intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

320
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập quốc tế, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trên thực tế, ở Việt Nam chưa bao giờ vấn đề bảo hộ QSHTT lại được coi trọng như hiện nay. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước với rất nhiều cơ hội và thách thức đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay
  2. mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập quốc tế, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trên thực tế, ở Việt Nam chưa bao giờ vấn đề bảo hộ QSHTT lại được coi trọng như hiện nay. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước với rất nhiều cơ hội và thách thức đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo và bảo hộ QSHTT. Việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sở hữu trí tuệ (SHTT), xây dựng cơ chế bảo hộ QSHTT hữu hiệu là những yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" và Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020", thì việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ QSHTT, hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ theo hướng mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ QSHTT phù hợp yêu cầu của WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là việc làm cấp bách. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10-4-2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xó hội 5 năm 2006-2010 cũng khẳng định: Thực hiện tốt Luật sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ, đổi mới quản lý nhà nước đối với thị trường khoa học, công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các công trỡnh khoa học và hoạt động sáng tạo [33]. Việc ban hành đồng bộ những văn bản quy phạm pháp luật về SHTT như Bộ luật dân sự (BLDS), Luật SHTT, Luật chuyển giao công nghệ và các luật có liên quan như
  3. Luật khoa học và công nghệ, Luật hải quan, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS)… để tham gia các điều ước quốc tế, thực hiện các yêu cầu gia nhập WTO là những nỗ lực lớn lao của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc bảo hộ QSHTT. Có thể nói rằng, chúng ta đã ban hành được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nội dung điều chỉnh về lĩnh vực SHTT. Tuy nhiên, pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT cũng như thực tiễn giải quyết các xâm phạm về QSHTT tại Tòa án nhân dân (TAND) còn nhiều bất cập. Trờn thực tế, tỡnh hỡnh vi phạm về QSHTT diễn ra ngày càng phổ biến, trờn khắp đất nước, nhưng trái ngược với thực tiễn đó, các xâm phạm về QSHTT lại ít được giải quyết bằng một phán quyết của Toà án. Theo thống kê của Tũa án nhân dân tối cao (TANDTC) thỡ từ năm 2000 đến năm 2005, toàn ngành Toà án thụ lý để giải quyết 93 vụ tranh chấp về QSHTT theo thủ tục tố tụng dân sự (bao gồm 32 vụ về quyền tác giả (QTG), 18 vụ về quyền liên quan đến QTG, 43 vụ tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN), trong đó: 11 vụ về QTG, 22 vụ về QSHCN, đây là điều bất hợp lý, cần sớm tỡm ra nguyờn nhõn và lý giải nguyờn nhõn đó. Trong thời gian qua đó cú một số cụng trỡnh nghiờn cứu liờn quan về QSHTT. Tuy nhiờn, cỏc cụng trỡnh đó mới chỉ nghiên cứu ở cấp độ lý luận về nội dung QSHTT, về hoạt động xét xử nói chung của TAND hoặc nghiờn cứu về nõng cao vai trũ và năng lực của TAND trong việc thực thi QSHTT, các công trỡnh nghiờn cứu đó chưa chuyên sâu vào hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND. Trước tình hình đó, tác giả đó chọn đề tài: "Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay" để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật, chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, vấn đề bảo hộ QSHTT nói chung và thủ tục bảo hộ QSHTT tại TAND nói riêng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề này còn khá mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, vì vậy, việc nghiên cứu về QSHTT đã và đang được giới luật gia hết sức quan tâm. Trong những năm gần đây, đã có một số công trình tiêu biểu như sau: "Những vấn đề pháp lý cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế" do Tiến sĩ Đặng Quang Phương biên soạn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005; "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ" do Tiến sĩ, Luật sư Lê Xuân Thảo biên soạn, Nxb Tư
  4. pháp, Hà Nội, 2005; "Nâng cao vai trò và năng lực của Toà án trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Khoa học xét xử, TANDTC chủ trì, 1999; "Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ luật học của Lê Xuân Thảo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996... Bên cạnh đó còn có một số tài liệu hội thảo khoa học có liên quan nh ư: Tài liệu hội thảo về đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp quốc gia về "Cơ chế thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam" (mã số QGTĐ.03.05) do Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện; Tài liệu hội thảo về thực thi Luật SHTT do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Dự án Hỗ trợ thúc đẩy thương mại (STAR VIETNAM) và TANDTC tổ chức, tháng 8-2006… Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập đến việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về SHTT trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến việc nghiên cứu cơ chế quản lý và thực thi SHTT, nội dung quản lý nhà nước về SHTT bằng pháp luật; về vị trí, vai trò của Toà án trong việc bảo vệ QSHTT… Các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên là cơ sở khoa học để tác giả kế thừa và phát triển trong đề tài nghiên cứu của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vấn đề về bảo hộ và thực thi QSHTT có đối tượng và phạm vi nghiên cứu rất rộng, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như dân sự, thương mại, hành chính, hình sự...; do đó, nếu muốn nghiên cứu một cách toàn diện thì đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu kiến thức liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau. Tuy nhiên, với một luận văn tốt nghiệp cao học luật, tác giả chỉ giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND Việt Nam hiện nay, trong đó tập trung làm rõ thực trạng và vai trò giải quyết tranh chấp QSHTT của TAND theo thủ tục tố tụng dân sự, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
  5. * Mục đích: Vấn đề bảo hộ, thực thi QSHTT có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, với nhiều mục đích nhằm giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ pháp luật giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tư pháp về bảo hộ QSHTT. Bằng việc đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND, luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ: Từ mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận chung và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND; - Phân tích thực trạng pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT và vai trò giải quyết tranh chấp QSHTT tại TAND; - Đề xuất một số giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, trên cơ sở lý luận của khoa học chuyên ngành về SHTT, đồng thời vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về phát triển khoa học - công nghệ và SHTT trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như: phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích, tổng hợp và sử dụng số liệu thống kê, phương pháp so sánh luật, trên cơ sở xem xét tính phổ biến của pháp luật trong khu vực cũng như pháp luật trên thế giới về bảo vệ QSHTT tại hệ thống Toà án. 6. Những đóng góp mới của luận văn Trong lĩnh vực bảo hộ QSHTT, việc bảo vệ QSHTT tại TAND bằng các hình thức nào, trình tự thủ tục ra sao, thực tiễn như thế nào... chưa được nghiên cứu, đây là
  6. công trình nghiên cứu đầu tiên về cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND ở nước ta trong tình hình hiện nay. Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND; phân tích thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng (hành chính, hình sự, dân sự) và phân tích thực trạng giải quyết các vụ án về QSHTT tại TAND, nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của chúng; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống về lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND Việt Nam. Luận văn có ý nghĩa góp phần tăng cường pháp chế về lĩnh vực SHTT và đổi mới, hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND Việt Nam hiện nay. Luận văn có thể làm tài liệu cho những người quan tâm nghiên cứu về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND. Những đề xuất có thể tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ QSHTT tại TAND. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
  7. Chương 1 những vấn đề lý luận về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 1.1. những vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ thường tồn tại dưới dạng những thông tin kết hợp chặt chẽ với nhau, được thể hiện trong những vật thể hữu hình và bản thân vật mang thông tin đó có khả năng xuất hiện trong cùng một thời điểm với số lượng bản sao không giới hạn ở những địa điểm khác nhau trên thế giới. Quyền sở hữu trong trường hợp này không phải là quyền sở hữu bản thân các bản sao hữu hình mà chính là quyền sở hữu hình thức thể hiện những thông tin chứa đựng trong các bản sao đó [40]. Tài sản trí tuệ có khả năng chia sẻ và mang tính xã hội rất cao. Mỗi thành quả được tạo ra từ hoạt động trí tuệ của con người sẽ đem đến cho toàn xã hội, toàn nhân loại những giá trị mới về tinh thần, về tri thức. Thuộc tính vô hình của loại tài sản này khiến cho việc sử dụng, khai thác sản phẩm trí tuệ từ người này không làm hao giảm hoặc ảnh hưởng đến việc sử dụng của người khác cũng như của những người sáng tạo ra chúng. Vì vậy, tài sản trí tuệ sẽ đem lại lợi ích hoặc về khía cạnh tinh thần và tri thức hoặc khía cạnh kinh tế cho mọi người và toàn xã hội. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ tính đặc biệt này của tài sản trí tuệ nên nó không thể bị chiếm hữu về mặt thực tế, song khả năng lan truyền sự chiếm hữu đó lại rất nhanh và rất khó kiểm soát. Mặt khác, khi đã được công bố, nó cũng dễ dàng bị sao chép, sử dụng và khai thác một cách rộng rãi ở bất kỳ nơi nào bởi bất kỳ ai... [50]. Tuy những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo mặc nhiên được thừa nhận là tài sản trí tuệ, nhưng cần phải phân biệt giữa QSHTT và quyền sở hữu tài sản. Nếu như quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ sở hữu, thì QSHTT có nội hàm rộng hơn. Theo khái niệm
  8. chung nhất, trong Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) ký tại Stockholm ngày 14-7-1967: Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, các sáng chế trong các lĩnh vực hoạt động của con người, các khám phá khoa học, các kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên và chỉ dẫn thương mại, bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh cũng như tất cả các quyền khác bắt nguồn từ các hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hay nghệ thuật [18]. Theo đó, người ta phân biệt đối tượng QSHTT gồm: các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các chương trình biểu diễn, phát thanh, ghi âm, truyền hình...; sáng chế/giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hoá; tên thương mại; tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; giống cây trồng mới; chống cạnh tranh bất hợp pháp. Hai nhóm phổ biến nhất của QSHTT là QTG và quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, thì các quyền mới như thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, các quyền về giống cây trồng mới cũng được pháp luật bảo hộ như các tài sản trí tuệ. Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách SHTT ngày càng được củng cố và phát triển. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện về hệ thống, về tổ chức cũng nh ư năng lực các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT là một trong những mục tiêu bước đầu đã đạt được. Nhà nước Việt Nam công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với các đối tượng QSHTT, coi trọng chính sách pháp luật về bảo hộ QSHTT, coi đó là một chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài. Với mục tiêu xây dựng một hệ thống bảo hộ QSHTT đầy đủ, hiện đại và có hiệu quả nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học, công nghệ và kinh doanh của xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thực hiện công cuộc CNH, HĐH đất nước, Điều 60 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp" [34]. Việc "hoàn thiện pháp luật bảo hộ
  9. quyền sở hữu trí tuệ, hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ theo hướng mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên" [30] và việc "hoàn thiện pháp luật về khoa học công nghệ... thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ" [30] là một trong những định hướng được nêu tại mục 3 phần II của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Trên bình diện chung, thực chất của quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam nhằm hướng đến xây dựng hệ thống thị trường toàn diện theo nguyên lý của kinh tế thị trường (điều kiện quan trọng để hội nhập kinh tế toàn cầu và gia nhập WTO). Có thể nói rằng, từ năm 1986 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự quyết tâm "mở cửa" để gia nhập WTO và việc gia nhập WTO đang được thực hiện theo đúng lộ trình. Theo pháp luật Việt Nam, QSHTT là chế định pháp luật dân sự, thuộc quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các yếu tố cấu thành bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung. QSHTT là một phạm trù pháp lý trong quyền sở hữu dân sự nói chung, giống nh ư các quyền dân sự khác, các quy phạm pháp luật về QSHTT bao gồm những nhóm quy phạm về: các hình thức sở hữu; căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu; cách thức, biện pháp dịch chuyển quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu. Tuy nhiên, QSHTT là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, là các sản phẩm sáng tạo của trí tuệ con người; do đó, nội dung của QSHTT không hoàn toàn giống quyền sở hữu tài sản hữu hình khác do thuộc tính của đối tượng sở hữu. Vì vậy, quyền năng quan trọng nhất của nội dung QSHTT là quyền sử dụng các đối tượng SHTT. Theo cách hiểu tổng quát thì QSHTT là một phạm trù pháp lý, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ SHTT. Trong Luật SHTT, "quyền sở hữu trí tuệ" được định nghĩa như sau: "Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng" (khoản 1 Điều 4) [64]. Trong Hiệp định TRIPs, thuật ngữ "quyền sở hữu trí tuệ" đề cập đến tất cả các loại tài sản trí tuệ là đối tượng được ghi nhận từ Điều 1 đến Điều 7 của Phần 2: QTG và các quyền liên quan (Điều 1); nhãn hiệu hàng hoá (Điều 2); chỉ dẫn địa lý (Điều 3); kiểu dáng công nghiệp (Điều 4); sáng chế (Điều 5); thiết kế bố trí mạch
  10. tích hợp (Điều 6); bảo hộ thông tin bí mật (Điều 7). * Quyền tác giả: Thuật ngữ "tác giả" có nguồn gốc Hán Việt, "tác" có nghĩa là "làm", cũng có nghĩa là "sáng tác tác phẩm", "giả" có nghĩa là "kẻ, người", cho nên "tác giả" có nghĩa là "người làm ra một tác phẩm, người tạo nên một tác phẩm". Như vậy, tác giả được hiểu là người sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để trực tiếp sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học hoặc tác phẩm phái sinh. Theo quy định tại Điều 745 của BLDS năm 1995, "tác giả" là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là tác giả tác phẩm dịch đó; người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình này sang loại hình khác, là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể đó; người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo, là tác giả của tác phẩm biên soạn, chú giải, tuyển chọn đó cũng được công nhận là tác giả. Có thể nói rằng, khái niệm này chưa có tính khái quát, mới mang tính thống kê nhưng không đầy đủ. Khái niệm "tác giả" đã được hoàn thiện hơn tại Điều 736 của BLDS năm 2005; theo đó, người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó; trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả; người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó. Theo chúng tôi, việc đưa khái niệm tác giả vào BLDS năm 2005 là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi được công nhận là tác giả thì sẽ có quyền t ương ứng gọi là QTG. QTG là một trong những quyền con người được quy định trong Tuyên ngôn chung về Nhân quyền và tại các Thỏa ước quốc tế của Liên Hợp Quốc, đồng thời QTG cũng là một quyền pháp lý rất quan trọng nhằm bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật [66, tr. 10]. Tác phẩm văn học, nghệ thuật là tất cả các sản phẩm sáng tạo của con người để làm giàu cho trí tuệ và tâm hồn con người, bao gồm tất cả các loại hình văn học (như: tiểu thuyết, thơ, kịch bản...),
  11. các loại hình nghe nhìn (như: hội họa, âm nhạc, điện ảnh...) và các thành quả nghiên cứu khoa học. Luật SHTT định nghĩa: "Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mỡnh sỏng tạo ra hoặc sở hữu" (khoản 2 Điều 4) [64]. QTG bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân bao gồm các quyền: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hỡnh thức nào gõy phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (Điều 19 của Luật SHTT). Quyền tài sản bao gồm các quyền: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trỡnh mỏy tớnh. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật SHTT do tác giả, chủ sở hữu QTG độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 19 của Luật SHTT phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu QTG. Đối tượng QTG bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào (Điều 737 của BLDS năm 2005). Đó là quyền đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu; đối với chương trỡnh mỏy tớnh, sưu tập dữ liệu; đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (các điều 21, 22, 23 và Điều 24 của Luật SHTT). * Quyền liên quan đến quyền tác giả: "Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hỡnh, chương trỡnh phỏt súng, tớn
  12. hiệu vệ tinh mang chương trỡnh được mó húa" (khoản 3 Điều 4 của Luật SHTT) [64]. Đối tượng quyền liên quan bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hỡnh, chương trỡnh phỏt súng, tớn hiệu vệ tinh mang chương trỡnh được mó hoỏ. Quyền liờn quan phỏt sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi õm, ghi hỡnh, chương trỡnh phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trỡnh được mó hoỏ được định hỡnh hoặc thực hiện mà khụng gõy phương hại đến QTG. Nếu như QTG bao gồm quyền nhõn thõn và quyền tài sản thỡ quyền liờn quan tựy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Đối với cuộc biểu diễn nếu người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thỡ cỏc quyền nhõn thõn bao gồm các quyền: được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hỡnh, phỏt súng cuộc biểu diễn; bảo vệ sự toàn vẹn hỡnh tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hỡnh thức nào gõy phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. Về quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: định hỡnh cuộc biểu diễn trực tiếp của mỡnh trờn bản ghi õm, ghi hỡnh; sao chộp trực tiếp hoặc giỏn tiếp cuộc biểu diễn của mỡnh đó được định hỡnh trờn bản ghi õm, ghi hỡnh; phỏt súng hoặc truyền theo cỏch khỏc đến công chúng cuộc biểu diễn của mỡnh chưa được định hỡnh mà cụng chỳng cú thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng; phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mỡnh thụng qua hỡnh thức bỏn, cho thuờ hoặc phõn phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư, thỡ người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Đối với bản ghi âm, ghi hỡnh cú độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sao chép trực tiếp hoặc giỏn tiếp bản ghi õm, ghi hỡnh của mỡnh; phõn phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hỡnh của mỡnh thụng qua hỡnh thức bỏn, cho thuờ hoặc phõn phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Đối với việc phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: phát sóng, tái phát sóng chương trỡnh phỏt súng của mỡnh; phõn phối đến công chúng chương trỡnh phỏt súng của mỡnh; định hỡnh chương trỡnh phỏt súng của mỡnh; sao chộp bản định hỡnh chương trỡnh phỏt súng của mỡnh. * Quyền sở hữu công nghiệp:
  13. "Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhón hiệu, tờn thương mại, chỉ dẫn địa lý, bớ mật kinh doanh do mỡnh sỏng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh khụng lành mạnh" (khoản 4 Điều 4 của Luật SHTT) [64]. Đối tượng QSHCN bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhón hiệu, tờn thương mại và chỉ dẫn địa lý. QSHCN đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhón hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đối với nhón hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó và đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. * Quyền đối với giống cây trồng Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hỡnh thỏi, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được (khoản 24 Điều 4 của Luật SHTT) [64]. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mỡnh chọn tạo hoặc phỏt hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT. BLDS năm 2005 có bổ sung quyền đối với giống cây trồng và bảo hộ như các tài sản trí tuệ khác. Giống cây trồng được bảo hộ độc lập, không nằm trong các đối tượng
  14. QSHCN, nó được bảo hộ nếu có tính khác biệt (mới), tính đồng nhất (tính trạng biểu hiện như nhau của các cây cùng giống), tính ổn định (các tính trạng không thay đổi qua nhân giống) và tính mới trong thương mại (vật liệu nhân hoặc sản phẩm thu hoạch chưa được bán trước thời hạn quy định). Ngoài ra, giống cây trồng phải thuộc danh mục các chi, loài được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Quyền sở hữu giống cây trồng thuộc về doanh nghiệp đầu tư vật chất và nhân lực cho việc tạo ra giống mới. Tuy nhiên, quyền chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký tại Văn phòng giống cây trồng thuộc Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng sản phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). 1.1.2. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Có thể nói rằng, việc xâm phạm QSHTT chủ yếu vì mục đích kinh tế, mục tiêu lợi nhuận. Bắt đầu từ việc tăng tỷ trọng trí tuệ trong sản xuất, dịch vụ và thương mại, giá trị trí tuệ trong sản phẩm hàng hoá đã thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh, nhưng bên cạnh lợi ích, hiệu quả của sự cạnh tranh đó đã làm phát sinh khuynh hướng cạnh tranh không lành mạnh, sự chiếm đoạt thành quả lợi ích kinh tế của người khác đã gây hậu quả xấu cho chủ sở hữu QSHTT, cho các nhà đầu tư và cho xã hội. Để làm rõ khái niệm bảo vệ QSHTT trước hết cần làm rõ bảo hộ QSHTT. Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ "bảo hộ" được hiểu theo nghĩa thông thường là "che chở, không để bị hư hỏng, tổn thất" [77, tr. 39]. Việc bảo hộ luôn được gắn với sự quản lý của nhà nước. Như vậy, trước tiên phải hiểu như thế nào là bảo hộ nhà nước. Theo nghĩa rộng, "bảo hộ nhà nước" được hiểu là các giải pháp bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ bằng chính sách, pháp luật mà mỗi quốc gia dành cho công dân hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động cư trú ở nước đó. Trong Luật SHTT, các Phần thứ nhất, Phần thứ hai, Phần thứ ba và Phần thứ tư đều mang nội dung bảo hộ nhà nước đối với QSHTT, cụ thể là các quy định về việc bảo hộ QSHTT tại cơ quan quản lý nhà nước như: các điều kiện bảo hộ; nội dung quyền; giới hạn quyền; thời hạn bảo hộ quyền, chuyển giao quyền, chứng nhận quyền… Do đó, bảo hộ QSHTT được hiểu là việc nhà nước đảm bảo quyền sở hữu với các đối tượng SHTT cho cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký QTG (đối với QTG), Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (đối
  15. với quyền liên quan), Văn bằng bảo hộ (đối với QSHCN), Bằng bảo hộ giống cây trồng (đối với giống cây trồng). Hoạt động bảo hộ dưới góc độ quản lý nhà nước - đó chính là việc xác lập quyền cho các chủ sở hữu QSHTT theo quy định của pháp luật. QSHTT được Nhà nước bảo hộ bằng các chính sách về SHTT và hệ thống pháp luật về QSHTT. Từ sự phân tích trên, ta có thể đưa ra định nghĩa: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc nhà nước - thông qua hệ thống pháp luật - xác lập quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong lĩnh vực SHTT, bảo hộ QSHTT bao gồm: bảo hộ QTG, quyền liên quan; bảo hộ QSHCN và bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Trên thực tế không có quan điểm cụ thể nào đưa ra khái niệm chung về bảo hộ QTG, quyền liên quan, bảo hộ QSHCN và bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Chủ yếu và phổ biến nhất là nghiên cứu khái niệm qua các công ước liên quan đến QSHTT (như Công ước PARIS, Công ước BERNE…) và Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội thì: Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học... Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ sản phẩm trí tuệ, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp như: tác giả, chủ Văn bằng bảo hộ và người sử dụng hợp pháp đối tượng quyền sở hữu công nghiệp [76, tr. 19]. Trong Công ước PARIS (Điều 6 bis), bảo hộ QSHCN bao gồm các đối tượng bảo hộ là sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ hoặc tên gọi xuất xứ hàng hoá, cũng nh ư việc ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh. Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng chưa đưa ra khái niệm thuật ngữ "bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả" và khái niệm thuật ngữ "bảo hộ quyền đối với giống cây trồng". Như vậy, qua phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm bảo hộ quyền liên quan đến
  16. quyền tác giả là: Bảo hộ quyền đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa; và bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là: bảo hộ sản phẩm trí tuệ, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền đối với giống cây trồng. Theo Từ điển tiếng Việt, "bảo vệ" là "chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn" [77, tr. 40]. Trong Luật SHTT, "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" được quy định tại Phần thứ năm, nội dung của phần này bao gồm: quy định chung về bảo vệ QSHTT; xử lý xõm phạm QSHTT bằng cỏc biện phỏp dõn sự; xử lý xõm phạm QSHTT bằng cỏc biện phỏp hành chớnh và hỡnh sự; kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT. Theo đó, bảo vệ QSHTT bao gồm quyền tự bảo vệ của chủ thể QSHTT qua việc áp dụng các biện pháp như: áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm QSHTT; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm QSHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xõm phạm QSHTT theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; khởi kiện ra Tũa ỏn hoặc Trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ớch hợp phỏp của mỡnh. Từ đó có thể hiểu: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền - thông qua hệ thống chính sách và pháp luật - bảo vệ các quyền và các lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ nhằm chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của phía thứ ba. Trước đây, trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực SHTT cũng như trong hầu hết các công ước quốc tế về SHTT (như Công ước BERNE, Công ước PARIS, Công ước GENEVA,…) đều sử dụng thuật ngữ "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ". Có thể nói, thuật ngữ "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" được sử dụng hết sức thông dụng, phổ biến, "bảo hộ" trong mọi hoạt động của lĩnh vực SHTT: từ hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về SHTT, đến các hoạt động thực thi QSHTT… Tuy nhiên, trong Luật SHTT, bên cạnh việc quy định về "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" tại các Phần thứ nhất, Phần thứ hai, Phần thứ ba và Phần thứ t ư, thì tại Phần thứ năm của Luật SHTT còn quy định về "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", qua nội dung của các phần như nêu trên cho thấy: về mặt quản lý nhà nước về SHTT thì Luật SHTT dùng thuật ngữ "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ", về mặt thực thi QSHTT thì Luật SHTT dùng thuật
  17. ngữ "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ". Trong thời gian gần đây, thuật ngữ "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" bên cạnh thuật ngữ "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" đã bắt đầu xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nghiên cứu Dự thảo Hiệp định giữa chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "về hợp tác trong lĩnh vực bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", cho thấy trong bản dự thảo của hiệp định này đó có sự phân biệt giữa "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" và "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ". Trong khi đó, qua thực tiễn nghiên cứu nhiều hiệp định, điều ước quốc tế liên quan đến QSHTT, chúng ta không thấy có hiệp định nào phân biệt rạch ròi hai nội dung "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" và "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" như tại bản dự thảo này. Qua phân tích hai khái niệm trên, có thể thấy rằng giữa "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" và "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" có những ý nghĩa riêng, đây là một sự phân biệt đáng quan tâm, lưu ý trong bối cảnh hiện nay. Sự xuất hiện của hai thuật ngữ này cho thấy pháp luật đã có sự phân định cụ thể, khi nào thì sử dụng thuật ngữ "bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ", khi nào thì sử dụng thuật ngữ "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ". Mục đích của sự phân biệt hai thuật ngữ này là để hiểu và sử dụng đúng với chức năng của chúng. Theo quy định của Luật SHTT, thì khi chủ thể QSHTT bị vi phạm quyền có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ như: áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm QSHTT; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi phạm QSHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm; khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điều 198). Như vậy, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đối với Toà án, sử dụng thuật ngữ "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ" như trong Luật SHTT là phù hợp và chính xác. 1.1.3. Khái niệm thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Theo nghĩa thông thường, "thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức" [77, tr. 960]. Xuất phát từ việc phân biệt bảo hộ QSHTT và bảo vệ QSHTT được nghiên cứu tại tiểu mục 1.1.2, cũng cần phân biệt hai khái niệm "thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ" và "thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ". Về mặt quản lý nhà nước, thủ tục bảo hộ QSHTT được hiểu là việc nhà nước ban
  18. hành các quy định pháp luật về SHTT nhằm xác lập quyền cho các chủ sở hữu QSHTT, bảo vệ và thực thi quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu QSHTT. Như vậy, dưới góc độ quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT có hai chức năng, đó là: chức năng bảo hộ và chức năng bảo vệ. Còn thủ tục bảo vệ QSHTT với cách hiểu là việc các cơ quan quản lý nhà nước, thông qua hệ thống chính sách và pháp luật đó, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu QSHTT để chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của phía thứ ba bằng một phương thức, trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định (thường gọi luật hình thức). Dưới góc độ thủ tục tố tụng, "thủ tục" được định nghĩa như sau: "Thủ tục là một tiến trình được thực hiện theo tuần tự, bao gồm tất cả các hành vi và sự kiện xảy ra trong khoảng từ thời điểm bắt đầu các hành vi tố tụng cho đến khi bản án, quyết định của Tòa án được ban hành" [87, tr. 1221]. Về cơ bản tác giả đồng ý với quan điểm trên, nhưng cần phải làm rừ hơn,"thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tũa án" được hiểu là trình tự, thủ tục để cá nhân, tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp chống lại sự vi phạm đối với tài sản SHTT của phía thứ ba và trình tự, thủ tục do Tòa án tiến hành giải quyết yêu cầu đó từ thời điểm bắt đầu thụ lý đơn yêu cầu cho đến khi kết thúc bằng một bản án hoặc quyết định theo quy định của pháp luật tố tụng. 1.2. Nội dung của pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ QSHTT là quyền sở hữu mang tính chất tư, song nó có tác động rất lớn đến lợi ích chung của toàn xã hội và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với kinh tế - thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Trong xu hướng toàn cầu hóa, QSHTT là phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây việc bảo hộ SHTT đã trở thành nội dung quan trọng trong thương mại quốc tế. Những hành vi xâm phạm QSHTT đối với các chủ sở hữu các tài sản trí tuệ, những tranh chấp và mâu thuẫn thương mại về QSHTT có yếu tố nước ngoài, mang tính đa quốc gia đã đặt ra yêu cầu cấp bách về bảo hộ QSHTT. Tuy nhiên, các hệ thống luật pháp về QSHTT của các nước rất khác nhau, tùy thuộc vào các chính sách văn hóa, công nghiệp và các yếu tố khác... Do vậy, để tìm ra một giải pháp giải quyết các tranh chấp về QSHTT mang tính quốc tế, các mạng lưới và các quy tắc khác nhau đã được thiết lập [66, tr. 64]. Xét ở bình diện quốc
  19. tế, bảo hộ QSHTT được nhìn nhận thông qua việc ban hành pháp luật điều chỉnh về QSHTT bằng sự thỏa thuận bởi các điều ước về SHTT. Có thể bắt đầu từ việc các quốc gia tham gia Hiệp định tổng quát về thương mại và thuế quan (GATT) với sự tham gia của 117 nước thành viên, các nước thành viên đã đạt được thỏa thuận với 10 nội dung cơ bản, được gọi là Thoả thuận về các khía cạnh liên quan tới thương mại của QSHTT (gọi tắt là Hiệp định TRIPs). TRIPs được ký kết vào ngày 15-4-1994, có hiệu lực từ ngày 01-01- 1995, đây cũng là ngày đánh dấu sự ra đời của WTO. Ngày 01-01-1996, Hội đồng TRIPs đã ký với WIPO một thỏa thuận mang mục tiêu là thúc đẩy việc bảo hộ và thực thi QSHTT. TRIPs là hiệp định đa phương, toàn diện nhất về SHTT. Mục tiêu của TRIPs là sự thừa nhận sự cần thiết phải thúc đẩy bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả các đối tượng SHTT. Các quy định của TRIPs là một khung pháp lý ổn định, có giá trị cao làm cơ sở vững chắc để bảo hộ QSHTT trên phạm vi của tất cả các nước thành viên của WTO. Bảo hộ QSHTT theo các yêu cầu của TRIPs đã trở thành một điều kiện bắt buộc đối với các quốc gia là thành viên của WTO. TRIPs quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về bảo hộ SHTT mà bất kỳ thành viên nào tham gia cũng phải đạt được (bao gồm các điều khoản về patent, nhãn hiệu, tên thương mại, bản quyền…). TRIPs đòi hỏi các thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc của việc bảo hộ các tác phẩm văn học và khoa học (Công ước BERNE), bảo hộ các tổ chức phát thanh (Công ước ROME) và bảo hộ SHCN (Công ước PARIS)... Đây là lần đầu tiên việc bảo hộ SHTT trở thành điều kiện bắt buộc đối với các quốc gia muốn tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, đây cũng là các tiêu chuẩn đầu tiên và tối thiểu về bảo hộ SHTT mà bất kỳ thành viên nào muốn tham gia WTO cũng phải đáp ứng được. Sự ra đời của TRIPs đã mang lại những thay đổi căn bản pháp luật về SHTT của các nước thành viên WTO, ngoài việc đồng nhất hóa về pháp luật, TRIPs còn tiến tới loại bỏ các quy định về thủ tục hành chính và các kỹ thuật bất lợi cho hoạt động SHTT quốc tế. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, sự hợp tác có thể cả phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế ngày càng sâu sắc hơn; sự phân công công việc trên bình diện quốc tế được coi là mục tiêu quan trọng trong hợp tác quốc tế, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa là sẽ có những tranh chấp về kinh tế quốc tế phát sinh. Về nguyên tắc, tất cả các hiệp định thương mại đa phương được ký kết trong khuôn khổ của WTO đều được xác định là
  20. những văn bản luật về kinh doanh - thương mại có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các quốc gia là thành viên của WTO. Trong trường hợp có bất cứ một sự khác biệt nào giữa các quy định trong các hiệp định đó với luật lệ của các quốc gia thành viên, thì các quy định trong các hiệp định đó sẽ được ưu tiên áp dụng. Do đó, các quốc gia cần phải có các khung pháp lý nhất định đề ra các nguyên tắc pháp lý nhằm bảo đảm phù hợp với "luật chung" của nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hóa [51, tr. 42]. ở Việt Nam, bảo hộ QSHTT được Hiến pháp năm 1992 quy định và được thể hiện trong các nghị quyết của Bộ Chính trị. Chính sách bảo hộ SHTT là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính sách pháp luật. Trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nhận định: "Hoàn thiện pháp luật về khoa học công nghệ... thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ" [30] là một nhiệm vụ trọng tâm (mục 3 phần II của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5- 2005 của Bộ Chính trị). - Về hình thức: Chính sách bảo hộ SHTT thể hiện được quan điểm, đường lối do Đảng và Nhà nước đề ra để phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ở mỗi giai đoạn khác nhau, chính sách bảo hộ SHTT được hoạch định bằng những giải pháp cụ thể khác nhau, nhưng đều nhằm thực hiện nhiệm vụ ổn định chính trị và phát triển nền kinh tế đất nước. Vì vậy, trên thực tế, trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi điều kiện của nền kinh tế, thì chính sách bảo hộ QSHTT được quy định khác nhau, như: đối với một số hành vi xâm phạm QSHTT nhưng không bị coi là tội phạm, vì không được quy định ở BLHS năm 1985, nhưng đã được quy định bổ sung trong BLHS năm 1999 (như tội xâm phạm QSHCN); Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 không quy định thẩm quyền của TAND giải quyết các khiếu kiện đối với các quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước về SHTT, nhưng thẩm quyền này đã được bổ sung trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006. Trong quá trình hơn 10 năm phấn đấu để gia nhập WTO, hệ thống pháp luật bảo hộ SHTT của Việt Nam đã được xây dựng, phát triển và hoàn thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu của WTO. Các quy phạm pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT do Nhà nước ban hành được thể hiện dưới những hình thức văn bản quy phạm pháp luật cụ thể trong các bộ luật, các luật, pháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0