Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ Dâu tằm (Moraceae) - Nguyễn Thị Tố Uyên
lượt xem 7
download
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ Dâu tằm (Moraceae) được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm vi học của rễ khí sinh Gừa; phân tích thành phần hóa thực vật rễ khí sinh cây Gừa; phân lập chất tinh khiết từ phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh Gừa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ Dâu tằm (Moraceae) - Nguyễn Thị Tố Uyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT RỄ KHÍ SINH CÂY GỪA ( FICUS MICROCARPA L.f.), HỌ DÂU TẰM (MORACEAE) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Hậu Giang – Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT RỄ KHÍ SINH CÂY GỪA ( FICUS MICROCARPA L.f.), HỌ DÂU TẰM (MORACEAE) Chuyên ngành: Dược liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Giảng viên hướng dẫn: ThS. HUỲNH ANH DUY Hậu Giang– Năm 2016
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Dược- trường Đại học Võ Trường Toản nói chung, các anh chị kĩ thuật viên trong Trung tâm thực hành y dược nói riêng đã luôn tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức cho em suốt 5 năm học vừa qua. Em xin gửi đến thầy Huỳnh Anh Duy lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thầy luôn động viên cũng như chia sẻ những khó khăn mà em gặp phải trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Huỳnh Lời giảng viên thỉnh giảng chúng em môn Dược liệu, thầy đã dạy cho chúng em kiến thức chuyên ngành hết sức hữu ích. Dù ở xa và bận rộn với công tác nhưng thầy luôn quan tâm giúp đỡ em khi gặp vấn đề khó khăn về chuyên ngành. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn thân thương nhất đến gia đình và bạn bè, những người luôn bên cạnh ủng hộ và động viên em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tại trường. Hậu Giang, tháng 3 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Tố Uyên
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Sinh viên Nguyễn Thị Tố Uyên
- TÓM TẮT Cây Gừa Ficus microcarpa thuộc họ Dâu tằm Moraceae là một loại cây trồng rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trong khu vực. Nhiều bộ phận của cây được dùng làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền đặc biệt là phần rễ khí sinh và lá. Các nghiên cứu trên thế giới về hoạt tính sinh học và thành phần hóa học trong cây cho thấy cây Gừa là một cây tiềm năng cho sự phát triển của sản phẩm thảo dược trong tương lai. Vì vậy, khảo sát thành phần hóa học của cây là việc rất cần thiết và góp phần hữu ích cho nền y học cổ truyền Việt Nam. Đề tài trình bày kết quả về đặc điểm vi học và thành phần hóa thực vật của rễ khí sinh cây Gừa. Ngoài ra, từ cao ethanol ban đầu, với việc sử dụng kĩ thuật chiết lỏng – lỏng kết hợp thay đổi pH để điều chế các phân đoạn có độ phân cực khác nhau. Tiến hành sắc ký cột trên phân đoạn ethyl acetat cùng với phương pháp kết tinh lại để phân lập và tinh chế các hợp chất. Kết quả phân lập được 2 hợp chất từ rễ khí sinh Gừa, ký hiệu lần lượt là FMR1 và FMR2 đạt độ tinh khiết. Từ khóa: Ficus microcarpa, Moraceae.
- ASBTRACT Ficus microcarpa L.f belongs to the genus Ficus of family Moraceae. It is widely distributed in Viet Nam and other tropical regions. Its aerial root and leaves can be used as medicine. In the world, many researches show that there are a huge number of pharmacological compounds in Ficus microcarpa L.f, so this is a potential source for the development of herbal products in the future. Hence, study on chemical composition of Ficus microcarpa L.f is necessary and useful for traditional medicine in Viet Nam. The study presented results of study about constituent on aerial root cells by microscope and chemical compounds on aerial roots. In addition, from the ethanol extracts, a change of pH method and liquid – liquid extraction method were used in other to make various extracts, which were gradual increase in polarities. Moreover, column chromatography and recrystallization method were also applied in ethyl acetat extract. Finally, the study has isolated two purity compounds named FMR1 and FMR2. Keywords: Ficus microcarpa, Moraceae.
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .............................................................................. iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................2 1. TỔNG QUAN THỰC VẬT CÂY GỪA ..............................................2 1.1. Sơ lược về chi Ficus ....................................................................2 1.2. Cây Gừa .......................................................................................6 2. TỔNG QUAN HOẠT TÍNH SINH HỌC CÂY GỪA .........................6 3. TỔNG QUAN THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY GỪA .....................8 3.1. Nghiên cứu ngoài nước ...............................................................8 3.2. Nghiên cứu trong nước ..............................................................16 4. CÔNG DỤNG CÂY GỪA TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN .............17 CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................18 1.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....................................18 1.2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ ...............................................................18 1.2.1. Nguyên liệu ............................................................................18 1.2.2. Thiết bị và dụng cụ .................................................................18 1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................19 1.3.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................19 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................19 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................21 2.1. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VI HỌC RỄ KHÍ SINH CÂY GỪA .........21 2.2. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT RỄ KHÍ SINH CÂY GỪA .....................................................................................................23 2.3. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT RỄ KHÍ SINH CÂY GỪA ............................................................25 2.3.1. Chiết xuất cao tổng ethanol ....................................................25 2.3.2. Chiết xuất cao phân đoạn .......................................................25 2.3.3. Phân lập, tinh chế một số hợp chất từ phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa .............................................................................29 2.4. BÀN LUẬN ........................................................................................35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO i
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết rễ khí sinh cây Gừa cùng với một số hợp chất và hàm lượng tổng các hợp chất phenol trong các cặn chiết ............8 Bảng 2.1. Kết quả phân tích thành phần hóa thực vật rễ khí sinh cây Gừa ..............24 Bảng 2.2. Kết quả sắc ký cột phân đoạn Ethyl acetat ...............................................31 Bảng 2.3. Hệ dung môi giải ly cho FMR1 ................................................................32 ii
- DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Trang Hình 1. Cây Gừa Ficus microcarpa ............................................................................4 Hình 2. Cây Sung Ficus racemosa..............................................................................4 Hình 3. Cây Đa Ficus bengalensis ..............................................................................5 Hình 4. Cây Ngái Ficus hispida ..................................................................................5 Hình 5. Cấu trúc hóa học của các hợp chất (1), (2), (3), (4), (6) ................................9 Hình 6. Cấu trúc hóa học các hợp chất (5), (7) ...........................................................9 Hình 7. Cấu trúc các hợp chất (8)-(13) .....................................................................10 Hình 8. Cấu trúc hóa học hợp chất (14), (15) ...........................................................10 Hình 9. Cấu trúc hóa học hợp chất (16),(17) ............................................................11 Hình 10. Cấu trúc hóa học hợp chất (18) ..................................................................12 Hình 11. Cấu trúc hóa học các hợp chất (19)- (21) ...................................................12 Hình 12. Cấu trúc hóa học hợp chất (23) ..................................................................13 Hình 13. Cấu trúc hóa học hợp chất (24), (25) .........................................................13 Hình 14. Cấu trúc hóa học các hợp chất (26)-(29) ....................................................14 Hình 15. Cấu trúc hóa học các hợp chất (30)-(33) ....................................................15 Hình 16. Cấu trúc hóa học các hợp chất (34)-(40) ....................................................15 Hình 17. Cấu trúc hóa học hợp chất (41), (42) .........................................................16 Hình 2.1. Bột rễ khí sinh cây Gừa .............................................................................21 Hình 2.2. Tế bào màu nâu đỏ ....................................................................................22 Hình 2.3. Mạch mạng ................................................................................................22 Hình 2.4. Tế bào mô cứng .........................................................................................22 Hình 2.5. Mảnh bần ...................................................................................................22 Hình 2.6. Mảnh mô mềm ..........................................................................................22 Hình 2.7. Mạch điểm .................................................................................................22 Hình 2.8. Sơ đồ chuẩn bị các dịch chiết ...................................................................23 Hình 2.9. Bình ngâm dược liệu .................................................................................25 Hình 2.10. Sơ đồ chiết các phân đoạn .......................................................................26 Hình 2.11. SKLM phân đoạn EtOAc và phần tủa/acid .............................................27 Hình 2.12. SKLM phần tủa/acid ...............................................................................28 Hình 2.13. Sắc ký cột phân đoạn EtOAc ..................................................................30 Hình 2.14. Kết quả SKLM kiểm tra độ tinh khiết FMR1 .........................................32 Hình 2.15. Kết quả SKLM kiểm tra độ tinh khiết FMR2 .........................................33 iii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DMSO : Dimethylsulfoxyde (Me2SO) DPPH : 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl EtOAc : Ethyl acetate (CH3COOC2H5) EtOH : Ethanol (C2H5OH) MeOH : Methanol (CH3OH) CHCl3 : Cloroform SKLM : Sắc ký lớp mỏng SKC : Sắc ký cột UV-Vis : Ultraviolet Visible Spectroscopy (phổ tử ngoại khả kiến) HPLC : High performance liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao) DM : Dung môi iv
- MỞ ĐẦU Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, xu hướng sử dụng thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng cao. Ở Việt Nam theo ước tính có khoảng 13000 loài thực vật bậc cao có mạch trong đó có khoảng hơn 4000 loài được sử dụng làm thuốc. Hàng trăm cây thuốc đã được khoa học y-dược hiện nay chứng minh về giá trị chữa bệnh của chúng. Bên cạnh đó, xu hướng đi sâu nghiên cứu Y học cổ truyền và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ dược liệu ngày càng được thế giới quan tâm. Góp phần phục vụ xu hướng đó, việc nghiên cứu và phân lập những hợp chất hóa học trong dược liệu đang là vấn đề được nhiều nhà khoa học chú trọng đến. Cây Gừa (tên khoa học Ficus microcarpa L.f.) thuộc họ Dâu tằm Moraceae hay còn gọi Si quả nhỏ là một loài cây trồng phổ biến và quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Cây thường được trồng làm cảnh, lấy bóng mát ngoài ra nhiều bộ phận của cây còn có tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Mặc dù trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Gừa nhưng ở Việt Nam sự nghiên cứu vẫn còn khiêm tốn và ít phổ biến đến cộng động, đặc biệt là những nghiên cứu về rễ khí sinh cây Gừa. Việc sử dụng các bộ phận của cây chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm dân gian. Với mong muốn tìm hiểu thêm về thành phần hóa học có trong rễ khí sinh của cây, góp phần vào việc khai thác và sử dụng các bộ phận của cây Gừa một cách hiệu quả hơn trong khuôn khổ đề tài thực hiện “Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ Dâu tằm (Moraceae)”. Đề tài tập trung những mục tiêu sau: - Khảo sát đặc điểm vi học của rễ khí sinh Gừa. - Phân tích thành phần hóa thực vật rễ khí sinh cây Gừa. - Phân lập chất tinh khiết từ phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh Gừa. 1
- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. TỔNG QUAN THỰC VẬT CÂY GỪA 1.1. Sơ lược về chi Ficus Trên thế giới, họ Dâu tằm (Moraceae) có 60 chi, 1550 loài; trong đó chi Sung hay còn gọi là Đa là chi lớn nhất trong họ Dâu tằm. Ước tính trên thế giới hiện nay có 1000 loài thuộc chi này [7][9][11], chúng chủ yếu phân bố ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước Đông Nam và Nam châu Á là nơi tập trung nhiều loài nhất. Việc phân loại chi Ficus L. được dựa trên hệ thống phân loại của Takhtajan (2009) về nhóm thực vật có hoa và nhóm thực vật bậc cao có mạch khác. Vị trí phân loại của Ficus L. như sau: Giới thực vật Plantae Ngành Ngọc lan Magnoliophyta Lớp Ngọc lan Magnoliopsida Phân lớp Sổ Dilleniidae Bộ Gai Urticales Họ Dâu tằm Moraceae Chi Ficus L. Ở Việt Nam có 100-200 loài trong đó có nhiều loài được sử dụng làm thuốc [7][9][11]. Phạm Hoàng Hộ đã thống kê và mô tả 75 loài, 2 phân loài và 46 thứ [8]. Một số loài Ficus phổ biến bao gồm: Cây Sung Ficus racemosa, cây Gừa Ficus microcarpa, cây Đa Ficus bengalensis, cây Ngái Ficus hispida,… 2
- Đặc điểm hình thái chi Ficus Các cây trong chi có thể là cây gỗ lớn, gỗ nhỏ, bụi và cả dây leo, đa số đều có nhựa mủ. Nhận dạng cây thuộc chi này không khó khăn như những chi khác, cây thuộc chi thường có phần rễ phụ trên không, mọc từ cành hoặc thân, thả từ trên không hướng xuống dưới, có hình dạng đặc thù. Lá đơn, mọc so le hay mọc đối, nguyên, chia thùy hoặc có răng, gân lông chim hoặc chân vịt. Cụm hoa gồm nhiều hoa chứa trong một đế hoa kín gọi là “sung”, cụm hoa ở nách các lá hoặc ở sẹo lá, hoặc trên thân cây già, hoặc các nhánh từ rễ, có hình dạng thay đổi và thường có 3 lá bắc mọc vòng tạo thành bao chung. Trong đế hoa sung có hoa đực, cái hay trung tính, hoa đực ở phía trên, hoa cái nhiều ở phía dưới và hoa trung tính tiêu giảm thành đài hoặc hoa cái. Đài hợp có khi rời, có 2-5 mảnh hay thùy, nhị 1-2-3, ít khi hơn, bao phấn 2 ô, mở dọc. Bầu 1 ô chứa 1 noãn, vòi dạng sợi, đầu nhụy nhọn. Quả có da mỏng và mềm, thành quả màu trắng, vàng, hồng, đỏ hay đỏ tía tùy loài; có nhựa mủ khi chưa chín. Hạt khác nhau về kích cỡ và số lượng giữa các loài, từ 30 đến 1600 hạt trong một quả [1][3][10][19]. Ứng dụng chi Ficus trong y học cổ truyền: Các loài thuộc chi Ficus, được sử dụng làm thuốc từ rất lâu, đặc biệt ở những nước Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia. Một số loài làm thuốc như: tua rễ cây Đa (F. elastica Roxb), Đề (F. religiosa L.), Đa nhiều rễ (F. macrophylla), Đa lá tròn (F. benghalensis L.) làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp xơ gan kèm cổ trướng [2], Ficus racemosa L. điều trị đái thái đường [10]… Bộ phận dùng làm thuốc của chi Ficus L. rất đa dạng từ: lá, rễ phụ trên không, quả xanh, quả chín, vỏ thân, nhựa mủ thân, nhựa mủ quả…Vỏ của những loài cây này thường được dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa, kháng viêm cũng như chữa lỵ. Người dân một số địa phương dùng nhựa các loài Ficus đề điều trị vết thương, chỗ bầm giập, mụn nhọt… Dưới đây là hình ảnh một số loài Ficus phổ biến ở Việt Nam: 3
- Hình 1. Cây Gừa Ficus microcarpa Hình 2. Cây Sung Ficus racemosa 4
- Hình 3. Cây Đa Ficus bengalensis Hình 4. Cây Ngái Ficus hispida 5
- 1.2. Cây Gừa Tên khoa học: Ficus microcarpa L.f. Tên thông thường: Cây Gừa, Si quả nhỏ, Gajumaru, Indian Laurel, Chinese Banyan… Đặc điểm hình thái: Gừa là cây gỗ nhỏ hoặc trung bình, cao từ 15-20m, thường xanh, có hệ rễ khí sinh phát triển mạnh treo từ nhánh cao.Vỏ thân ngoài màu xám, lá dày láng, phiến lá hình bầu dục-trứng hoặc gần hình trứng-bầu dục. Chiều dài lá từ 3-12cm, chiều rộng từ 1,5-9cm. Chóp lá tù hoặc hơi nhọn, gốc lá hình nêm, mép lá nguyên, 5-9 đôi gân bên thường nhẵn. Lá kèm có lông trắng lúc non, cuốn lá 1,5-3,5 cm. Quả dạng sung mọc ở nách lá, không cuốn, gần hình cầu. Cả hoa đực và hoa cái đều không cuống, bao hoa 3(4) mảnh, hoa đực chỉ có nhị. Cây ra hoa quả tháng 5-6. Phân bố- sinh thái: Gừa có vùng phân bố rộng Sri Lanka, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, miền Nam Trung Quốc, quần đảo Ryukyu, quần đảo Solomon, Australia…Ở nước ta, loài này mọc hoang hoặc được trồng tại các nơi như: Hà Nội, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu. Gừa có thể sinh trưởng ở nhiều điều kiện khác nhau, thường gặp ở vùng có thủy triều, cũng có thể mọc dựa bờ rạch [5]. Bộ phận dùng: Rễ khí sinh và lá (Radix Adventiva et Folium Fici Microcarpae). Thu hái: Rễ và lá quanh năm, rửa sạch và phơi khô. 2. TỔNG QUAN HOẠT TÍNH SINH HỌC CÂY GỪA Theo những kết quả đã nghiên cứu và công bố về hoạt tính sinh học của cây Gừa Ficus microcarpa cho thấy, dịch chiết methanol của vỏ, quả và lá cây thể hiện hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh. Trong đó cặn chiết methanol của vỏ cây Gừa thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn cặn chiết methanol của lá và quả trên hệ thống PMS-NADH, β-carotene/linoleic acid. Ngoài ra cặn chiết methanol của vỏ cây Gừa còn thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn Gram (-) 6
- (Escherichia coli và Achromobacter polymorph) và Gram (+) (Bacillus brevis, B.cereus và B.subtilis) khi thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch [13]. Các nghiên cứu của nhóm tác giả Ao Changwei và đồng tác giả về hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn của các cặn chiết rễ khí sinh cây Gừa cho thấy: Phân đoạn chiết ethyl acetat có chứa hàm lượng các hợp chất phenol cao nhất và cũng thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao nhất (Bảng 1). Ngoài ra, các dịch chiết có hàm lượng các hợp chất phenol cao (dịch chiết ethyl acetat, methanol và n-butanol) cũng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao hơn các dịch chiết có hàm lượng các hợp chất phenol thấp (dịch chiết nước và hexan) trên 4 chủng vi khuẩn thử nghiệm là Bacillus brevis, B.cereus, B.subtilis và Escherichia coli. Các hợp chất protocatechuic acid, catechol, p-vinylguaiacol, syringol, p-propylphenol, vanillin, p- propylguaiacol, isovanillic acid, 4-n-propylresorcinol, syringaldehyde và oleanolic acid được xác định có mặt trong phân đoạn chiết ethyl acetat của cặn chiết methanol rễ khí sinh cây Gừa bằng phương pháp HPLC-MS [12]. Nhóm tác giả người Ấn Độ nghiên cứu được rằng bên cạnh hoạt tính chống oxy hóa cao thì phân đoạn ethyl acetat của vỏ cây Gừa còn thể hiện hoạt tính bảo vệ gan mạnh. Một số nghiên cứu hóa thực vật đã chứng minh sự có mặt của hợp chất phenol là catechin, một hợp chất có thể đóng vai trò tạo nên hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan [15]. Các nghiên cứu tiếp theo của nhóm tác giả người Ai Cập cho thấy cặn chiết n- hexan của lá cây Gừa có tác dụng chống oxy hóa và giảm lipid máu ở chuột tăng cholesterol máu do nó có tác dụng làm giảm sự oxy hóa LDL (low density lipoprotein), tăng cường tổng hợp HDL (high density lipoprotein) và ức chế sự peroxyd hóa lipid. 7
- Bảng 1. Hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết rễ khí sinh cây Gừa cùng với một số hợp chất và hàm lượng tổng các hợp chất phenol trong các cặn chiết EC50 (µg/ml) Hàm lượng tổng các hợp chất Dịch chiết PMS- phenol (mg gallic acid tương DPPH ABTS+ NADH đương/1g cặn chiết Methanol 6,8±0,1 5,6±0,1 137,5±6,4 240,3±4,3 Hexan 173,0±5,8 75,1±0,8 >1000 45,2±1,3 Ethylacetat 6,0±0,0 1,8±0,0 89,7±2,6 391,9±2,5 n-Butanol 11,2±0,1 3,0±0,0 115,2±3,2 286,9±5,1 Nước 36,5±0,2 12,4±0,3 211,1±10,7 92,0±2,5 Trolox 4,4±0,0 0,5±0,0 180,7±5,8 (Nguồn Ao et al.,2009) 3. TỔNG QUAN THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY GỪA 3.1. Nghiên cứu ngoài nước Thành phần hóa học của cây Gừa Ficus Microcarpa được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ khá sớm. Theo các tài liệu đã công bố, hợp chất chiếm chủ yếu trong cây là các triterpen, bên cạnh đó một số hợp chất khác thuộc nhóm flavonoid, lignan, phenylpropanoid, chlorin, monoterpen, dẫn xuất của tocopherol cũng được phân lập và xác định. Các hợp chất triterpen: Trong thành phần cây Gừa có nhiều triterpen mới thuộc các khung như lupan, olean, taraxastan, ursan…Về rễ khí sinh của cây, năm 1999, năm hợp chất triterpen mới dạng khung taraxastan: 22-oxo-20-taraxasten-3β-ol (1), 20-taraxasten-3β,22β- diol (2), 3β-acetoxy-20-taraxasten-22-one (3), 20(30)-taraxasten-3β,21α-diol (4), 20α,21α-epoxytaraxastan-3β-ol (5) cùng với 20-taraxasten-3β-ol (6) và ptiloepoxide (7) được phân lập và xác định cấu trúc [17]. 8
- OH H H R3 R2 H H H H R1O HO H H 1 R1=H, R2+R3=O 4 2 R1=R3=H, R2=OH 3 R1=Ac, R2+R3=O 6 R1=R2=R3=H Hình 5. Cấu trúc hóa học của các hợp chất (1), (2), (3), (4), (6) O H H O H H H H HO HO H H 5 7 Hình 6. Cấu trúc hóa học các hợp chất (5), (7) Sau đó, 4 hợp chất triterpen dạng khung ursan mới từ rễ khí sinh Gừa: 3β- acetoxy-11α-methoxy-12-ursen (8), 3β-acetoxy-11α-ethoxy-12-ursen (9), 3β- acetoxy-11α-hydroperoxy-12-ursen (10), 3β-hydroxy-11α-hydroperoxy-12-ursen (11) và 2 triterpen dạng khung olean mới 3β-acetoxy-11α-ethoxy-12-oleanen (12), 9
- 3β-acetoxy-11α-hydroperoxy-12-oleanen (13) tiếp tục được nhóm tác giả này công bố vào năm 2000 [18]. R 2O R2O H R1O R 1O 8 R1=Ac, R2=Me 12 R1=Ac, R2=Et 9 R1=Ac, R2=Et 13 R1=Ac, R2=OH 10 R1=Ac, R2=OH 11 R1=H, R2=OH Hình 7. Cấu trúc các hợp chất (8)-(13) Nhóm nghiên cứu của tác giả Chiang YM năm 2001 tiếp tục công bố thêm các hợp chất cyclopropyl triterpene mới từ rễ khí sinh loài này. Trong đó hợp chất có cấu trúc 13,27-cycloursan: 3β-acetoxy-15α-hydroxy-13,27-cyclours-11-en (14) và 3β-acetoxy-12α-formyloxy-13,27-cycloursan-11α-ol (15) rất hiếm gặp [14]. OAc HO OH AcO AcO 15 14 Hình 8. Cấu trúc hóa học hợp chất (14), (15) 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Tiêu chuẩn cơ sở cao giàu saponin của dược liệu Sâm vũ diệp (Panax Bipinnatifidus Seem.)
51 p | 67 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu bào chế nano berberin
51 p | 47 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát kiến thức - thái độ - thực hành trong điều trị của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
99 p | 18 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
96 p | 22 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số thành phần hóa học của lá cây dâu tằm Morus alba L
52 p | 91 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Chiết xuất, phân lập một số hợp chất trong lá trà hoa vàng Cúc Phương (Camellia cucphuongensis)
56 p | 72 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
100 p | 29 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020
129 p | 18 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
90 p | 26 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
110 p | 30 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
77 p | 18 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu phương pháp nhuộm răng đen của người dân tộc Tày
54 p | 53 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Xây dựng quy trình định lượng rutin trong dược liệu nụ Hòe (Styphnolobium japonicum (L.) Schott.) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
63 p | 29 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Xương chua (Hibiscus surattensis L., họ Bông Malvaceae)
79 p | 23 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
78 p | 16 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Nghiên cứu thành phần hóa học lá cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa Linn.)
60 p | 20 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ dâu tằm (Moraceae) - Lê Nguyễn Ý Nhi
57 p | 19 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn