intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát mức độ tuân thủ quy chế bán thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc GPP trên địa bàn quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

22
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát mức độ tuân thủ quy chế bán thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc GPP trên địa bàn quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát tỷ lệ tuân thủ quy chế bán thuốc kháng sinh theo đơn tại 85 nhà thuốc trên địa bàn quận Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh; khảo sát nguyên nhân bán kháng sinh không có đơn tại nhà thuốc. Từ đó kiến nghị một số giải pháp góp phần giải quyết thực trạng bán kháng sinh không có đơn tại các nhà thuốc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát mức độ tuân thủ quy chế bán thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc GPP trên địa bàn quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN DUY TÂN KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TUÂN THỦ QUY CHẾ BÁN THUỐC KHÁNG SINH TẠI CÁC NHÀ THUỐC GPP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2021. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Hậu Giang – Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NGUYỄN DUY TÂN KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TUÂN THỦ QUY CHẾ BÁN THUỐC KHÁNG SINH TẠI CÁC NHÀ THUỐC GPP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2021 Chuyên ngành: Quản Lý-Kinh Tế Dược KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Giảng viên hướng dẫn: Ths Lê Thiện Chí Hậu Giang – Năm 2021 I
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Lê Thiện Chí - Giảng viên Khoa Dược . Thầy đã ân cần chỉ dạy, quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, dìu dắt và truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS.Lê Vinh Bảo Châu -Trưởng Khoa Dược, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cẩn thận, quan tâm, tư vấn, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Khoa Dược ,đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo và toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Võ Trường Toản đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình 5 năm học tập tại trường, đã cho tôi tiếp thu những kiến thức bổ ích và nhiều kinh nghiệm quý báu làm hành trang bước vào cuộc đời. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, gia đình tôi đã sinh thành, nuôi dưỡng, gắn bó với tôi, là động lực cho tôi học tập và nghiên cứu. Cám ơn bạn bè tôi luôn chia sẻ, động viên, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong học tập và quá trình làm khóa luận. Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2021 Sinh viên Nguyễn Duy Tân i
  4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ii
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................... ii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .................................................................................. 3 1.1. QUY ĐỊNH BÁN KHÁNG SINH ................................................................. 3 1.2. THỰC TRẠNG BÁN THUỐC KHÁNG SINH KHÔNG ĐƠN .................... 4 1.2.1. Trên thế giới............................................................................................ 5 1.2.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 6 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH BÁN KHÁNG SINH KHÔNG ĐƠN CỦA NGƯỜI BÁN THUỐC ....................................................... 8 1.3.1. Trên thế giới............................................................................................ 8 1.3.2.Tại Việt Nam ......................................................................................... 12 1.4.TÍNH CẤP THIẾT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.................................................... 12 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 13 2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 13 2.2.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU............................................... 13 2.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 13 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 13 2.3.2. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................... 15 iii
  6. 2.3.3. Xác định biến số.................................................................................... 17 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ..................................................... 19 2.4.1. Kỹ thuật thu thập số liệu ........................................................................ 19 2.4.2. Xây dựng và thiết kế bộ công cụ thu thập số liệu .................................... 19 2.4.3.Quá trình thu thập dữ liệu........................................................................ 20 2.4.4. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu. ................................................. 21 2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC ................................................................................... 21 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 22 3.1. MÔ TẢ ĐĂC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ................................................ 22 3.2. THỰC HÀNH BÁN KHÁNG SINH KHÔNG ĐƠN THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI KHÁCH HÀNG ................................................. 23 3.2.1.Tuân thủ quy định bán kháng sinh của người bán thuốc ......................... 23 3.2.2. Đặc điểm kháng sinh được bán không có đơn........................................ 23 3.2.3.Kỹ năng khai thác thông tin và tư vấn của NBT khi bán kháng sinh ....... 24 3.3. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH BÁN KHÁNG SINH KHÔNG ĐƠN THEO QUAN ĐIỂM NGƯỜI BÁN THUỐC QUA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .................................................................... 27 3.3.1. Người bán thuốc có niềm tin về lợi ích mang lại khi bán KSKĐ ........... 28 3.3.2. Yếu tố tăng cường/thúc đẩy từ bên ngoài (khách hàng, bác sĩ, người bán thuốc khác) ...................................................................................................... 31 3.3.3. Người bán thuốc cho rằng bản thân có năng lực thực hiện bán KSKĐ và tin rằng không bị cản trở, giám sát ........................................................................ 35 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 41 4.1. TỶ LỆ TUÂN THỦ QUY CHẾ BÁN KHÁNG SINH CỦA NGƯỜI BÁN THUỐC THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI KHÁCH HÀNG........... 41 iv
  7. 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH BÁN KHÁNG SINH KHÔNG ĐƠN CỦA NBT.................................................................................. 42 4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU................................................................. 46 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 48 5.1.KẾT LUẬN .................................................................................................. 48 5.1.1.Tỷ lệ tuân thủ quy chế bán kháng sinh theo đơn tại các nhà thuốc trên địa bàn Quận Tân Bình ,Thành phố Hồ Chí Minh. ............................................... 48 5.1.2.Nguyên nhân bán kháng sinh không có đơn tại nhà thuốc. ..................... 48 5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 48 5.2.1.Đối với các nhà thuốc, quầy thuốc và người bán thuốc ........................... 49 5.2.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Y tế, Sở Y tế, Phòng Y tế) ........ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 1 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 1 v
  8. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CSBLT Cơ sở bán lẻ thuốc Simulated Client Phương pháp đóng vai khách ĐVKH Methods hàng Good Pharmacy GPP Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc Practice KH Khách hàng KS Kháng sinh KSKĐ Kháng sinh không có đơn NBT Người bán lẻ thuốc NT Nhà thuốc PTCM Phụ trách chuyên môn PYT Phòng y tế QL Quản lý SYT Sở y tế TTY Thuốc thiết yếu vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội Dung Số Trang Tổng hợp kết quả nghiên cứu khảo sát việc bán kháng Bảng 1.1 5 sinh không có đơn tại nhà thuốc trên thế giới Kết quả nghiên cứu khảo sát việc bán kháng sinh không Bảng 1.2 6 có đơn tại nhà thuốc, quầy thuốc ở Việt Nam Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán KSKĐ Bảng 1.3 8 của NBT Các thiết kế nghiên cứu được sử dụng trong phạm vi đề Bảng 2.4 14 tài Bảng khảo sát đặc điểm của các đối tượng phỏng vấn Bảng 2.5 16 sâu Bảng 2.6 Danh sách biến số nghiên cứu 17 Đặc điểm mẫu nghiên cứu (kịch bản đóng vai khách Bảng 3.7 22 hàng) Bảng 3.8 Đặc điểm của 20 NBT được phỏng vấn sâu 22 Bảng 3.9 Tỷ lệ bán kháng sinh không có đơn tại CSBLT khảo sát 23 Bảng 3.10 Đặc điểm kháng sinh được NBT bán không có đơn 23 Thông tin được khai thác trong tình huống bán kháng Bảng 3.11 24 sinh amoxicillin Thông tin được NBT tư vấn khi bán kháng sinh không Bảng 3.12 đơn 26 vii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Số trang Hình 2.1 Khung lý thuyết của nghiên cứu 13 Hình 2.2 Nội dung nghiên cứu 14 Hình 3.3 Tỷ lệ % được NBT bán kháng sinh không đơn 24 Hình 3.4 Tỷ lệ % NBT khai thác thêm thông tin 25 Hình 3.5 Tỷ lệ % NBT tư vấn thêm thông tin 27 Kết quả nghiên cứu định tính về yếu tố ảnh hưởng Hình 3.6 40 đến thực hành bán KSKĐ viii
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, số lượng nhà thuốc trên địa bàn cả nước có sự gia tăng đáng kể. Cũng như nhiều nước trên thế giới, nhà thuốc là nơi tiếp cận đầu tiên của đa số người dân khi có những vấn đề về sức khỏe do tính thuận tiện và đơn giản. Hàng ngày, người bán thuốc tại nhà thuốc thực hiện tiếp xúc, tư vấn với rất nhiều khách hàng nhằm đáp ứng một phần nhu cầu chăm sóc sức khỏe đa dạng của người dân trong cộng đồng. Có thể nói, người dược sĩ cộng đồng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và sử dụng thuốc của người dân. Tại Việt Nam, sau gần 15 năm áp dụng tiêu chuẩn “Thực hành nhà thuốc tốt (GPP)”, các nhà thuốc hiện nay đã khang trang, sạch đẹp về cơ sở vật chất cũng như ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc cho khách hàng, góp phần sử dụng thuốc hợp lý cho cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số bất cập trong thực hành dược. Điển hình là hoạt động bán các thuốc kê đơn mà không có đơn nói chung và bán kháng sinh không có đơn nói riêng. Năm 2013, một khảo sát tại các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại thành phố Vinh, Nghệ An cho thấy có 56% thuốc kê đơn được bán không đơn, trong đó kháng sinh không có đơn chiếm tỉ lệ cao nhất (26%) [19]. Kết quả khảo sát tại các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội cũng chỉ ra rằng có đến 96,7% nhà thuốc đồng ý bán kháng sinh không có đơn khi người đóng vai khách hàng yêu cầu [20]. Có sự khác biệt đáng kể giữa kiến thức và thực hành của người bán thuốc được chỉ ra trong nghiên cứu của tác giả Larsson M và các cộng sự tại Việt Nam năm 2003 cho thấy khi được hỏi về kiến thức chỉ có 20% nhân viên nhà thuốc bán kháng sinh không có đơn, nhưng thực tế thực hành thì con số lên đến 83% [38]. Bán kháng sinh không kê đơn là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sử dụng kháng sinh không hợp lý và góp phần phát triển kháng thuốc. Hậu quả dẫn tới các kháng sinh “thế hệ một” gần như không được lựa chọn trong nhiều trường hợp. Các kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, thậm chí các kháng sinh được xếp loại “lựa chọn cuối cùng” cũng mất dần hiệu lực. Tỷ lệ kháng kháng sinh tại nước ta ngày càng gia tăng, và là một trong những nước có tỷ lệ kháng thuốc cao trong khu vực [17]. 1
  12. Trong bối cảnh các cơ sở đào tạo dược đang được mở ra ngày càng nhiều, mỗi năm đào tạo hàng nghìn nhân lực ngành dược các bậc học khác nhau trên cả nước. Và thực tế là các dược sĩ đại học thường xuyên vắng mặt tại nhà thuốc, chủ yếu là dược sĩ trung cấp và dược sĩ cao đẳng trực tiếp bán thuốc [13]. Câu hỏi đặt ra là người bán thuốc hiện nay đã có đủ kiến thức về thuốc kháng sinh và có nhận thức về hậu quả của việc bán kháng sinh không có đơn hay chưa? Thái độ của các dược sĩ đối với thực trạng này như thế nào? Thực tế hoạt động bán kháng sinh không có đơn diễn ra ra sao? Để trả lời những câu hỏi này, nghiên cứu “khảo sát mức độ tuân thủ quy chế bán thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc GPP trên địa bàn Quận Tân Bình -Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021’’ được thực hiện với các mục tiêu cụ thể như sau: 1/ Khảo sát tỷ lệ tuân thủ quy chế bán thuốc kháng sinh theo đơn tại 85 nhà thuốc trên địa bàn quận Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh . 2/ Khảo sát nguyên nhân bán kháng sinh không có đơn tại nhà thuốc. Từ đó kiến nghị một số giải pháp góp phần giải quyết thực trạng bán kháng sinh không có đơn tại các nhà thuốc. 2
  13. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. QUY ĐỊNH BÁN KHÁNG SINH Kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học. Với liều thấp có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh [2]. Quyết định số 708/QĐ-BYT ban hành Hướng dẫn sử dụng kháng sinh có đưa ra định nghĩa: “Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác”. Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon [10]. Tại Việt Nam, năm 2003, quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT ban hành “Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn” có quy định rõ 7 nhóm thuốc kê đơn và kháng sinh là một trong số 7 nhóm này [4]. Điều 5 chương 3 quy định: “Người bán thuốc chỉ được bán thuốc được Bộ Y tế cho phép lưu hành, không được bán các thuốc kê đơn mà không có đơn của bác sĩ”. Sau khi Luật dược số 34/2005/QH11 được ban hành năm 2005, đến năm 2008, quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ban hành quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú thay thế hoàn toàn Quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT, có quy định thuốc kê đơn được xác định là thuốc được quy định trong danh mục nhóm thuốc phải kê đơn [7], [22]. Ngày 6/3/2008 của Cục khám chữa bệnh đã có công văn số 1517/2008/BYT-KCB về việc hướng dẫn thực hiện quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú gửi các cơ sở khám chữa bệnh và nhà thuốc [6]. Trong công văn này quy định “Danh mục thuốc kê đơn và bán thuốc theo đơn” tạm thời gồm 30 nhóm thuốc kê đơn trong đó có bao gồm kháng sinh. Ngày 29 tháng 2 năm 2016, thông tư 05/2016/TT-BYT Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú được ban hành thay thế Quyết định số 04/2008/QĐ- BYT kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016. Đáng lưu ý, thông tư bổ sung quy định phải lưu đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh tại cơ sở cấp/bán lẻ trong thời gian 01 năm kể 3
  14. từ ngày kê đơn. Việc lưu đơn được thực hiện một trong các hình thức: lưu bản chính hoặc bản sao đơn thuốc; lưu thông tin về đơn thuốc bao gồm: tên và địa chỉ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, họ và tên của người kê đơn thuốc, họ và tên của người bệnh, địa chỉ thường trú của người bệnh, tên thuốc kháng sinh, hàm lượng, số lượng [11]. Theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc, các nhà thuốc phải có đầy đủ thuốc thuộc danh mục TTY tuyến C [8]. Danh mục thuốc thiết yếu tân dược bao gồm 325 hoạt chất trong đó nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn có 55 hoạt chất chiếm 17% tổng số hoạt chất của danh mục, và có 19 hoạt chất không trong phân tuyến C [5]. Năm 2013, thông tư 17/2013/TT-BYT ban hành Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần VI thay thế Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V phần danh mục thuốc thiết yếu tân dược kể từ ngày 10 tháng 2 năm 2014 [9]. Danh mục này bao gồm 466 hoạt chất. Đáng chú ý, số lượng hoạt chất nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn đã giảm xuống khá nhiều chỉ gồm 30 hoạt chất, chiếm 6,4% tổng số hoạt chất của danh mục. Trong đó, hoạt chất amoxicillin và amoxicillin + acid clavulanic đều mở rộng thêm đường dùng là đường tiêm bên cạnh đường uống. Việc bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn là một trong số 13 hành vi bị nghiêm cấm được Việt Nam quy định trong Luật Dược năm 2005 [22]. Xử lý vi phạm đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của bác sỹ cũng được đưa ra tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Như vậy, nếu cơ sở bán lẻ thuốc vi phạm quy định bán kháng sinh khi không có đơn sẽ bị “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng” [12]. Có thể nói, kháng sinh là nhóm thuốc rất cần thiết cho nhu cầu điều trị đặc biệt đối với quốc gia như Việt Nam với mô hình bệnh tật vẫn còn nhiều bệnh nhiễm khuẩn. Kháng sinh là nhóm thuốc khi bán lẻ tại các cơ sở bán lẻ bắt buộc phải có đơn của bác sĩ, nếu cơ sở bán lẻ vi phạm quy định này sẽ bị “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng” [12]. 1.2. THỰC TRẠNG BÁN THUỐC KHÁNG SINH KHÔNG ĐƠN 4
  15. Tại Việt Nam, một vài con số chúng tôi tìm được phản ánh phần nào mức tiêu thụ kháng sinh trên cả nước. Trong giai đoạn 2012-2014, trong số các thuốc nước ngoài đăng ký cấp phép lưu hành, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ số đăng ký cao nhất (khoảng 25% đến 28%). Trong số 20 hoạt chất có nhiều số đăng ký nhất mỗi năm, có từ 6 đến 9 hoạt chất là kháng sinh và hoạt chất có nhiều số đăng ký thuốc nhất cũng chính là kháng sinh [16]. 1.2.1. Trên thế giới Hoạt động bán kháng sinh không có đơn cũng diễn ra phổ biến ở nhiều quốc gia. Tổng quan một số nghiên cứu cho kết quả như sau: Bảng 1.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu khảo sát việc bán kháng sinh không có đơn tại nhà thuốc trên thế giới Tỷ lệ bán Thời gian Phương pháp STT Quốc gia Cỡ mẫu kháng sinh nghiên cứu thu thập không đơn Tây Ban Nha 197 nhà 1 1 – 5/2008 Đóng vai 45,2%(1) [39] thuốc khách hàng 174 nhà 2 Hy Lạp [43] 2008 Đóng vai 53%(2) thuốc khách hàng 200 nhà 3 Syria [27] 2009 Đóng vai 97%(1) thuốc khách hàng 327 nhà 4 Saudi Arabia [29] 2010 Đóng vai 77,6%(1) thuốc khách hàng 5 Saudi [29] 2011 60 nhà thuốc Đóng vai 97,9%(3) khách hàng 6 Indonesia [44] 2011 88 nhà thuốc Đóng vai 91%(1) khách hàng 214 nhà 7 Syria [40] 2012 Bộ câu hỏi 85,5%(3) thuốc 8 Jordan [29] 2015 202 nhà Đóng vai 74,3%(1) khách hàng 5
  16. thuốc 9 Zambia [35] 2016 73 nhà thuốc Phỏng vấn 100%(3) cấu trúc Chú thích: (1): % tính theo số lượng nhà thuốc; (2): % tính theo số lượt KH yêu cầu kháng sinh không đơn; (3): % tính theo số lượng người bán thuốc Nhìn chung, việc bán kháng sinh không đơn là một thực trạng diễn ra phổ biến trong nhiều năm tại rất nhiều quốc gia với tỷ lệ vi phạm khá cao, thậm chí lên tới 100%. Các nghiên cứu cũng chỉ ra: amoxicillin, amoxicillin + acid clavulanic, azithromycin, ciprofloxacin, metronidazol và cotrimoxazol là những kháng sinh được bán không đơn phổ biến nhất (dao động từ 20-50%) [28], [35], [39], [46]. 1.2.2. Tại Việt Nam Thực tế hoạt động bán kháng sinh không có đơn trong cộng đồng diễn ra rất phổ biến tại hầu hết các cơ sở bán lẻ trên cả nước từ nhiều năm nay. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy thực trạng vi phạm như sau: Bảng 1.2 Kết quả nghiên cứu khảo sát việc bán kháng sinh không có đơn tại nhà thuốc, quầy thuốc ở Việt Nam STT Tỷ lệ bán STT kháng Địa điểm Phương pháp Thời gian Cỡ mẫu sinh nghiên cứu thu thập không có đơn 200 người Phỏng vấn 1 Hà Nội [38] 2003 chăm người chăm 83%(1) sóc trẻ sóc 30 nhà thuốc 96,5%(4) cộng đồng Khảo sát qua 2 Hà Nội [30] 2005 30 nhà thuốc tư bộ câu hỏi 96,3%(4) nhân 30 nhà thuốc tư Đóng vai 3 Hà Nội [20] 2009 96,7%(1) nhân GPP khách hàng 6
  17. 30 nhà thuốc tư Đóng vai 4 Hà Nội [23] 2009 96,7%(1) nhân GPP khách hàng Quảng Ninh Đóng vai 5 2009 91 nhà thuốc 92,3%(1) [14] khách hàng 15 nhà thuốc (quận Đống 88%(2) 6 Hà Nội [41] 2010 Đa) Quan sát trực tiếp 15 nhà thuốc 91%(2) (huyện Ba Vì) 59 nhà thuốc Quan sát trực 7 Nghệ An [19] 2013 70,1%(2) GPP tiếp 30 nhà thuốc Đóng vai 8 Vĩnh Phúc [24] 2013 96,7%(1) GPP khách hàng 9 nhà thuốc và Quan sát trực 61,8%(3) 9 Hà Nội [21] 2016 tiếp 5 quầy thuốc 100%(4) 1 nhà thuốc và Quan sát trực 10 Tây Ninh[15] 2017 100%(4) 1 quầy thuốc tiếp Chú thích: (1): % tính theo số lượng nhà thuốc; (2): % tính theo số lượng thuốc kháng sinh được bán; (3): % tính theo số lượng KH kể bệnh/triệu chứng liên quan đường hô hấp; (4): % tính theo số lượng khách hàng yêu cầu kháng sinh Đáng chú ý là nghiên cứu bằng phương pháp quan sát tại nhà thuốc/quầy thuốc trên địa bàn Hà Nội năm 2016 cho thấy hầu hết KH được bán kháng sinh không có đơn khi kể bệnh/triệu chứng liên quan đường hô hấp với thời gian chỉ 2-3 ngày. Các kháng sinh được bán chủ yếu là amoxicillin + acid clavulanic 32,3%, tiếp đến là azithromycin và erythromycin với tổng tỷ lệ 23,5%, ciprofloxacin 11,8% và 5,9% levofloxacin; 26,5% khách hàng được bán thuốc kháng sinh phổ rộng: cefuroxim, cefixim, cefdinir (các Cephalosporin thế hệ 2,3). Trường hợp KH yêu cầu kháng sinh cụ thể thường là các hoạt chất: amoxicillin + acid clavulanic, ampicillin, azithromycin, ciprofloxacin, penicillin [21]. Kết quả này tương tự với 7
  18. nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thúy Nga triển khai năm 2010. Đồng thời nghiên cứu còn chỉ ra tại các cơ sở bán lẻ thuốc, ho và sốt là những lý do bán kháng sinh chủ yếu [41]. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HÀNH BÁN KHÁNG SINH KHÔNG ĐƠN CỦA NGƯỜI BÁN THUỐC 1.3.1. Trên thế giới Bán kháng sinh không có đơn tại CSBLT đang làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Do đó nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện để tìm hiểu các yếu tố dẫn đến việc bán kháng sinh không đơn của NBT [33, 52]. Thiết kế nghiên cứu sử dụng để khảo sát, đánh giá vấn đề này bao gồm nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu NBT hoặc nghiên cứu định lượng khảo sát bộ câu hỏi. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không đơn đã ghi nhận trong các nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới được tổng hợp trong Bảng 1.3. Bảng 1.3 Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán KSKĐ của NBT Nhóm yếu tố Yếu tố ảnh hưởng Tài liệu tham khảo NBT cho rằng bản thân có kiến thức tốt về kháng sinh, đủ để tự kê [31] đơn kháng sinh Niềm tin về tác dụng điều trị của [49] Nhận thức, niềm tin về kháng sinh kháng sinh của NBT Nhận thức chưa đầy đủ về kháng còn hạn chế [47] kháng sinh NBT thiếu nhận thức về quy định [37] bán kháng sinh Kháng sinh được bán an toàn với [49] người bệnh Giúp giải quyết áp lực kinh doanh [54] Lợi ích thương mạị Lợi nhuận trong việc bán kháng [54] sinh cao 8
  19. Sợ mất khách hàng [34] Giúp người bệnh nghèo là việc [34] nhân đạo Cơ chế giám sát kém Cơ chế quản lý lỏng lẻo/thiếu giám hiệu quả của cơ quan [54] sát chặt chẽ của cơ quan quản lý quản lý Khách hàng không muốn đến khám [49] bác sĩ Khách hàng tự yêu cầu kháng sinh [55] Áp lực từ khách hàng [54] Khách hàng thiếu nhận thức về [37] kháng sinh Khách hàng tin tưởng vào người [46] bán thuốc hơn bác sĩ Khách hàng không muốn tốn thời [54] gian và chi phí Các nhà thuốc/người bán thuốc [54] khác cũng bán KSKĐ Cho rằng bác sĩ kê đơn không hợp [54] lý  Nhận thức, niềm tin về kháng sinh của NBT còn hạn chế Nghiên cứu tại Ả rập Sau đi đã ghi nhận 2/3 dược sĩ tham gia nghiên cứu không nhận thức được rằng bán kháng sinh không có đơn là hành vi bất hợp pháp, đây được xem là yếu tố ảnh hưởng đến việc NBT tự chỉ định kháng sinh [37]. Một số NBT tại Haryana, Ấn Độ, 2/3 số lượng NBT nhận thức hạn chế về kháng kháng sinh khi chỉ có 1/6 NBT trả lời đúng định nghĩa về kháng kháng sinh. Một số nghiên cứu còn ghi nhận quan điểm chưa đúng về tác dụng điều trị của kháng sinh khi 50% số NBT tham gia nghiên cứu cho rằng kháng sinh được sử dụng để điều trị cảm lạnh, 80% số NBT có niềm tin rằng kháng sinh có thể điều trị bệnh nhiễm vi rút và 66,7% điều trị ho, 70,8% điều trị viêm họng [33]. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh trong trường hợp không cần thiết, là nhân tố 9
  20. khiến việc bán kháng sinh không đơn trở nên phổ biến ở Ấn Độ. Mặt khác, một số NBT có niềm tin về sự an toàn của kháng sinh trong điều trị [49]. Trong một số trường hợp khi NBT tự nhận định về bản thân đã có kiến thức tốt về kháng sinh, sẽ có xu hướng tự kê đơn kháng điều trị cho người bệnh [30, 37].  Lợi ích thương mại của việc bán kháng sinh không đơn Nếu NBT tuân thủ theo quy định thì doanh thu, lợi nhuận của nhà thuốc sẽ bị giảm. Do đó, bán kháng sinh không đơn mang lại lợi ích thương mại cho nhà thuốc, từ đó giảm áp lực kinh doanh [54]. Người chủ nhà thuốc luôn tìm cách để tăng doanh thu cho nhà thuốc, bất chấp việc thực hành là không đúng quy định [52]. Vì vậy, NBT luôn có xu hướng thu hút nhiều khách hàng nhiều nhất có thể để tối đa hóa lợi nhuận và duy trì vị trí trong nhà thuốc. Người chủ không cho phép họ từ chối cung cấp kháng sinh khi không có đơn [45]. Do không bán kháng sinh không đơn có thể dẫn đến mất khách hàng [46]. Nghiên cứu tại Sudan, Ấn Độ cho thấy NBT bán kháng sinh cho người bệnh nghèo không có khả năng chi trả phí khám bệnh bởi sự cảm thông và cho rằng đây là việc có tính chất nhân đạo và thường chỉ bán liều kháng sinh từ 2-3 ngày [52][47].  Cơ chế giám sát kém hiệu quả của cơ quan quản lý Một số nghiên cứu phỏng vấn NBT đã chỉ ra rằng việc bán kháng sinh không có đơn không phải do thiếu hiểu biết về nguy cơ và hậu quả của kháng kháng sinh, mà do thiếu một cơ chế quản lý mạnh mẽ để kiểm soát hoạt động bán kháng sinh của nhà thuốc. Phỏng vấn sâu các dược sĩ ở Ethiopia, Sudan, Ai Cập thừa nhận rằng, cơ chế quản lý không hiệu quả, thiếu sự thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý là một trong những lý do tạo điều kiện cho việc bán kháng sinh mà không có đơn được thực hiện [45,52],[31]. Trước nhu cầu, yêu cầu của người bệnh, kháng sinh luôn sẵn có với áp lực kinh doanh trong khi thiếu sự giám sát thực thi pháp luật, vì vậy NBT dễ dàng thực hiện hành vi bán kháng sinh không đơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đề cập lý do tại sao việc giám sát của cơ quan quản lý kém hiệu quả với vấn đề này. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2