Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
lượt xem 13
download
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020-2021 được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Khoa Nội tiết, bệnh viện Đa Khoa TP. Cần Thơ trong khoảng thời gian từ 03/2020 đến 03/2021. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN DŨNG KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG BÀN CHÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2021 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Hậu Giang – Năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN DŨNG KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG BÀN CHÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2021 Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Giảng viên hướng dẫn: Ths. LÊ VINH BẢO CHÂU Hậu Giang – Năm 2021
- LỜI CẢM TẠ Được sự phân công của quý thầy cô khoa Dược, trường Đại học Võ Trường Toản, sau hơn ba tháng thực tập em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp “KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG BÀN CHÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2021”. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bên cạnh những nỗ lực học hỏi của bản thân, còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô hướng dẫn và anh chị đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn ThS.Lê Vinh Bảo Châu, người đã hướng dẫn em suốt thời gian làm báo cáo thực tập. Mặc dù công việc giảng dạy của cô cũng rất bận rộn nhưng cô không ngần ngại hướng dẫn, định hướng cụ thể để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dào sức khoẻ. Không thể xem nhỏ những kiến thức bấy lâu nay em được học tập, tuy nhiên, biển học là vô tận, đồng thời bản thân em cũng cần phải trao dồi kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu xót trong bài báo cáo, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin gửi đến thầy cô, bạn bè lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất. Hậu Giang, ngày…tháng…năm……. Nguyễn Dũng i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hậu Giang, ngày…tháng…năm……. Nguyễn Dũng ii
- TÓM TẮT NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG BÀN CHÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2021 Nguyễn Dũng Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Vinh Bảo Châu Mở đầu: Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá thì bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang trở thành căn bệnh phổ biến, gia tăng nhanh nhất thế giới, ở cả những nước phát triển và các nước đang phát triển, chủ yếu là ĐTĐ type 2, kèm theo đó là những biến chứng mạn tính của ĐTĐ: mắt, thận,… và đặc biệt là biến chứng trên bàn chân. Chính vì lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG BÀN CHÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác ngăn ngừa yếu tố nguy cơ và điều trị bệnh đái tháo đường type 2. Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Khoa Nội tiết, bệnh viện Đa Khoa TP. Cần Thơ trong khoảng thời gian từ 03/2020 đến 03/2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 324 bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại khoa Nội tiết – bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh án. Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Trong 324 mẫu nghiên cứu, số lượng bệnh nhân đái tháo đường bị nhiễm trùng bàn chân là 105, trong đó 65 bệnh nhân nữ, 40 bệnh nhân nam, chiếm tỷ lệ lần lượt là 61,9% và 38,1%. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 64,4 ± 11,7 tuổi. Trong mẫu nghiên cứu, kết quả phân lập thu được: 38,1% là vi khuẩn Gr (+) và 61,9% là vi khuẩn Gr (-). Trong nhóm vi khuẩn Gr (+), vi khuẩn thường gặp nhất trong nghiên cứu là Staphylococcus aureus (82,5%). Trong nhóm vi khuẩn Gr (-), vi khuẩn iii
- thường gặp nhất là Escherichia coli (27,7%). Bệnh nhân đái tháo đường nhập viện có chỉ số lâm sàng HbA1c cao (9,25± 2,73 %) và đường huyết khá cao (17,8 ± 8,47 mmol/l). Kết luận: Các yếu tố nguy cơ: tuổi, giới tính, số bệnh kèm theo, thời gian điều trị, glucose huyết lúc đói, creatinin huyết được khảo sát là có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng bàn chân. iv
- NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... v
- MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..................................................... v MỤC LỤC ................................................................................................................ vi DANH MỤC BIỂU BẢNG ..................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. x DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ................................................ 4 1.1.1. Định nghĩa ĐTĐ ............................................................................................... 4 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ.............................................................................. 4 1.1.3. Định nghĩa loét bàn chân .................................................................................. 4 1.1.4. Dịch tễ bệnh...................................................................................................... 5 1.1.4.1. Trên thế giới .................................................................................................. 5 1.1.4.2. Tại Việt Nam .................................................................................................. 6 1.2. SINH LÝ BỆNH LOÉT BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 6 1.2.1. Cơ chế bệnh sinh .............................................................................................. 6 1.2.1.1. Biến chứng thần kinh ngoại vi ....................................................................... 8 1.2.1.2. Bệnh động mạch ngoại vi .............................................................................. 9 1.2.1.3. Nhiễm trùng bàn chân ................................................................................... 9 1.2.1.4. Hạn chế vận động khớp ............................................................................... 11 1.2.1.5. Tác động của yếu tố bên ngoài .................................................................... 11 1.2.2. Tiến trình liền vết loét đối với loét bàn chân do đái tháo đường ................... 12 vi
- 1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng bàn chân do đái tháo đường ................. 12 1.2.4. Chẩn đoán và điều trị...................................................................................... 14 1.2.5. Các kỹ thuật và xét nghiệm chẩn đoán kèm theo ........................................... 16 1.2.6. Điều trị ............................................................................................................ 18 1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .................................. 24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 33 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................... 33 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ..................................................................................... 33 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................................... 33 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 33 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 33 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.......................................... 33 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu ...................................................................................... 33 2.2.3. Cách tiến hành nghiên cứu ............................................................................. 34 2.2.4. Các thông tin cần khảo sát .............................................................................. 34 2.2.4.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu ...................................................... 34 2.2.4.2. Huyết áp và các giá trị xét nghiệm cận lâm sàng của dân số tham gia nghiên cứu: ........................................................................................................................... 35 2.2.4.3. Tình hình điều trị tình trạng nhiễm trùng bàn chân .................................... 35 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 36 2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu của đề tài .............................................................. 37 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................ 38 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DÂN SỐ THAM GIA NGHIÊN CỨU ................ 38 3.1.1. Tuổi ............................................................................................................ 38 3.1.2. Giới tính.......................................................................................................... 39 3.1.3. Bệnh kèm theo ................................................................................................ 40 3.1.4. Thời gian nằm viện ......................................................................................... 42 3.1.5. Tình trạng nhiễm trùng ................................................................................... 43 vii
- 3.2. HUYẾT ÁP VÀ CÁC GIÁ TRỊ CẬN LÂM SÀNG CỦA DÂN SỐ THAM GIA NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 44 3.2.1. Giá trị huyết áp ............................................................................................... 44 3.2.2. Đường huyết lúc đói ....................................................................................... 44 3.2.3. HbA1c ............................................................................................................ 46 3.2.4. Creatinin huyết và ure huyết .......................................................................... 46 3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG BÀN CHÂN ................................................................................ 47 3.4. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG BÀN CHÂN ........ 48 3.4.1. Vi khuẩn gây bệnh và tình hình đề kháng kháng sinh.................................... 48 3.4.1.1. Tác nhân gây bệnh ...................................................................................... 48 3.4.1.2. Tình hình đề kháng ...................................................................................... 49 3.4.2. Tình hình điều trị ............................................................................................ 53 3.4.2.1. Thời gian điều trị ......................................................................................... 53 3.4.2.2. Kháng sinh chỉ định trong điều trị .............................................................. 54 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 60 4.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 60 4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân nhập viện và các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường ............................................. 60 4.1.2. Đánh giá điều trị bệnh nhân nhiễm trùng bàn chân trên dân số nghiên cứu .. 60 4.2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 61 4.3. HƯỚNG MỞ RỘNG ĐỀ TÀI........................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 viii
- DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1.1. Phân loại loét bàn chân (Wagner 1970) ..................................................... 5 Bảng 1.2 Tương quan giữa vết thương ở chân và tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng .................................................................................................................................. 16 Bảng 1.3 Lựa chọn kháng sinh điều trị theo tình trạng nhiễm khuẩn ...................... 19 Bảng 1.4. Kháng sinh điều trị nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường kèm theo viêm tủy xương.................................................................................................................. 21 Bảng 3.1 Sự phân bố mẫu nghiên cứu theo sự có mặt của bệnh lý kèm theo .......... 41 Bảng 3.2 Giá trị trung bình huyết áp tâm thu và tâm trương của mẫu nghiên cứu .. 44 Bảng 3.3 Giá trị trung bình đường huyết lúc đói của mẫu nghiên cứu khi nhập viện .................................................................................................................................. 45 Bảng 3.4 Giá trị trung bình chỉ số HbA1c của mẫu nghiên cứu .............................. 46 Bảng 3.5 Giá trị trung bình creatinin huyết trong mẫu nghiên cứu .......................... 46 Bảng 3.6 Giá trị trung bình ure huyết trong mẫu nghiên cứu................................... 47 Bảng 3.7 Kết quả phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng nhiễm trùng bàn chân .................................................................................................................... 47 Bảng 3.8 Độ nhạy cảm của các vi khuẩn Gr (+) trong mẫu nghiên cứu .................. 50 Bảng 3.9 Độ nhạy cảm của các vi khuẩn Gr (-) trong mẫu nghiên cứu ................... 51 Bảng 3.10 Độ nhạy cảm của kháng sinh với Staphylococcus aureus ...................... 52 Bảng 3.11 Tỷ lệ kháng sinh đơn trị liệu dùng theo kinh nghiệm ban đầu tại đơn vị 54 Bảng 3.12 Tỷ lệ kháng sinh phối hợp trị liệu dùng theo kinh nghiệm ban đầu tại đơn vị ............................................................................................................................... 54 Bảng 3.13 Tỷ lệ các nhóm, loại kháng sinh đơn trị dùng sau khi có kết quả định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ ........................................................................................ 56 Bảng 3.14 Tỷ lệ các nhóm, loại kháng sinh phối hợp dùng sau khi có kết quả định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ ............................................................................... 56 Bảng 3.15 Số lần thay đổi liệu pháp kháng sinh trong quá trình điều trị ................. 58 ix
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Con đường từ ĐTĐ dẫn đến loét chân và đoạn chi ..................................... 7 Hình 3.1 Sự phân bố các mẫu bệnh phẩm theo vi khuẩn phân lập .......................... 49 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Đặc điểm phân bố nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu ............................... 38 Biểu đồ 3.2 Sự phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu.......................................... 40 Biểu đồ 3.3 Sự phân bố các nhóm bệnh kèm theo trong mẫu nghiên cứu ............... 41 Biểu đồ 3.4 Sự phân bố giữa mẫu nghiên cứu theo số bệnh kèm theo..................... 42 x
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ nguyên Nghĩa của từ ADA American Diabetes Association Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ MSSA Methicillin-sensitive Tụ cầu nhạy cảm methicillin Staphylococcus aureus MRSA Methicillin-resistant Tụ cầu kháng methicillin Staphylococcus aureus IDF Intenational Diabetes Federation Liên đoàn đái tháo đường quốc tế IWGDF International Working Group on Tổ chức quốc tế về chăm sóc the Diabetic Foot bàn chân ở đái tháo đường IDSA Infectious Diseases Society of Hiệp hội bệnh nhiễm trùng America của Mỹ ABI Ankle Branchial Index Chỉ số huyết áp cổ chân / cánh tay NHS National Health Service Dịch vụ y tế quốc gia HBOT Hyperbaric oxygen therapy Liệu phát oxy cao áp MIC Minimum Inhibitory Concentration Nồng độ ức chế tối thiểu Low density lipoprotein - Lipoprotein vận chuyển LDL-c cholesterol cholesterol có tỉ trọng thấp HDL-c High density lipoprotein - Lipoprotein vận chuyển cholesterol cholesterol có tỉ trọng cao GTTB Giá trị trung bình ĐTĐ Đái tháo đường ESBL Extended-spectrum beta lactamase Tiết men beta lactamases phổ rộng BCTKNV Biến chứng thần kinh ngoại vi ĐMNV Động mạch ngoại vi xi
- PHẦN MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân gây nên, được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hoá carbonhydrat, lipid và protein do thiếu hụt lượng insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai [43][71]. Đây cũng là bệnh không lây nhiễm có tỉ lệ tử vong và gia tăng nhanh hàng đầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1995 số người mắc ĐTĐ trên toàn thế giới là 135 triệu người, đến năm 2000 là 150 triệu người, dự báo đến năm 2045 sẽ là 629 triệu người [43]. Theo số liệu năm 2017, Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế (IDF) ước tính có khoảng 425 triệu người mắc ĐTĐ, trong đó Việt Nam có tới 3,53 triệu người mắc [18]. Cũng theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), Việt Nam là một trong năm nước có tỷ lệ đái tháo đường phát triển nhanh nhất thế giới (khoảng 8%-10%/năm) [27]. Một trong những vấn ngại lớn nhất của bệnh đái tháo đường là những biến chứng do bệnh đái tháo đường mang lại. Nếu không điều trị và quản lý tốt bệnh thì các biến chứng nguy hiểm này sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề về y tế và xã hội, đặc biệt là biến chứng tàn phế do nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Theo nghiên cứu của Goodman L và các cộng sự, có khoảng 25% bệnh nhân đái tháo đường sẽ phát triển biến chứng nhiễm trùng bàn chân và tỷ lệ đoạn chi do nguyên nhân nhiễm trùng chiếm từ 25% đến 50% bệnh nhân đái tháo đường [40][47]. Hiện tại ở Việt Nam, ý thức chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ còn kém, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế nên thiếu kiến thức chăm sóc bàn chân, phát hiện loét chân thường muộn và chăm sóc vết loét không đúng cách dẫn đến vết loét dễ bị nhiễm trùng, tổn thương mô lan rộng và sâu dẫn đến đoạn chi. Tại đồng bằng sông Cửu Long, đa phần người dân sống bằng nghề nông, điều kiện sống và sinh hoạt còn nhiều khó khăn, cũng như những hạn chế trong kiến thức về bệnh đái tháo đường đã gây nên những trở ngại cho công tác điều trị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường, đặc biệt trên những bệnh nhân nhiễm trùng bàn chân có nguy cơ tàn tật. Chính vì lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài 1
- “KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG BÀN CHÂN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác ngăn ngừa yếu tố nguy cơ và điều trị bệnh đái tháo đường type 2. 2
- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Khoa Nội tiết, bệnh viện Đa Khoa TP. Cần Thơ trong khoảng thời gian từ 03/2020 đến 03/2021. Mục tiêu cụ thể: 1. Khảo sát yếu tố nguy cơ nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Khoa Nội tiết, bệnh viện Đa Khoa TP. Cần Thơ. 2. Khảo sát tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Khoa Nội Tiết, bệnh viện Đa Khoa TP. Cần Thơ. 3. Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. 3
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1.1. Định nghĩa ĐTĐ Theo ADA 2020, ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hoá đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính kết quả từ thiếu hụt insulin tuyệt đối, tương đối hoặc cả hai. Tình trạng tăng đường huyết mạn tính kéo dài dẫn đến việc rối loạn chức năng và suy nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, tim và mạch máu [35]. 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2020, chẩn đoán ĐTĐ nếu xuất hiện ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau [35]: a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc: b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) c) HbA1c ≥ 6,5% (hay 48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. d) Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c, riêng tiêu chí d, chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất. 1.1.3. Định nghĩa loét bàn chân Theo tiêu chuẩn của International Working Group on the Diabetic Foot ( IWGDF), loét bàn chân (LBC) được định nghĩa như tổn thương ăn mòn toàn bộ da xuống đến hạ bì, từ phần cổ chân trở xuống, là hậu quả của nhiều nguyên nhân và được đặc trưng bởi không có khă năng tự sửa chữa đúng lúc và kịp thời. Biến chứng trên bàn chân, đặc biệt là tình trạng loét chân và nhiễm trùng bàn chân là một trong những biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường. Để cấu thành vết loét ở bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường phải có 3 yếu tố chính [43]: 4
- - Tình trạng nhiễm trùng - Bệnh lý thần kinh - Tổn thương động mạch Trước đây, một số công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng tình trạng tổn thương các tiểu động mạch sẽ dẫn đến tổn thương động mạch bàn chân. Các công trình nghiên cứu gần đã bổ sung thêm được mối liên quan giữa tình trạng tổn thương động mạch bàn chân với sự tổn thương tại các động mạch lớn như: động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch khoeo, chày v.v… [67]. Bảng 1.1. Phân loại loét bàn chân (Wagner 1970) Giai đoạn Tổn thương Giai đoạn 0 Không có tổn thương hở biến dạng bàn chân hoặc dày sừng bàn chân Giai đoạn 1 Loét nông không xâm nhập các mô ở sâu Giai đoạn 2 Loét lan sâu đến gân xương hoặc khớp Giai đoạn 3 Viêm gân, viêm xương, áp xe hoặc viêm mô tế bào Hoại tử một ngón hoặc phần trước bàn chân, thường phối hợp với Giai đoạn 4 nhiễm trùng bàn chân Giai đoạn 5 Hoại tử rộng bàn chân, phối hợp với hoại tử và nhiễm trùng mô mềm 1.1.4. Dịch tễ bệnh 1.1.4.1. Trên thế giới Tỷ lệ đái tháo đường trên toàn cầu dự đoán là tăng gấp đôi vào năm 2030 từ 2,8% lên 4,4%. Trong suốt cuộc đời của người bệnh tiêu đường nguy cơ phát triển thành loét bàn chân là 25%. Tại Mỹ và Anh tỷ lệ người bị đái tháo đường có loét bàn chân được ước tính là khoảng 10% Tại Canada, cũng có khoảng 10% (1,7 – 2 triệu) bệnh nhân ĐTĐ đến gặp bác sỹ vì loét bàn chân và gần 3500 trường hợp cần thiết phải cắt cụt chi dưới [13][48][3]. Theo dữ liệu từ National Hospital Discharge Survey (NHDS) tại Mỹ chỉ ra tỷ lệ bệnh chi dưới đòi hỏi nhập viện ở bệnh nhân ĐTĐ tăng từ 81/1000 lên 100/1000 từ 5
- năm 1993 đến năm 2002, nhập viện do bệnh động mạch chi dưới tăng từ 36/1000 đến 58/1000 và bệnh lý thần kinh ngoại biên tăng 85/1000 đến 121/1000 [35]. 1.1.4.2. Tại Việt Nam Theo nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy và cộng sự theo dõi trong 5 năm tại BVTW Huế tỷ lệ bệnh lý chung của bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ là 9,8%. Tại BVTW Huế từ năm 1994 – 2001 có 20% bệnh nhân ĐTĐ nội trú bị cắt cụt chi dưới vì vết thương bàn chân. Tại BV nội tiết TW năm 2004 tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có loét bàn chân chiếm 1,9% tổng số bệnh nhân nhập viện và tăng lên 4,1% vào năm 2007. Theo Lê Tuyết Hoa tại khoa nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 1996 – 2000 có 20-25% tổng số bệnh nhân đái tháo đường nằm viện vì loét chân [62][64][69][70]. 1.2. SINH LÝ BỆNH LOÉT BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Loét bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ là kết quả từ nhiều tác động đồng thời do nhiều nguyên nhân góp phần: tổn thương đa dây thần kinh, bệnh lý mạch máu, nhiễm trùng và chấn thương... Nguyên nhân quan trọng nhất được ghi nhận là biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng mạch máu ngoại vi. Nhiễm trùng làm nặng thêm vết loét và là một yếu tố nguy cơ của cắt cụt chi nhưng ít khi là một yếu tố đơn độc gây loét bàn chân. Các chấn thương có vai trò đáng kể trong việc hình thành vết loét bàn chân và là yếu tố thuận lợi của loét bàn chân. Trong thực hành lâm sàng loét bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ có thể chia thành bệnh lý thần kinh, bệnh lý thần kinh – mạch máu và tổn thương mạch máu đơn độc với nhiều cơ chế bệnh sinh đan xen với nhau [32]. 1.2.1. Cơ chế bệnh sinh Cơ chế bệnh sinh hình thành tổn thương loét bàn chân do đái tháo đường được chia thành năm yếu tố chính: • Biến chứng thần kinh ngoại vi. • Bệnh động mạch ngoại vi. • Nhiễm trùng bàn chân. • Hạn chế vận động khớp. • Yếu tố ngoại sinh: giày dép, vệ sinh và chăm sóc bàn chân. 6
- Hình 1.1 Con đường từ ĐTĐ dẫn đến loét chân và đoạn chi [43] 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Tiêu chuẩn cơ sở cao giàu saponin của dược liệu Sâm vũ diệp (Panax Bipinnatifidus Seem.)
51 p | 65 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát kiến thức - thái độ - thực hành trong điều trị của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
99 p | 16 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu bào chế nano berberin
51 p | 46 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số thành phần hóa học của lá cây dâu tằm Morus alba L
52 p | 86 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Chiết xuất, phân lập một số hợp chất trong lá trà hoa vàng Cúc Phương (Camellia cucphuongensis)
56 p | 66 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
100 p | 24 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020
129 p | 15 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
90 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu tác dụng ức chế enzym α-glucosidae và enzym PTP1B in vitro của dịch chiết lá cây ổi (Psidium Guajava L.) trồng tại Việt Nam
49 p | 42 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Định lượng eurycomanone trong cây bá bệnh (Eurycoma longifoila) bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
62 p | 56 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
110 p | 26 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
77 p | 14 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu phương pháp nhuộm răng đen của người dân tộc Tày
54 p | 52 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Xây dựng quy trình định lượng rutin trong dược liệu nụ Hòe (Styphnolobium japonicum (L.) Schott.) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
63 p | 25 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ Dâu tằm (Moraceae) - Nguyễn Thị Tố Uyên
50 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
78 p | 15 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ dâu tằm (Moraceae) - Lê Nguyễn Ý Nhi
57 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn