intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của khóa luận tốt nghiệp "Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta" tập trung phân tích hoạt động xuất khẩu mặt hàng làm từ tre của Công ty, thông qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như góp phần vào sự phát triển của Việt Delta trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta

  1. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang i
  2. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương Thành phố Hồ Chí Minh - 2017 ........................................................................................ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH Đề tài HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ TRE TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT DELTA Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Chương Sinh viên thực hiện: Trương Thị Ngọc Dung MSSV: 84011300781 Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang ii
  3. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm học tại trường Đại Học Quốc Tế Sài Gòn, em chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa kinh tế -Quản trị kinh doanh đã tận tâm chỉ dạy hướng dẫn em trong suốt khoảng thời gian qua. Đặc biệt em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Mỹ Chương. Một người thầy đã tận tình, chỉ bảo hướng dẫn giúp em tìm ra được những sai sót và học hỏi thêm nhiều điều trong quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, em cũng chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng với các anh/chị trong Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại Công ty. Đặc biệt là các anh/ chị phòng xuất đã giúp đỡ và cung cấp những tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài cùng với đó là kiến thức bản thân vẫn còn những hạn chế nên em vẫn không tránh khỏi những sai sót. Mong thầy cô có thể bỏ qua và góp ý chân thành để em nhận ra được những điểm mình còn yếu để kịp thời khắc phục. Một lần nữa em xin kính chúc các thầy, cô trong khoa kinh tế -Quản trị kinh doanh của Trường Đại Học Quốc Tế, thầy hướng dẫn Nguyễn Mỹ Chương cũng như Ban Giám Đốc và các anh, chị trong Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! TPHCM,Ngày 15 tháng 07 năm 2017 Sinh viên thực hiện Trương Thị Ngọc Dung Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang i
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ......Ngày……Tháng……Năm…… Giảng viên hƣớng dẫn Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang ii
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ……Ngày……Tháng……Năm…… Giảng viên phản biện Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang iii
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Giải thích B/L Bill of Lading Vận đơn C/O Certificate of original Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CIF Cost, insurance, freight Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FOB Free on board Giao lên tàu L/C Letter of Credit Thư tín dụng P/L Profit and Loss Lãi lỗ WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại quốc tế TSNTXK Tỷ xuất ngoại tệ xuất khẩu TGHD Tỷ giá hối đoái. Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang iv
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Số lượng nhân viên của Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta Bảng 4.2 : Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta Bảng 4.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta Bảng 4.4 : Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 4.5: Doanh thu xuất khẩu của Công ty trong 2 năm 2015, 2016 Bảng 4.6 : Lợi nhuận, chi phí và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của Công ty 2 năm 2015, 2016 Bảng 4.7 : Tình hình và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm làm từ tre của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 4.8 : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm làm từ tre của Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta theo chủng loại giai đoạn 2014 – 2016 Bẳng 4.9: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nhánh các sả phẩm làm từ tre của Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 4.10: Ma trận SWOT Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang v
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Các bước giao dịch của hoạt động thương mai quốc tế Hình 2.2: Các bước tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức hành chính của Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta Hình 4.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta từ năm 2006 – 2016 Hình 4.3: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016 Hình 4.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm làm từ tre năm 2016 Hình 4.5: Cơ cấu sản lượng theo mặt hàng tre xuất khẩu của Công ty năm 2016 Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang vi
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN........................................................................ ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN.......................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................ v DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................................... vi CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu của đề tài:.......................................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung: .............................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể:............................................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................... 2 1.3.1. Không gian: ..................................................................................................................... 3 1.3.2. Thời gian: ........................................................................................................................ 3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................... 3 1.4 . Kết cấu của khóa luận: .................................................................................................... 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................... 4 2.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu:................................................................ 4 2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu: ................................................................................................. 4 2.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu: .................................................................................... 5 2.1.3. Các hình thức xuất khẩu: ................................................................................................ 6 2.2 . Nội dung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu: ............................................................ 11 2.2.1. Nghiên cứu thị trường : ................................................................................................. 11 2.2.2. Lập kế hoạch kinh doanh: ............................................................................................. 12 2.2.3. Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng: ..................................................................... 14 2.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu: ........................................................................ 19 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu: ................................................. 19 2.3.1. Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường. ................................................ 20 2.3.2. Hiệu quả tài chính: ........................................................................................................ 20 2.3.3. Kết quả về mặt xã hội: .................................................................................................. 21 Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang vii
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương 2.3.4. Chỉ tiêu lợi nhuận:......................................................................................................... 21 2.3.5. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu:....................................................................... 22 2.3.6. Các chỉ tiêu về sử dụng vốn: ......................................................................................... 24 2.3.7.Chỉ tiêu về doanh lợi xuất khẩu ..................................................................................... 24 2.3.8.Tỷ suất ngoại tế xuất khẩu: ............................................................................................ 24 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ............................................................ 25 2.4.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: ................................................................................. 25 2.4.2.Nhân tố bên trong:.......................................................................................................... 27 2.4.3. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý: ..................................................................... 28 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 30 3.1. Phương pháp thu nhập dữ liệu: ........................................................................................ 30 3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:......................................................................... 31 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu................................................................................... 31 3.2.2. Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: ............................................................ 33 3.2.3. Phương pháp thống kê: ................................................................................................. 33 3.2.4. Phương pháp so sánh: ................................................................................................... 33 3.2.5. Phương pháp phân tích ma trận SWOT: ....................................................................... 35 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 36 4.1. Giới thiệu tổng quát về công ty : ..................................................................................... 36 4.1.1. Mục tiệu, chức năng và nhiệm vụ của công ty : ........................................................... 39 4.1.2. Cơ cấu tổ chức hành chính ............................................................................................ 41 4.1.3.Tình hình nhân sự: ......................................................................................................... 44 4.1.4. Các loại hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của công ty: ....................................................... 45 4.1.5. Đối tượng mua hàng chủ yếu của công ty: ................................................................... 46 4.1.6. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016:47 4.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công Ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta ............................................................................................................. 51 4.2.1. Tình hình xuất khẩu chung của Việt Nam: ................................................................... 51 4.2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm làm từ tre của Việt Nam: ............................................. 54 4.2.3. Tình hình xuất khẩu của Công Ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta: ............ 57 Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang viii
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương 4.2.4. Phân tích thực trạng xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre của Công Ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta giai đoạn 2014 – 2016: .................................................................... 59 4.2.5. Những đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng tre của Công Ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta ........................................................................ 69 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................. 71 5.1. Kết luận:........................................................................................................................... 71 5.2. Đề nghị: ............................................................................................................................ 72 5.2.1. Tổng hợp các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của Công Ty: ........................ 72 5.2.2. Xây dựng ma trận SWOT: ............................................................................................ 74 5.2.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre của Công Ty: ................................................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM THẢO ............................................................................................................ 83 Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang ix
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có thể được xem là yếu tố tất yếu của bất cứ quốc gia nào đi lên từ chủ nghĩa xã hội. Mục đích của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý với mục đích cuối cùng là xây dựng xã hội “ dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” như Đảng và Nhà nước ta đã xác định. Chính vì thế với chính sách đổi mới, mở cửa và thực hiện công nghiệp hóa như hiện này. Điều đó đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội để phát huy những lợi thế vốn có về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Nhất là từ khi Việt Nam là thành viên của WTO, thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang 219 quốc gia và nhập khẩu từ 151 nước là thành viên WTO. Điều đó đã mang lại một nguồn thu ngoại tệ ngày càng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa. Trong thời kì đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 20% và cao hơn nữa, nên tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng rất cao. Cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm làm từ tre ở nước ngoài ngày càng tăng cao và mở ra triển vọng khả quan cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất khẩu mặt hàng này. Theo báo cáo mới nhất, hiện nay các sản phẩm làm từ tre của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình trên 200 triệu USD/ năm, chiếm khoảng 14% kim ngạch cả nước. Trong đó thị trường chủ đạo nhập các sản phẩm làm từ tre của Việt Nam là Mỹ chiếm 20% và tiếp theo là Nhật Bản với 16% tổng giá trị xuất khẩu. Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 1
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương Nhận thấy được vấn đề quan trọng, và tìm năng trong việc xuất khẩu những sản phẩm làm từ tre nên Công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt Delta đã chủ động tham gia vào thị trường xuất khẩu sản phẩm từ tre cho các doanh nghiệp nước ngoài, nhà máy và các dự án. Chính vì thế nhìn thấy được những tiềm năng của mặt hàng này, nên trong quá trình thực tập, tôi đã tìm hiểu và quyết định chọn đề tài : “ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẢM LÀM TỪ TRE TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT DELTA”. Bài viết tập trung phân tích hoạt động xuất khẩu mặt hàng làm từ tre của Công ty, thông qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như góp phần vào sự phát triển của Việt Delta trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu của đề tài: 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích tình hình xuất khẩu các mặt hàng tre của Công Ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta từ năm 2014 đến năm 2016, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao tình hình xuất khẩu mặt hàng tre của Công Ty trong thời tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung trên, bài báo cáo còn tập trung nghiên cứu một số vấn đề cụ thể như sau:  Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu mặt hàng tre qua 3 năm gần nhất  Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng tre của Công Ty  Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Ty trong tương lai. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 2
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương 1.3.1. Không gian: Hiện nay, các mặt hàng tre của nước ta rất đa dạng và đang được các doanh nghiệp quan tâm Nhưng do giới hạn về quy mô đề tài cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế mà tôi chỉ đi sâu vào phân tích hoạt động xuất khẩu mặt hàng tre tại Công Ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta là điển hình. 1.3.2. Thời gian: Đề tài nghiên cứu về tình hình xuất khẩu mặt hàng tre của Công Ty trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016 Thời gian thực tập đề tài từ ngày 15/03/2017 đến ngày 28/05/2017 1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu: Công ty xuất khẩu rất đa dạng về mặt hàng như hàng nông sản, trái cây, tinh bột, may mặc …Nhưng tôi lại chọn mặt hàng tre. Vi đây là một mặt hàng còn mới và có nhiều triển vọng đối với Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng. Nên tôi đã quyết định nghiên cứu sâu về thực trạng xuất khẩu mặt hàng tre của Công Ty. 1.4. Kết cấu của khóa luận: Ngoài Chương 1 mở đầu và phần tài liệu , khóa luận có kết cấu gồm 4 chương chính với các nội dung sau: Chƣơng 2: Cơ sở lý luận : phần này nêu các lý thuyết, các khái niệm có liên quan đến đề tài Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu: phần này nói lên các phương pháp nghiên cứu mà tác giả thực hiện trong quá trình viết báo cáo Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: phần này tác giả sẽ giới thiệu về Công Ty và phân tích thực trạng đề tài Chƣơng 5: Kết luận và đề nghị đối với Công Ty Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 3
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong quá trình nghiên cứu và phân tích không thể tránh khỏi những vấn đề khó khăn mà người viết có thể gặp phải chính vì điều đó mà người viết cần phải hiểu lý thuyết thật kỹ mới có thể vận dụng một cách có hiệu quả. Ví dụ như khi trình bày một vấn đề gì đó liên quan đến đề tài, nhưng lại không hiểu đó là gì, ý nghĩa của nó ra sao sẽ gây nhiều khó khăn và hạn chế trong việc phân tích, nhận xét và đánh giá. Do đó, chương Cơ Sở Lý Luận sẽ giúp cho chúng ta nắm vững về mặt lý thuyết có liên quan trong suốt quá trình nghiên cứu, phân tích từ đó sẽ giải quyết nhanh hơn các vấn đề. 2.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu: 2.1.1.Khái niệm về xuất khẩu: Xuất khẩu là một hình thức kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách đó chính là bán các sản phẩm hoặc các dịch vụ ra thị trường nước ngoài, trên cơ sở là dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ có thể là ngoại tệ của một quốc gia hay cả hai quốc gia. Hoạt động xuất khẩu có thể được xem là một hoạt động diễn ra rất rộng về không gian lẫn thời gian. Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu có thể diễn ra trong một thời gian rất ngắn cũng có thể kéo dài hằng năm, và cũng có thể được diễn ra trên phạm vị của một hoặc nhiều quốc gia. Có thể nói hoạt động xuất khẩu mang lại rất nhiều lợi ích cho một quốc gia. Như là việc góp phần đẩy mạnh việc sản xuất trong một quốc gia. Bên cạnh đó còn giúp cho quốc gia đó có thể khai khác được các lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý, nhân lực. Ngoài ra, xuất khẩu còn đẩy mạnh việc quan hệ hợp tác giữa các nước góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 4
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương 2.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu:  Đối với nền kinh tế quốc gia: Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, xuất khẩu góp phần tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế và điều đó đòi hỏi quốc gia phải có 4 điều kiện như nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Nhưng không quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện đó và để giải quyết tình trạng này buộc các quốc gia đó phải nhập từ các quốc gia khác những yếu tố mà trong nước chưa có. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có đủ ngoại tệ cho việc nhập khẩu đó. Chính vì thế, để có đủ nguồn vốn nhập khẩu, quốc gia đó (đặc biệt là các nước đang phát triển) , họ có thể sử dụng các nguồn vốn như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu. Đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ thì được xem là một yếu tố rất quan trong. Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn này thì những quốc gia đi vay ấy, họ phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định. Chính vì thế nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu được xem là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô và tăng trưởng của nhập khẩu.  Đối với doanh nghiệp: Các doanh nghiệp trong nước khi tham gia vào hoat động xuất khẩu, họ có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm. Nhưng để có thể xuất khẩu, thì các doanh nghiệp phải hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường, bên cạnh đó phải có đủ năng lực và khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Chính vì thế xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, đồng thời phải có nguồn ngoại tệ để đầu tư vào quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất hàng xuất khẩu còn giúp cho các doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động .Bên cạnh đó cũng tạo ra cũng Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 5
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể mua được các máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. 2.1.3. Các hình thức xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp ngoại thương thường tiến hành một số hình thức xuất khẩu sau như:  Xuất khẩu trực tiếp: - Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó bán các sản phẩm này cho các khách hàng nước ngoài. - Với hình thức xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp ngoại thương muốn có hàng hóa để xuất khẩu thì phải có vốn thu gom hàng hóa từ các địa phương, các cơ sở sản xuất trong nước. Khi doanh nghiệp bỏ vốn ra để mua hàng thì hàng hóa thuộc quyên sở hữu của doanh nghiệp. - Hình thức này không cần thông qua trung gian, có thể trực tiếp gặp nhau cùng bàn bạc thỏa luận để đưa đến một số hợp đồng hoặc không cần gặp nhau trực tiếp nhưng có thể bàn bạc thông qua thư chào bán, thư điện tử, fax, điện thoại….cũng có thể tạo thành một hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế được ký kết. - Ưu điểm và nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp Ƣu điểm Nhƣợc điểm - Xuất khẩu trực tiếp nhìn chung có hiệu - Xuất khẩu trực tiếp có rủi ro cao, nguyên quả kinh doanh cao hơn các hình thức xuất nhân là hàng hóa có thể không bán được do khẩu khác. Nguyên nhân là do doanh phía khách hàng có những thay đổi,dẫn đến nghiệp có thể chọn lựa và mua đƣợc những hàng hóa bị ứ động và dẫn đến thất thoát vốn. Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 6
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương hàng hóa có chất lƣợng, phù hợp với nhu - Còn khi giao dịch với những thị trường mới, cầu của mình cũng nhƣ của khách với giá điều đó là cho doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bỡ mua hàng hóa thấp. ngỡ, dễ sai lầm hoặc bị ép giá khi mua bán. - Xuất khẩu trực tiếp nên các cuộc thảo luận - Ngoài ra, hình thức xuất khẩu này đòi hỏi thƣờng là trực tiếp với nhau nên có thể dễ cán bộ công nhân viên làm công tác kinh dàng trong việc thống nhất ý kiến và ít xảy doanh xuất khẩu phải có năng lực hiểu biết về ra những hiểu lầm đáng tiếc. nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hóa - Không cần tốn chi phí trung gian, vì nhiều của thị trường nước ngoài khi chi phí trung gian rất lớn, phải chia sẻ lợi nhuận. - Trong quá trình giao dịch trực tiếp, doanh nghiệp sẽ có điều kiện thâm nhập vào thị trƣờng mà điều đó có thể giúp doanh nghiệp có thể tiếp thu ý kiến của khách hàng và khắc phục những sai sót. - Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng chủ động chuẩn bị nguồn hàng, phƣơng tiện vận tải để thực hiện hoạt động xuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trƣờng tiêu thụ, nhất là trong điều kiện thị trƣờng nhiều biến động. Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 7
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương  Xuất khẩu tại chỗ: - Hình thức xuất khẩu tại chỗ là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu ngay tại chính đất nước của mình để thu ngoại tệ bằng cách giao hàng cho các doanh nghiệp đang hoạt động ngay tại quốc gia đó hoặc các doanh nghiệp theo sự chỉ định của phía nước ngoài và cũng có thể bán hàng cho các khu chế xuất hoặc các xí nghiệp đang hoạt động ngay tại chính lãnh thổ nước đó. - Ưu điểm của hình hình xuất khẩu tại chỗ là tăng được kim ngạch xuất khẩu, giảm rủi ro , và giảm chi phí kinh doanh xuất nhập khẩu như các chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm hàng hóa. Hình thức này thường được áp dụng đối với quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại quốc gia đó.  Xuất khẩu ủy thác: - Xuất khẩu ủy thác là hình thức xuất khẩu mà trong đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò là trung gian thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa cho các đơn vị có hàng hóa ủy thác. Đối với hình thức này, các doanh nghiệp ngoại thương có nhiệm vụ làm các thủ tục về xuất khẩu hàng hóa, kể cả việc vận chuyển hàng hóa và họ sẽ được hưởng một khoản tiền gọi là phí ủy thác mà đơn vị ủy thác trả - Ưu điểm và nhược điểm của xuất khẩu ủy thác: Ƣu điểm Nhƣợc điểm - Tăng thu nhập cho các doanh nghiệp nhận - Có thể xảy ra các tranh chấp thương mại. Vì ủy thác thế để giảm thiểu tranh chấp thương mại có - Tạo việc làm cho phòng kinh doanh xuất liên quan đến hoạt động xuất khẩu ủy thác, các nhập khẩu. bên đi ủy thác và bên nhận ủy thác xuất khẩu nên làm một hợp đồng ủy thác xuất khẩu. Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 8
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Mỹ Chương  Xuất khẩu gia công: - Xuất khẩu gia công là một hình thức sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong đó người gia công ở nước ngoài họ sẽ cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu hoặc định mức cho trước. Và người nhận gia công trong nước thì họ có nhiệm vụ là tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Hàng hóa sau khi sản xuất xong được giao cho bên đặt gia công. Bên nhận gia công được trả tiền công. Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì được gọi là gia công quốc tế. - Có 4 hình thức gia công xuất khẩu: + Nhận nguyên liệu giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm và sau khi sản xuất xong sẽ đưa về cho bên đặt gia công và nhận phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế biến, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. Đây được xem là hình thức gia công xuất khẩu chủ yếu của nước ta vì công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu của Việt Nam chưa phát triển , chưa có khả năng tạo ra được nguyên liệu có chất lượng cao. + Mua đứt, bán đoạn : Hình thức này là bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Thực chất có thể hiểu đây là hình thức bên đặt gia công giao nguyên vật liệu, giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận gia công và bao tiêu sản phẩm. + Kết hợp: Đây là hình thức cả hai bên đều kết hợp với nhau. Bên đặt gia công giao những nguyên vật liệu chính còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu. + Hình thức gia công chuyển tiếp: Là hình thức sản phẩm gia công của hợp đồng gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công xuất khẩu khác. Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2