Luận văn - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ
lượt xem 81
download
Chưa bao giờ vấn đề thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời sự được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay. Nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức, hàng trăm bài báo và cả những trang website thường xuyên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ
- Luận văn Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ L ời nói đầu Chưa bao giờ vấn đề thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời sự được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay. Nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức, hàng trăm bài báo và cả những trang website thường xuyên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Một trong những khía cạnh được đề cập nhiều nhất có lẽ là tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị mất thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường nước ngoài, đặc biệt ở thị trường Hoa Kỳ. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt các vụ tranh chấp thương hiệu gần đây như cuộc chiến Catfish giữa các nhà xuất khẩu cá Tra, cá Basa Việt Nam với Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) về việc sử dụng thương hiệu “Catfish” cho các loại cá nói trên của Việt N am nhập khẩu vào Mỹ; cuộc chiến của Trung Nguyên đòi lại thương hiệu từ chính đối tác là Rice Field Corp do họ đã đăng ký nhãn hiệu này trước tại Mỹ; các nhãn hiệu Vinataba, Vinatea đều đã b ị đăng ký sở hữu tại nhiều nước trong đó có Mỹ. N hững sự kiện đó xảy ra ngay khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và bắt đầu được triển khai đã nhấn mạnh với chúng ta rằng: Hiệp định có thể mở ra nhiều cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, song cũng là khởi đầu của nhiều thách thức mới. Làm ăn với một đối tác đầy tiềm năng nhưng cũng khó lường như Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Bài học kinh nghiệm đắt giá đầu tiên mà một số doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ, đó là bài học về đăng ký b ảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Thực tiễn đó khiến chúng ta phải đặt ra câu 2 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ hỏi: Làm thế nào để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ? N hận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đăng ký b ảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. N goài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được bố cục thành 3 chương: C hương I: Nhãn hiệu hàng hoá và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại quốc tế C hương II: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ C hương III: G iải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Giảng viên - ThS. Phạm Thị Mai Khanh, người đ ã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu để hoàn thành khoá luận. Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập và khả năng của người viết, nội dung khoá luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo cùng sự góp ý của các bạn. 3 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ CHƯƠNG I NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ VÀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ 1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá Trong thương mại quốc tế hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ được lưu thông. Mỗi loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ lại đ ược nhiều hãng, nhiều công ty của nhiều nước khác nhau trên thế giới sản xuất ra, và mỗi loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ này lại có những chất lượng rất không giống nhau. Tuy vậy, người tiêu dùng trên thế giới lại có thể phân biệt được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của những công ty khác nhau căn cứ vào nhãn hiệu hàng hoá của sản phẩm hàng hoá d ịch vụ đó. Thí dụ, ô tô là mặt hàng được nhiều công ty của nhiều nước sản xuất, nhưng người tiêu dùng có thể phân biệt được chất lượng của từng loại ô tô mang các thương hiệu khác nhau và xác định được chủng loại xe nào là phù hợp với nhu cầu của mình. Nhãn hiệu hàng hoá chính là chỉ dẫn ban đầu giúp người tiêu dùng phân biệt đ ược sản phẩm hàng hoá dịch vụ của những nhà sản xuất kinh doanh khác nhau và đánh giá được phần nào chất lượng của sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Vậy nhãn hiệu hàng hoá là gì? 1.1 Định nghĩa nhãn hiệu hàng hoá 4 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ Trong thực tế, mỗi quốc gia trên thế giới đều có quy định khác nhau về nhãn hiệu hàng hoá. Tuy vậy, khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển, chu kỳ sống của hàng hoá d ịch vụ bị rút ngắn lại dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều những hàng hoá dịch vụ mới với những chất lượng khác nhau thì những tranh chấp, xung đột giữa các công ty liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế những tranh chấp, xung đột đó cần phải có những quy định thống nhất về nhãn hiệu hàng hoá trên phạm vi toàn thế giới. Tại vòng đ àm phán Uruguay của GATT (tiền thân của tổ chức WTO) đã thông qua Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) đ ược ký kết vào ngày 15 /04/1994 và b ắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong Hiệp định TRIPS, các quốc gia trên thế giới đã tiến tới một thoả thuận chung nhất về nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại quốc tế. Theo Hiệp định này thì nhãn hiệu hàng hoá được coi là đối tượng có khả năng bảo hộ là: "bất kỳ một dấu hiệu, hoặc sự kết hợp nào của những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của những doanh nghiệp khác. Những dấu hiệu đó (có thể là những ký tự đặc biệt như tên người, chữ cái, chữ số, yếu tố hình và sự kết hợp màu sắc cũng như sự kết hợp bất kỳ của nh ững dấu hiệu đó) có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá". (Trích K hoản 1 Điều 15 Mục 2 Hiệp định TRIPS). Do đó, nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ một dấu hiệu nào hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp khác. Dấu hiệu có thể là chữ số, chữ cái, tên người, yếu tố hình và sự kết hợp màu sắc. Cũng trên tinh thần của Hiệp định TRIPS, tại Điều 785 Mục I Chương II Phần VI của Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 đã ghi rõ: “Nhãn hiệu hàng hoá 5 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Theo Luật Lanham Act (Mỹ) thì nhãn hiệu hàng hoá bao gồm từ ngữ, tên, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó nhằm phân biệt hàng hoá của một người cung cấp với hàng hoá của những người cung cấp khác. Nhãn hiệu hàng hoá có th ể được áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ và nh ững nhãn hiệu xác nhận nguồn gốc, chất lượng, độ nguyên chất nếu chúng thoả mãn các yêu cầu của một nhãn hiệu (certification marks). N hư vậy, luật của các nước đều thống nhất rằng nhãn hiệu hàng hoá bao gồm cả tên nhãn hiệu (brand name) và dấu hiệu của nhãn hiệu (brand mark)1. Tên nhãn hiệu là b ộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc đ ược như: “Dove”, “Tiger”... Còn dấu hiệu của nhãn hiệu là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được, những không thể đọc được, ví dụ như biểu tượng, hình vẽ, màu sắc, hay kiểu chữ đặc thù. Ví dụ như hình ảnh con chim bồ câu là biểu tượng cho sản phẩm Dove, con hổ vàng là biểu tượng cho bia Tiger hay hình ảnh ba hình thoi chụm vào nhau là biểu tượng cho ô tô của hãng Mitsubishi... Việc gắn tên nhãn hiệu hiện nay đã phổ biến rộng rãi đ ến mức hầu như bất kỳ hàng hoá nào cũng đều có nhãn hiệu. Ngoài ra, các nước còn có xu hướng mở rộng việc bảo hộ đối với các yếu tố cấu thành nhãn hiệu nhằm nâng cao tính khác biệt của sản phẩm đến mức tối đa có thể. Bất kỳ một đặc trưng nào của sản phẩm tác động vào giác quan của người tiêu dùng cũng có thể được coi là một phần của nhãn hiệu, miễn là chúng có tính phân biệt. Do đó, ngoài tên nhãn hiệu, dấu hiệu nhãn hiệu thì tiếng động, mùi vị riêng biệt 1 Theo: “Marketing căn bản - Marketing essentials” , Philip Kotler. Nhà xuất bản Thống kê, 2002. 6 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ của sản phẩm cũng có thể được đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc lưu trữ, đối chiếu, kiểm tra khi xảy ra tranh chấp. 1.2 Phân biệt nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu thương mại và thương hiệu Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương m ại quốc tế (International Trademark Association) thì: “Nhãn hiệu thương mại (trademark) bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kỳ sự kết hợp nào giữa những yếu tố trên được dùng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc của người bán với nhau và để xác định nguồn của hàng hoá đó”. N hư vậy, khi hàng hoá được lưu thông trên thị trường thì nhãn hiệu hàng hoá trở thành nhãn hiệu thương mại. Nếu nhãn hiệu thương mại được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng nhãn hiệu thương mại đó dưới sự bảo hộ của luật pháp. Điều đó có nghĩa là người chủ sở hữu có thể sử dụng, chuyển nhượng, hoặc bán nhãn hiệu thương mại, hay nói cách khác thì chủ sở hữu có thể định giá đối với nhãn hiệu thương mại của mình. Với ý nghĩa đó, khái niệm thương hiệu của hàng hoá ra đời và được hiểu là nhãn hiệu hàng hoá sau khi đã được thương mại hoá, đ ược mua bán trên thị trường. Khi đó, nhãn hiệu sẽ được gắn thêm biểu tượng đ (registered trademark - nhãn hiệu thương m ại đã được đăng ký). N goài khía cạnh thương m ại, thương hiệu của một sản phẩm còn bao hàm nhiều giá trị khác bởi thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, uy tín và giá trị đằng sau một cái tên, một cái logo của doanh nghiệp. Do vậy, thương hiệu có thể là bất cứ cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận diện dễ dàng và khác biệt hoá với các sản phẩm cùng loại. 7 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ Thông thường, người ta dùng từ trademark để gọi chung cho nhãn hiệu TM thương mại hàng hoá (trademark - ) và nhãn hiệu thương m ại dịch vụ SM (servicemark - ). 2. Một số loại nhãn hiệu hàng hoá H iện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra một bảng phân loại nhãn hiệu hàng hoá một cách đầy đủ với ranh giới xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có thể kể ra đây một số loại nhãn hiệu hàng hoá điển hình nhất: 2.1 Nhãn hiệu liên kết Theo quy định tại Khoản 8 Đ iều 2 Nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 63/1996/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp thì nhãn hiệu liên kết đ ược hiểu là “các nhãn hiệu hàng hoá tương tự nhau do cùng một chủ thể đăng ký để dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự nhau hay có liên quan đ ến nhau, và các nhãn hiệu hàng hoá trùng nhau do cùng một chủ thể đăng ký để d ùng cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”. 2.2 Nhãn hiệu tập thể N ghị định 63/1996/NĐ -CP đã quy đ ịnh như sau: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu hàng hoá được tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng, trong đó mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định.” H iệp định thương mại Việt - Mỹ cũng nêu lên rằng nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng chung cho các thành viên của một tổ chức, một nhóm, ví dụ như Saigon Times Group hay Coop Mart,... 2.3 Nhãn hiệu nổi tiếng “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho những sản phẩm, dịch vụ có uy tín làm cho nhãn hiệu đó được biết đến rộng 8 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ rãi”. (Khoản 10 Điều 2 Nghị định 06/2001/NĐ-CP). Đ ịnh nghĩa nêu trên không quy định rõ ràng căn cứ xác định “biết đến rộng rãi”. Luật pháp quốc tế và Luật của các nước trên thế giới cũng không có các tiêu chuẩn mang tính “công thức” để xác định nhãn hiệu nổi tiếng. Trên thực tế, để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, phải xem xét từng trường hợp cụ thể dựa trên nhiều căn cứ khác nhau như thời điểm nhãn hiệu được đăng ký, giá trị thương m ại của nhãn hiệu, thị phần của nhãn hiệu,... K hoản 6 Điều 6 trong Hiệp định thương m ại Việt- Mỹ cũng đ ã đề cập đến vấn đề này như sau: “Để xác định một nhãn hiệu hàng hoá có phải là nổi tiếng hay không phải xem xét đến sự hiểu biết về nhãn hiệu hàng hoá đó trong bộ phận công chúng có liên quan, gồm cả sự hiểu biết đạt được trong lãnh thổ của Bên liên quan do kết quả của hoạt động khuếch trương nhãn hiệu hàng hoá này. Không Bên nào được yêu cầu rằng sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá phải vượt ra ngoài bộ phận công chúng thường tiếp xúc với hàng hoá ho ặc dịch vụ liên quan ho ặc yêu cầu rằng nhãn hiệu hàng hoá đó phải đ ược đăng ký”. Tuy vậy, khái niệm “bộ phận công chúng có liên quan” lại chưa được nêu rõ trong Hiệp định này. 2.4 Nhãn hiệu chứng nhận H iện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện một loại nhãn hiệu mới là nhãn hiệu chứng nhận. Khái niệm nhãn hiệu chứng nhận đ ã được công nhận là nhãn hiệu do người chủ sở hữu cho phép người khác dùng, chẳng hạn như nhãn hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. 3. Điều kiện đối với các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá N hãn hiệu của một hàng hoá, dịch vụ là tên gọi tượng trưng của hàng hóa dịch vụ đó. Cách thiết kế nhãn hiệu cho một loại hàng hoá dịch vụ rất phong phú. Không thể kể hết được các loại hình của các loại nhãn hiệu, song điều đó không có nghĩa là cấu tạo của nhãn hiệu có thể tùy tiện. 9 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ 3.1 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ Phù hợp với tập quán thương mại quốc tế, trong Khoản 1 Đ iều 6 Nghị định 63/1996/NĐ-CP đã quy định rõ các dấu hiệu được công nhận dùng làm nhãn hiệu hàng hoá nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây: a) được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết; b) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang đ ược bảo hộ tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia); c) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nêu trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đã nộp cho Cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn (kể cả các đơn về nhãn hiệu hàng hoá được nộp theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia); d) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đ ình chỉ vì nhãn hiệu hàng hoá không được sử dụng theo quy định tại điểm c) e) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng (theo điều 6 bis Công ước Pari) ho ặc với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi; f) không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương m ại được bảo hộ với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ; 10 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ g) không trùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn; h) không trùng với một hình tượng, nhân vật đ ã thuộc quyền tác giả của người khác trừ trường hợp được người đó cho phép. 3.2 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá không được bảo hộ K hoản 2 Điều 6 Nghị định 63/1996/NĐ-CP đ ã quy định những dấu hiệu sau không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu hàng hoá: a) d ấu hiệu không có khả năng phân biệt, như các hình và hình hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ, chữ nước ngo ài thuộc ngôn ngữ không thông dụng trừ trường hợp các dấu hiệu này đ ã đ ược sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi; b) dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; c) d ấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ; d) dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ; e) dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra, dấu bảo hành ... của Việt Nam, nước ngoài cũng như của các tổ chức quốc tế; g) dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngo ài nếu không đ ược các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép. 11 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ 4. Chức năng, vai trò của nhãn hiệu hàng hoá 4.1 Đối với người tiêu dùng Mục tiêu của việc xây dựng nhãn hiệu là nhằm tạo dựng lòng tin và sự chung thủy của khách hàng đ ối với các sản phẩm của công ty. Vậy nhãn hiệu hàng hoá có vai trò như thế nào đối với người tiêu dùng? V ới người tiêu dùng, nhãn hiệu hàng hoá xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm2. Nhãn hiệu hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt đối với khách hàng. Nhờ những kinh nghiệm đối với một sản phẩm và chương trình tiếp thị của sản phẩm đó qua nhiều năm, khách hàng biết đến các nhãn hiệu. Họ tìm ra được nhãn hiệu nào thoả m ãn được nhu cầu của mình còn nhãn hiệu nào thì không. Kết quả là, các nhãn hiệu là một công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hoá đối với quyết định mua sản p hẩm của khách hàng (xem Hình 1). Đây chính là điều quan Tìm kiếm Đánh giá Quyết Nhận thức Hành vi sau thông tin định vấn đề khi mua các lựa chọn mua Hình 1: Chu trình ra quyết định mua sắm của khách hàng trọng nhất mà một thương hiệu cũng như công ty được gắn với thương hiệu đó cần vươn tới. N ếu khách hàng nhận ra một nhãn hiệu và có một vài kiến thức về nhãn hiệu đó, họ không phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm, xử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm. Như vậy, từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm. Dựa 2 Theo: “Tạo dựng và quản trị thương hiệu. Danh tiếng -Lợi nhuận” - Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2003 12 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ vào những gì họ đã biết về nhãn hiệu - chất lượng, đặc tính của sản phẩm... - khách hàng hình thành những giả định và kỳ vọng có cơ sở về những gì mà họ còn chưa biết về nhãn hiệu. Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng có thể đ ược xem như một kiểu cam kết hay giao kèo. Khách hàng đặt niềm tin và sự trung thành của mình vào thương hiệu và ngầm hiểu rằng bằng cách nào đó, thương hiệu sẽ đáp lại và mang lại lợi ích cho họ thông qua tính năng hợp lý của sản phẩm, giá cả phù hợp, các chương trình tiếp thị, khuyến mại và các hỗ trợ khác. Nếu khách hàng nhận thấy những ưu điểm và lợi ích từ việc mua thương hiệu cũng như họ cảm thấy thoả mãn khi tiêu thụ sản phẩm thì khách hàng có thể tiếp tục mua sản phẩm thương hiệu đó. Thực chất, các lợi ích này được khách hàng cảm nhận một cách rất đa dạng và phong phú. Các thương hiệu có thể xem như một biểu tượng mà khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân. Một số thương hiệu gắn liền với một con người hoặc một mẫu người nào đó để phản ánh những giá trị khác nhau hoặc những nét khác nhau. Do vậy tiêu thụ sản phẩm được gắn với những thương hiệu này là một cách để khách hàng có thể giao tiếp với những người khác, thậm chí với chính bản thân họ - tuýp người mà họ đang hoặc muốn trở thành. Chẳng hạn, các khách hàng trẻ tuổi trở nên sành điệu, hợp mốt hơn trong các sản phẩm của Nike, với một số người khác lại mong muốn hình ảnh một thương nhân năng động và thành đạt với chiếc xe Mercedes đời mới,... Thương hiệu còn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu những đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm tới người tiêu dùng. Các nhà nghiên cứu đã phân loại các sản phẩm và các thuộc tính hoặc các lợi ích kết hợp của chúng thành ba loại chính: hàng hoá tìm kiếm, hàng hoá kinh nghiệm và hàng hoá tin tưởng. 13 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ V ới hàng hoá tìm kiếm, các thuộc tính của sản phẩm có thể đ ược đánh giá qua sự kiểm tra bằng mắt (Ví dụ: sự cứng cáp, kích cỡ, m àu sắc, kiểu dáng, trọng lượng, và thành phần cấu tạo của một sản phẩm...) V ới hàng hoá kinh nghiệm, các thuộc tính của sản phẩm không thể dễ dàng đánh giá bằng việc kiểm tra, mà việc thử sản phẩm thật và kinh nghiệm là cần thiết (Ví dụ: độ bền, chất lượng dịch vụ, độ an toàn, dễ dàng xử lý hoặc sử dụng...) V ới hàng hoá tin tưởng, các thuộc tính của sản phẩm rất khó có thể biết được (Ví dụ: chi trả bảo hiểm...) Do việc đánh giá, giải thích các thuộc tính và lợi ích của sản p hẩm là hàng hoá kinh nghiệm và hàng hoá tin tưởng rất khó nên các thương hiệu có thể là dấu hiệu đặc biệt quan trọng về chất lượng và các đặc điểm khác để người tiêu dùng nhận biết rõ ràng hơn. Thương hiệu có thể làm giảm các loại rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm như: Rủi ro chức năng: Sản phẩm không được như mong muốn. Rủi ro vật chất: Sản phẩm đe dọa sức khỏe hoặc thể lực của người sử dụng hoặc những người khác. Rủi ro tài chính : Sản phẩm không tương xứng với giá đã trả. Rủi ro xã hội: Sản phẩm không phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng, ho ặc chuẩn mực đạo đức xã hội. Rủi ro tâm lý: Sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người sử dụng. Rủi ro thời gian : Sản phẩm không như mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm sản phẩm khác. Mặc dù khách hàng có những cách khác nhau để xử lý những rủi ro này, nhưng chắc chắn có một cách m à họ sẽ chọn, đó là chỉ mua những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương hiệu mà họ đã có những kinh nghiệm tốt 14 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ trong quá khứ. Vì vậy, thương hiệu có thể là một công cụ xử lý rủi ro rất quan trọng (xem thêm Hộp 1). N hư vậy, với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu là có thể làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về các sản phẩm. Sản phẩm giống hệt nhau có thể được khách hàng đánh giá khác nhau tùy thuộc vào sự khác Hộp 1: Tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hoá đối với khách hàng và nhà sản xuất Khách hàng Xác định nguồn gốc xuất x ứ của sản phẩm Quy trách nhiệm cho nhà sản xuất sản phẩm Giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng Tiết kiệm chi phí tìm kiếm Khẳng định giá trị bản thân Yên tâm v ề chất lượng Nhà sản xuất Công cụ để nhận diện và khác biệt hoá sản phẩm Là phương tiện bảo v ệ hợp pháp các lợi thế và đặc điểm riêng có của sản phẩm Khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng Đưa sản phẩm ăn sâu vào tâm trí khách hàng Là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh Là nguồn gốc của lợi nhuận biệt và uy tín của thương hiệu hoặc các thuộc tính của sản phẩm. Với người tiêu dùng, thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống của họ trở nên thuận tiện và phong phú hơn. 15 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ 4.2 Đối với doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, thương hiệu đóng những vai trò quan trọng. V ề cơ bản, thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đ ơn giản hóa việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc sản phẩm cho công ty. Về mặt hoạt động, thương hiệu giúp tổ chức kiểm kê, tính toán và thực hiện các ghi chép khác. Thương hiệu đã được bảo hộ cho phép các doanh nghiệp bảo vệ hợp pháp những đặc điểm và/ho ặc hình thức đặc trưng, riêng có của sản phẩm. Đ iều đó đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể đầu tư m ột cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ một tài sản đáng giá. N goài việc mang lại cho sản phẩm những đặc điểm và thuộc tính riêng có thể phân biệt với các sản phẩm khác, thương hiệu cũng có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của sản phẩm. Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu cho phép các doanh nghiệp dự báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa, nó tạo nên một rào cản, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khác muốn xâm nhập thị trường. Mặc dù các quy trình sản xuất và thiết kế sản phẩm có thể dễ dàng bị sao chép lại, nhưng những ấn tượng ăn sâu trong đầu người tiêu dùng qua nhiều năm về sản phẩm thì không thể dễ dàng sao chép lại như vậy. Về khía cạnh này, thương hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, là tài sản vô giá đối với các doanh nghiệp. Chính vì thế, các công ty và các tập đoàn lớn trên thế giới đều đ ưa ra khẩu hiệu: “The Brand’s the Thing” - “Có thương hiệu là có tất cả”. 4.3 Đối với quốc gia K hi nói đến Thuỵ Sỹ, người ta nghĩ ngay đến đồng hồ, nói đến Nhật Bản người ta nghĩ ngay đến Sony, Honda, Toyota mặc dù đồng hồ không phải là tất cả nước Thuỵ Sỹ cũng như Sony, Honda, Toyota không phải là tất cả nước N hật. Như vậy, việc xây dựng thương hiệu không chỉ thúc đẩy sản phẩm của 16 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ doanh nghiệp m à còn góp phần tạo nên diện mạo quốc gia. Những thương hiệu mạnh đã quảng bá hình ảnh và trình độ phát triển của nước Nhật, Thuỵ Sỹ,... đến toàn thế giới . N hững thương hiệu mạnh sẽ đóng vai trò sứ giả để sản phẩm các quốc gia chiếm lĩnh thị trường thế giới, tạo nên những b ước đệm vững chắc góp phần đưa đ ất nước hội nhập kinh tế quốc tế. II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Sự hình thành và phát triển hệ thống luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá N hư đã đ ề cập ở trên, thương hiệu là một tài sản vô hình có giá trị của doanh nghiệp.Việc sử dụng đúng đắn chức năng của thương hiệu theo đúng pháp luật sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, mọi việc không hoàn toàn diễn ra một cách lành mạnh như vậy. Để đạt đ ược lợi nhuận nhanh chóng và bằng chi phí rẻ nhất, người ta đã làm giả, hoặc làm nhái theo các thương hiệu được ưa chuộng, mặc dù các loại này có chất lượng thấp hơn hàng thật, thậm chí hoàn toàn không có chức năng sử dụng. Điều này đã xảy ra từ xa xưa, khi b ắt đầu xuất hiện việc trao đổi hàng hoá trên trái đất và cùng với sự phát triển của xã hội, tệ nạn đó ngày càng phát triển về quy mô và độ tinh vi. Các vụ tranh chấp, kiện cáo về nhãn hiệu tại các tòa án ngày càng nhiều. Ban đ ầu, vấn đề mà các toà án cần phải phán quyết là quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thuộc về ai. Trong các trường hợp này, nguyên tắc thường đ ược áp dụng là: quyền sở hữu sẽ thuộc về người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó. Để xác định ai là người sử dụng đầu tiên, các toà án lập sổ ghi nhãn hiệu hàng hoá. Lúc đầu các sổ đó chỉ dùng để theo dõi các nhãn hiệu bị tranh 17 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ chấp, sau đó ghi các nhãn hiệu khác chưa bị tranh chấp để đề phòng các tranh chấp sẽ có trong tương lai. Cuối cùng ngay cả các nhãn hiệu chưa được sử dụng nhưng chủ nhãn hiệu có ý định sử dụng cũng được ghi nhận vào sổ. Sổ theo dõi nhãn hiệu hàng hoá dần dần trở thành sổ đăng bạ nhãn hàng, từ đó hình thành phương thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại toà án (thường gọi là “Nhãn hiệu trình toà”). Tuy nhiên, lúc đó việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá như vậy được thực hiện theo thông lệ chứ không theo quy định của một văn bản pháp luật nào. Luật nhãn hiệu hàng hoá đầu tiên dược hình thành tại Pháp năm 1857. Tiếp theo là các nước: Italia (1868), Anh (1875), Bỉ (1879), Mỹ (1881), Đức (1894), Nga (1896) ... Đến nay hầu hết các nước đều đã có luật về nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật này chỉ điều chỉnh vấn đề bảo hộ thương hiệu trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Trong khi đó, việc tham gia thương mại quốc tế là một đòi hỏi tất yếu hiện nay đối với các doanh nghiệp muốn vươn xa và chiếm lĩnh thị trường. Điều đó không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà còn cho các quốc gia trong việc kiểm soát việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Trước thực tế đó, các Điều ước quốc tế và Điều ước khu vực lần lượt được ra đời như: Công ước Paris, Thoả ước Madrid, Nghi định thư Madrid, Q uy chế thiết lập nhãn hiệu thương mại cộng đồng Châu Âu... Một mặt, đó là những căn cứ pháp lý cơ sở để xây dựng và hoàn chỉnh luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở các nước thành viên, nhưng quan trọng hơn, đó là những đóng góp để tạo dựng một Hệ thống đăng ký nhãn hiệu trong thương mại quốc tế, từ đó thúc đẩy tiến trình hội nhập và hình thành nên một thị trường toàn cầu. 2. Tác dụng của việc đăng ký nhãn hiệu trong thương mại quốc tế 2.1 Đối với các doanh nghiệp thương mại nói chung 18 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ 2.1.1 Chống lại hành vi giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh Động cơ làm giàu bất hợp pháp, kiến thức pháp luật hạn chế cộng với những kẽ hở trong khung pháp luật đã d ẫn đến một thực tế: Hàng giả hầu như đã len lỏi vào tận các ngóc ngách của xã hội hay nói cách khác là không có lĩnh vực nào, ngành hàng nào mà không có đồ giả. Ngay khi một hàng hoá có uy tín nhất định trên thị trường thì lập tức xuất hiện một loạt các thương hiệu tương tự, na ná nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Không chỉ vậy, nhiều khi các đối thủ cạnh tranh còn sao chép toàn bộ thương hiệu, cả nhãn sản phẩm của doanh nghiệp để gắn lên hàng hoá của họ. Không chỉ những hàng hoá tiêu dùng thông thường bị làm giả, còn nhiều thứ giả khác mà hậu quả gây ra cho người tiêu dùng khó lường hết được như dược phẩm, thực phẩm, vật liệu xây dựng,... Các loại hàng giả đó xuất hiện trong mọi lĩnh vực của hoạt động thương mại, từ sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trong nước đến hàng hoá xuất nhập khẩu. H iện nay, nạn làm hàng giả đang chiếm tỷ lệ lớn, tới 5- 7% giá trị thương mại to àn cầu, hàng năm gây thiệt hại về mặt kinh tế khoảng 2-3 tỷ Euro3. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục quản lý thị trường, cứ một mặt hàng mới ra đời sẽ có 10 mặt hàng cùng loại trên thị trường xuất hiện với mẫu mã giống hệt hoặc tương tự như thế với chất lượng kém hơn và đương nhiên giá cả cũng thấp hơn giá của hàng chính hiệu. Không chỉ có các sản phẩm hàng hoá b ị làm giả mà ngay cả sản phẩm dịch vụ cũng bị làm giả. Theo ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Mai Linh cho biết “sự xuất hiện của hãng giả taxi Mai Linh" đ ã khiến hãng bị thiệt hại tới 2,7 tỷ đồng trong một năm. Không riêng taxi Mai Linh mà nhiều hãng taxi có uy tín khác cũng bị treo biển giả như Festival, Vina, Saigon Tourist,... 3 Theo: “Hội thảo về thực thi quyền Sở hữu trí tuệ” tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: 27/05/2002- 31/05/2002. 19 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ N ạn hàng giả ngày càng trở thành nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, là một trong những thách thức lớn trên con đường khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trước tình hình đó, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chính là công cụ hiệu quả để chống lại hành vi giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh. Một nhãn hiệu hàng hoá đã được pháp luật công nhận bảo hộ sẽ cho phép doanh nghiệp căn cứ vào các công cụ pháp lý có liên quan để bảo vệ quyền lợi của mình, ngăn chặn có hiệu quả hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ. Vì vậy, để tránh rơi vào tình trạng “ mất bò mới lo làm chuồng”, hay việc đổ tiền bạc, thời gian cho các vụ kiện tụng, các doanh nghiệp hãy biến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại thành việc làm đầu tiên mỗi khi có ý đ ịnh gây dựng một nhãn hiệu hay một mặt hàng nào đó bởi bảo hộ thương hiệu là bảo vệ chính mình. 2.1.2 Tạo khả năng độc quyền khai thác thương hiệu N guyên tắc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh. Do đó, một khi chủ sở hữu đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu thì họ sẽ có quyền gắn nhãn hiệu đó lên hàng hoá, bao bì, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh và quảng cáo nhãn hiệu của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, truyền hình, biển quảng cáo... Độc quyền khai thác nhãn hiệu tạo cho doanh nghiệp khả năng lập chiến lược phân phối và kiểm soát thị trường cho sản phẩm của mình một cách hợp lý. Tất cả những hoạt động này sẽ đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách trôi chảy, lành mạnh và đ ạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, việc bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá với nội dung đảm bảo tính độc quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ tạo cho doanh nghiệp tâm lý an toàn. Đồng thời, nó cũng khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng hoàn 20 Chử Thị Minh Hiếu - A9/K38/KTNT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Vật tư kỹ thuật Xi măng
77 p | 593 | 218
-
Luận văn: Thực Trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Kỹ Thương
74 p | 343 | 135
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC ở ngân hàng TMCP Kỹ Thươn
114 p | 141 | 40
-
Báo cáo Tổng hợp: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng”
171 p | 189 | 31
-
Luận văn: Báo cáo về công tác quản lý vốn tại Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội
30 p | 140 | 31
-
luận văn: Chủ nghĩa Mác - Lênin về xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa ở Việt Nam
45 p | 143 | 28
-
LUẬN VĂN: Thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, tất yếu tồn tại kinh tế nhiều thành phần
16 p | 119 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh cộng đồng LGBT trên báo in - Những khác biệt sau hai thập kỷ
119 p | 123 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo
158 p | 57 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi trên sóng truyền hình Đồng bằng sông Cửu Long
112 p | 38 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Bảo mật mạng bằng hệ thống IDS
24 p | 83 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 55 | 10
-
TIỂU LUẬN: Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước khi đổi mới thực tiễn
30 p | 103 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 48 | 8
-
Luận văn thạc sĩ Báo chí: Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo trong lĩnh vực quản lý xây dựng hiện nay
147 p | 39 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay
167 p | 34 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, nghiên cứu so sánh với pháp luật Hoa kỳ và Liên minh châu Âu
32 p | 29 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Thông tin thời luận về kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII trên báo điện tử
28 p | 53 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn