Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
lượt xem 11
download
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021 được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm chung của bệnh nhân nhiễm trùng điều trị tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ. Thống kê tác nhân gây bệnh và tỷ lệ nhiễm trùng ở bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN ĐẶNG HIẾU DUY KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 – 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Hậu Giang – 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN ĐẶNG HIẾU DUY KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 – 2021 Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ VINH BẢO CHÂU Hậu Giang – 2021
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ThS. Lê Vinh Bảo Châu, người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và đưa ra những lời khuyên bổ ích để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, quý Thầy/Cô khoa Dược – Trường Đại học Võ Trường Toản đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện và cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập, sinh hoạt và rèn luyện tại đây. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và Phòng Lưu trữ bệnh án của Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện để giúp tôi có thể thực hiện khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và động viên tôi trong lúc khó khăn cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận này. Hậu Giang, ngày…..tháng…..năm 2021 Sinh viên Đặng Hiếu Duy i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Sinh viên Đặng Hiếu Duy ii
- NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ iii
- TÓM TẮT NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 – 2021 Đặng Hiếu Duy Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Vinh Bảo Châu Mở đầu: Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu một kỉ nguyên mới, một bước ngoặc to lớn của ngành y học thế giới về điều trị các căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, do việc sử dụng rộng rãi, kéo dài và chưa hợp lý nên đã phát sinh ra nhiều chủng vi khuẩn đề kháng với các loại kháng sinh hiện nay. Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết với các kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Trong những năm gần đây hàng loạt các báo cáo của những tổ chức y tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã thống kê và đưa ra các con số đáng báo động về tình trạng đề kháng kháng sinh. Vì thế, khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe là một trong các giải pháp góp phần đưa ra các đề xuất giúp cho việc sử dụng kháng sinh an toàn hơn, hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 154 bệnh án nhiễm trùng điều trị nội trú tại Khoa Nội tiết – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 03/2020 đến tháng 03/2021. Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS, Excel. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 61,3 ± 11,7 tuổi, nữ giới (63%) chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới (37%). Bệnh nhân nhập viện điều trị được chẩn đoán iv
- nhiễm trùng bàn chân và áp xe da – mô mềm chiếm đa số với tỉ lệ lần lượt là 66,2% và 15,6%. Phẩu thuật ngoại khoa được chỉ định nhiều nhất là hút dịch – mủ (35,3%). Nhóm VK Gram (-) chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm VK Gram (+) tương ứng với tỉ lệ 58,4% và 41,6%. Các kháng sinh nhóm quinolon có độ nhạy cảm chỉ còn dưới 50%. Các C3G có tỉ lệ kháng trên 70%. Klebsiella pneumonia đề kháng với các KS thuộc nhóm cephalosporin với tỉ lệ trên 70%, các quinolon tỉ lệ đề kháng cũng khá cao trên 58%. Proteus mirabilis đề kháng cao nhất với kháng sinh ampicillin và co-trimoxazol (83,3%), các cephalosporin đều có tỉ lệ đề kháng từ 50% trở lên. Nhóm KS beta - lactam (36,67%) và quinolon (35,28%) là hai nhóm KS được sử dụng kê đơn nhiều nhất cho bệnh nhân điều trị tại khoa. Ciprofloxacin là KS được sử dụng kê đơn nhiều nhất (31,78%), kế đến là vancomycin (16,6%) và imipenem + cilastatin (9,58%). Tỉ lệ thay đổi kháng sinh trong quá trình điều trị (48,1%). Phác đồ kháng sinh phối hợp được sử dụng tại bệnh viện chiếm tỉ lệ cao (76%). Tỉ lệ đáp ứng tốt với kháng sinh chiếm tỉ lệ rất cao (92,2%). Kết quả điều trị khi ra viện, bệnh nhân điều trị đỡ, giảm chiếm tỉ lệ 97,40%. Kết luận: Cần tăng cường thực hiện KSĐ, xây dựng phác đồ điều trị theo mô hình nhiễm trùng tại bệnh viện và sử dụng kháng sinh theo kết quả KSĐ để hạn chế sự kháng thuốc của vi khuẩn, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân. v
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................... iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................vi KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................ix DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................................xi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 5 1.1. Đại cương về kháng sinh.................................................................................... 5 1.1.1. Lịch sử ra đời và định nghĩa kháng sinh ........................................................ 5 1.1.2. Phân loại kháng sinh ...................................................................................... 6 1.2. Đại cương về vi khuẩn học ................................................................................ 8 1.3. Sự đề kháng kháng kháng sinh của vi khuẩn ................................................. 10 1.3.1. Đề kháng kháng sinh .................................................................................... 10 1.3.2. Xu hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và giải pháp phòng ngừa ..... 11 1.3.3. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn ................................................................ 12 1.4. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh ....................................................................... 13 1.5. Một số điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh .................................................... 17 1.5.1. Đường dùng kháng sinh ............................................................................... 17 1.5.2. Tác dụng không mong muốn của kháng sinh .............................................. 18 1.6. Một số nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước về đề kháng kháng sinh18 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 30 vi
- 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 30 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................................... 30 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................................... 30 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 31 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 31 2.3.2. Cỡ mẫu ......................................................................................................... 31 2.3.3. Cách tiến hành nghiên cứu ........................................................................... 31 2.3.4. Các thông tin cần khảo sát ........................................................................... 32 2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 36 2.5. Vấn đề y đức ...................................................................................................... 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................... 37 3.1. Đặc điểm chung của dân số tham gia nghiên cứu .......................................... 37 3.1.1. Độ tuổi và giới tính ...................................................................................... 37 3.1.2. Đặc điểm thân nhiệt của bệnh nhân ............................................................. 39 3.1.3. Đặc điểm trị số bạch cầu của bệnh nhân ...................................................... 39 3.1.4. Đặc điểm về chức năng thận ........................................................................ 40 3.1.5. Đặc điểm về huyết áp ................................................................................... 41 3.1.6. Đặc điểm bệnh mắc kèm khi vào khoa của mẫu nghiên cứu ....................... 42 3.1.7. Đặc điểm các bệnh nhiễm trùng trong mẫu nghiên cứu .............................. 44 3.2. Đặc điểm các vi khuẩn được phân lập và tình hình đề kháng kháng sinh .. 44 3.2.1. Đặc điểm các mẫu bệnh phẩm nuôi cấy và vi khuẩn được phân lập ........... 44 3.2.2. Tình hình đề kháng kháng sinh .................................................................... 47 3.3. Tình hình sử dụng kháng sinh tại khoa Nội tiết ............................................. 55 3.3.1. Tỉ lệ đường dùng của kháng sinh ................................................................. 55 3.3.2. Danh mục các kháng sinh được sử dụng tại khoa Nội tiết........................... 56 3.3.3. Đặc điểm phác đồ kháng sinh trong điều trị ................................................ 58 3.3.4. Sự thay đổi kháng sinh ................................................................................. 64 3.3.5. Tỉ lệ phẩu thuật ngoại khoa được chỉ định ................................................... 65 vii
- 3.3.6. Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng khi sử dụng kháng sinh........................................... 66 3.3.7. Thời gian nằm viện và thời gian sử dụng kháng sinh tại khoa Nội tiết ....... 67 3.4. Kết quả điều trị lúc ra viện............................................................................... 68 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 69 4.1. Kết luận .............................................................................................................. 69 4.1.1. Đặc điểm chung của dân số tham gia nghiên cứu ........................................ 69 4.1.2. Đặc điểm vi khuẩn phân lập và tình hình đề kháng kháng sinh .................. 69 4.1.3. Tình hình sử dụng kháng sinh tại khoa Nội tiết ........................................... 70 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 71 4.3. Hướng phát triển mở rộng đề tài ..................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC viii
- KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT C1G : Cephalosporin thế hệ 1 C2G : Cephalosporin thế hệ 2 C3G : Cephalosporin thế hệ 3 eGFR : Độ lọc cầu thận ước tính (estimated Glomerular Filtration Rate) Gr (-) : Gram âm Gr (+) : Gram dương hVISA : Tụ cầu vàng trung gian dị gen vancomycin (heterogenous Vancomycin Intermediate S. aureus) KS : Kháng sinh KSĐ : Kháng sinh đồ MRSA : Tụ cầu vàng đề kháng methicillin (Methicillin Resistant S.aureus) MLCT : Mức lọc cầu thận VK : Vi khuẩn WBC : Bạch cầu (White Blood Cell) ix
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại KS dựa vào tính nhạy cảm của VK..................................................8 Bảng 1.2. Khả năng thấm ưu tiên của một số KS vào các cơ quan và tổ chức.............. 14 Bảng 1.3. Các nghiên cứu về tình hình đề kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong và ngoài nước........................................................................................................19 Bảng 2.1. Các giai đoạn của suy thận theo phân loại của KDIGO 2012....................... 33 Bảng 2.2. Bộ tiêu chuẩn đánh giá sử dụng kháng sinh.................................................. 35 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi..................................................................... 37 Bảng 3.2. Phân loại rối loạn chức năng thận..................................................................41 Bảng 3.3. Giá trị trung bình của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương................... 42 Bảng 3.4. Số bệnh mắc kèm khi vào khoa..................................................................... 43 Bảng 3.5. Các bệnh nhiễm trùng của mẫu nghiên cứu...................................................45 Bảng 3.6. Tỉ lệ các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy....................................................... 46 Bảng 3.7. Danh mục các vi khuẩn phân lập được trong mẫu nghiên cứu......................47 Bảng 3.8. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của VK Gr (+) và Gr (-)...................................... 48 Bảng 3.9. Tỉ lệ đường dùng kháng sinh......................................................................... 56 Bảng 3.10. Danh mục kháng sinh sử dụng trong mẫu nghiên cứu.................................57 Bảng 3.11. Phân bố các phác đồ KS đơn độc và phối hợp............................................ 59 Bảng 3.12. Tỉ lệ kháng sinh đơn độc theo kinh nghiệm ban đầu................................... 60 Bảng 3.13. Tỉ lệ kháng sinh phối hợp dùng theo kinh nghiệm ban đầu tại đơn vị........ 61 Bảng 3.14. Tỉ lệ kháng sinh đơn độc được dùng sau khi có kết quả KSĐ.....................62 Bảng 3.15. Tỉ lệ kháng sinh phối hợp dùng sau khi có kết quả KSĐ............................ 63 Bảng 3.16. Tỉ lệ phẩu thuật ngoại khoa được chỉ định.................................................. 67 Bảng 3.17. Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng khi sử dụng kháng sinh.......................................... 68 Bảng 3.18. Thời gian nằm viện và sử dụng kháng sinh trung bình................................68 Bảng 3.19. Kết quả điều trị lúc ra viện...........................................................................69 x
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính.............................................................. 38 Biểu đồ 3.2. Sự phân bố nhóm bệnh mắc kèm...............................................................44 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ đề kháng của một số loại kháng sinh với VK Gr (+)........................ 49 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ đề kháng của một số loại kháng sinh với VK Gr (-)......................... 49 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ đề kháng của một số loại kháng sinh với VK S.aureus.....................51 Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ đề kháng của một số loại kháng sinh với VK Escherichia coli........ 52 Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ đề kháng của một số loại kháng sinh với VK K.pneumonia............. 54 Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ đề kháng của một số loại kháng sinh với VK Proteus mirabilis.......55 Biểu đồ 3.9. Phân bố tỉ lệ đổi kháng sinh trên bệnh nhân.............................................. 65 Biểu đồ 3.10. Phân bố số lần chuyển đổi sử dụng kháng sinh....................................... 65 xi
- ĐẶT VẤN ĐỀ Từ những năm đầu của thế kỉ XX, kháng sinh được xem như một loại thần dược cứu sống hàng triệu người trên toàn cầu khỏi các bệnh nhiễm trùng như bệnh than, bệnh phong, thương hàn…. Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu một kỉ nguyên mới, một bước ngoặc to lớn của ngành y học thế giới về điều trị các căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, do việc sử dụng rộng rãi, kéo dài và chưa hợp lý nên đã phát sinh ra nhiều chủng vi khuẩn đề kháng với các loại kháng sinh hiện nay. Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết với các kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn đa kháng thuốc. Tại Việt Nam tỉ lệ các chủng vi khuẩn kháng KS cũng gia tăng ở mức báo động. Thuật ngữ “đề kháng kháng sinh” cũng bắt đầu được quan tâm nhiều hơn bởi những hậu quả nghiêm trọng của nó [7]. Trong những năm gần đây, hàng loạt các báo cáo của những tổ chức y tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã thống kê và đưa ra các con số đáng báo động về tình trạng đề kháng KS. Ước tính mỗi năm có khoảng 700.000 người trên thế giới tử vong do lây nhiễm các chủng vi khuẩn gây bệnh thông thường như lao, sốt rét hoặc các vi khuẩn bội nhiễm từ HIV. Đến năm 2050, con số này ước tính có thể tăng lên đến 10 triệu ca tử vong, một trong những nguyên nhân là sự gia tăng hiện tượng kháng thuốc, số ca tử vong của Châu Á lên tới 4.730.000 người [38]. Theo báo cáo của trung tâm phòng chống bệnh tật Châu Âu (ECDC), hằng năm ở Châu Âu có trên 25.000 bệnh nhân chết vì nhiễm phải vi khuẩn đa kháng thuốc. Các vi khuẩn kháng thuốc như MRSA, vi khuẩn tiết ESBL… tăng lên rõ rệt hằng năm [5]. Tại Hoa Kỳ, một thực trạng đáng báo động hiện nay là các vi khuẩn đề kháng tiếp tục gây nhiễm khuẩn cho 2,8 triệu bệnh nhân và dẫn tới hơn 35.000 ca tử vong mỗi năm [36]. Nghiên cứu từ năm 2011 đến 2015 tại Kwazulu, Nam Phi cho thấy, Acinetobacter baumannii có tỉ lệ đề kháng kháng sinh đến 70%, tỉ lệ K.pneumoniae sinh men beta-lactamase tăng từ 54% (2011) đến 65% (2015). Kháng 1
- carbapenem giữa K.pneumoniae và Enterobacter spp tăng từ 4% (2014) lên 16% (2015) [39]. Tại Việt Nam, nghiên cứu về đặc điểm đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi thở máy tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2015 đến 2016 cho thấy: tỉ lệ đề kháng của các chủng vi khuẩn Gr (-) với các kháng sinh họ carbapenem nhóm 2 như sau: A.baumannii > 85%, P.aeruginosa > 60%, K.pneumoniae > 30%, E.coli > 10%. Tỉ lệ đề kháng của chủng vi khuẩn Gram dương: S.aureus: đề kháng với đa số các kháng sinh chỉ còn teicoplanin, tigecyclin, vancomycin, trong đó tỉ lệ MRSA là 78% [17]. Thống kê gần đây tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Chợ Rẫy… một số loại vi khuẩn như S.pneumoniae, E.coli, tụ cầu vàng có tỉ lệ đề kháng kháng sinh rất cao. Cụ thể như chủng S.pneumoniae đã kháng penicillin là 70%, kháng erythromycin là 90%, chủng E.coli kháng gentamicin và cefotaxim với tỉ lệ trên 50%, tụ cầu vàng kháng methicillin với tỉ lệ là 40% [5]. Đáng lo ngại hơn, Việt Nam đã xây dựng chương trình hành động liên quan đến đề kháng kháng sinh (2013-2020), nhưng mức sử dụng kháng sinh trong giai đoạn 2009-2015 lại tăng gần 3 lần so với giai đoạn 2005-2009 [27]. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe là một trong các giải pháp góp phần đưa ra các đề xuất giúp cho việc sử dụng kháng sinh an toàn hơn, hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm rất thuận lợi cho sự phát triển vi khuẩn cùng với việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng và quản lý sử dụng kháng sinh chưa hiệu quả nên đề kháng kháng sinh còn có dấu hiệu trầm trọng hơn. Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, với quy mô 800 giường bệnh theo kế hoạch năm 2020. Là tuyến khám, chữa bệnh cao nhất của hệ thống y tế tuyến thành phố do Sở Y tế thành phố Cần Thơ quản lý, thực hiện chỉ đạo về chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật 2
- cho tuyến dưới theo sự phân công của Sở Y tế trong công tác khám, chữa bệnh và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Vì là bệnh viện hạng I nên nơi đây thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân nặng, nhiều bệnh nhân có nhiễm khuẩn nên không ít các trường hợp điều trị tại bệnh viện có chỉ định dùng kháng sinh. Chính vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành đề tài “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA NỘI TIẾT - BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 - 2021” nhằm đánh giá hiệu quả của công tác điều trị cho bệnh nhân. 3
- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ trong khoảng thời gian từ 03/2020 đến 03/2021. Mục tiêu cụ thể: 1. Khảo sát đặc điểm chung của bệnh nhân nhiễm trùng điều trị tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ. 2. Thống kê tác nhân gây bệnh và tỷ lệ nhiễm trùng ở bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ. 3. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ. 4
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về kháng sinh 1.1.1. Lịch sử ra đời và định nghĩa kháng sinh 1.1.1.1. Lịch sử ra đời Trước đầu thế kỷ XX, bệnh nhiễm khuẩn được điều trị theo phương pháp y học dân gian. Nhiều nền văn minh cổ đại bao gồm Hy Lạp và Ai Cập cổ đại sử dụng nấm mốc và nguyên liệu từ thực vật để chiết xuất các chất trị nhiễm khuẩn [2]. Năm 1895, Vincenzo Tiberio, nhà vật lý học ở Đại học Naples đã phát hiện ra nấm mốc (Penicillium) trong nước có hoạt động kháng khuẩn tốt. Năm 1928, khi nuôi cấy Staphylococcus aureus, Alexander Fleming (Anh) đã chiết xuất được chất kháng sinh đầu tiên là Penicillin từ nấm Penicillium notatum chrysogenum và được xem là người mở đầu “thời đại kháng sinh”. Với hàng loạt nghiên cứu của Florey và Chain trong gần 10 năm, đến năm 1941 Penicillin tinh khiết mới được sản xuất và đưa vào sử dụng. Từ đó các kháng sinh mới lần lượt được xuất hiện: streptomycin (1944), chloramphenicol (1947), aureomycin (1948), neomycin (1949), terramycin (1950), erythromycin (1952). Đến năm 1972, 4000 – 5000 kháng sinh mới được ra đời, trong đó chỉ có khoảng 50 kháng sinh được ứng dụng vào lâm sàng dưới dạng đơn độc hoặc phối hợp [2]. Cho đến nay, tuy đã có nhiều nhóm kháng sinh được đưa vào sử dụng, nhưng các nhà khoa học vẫn chạy đua trong việc tìm và tổng hợp các loại kháng sinh mới [2]. 1.1.1.2. Định nghĩa về kháng sinh Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát 5
- triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong [26]. “Thời kì vàng son” của kháng sinh bắt đầu từ khi sản xuất penicillin để dùng trong lâm sàng (1941). Khi đó, “kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác” [22]. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ sau này, người ta đã có thể: ● Tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên (cloramphenicol). ● Tổng hợp nhân tạo các chất có tính kháng sinh (các sulfamid, quinolon). ● Chiết xuất từ vi sinh vật những chất diệt được tế bào ung thư (actinomycin) [22]. Về sau, định nghĩa kháng sinh đã được thay đổi để phù hợp thực tế: “Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác” [26]. Hiện nay, trong vi sinh vật y học kháng sinh được định nghĩa một cách hoàn chỉnh như sau: “Kháng sinh là những hợp chất hoá học có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn với cơ chế tác động ở mức phân tử, hữu hiệu ở liều lượng thấp và có thể sử dụng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn” [2]. 1.1.2. Phân loại kháng sinh 1.1.2.1. Theo cấu trúc hóa học Chia kháng sinh thành các nhóm chính như sau: ● Nhóm beta - lactam: + Penicillin: benzylpenicillin, oxacillin, ampicillin, amoxicillin… + Cephalosporin: cephalexin, cefaclor, cefotaxim, cefuroxim, ceftazidim, cefepim, .… 6
- + Các beta-lactam khác: carbapenem, monobactam, chất ức chế beta - lactamase… ● Nhóm aminosid (aminoglycosid): streptomycin, gentamicin, tobramycin… ● Nhóm macrolid: erythromycin, clarithromycin, spiramycin… ● Nhóm lincosamid: lincomycin, clindamycin. ● Nhóm phenicol: cloramphenicol, thiamphenicol. ● Nhóm tetracyclin: tetracyclin, doxycyclin… ● Nhóm peptid: vancomycin, teicoplanin, polymycin, bacitracin. ● Nhóm quinolon: acid nalidixic, ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin… ● Nhóm sulfamid và trimethoprim: co – trimoxazol, bactrim, biseptol [22]. 1.1.2.2. Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh Tính nhạy cảm của kháng sinh được xác định dựa vào nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC): ● Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC – Minimal Inhibitory Concentration) của một kháng sinh là nồng độ thấp nhất mà kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn sau khoảng 24 giờ nuôi cấy. ● Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC – Minimal Bactericidal Concentration) là nồng độ thấp nhất làm giảm 99,9% lượng vi khuẩn. Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh, người ta chia kháng sinh thành 2 nhóm chính: kháng sinh kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn được trình bày trong Bảng 1.1. [15][33][34]. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Tiêu chuẩn cơ sở cao giàu saponin của dược liệu Sâm vũ diệp (Panax Bipinnatifidus Seem.)
51 p | 64 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát kiến thức - thái độ - thực hành trong điều trị của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
99 p | 16 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu bào chế nano berberin
51 p | 46 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
96 p | 18 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số thành phần hóa học của lá cây dâu tằm Morus alba L
52 p | 85 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Chiết xuất, phân lập một số hợp chất trong lá trà hoa vàng Cúc Phương (Camellia cucphuongensis)
56 p | 65 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020
129 p | 15 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
90 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu tác dụng ức chế enzym α-glucosidae và enzym PTP1B in vitro của dịch chiết lá cây ổi (Psidium Guajava L.) trồng tại Việt Nam
49 p | 42 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Định lượng eurycomanone trong cây bá bệnh (Eurycoma longifoila) bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
62 p | 56 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
110 p | 26 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
77 p | 13 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu phương pháp nhuộm răng đen của người dân tộc Tày
54 p | 52 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Xây dựng quy trình định lượng rutin trong dược liệu nụ Hòe (Styphnolobium japonicum (L.) Schott.) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
63 p | 23 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ Dâu tằm (Moraceae) - Nguyễn Thị Tố Uyên
50 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
78 p | 14 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ dâu tằm (Moraceae) - Lê Nguyễn Ý Nhi
57 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn