnh, xứng đáng với vị trí quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới nói chung và đứng đầu về xuất khẩu cà phê robusta nói riêng. Tuy nhiên, vì thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, đặc biệt về thị trường kỳ hạn thế giới nên dù đã cố gắng thu thập số liệu tìm hiểu phân tích, tham khảo tài liệu và các trang web cà phê liên quan cũng không tránh khỏi những thiếu xót về nội dung lẫn hình thức. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô cùng bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn TP Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2016 Sinh viên : HỒ TRUNG DŨNG – Lớp : 12DKD 3
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SV: HỒ TRUNG DŨNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÀ PHÊ VÀ GIAO DỊCH MUA BÁN CÀ PHÊ THEO KỲ HẠN 1.1. Mua bán (giao dịch) cà phê theo kỳ hạn 1.1.1. Mua bán kỳ hạn Mua bán (giao dịch) có kỳ hạn là một giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một số lượng hàng hóa hoặc công cụ tài chính bằng ngoại tệ theo tỷ giá xác định tại một thời điểm sau đó hay say một thời hạn xác dịnh từ ngày ký kết giao dịch. 1.1.2. Khái niệm, sự ra đời của thị trường kỳ hạn Lịch sử về sự ra đời kỳ hạn hay còn gọi là thị trường tương lai hiện vẫn còn nhiều tranh luận và chưa có một tài liệu nào khẳng định sự khởi nguồn của nó, nước nào là tiên phong trong việc phát minh ra loại thị trường này?. Tuy nhiên người ta dễ dàng đồng ý với nhau ở một số điểm quan trọng rằng: Căn bản kinh doanh của Thị trường kỳ hạn có nguồn gốc bắt đầu từ thị trường gạo của Nhật bản vào khoảng thế kỷ 17. Do sự phát triển về nông nghiệp tại Mỹ trong khoảng những năm 1840 đã biến Chicago thành một trung tâm nơi nông dân đổ về để bán sản phẩm của mình. Cũng trong khoảng thời gian này loại máy gặt lúa mỳ do McCormick phát minh càng thúc đẩy ngành trồng lúa mỳ phát triển. Thị trường kỳ hạn của Chicago cũng bắt đầu từ đây. Năm 1870 thị trường giao dịch bông vải tại New York (New York Cotton Exchange NYCE®) được thành lập. Năm 1882 Thị trường giao dịch cà phê tại New York có giao dịch hợp đồng đầu tiên. Buổi sơ khai của thị trường kỳ hạn nói chung dành cho một số mặt hàng là bắt nguồn từ sáng kiến của người Nông dân khi họ phải đối mặt với những vấn đề nan giải như được mùa thì giá sụt, vào thời điểm thu hoạch thì bị ép giá bởi lượng hàng được bán ra ồ ạt, lúc giáp hạt thì giá tăng nhưng người nông dân lại không được hưởng phần 4
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SV: HỒ TRUNG DŨNG lợi nhuận đó. Sự thiếu thống nhất giữa các vùng trong hệ thống đo lường số lượng cũng như phương pháp kiểm định chất lượng cũng là cái cớ để nông dân bị giới thương nhân ép giá. Ngay cả giới thương nhân cũng gặp những rủi ro lớn trong kinh doanh khi gặp phải những biến động giá cả nông sản do bị ảnh hưởng thời tiết, vận chuyển v.v. gây nên. Điều mà Nông dân muốn là làm sao có thể bán được sản phẩm của mình khi thấy giá tăng mà không bắt phải giao hàng ngay (vì lúc đó đã có hàng đâu mà giao?), hay ít nhất là thấy mức giá đó là đã đủ để cho mình có thể tái đầu tư và nuôi sống gia đình. Họ cũng muốn làm sao có cơ hội để bán/giao rải hàng ra trong các tháng chứ không phải như trước đây luôn phải bán/giao ngay sau thời điểm thu hoạch. Sơ lược qua lịch sử như vậy để chúng ta có thể khẳng định rằng Thị trường kỳ hạn nguyên bản là Của Nông Dân, Do Nông Dân và Vì Nông Dân. Tuy nhiên theo đà phát triển của xã hội cũng như những bất cập nội tại trong việc xác định giá cả, thời gian mua bán, thời gian giao hàng, vấn đề xù hàng không giao v.v… người ta phải đề ra thêm những luật chơi trong thị trường này ngày càng chặt chẽ và phức tạp hơn, buộc Nông dân phải tự mình nâng cao những kiến thức cần thiết về thị trường để cùng với những nhà kinh doanh hoạt động trong một môi trường chung. (Trích nguồn: xem phụ lục số 1) 1.1.3. Hợp đồng mua bán cà phê Thực chất hợp đồng mua bán cà phê là một hợp đồng mua bán thương mại quốc tế thuần túy nhưng vì cà phê là một loại mặt hàng đặc biệt được giao dịch trên thị trường/sàn kỳ hạn quốc tế nên hợp đồng mua bán cà phê được phân ra làm những loại hợp đồng riêng biệt phục vụ cho việc ký kết và mua bán cà phê được thực hiện. 1.1.4. Phân loại hợp đồng mua bán cà phê Hợp đồng chốt giá ngay (out-right contract) Hợp đồng chốt giá ngay (out-right contract) là hợp đồng ngoại thương trong đó giá được thỏa thuận và quy định lúc ký kết hợp đồng, giá này không thay đổi suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Loại thứ hai là hợp đồng chốt giá sau (price to be fixed contract) là loại hợp đồng ngoại thương nhưng giá thể hiện trên hợp đồng là giá trừ 5
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SV: HỒ TRUNG DŨNG lùi (Differential), cơ sở tính giá là giá trên thị trường LIFFE và NYBOT sau khi được chốt sẽ trừ lùi đi một mức trừ lùi ( mức này có thể là bao gồm phí vận chuyển, ảnh hưởng của cung cầu, loại cà phê và chất lượng của loại cà phê…) chính là giá thanh toán giữa người mua và người bán, do đó giá trong hợp đồng này có thể thay đổi trong thời gian thực hiện hợp đồng tùy vào giá của LIFFE và quyền chốt giá là quyền của người bán. Những điều kiện và những điều khoản ghi trong hợp đồng rất quan trọng trong việc xác minh quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Đồng thời nó cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có) trong và sau khi thực hiện hợp đồng. Hợp đồng Kỳ hạn chốt giá sau (Price to be fixed contract) Hợp đồng kỳ hạn chốt giá sau bản chất là hợp đồng kỳ hạn ( được giải thích ở mục hợp đồng kỳ hạn). Hợp đồng gia ngay khác với hợp đồng chốt giá sau là khi thực hiện lệnh chốt giá trên thị trường LIFFE thì giá thỏa thuận trên hợp đồng chính là cơ sở để tính mức trừ lùi khi giao dịch với khách hàng. 1.2. Khái quát về thị trường kỳ hạn 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Thị trường kỳ hạn Thị trường kỳ hạn là một loại hình thị trường mà ở đó người ta mua và bán hàng hóa theo một mức chất lượng quy định với số lượng (lô) xác định cho việc giao hàng trong tương lai, tại một sở giao dịch kỳ hạn có tổ chức. Thị trường kỳ hạn cung cấp một địa điểm tập trung với các quy định được chuẩn hóa đối với hàng hóa mua hoặc bán. 1.2.3. Sở giao dịch kỳ hạn (Futures Exchange): Là một tổ chức cụ thể có quy chế, điều kiện hoạt động riêng, tổ chức và cung cấp các hoạt động giao dịch cùng các dịch vụ phụ trợ của thị trường kỳ hạn. Sở giao dịch kỳ hạn đóng vai trò trung gian để kết hợp nhu cầu mua của người mua với nhu cầu bán của người bán. Sở giao dịch thực hiện 3 chức năng o Cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, tại đây hợp đồng kỳ hạn được các thành viên của sở mua và bán. 6
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SV: HỒ TRUNG DŨNG o Giám sát và thực thi những tiêu chuẩn đạo đức và tài chính đối với kỳ hạn mua bán tại sở. o Khuyến khích các thành viên quan tâm đến lợi ích kinh doanh. Bản thân sở không tham gia vào việc mua bán kỳ hạn, mà chỉ cung cấp những tiện nghi cho người khác làm việc đó. Đặc điểm của sở giao dịch o Tăng hiệu quả thị trường: khi giao dịch bằng hợp đồng kỳ hạn, sở giao dịch sẽ là nơi để tìm ra điểm thỏa thuận giữa người mua và người bán, và do vậy giảm được chi phí tìm bạn hàng và thế lực độc quyền cũng như làm tăng khối lượng giao dịch mua bán trên thương trường. o Là nguồn thông tin thị trường: sở giao dịch thu thập và cung cấp những thông tin quan trọng về hàng hóa phục vụ cho các thành viên tham gia thị trường kỳ hạn. o Là nơi để giải quyết tranh chấp: trong sở giao dịch đưa ra một quy định khung về các tranh chấp trong giao dịch và giải quyết các bất đồng phát sinh một cách công bằng trong thời gian giao dịch. 1.2.4. Sàn giao dịch LonDon (LIFFE/ICE EUROPE) Sàn giao dịch tài chính kỳ hạn và quyền chọn quốc tế Londongọi tắt là LIFFE (London International Financial Futures and Options Exchange) Đây là sàn giao dịch cho các mặt hàng cà phê Robusta. LIFFE là mảng giao dịch phái sinh của EURONEXT. Ngoài đơn vị thành viên LIFFE tại London, EURONEXT còn có các sàn giao dịch tại Amsterdam, Lisbon, Paris và Brussels Khối lượng giao dịch trung bình của cà phê trên sàn LIFFE khoảng 12-13 ngàn lot/ ngày (tương đương 120 ngàn tấn). Lượng hợp đồng mở để giao dịch đạt mức 140- 180 ngàn lot (tương đương 700 ngàn tấn cà phê). Dự trữ trung bình của LIFFE vào khoảng 400 ngàn lot (tương đương 200 ngàn tấn cà phê). Cà phê Robusta lấy giá giao dịch trên sàn LIFFE tại LONDON làm giá tham chiếu chuẩn, đơn vị USD/tấn. Lượng chuẩn của mỗi hợp đồng cà phê Robusta hiện nay là 10 tấn/lô (trước kia 5 tấn/lô). Nếu hàng đạt chất lượng thượng hạng, giá chuẩn của 7
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SV: HỒ TRUNG DŨNG loại này được tính cộng 30 đô la/tấn. Loại 1, hưởng bằng giá. Loại 2 được tính mức trừ 30 đô la/tấn. Cứ cách 30 đô la/tấn, Liffe còn chấp nhận các loại thấp cho đến trừ 120 đô la/tấn tính theo giá chuẩn của TTKH này trong thời gian giao dịch. Giá bán được tính theo đơn vị USD/tấn. Giới hạn biến động tối thiểu là 1 USD/tấn tương đương 5 USD/lot. Không có giới hạn biến động giá tối đa. Thị trường LIFFE giao dịch vào các tháng lẻ trong năm: 1,3,5,7,9,11 và thời gian giao dịch cuối cùng là 12h30 của ngày giao dịch cuối cùng của tháng giao hàng. Việt Nam là nước có lượng hàng Robusta cung cấp cho Liffe lớn nhất thế giới. 1.2.5. Sàn giao dịch NEW YORK (NYBOT/ICE US) Sàn giao dịch hàng hóa New York gọi tắt là NYBOT (New York Board of Trade) Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới, nằm trong thành phố New York chuyên để giao dịch các hợp đồng futures và options về đường, bông, cà phê, ca cao, cam, lãi suất, tiền tệ, và các chỉ số. Sàn giao dịch chứng khoán New York có nguồn gốc từ năm 1870 với tên gọi Sàn giao dịch bông New York (NYCE). Vào năm 1998, Sàn giao dịch hàng hóa New York trở thành công ty mẹ của cả Sàn giao dịch bông New York và Sàn giao dịch cà phê, đường, ca cao (CSCE) (thành lập năm 1882), và ngày nay các sàn giao dịch này làm chức năng bộ phận cho NYBOT. Sàn NYBOT được giám sát bởi Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai (Commodity Futures Trading Commission), một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ. Vào tháng 2 năm 2003, New York Board of Trade (NYBOT) kí vào bản hợp đồng thuê tài sản với NYMEX để chuyển tới trụ sở ở khu Trung tâm tài chính sau khi trụ sở ban đầu của NYBOT đã bị phá hủy trong vụ khủng bố 11/9/2001. Sàn giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỉ đôla về hàng hóa năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóa khác được mua và bán trên sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử. Giá cả được niêm yết cho các giao dịch trên Sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới. 8
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SV: HỒ TRUNG DŨNG NYBOT là một trong số rất ít sàn trên thế giới còn duy trì hệ thống Open Outcry, ở đó người giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu bằng tay trên sàn giao dịch. Mỗi công ty hoạt động trên sàn giao dịch phải cử người môi giới riêng của mình, vì vậy có rất ít nhân viên trên sàn làm đại điện cho những tập đoàn lớn và các nhân viên chỉ ghi lại các giao dịch, không liên quan đến hoạt động mua bán. Cà phê Arabica lấy giá giao dịch trên sàn NYBOT tại New York làm giá tham chiếu chuẩn, Khối lượng giao dịch của cà phê tại NYBOT khoãng 14 ngàn lot/ngày, Có hai loại hợp đồng tương lai được giao dịch là C và mini C. Hợp đồng C là hợp đồng chuẩn, hợp đồng mini C có khối lượng bằng 1/3 hợp đồng C Thị trường NYBOT giao dịch vào các tháng : 3,5,7,9,12 đối với hợp đồng C và giao dịch vào các tháng 4,6,8,11 đối với hợp đồng mini C. Thời gian giao dịch cuối cùng là 1 ngày trước ngày thông báo cuối Giá bán được tính theo đơn vị US cent/lb (lb=0.454kg). Giới hạn giá tối thiểu là 0,05 cent/lb tương đương hợp đồng C l8,75 USD/hợp đồng, hợp đồng mini C là 6,25 USD/hợp đồng. Không có giới hạn giá tối đa 1.2.6. Hợp đồng kỳ hạn (Futures Contract): Hợp đồng kỳ hạn là một loại hợp đồng được ký giữa bên mua và bên bán đối với một loại hàng hóa, tài sản (có thể là chứng khoán, dầu mỏ hoặc bất kỳ) tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện sẽ được diễn ra trong tương lai. Hàng hóa ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hóa nào, từ nông sản, các đồng tiền cho tới chứng khoán. Theo hợp đồng này thì có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính cá nhân. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đôỉ, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường. 9
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SV: HỒ TRUNG DŨNG Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác. Hợp đồng kỳ hạn có các chức năng sau o Định giá: các hợp đồng kỳ hạn quy định phương thức định giá trước cho một khoảng thời gian có thể là vài tháng theo mùa vụ hoặc một năm hay hơn. Các hợp đồng giao sau các loại hàng hóa có thể được mua đi bán lại ở mức giá dựa trên sự thay đổi của nhận thức về cung và cầu trên thị trường. o Dịch chuyển rủi ro: các hợp đồng kỳ hạn cũng cho phép dịch chuyển rủi ro từ người tự bảo hiểm sang các nhà đầu cơ khi có sự không chắc chắn về biến động giá cả. 1.2.7. Giá đóng cửa hàng ngày (Daily Settlement Prices): Là mức giá được phòng thanh toán Bù trừ (Clearing house) công bố sau khi đóng cửa các giao dịch của ngày hôm qua đó đối với mỗi tháng giao hàng của mỗi loại hợp đồng kỳ hạn được giao dịch cùng ngày. Nếu mặt hàng nào đó không được giao dịch vào giờ đóng cửa thì Công ty này có quyền ấn định một mức giá “đề xuất” nào đó. Phòng Thanh Toán Bù Trừ (clearing house): là bộ phận bổ sung trên thị trường và hoạt động như là bộ phận trung gian đối với những giao dịch Future. Phòng đảm bảo sự thực hiện của các bên tham gia. Phòng thanh toán bù trừ có một số thành viên, liên quan chặt chẽ với phòng thanh toán. Nếu nhà môi giới không phải là thành viên của phòng thanh toán thì phải liên kết với các thành viên của phòng thanh toán. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng thanh toán là giữ cho tất cả các giao dịch thực hiện trong ngày để có thể tính toán vị thế của mỗi thành viên. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
13 p | 2490 | 691
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và một số yếu tố liên quan của sinh viên nữ trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021
125 p | 37 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022
117 p | 32 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị doanh nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Thương Mại Jtrue
86 p | 78 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tính an toàn - hợp lý của việc chỉ định kháng sinh trong điều trị ngoại trú nhiễm khuẩn hô hấp trên tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022
114 p | 29 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: Pháp luật về hàng hải và thực thi tại Cảng vụ Hải Phòng
53 p | 54 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021
103 p | 28 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát mức độ tuân thủ quy chế bán thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc GPP trên địa bàn quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
77 p | 22 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị doanh nghiệp: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV môi trường-TKV-Xí nghiệp xử lý nước Uông Bí
76 p | 52 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Thực trạng và yêu cầu về đào tạo liên tục cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2017
68 p | 67 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về mô hình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
79 p | 72 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
78 p | 16 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển hoạt động marketing của Công ty Cổ phần Công nghệ Cao Lê Gia tại quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh
55 p | 11 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty TNHH Isaura Kim Yến
102 p | 27 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV DV – TM Thiết kế đồ họa In bao bì và sản xuất Lí Tưởng
68 p | 14 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sacred Earth Việt Nam tại Bình Dương giai đoạn 2016-2018
98 p | 13 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta
95 p | 7 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao doanh số từ mỹ phẩm của Công ty TNHH Hồng Bảo tại Thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 28 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn