intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

21
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021 được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN LÊ THIỀU NHẬT THUẬN THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN NĂM 2021 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƢỢC HẬU GIANG 2020 Hậu Giang – Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN LÊ THIỀU NHẬT THUẬN THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƢỜNG TOẢN NĂM 2021 Chuyên ngành: Y Tế Công Cộng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƢỢC Giảng viên hƣớng dẫn: THS. NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN Hậu Giang – Năm 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về mọi mặt của các cơ quan, đơn vị, các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu, các phòng, khoa, bộ môn Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản và ban giám đốc, các phòng, khoa bệnh viện Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo các bộ môn ở Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại nhà trƣờng. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong học tập, công tác và cuộc sống. Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Tuyền đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả Lê Thiều Nhật Thuận i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lê Thiều Nhật Thuận ii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… iii
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1. Tổng quan về bệnh tăng huyết áp ........................................................................4 1.1.1. Định nghĩa huyết áp ..........................................................................................4 1.1.2. Định nghĩa tăng huyết áp ..................................................................................4 1.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp ...................................................................................5 1.1.4. Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tăng huyết áp ................................................5 1.2. Điều trị và tuân thủ điều trị tăng huyết áp............................................................8 1.2.1. Những nét cơ bản trong điều trị tăng huyết áp ..................................................8 1.2.2. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp .......................................................................12 1.3. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở các nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam ....................................................................................................18 1.3.1. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở các nƣớc trên thế giới.............................................................................................................................18 1.3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Việt Nam ..........19 1.4. Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú ...............................................................................................20 1.4.1. Yếu tố cá nhân .................................................................................................20 1.4.2. Yếu tố về bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân ..................................................21 1.4.3. Yếu tố hỗ trợ gia đình và xã hội ......................................................................22 1.4.4. Yếu tố dịch vụ y tế ..........................................................................................22 1.5. Sơ đồ khung lý thuyết các yếu tố ảnh hƣởng tới tuân thủ điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân ............................................................................................................23 iv
  7. CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................25 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................25 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................25 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................................25 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................25 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................25 2.2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................25 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................25 2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................25 2.4. Cỡ mẫu ...............................................................................................................26 2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu ......................................................................................26 2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................26 2.7. Các biến số trong nghiên cứu .............................................................................27 2.8. Các tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu ................................................28 2.9. Phƣơng pháp hạn chế sai số ...............................................................................31 2.10. Phƣơng pháp phân tích số liệu .........................................................................32 2.11. Đạo đức nghiên cứu .........................................................................................32 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................33 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản năm 2021 ....................................................33 3.2. Tỷ lệ tuân thủ điều trị bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản năm 2021 ....................................................38 3.3. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản năm 2021 ..........42 3.3.1. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp bằng thuốc .............42 3.3.2. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp bằng các biện pháp thay đổi lối sống.........................................................................................................50 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................56 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tăng huyết áp ...................................................56 v
  8. 4.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản năm 2021 ......................................62 4.2.1. Thực trạng về tuân thủ điều trị thuốc ..............................................................62 4.2.2. Thực trạng tuân thủ thay đối lối sống .............................................................63 4.3. Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trƣờng Đại Học Võ Trƣờng Toản năm 2021 66 KẾT LUẬN ...............................................................................................................70 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................... PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................... vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các ngƣỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo [22], [24] ...........5 Bảng 2.1. Đánh giá tuân thủ dùng thuốc theo thang điểm Morisky 8 ......................28 Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ thay đổi lối sống ........................................30 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân tăng huyết áp theo đặc điểm cá nhân ........................34 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân tăng huyết áp theo việc nhận đƣợc sự hỗ trợ, nhắc nhở tuân thủ điều trị tăng huyết áp ...................................................................................35 Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân tăng huyết áp theo điều kiện tiếp cận ........................36 Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân tăng huyết áp theo sự hỗ trợ của cán bộ y tế .............37 Bảng 3.5. Tỷ lệ các yếu tố về tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân .......................38 Bảng 3.6. Tỷ lệ phân bố các yếu tố tuân thủ thay đổi lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp .....................................................................................................................39 Bảng 3.7. Tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp .......................40 Bảng 3.8. Tỷ lệ tuân thủ thay đổi lối sống của bệnh nhân tăng huyết áp .................41 Bảng 3.9. Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung của bệnh nhân tăng huyết áp ......................41 Bảng 3.10. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa........................42 Bảng 3.11. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa tuân thủ điều trị thuốc với các yếu tố thông tin về bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân .......................44 Bảng 3.12. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa........................45 Bảng 3.13. Mô hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến .................47 Bảng 3.14. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa tuân thủ thay đổi lối sống với các yếu tố thông tin chung của bệnh nhân ............................................50 Bảng 3.15. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa tuân thủ thay đổi lối sống với các yếu tố thông tin về bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân ...................52 Bảng 3.16. Mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối liên quan giữa tuân thủ thay đổi lối sống với các yếu tố thông tin về tiếp cận dịch vụ y tế .........................................53 Bảng 3.17. Mô hình hồi quy đa biến phân tích các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ thay đổi lối sống của bệnh nhân ................................................................................54 vii
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm tuổi ....................................33 Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới tính .......................................33 viii
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một trong những vấn đề thách thức của nền y học thế giới [65]. Đây là bệnh mạn tính âm thầm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh không những gây chết ngƣời mà còn để lại những di chứng nặng nề, làm giảm chất lƣợng cuộc sống và tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội [19]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ ngƣời bệnh tăng huyết áp ngày càng tăng. Năm 2018, số ngƣời bị tăng huyết áp trên thế giới là 1 tỷ ngƣời và dự kiến sẽ tăng lên 1,56 tỷ (chiếm tỷ lệ 29,2% dân số thế giới) vào năm 2025 [14], [47]. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm của hơn 10 triệu ngƣời mắc bệnh vào năm 2015 [14]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp theo điều tra dân số về các bệnh không lây truyền trên đối tƣợng năm 2015 là 18,9%. Nếu không có các biện pháp dự phòng, số lƣợng ngƣời bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam sẽ là 25 triệu vào năm 2025 [36]. Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp là liên tục, suốt đời và quan trọng nhất là phải tuân thủ đúng theo hƣớng dẫn của bác sĩ [22]. Sự tuân thủ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong điều trị. Tuân thủ điều trị bao gồm phải thực hiện việc uống thuốc đều đặn theo y lệnh của bác sĩ và đồng thời thực hiện tích cực các biện pháp thay đổi lối sống [1]. Nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hƣởng đến các cơ quan khác và có thể dẫn đến tử vong [28]. Ngƣợc lại, nếu điều trị đúng sẽ giảm đƣợc nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm 40% nguy cơ tai biến mạch máu não và 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim. Từ đó, góp phần nâng cao chất lƣợng sống của bệnh nhân [62]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cho thấy kết quả của việc tuân thủ điều trị còn khá thấp. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2013, tỷ lệ tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp trên thế giới đạt tỷ lệ thấp chỉ từ 20%-30% [30]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Công Trƣởng trên bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tại khoa nội tim mạch bệnh viện quận 2 thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 cho kết quả tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân là 41,2% [25]. Một nghiên cứu khác của Ngô Vƣơng Hoàng Giang và 1
  12. cộng sự trên bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang năm 2020 cho kết quả việc tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân đang điều trị ngoại trú trong việc tuân thủ điều trị thuốc và tuân thủ thay đổi lối sống lần lƣợt là 49,5% và 40,5% [16]. Để góp phần đánh giá đúng thực trạng tuân thủ điều trị và những yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản năm 2021”. Nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản lý mới và các chƣơng trình giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao việc tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh tăng huyết áp. 2
  13. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản năm 2021. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản năm 2021. 3
  14. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh tăng huyết áp 1.1.1. Định nghĩa huyết áp Huyết áp là số đo áp lực của dòng máu đƣợc đẩy ra bởi lực co bóp của cơ tim lên thành động mạch. Khi áp lực lên thành mạch càng cao thì lực co bóp của cơ tim càng mạnh. Đơn vị đo của huyết áp là mili mét thủy ngân (mmHg) [3]. Huyết áp đƣợc chia ra thành huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) là mức huyết áp cao nhất do lực co bóp của tim tạo nên. Ngƣợc lại, huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trƣơng) là trị số huyết áp giữa những nhịp đập khi tim nghỉ ngơi. Huyết áp bị ảnh hƣởng bởi sức co bóp của tim, độ quánh của máu, thể tích máu lƣu thông và sức đàn hồi của thành mạch [44]. 1.1.2. Định nghĩa tăng huyết áp Tăng huyết áp là khi trị số huyết áp của một ngƣời trƣởng thành (>18 tuổi) luôn cao hơn trị số huyết áp bình thƣờng (huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm trƣơng). Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) và hƣớng dẫn điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế ban hành năm 2015, tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu >140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trƣơng >90mmHg (trị số huyết áp này phải đƣợc đo theo đúng quy trình tại bệnh viện hoặc phòng khám và huyết áp phải đƣợc đo trong lúc ngồi ít nhất 2 lần mỗi lần khám và ít nhất 2 lần khám khác nhau – phụ lục 3) [12], [22]. Trong y học, tăng huyết áp chủ yếu đƣợc phân chia theo căn nguyên của bệnh bao gồm các loại tăng huyết áp nhƣ sau: Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: là huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trƣơng
  15. blouse, trong khi huyết áp đo hàng ngày trong 24 giờ lại bình thƣờng. Bệnh nhân bị tăng huyết áp áo choàng trắng là khi huyết áp phòng khám ≥140/90 mmHg sau khi đi khám nhiều lần và huyết áp trung bình 24 giờ 55 tuổi và nữ giới >65 tuổi. Tỷ lệ ngƣời bệnh tăng huyết áp ở nhóm đối tƣợng trên 60 tuổi là 60%. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sổng tỉnh tại ít vận động, trọng lƣợng cơ thể 5
  16. tăng và các thành mạch bị lão hóa xơ cứng làm giảm tính đàn hồi dẫn đến tăng huyết áp [47], [64]. Tiền sử bệnh tăng huyết áp của gia đình bệnh nhân Bệnh nhân có ngƣời thân cùng huyết thống trong gia đình bị tăng huyết áp có nguy cơ cao bị mắc bệnh tăng huyết áp. Tính di truyền đƣợc nghiên cứu qua nhiều quần thể. Nghiên cứu của Priyanga vào năm 2015 trên 5000 ngƣời trƣởng thành ở Sri Lanka cho thấy tiền sử gia đình có ngƣời bị tăng huyết áp (ông/bà, cha/mẹ hoặc anh/chị/em) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tần suất mắc bệnh tăng huyết áp [54]. Hiện nay, khoa học đã chứng minh có 10 gen gây tăng huyết áp thông qua cơ chế giữ muối và nƣớc ở thận [42]. Chủng tộc Chủng tộc cũng là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Trong khảo sát của Viện sức khỏe và dinh dƣỡng của New York Mỹ (New York City Health and Nutrition Examination Survey), tỷ lệ ngƣời bị bệnh tăng huyết áp cao hơn ở nhóm ngƣời châu Á (38,0%) và Mỹ Latin (33,0%) so với ngƣời Mỹ da trắng (27,5%) [56]. 1.1.4.2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được Ăn mặn Sự liên quan giữa lƣợng muối và tần suất bệnh tăng huyết áp đƣợc khảo sát trong một nghiên cứu lớn thực hiện trên 10079 ngƣời (bao gồm cả nam và nữ) ở 52 quốc gia khác nhau trên thế giới. Kết quả cho thấy sự tƣơng quan giữa lƣợng natri bài tiết trong ngày và chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trƣơng. Lƣợng muối ăn vào mỗi ngày có thể làm gia tăng thể tích tuần hoàn, làm tăng cung lƣợng tim dẫn đến tăng huyết áp. Bên cạnh chế độ ăn với hàm lƣợng muối cao còn tác động gây tăng huyết áp theo những cơ chế khác nhƣ làm tăng Canxi nội bào, đề kháng Insulin và điều hòa lên thụ thể Angiotensin trên động vật thí nghiệm. Lƣợng muối ăn vào nhiều sẽ dẫn tới sự tăng oxy hóa và tổn thƣơng thận. Đây cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp [9]. 6
  17. Thuốc lá Khói thuốc lá vào cơ thể sẽ tác động nhanh chóng tới tim và mạch máu. Nhịp tim có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. Sự kích thích này làm mạch máu co bóp lại dẫn đến tim phải hoạt động nhiều hơn để luân chuyển oxy. Nhịp tim sẽ giảm từ từ nếu tiếp tục hút thuốc, nhƣng không bao giờ trở lại bình thƣờng nếu nhƣ vẫn tiếp tục. Các chất hóa học trong thuốc lá cũng làm giảm tác dụng của các thuốc hạ áp. Các chất này kích thích gan sản xuất enzyme vào trong máu làm giảm tác dụng điều trị của thuốc [13]. Rượu Rƣợu có liên quan trực tiếp đến chỉ số huyết áp và cả nguy cơ tai biến mạch máu não. Lƣợng rƣợu chuẩn có thể uống trong ngày vào khoảng 15 ml whisky, 150 ml rƣợu vang hay một lon bia 330 ml. Gọi là uống nhiều khi trên 5 lần lƣợng cho phép. Lƣợng rƣợu có thể uống tối đa cho bệnh nhân tăng huyết áp là 60 ml whisky, 300 ml rƣợu vang và 720 ml bia trong một ngày. Tuy nhiên, tốt nhất là không sử dụng rƣợu và bia [19]. Thừa cân, béo phì Tăng cân làm gia tăng tần suất mới mắc bệnh tăng huyết áp. Nghiên cứu đoàn hệ trên 80000 phụ nữ cho thấy sự gia tăng >5 kg ở ngƣời >18 tuổi làm tăng nguy cơ tăng huyết áp cao hơn 60% so với ngƣời tăng cân
  18. + Tăng Endotheline 1. + Gia tăng Leptin [9]. Stress Các yếu tố tâm lý, cá tính, stress trong công việc và sinh hoạt hằng ngày đã đƣợc chứng minh có vai trò trong tăng huyết áp thông qua cơ chế kích thích hệ thần kinh giao cảm [9]. Hoạt động thể lực Lối sống tỉnh tại ít vận động là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Điều này đã đƣợc chứng minh qua nghiên cứu của Martinez và cộng sự [32]. Việc vận động hàng ngày từ 30 đến 45 phút đƣợc nhiều nghiên cứu chứng minh làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là tăng huyết áp [35]. Đái tháo đường Đái tháo đƣờng làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Ngƣời mắc bệnh đái tháo đƣờng có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao gấp 2 lần ngƣời không mắc bệnh. Vì vậy, cần phải điều trị tốt bệnh đái tháo đƣờng để góp phần khống chế bệnh tăng huyết áp kèm theo [50]. 1.2. Điều trị và tuân thủ điều trị tăng huyết áp 1.2.1. Những nét cơ bản trong điều trị tăng huyết áp 1.2.1.1. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp Mục tiêu điều trị là đạt đƣợc “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. Mức huyết áp mục tiêu là
  19. 1.2.1.2. Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần đƣợc điều trị sớm, theo dõi lâu dài và điều trị đúng đủ hàng ngày [1]. Phải từ từ đƣa huyết áp về mức mục tiêu. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời [1], [18]. Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thƣơng cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu [1], [18]. Kết hợp điều trị thuốc với chế độ sinh hoạt hợp lý [1], [10]. Chọn thuốc ít tác dụng phụ và phù hợp đối tƣợng bệnh nhân [1]. Phải cân nhắc từng bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các yếu tố nguy cơ và tác dụng phụ của thuốc để có chế độ dùng thuốc hợp lý [19]. 1.2.1.3. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc Hiện nay, có 5 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp cơ bản là lợi tiểu thiazid, chẹn kênh Calci, ức chế men chuyển dạng Angiotensin, đối kháng thụ thể Angiotensin và chẹn bêta giao cảm. Các thuốc đều có thể lựa chọn để điều trị khởi đầu, điều trị duy trì, đơn độc hoặc phối hợp trên bệnh nhân. Các thuốc chẹn bêta giao cảm, đặc biệt khi phối hợp với lợi tiểu thiazid, không nên lựa chọn cho các bệnh nhân mắc các hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh nhân có nguy cơ cao đái tháo đƣờng [18]. Việc nhấn mạnh đến loại thuốc nào đƣợc chọn đầu tay hiện không có nhiều ý nghĩa do phần lớn bệnh nhân phải phối hợp thuốc. Tuy nhiên, cần lƣu ý đến tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân vì hiện nay có nhiều chứng cứ ủng hộ cho việc ƣu tiên lựa chọn nhóm thuốc này hơn là nhóm thuốc khác trong từng điều kiện cụ thể [18]. 9
  20. Trong phạm vi các thuốc hiện có, việc chọn thuốc nào, phối hợp nhƣ thế nào và tránh thuốc nào sẽ chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, bao gồm [18]: - Kinh nghiệm sử dụng nhóm thuốc đó trên bệnh nhân cho thấy phù hợp hay không phù hợp. - Tác dụng đặc hiệu của nhóm thuốc trên nguy cơ tim mạch của bệnh nhân. - Sự có mặt của tổn thƣơng cơ quan đích, bệnh tim mạch, bệnh thận, hoặc đái tháo đƣờng cũng sẽ giúp chọn hay tránh dùng một số nhóm thuốc. - Một số bệnh cảnh lâm sàng khác của bệnh nhân có thể làm hạn chế sử dụng một số nhóm thuốc nhất định. - Tƣơng tác với các thuốc bệnh nhân đang dùng. - Giá thành của thuốc. Cần rất lƣu ý đến các tác dụng không mong muốn của thuốc vì đây là yếu tố cơ bản dẫn đến bệnh nhân không tuân thủ điều trị [18]. Cần duy trì tác dụng hạ huyết áp suốt 24 giờ. Hiệu quả này có thể đƣợc kiểm tra bằng cách theo dõi huyết áp tại thời điểm đáy (trƣớc khi dùng liều thuốc tiếp theo) hoặc theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ [18]. Các thuốc có tác dụng 24 giờ với liều duy nhất trong ngày có ƣu thế hơn vì lịch dùng thuốc đơn giản, làm tăng tuân thủ điều trị cho bệnh nhân [18]. Chọn thuốc khởi đầu [22]: + Tăng huyết áp độ 1: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi tiểu thiazid liều thấp, ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi loại tác dụng kéo dài hoặc chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định). + Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của Angiotensin II hoặc chẹn bêta giao cảm). + Từng bƣớc phối hợp các thuốc hạ áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp nhƣ lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazid 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích chậm (nifedipin chậm (retard) 10-20mg/ngày), ức chế men chuyển (enalapril 5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày).... 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2