intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị nội trú tại Khoa Nội tim mạch - lão học, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến 01/2017. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN THANH TUẤN KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PROTEIN NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Hậu Giang – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN THANH TUẤN KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PROTEIN NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ VINH BẢO CHÂU Hậu Giang – Năm 2017
  3. LỜI CẢM TẠ Hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp đại học này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên cùng Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Lê Vinh Bảo Châu, người thầy đã hết lòng dạy dỗ, dìu dắt, trực tiếp hướng dẫn và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, tập thể các bác sĩ, y tá khoa Nội tim mạch-lão học Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, quý thầy cô và bạn bè đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Hậu Giang, tháng 2-năm 2017 Tác giả NGUYỄN THANH TUẤN i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ dưới sự hướng dẫn của Ths. Lê Vinh Bảo Châu. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả NGUYỄN THANH TUẤN ii
  5. Bộ Giáo dục và Đào tạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường Đại học Võ Trường Toản Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA LUẬN VĂN THEO Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Họ tên sinh viên: Nguyễn Thanh Tuấn. Tên đề tài: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng. Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Vinh Bảo Châu. Luận văn đã được bổ sung và sửa chữa theo nhận xét của Hội đồng chấm khóa luận. Hậu Giang, ngày 25 tháng 3 năm 2017 Nguyễn Thanh Tuấn Thư ký Hội đồng ThS. Mai Thị Thanh Thường Chủ tịch Hội đồng TS. Lê Ngọc Kính iii
  6. KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PROTEIN NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ Nguyễn Thanh Tuấn Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Vinh Bảo Châu Mở đầu: Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới đến năm 2030, đái tháo đường sẽ là nguyên nhân đứng thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu. Việt Nam tuy không phải là quốc gia có tỉ lệ mắc đái tháo đường cao nhất nhưng lại là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 khi được phát hiện đã có biến chứng, trong đó có biến chứng thận. Biến chứng thận do đái tháo đường được đặc trưng bởi sự xuất hiện microalbumin niệu, protein niệu, sau đó là suy thận mạn khi có tăng ure, creatinin. Protein niệu xuất hiện đánh dấu sự khởi phát của bệnh thận lâm sàng. Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 235 bệnh nhân đái tháo đường nhập viện và điều trị nội trú từ tháng 10/2016 đến 01/2017 tại khoa Nội tim mạch - lão học Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Epidata 3.0 và SPSS 20.0. Kết quả: Tuổi trung bình là 65,10 12,47 tuổi. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trung bình là 151,25 34,92 mmHg và 85,62 16,09 mmHg. Giá trị trung bình HbA1c là 8,09 1,78 %. TC có giá trị trung bình là 4,92 1,37 mmol/L, TG là 2,19 1,48 mmol/L, HDL_c là 1,37 0,40 mmol/L và LDL_c là 2,91 1,03 mmol/L. Giá trị trung bình của creatinin máu là 185,29 127,91 μmol/L. Kết luận: Yếu tố thật sự quyết định trực tiếp đến protein niệu trên nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã khảo sát là: kiểm soát huyết áp mục tiêu, kiểm soát HbA1c, tăng TC và tăng creatinin máu. iv
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA LUẬN VĂN THEO Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN ...................................... iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................iv DANH MỤC BIỂU BẢNG ......................................................................................ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................xi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................................4 1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ..........................................................4 1.1. Định nghĩa .....................................................................................................4 1.2. Dịch tễ học.....................................................................................................4 1.2.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới ...................................................4 1.2.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam ....................................................5 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường ..................................................6 1.4. Phân loại bệnh đái tháo đường ......................................................................7 1.5. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2 ..................................................8 1.6. Biến chứng của bệnh đái tháo đường ............................................................9 1.6.1. Biến chứng cấp tính thường gặp .............................................................9 1.6.2. Biến chứng mạn tính ...............................................................................9 2. PROTEIN NIỆU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 .......................10 v
  8. 2.1. Giải phẫu sinh lý thận ........................................................................................10 2.2. Protein niệu..................................................................................................11 2.2.1. Đặc điểm protein niệu ...........................................................................11 2.2.2. Phân loại protein niệu ...........................................................................11 2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phương pháp xác định protein niệu ....................13 2.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ...........................................................................13 2.3.2. Phương pháp xác định protein niệu ......................................................14 2.4. Diến biến của biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 .........15 2.5. Protein niệu và bệnh thận do đái tháo đường ..............................................16 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ PROTEIN NIỆU .........................................................17 3.1. Đặc điểm lâm sàng ......................................................................................17 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................................19 4. ĐIỀU TRỊ PROTEIN NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ...................................................................................................................................20 5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 KÈM PROTEIN NIỆU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ...................................................22 CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................26 1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................26 1.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ...............................................................................26 1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................26 1.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................26 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................26 1.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................26 vi
  9. 1.2.2. Cỡ mẫu .....................................................................................................27 1.2.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................27 1.2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................27 1.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................27 1.2.4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ........28 1.2.4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và protein niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 .......................................................................................29 1.2.5. Cách tiến hành nghiên cứu .......................................................................30 1.2.6. Phương pháp xử lí số liệu .........................................................................30 1.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ...............................................................................31 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................32 2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..............32 2.1.1. Giới tính....................................................................................................32 2.1.2. Tuổi...........................................................................................................34 2.1.3. Phân bố địa lí ............................................................................................36 2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ..................................................................37 2.2.1. Huyết áp ...................................................................................................37 2.2.2. Một số bệnh lý đồng mắc .........................................................................40 2.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG .........................................................41 2.3.1. Glucose máu lúc đói và HbA1c ................................................................41 2.3.2. Rối loạn lipid máu ....................................................................................44 2.3.3. Creatinin máu ...........................................................................................48 2.4. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ VÀ PROTEIN NIỆU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ........................................................................50 vii
  10. CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................53 3.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................53 3.1.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có protein niệu (+) .....................................................................................53 3.1.2. Một số yếu tố liên quan đến protein niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ..........................................................................................................................53 3.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI PHỤ LỤC viii
  11. DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường và các dạng rối loạn glucose máu dựa vào glucose máu huyết tương tĩnh mạch theo WHO 1999 .......................................19 Bảng 2. Một số công trình nghiên cứu về bệnh nhân đái tháo đường týp 2 kèm protein niệu ở trong và ngoài nước ...........................................................................22 Bảng 1.1. Đánh giá rối loạn lipid máu theo ATP IV ................................................29 Bảng 2.1. Mối liên quan giữa giới tính và protein niệu ............................................33 Bảng 2.2. Tuổi trung bình theo phân nhóm protein niệu ..........................................34 Bảng 2.3. Mối liên quan giữa các nhóm tuổi và protein niệu ...................................35 Bảng 2.4. Mối liên quan giữa phân bố địa lí và protein niệu ....................................36 Bảng 2.5. Giá trị huyết áp theo phân nhóm protein niệu ..........................................38 Bảng 2.6. Mối liên quan giữa việc kiểm soát huyết áp mục tiêu và protein niệu .....39 Bảng 2.7. Giá trị trung bình FPG theo phân nhóm protein niệu ...............................41 Bảng 2.8. Giá trị trung bình HbA1c theo phân nhóm protein niệu ...........................42 Bảng 2.9. Mối liên quan giữa việc kiểm soát HbA1c và protein niệu ......................43 Bảng 2.10. Giá trị trung bình các chỉ số lipid máu theo phân nhóm protein niệu ....44 Bảng 2.11. Mối liên quan giữa TC và protein niệu...................................................45 Bảng 2.12. Mối liên quan giữa TG và protein niệu ..................................................46 Bảng 2.13. Mối liên quan giữa HDL_c và protein niệu ............................................46 Bảng 2.14. Mối liên quan giữa LDL_c và protein niệu ............................................47 Bảng 2.15. Giá trị creatinin máu trung bình theo phân nhóm protein niệu ..............48 Bảng 2.16. Mối liên quan giữa creatinin máu và protein niệu ..................................49 Bảng 2.17. Mối tương quan giữa các yếu tố và protein niệu trên bệnh nhân ...........50 đái tháo đường týp 2 ..................................................................................................50 ix
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính .......................................32 Biểu đồ 2.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa lí .............................................36 Biểu đồ 2.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bệnh lí tăng huyết áp ...................37 Biểu đồ 2.4. Phân bố một số bệnh lý đồng mắc theo phân nhóm protein niệu .........40 x
  13. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Từ nguyên Nghĩa của từ tắt ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ AHA American Heart Association Hiệp hội Tim Hoa Kỳ BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể CI Confidence interval Khoảng tin cậy Cs Et al Cộng sự HbA1c Hemoglobine A1c Hemoglobine A1c High Density Lipoprotein - Lipoprotein vận chuyển HDL_c cholesterol cholesterol có tỉ trọng cao IDDM Insulin-dependent diabetes melitus Đái tháo đường phụ thuộc insulin Liên hiệp Đái tháo đường Thế IDF International Diabetes Federation giới IFG Impaired Fasitng Glucose Rối loạn glucose máu lúc đói IGT Impaired Glucose Tolerance Rối loạn dung nạp glucose Ủy ban phòng chống huyết áp JNC Joint National Committee Hoa Kỳ Low Density Lipoprotein - Lipoprotein vận chuyển LDL_c cholesterol cholesterol có tỉ trọng thấp Non-insulin dependent diabetes Đái tháo đường không phụ thuộc NIDDM melitus insulin NGSP National Glyco – hemglobin Chương trình chuẩn hóa xi
  14. Standardization Program Glycohemoglobin Quốc gia OR Odds Ratio Tỉ số chênh TC Total Cholesterol Cholesterol toàn phần TG Triglyceride Triglyceride WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới xii
  15. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, đái tháo đường không chỉ là một vấn đề sức khỏe mà nó còn được xem là một thảm họa xã hội toàn cầu. Theo thống kê của Liên hiệp Đái tháo đường Thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 370 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và hơn 280 triệu người thuộc nhóm nguy cơ cao trong năm 2011. Ước tính đến năm 2030 con số này có thể tăng lên 552 triệu người mắc với hơn 398 triệu người thuộc nhóm nguy cơ cao. Theo dự đoán của WHO đến năm 2030, đái tháo đường sẽ là nguyên nhân đứng thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu [36], [48]. Đái tháo đường còn trở thành lực cản trong guồng quay của sự phát triển, gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ khoảng 232 tỉ đô la Mỹ, dự báo sẽ tăng lên 302 tỉ đô la Mỹ vào năm 2025 cho việc phòng chống và điều trị [49]. Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm, đặc biệt là do đái tháo đường týp 2 thường được phát hiện muộn. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 khi được phát hiện đã có biến chứng, trong đó có biến chứng thận [8]. Biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường là một trong những biến chứng mạn tính hay gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu của suy thận, cần phải lọc máu để duy trì sự sống. Theo nghiên cứu tỉ lệ bệnh thận do đái tháo đường ở Hoa Kỳ chiếm 3,3% dân số (2005-2008), ước tính chi phí điều trị cho những bệnh nhân này hàng năm là khoảng 16,8 tỉ USD [35]. Việt Nam tuy không phải là quốc gia có tỉ lệ mắc đái tháo đường cao nhất nhưng lại là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh nhất. Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường của Tạ Văn Bình năm 2001 tại 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) ở tuổi 30-64 tuổi, cho thấy tỉ lệ đái tháo đường là 4%, rối loạn dung nạp glucose là 5,1% [3]. Trong một nghiên cứu gần đây ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong năm 2009 có gần 1
  16. 11,2% người trưởng thành ở độ tuổi 40-60 bị bệnh đái tháo đường [12]. Như vậy, chỉ sau 10 năm, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 đã gia tăng một cách đáng kể. Tại Việt Nam, theo thống kê cuả một số tác giả tỉ lệ biến chứng thận tiết niệu nói chung do đái tháo đường là 30%. Theo Nguyễn Thu Hương và Nguyễn Tiến Dũng (2013) thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ghi nhận tỉ lệ biến chứng thận nói chung trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chiếm 41,5%, trong đó 22,7% có microalbumin niệu, 11,4% có protein niệu [9]. Điều trị bệnh lý thận do đái tháo đường hết sức phức tạp và tốn kém, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối. Biến chứng thận do đái tháo đường được đặc trưng bởi sự xuất hiện microalbumin niệu, protein niệu, sau đó là suy thận mạn khi có tăng urê, creatinin [2]. Trong đó, microalbumin niệu được xem như là công cụ chẩn đoán sớm biến chứng thận. Tuy nhiên, ở đồng bằng sông Cửu Long, đa phần người dân sống bằng nghề nông, điều kiện sống và sinh hoạt còn nhiều khó khăn, cũng như những hạn chế trong kiến thức về bệnh đái tháo đường nên họ thường không quan tâm đến những biến chứng của nó. Đến khi bệnh trở nặng, nhập viện thì phần lớn giai đoạn microalbumin niệu đã chuyển sang protein niệu. Protein niệu xuất hiện đánh dấu sự khởi phát của bệnh thận lâm sàng. Vấn đề này ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, để góp phần hiểu rõ hơn tình hình bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có protein niệu, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PROTEIN NIỆU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ”. 2
  17. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị nội trú tại Khoa Nội tim mạch - lão học, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến 01/2017. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định tỉ lệ protein niệu của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị nội trú tại Khoa Nội tim mạch - lão học, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. 2. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh bệnh nhân đái tháo đường týp 2 kèm protein niệu đang điều trị nội trú tại Khoa Nội tim mạch - lão học, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. 3. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến bệnh nhân đái tháo đường týp 2 kèm protein niệu đang điều trị nội trú tại Khoa Nội tim mạch - lão học, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. 3
  18. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1. Định nghĩa Theo WHO, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng glucose máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hay hoạt động của insulin” [4]. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng glucose máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hóa carbohydrat (chất đường), lipid (chất béo), protein (chất đạm) do thiếu insulin có kèm hoặc không kèm kháng insulin với các mức độ khác nhau. Hệ quả của tăng glucose máu mạn tính là tổn thương, mất chức năng và suy nhiều cơ quan như: mắt, thận, thần kinh, tim, mạch máu [26], [34]. 1.2. Dịch tễ học 1.2.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới Trong những năm gần đây, tỉ lệ đái tháo đường gia tăng mạnh mẽ ở các quốc gia công nghiệp hoá và các nước đang phát triển, trong số đó có hơn 90% là đái tháo đường týp 2. Sự bùng nổ của đái tháo đường týp 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn với cộng đồng [18]. Theo thống kê của IDF và WHO, năm 2011 toàn thế giới có khoảng 370 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và khoảng 280 triệu người thuộc nhóm nguy cơ cao. Trong 20 năm tới, châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á sẽ là những vùng có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường nhiều nhất [36], [48]. Tại Hoa Kỳ, năm 2011 đã có 25,8 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 8,3% dân số, nhóm nguy cơ cao khoảng 79 triệu người [27]. Ở châu Á, tỉ lệ đái tháo đường cũng bùng phát mạnh mẽ ở các nước có tốc độ phát triển nhanh như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước đang phát triển như khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng là do quá trình đô thị hóa 4
  19. nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, dẫn đến sự thay đổi về lối sống công nghiệp (việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng tăng lên kèm theo lối sống ít vận động). Tại Trung Quốc, theo nghiên cứu được thực hiện năm 2010, hiện có khoảng 115 triệu người mắc bệnh đái tháo đường chiếm khoảng 11,6% dân số, nhóm nguy cơ ước đạt xấp xỉ 500 triệu người [51]. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 3 triệu người chết do đái tháo đường. Vào năm 2007, tỉ lệ tử vong do đái tháo đường gây ra trên thế giới là 3,8 triệu người (chiếm 6% tỉ lệ tử vong toàn cầu), tương đương với HIV/AIDS [44]. WHO đã lên tiếng báo động về vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới. Theo một nghiên cứu gần đây, chi phí cho điều trị đái tháo đường của toàn thế giới năm 2007 ước tính 232 tỉ đô la Mỹ, dự báo sẽ tăng lên 302 tỉ vào năm 2025 [49]. 1.2.2. Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam Ở Việt Nam, song song với mức độ đô thị hóa, phát triển kinh tế thì tỉ lệ bệnh đái tháo đường cũng có chiều hướng gia tăng không ngừng. Theo thống kê ở một số bệnh viện lớn trong nước cho thấy đái tháo đường là bệnh thường gặp nhất và có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Các chuyên gia tin rằng hiện có ít nhất hai triệu người bị bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, mặc dù 60% trong số đó vẫn chưa được chẩn đoán và không biết là mình bị bệnh. Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường của PGS.TS. Tạ Văn Bình Bệnh Viện Nội Tiết năm 2001 tại 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) ở tuổi 30- 64 tuổi, cho thấy tỉ lệ đái tháo đường là 4%, rối loạn dung nạp glucose là 5,1% [3]. Trong một nghiên cứu gần đây ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong năm 2009 có gần 11,2% người trưởng thành ở độ tuổi 40-60 bị bệnh đái tháo đường [12]. Theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2012 tại 6 vùng sinh thái trong cả nước, gồm Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho thấy: tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta chiếm 5,7% dân số. Trong đó, Tây Nam Bộ có tỉ lệ cao nhất với 7,2% dân số và thấp nhất là khu vực tây Nguyên với 3,8% 5
  20. dân số [1]. Như vậy, chỉ sau 10 năm, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đã gia tăng một cách nhanh chóng. 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2016, chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 4 tiêu chuẩn sau:  HbA1c 6,5% - Trong đó xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện ở phòng xét nghiệm được chuẩn hóa theo chương trình chuẩn hóa Glycohemoglobin Quốc gia (National Glyco-hemglobin Standardization Program: NGSP). - Tuy nhiên, không dùng HbA1c để chẩn đoán bệnh đái tháo đường trong các trường hợp thiếu máu, bệnh Hemoglobin. Những trường hợp này chẩn đoán dựa vào glucose máu huyết tương lúc đói.  FPG 7,0 mmol/L ( 126 mg/dL) - Glucose máu lúc đói FPG (fasting plasma glucose): sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ.  Glucose máu sau 2 giờ 11,1 mmol/L (200mg/dL) khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 75 gam glucose và đo glucose máu sau 2 giờ).  Glucose máu ngẫu nhiên 11,1 mmol/L (200mg/dL) kèm theo triệu chứng tăng glucose máu. Trong trường hợp không tăng glucose máu rõ ràng thì kết quả nên được khẳng định bằng các xét nghiệm lặp lại trừ trường hợp đã quá rõ như có triệu chứng tăng glucose máu kinh điển. Các rối loạn glucose máu: - Rối loạn glucose máu lúc đói (IFG: Impaired Fasitng Glucose): khi glucose máu đói ≥ 6,1 mmol/L (110 mg/dL) nhưng < 7,0 mmol/L (126 mg/dL). 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2