Luận văn CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
lượt xem 65
download
Thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” trong thương mại chỉ được đề cập chính thức trong một hiệp địng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đó là Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade – TBT). Tuy nhiên trong hiệp định này, khái niệm về hàng rào cũng không được rõ ràng mà chỉ thừa nhận rằng “không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
- Luận văn CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1
- CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. KHÁI NIỆM V À PHÂN LOẠI CÁC RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (TMQT) 1.1.1 Khái niệm Thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” trong thương mại chỉ được đề cập chính thức trong một hiệp địng của Tổ chức Thương m ại Thế giới (WTO) đó là Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade – TBT). Tuy nhiên trong hiệp định này, khái niệm về hàng rào cũng không được rõ ràng mà chỉ thừa nhận rằng “không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động có mục đích phá hoại khác, ở mức độ m à nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện hay không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế , hay nói cách khác là phải phù hợp với các quy định trong hiệp định này”. Trong các vòng đàm phán song phương, đa phương và vòng đàm phán Uruguay đều xuất hiện các rào cản thương mại và hầu hết các lĩnh vực, với các biện pháp rất đa dạng và tinh vi. Cho tới nay, có thể nói rằng thuật ngữ “rào cản” được dùng khá phổ biến, tuy nhiên nó lại không phải là một thuật ngữ chính thống. Trong các văn bản của WTO thuật ngữ này chỉ được sử dụng để đặt tên cho một hiệp định, đó là “Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại” nhưng trong nội dung của 2
- H iệp định thì thuật ngữ này cũng không hề được nhắc lại. V ì vậy, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về rào cản thương mại như sau: Rào cản thương mại là bất kỳ biện pháp hay hành động nào có tác động gây cản trở đối với các hoạt động thương mại quốc tế. Đ ể hiểu rõ hơn về các rào cản thương mại quốc tế, chúng ta sẽ đi sâu vào việc phân loại các rào cản thương m ại. 1.1.2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế “Rào cản” trong thương mại quốc tế chỉ là một khái niệm mang tính chất tương đối. Chẳng hạn, thuế quan sẽ không trở thành rào cản nếu đó là một mức thuế suất thấp hoặc rất thấp và không gây trở ngại gì cho thương mại quốc tế, ngược lại nó sẽ trở thành rào cản nếu đó là một mức thuế suất cao, ho ặc caô hơn được áp dụng đối với hàng hóa cùng loại của một nước xuất khẩu khác. Có thể có hai cách phân loại các rào cản trong thương mại quốc tế như sau: a. Theo cách tiếp cận của Tổ chức Thương mại thế giới Theo cách tiếp cận, chúng ta có thể phân loại rào cản trong thương mại quốc tế theo hai nhóm lớn là: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan. Rào cản thuế quan Thuế quan là một trong những rào cản thương m ại phổ biến nhất trong thương mại quốc tế, do vậy trong hầu hết các vòng đàm phán thương mại đa bên và song biên vấn đề thuấ quan luôn là trung tâm của các cuộc đàm phán và thường chiếm nhiều nhất thời gian của các cuộc đàm phán. Trong thực tiễn thương mại quốc tế có rất nhiều loại thuế và m ức thuế suất khác nhau, trong đó có ba loại mức thuế quan phổ biến sau: Thuế phần trăm: (ad- valorem tariff): được đánh theo tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu. Đay là loại thuế được sử dụng phổ biến nhất hiện naynhưng nhìn chung vânx còn ở mức cao nên WTO kêu gọi các nước thành viên tiếp tục cam kết cắt giảm. Thuế phi phần trăm (non-ad - valorem tariff): bao gồm ba loại thuế 3
- + Thuế tuyệt đối: Thuế xác định bằng một khoản cố định trên một đơn vị hàng nhập khẩu. Nó chủ yếu được áp dụng với hàng nông sản. + Thu ế tuyệt đối thay thế: quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế phần trăm hay thuế tuyệt đối. + Thuế tổng hợp: là sự kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối. + Thuế quan đặc thù: bao gồm nhiề lại hạn ngạch thuế quan, thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung. + Hạn ngạch thuế quan: là biện pháp quản lý nhập khẩu với hai mức thuế suất nhập khẩu. Hàng hóa trong hạn ngạch thì có mức thuế quan còn thấp còn hàng hóa ngoài hạn ngạch thì chịu mức thuế suất cao hơn. + Thu ế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp xuất khẩu: Đay là một khoản thuế đặc biệt đánh vào các sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp. + Thuế chống bán phá giá: là một loại thuế quan đặc biết được áp dụng để ngăn chặn và đối phó với hàng nhập khẩu được bán vào thị trường nội địa nhằm tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. + Thuế thời vụ: là loại thuế với mức thuế suất khác nhau cho cùng một loại sản phẩm. Thông thường được áp dụng cho các mặt hàng nông sản, khi vào thời vụ thu hoạch trong nước thì áp dụng mức thuế suất cao nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, khi hết thời vụ thì trở lại mức thuế bình thường. + Thu ế bổ sung: là một loại thuế được đặt ra để thực hiện biện pháp tự vệ trong trường hợp khẩn cấp. Các chính phủ có thể sử dụng thuế bổ sung cao hơn mức thuế thông thường nêu như khối lượng nhập khẩu của sản phẩm đó tăng lên quá cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ làm mất đi một số ngành sản xuất nào đó trong nước. + Thuế phi tối huệ quốc (Non- MFN): còn gọi là thuế suất thong thường. Đây là mức thuế cao nhất mà các nước áp dụng đối với những nước chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký kết hiệp định thương mại song phương với nhau. Thuế này có thể nằm trong khoảng từ 20- 100%. 4
- + Thuế tối huệ quốc (MFN): là loại thuế mà các nước thành viên WTO áp dụng cho những thành viên khác hoặc theo các Hiệp định song phương về ưu đãi thuế quan. Đây là loại thuế có mức thuế suất thấp hơn nhiều so với thuế suất thông thường. + Thuế quan ưu đãi phổ cập: (GSP) là lo ại thuế ưu đãi cho một số hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển được các nước phát triển cho hưởng GSP. Mức thuếế này thấp hơn mức thuế tối huệ quốc. + Thuế áp dụng đối với các khu vực thương mại tự do: đây là loại thuế có mức thuế suất thấp nhất hoặc có thể bằng không đối với nhiều loại mặt hàng. + Các loại thuế quan ưu đãi khác: Đó là các loại thuế quan mà các nước dành sự ưu đãi cho nhau ở một số mặt hàng như: các sản phẩm d ược, sản phẩm ô-tô,… Rào cản phi thuế quan Rào cản phi thuế quan bao gồm nhiều loại khác nhau, có thể được áp dụng ở biên giới hay nội địa, có thể là các biện pháp hành chính hay các biện pháp kỹ thuật bắt buộc hay tự nguyện… Dưới đây là một số rào cản phi thuế quan chủ yếu: Các biện pháp cấm: Trong số các biện pháp cấm được sử dụng trong thực tiễn thương mại quốc tế có các biện pháp cấm như: cấm vận to àn diện, cấm vận từng phần, cấm vận xuất khẩu đối với một số loại hàng hóa nào đó (như hóa chất, chất nổ…). Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu: đó là những giới hạn về số lượng ho ặc về trị giá hàng xuất nhập khẩu được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định (thường là m ột năm). hạn ngạch này có thể do nước nhập khẩu hoặc nước xuất khẩu tự áp đặt một cách dơn phương nhưng cũng có loại hạn ngạch được áp đặt trên cơ sở tự nguyện của bên thứ hai (hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện). 5
- Cấp giấy phép xuất nhập khẩu: Có hai loại giấy phép đó là giấy phép về quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và giấy phép xuất nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa hoặc phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu nào đó. Chẳng hạn là giấy phép cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép mua bán hàng hóa trên thị trường nội địa, giấy phép nhập khẩu thuốc lá điếu và rượu ngoại, giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất… Ngoài ra còn có hai hình thức cấp giấy phép là cấp phép tự động và không tự động. Việc sử dụng hình thức cấp phép không tự động có thể dẫn tới những rào cản về các thủ tục hành chính và tăng chi phí. Các thủ tục hải quan: Nếu các thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng thì đay chỉ là những biện pháp quản lý thông thường nhưng nếu nó trở nên rườm rà, quá phức tạp, chậm chạp và thiếu trách nhiệm thì nó trở thành một rào cản rất lớn, ví dụ như: các quy định về kiểm tra trước khi xếp hàng, quy định về cửa khẩu thông quan, quy định về trị giá tính thuế hải quan… Các rào cản kỹ thuếật trong thương mại quốc tế (TBT): Đó là các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về phòng thí nghiệm và quy định về công nhận hợp chuẩn. Hiện nay, do còn sự khác biệt nhau giữa các nước về việc công nhận các phòng thí nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế, mà thực tế chúng được áp dụng khá phổ biến ở một số nước, do vậy chúng trở thành các rào cản về kỹ thuếật trong thương mại quốc tế. Tuy WTO đã phải thống nhất các nguyên tắc chung và cam kết tại Hiệp định về các hàng rào kỹ thuếật trong thương mại quốc tế song cachs thức tiến hành của các nước thường tạo ra sự phân biệt hoặc là những hạn chế vô lý đối với thương mại. Các biện pháp vệ sinh động- thực vật (SPS): Theo hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động- thực vật của WTO thì các biện pháp vệ sinh động- thực vật bao gồm tất cả luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục, kể cả các tiêu chí sản phẩm cuối cùng; các quá trình và phương pháp sản xuất, thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và làm thủ tục chấp nhận; xử lý kiểm dịch kể 6
- cả các yêu cầu gần với việc vân chuyển động- thực vật hay gắn với các nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong khi vận chuyển… Các quy định về thương mại dịch vụ: như quy định về lập công ty, chi nhánh và văn phòng đại diện, quy định về xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, quy định về quyền được tiếp cận các dịch vụ công một cách bình đ ẳng… đều có thể trở thành các rào cản trong thương mại quốc tế nếu như nó không được minh bạch hay có sự phân biệt đối xử. Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại: như lĩnh vực không hoặc chưa cho phép đầu tư nước ngoài, tỉ lệ góp vốn tối thiểu hay tối đa cho các lĩnh vực hoặc sản phẩm xác định, tỉ lệ xuất khẩu tối thiểu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Đó là sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, và nó trở thành các rào cản thương mại quốc tế mà hiện nay ở các cuộc đ àm phán nó trở thành một chủ đề khá nóng bỏng. Các quy đ ịnh về sở hữu trí tuệ: đó là những quy định về xuất xứ hàng hóa, các vấn đề về thương hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp , bí mật thương m ại… cũng có thể trở thành các rào cản thương mại hiện nay. Các quy định chuyên nghành về các điều kiện sản xuất, thử nghiệm, lưu thông và phân phối các sản phẩm đ ược xác định trong các hiệp định của WTO như: Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định thương mại về hàng dệt và may mặc. Hầu hết các nước trong Tổ chức thương mại thế giới WTO đều có quy định quốc gia cho một số hàng hóa thuộc diện quản lý theo chuyên ngành, cách thức và biện pháp quản lý của các nước cũng rất khác nhau và cũng có thể trở thành các rào cản thương mại. Các quy định về bảo vệ môi trường: bao gồm các quy định về môi truờng bên ngoài lãnh thổ biên giới theo Hiệp ước hoặc công ước quốc tế; các quy định trực tiếp về môi trường trong lãnh thổ quốc gia (quy định về tiêu chuẩn môi trường, bao bì và tái chế bao bì, nhãn mác sinh thái…) và các quy 7
- định có liên quan trực tiếp đến môi trường nhưng thuộc mục tiêu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (dư lượng chất kháng sinh và chất bảo vệ thực vật…). Các rào cản về văn hóa: Sự khác biệt về văn hóa và cách nhìn nhận, đánh giá về giá trị đạo đức xã hội, … cũng trở thành một trong các rào cản phi thuế quan trong thương m ại quốc tế. Các rào cản địa phương: ở một số nước, pháp luật của Chính phủ cũng có sự khác biệt so với các quy định mang tính địa phương. Chẳng hạn như quy định về xuất nhập khẩu tiểu ngạch, quy định về phân luồng đường cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa, quy định về các khoản phí và phụ thuế… cũng đề có thể trở thành những rào cản thương mại. b. Theo cách tiếp cận xây dựng báo cáo thường niên của Hoa Kỳ Theo báo cáo hàng năm của Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ về rào cản thương mại của nước ngoài (theo yêu cầu của Điều 181 Luật thương mại và thuế quan 1984, được sửa đổi bằng Luật thương mại và cạnh tranh 1988 của Hoa Kỳ) thì các rào cản thương mại quốc tế được chia thành 9 nhóm sau: 1) Chính sách nhập khẩu (thuế và các khoản lệ phí đối với hàng nhập khẩu, hạn chế định lượng, giấy phép nhập khẩu, rào cản hải quan); 2) Tiêu chuẩn, kiểm tra, nhãn mác và chứng nhận (bao gồm việc áp dụng các hạn chế không cần thiết, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật cũng như các biện pháp môi trường, việc từ chối các tiêu chuẩn của các nhà sản xuất Hoa Kỳ); 3) Mua sắm của chính phủ (chính sách mua sắm quốc gia và đấu thầu hạn chế); 4) Trợ cấp xuất khẩu ( tài trợ cho xuất khẩu với các điều kiện ưu đãi và trợ cấp đối với xuất khẩu nông sản); 5) Không bảo hộ sở hữu trí tuệ (không có các biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền sáng chế, phát minh, thương hiệu); 8
- 6) Các rào cản dịch vụ (thiếu các dịch vụ tài chính do các tổ chức tài chính nước ngo ài cung cấp, các quy định về dữ liệu quốc tế và các hạn chế trong sử dụng dịch vụ xử lý dữ liệu của nước ngoài); 7) Các rào cản chống cạnh tranh (bao gồm cả các thực tiễn chống cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như của các công ty Hoa Kỳ hay các công ty nước ngoài khác); 8) Các rào cản khác (tham nhũng, hối lộ, … hoặc rào cản có ảnh hưởng đến các lĩnh vực đ ơn lẻ). 1.1.3 Phạm vi và nục đích sử dụng các rào cản trong TMQT Mặc dù ủng hộ tự do hoá thương m ại, Chính phủ các quốc gia vẫn cứ dựng nên các rào cản đối với TMQT, về hình thức có thể thay đổi nhưng phạm vi và mức độ của các rào cản ngày càng tăng lên. Nếu như trước khi thành lập WTO thì rào cản TMQT chỉ giới hạn trong phạm vi thương mại hàng hoá thì ngày nay nó phát triển cả sang lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sử hữu trí tuệ. Nếu như trước đây các biện pháp áp dụng chỉ là các biện pháp hành chính ( cấm, hạn ngạch và giấy phép ) thì ngày nay nó hết sức đa dạng và tinh vi, liên quan tới nhiều quốc gia. Sở dĩ như vậy là vì mục đích sử dụng cũng đa dạng cả về kinh tế, chính trị và văn hoá. Vì m ục đích chính trị: chính phủ đưa ra các quyết định về chính sách thương m ại dựa trên sự tính toán, cân nhắc tới nhiều yếu tố có liên quan. Hoa K ỳ và một số nước Tây âu là những điển hình trong việc sử dụng các rào cản TMQT để đạt được mục đích chính trị. Một ví dụ điển hình là việc Hoa Kỳ dành cho Israen chế độ thuế suất bằng không đối với hàng nông sản và nhiều hàng hoá khác của Israen kể từ năm 1985. xuất phát từ động cơ chính trị mà các nước thường sử dụng các biện pháp như: cấm vận, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu một loại hàng hoá nào đó hoặc áp dụng các mức thuế suất riêng biệt rất cao,… ngoài ra, còn có các biện pháp phân biệt đối xử trong việc xếp loại nước có nền kinh tế thị trường và nước chưa có nền kinh tế thị trường. 9
- Bảo vệ việc làm: để ổn định tình hình xã hội, đặc biệt là nhằm đạt được mục tiêu về giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo việc làm cho người lao động trong nước, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế nhập khẩu, thậm chí cả hạn chế nhập khẩu lao động như : thuế quan nhập khẩu ở mức rất cao, hạn ngạch, thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá. N goài ra có thể sử dụng các biện pháp nội địa như: trợ cấp, sử dụng các quy định mua của địa phương hay sử dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội theo SA8000,… Bảo vệ ng ười tiêu dùng, kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng hàng hoá và dịch vụ, họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề sức khoẻ và sự an toàn hơn là giá cả đắt hay rẻ. Và để bảo vệ người tiêu dùng, chính phủ cần có các biện pháp nhằm tác động tới các sản phẩm nhập khẩu thông qua các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu và bao gói. Khuyến khích các lợi ích quốc gia, lợi ích quốc gia bao gồm một loạt các quan tâm khác nhau. Trước hết là do yêu cầu của chiến lược phát triển ngành sản xuất nội địa có thể d ành cho nhà sản xuất trong nước những ưu tiên hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ hai, Chính phủ của các nước cần phải tạo dựng và khai thác các ngành sản xuất mà lợi thế cạnh tranh quốc gia có thể thu đ ược. Thứ ba, chính sách thương mại có thể được xây dựng nhằm tạo dựng thị trường và đối tác thương mại có tính chiến lược. Thứ tư, vì các lợi ích quốc gia liên quan đến việc duy trì văn hoá và bản sắc dân tộc, qua đó cho phép tự do thương m ại nếu các quốc gia khác bảo vệ một cách tích cực các ngành công nghiệp của chính họ. An ninh quốc gia: Vấn đề an ninh quốc gia luôn đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp nhập khẩu đối với một số mặt hàng như vũ khí, chất nổ. Bảo vệ môi trường: môi trường là một trong những vấn đề được b àn đến nhiều nhất hiện nay, nó đang trở thành vấn đề của to àn cầu và tất nhiên 10
- mỗi quốc gia sẽ có những biện pháp cần thiết và thích hợp để bảo vệ môi trường của quốc gia m ình. 1.2 RÀO CẢN CHỦ YẾU ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI H ÀNG DỆT MAY Thuế quan là một trong những rào cản thương mại phổ biến nhất trong thương mại quốc tế, nó được áp dụng hầu hết với các mặt hàng trong thương mại quốc tế, và tất nhiên dệt may là một trong những mặt hàng chịu tác động của các mức thuế quan khác nhau. 11
- Trong thực tế thương mại quốc tế có rất nhiều loại thuế và mức thuế suất đ ược sử dụng và do vậy Tổ chức Thương mại Thế giới cũng không thể có quy đ ịnh một các cụ thể rằng các nước phải rằng buộc lo ại thuế nào. Tuy nhiên d ệt may là mặt hàng chủ yếu chịu sự tác động của các rào cản phi thuế quan. Các lo ại thuế có thể áp dụng đối với hàng d ệt may bao gồm: Thuế phần trăm: đây là loại thuế được đánh theo tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. đây là loại thuế được áp dụng khá phổ biến với hàng dệt may. Thuế phi phần trăm bao gồm: + Thuế tuyệt đối: là lo ại thuế xác định một khoản cố định trên một đơn vị hàng nhập khẩu, chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng nông sản. + Thu ế tuyệt đối thay thế: quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế phần trăm hay thuế tuyệt đối. + Thuế tổng hợp: là sự kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối. Thuế đặc thù: bao gồm hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá và thuế bổ sung. + Hạn ngạch thuế quan: là biện pháp quản lý nhập khẩu với hai mức thuế suất nhập khẩu. Hàng hoá trong hạn ngạch thì có mức thuế quan thấp còn hàng hoá ngoài hạn ngạch thì chịu ,mức thuế suất cao hơn. + Thu ế đối kháng hay còn gọi là thu ế chống trợ cấp xuất khẩu. đây là một khoản thuế đặc biệt đánh vào các sản phẩm nhập khẩu được bán vào thị trường nội địa nhằm tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. + Thu ế bổ sung: là một loại thuế được đặt ra để thực hiện biện pháp tự vệ trong trường hợp khẩn cấp. Các chính phủ có thể sử dụng thuế bổ sung cao hơn mức thuế thông thường nếu như khối lượng hàng nhập khẩu của sản phẩm đó tăng lên quá cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ làm mất đi một số ngành sản xuất nào đó trong nước. 12
- 1.3. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ 1.3.1. Khái quát chung về Hiệp định H iệp định Thương mại Việt Nam – Hoa K ỳ gồm 4 phần: Tiếp cận thị trường, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư. 1. Tiếp cận thị trường: V iệt Nam đồng ý tiến hành những bước sau nhằm mở cửa thị trường: Dành quy chế đối xử tối huệ quốc cho các hàng hoá của Mỹ; Đối xử với các hàng hoá nhập khẩu giống như hàng hoá sản xuất trong nước (còn được gọi là “đối xử quốc gia”); Loại bỏ hạn ngạch đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu trong thời hạn từ 3 đến 7 năm; Minh bạch hơn quy trình mua sắm của chính phủ; Lần đầu tiên cho phép tất cả các doanh nghiệp Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu mọi hàng hoá; Lần đầu tiên cho phép các công ty Mỹ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ được phép xuất nhập khẩu hầu hết các sản phẩm (với lộ trình từ 3 – 6 năm); Hiện tại các công ty nước ngoài phải phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu Việt Nam được cấp giáy phép, Hầu hết là các doanh nghiệp nhà nước Đảm bảo các doanh nghiệp nhà nước sẽ tuân thủ các quy định của WTO; Tuân thủ các quy định của WTO về hải quan, giấy phép nhập khẩ, tiêu chuẩn kĩ thuật và các bieej pháp về vệ sinh và vệ sinh thực vật. * Ưu đãi thuế quan: Hiệp định thương m ại song phương Hoa K ỳ – V iệt nam là hiệp định đáng chú ý ở chỗ, khác với các hiệp định thương m ại song phương đã từng đàm phán trước đây giữa Mỹ và các nước thuộc diện điều chỉnh của tu chính án Jackson-vanik, Hiệp định này chứa đựng các cam kết cụ 13
- thể về việc giảm thuế cho khoảng 250 sản phẩm, khoảng 4/5 trong số đó là nông sản. Đáng chú ý, mức cắt giảm sẽ từ 33% đến 50% và được thực hiện trong giai đoạn 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Mức thuế quan của V iệt Nam không quá coa đối với một nước đang phát triển (Phòng thươngvụ uwowcs tính m ức thuế suất thuế quan trung bình của Việt Nam là 15% - 20%). Chính quyền Clinton đánh giá bước tiến của Việt nam trong việc áp dụng thuế quan theo quy chế Tối huệ quốc là rất đáng kể, khi Việt Nam từ tháng 1 năm 1999 đã áp dụng phụ thu thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ những nước mà Việt Nam không có quan hệ đối xử tối huệ quốc có đi có lại. Trong thời gian H à Nội và WWashington đàm phán hiệp định Thương mại song phương này, Việt Nam đ ã không áp d ụng khoản phụ thu này đ ối với hàng hoá nhập khẩu của Mỹ. Bên cạnh đó, trong vấn đề tiếp cận thị trường, hiệp định còn có quy định về bảo vệ, theo đó cho phép một trong hai bên có quyền tạm thời áp đặt thuế quan nhằm ngăn chặn tình trạng nhập khẩu hàng hoá tăng lên nhanh chóng. 2. Quan hệ Sở hữu trí tuệ V iệt Nam cam kết thực hiện Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đ ến Thương mại (TRIPs) của tổ chức thương mại thế giới sau 18 tháng kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Hiệp định song phương về TRIPs này còn có những quy định cao hơn so với hiệp định TRIPs của WTO do đó còn có những cam kết của Việt Nam về bảo hộ tín hiệu vệ tinh trong vòng 30 tháng 3. Thương mại dịch vụ Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết tuân thủ các quy định của WTO về tối huệ quốc, đối xử quốc giá và các nguyên tắc trong pháp luật quốc giá.Bên cạnh đó, Việt Nam đòng ý cho phép các công ty và các cá nhân Mỹ đầu tư vào các thị trường của một loạt các lĩnh vực dịch vụ, bao gồm kế toán, quảng cáo, ngan hàng, máy tính, phân phối, giáo dục, bảo hiểm, luật và viễn thông. H ầu hết các cam kết về các lĩnh vực đó có lộ trình thực hiện sau 3 năm 14
- đến 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Cam kết của Việt nam trong 3 lĩnh vực dịch vụ lớn nhất của Mỹ: ngan hàng, bảo hiểm và viễn thông được nêu rõ dưới đây: D ịch vụ ngân hàng: Việt nam đồng ý thực hiện các biện pháp tự do hoá sau: Trong vòng 9 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng của Mỹ được phép thành lập liên doanh với các đối tác Việt Nam,trong đó phần vốn góp của Hoa Kỳ từ 30% đến 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau 9 năm , được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Bảo hiểm: theo hiệp định thương mại song phương, đối với các lĩnh vực bảo hiểm “bắt buộc” (bảo hiểm phương tiện và xây dựng), sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Việt nam sẽ cho phép các công ty Mỹ thành lập liên doanh, không hạn chế phần vốn góp củ Hoa Kỳ. Sau 6 năm cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Hoa kỳ. Đối với bảo hiểm nhân thọ và các lĩnh vực bảo hiểm “không bắt buộc” khác, sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cho phép thành lập các liên doanh có mức vốn góp tối đa của Mỹ là 50% vốn pháp định của liên doanh. Sau 5 năm kể từ khi thành lập, cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Hoa K ỳ. V iễn thông: theo hiệp định Thương mại song phương, đối với các dịch vụ viễn thông cao cấp (như internet, thư điện tử và voice mail), Việt N am sẽ cho phép thành lập các liên doanh sau 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, với mức vốn góp tối đa của Mỹ là 50% vốn pháp định của liên doanh. Dịch vụ internet có lộ trình thực hiện là 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản (như fax, điện thoại di động và các d ịch vụ vệ tinh), cho phép thành lập các liên doanh sau 4 năm kể từ khi H iệp định có hiệu lực với mức vốn góp của các công ty Mỹ khống chế ở mức 49% vốn pháp định của liên doanh. Đối với các dịch vụ điện thoại nội hạt, đường dài và quốc tế, cho phép thành lập các liên doanh sau 6 năm keert từ khi Hiệp định có hiệu lực với mức vốn góp của Hoa Kỳ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. V iệt Nam đồng ý sẽ xem xét việc nâng các mức 15
- hạn chế vốn góp của Hoa Kỳ khi tiến hành đánh giá Hiệp định trong 3 năm tới. 16
- 4. Đầu tư Liên quan đến đầu tư, Thương m ại Hoa Kỳ – Việt Nam có các bảo đảm về đối xử tối hệu quốc, đối xử quốc gia, minh bạch và bảo vệ trong trường hợp tước quyền sở hữu. Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết tiến hành những thay đổi sau trong cơ chế đầu tư của mình: Tẩm định đầu tư: Hiện tại các công ty nước phải được chính phủ đồng ý cho phép đầu tư tai Việt Nam. Theo Hiệp định Thương mại song phương nay, việc them định dự án sẽ được xoá bỏ đối với hầu hết các lĩnh vực trong vòng 2, 6 hoặc 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Tuỳ thuộc vào lĩnh vực có liên quan. Chuyển đổi lợi nhuận ra ngoại tệ: Hiện tại, các doanh nghiệp Việt N am được tự do hơn so với các công ty nước ngo ài đa quốc gia trong việc vận chuyển lợi nhuận thu được tại Việt Nam ra ngoại tệ. Ngân hàng Nhà nước V iệt Nam có quyền thông qua việc chuyển đổi ra ngoại tệ thay mặt các công ty nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước không cho phép các doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi ngoại tệ (2). Theo Hiệp định Thương mại Song phương, các công ty đa quốc gia của nước ngoài sẽ có quyền đ ược chuyển lợi nhuận ra ngoại tệ giống như các công ty Việt Nam; tuy nhiên, đồng tiền Việt N am vẫn chưa phải đồng tiền tự do chuyển đổi. Ngưỡng vốn góp: hiện tại, vốn góp của Hoa Kỳ trong liên doanh ít nhất phải chiếm 30% vốn pháp định của liên doanh. Yêu cầu này sẽ được loại bỏ trong sau 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Các yêu cầu về nhân sự đối với liên doanh: Hiện tai, Việt Nam yêu cầu một số thành viên hội đồng quản trị nhất định phải là người Việt nam và yêu cầu một số loại quyết định nhất định phải nhận được sự đồng thuận (theo đó dành quyền phủ quyết cho các thành viên Việt Nam trong hội đồng quản trị). Theo hiệp định thương mại song phương, Trong vòng 3 năm Việt nam sẽ cho phép các công ty đa quốc gia của Mỹ có quyền lựa chọn các chức vụ lãnh đạo cao cấp mà không có hạn chế về quốc tịch. 17
- Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs): Việt Nam đồng ý trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực sẽ xoá bỏ tất cả các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) không phù hợp với quy định của WTO. Ví dụ như các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá. 5. Tính minh bạch V iệt Nam đồng ý thực hiện một cơ chế thương mại ho àn toàn minh bạch bằng cách cho phép góp ý kiến vào các dự thảo luật và quy định sẽ đảm bảo công khai trước tất cả các luật và các quy đ ịnh đó. Bằng cách công bố tất cả các văn bản đó và cho phép công dan và các công ty Mỹ có quyền khiếu nại các quy định đó. H iệp định thương m ại Song phương có kết cấu gồm 7 chương và 8 phụ lục chính như sau: Chương 1: Thương m ại hàng hoá Chương 2: Quyền sở hữu trí tuệ Chương 3: Thương m ại dịch vụ Chương 4: Phát triển quan hệ đầu tư Chương 5: Tạo thuận lợi cho kinh doanh Chương 6: Các quy định liên quan tới tính minh bạch Chương 7: Những điều khoản chung Các phụ lục Phụ lục A – Việt Nam Phụ lục B – Việt Nam Phụ lục B1 – H ạn chế số lượng nhập khẩu – sản phẩm Phụ lục B2 – H ạn chế số lượng xuất khẩu Phụ lục B3 – H àng hoá cấm nhập khẩu Phụ lục B4 - Hàng hoá cấm xuất khẩu Phụ lục C – Việt Nam Phụ lục C1 – H àng hoá nhập khẩu thuộc diện điều chỉnh của cáborquy định về thương mại Nhà nước và lịch trình loại bỏ 18
- Phụ lục C2 - Hàng hoá xuất khẩu thuộc diện điều chỉnh của cáborquy định về thương mại Nhà nước và lịch trình loại bỏ Phụ lục D – V iệt Nam – lịch trình lo ại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền phân phối Phụ lục D1 – Lịch trình loại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền phân phối Phụ lục D2 - Lịch trình loại bỏ hạn chế về quyền kinh doanh xuất khẩu Phụ lục E – V iệt Nam – Thuế nhập khẩu nông sản, thuế xuất khẩu sản phẩm công nghiệp Phụ lục F – Phụ lục về dịch vụ tài chính, phụ lục về di chuyển thể nhân, phụ lục về viễn thông và tài liệu tham chiếu về viễn thông. Phụ lục G – Hoa K ỳ, Việt Nam - Bảng lộ trình cam kết thương mại dịch vụ cụ thể. Phụ lục H – Việt Nam, Hoa Kỳ Phụ lục I – D anh mục minh hoạ các biện pháp đầu tư liên quan đ ến thương m ại (TRIMs). 1.3.2 Thay đổi của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ khi Việt Nam gia nhập WTO Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006 vừa qua, mối quan hệ của Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung có nhiều thay đổi lớn. Cũng theo đó Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng có nhiều điểm khác biệt so với trước đây, cụ thể như sau: - V iệt Nam sẽ không áp dụng biện pháp trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản sang các nước nhập khẩu trong đó có Mỹ. - Về quyền kinh doanh (quyền xuất nhập khẩu hàng hoá): Việt Nam đồng ý cho các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hoá như người Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO, trừ một số mặt hàng thuộc danh mục thương m ại Nhà nước (như xăng d ầu, thuốc lá điếu, xì 19
- gà, băng đĩa hình, báo chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ chi phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm). - Việt Nam đồng ý cho phép các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt N am. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là q uyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất khẩu. Trong mọi trường hợp, Doanh nghiệp và các cá nhân Mỹ sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy đ ịnh để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với các sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo, tạo chí… - Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu, Việt Nam đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, Việt Nam đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu kể từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên chỉ có doanh nghiệp nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập khẩu áp dụng cho các mặt hàng này là rất cao. Với ô tô cũ, Việt Nam cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không qua 5 năm. - Về cam kết thực hiện minh bạch hoá, ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phậm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời gian dành cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Việt Nam cũng cam kết sẽ công bố các văn bản luật trên các tạp chí, trang thông tin điện tử của bộ, ngành. - Một số cam kết khác: thuế xuất khẩu, Việt Nam chỉ cam kết giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm khác. - Mỹ sẽ bãi b ỏ hạn ngạch dệt may cho các nước là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Như vậy kể từ tháng 11 năm 2006 Việt Nam sẽ không phải chịu hạn ngạch dệt may từ Hoa kỳ nữa (riêng trường hợp ta vi 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
108 p | 474 | 142
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay
130 p | 319 | 97
-
Luận văn: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất nhập khẩu
76 p | 247 | 87
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận của việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp
54 p | 517 | 82
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam
88 p | 311 | 82
-
Luận văn Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là Người dân tộc khmer ở tỉnh trà vinh
120 p | 319 | 77
-
LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của
93 p | 322 | 75
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh
105 p | 318 | 74
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận về kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
28 p | 368 | 69
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Nghệ An
133 p | 233 | 65
-
Luận văn: Cơ sở lý luận đổi mới quản lý luật sư ở Việt Nam hiện nay
97 p | 286 | 64
-
Luận văn:Cơ sở lý luận chung về quản trị nguyên liệu và các giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn
100 p | 224 | 58
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người Dân tộc thiểu số của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên
109 p | 148 | 28
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức bộ máy văn phòng tỉnh U Đôm Xay ở CHDCND Lào
92 p | 181 | 28
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận đổi mới tổ chức hải quan theo mô hình hải quan hiện đại ở Việt Nam hiện nay
88 p | 158 | 26
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
28 p | 102 | 24
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận cho việc phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
18 p | 120 | 23
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ
16 p | 136 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn