intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

33
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022 được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tröôøng Ñaïi hoïc Voõ Tröôøng Toaûn NGUYỄN TUẤN KHANH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BIẾN CHỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Hậu Giang – Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tröôøng Ñaïi hoïc Voõ Tröôøng Toaûn NGUYỄN TUẤN KHANH THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BIẾN CHỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NĂM 2022 Chuyên ngành: Y Tế Công Cộng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Giảng viên hướng dẫn: THS. NGUYỄN THOẠI BẢO ANH THS. NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN Hậu Giang – Năm 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Trường Đại học Võ Trường Toản đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Phòng, Khoa Trường Đại học Võ Trường Toản và đồng thời bày tỏ sự biết ơn đến Ban Giám đốc, Khoa Khám bệnh, phòng Kế hoạch tổng hợp, Khoa Dược của Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thoại Bảo Anh và ThS. Nguyễn Thị Thanh Tuyền người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn giành cho tôi những tình cảm, sự động viên vững chắc và chia sẻ khó khăn trong cuộc sống. Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh ii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… iii
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ nguyên Giải thích ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ĐTĐ Đái tháo đường HbA1c Hemoglobin A1C Hemoglobin A1C Insulin Dependent Diabetes IDDM Đái tháo đường phụ thuộc insulin Melitus International Diabetes IDF Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế Foundation Non Insulin Dependent Đái tháo đường không phụ thuộc NIDDM Diabetes Melitus insulin WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới iv
  7. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .....................................................................................x ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1. Bệnh đái tháo đường ............................................................................................4 1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường .......................................................................4 1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường ........................................................................4 1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường ..........................................................................5 1.1.4. Biến chứng của bệnh đái tháo đường ................................................................6 1.2. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam ................................14 1.2.1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới ...................................................14 1.2.2. Tình hình bệnh đái tháo đường ở Việt Nam ...................................................15 1.3. Phòng biến chứng của bệnh đái tháo đường ......................................................16 1.3.1. Kiểm soát tốt mức đường huyết và mục tiêu điều trị ......................................17 1.3.2. Tuân thủ điều trị ..............................................................................................17 1.3.3. Hoạt động thể lực ............................................................................................17 1.3.4. Dinh dưỡng......................................................................................................18 1.3.5. Phòng ngừa và kiểm soát biến chứng mạn tính ..............................................19 1.4. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam .......................................................................................................20 1.4.1. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng bệnh đái tháo đường trên thế giới .......................................................................................................................20 v
  8. 1.4.2. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam ...........................................................................................................................22 1.5. Khung lý thuyết ..................................................................................................27 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28 2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................28 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................................28 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................28 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................28 2.2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................28 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................28 2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................28 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................................28 2.5. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................29 2.6. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................29 2.7. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................29 2.8. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu ..................................30 2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................................31 2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................31 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................32 3.1. Thông tin chung của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022 .........................................................................32 3.2. Kiến thức về phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022 ...................................................34 3.3. Thực hành về phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022 ...................................................37 3.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022 ...................................................................................................................................39 3.4.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022 ............39 vi
  9. 3.4.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022............45 BÀN LUẬN ........................................................................................53 4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu .........................................................53 4.1.1. Nhóm tuổi........................................................................................................53 4.1.2. Giới tính ..........................................................................................................53 4.1.3. Nghề nghiệp ....................................................................................................54 4.1.4. Trình độ học vấn .............................................................................................54 4.1.5. Kinh tế gia đình ...............................................................................................54 4.1.6. Tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ...............................................................55 4.1.7. Thời gian mắc ĐTĐ ........................................................................................55 4.1.8. Biến chứng (mắt, tim mạch, thận, thần kinh, bàn chân) .................................56 4.2. Kiến thức, thực hành phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022 ....................................56 4.2.1. Kiến thức phòng biến chứng bệnh đái tháo đường .........................................56 4.2.2. Thực hành phòng biến chứng bệnh đái tháo đường ........................................60 4.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản năm 2022 ..................................................................................................................64 4.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng biến chứng bệnh đái tháo đường .64 4.3.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng bệnh đái tháo đường 65 KẾT LUẬN ...............................................................................................................68 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70 PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................78 PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................84 PHỤ LỤC 3 ...............................................................................................................94 vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ................................................................32 Bảng 3.2. Thông tin về tình trạng bệnh của bệnh nhân ............................................33 Bảng 3.3. Kiến thức về bệnh ĐTĐ ............................................................................34 Bảng 3.4. Kiến thức về biến chứng ĐTĐ ..................................................................34 Bảng 3.5. Kiến thức về tuân thủ điều trị ...................................................................35 Bảng 3.6. Kiến thức về duy trì lối sống phù hợp ......................................................35 Bảng 3.7. Kiến thức về theo dõi bệnh .......................................................................36 Bảng 3.8. Thực hành về theo dõi bệnh......................................................................37 Bảng 3.9. Thực hành về duy trì lối sống phù hợp .....................................................37 Bảng 3.10. Thực hành về tuân thủ điều trị ................................................................38 Bảng 3.11. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa kiến thức phòng biến chứng ĐTĐ với yếu tố đặc điểm giới tính và nhóm tuổi của ............................39 Bảng 3.12. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa kiến thức phòng biến chứng ĐTĐ với yếu tố đặc điểm tình trạng hôn nhân và sống cùng ai của bệnh nhân ...........................................................................................................................40 Bảng 3.13. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa kiến thức phòng biến chứng ĐTĐ với yếu tố đặc điểm nghề nghiệp và trình độ học vấn của bệnh nhân ...................................................................................................................................41 Bảng 3.14. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa kiến thức phòng biến chứng ĐTĐ với yếu tố đặc điểm kinh tế gia đình và nguồn thu nhập hiện tại của bệnh nhân ..................................................................................................................42 Bảng 3.15. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa kiến thức biến chứng bệnh ĐTĐ với các yếu tố thông tin về tình trạng bệnh của bệnh nhân ..........43 Bảng 3.16. Mô hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng biến chứng bệnh ĐTĐ ....................................................................................44 Bảng 3.17. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa thực hành phòng biến chứng ĐTĐ với yếu tố đặc điểm giới tính và nhóm tuổi của bệnh nhân ..........45 viii
  11. Bảng 3.18. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa thực hành phòng biến chứng ĐTĐ với yếu tố đặc điểm tình trạng hôn nhân và sống cùng ai của bệnh nhân ...........................................................................................................................46 Bảng 3.19. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa thực hành phòng biến chứng ĐTĐ với yếu tố đặc điểm nghề nghiệp và trình độ học vấn của bệnh nhân ...................................................................................................................................47 Bảng 3.20. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa thực hành phòng biến chứng ĐTĐ với yếu tố đặc điểm kinh tế gia đình và nguồn thu nhập hiện tại của bệnh nhân ..................................................................................................................48 Bảng 3.21. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa thực hành phòng biến chứng bệnh ĐTĐ với các yếu tố thông tin về tình trạng bệnh của bệnh nhân ..49 Bảng 3.22. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa kiến thức phòng biến chứng bệnh ĐTĐ với thực hành phòng biến chứng bệnh ĐTĐ của bệnh nhân 50 Bảng 3.23. Mô hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến thực về phòng biến chứng bệnh ĐTĐ ...............................................................................................51 ix
  12. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Kiến thức phòng biến chứng bệnh ĐTĐ ..............................................36 Biểu đồ 3.2. Thực hành phòng biến chứng bệnh ĐTĐ .............................................38 x
  13. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, mô hình bệnh tật cũng thay đổi nhanh chóng theo hướng tăng dần gánh nặng của bệnh không lây nhiễm. Trong số đó, đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ lệ cao, gây ra rối loạn phức tạp về chuyển hóa, dẫn đến nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính [18], [20]. Đái tháo đường đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong do bệnh không lây nhiễm vì nhiều biến chứng trên mạch máu lớn và mạch máu nhỏ [8]. Năm 2021, thế giới có 536,6 triệu người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường và tử vong 6,7 triệu người. Riêng khu vực Đông Nam Á cứ 11 người thì có 1 người mắc bệnh đái tháo đường [43]. Việt Nam là nước đang phát triển, là một trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường rất phổ biến. Số liệu thống kê của IDF (Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế) năm 2021, số người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam là 3,994 triệu người và có 57,220 người tử vong. Một thống kê khác của Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, cả nước có hơn 55% bệnh nhân đái tháo đường xuất hiện các biến chứng, trong đó 39,5% là biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh, 24% là biến chứng về thận. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch lên đến 80% [22], [43]. Gánh nặng tử vong và tàn phế do biến chứng của bệnh đái tháo đường rất lớn. Những biến chứng này gây tổn thương mạch máu và tổn thương các cơ quan vĩnh viễn, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Trong số đó, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não là những biến chứng rất phổ biến nhưng biểu hiện nghèo nàn khó phát hiện. Các biến chứng nặng thường diễn tiến thầm lặng. Khi chuyển nặng có thể gây nên các bệnh cảnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng, làm suy yếu sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ của người bệnh. Do đó, vấn đề nâng cao nhận thức của người bệnh, giúp họ biết cách tự chăm sóc bản thân trong việc phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường là rất quan trọng. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức, thực hành 1
  14. phòng biến chứng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022” nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp, xây dựng các chương trình giáo dục sức khỏe thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường, góp phần trong việc dự phòng các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. 2
  15. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022. 3
  16. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh đái tháo đường 1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [28], [35]. Ngoài ra, có hai loại không dung nạp glucose khác là rối loạn đường huyết lúc đói và suy giảm đường huyết lúc đói. Hai loại này là tình trạng trung gian giữa mức đường huyết bình thường và bệnh ĐTĐ, mặc dù sự chuyển đổi không phải là không thể tránh khỏi. Những người có rối loạn đường huyết lúc đói và suy giảm đường huyết lúc đói có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người có giá trị đường huyết bình thường [71]. Một định nghĩa khác theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO): ĐTĐ là một bệnh mạn tính xảy ra hoặc khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó sản xuất. Insulin là một hormon điều chỉnh đường huyết. Tăng đường huyết, hoặc đường trong máu tăng, là một biểu hiện của bệnh ĐTĐ không được kiểm soát và theo thời gian dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu [78]. 1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế năm 2020 về tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây [28]: Tiêu chí 1: Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Tiêu chí 2: Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Tiêu chí 3: HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. 4
  17. Tiêu chí 4: Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí 1, 2, hoặc 3; riêng tiêu chí 4: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất. 1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường 1.1.3.1. Đái tháo đường týp 1 ĐTĐ týp 1 hay còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin (insulin-dependent diabetes melitus = IDDM) chiếm 3-5% và có khuynh hướng của yếu tố di truyền. Nguyên nhân dẫn đến thiếu hoàn toàn insulin vì tế bào bêta đảo tuỵ bị phá huỷ trên 90%; có thể tự miễn týp 1A hoặc do tự phát týp 1B. Việc thiếu insulin trầm trọng có xu hướng dẫn đến nhiễm toan ceton. ĐTĐ týp 1 thường gặp ở người trẻ thường dưới 40 tuổi, tỷ lệ gặp ở người lớn tuổi hiếm hơn [14] nhưng cũng không loại trừ xảy ra ở mọi lứa tuổi [41]. Người lớn tuổi có thể bị ĐTĐ tự miễn diễn tiến chậm, lúc đầu bệnh nhân còn đủ insulin nên không bị nhiễm toan ceton và có thể điều trị bằng thuốc viên nhưng tình trạng thiếu insulin sẽ tăng dần theo thời gian [28], [49]. 1.1.3.2. Đái tháo đường týp 2 ĐTĐ týp 2 hay còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin (non-insulin dependent diabetes melitus = NIDDM) chiếm khoảng 90%. Đa số chủ yếu ở người lớn tuổi trên 40, nhiều nhất ở 60-70 tuổi, bệnh nhân có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo to. Tuy nhiên nó ngày càng được thấy ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên do nhiều nguyên nhân như mức độ gia tăng của bệnh béo phì, ít hoạt động thể chất và chế độ ăn giàu năng lượng [14], [70]. Ở thể này có thể bao gồm từ tình trạng đề kháng insulin chủ yếu với sự thiếu hụt insulin tương đối đến một khiếm khuyết bài tiết phần lớn do đề kháng insulin. Thường kết hợp với các bệnh khác (ví dụ như hội chứng chuyển hóa) [28], [66]. Có 30-50% trẻ em bị béo phì có nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ [19]. 5
  18. 1.1.3.3. Đái tháo đường thai kỳ Tăng đường huyết phát triển trong thời kỳ mang thai và tự khỏi sau khi sinh đã được công nhận hơn 50 năm, nhưng sự đồng thuận thống nhất trên toàn thế giới còn thiếu về mức tăng đường huyết ngưỡng [57].Thường gặp ở phụ nữ mang thai vào những tháng cuối từ tháng thứ 6 trở đi của thời kỳ thai nghén [14]. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), ĐTĐ thai kỳ gây biến chứng cho 7% tổng số thai kỳ. Phụ nữ mắc ĐTĐ thai kỳ thì con của họ có nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ týp 2 trong tương lai [39], [70]. Tuổi lớn hơn, béo phì, tăng cân quá mức khi mang thai, tiền sử dị tật bẩm sinh ở những đứa con trước, hoặc thai chết lưu, hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ là những yếu tố nguy cơ của ĐTĐ thai kỳ [54], [70]. 1.1.3.4. Đái tháo đường thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của đái tháo đường Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen trội hoặc gen lặn tại tế bào beta. Khiếm khuyết gen liên quan đến hoạt tính insulin. Các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác (Hội chứng Down, Klinefelter, Turner..) đôi khi cũng kết hợp với ĐTĐ. Bệnh lý tụy: viêm tụy, chấn thương, u, cắt tụy, xơ sỏi tụy, nhiễm sắc tố sắt… ĐTĐ do bệnh lý nội tiết: to đầu chi, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, cường giáp, u tiết glucagon. ĐTĐ do thuốc, hóa chất: interferon alpha, corticoid, thiazide, hormon giáp, thuốc chống trầm cảm, antiretroviral protease inhibitors. Hội chứng ĐTĐ đơn nguyên (chẳng hạn như bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh và bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành) [28], [36]. 1.1.4. Biến chứng của bệnh đái tháo đường ĐTĐ là bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và cũng được xem là một dịch bệnh của nước đang phát triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc bệnh. Phổ biến là bệnh mạch vành, các bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh lý thần kinh, cắt đoạn chi dưới, suy thận và mù loà [2], thậm chí là các biến 6
  19. chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như thúc đẩy quá trình đông máu, bệnh võng mạc tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh thận mãn tính hoặc loét bàn chân, và làm giảm đáng kể năng suất và tuổi thọ của bệnh nhân [69]. Khoảng một phần ba bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng trên thận, dẫn đến suy thận [49]. Năm 2021 ước tính có khoảng 6,7 triệu người lớn tử vong do biến chứng của ĐTĐ [43]. 1.1.4.1. Biến chứng cấp tính Hạ đường huyết Hạ glucose huyết (hay hạ đường huyết) là biến chứng cấp tính nguy hiểm trên bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ do ăn kiêng quá mức hoặc dùng thuốc hạ đường huyết quá liều nhưng đối với bệnh nhân cao tuổi biến chứng này khó phát hiện vì các triệu chứng mờ nhạt và không điển hình. Là rào cản lớn trong việc kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu, kiểm soát chặt cho cả bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và týp 2, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kiểm soát kịp thời. Đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi và có tiền sử mắc bệnh tim mạch từ trước [17]. Khi bệnh nhân có lượng glucose máu
  20. Hôn mê nhiễm toan ceton Hôn mê nhiễm toan ceton là biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ có nguy cơ tử vong cao. Nguyên nhân chính là do tăng các hormon gây tăng đường huyết và thiếu hụt insulin làm tăng sản xuất glucose tại gan, giảm chuyển hoá glucose, tăng ly giải lipit tăng tổng hợp thể ceton gây toan ceton. Hậu quả cưới cùng dẫn đến tình trạng lợi tiểu thẩm thấu gây ra tình trạng mất nước và điện giải, toan chuyển hoá máu. Có rất nhiều triệu chứng lâm sàng biểu hiện khác nhau nhưng phổ biến là mệt, tiểu nhiều, khát nước, nhìn mờ đôi khi bị rối loạn ý thức dẫn đến hôn mê [7], [6]. Nhiễm toan ceton có thể là biểu hiện ban đầu của ĐTĐ týp 1 hoặc là kết quả của việc tăng nhu cầu insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 trong thời gian nhiễm khuẩn, chẩn thương, nhồi máu cơ tim hay phẫu thuật hoặc điều trị sai hoặc không được điều trị [6], [17]. Đây là tình trạng cấp cứu nội khoa cần phải được theo dõi tại khoa điều trị tích cực đe doạ tính mạng với tỷ lệ tử vong dưới 5% [17], [27]. Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cũng có thể bị nhiễm toan ceton trong điều kiện stress nghiêm trọng như nhiễm khuẩn mủ. Điều này thường xảy ra nhất ở những người gốc Phi-Caribê hoặc Tây Ban Nha . Việc điều trị tình trạng này cũng giống như những người khác bị nhiễm toan ceton, nhưng họ thường giảm insulin nhanh chóng sau khi tình trạng nhiễm toan ceton được giải quyết [40]. Tổng hợp số liệu từ các nước đang phát triển, chẳng hạn như Peru, quốc gia có tỷ lệ tử vong trên một triệu dân cao nhất trên thế giới. Trong số các bệnh nhân nhập viện với hôn mê nhiễm toan ceton và dương tính Covid-19, 4 trong số 10 bệnh nhân có biểu hiện mắc ĐTĐ mới với mức đường huyết nghiêm trọng đều cao, được điều trị bằng truyền insulin liên tục theo tiêu chuẩn chăm sóc, tỷ lệ tử vong được báo cáo lên đến 30%, cao hơn đáng kể so với dữ liệu trước đại dịch [56]. Hôn mê nhiễm toan ceton euglycemic là một biểu hiện không điển hình với mức đường huyết tăng từ bình thường đến trung bình, là một biến thể khác của hôn mê nhiễm ceton. Là sự phát triển của nhiễm toan ceton chuyển hóa tăng khoảng trống anion, tăng ceton huyết (> 3,0 mmol / L) hoặc ceton niệu đáng kể (2+ trở lên trên que nước tiểu tiêu chuẩn) [65], [40]. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2