intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

12
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020 được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành trong vòng 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch - lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ 03/2020 đến 05/2020. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN THỊ NGỌC QUÍ KHẢO SÁT NGUY CƠ MẮC BỆNH MẠCH VÀNH TRONG 10 NĂM VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Hậu Giang – Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN THỊ NGỌC QUÍ KHẢO SÁT NGUY CƠ MẮC BỆNH MẠCH VÀNH TRONG 10 NĂM VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Thiện Chí Hậu Giang – Năm 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khoá là một thách thức đồng thời mở ra một cơ hội cho sinh viên hệ thống, củng cố lại kiến thức, vận dụng những gì đã học vào trong thực tế, đặc biệt là được làm quen, rèn luyện kĩ năng tiến hành nghiên cứu. Đây là bước đệm quan trọng cho việc thực hiện những công trình nghiên cứu lớn hơn trong tương lai. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa Dược và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức cần thiết và tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khoá. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, khoa Nội tim mạch - lão học, các bác sĩ và điều dưỡng tại bệnh viện đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Th.S Lê Thiện Chí - giảng viên bộ môn dược lâm sàng tại Đại học Võ Trường Toản, là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn của mình. Và cuối cùng là lời cảm ơn chân thành tôi muốn gửi đến gia đình, bạn bè vì đã luôn bên cạnh để giúp tôi vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong học tập và cuộc sống. Do lần đầu thực hiện nghiên cứu nên chắc chắn luận văn khó tránh khỏi sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Hậu Giang, ngày tháng năm 2021 Nguyễn Thị Ngọc Quí i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. ii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... iii
  6. TÓM TẮT KHẢO SÁT NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM MẠCH VÀNH TRONG 10 NĂM VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH - LÃO HỌC BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 Nguyễn Thị Ngọc Quí Thầy hướng dẫn: Th.S Lê Thiện Chí Mở đầu: bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả bệnh lý ung thư, dù là ở các nước đã hay đang phát triển. Ở Việt Nam, xơ vữa động mạch là nguyên nhân trực tiếp của nhiều bệnh tim mạch như suy mạch vành, đột quỵ… Trong đó, rối loạn lipid máu đã được khẳng định là yếu tố nguy cơ quan trọng thúc đẩy xơ vữa động mạch. Chính vì lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng cường hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu, giúp giảm biến cố tim mạch, xơ vữa động mạch và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu và cắt ngang mô tả trên bệnh nhân điều trị từ 03/2020 đến 05/2020 tại Khoa Nội tim mạch - lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Các số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 26.0, Epidata. Kết quả: tuổi trung bình của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 68,7 ± 13,3 tuổi. Trong đó, nhóm 65 - 89 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,8%. Trong các yếu tố nguy cơ tim mạch trong mẫu nghiên cứu, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (96,8%), các yếu tố đái tháo đường, tăng cholesterol, thừa cân chiếm tỷ lệ xấp xỉ nhau lần lượt là 30,2%, 34,8%, 24,2%, kế tiếp là nguy cơ do giảm HDL - C chiếm tỷ lệ 10,3% và không có bệnh nhân hút thuốc lá. Các chỉ số lipid máu (LDL - C, HDL - C, cholesterol toàn phần) trung bình của bệnh nhân ở trong mức giới hạn bình thường, chỉ có triglyceride cao hơn giá trị bình thường (2,05 ± 1,43 mmol/L). Trong mẫu nghiên cứu, bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ tim mạch trung bình và cao chiếm tỷ lệ lớn 96,9%. Chúng tôi tìm được mối liên quan giữa nguy cơ tim mạch và tuổi tác. Thuốc được sử dụng chủ yếu trong kiểm soát rối loạn lipid máu ở bệnh nhân là nhóm statin tác động trung bình iv
  7. gồm: atorvastatin 20 mg chiếm tỷ lệ 98,1%, kế đến là rosuvastatin 5 mg, rosuvastatin 10 mg chiếm tỷ lệ lần lượt là 1,2% và 0,7%. Kết luận: phần lớn bệnh nhân đều nằm trong nhóm nguy cơ tim mạch trung bình và cao nên việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu để dự phòng tiên phát và thứ phát các biến cố tim mạch là cần thiết, bên cạnh đó bệnh nhân cần được tư vấn thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh để việc điều trị có hiệu quả cao. v
  8. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.................................................... iii TÓM TẮT ................................................................................................................ iv KHẢO SÁT NGUY CƠ MẮC BỆNH TIM MẠCH VÀNH ................................ iv TRONG 10 NĂM VÀ TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ .................................................... iv RỐI LOẠN LIPID MÁU TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH - LÃO HỌC BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 ..................................... iv MỤC LỤC ................................................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ....................................................................... xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. xii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................4 1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH ............................................4 1.1.1 Khái niệm bệnh xơ vữa động mạch vành ...................................................4 1.1.2 Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành ..........................................................5 1.1.3 Ước tính nguy cơ mắc BMV trong 10 năm bằng thang điểm Framingham và Euro - Score I ..................................................................................................7 1.2 TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU (RLLPM) ....................................8 1.2.1 Khái niệm....................................................................................................8 1.2.2 Phân loại .....................................................................................................8 1.2.2.1 Phân loại theo lipoprotein máu (Fredrickson) ....................................8 1.2.2.2 Phân loại theo lipid máu (De Gennes) ................................................9 1.2.2.3 Phân loại theo nguyên nhân ..............................................................10 1.2.3 Nguyên tắc điều trị chung ......................................................................... 11 1.2.4 Các hướng dẫn điều trị.............................................................................. 11 1.2.4.1 Hướng dẫn điều trị theo Hội Tim mạch học Việt Nam 2020.............. 11 1.2.4.2 Hướng dẫn điều trị theo ESC/EAS 2019 ............................................13 1.2.4.3 Hướng dẫn điều trị theo ACC/AHA 2019 ..........................................19 1.2.4.4 Một số hướng dẫn điều trị khác .........................................................21 1.2.5 Mục tiêu điều trị và chỉ định điều trị ........................................................21 1.2.5.1 Mục tiêu điều trị .................................................................................21 1.2.5.2 Chỉ định điều trị .................................................................................25 1.2.6 Điều trị ......................................................................................................28 1.2.6.1 Điều trị không dùng thuốc .................................................................28 vi
  9. 1.2.6.2 Thuốc điều trị rối loạn lipid máu .......................................................29 1.2.7 Vấn đề phối hợp thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu ..........................36 1.2.8 Một số nghiên cứu về rối loạn lipid máu trong và ngoài nước ................36 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................38 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................38 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu ................................................................................38 2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................................38 2.2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................38 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................38 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................39 2.3.1 Khảo sát đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................39 2.3.2 Nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm của mẫu nghiên cứu ..........42 2.3.3 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu ...................43 2.3.4 Phân tích tính hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu......43 2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................44 2.5 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................45 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...........................................................46 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ............................46 3.1.1 Đặc điểm về tuổi .......................................................................................46 3.1.2 Đặc điểm về giới tính................................................................................47 3.1.3 Các yếu tố nguy cơ tim mạch chính .........................................................47 3.2 ƯỚC TÍNH NGUY CƠ MẮC BỆNH MẠCH VÀNH TRONG 10 NĂM THEO THANG ĐIỂM FRAMINGHAM VÀ EURO - SCORE I .....................................50 3.3 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ......................................................................................................56 3.3.1 Đặc điểm về tuổi, giới tính của mẫu nghiên cứu ......................................56 3.3.2 Bệnh mắc kèm của mẫu nghiên cứu .........................................................58 3.3.2.1 Các bệnh lý mắc kèm .........................................................................58 3.3.2.2 Số lượng bệnh lý đi kèm .....................................................................59 3.3.3 Khảo sát đặc điểm bệnh lý rối loạn lipid máu của mẫu nghiên cứu .........60 3.3.3.1 Đặc điểm về chỉ số lipid máu của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu điều trị ............................................................................................................60 3.3.3.2 Phân loại rối loạn lipid máu của mẫu nghiên cứu ............................61 3.3.3.4 Phân tầng nguy cơ tim mạch..............................................................64 3.3.4 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên mẫu nghiên cứu trong thời gian khảo sát...................................................................65 3.3.4.1 Các nhóm thuốc điều trị RLLPM trong mẫu nghiên cứu ...................65 3.3.4.2 Đánh giá việc dùng thuốc để đạt LDL - C mục tiêu ở từng nhóm nguy cơ tim mạch ....................................................................................................66 3.3.4.3 Lựa chọn thuốc dựa trên mục tiêu điều trị triglyceride .....................67 CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................69 vii
  10. 4.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................69 4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu .............................................69 4.1.2 Ước tính nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm .............................69 4.2 KIẾN NGHỊ .....................................................................................................70 4.3 HƯỚNG MỞ RỘNG CỦA ĐỀ TÀI.................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................38 PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................46 PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................48 PHỤ LỤC 3 ..............................................................................................................49 PHỤ LỤC 4 ..............................................................................................................51 DANH SÁCH BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ............................................................54 viii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại rối loạn lipoprotein máu theo Fredrickson ............................9 Bảng 1.2 Phân loại RLLPM của Hiệp hội xơ vữa Châu Âu..................................9 Bảng 1.3 Phân loại theo Hội tim mạch học Châu Âu ..........................................10 Bảng 1.4 Bảng phân tầng nguy cơ tim mạch theo Hội Tim mạch học Việt Nam ...................................................................................................................................12 Bảng 1.5 Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu trong phòng ngừa bệnh lý tim mạch..........................................................................................................................14 Bảng 1.6 Những điểm mới và những thay đổi trong hướng dẫn của ESC/EAS 2019 ...........................................................................................................................17 Bảng 1.7 Phân tầng nguy cơ và khuyến cáo .........................................................20 Bảng 1.8 Khuyến cáo điều trị hạ lipid máu ở bệnh nhân nguy cơ rất cao có hội chứng mạch vành cấp (ESC 2019) .........................................................................21 Bảng 1.9 Khuyến cáo về mục tiêu điều trị với LDL - C (theo khuyến cáo của ESC 2019 về điều trị rối loạn lipid máu) .......................................................................22 Bảng 1.10 Khuyến cáo về mức mục tiêu điều trị đối với non - HDL - C............25 Bảng 1.11 Khuyến cáo dùng thuốc điều trị tăng triglyceride .............................25 Bảng 1.12 Khuyến cáo điều trị HDL - C thấp ......................................................26 Bảng 1.13 Khuyến cáo điều trị tăng LDL - C bằng thuốc ...................................27 Bảng 1.14 Liều dùng statin .....................................................................................27 Bảng 1.15 Khuyến cáo điều trị rối loạn lipid máu hỗn hợp ................................28 Bảng 1.16 Các thuốc thường dùng trong điều trị rối loạn lipid máu .................29 Bảng 1.17 Đặc điểm một số statin ..........................................................................30 Bảng 1.18 Liều dùng của các statin .......................................................................32 Bảng 1.19 Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu khác .........................................34 Bảng 1.20 Một số nghiên cứu về rối loạn lipid máu (Việt Nam và Thế giới) .....36 Bảng 2.1 Bảng phân loại BMI (WHO) áp dụng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương .......................................................................................................................39 Bảng 2.2 Phân loại rối loạn lipid máu của bệnh nhân theo hiệp hội xơ vữa châu Âu ..............................................................................................................................41 Bảng 2.3 Mức độ % cần giảm để đạt LDL - C đích tùy theo trị số ban đầu .....44 Bảng 2.4 Đánh giá tính hợp lý trong lựa chọn thuốc statin ................................44 ix
  12. Bảng 3.1 Nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo giới tính dựa trên thang điểm Framingham và Euro - Score I ..............................................................................52 Bảng 3.2 Nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo nhóm tuổi dựa trên thang điểm Framingham và Euro - Score I ..............................................................................52 Bảng 3.3 Nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo tình trạng tăng huyết áp dựa trên thang điểm Framingham và Euro - Score I ..........................................................53 Bảng 3.4 Nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo tình trạng cholesterol dựa trên thang điểm Framingham và Euro - Score I ..........................................................53 Bảng 3.5 Nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo tình trạng HDL - C dựa trên ......... thang điểm Framingham ........................................................................................54 Bảng 3.6 Nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo tình trạng đái tháo đường dựa trên thang điểm Framingham ........................................................................................54 Bảng 3.7 Nguy cơ mắc bệnh mạch vành theo tình trạng BMI dựa trên thang điểm Framingham và Euro - Score I .....................................................................55 Bảng 3.8 So sánh tuổi trung bình với các nghiên cứu khác ................................57 Bảng 3.9 Các bệnh mắc kèm liên quan rối loạn lipid máu của mẫu nghiên cứu ...................................................................................................................................58 Bảng 3.10 Đặc điểm chỉ số lipid máu của bệnh nhân ..........................................60 Bảng 3.11 Đặc điểm chức năng gan của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu điều trị ...............................................................................................................................62 Bảng 3.12 Đặc điểm chức năng thận của mẫu nghiên cứu tại thời điểm bắt đầu điều trị ......................................................................................................................63 Bảng 3.13 Phân tầng nguy cơ tim mạch theo Hội Tim mạch học Việt Nam ......64 Bảng 3.14 Phân bố tuổi trung bình trong các nhóm nguy cơ tim mạch ............65 Bảng 3.15 Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu được sử dụng ..........................66 Bảng 3.16 Phần trăm giảm LDL - C để đạt mục tiêu theo trị số ban đầu .........66 Bảng 3.17 Phân bố tỷ lệ mẫu nghiên cứu dựa vào chỉ số triglyceride ................68 x
  13. HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Hình 1 Xơ vữa mạch vành và bệnh lý tim mạch.........................................................5 Hình 2 Chiến lược dùng thuốc làm giảm LDL - C và mục tiêu LDL - C theo nguy cơ tim mạch tổng thể ......................................................................................................13 Hình 3 Chiến lược dùng thuốc làm giảm LDL - C (A) và mục tiêu LDL - C theo tổng nguy cơ tim mạch (B)................................................................................................24 Sơ đồ. Các bước phân loại nguy cơ tim mạch của bệnh nhân ..................................42 Biểu đồ 3.1 Phân bố tỷ lệ theo nhóm tuổi .................................................................46 Biểu đồ 3.2 Phân bố giới tính ....................................................................................47 Biểu đồ 3.3 Các yếu tố nguy cơ tim mạch trong mẫu nghiên cứu ............................48 Biểu đồ 3.4 Các yếu tố nguy cơ tim mạch theo giới tính trong mẫu nghiên cứu .....49 Biểu đồ 3.5 Phân tầng nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm theo nhóm tuổi ...................................................................................................................................50 Biểu đồ 3.6 Phân tầng nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm theo giới tính..51 Biểu đồ 3.7 Phân bố tỷ lệ giới tính theo nhóm tuổi ..................................................56 Biểu đồ 3.8 Phân bố giới tính ....................................................................................57 Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ số lượng bệnh lý kèm theo ...........................................................59 Biểu đồ 3.10 Phân loại rối loạn lipid máu của mẫu nghiên cứu ...............................61 xi
  14. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ nguyên Ý nghĩa ACC American College of Cardiology Hội Tim mạch học Hoa Kỳ ACS Acute coronary syndrome Hội chứng mạch vành cấp tính AHA American Heart Association Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ALAT Alanine aminotransferase Apo Apolipoprotein ASAT Aspartate aminotransferase ASCVD Atherosclerotic Cardiovascular Bệnh tim mạch do xơ vữa Disease BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể BMV Bệnh mạch vành BN Bệnh nhân BTM Bệnh tim mạch CCĐ Chống chỉ định CVD Cardiovascular Disease Bệnh tim mạch CHD Coronary heart disease Bệnh mạch vành ĐMV Động mạch vành ĐTĐ Đái tháo đường EAS European Atherosclerosis Hội Xơ vữa động mạch Châu Society Âu ESC European Society of Cardiology Hội Tim mạch Châu Âu eGFR Estimating Glomerular Filtration Độ lọc cầu thận ước tính Rate FH Familial Hypercholesterolemia Tăng cholesterol máu có tính gia đình HCMVC Hội chứng mạch vành cấp HDL - C High density lipoprotein - Lipoprotein tỷ trọng cao xii
  15. cholesterol HMG-CoA β hydroxy - β metyl - glutaryl reductase CoA - reductase HTMHVN Hội Tim Mạch Học Việt Nam LDL - C Low density lipoprotein - Lipoprotein tỷ trọng thấp Cholesterol LP Lipoprotein NSTEMI Non - ST - elevation myocardial Nhồi máu cơ tim không có ST infarction chênh lênh PCSK9 Proprotein Convertase Subtilisin/ Protein gắn vào thụ LDL kexin type 9 RLLPM Rối loạn lipid máu STEMI ST - elevation myocardial Nhồi máu cơ tim có ST chênh infarction lênh TC Total cholesterol Cholesterol toàn phần TDKMM Tác dụng không mong muốn TG Triglyceride THA Tăng huyết áp VLDL Very low-density Lipoprotein - Lipoprotein tỷ trọng rất thấp Cholesterol WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới YTNC Yếu tố nguy cơ xiii
  16. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh động mạch vành (ĐMV) là bệnh thường gặp ở các nước phát triển, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi cao, nam giới, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và đái tháo đường. Trong đó, rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ quan trọng thúc đẩy xơ vữa động mạch và dẫn đến tăng nguy cơ các bệnh tim mạch. Theo thống kê của WHO, tỷ lệ tử vong nhiều nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển là bệnh tim mạch có liên quan xơ vữa động mạch chiếm tỷ lệ 45%, trong đó bệnh mạch vành là 32% [15]. Mỗi năm, toàn cầu có 17,5 triệu người chết vì các bệnh tim mạch, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi [9]. Ở Việt Nam, xơ vữa động mạch là nguyên nhân trực tiếp của nhiều bệnh tim mạch như suy mạch vành, đột quỵ…Hiện nay, BMV đang có xu hướng tăng nhanh theo nhịp độ phát triển của xã hội. Vào năm 2006, Viện Tim Mạch Quốc Gia can thiệp khoảng 300 ca bệnh nhân bị bệnh động mạch vành mỗi năm, nhưng năm 2016 đã can thiệp khoảng 3500 ca/năm, cho thấy tốc độ gia tăng gấp hơn 10 lần [8]. Các yếu tố nguy cơ truyền thống về tim mạch ở nước ta qua điều tra vẫn tiếp tục tăng hàng năm và trở thành gánh nặng rất lớn đòi hỏi sự can thiệp, sự nỗ lực trong cộng đồng và giới chuyên môn [39]. Rối loạn lipid máu được nghiên cứu bởi mối liên quan chặt chẽ với bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu rối loạn lipid máu ngoài việc phục vụ cho mục đích điều trị, còn mang một ý nghĩa dự phòng rất lớn đối với nguy cơ tim mạch. Điều trị rối loạn lipid máu sẽ giúp tránh được các biến chứng tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, các biến chứng khác do bệnh xơ vữa động mạch gây ra như tai biến mạch máu não và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc kiểm soát tốt mức lipid máu mang ý nghĩa to lớn trong giảm nguy cơ tử vong và tàn tật do xơ vữa động mạch, giảm gánh nặng kinh tế toàn cầu đặc biệt ở các nước đang phát triển. Đồng thời, đánh giá nguy cơ tim mạch là thật sự cần thiết vì việc làm này giúp chúng ta có thể phòng tránh được những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh mạch vành gây ra. Các hệ thống đánh giá nguy cơ tim mạch hiện nay bao gồm 2 thang điểm là Framingham 1
  17. và Euro - Score I. Hai thang điểm này đều được xây dựng dựa trên các yếu tố như: tuổi, giới tính, chỉ số huyết áp, chỉ số cholesterol máu, đái tháo đường, hút thuốc lá... Thông qua những thông số này, bệnh nhân sẽ được tính tổng điểm và từ đó có thể dự đoán nguy cơ tim mạch trong vòng 10 năm tới. Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ là một trong những bệnh viện lớn với đội ngũ bác sỹ chuyên sâu, luôn chú trọng đến nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Hiện nay, đối tượng bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, đái tháo đường, rối loạn lipid máu đến bệnh viện ngày càng tăng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được triển khai để phân tích các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành. Do đó, xuất phát từ thực tế trên, để góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và nâng cao chất lượng sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu, làm giảm biến cố tim mạch, xơ vữa động mạch, tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch - lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020 - 2021”. 2
  18. MỤC TIÊU Mục tiêu tổng quát: Khảo sát nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành trong vòng 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch - lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ 03/2020 đến 05/2020. Mục tiêu cụ thể: 1. Khảo sát đặc điểm chung của bệnh nhân tại Khoa Nội tim mạch - lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. 2. Ước tính nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành trong vòng 10 năm trên bệnh nhân tại Khoa Nội tim mạch - lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. 3. Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch - lão học bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. 3
  19. CHƯƠNG I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH 1.1.1 Khái niệm bệnh xơ vữa động mạch vành Bệnh mạch vành là tình trạng xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị cản trở do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong. Các động mạch trong cơ thể chúng ta vốn dĩ mềm mại và đàn hồi, nay trở nên hẹp và cứng hơn do sự xuất hiện các mảng bám qua thời gian, như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu, gọi là chứng xơ vữa động mạch [46]. Bệnh động mạch vành do xơ vữa bao gồm 2 hội chứng trên lâm sàng: - Hội chứng động mạch vành mạn (Chronic coronary syndrome), gọi tắt là hội chứng mạch vành mạn, là thuật ngữ mới được đưa ra tại Hội Nghị Tim Mạch Châu Âu (ESC) 2019, thay cho tên gọi trước đây là đau thắt ngực ổn định, bệnh ĐMV ổn định, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính hoặc suy vành. - Hội chứng động mạch vành cấp tên gọi tắt là hội chứng mạch vành cấp (HCMVC), bao gồm nhồi máu cơ tim có ST khả năng (STEMI), nhồi máu cơ tim không có ST khả năng (NSTEMI) và đau thắt ngực không ổn định [11]. Trường hợp động mạch vành xơ vữa, hậu quả kéo theo là khoang ống động mạch vành sẽ bị hẹp và tắc. Từ đó gây nên cơ tim thiếu máu, thiếu oxy mà dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch vành. Bệnh xơ vữa động mạch vành là loại bệnh thường gặp, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh về tim mạch. Sự biến đổi về bệnh lý của các bộ phận cơ thể cũng có hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và dễ dàng ảnh hưởng đến tim. Căn bệnh này phát sinh nhiều ở độ tuổi trên 40, nam giới nhiều hơn nữ giới và ở người lao động trí óc nhiều hơn lao động chân tay. 4
  20. Hình 1 Xơ vữa mạch vành và bệnh lý tim mạch 1.1.2 Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành Nguy cơ tim mạch là xác suất mắc một bệnh lý tim và mạch máu trong một khoảng thời gian nhất định. Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là các yếu tố liên quan tới sự gia tăng khả năng bị mắc bệnh tim mạch. Một người mang một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ nào đó có nghĩa là có sự gia tăng khả năng mắc bệnh của người đó chứ không phải bắt buộc là chắc chắn sẽ bị bệnh. Thường thì các yếu tố nguy cơ hay đi kèm nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm nguy cơ bị bệnh tăng theo cấp số nhân. Các yếu tố đó là các yếu tố nguy cơ không thể can thiệp được: tuổi, giới, yếu tố di truyền và các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường. Cụ thể: - Hút thuốc gây tổn hại đến hệ thần kinh: trong thuốc lá có nicotin và cacbonic rất có hại cho cơ thể. Hút thuốc làm mạch máu co rút, huyết áp tăng lên làm tim đập nhanh, loạn nhịp, bất thường chính là gánh nặng cho tim do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch ngoại vi... Nguy cơ đột quỵ của người hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với người không hút ở nam và gấp 5 lần ở nữ giới. Trên thực tế, 30 - 40% các trường hợp chết vì bệnh mạch vành có nguyên nhân từ hút thuốc lá, thuốc lào [1][17]. - Ít hoạt động thể lực: lười hoạt động thể lực làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…[49]. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2