Luận văn: Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn thực hiện tạ iCông ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên (MTV) Xuân Hoà
lượt xem 47
download
Hợp đồng kinh tế: Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Như vậy, theo khái niệm này thì mục đích của hợp đồng kinh tế nhằm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn thực hiện tạ iCông ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên (MTV) Xuân Hoà
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành Luận văn Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn thực hiện tạiCông ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên (MTV) Xuân Hoà 0 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành Sinh viên: Bùi Minh Thành Lớp: Luật Kinh Doanh K45 Ts Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Giáo viên hướng dẫn: Ths Vũ Văn Ngọc Đề tài: Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn thực hiện tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên (MTV) Xuân Hoà M ục l ục Mở đầu................................................................................................4 Chương I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ .................5 1 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành 1. Cơ sở lý lụân về hợp đồng trong nền kinh tế thị tr ường. ................................ .... 5 1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh tế. ................................ ................... 5 1.2 Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường................................ .......... 7 2. Khái quát về hợp đồng đại lý................................. ................................ ............... 8 2.1 Quá trình phát triển của pháp luật về hợp đồng đại lý ................................ .... 8 2.2 Khái quát về đại lý thương mại ................................ ................................ .... 12 2.3 Những điểm mới về hợp đồng đại lý trong Luật thương mại 2005. ................ 3 3. Giao kết hợp đồng đại lý. ................................ ................................ ................... 14 3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý. ................................ ........................... 14 3.2 Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý. ................................ ................................ 15 3.3 Nội dung giao kết hợp đồng đại lý ................................ .............................. 15 3.4 Hình thức giao kết hợp đồng đại lý ................................ ............................. 16 3.5 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý. ................................ ................... 16 4. Thực hiện hợp đồng đại lý. ................................ ................................ ................ 17 4.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý. ................................ ......................... 17 4.2 Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý. ........................ 18 5. Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng đại lý. ................................ ..................... 19 6. Trách nhiệm pháp lý khi vị phạm hợp đồng. ................................ ................... 19 7. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý. ................................ ............................ 21 7.1 Giải quyết bằng hoà giải. ................................ ................................ ............. 21 7.2 Giải quyết bằng trọng tài. ................................ ................................ ........... 21 7.3 Giải quyết bằng toà án. ................................ ................................ ............... 23 CHƯƠNG II THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUÂN HO À. ................................ ....................... 27 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Xuân hoà. ................................ .. 27 2 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành 1.1 Giới thiệu chung về công ty Xuân Hoà ................................ ........................ 27 1.2 Những khởi đầu xây dựng. ................................ ................................ ......... 28 2. Khái quát về quá trình hoạt động của công ty................................ .................. 30 2.1 Giai đoạn sản xuất theo kế hoạch. ................................ ................................ 30 2.2 Giai đoạn tiếp tục đổi mới. ................................ ................................ .......... 34 3. Tổ chức bộ máy tại Công ty. ................................ ................................ ................ 38 3.1 Cơ cấu tổ chức. ................................ ................................ ............................ 38 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. ................................ ................................ 39 3.3 Phạm vi hoạt động của Công ty Xuân Hoà ................................ .................. 42 4. Tình hình nhân sự và lao động tại Công ty. ................................ ........................ 42 4.1 Phân loại lao động. ................................ ................................ ...................... 43 4.2 Chế độ tiền lương. ................................ ................................ ....................... 43 4.3 Chế độ BHXH,BHYT,KPCĐ. ................................ ................................ ..... 44 4.4 Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi................................. ........................... 44 4.5 Hình thức kỷ luật lao động................................. ................................ .......... 45 4.6 Tranh chấp lao động và tình hình giải quyết tranh chấp. .............................. 45 5. Một vài nét chính về việc thực hiện pháp luật và nghĩa vụ của Công ty. ......... 46 5.1 Việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá. ................................ ............... 46 5.2 Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả. ................................ 46 5.3 Việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. ................................ .................. 46 5.4. Việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội................................ ................... 47 6. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và mục tiêu của Công ty. ................................ .. 48 II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY. ................. 50 1. Khái quát về hoạt động đại lý của Công ty Xuân H òa. ................................ .... 50 2. Những nội dung cơ bản trong giao kết hợp đồng đại lý của Công ty. .............. 56 2.1 Chủ thể giao kết. ................................ ................................ .......................... 56 2.2 Nguyên tắc, căn cứ giao kết hợp đồng. ................................ ........................ 58 2.3 Nội dung giao kết hợp đồng. ................................ ................................ ........ 58 2.4 Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm. ................................ ................ 63 3 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành 3. Thực tế thực hiện các điều khoản về hợp đồng đại lý đại tại Công ty. .............. 64 3.1 Thực hiện các điều khoản về số lượng, chủng loại. ................................ ...... 64 3.2 Thực hiện các điều khoản về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên. .......... 65 3.3 Thực hiện các điều khoản về thanh toán tiền hàng. ................................ ...... 65 3.4 Thực hiện các điều khoản về thời hạn và phụ lục hợp đồng. ........................ 65 3.5 Thực hiện các điều khoản khác trong hợp đồng. ................................ .......... 67 KIẾN NGHỊ CHƯƠNG III 1. Khó khăn bất cập trong hoạt động đại lý của Công ty. ................................ ..... 68 1.1 Do có sự thay đổi các quy định pháp luật về hoạt động đại lý ..................... 68 1.2 Do các nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty. ................................ ........... 69 1.3 Do các nguyên nhân khác. ................................ ................................ ........... 71 2. Kiến nghị ................................ ................................ ................................ ............. 72 2.1 Kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. ............................ 72 2.2 Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng nói chung. ........................... 73 2.3 Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý. ................................ . 75 2.4 Kiến nghị đối với Công ty Xuân Hoà. ................................ .......................... 76 2.5 Kiến nghị đối với đại lý. ................................ ................................ .............. 79 Kết luận ............................................................................................81 Danh mục tài liệu tham khảo ..........................................................82 Mở bài Trong đời sống xã hội của chúng ta nhu cầu giao lưu trao đổi buôn bán…gọi chung là giao dịch dân sự là một nhu cầu tất yếu khách quan. Để điều chỉnh và đảm bảo tính hiệu lực của các giao dịch đó pháp luật về hợp đồng đ ã ra đời và ngày càng 4 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành chứng tỏ được vai trò quan trọng đặc biệt của mình. Hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ nào đó. Pháp luật về hợp đồng hiện nay đã cơ bản hoàn thiện với những quy định ràng buộc chặt chẽ.. Để hiểu rõ hơn bản chất, vai trò, nội dung các hình thức, chủ thể và các vấn đề khác của hợp đồng. Thông qua quá trình nghiên cứu thực tại Công ty Xuân Hoà, tôi chọn đề tài “Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà”. Đồng thời đây cũng là dịp tôi khải nghiệm những kiến thức mà mình đã tích luỹ được trong suất thời gian ngồi trên Giảng Đường đại học. Bố cục của bài viết được kết cấu thành ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hợp đồng đại lý. Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý tại Công ty. Chương III: Kiến nghị Trong suất quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà, tôi đã được sự giúp đỡ rất tận tình của toàn thể CBCNV của Công ty đặc biệt là những CBCNV phòng Kinh doanh nơi tôi trực tiếp thực tập. Hơn nữa với sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS Vũ Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập chuyên ngành của mình. Thông qua bài viết này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới toàn thể Công ty, TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS Vũ Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập của mình Chương I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ 1. Cơ sở lý lụân về hợp đồng trong nền kinh tế thị tr ường. 1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh tế. 5 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành *Khái niệm Hợp đồng kinh tế: Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Như vậy, theo khái niệm này thì mục đích của hợp đồng kinh tế nhằm thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác. Về hình thức của hợp đồng chủ yếu là văn bản. Còn các hình thức lời nói, thông điệp, dữ liệu điện tử cũng như các hình thức khác chưa được quy định chính thức. Chủ thể của hợp đồng kinh tế trong pháp lệnh này là các pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh. Nhưng theo quan điểm mới thì hợp đồng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng hơn về chủ thể và hình thức. Chủ thể của hợp đồng kinh tế giờ đây không chỉ dừng lại ở pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh nữa mà rộng ra với người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, ngư dân, cá thể, cá nhân, tổ chức nước ngoài. Nhưng mục đích thì vẫn không thay đổi đó là sinh lời không kể việc giao kết hợp đồng để thực hiện các công việc khác nhau như sản xuất, kinh doanh,... Hợp đồng thương mại: Trong Luật thương mại 2005 của Việt nam không quy định cụ thể hợp đồng thương mại như thế nào. Mà chỉ đề cập đến các khái niệm hoạt động thương mại, hành vi thương mại, vi phạm hợp đồng…Tuy nhiên, theo các quy định có liên quan trong Luật thương mại, chúng ta có thể nhận biết được hoạt động thương mại qua các yếu tố như chủ thể, mục đích, hình thức quan hệ thương mại. Về chủ thể: Theo điều 2 của Luật thương mại: các thương nhân hoạt động thương mại, các tổ chức cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại đều là chủ thể của Luật thương mại. Để trở thành thương nhân các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương 6 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành mại thì cơ quan nhà nước có toàn quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân. Về mục đích: hợp đồng trong lĩnh vực th ưong mại là nhằm thực hiện các hành vi thương mại cụ thể sau: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại, gia công trong thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa... Về hình thức: theo quy định của Luật thương mại, hình thức của hợp đồng thương mại có thể là lời nói, văn bản, hành vi cụ thể hoặc các thông điệp, dữ liệu điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác. Như vậy, hình thức của hợp đồng theo Luật thương mại cũng rất đa dạng và phong phú. Thông qua chủ thể, mục đích, hình thức của hợp đồng thương mại chúng ta có thể hiểu hợp đồng thương mại tương tự như hợp đồng kinh tế. Vì thực ra hai lĩnh vực này có quan hệ với nhau vô cùng chặt chẽ. Hiện nay hai loại hợp đồng này có tên gọi chung là hợp đồng kinh doanh thương mại. * Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh th ương mại. Về nội dung: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là việc thực hiện các công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi. Về hình thức: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết dưới các hình thức văn bản hoặc các tài liệu giao dịch khác có giá trị pháp lý tương đương như: điện, báo, telex, fax.... Về chủ thể: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Như vậy, trong quan hệ hợp đồng kinh tế phải có ít nhất một bên là pháp nhân. Ngoài ra, những người làm công tác khoa học, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, hộ ngư dân, các tổ chức, 7 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành cá nhân nước ngoài cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế khi họ ký kết hợp đồng kinh tế với pháp nhân. 1.2 Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp trước đây hợp đồng kinh tế được coi là một công cụ cơ bản để quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hợp đồng kinh tế được kí kết theo chỉ tiêu theo kế hoạch của Nhà nước. Mỗi khi các chỉ tiêu kế hoạch thay đổi thì các bên tham gia kí kết hợp đồng cũng phải thay đổi nội dung kí kết cho phù hợp. Nếu các bên vị phạm hợp đồng tức là vi phạm kế hoạch của Nhà nước. Như vậy trong giai đoạn này chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở để các bên tham gia kí kết hợp đồng. Trong giai đoạn này, hợp đồng kinh tế chỉ là phương tiện để các xí nghiệp, các đơn vị của Nhà nước trao đổi sản phẩm với nhau một cách hình thức, đó là sự ghi nhận sự cấp phát vật tư, sản phẩm của Nhà nước cho các đơn vị kinh tế và sự giao nộp sản phẩm của các đơn vị kinh tế cho Nhà nước. Hợp đồng kinh tế hoàn toàn mất đi ý nghĩa đích thực của nó với tư cách là hình thức pháp lý chủ yếu của quan hệ trao đổi. Trong nền kinh tế thị trường hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận của các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, các bên cùng có lợi. Nhà nước chỉ có thể sử dụng pháp luật để tác động vào các quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ hợp đồng và lợi ích chung của toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm được làm ra để trao đổi mua bán do đó hợp đồng là công cụ, là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của các chủ thể kinh doanh, làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ phù hợp với thị trường. Qua đó các nhà sản xuất kinh doanh có căn cứ để xây dưng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình. Đó là mục tiêu đầu vào, nơi tiêu thụ sản phẩm đầu ra, chất lượng số lượng, giá…Sự thỏa thuận đó đảm bảo sự bình đẳng thực sự của các bên, thể hiện ý chí nguyện vọng của họ. Hợp đồng luôn phản ánh những đòi hỏi, những điều kiện cụ thể của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng kinh tế. Rõ ràng hợp đồng kinh tế là công cụ của các nhà kinh doanh chứ không phải công cụ của nhà nước như trước đây. Vì thông qua việc đàm phán giao kết hợp đồng người ta có thể nắm được nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ 8 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình và kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hợp đồng kinh tế có tác dụng chuyển các quan hệ kinh tế khách quan th ành các quan hệ pháp luật cụ thể cho nên nó trở thành hình thức pháp lý để hình thành quan hệ thị trường. Hợp đồng kinh tế được giao kết đúng với pháp luật của nhà nước cho nên nó được coi là luật của các bên tham gia giao kết. Khi đã giao kết các bên phụ thuộc lẫn nhau, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Như vậy vai trò của hợp đồng kinh tế trong giai đoạn hiện nay khác với vai trò của hợp đồng kinh tế trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây vì vây phải hiểu rõ vai trò bản chất của hợp đồng kinh tế mới có thể xây dựng được những quy định về hợp đồng kinh tế với những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường. 2. Khái quát về hợp đồng đại lý. Trước khi có luật thương mại 1997, việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại ly vẫn phải dựa trên các văn bản pháp luật chung về hợp đồng. Vì vậy việc nghiên cứu khái quát về hợp đồng đại lý thực chất là nghiên cứu về hợp đồng nói chung. 2.1 Quá trình phát triển của pháp luật về hợp đồng đại lý. * Chế độ hợp đồng kinh tế trước pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 Sau khi Miền bắc được hoàn toàn giải phóng thì cách mạng Việt nam chuyển sang một giai đoạn mới: xây dựng CNXH ở Miền bắc làm hậu phương vững chắc để chi viện cho Miền nam; thực hiện cuộc cách mạng dân chủ ở Miền nam. Trong thời kỳ quá độ này ta có nhiều thành phần kinh tế cùng đan xen tồn tại, kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể mới hình thành, kinh tế tư bản tư doanh còn chưa được cải tạo, kinh tế cá thể vẫn còn tồn tại. Để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định số 735/TTg ngày 10/4/1956. Văn bản này không điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích lợi nhuận. Như vậy,thông qua điều lệ tạm thời này Chính phủ đã có một văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh. Theo văn bản pháp luật này thì hợp đồng được hiểu là bằng cách: hai hay nhiều đơn vị kinh doanh tự 9 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành nguyện cam kết với nhau để thực hiện nhiệm vụ nhất định, trong thời hạn nhất định nhằm mục đích phát triển kinh doanh công thương nghiệp góp phần thực hiện kế hoạch nhà nước. Hợp đồng kinh doanh đ ược xây dựng trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, thật thà các bên cùng có lợi và cùng có lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước. Việc thi hành điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh đã góp phần vào công việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, động viên sự đóng góp của các thành phần kinh tế. Có thể nói điều lệ tạm thời này là văn bản pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế ở nước ta. Năm 1960 khi mà chúng ta đã căn bản hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN và mở đầu cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Lúc bấy giờ trong nền kinh tế về cơ bản chỉ tổn tại hai thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Hoạt động kinh tế phải tuân theo kế hoạch thống nhất của nh à nước. Do vậy điều lệ tạm thời số 735/TTg không còn phù hợp nữa vì việc ký kết hợp đồng kinh doanh không còn là việc riêng của các nhà kinh doanh nữa mà là trực tiếp phục vụ cho chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước. Trong điều kiện đó, Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định số 04/TTg ngày 4/1/1960 để thay thế điều lệ cũ. Khái niệm hợp đồng kinh tế đã được sử dụng đầu tiên trong Nghị định này .Có thể nói đây là sự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế và cũng chính là sự ra đời của hợp đồng kinh tế ở nước ta. Mục đích của việc ban hành điều lệ này là thông qua việc ký kết hợp đồng kinh tế mà tăng cường trách nhiệm và quan hệ giữa các xí nghiệp quốc doanh, cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện kế hoạch của nhà nước và những nguyên tắc của chế độ hoạch toán kinh tế. Hợp đồng kinh tế nói trong điều lệ tạm thời này là hoạt động sản xuất về cung ứng và tiêu thụ hàng hóa về vận tải, bao thầu xây dựng…Cở sở để ký kết hợp đồng kinh tế là chỉ tiêu kế hoạch. Theo đó, hợp đồng kinh tế chỉ tồn tại trong khu vực kinh tế quốc doanh. Hợp đồng đ ược ký giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã không được coi là hợp đồng kinh tế vì các hợp tác xã chưa phải là đơn vị hạch toán kinh tế , trình độ kế hoạch còn thấp. Điều lệ tạm thời này được áp dụng đến năm 1975. Qua 15 năm thực hiện cùng với nhiều văn bản liên quan đã dần đưa hợp đồng kinh tế vào nề nếp, góp phần thúc 10 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành đẩy công tác kế hoạch hóa, hoàn thành kế hoạch của nhà nước. Nhưng trong điều kiện mới đã đến lúc cần phải có điều lệ chính thức về hợp đồng kinh tế nhằm đáp ứng y êu cầu mới của quản lý kinh tế với mục tiêu: xóa bỏ lối quản lý hành chính bao cấp, thực hiện quản lý theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, khắc phục các tổ chức quản lý thủ công, phân tán theo lối sản xuất nhỏ, xây dựng cách tổ chức quản lý thủ công phân tán theo lối sản xuất nhỏ, xây dựng cách thức quản lý nên công nghiệp lớn nhằm thúc đẩy quá trình đưa nền kinh tế chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn XHCN. Đồng thời tăng cường pháp chế XHCN. Ngày 10/3/1975 Chính phủ đã ban hành điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định số 54-CP. * Giai đoạn từ năm 1989 đến 2005.. Ngày 25/5/1989, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đ ược ban hành, và là văn bản pháp luật đã điều chỉnh quan hệ kinh tế một cách chung nhất trong bối cảnh những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Các văn bản được ban hành sau đó như Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Quyết định số 18/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ tr ưởng về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh và nhiều văn bản khác hướng dẫn của cơ quan có liên quan hình thành nên một hệ thống pháp luật về hợp đồng kinh tế. Ngoài những thành công của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế trong việc quản lý kinh doanh, góp phần tăng cường pháp luật trong lĩnh vực kinh tế bước đầu tạo đà cho việc sản xuất kinh doanh theo pháp luật tron g lĩnh vực kinh tế bước đầu tạo đà cho việc sản xuất kinh doanh theo pháp luật trong cơ chế kinh tế mới. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày càng tỏ ra không phù hợp với sự sôi động của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy cũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về sự tồn tại, sửa đổi thay vì bỏ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hoặc đưa ra những chế định hợp đồng trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế vào Bộ luật dân sự. Năm 1995, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật dân sự với 838 điều, đánh dấu một bước quan trọng vì xét về đối tượng điều chỉnh phạm vi áp dụng đến nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp, có thể nói Bộ luật dân sự đã góp phần vô cùng quan trọng vào 11 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành việc thực hiện chính sách đổi mới và nhất là việc dân sự hoá các quan hệ xã hôi vốn đã được hành chính hoá trong nhiều năm duy trì cơ chế quản lý tập trung kế hoạch hoá, nhất là các quy định về chế độ hợp đồng. Hoạt động đại lý trong nền kinh tế thị trường diễn ra ngày càng sôi động, chính vì vậy mà Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP ngày 25/4/1996 về quy chế đại lý mua bán hàng hoá để điều chỉnh các hợp đồng đại lý. Từ giai đoạn này mới có một văn bản pháp luật riêng rã điều chỉnh hoạt động đại lý. Còn trước đó lĩnh vực này cũng được các quy định của hợp đồng kinh tế điều chỉnh. Nhưng hoạt động thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật riêng điều chỉnh. Để đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế, Luật thương mại đã được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1998: Trong đó có quy định về hợp đồng đại lý. Về bản chất, Luật thương mại sẽ bổ sung cho Bộ luật dân sự. Do vậy, các quy định của hợp đồng thương mại trong Luật thương mại được xây dựng và cụ thể hoá trên các nguyên tắc của hợp đồng dân sự. Sau hơn 7 năm có hiệu lực áp dụng, Luật thương mại cũng đã bộc lộ nhiều bất cập và thiếu đồng bộ cần phải sửa đổi. * Giai đoạn 2005 – nay. Đây là giai đoạn mà nước ta có nhiều thay đổi nhất và cũng là gai đoạn mở cửa hội nhập mạnh mẽ nhất của nền kinh tế nước ta. Trong giai đoạn này, để hội nhập và giao lưu với thế giới chúng ta gần như đã phải thay đổi và hoàn thiện toàn bộ pháp luật của mình. Trong đó có sự thay đổi hai văn bản pháp luật đáng chú ý, đó là sự thay thể Bộ luật dân sự năm 1995bằng Bộ luật dân sự mới có hiệu lực vào năm 2005 và Luật thương mại 1997 được thay thể bằng Luật thương mại mới có hiệu lực vào năm 2006. Hai văn bản luật này tuy mới đi vào thực tế nhưng đã chứng minh sự ưu việt hơn hẳn các văn bản pháp luật trước đó. Đặc biệt trong lĩnh vực th ương mại, tính ưu việt được thể hiện rõ nét nhất với việc Luật thương mại đã điều chỉnh được hầu hết các quan hệ thương mại phát sinh. Trong hoạt đông đại lý với luật thương mại cũ thì chỉ có đại lý bán hàng. Còn luật thương mại mới hoạt động đại lý đã được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hàng hoá dịch vụ và các hoạt động khác mang tính thương mại. 12 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành 2.2 Khái quát về đại lý thương mại. Theo điều 3 Luật thương mại hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động đại lý cũng là một trong các hoạt động thương mại do đó cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại. Theo điều 166 Luật thương mại thì đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Chủ thể của hợp đồng đại lý, theo điều 167 Luật th ương mại thì bao gồm bên giao đại lý và bên đại lý. Trong đó, bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ. Phương thức đại lý có một số khác biệt căn bản với các phương thức khác. Bên giao đại lý không phải là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ của bên đại lý. Hàng hoá, dịch vụ được giao cho bên đại lý để cung cấp cho người thứ ba nhưng khi giao hàng thì hàng hoá, dịch vụ vẫn thuộc sở hữu của bên đại lý nếu không có thoả thuận khác. Như vậy, đại lý là trung gian giữa người mua và người bán. Bên giao đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý qua việc bán hàng, cung cấp dịch vụ, khoản thù lao này chủ yếu dưới hình thức là hoa hồng. Như vậy, số tiền thù lao này cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ của bên đại lý. Ngoài ra để khuyến khích các đại lý bên giao đại lý còn có các phần thưởng, sự hỗ trợ để các đại lý hoạt động tốt. Bên đại lý phải thoả mãn cơ sở vật chất cũng như kênh phân phối sản phẩm và các điều kiện khác nếu có, vì đại lý với tư cách là người đại diện của bên giao đại lý đối với khách hàng, họ phải bảo đảm được uy tín và hình ảnh của bên giao đại lý đối với khách hàng. Theo điều 169 Luật thương mại 2005, quy định 3 hình thức đại lý. Cụ thể: 13 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành * Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. * Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt h àng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. * Tổng đại lý mua bán hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán h àng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý Ngoài ra còn có các hình thức khác mà các bên thoả thuận. 2.3 Những điểm mới về hợp đồng đại lý trong Luật thương mại 2005. Có thể nói luật thương mại 2005 ra đời đã đưa hạt động thương mại lên đúng vị trí của nó, điểu này được thể hiện rất rõ trong phạm vi điều chỉnh của nó. Theo Luật thương mại 2205 phạm vi áp dụng là tất cả các hoạt động thương mại phát sinh bên trong và bên ngoài lãnh thổ Việt nam miễm là các bên thoả thuận áp dụng nó, chủ thể tham gia có thể là các cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên và độc lập không cần có đăng kí kinh doanh. Còn Luật thượng mại 1997 chỉ có phạm vị và đối tượng áp dụng vô cùng nhỏ hẹp trong lãnh thổ Việt nam và để kí kết hợp đồng thì các chủ thể phải có đăng kí kinh doanh. Còn trong hoạt động đại lý: Cụm từ “Đại lý mua bán hàng hoá” được thay thế bàng cụm từ “Đại lý thương mại”. Như vậy theo luật thương mại 2005 đối tượng điều chỉnh của hoạt động đại lý không chỉ dừn g lại ở những hàng hoá hữu hình nữa, mà đã mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ. Ngoài ra trong Luật thương mại còn có rất nhiều điểm mới cần chú ý, nhưng trong phạm vi của bài viết có hạn nên không thể đề cập đến. 3. Giao kết hợp đồng đại lý. 3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý. 14 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành * Nguyên tắc tự nguyện: Nội dung chính của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: việc giao kết hợp đồng thương mại phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân đều không được áp đặt ý chí của mình cho bên tham gia quan hệ hợp đồng. Khi xác lập quan hệ hợp đồng các chủ thể có quyền tự do lựa chọn bạn hàng, thời điểm giao kết, bàn bạc, thoả thuận nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, các bên khi sử dụng quyền giao kết hợp đồng phải t uân theo các quy định. Không được phép lợi dụng giao kết hợp đồng kinh tế để hoạt động trái pháp luật. Đối với các tổ chức kinh tế chức năng sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc đặc quyền của Nhà nước thì không được lợi dụng quyền giao kết hợp đồng để đòi hỏi điều kiện bất bình đẳng với bạn hàng. * Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: Trong quan hệ kinh doanh thì lợi ích là động lực thúc đẩy h ành động của các chủ thể. Theo nguyên tắc này thì nội dung của hợp đồng đảm bảo được lợi ích kinh tế của các bên cũng như sự tương ứng về quyền và nghĩa vụ đối với bất cứ tổ chức, cá nhân thuộc thành phần kinh tế nào. Tính bình đẳng này không phụ thuộc vào quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý của chủ thể. * Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản: Các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế phải tự mình gáng vác trách nhiệm tài sản, gồm phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã giao kết. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế khác không thể đứng ra chịu trách nhiệm t ài sản thay cho bên vi phạm. * Nguyên tắc không trái với pháp luật đòi hỏi việc giao kết và thực hiện hợp đồng phải hợp pháp: Điều này có nghĩa là mọi thoả thuận trong hợp đồng phải hoàn toàn không trái với những quy định của pháp luật, không được lợi dụng giao kết hợp đồng để hoạt động trái pháp luật. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế, cũng như hợp đồng thương mại. 3.2 Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý. Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý là thương nhân, Theo điều 6 Luật thương mại thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân được quyền hoạt 15 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức mà pháp luật không cấm. 3.2 Nội dung giao kết hợp đồng đại lý. Trong luật thương mại không quy định nội dung giao kết của hợp đồng th ương mại, nhưng trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của các bên, chúng ta có thể khái quát nội đung giao kết thành các điều khoản sau. * Điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản băt buộc không thê thiếu trong hợp đồng. Nếu thiếu một trong các điều khoản này thì hợp đồng không có giá trị pháp lý. Các điều khoản chủ yếu gồm các điều kiện sau: Họ tên và địa chỉ pháp lý của các bên giao kết hợp đồng thương mại. - Hàng hoá dịch vụ mà các bên thoả thuận làm đại lý - Chủng loại hàng hoá các bên thoả thuận đại lý. - Thời hạn phương thức và điạ điểm giao hàng. - Giá cả và chiết khấu. - Phương thức và địa điểm thanh toán. - Chế độ thưởng phạt và bồi thường thiệt hại. - Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. - * Điều khoản tuỳ nghi: là những điều khoản mà các bên thoả thuận với nhau trong khuôn khổ pháp luật. Khi một văn bản pháp luật quy định các bên có thể thoả thuận với nhau về một số điều khoản nào đó, thì các bên có quyền thoả thuận hoặc không thoả thuận. Nếu thoả thuận thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản đó, còn không thoả thuận thi nghiễm nhiên không phải thực hiện. Trong hợp đồng thương mại thì các điều khoản về thoả thuận trong tài giải quyết tranh chấp, hoà giải, kiểm dịch, giám định ... là những điều khoản tuỳ nghi mà các bên có thể thoả thuận với nhau. * Điều khoản thường lệ: Là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy định sẵn trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các b ên có thể lựa chọn đưa hoặc không đưa vào trong hợp đồng, nhưng theo quy định của pháp luật thì các bên tham gia giao kết hợp đồng vẫn phải thực hiện như là một điều khoản bắt buộc. Trong hợp đồng 16 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành nói chung hợp đồng thương mại nói riêng thì các điều khoản về khung hình phạt, các điều khoản về trình thụ thủ tục giải quyết tranh chấp là bắt buộc với các bên. 3.3 Hình thức giao kết hợp đồng đại lý. Là cách thức mà các bên thể hiện ý chí của mình trong quá trình giao kết hợp đồng. Theo Bộ luật dân sự thì hình thức của hợp đồng có thể là văn bản, lời nói, hành vi hoặc các hình thức khác. Khi pháp luật quy định hình thức của hợp đồng được thực hiện theo một hình thức nhất định thì hợp đồng phải được giao kết theo hình thức đó mới có hiệu lực pháp luật. Theo Luật thương mại, hình thức của hợp đồng là văn bản và các loại tài liệu giao dịch khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản như điện báo, telex, fax, và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên các văn bản pháp luật của một số nước cũng quy định rất khác nhau về hình thức của hợp đồng. Luật của nước Anh quy định những hợp đồng có giá trị từ 10 bảng Anh thì phải giao kết bằng văn bản, luật của Mỹ lại quy định những hợp đồng giao kết có giá trị từ 500$ trở lên thì phải giao kết bằng văn bản. Còn theo Công ước Viên 1980 thì quy định hợp đồng không bị giới hạn bởi hình thức, miễn là các bên có thể chứng minh hợp đồng đã được giao kết. 3.4 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý. Bất cứ loại hợp đồng nào cũng phải được giao kết theo một trình tự thủ tục nhất định, đó là các cách thức, các bước mà các bên phải tiến hành nhằm xác lập một quan hệ hợp đồng có giá trị pháp lý. Trong hoạt động th ương mại tồn tại hai hình thức giao kết hợp đồng, giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp. * Giao kết trực tiếp: là trường hợp đại diện của các bên trực tiếp gặp gỡ nhau và cùng trao đổi với nhau về các điều khoản trong hợp đồng. Sau khi trao đổi b àn bạc kỹ lưỡng các bên đi đến thống nhất các nội dung và tiến hành ký kết hợp đồng. Hiện nay hình thức này là hình thức giao kết nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trong hoạt động thương mại, những hợp đồng quan trọng các bên thường trực tiếp gặp gỡ nhau rồi tiến hành đàm phán đi đến giao kết. 17 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành * Giao kết gián tiếp: là phương thức giao kết mà theo đó các bên gửi cho nhau văn bản, tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng) chứa đựng các nội dung giao dịch. Quá trình giao kết gián tiếp thường trải qua hai giai đoạn. - Giai đoạn một: Một bên đề nghị hợp đồng thông báo ý định giao kết cho bên mời giao kết. Trong đề nghị đ ưa ra phải đưa ra đầy đủ các nội dung định giao dịch. Lời đề nghị này phải rõ ràng chính xác tránh gây hi ểu lầm cho bên kia. - Giai đoạn hai: Bên được đề nghị sau khi nhận được văn bản tài liệu giao dịch tiến hành xem xét kiểm tra các nội dung nghi trong tài liệu. Sau khi tìm hiểu kĩ các nội dung sẽ trả lời cho bên đề nghị biết có đồng ý hay không đồng ý với những nội dung trong tài liệu. Nếu đồng ý một số nội dung và bổ xung thêm nội dung mới thì coi như một đề nghị giao kết mới. Hợp đồng giao kết bằng hình thức gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận dược tài iệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả các điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Căn cứ xác định sự giao kết hợp đồng l à bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự đồng ý. Bộ luật dân sự và Luật thương mại quy định về giao kết hợp đồng, thời hạn trả lời giao kết hợp đồng, điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng khá chi tiết và đầy đủ. 4. Thực hiện hợp đồng đại lý. 4.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý. Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong hợp đồng đại lý trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Thực hiện đúng có nghĩa là thực hiện đúng đối tượng, chất lượng chủng loại, thời hạn, giá và phương thức thanh toán cũng như các thoả thuận khác. Hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên phải hợp tác thường xuyên theo đó quá trình thực hiện hợp đồng giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn đồng thời thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi tranh chấp xảy ra các bên phải chủ động thương lượng giải quyết. Như vậy, nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩa 18 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
- Chuyên đề thực tập chuyên ngành trong thực tế thực hiện hợp đồng mà còn giúp phòng ngừa ngăn chặn và giải quyết các tranh chấp có thể sảy ra. 4.2 Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý. Các biện pháp bảo đảm được quy định hết sức cụ thể trong bộ luật dân sự. Theo điều 324 có các biện pháp sau: * Cầm cố tài sản: Là dùng tài sản thuộc quyền sở hửu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Việc cầm cố tài sản phải lập thành văn bản. Người giữ vật cầm cố phải có nghĩa vụ bảo quản, không được bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố trong thời hạn văn bản cầm cố t ài sản còn hiệu lực. * Thế chấp tài sản: là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Bên thế chấp tài sản phải có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản, không được chuyển dịch quyền tài sản cho người khác trong thời hạn văn bản thế chấp có hiệu lực pháp lý. * Bảo lãnh tài sản: là sự bảo đảm tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm về tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng đã giao kết. Người nhận bảo lãnh phải có tài sản không ít hơn giá trị hợp đồng được bảo lãnh. * Đặt cọc: là trường hợp một bên gaio cho bên kia một tài sản (tiền, kim khí quý,...) để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. * Ngoài các hình thức trên trong Bộ luật dân sự còn có các hình th ức khác như là: kí cược, kí quỹ, phạt vị phạm và các hình thức khác theo thoả thuận của các bên. 5. Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng đại lý. Luật thương mại không quy định các trường hợp sửa đổi, chấm dứt, thanh lý hợp đồng đại lý. Nh ưng trong bộ luật dân sự có quy định khá cụ thể và chi tiết về các trường hợp này. * Sửa đổi hợp đồng: Hợp đồng đại lý là loại hợp đồng được soạn thảo bằng văn bản và các loại hình khác có giá trị pháp lý tương đương. Hơn nữa hình thức giao kết hợp đồng đại lý là hình thức giao kết trực tiếp. Chính vì lẽ đó khi có sửa đổi hợp đồng đại lý các bên nhất thiết phải găp gỡ trao đổi các điều khoản cần sửa đổi, sau đó đi đến 19 Lớp Luật Kinh Doanh K45 Bùi Minh Thành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Công ty hợp danh, chế độ pháp lý thành lập hoạt động
16 p | 628 | 254
-
Luận văn tốt nghiệp "Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng"
93 p | 500 | 125
-
Luận văn: Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Mộc Dũng
73 p | 526 | 62
-
Luận văn: Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà
78 p | 162 | 45
-
TIỂU LUẬN: Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội
89 p | 462 | 41
-
Đề tài "Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng"
92 p | 214 | 39
-
Luận văn: Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ
64 p | 127 | 39
-
Luận văn: Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ
85 p | 149 | 39
-
Đề tài: “Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Nn& PTNT Láng Hạ.”
85 p | 102 | 25
-
Luận văn hay: Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng
83 p | 140 | 25
-
Luận văn: Công ty hợp danh, chế độ pháp lý thành lập hoạt động
19 p | 128 | 25
-
Luận văn :Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng
65 p | 121 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam
15 p | 111 | 14
-
Luận văn về: Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng
78 p | 116 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay
92 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp
134 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ pháp lý về ngân sách cấp xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
107 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam
116 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn