intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XNK LỬA VIỆT

Chia sẻ: Nguyen Lon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

91
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành gốm mỹ nghệ là một trong những ngành nghề truyền thống của Việt Nam. Việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ đã và đang đem lại cho Việt Nam một nguồn ngoại tệ đáng kể, đồng thời góp phần phản ánh nét văn hóa truyền thống của nhân dân ta. Ngày nay, những sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ,Hàn Quốc… và đang ngày càng chiếm được niềm tin của người tiêu dùng thị trường nước ngoài. Công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XNK LỬA VIỆT

  1. LUẬN VĂN: ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH XNK LỬA VIỆT
  2. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Ngành gốm mỹ nghệ là một trong những ngành nghề truyền thống của Việt Nam. Việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ đã và đang đem lại cho Việt Nam một nguồn ngoại tệ đáng kể, đồng thời góp phần phản ánh nét văn hóa truyền thống của nhân dân ta. Ngày nay, những sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ,Hàn Quốc… và đang ngày càng chiếm được niềm tin của người tiêu dùng thị trường nước ngoài. Công ty TNHH XNK Lửa Việt là một công ty có truyền thống lâu đời trong việc sản xuất gốm mỹ nghệ. Sự phát triển của công ty hiện nay cũng không nằm ngoài sự phát triển của ngành gốm Việt Nam. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của công ty có xu hướng ngày càng tăng. Sản phẩm gốm mỹ nghệ của công ty đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả những nước được xem là có yêu cầu đòi hỏi cao như Mỹ, Nhật, EU,Hàn Quốc... Việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ trong những năm qua đã mang lại cho công ty một nguồn ngoại tệ rất đáng kể, giúp tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Đồng thời, xuất khẩu gốm mỹ nghệ còn mang giá trị giao lưu văn hoá, giới thiệu truyền thống văn hoá dân tộc với bạn bè thế giới, từ đó góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác với bạn bè quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Tại thị trường Hàn Quốc, gốm mỹ nghệ của công ty đã và đang từng bước chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, với kim ngạch xuất khẩu gốm sang thị trường này trong những năm qua có xu hướng gia tăng. Hàn Quốc hiện đang trở thành thị trường xuất khẩu gốm mỹ nghệ lớn nhất của công ty. Sự phát triển của sản phẩm gốm mỹ nghệ của công ty trong thời gian qua là đáng khích nệ song nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty . Nếu so với tốc độ phát triển chung của ngành gốm sứ mỹ nghệ cả nước, thì trong những năm qua gốm sứ
  3. mỹ nghệ của công ty có sự phát triển khá chậm. Hiện tại, hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập cần phải được giải quyết. Song song đó, với sự cạnh tranh của thương mại quốc tế ngày càng trở nên gay gắt. Tại thị trường Hàn Quốc, ngành gốm mỹ nghệ của Việt Nam nói chung, của công ty TNHH XNK Lửa Việt nói riêng đang gặp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại tại các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonêxia... Do vậy, vấn đề làm thế nào để sản phẩm gốm mỹ nghệ của công ty có thể phát triển bền vững, đồng thời đẩy mạnh việc xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc là một trong những vấn đề khá bức thiết. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu, đánh giá ưu, nhược điểm của gốm mỹ nghệ công ty TNHH XNK Lửa Việt, tìm hiểu về nhu cầu thị trường Hàn Quốc đối với sản phẩm gốm, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản phẩm gốm mỹ nghệ vào thị trường này, em đã chọn đề tài “Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm gốm mỹ nghệ của công ty TNHH XNK Lửa Việt vào thị trường Hàn Quốc” là chuyên đề thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Phân tích thực trạng sản xuất và tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ của công ty trong thời gian qua, cụ thể trong giai đoạn 2006-2009 - Đánh giá ưu điểm, nhược điểm sản phẩm gốm mỹ nghệ của công ty TNHH XNK Lửa Việt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc.. - Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ của công ty sang thị trường Hàn Quốc đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm gốm mỹ nghệ của công ty TNHH XNK Lửa Việt - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng sản xuất, xuất
  4. khẩu gốm mỹ nghệ của công ty TNHH XNK Lửa Việt. Về thị trường, chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu về thị trường Hàn Quốc đối với sản phẩm gốm mỹ nghệ và đề xuất các giải pháp nhằm xuất khẩu sang thị trường này. + Về thời gian: Chuyên đề nghiên cứu về thực trạng sản xuất gốm mỹ nghệ của công ty TNHH XNK Lửa Việt, tình hình xuất khẩu mặt hàng này tại thị trường Hàn Quốc trong thời gian qua (cụ thể từ năm2006-2009) và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cho đến năm 2015. 4. Kết cấu chuyên đề bao gồm: Kết cấu nội dung bao gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH XNK Lửa Việt và thị trường Hàn Quốc - Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty TNHH XNK Lửa Việt sang thị trường Hàn Quốc thời gian 2006-2009 - Chương 3: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gốm mỹ nghệ của công ty TNHH XNK Lửa Việt sang thị trường Hàn Quốc đến năm 2015 Do còn những hạn chế về kiến thức chuyên môn và thời gian thực tập nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!
  5. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XNK LỬA VIỆT VÀ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC. I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XNK LỬA VIỆT 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH XNK Lửa Việt Công ty TNHH XNK Lửa Việt được thành lập ngày 15/5/1997. Thực hiện hạch toán nội bộ trong công ty, được sử dụng con dấu theo mẫu qui định và được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước. Trụ sở chính: 138 xóm 5, làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Công ty TNHH XNK Lửa Việt hoạt động kinh doanh theo phân công, phân cấp, theo điều lệ tổ chức và hoạt động công ty và qui chế tổ chức hoạt động của công ty do hội đồng quản trị công ty phê duyệt. Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng hoàn thiện và phát triển cả về hệ thống tổ chức đến phát triển hệ thống mạng lưới kinh doanh của mình ngày càng đạt hiệu quả cao. Luôn luôn vượt mức kế hoạch đặt ra đạt mức tăng trưởng hàng năm 105%. Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lửa Việt nhận được sự quan tâm của khách hàng từ khắp thế giới, là công ty hàng đầu ở Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu gốm sứ truyền thống như: Bình gốm,tranh gốm, chậu gốm, tượng gốm..v v. Sản phẩm đang được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới: Hàn Quốc,ASEAN,EU... Sử dụng sản phẩm của công ty TNHH XNK Lửa Việt sẽ là một một sự chọn tốt nhất cho việc trang trí trong nhà và ngoài trời. Một phần sản phẩm của công ty TNHH XNK Lửa Việt là thiết kế mẫu, làm theo yêu cầu của khách hàng. Hình thức kinh doanh của công ty TNHH XNK Lửa Việt là cung cấp tới khách hàng những mẫu mới, phong cách hợp thời trang, màu sắc đa dạng và giá cả hợp lý. 1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty. Bộ máy tổ chức. Công ty TNHH XNK Lửa Việt có chức năng nhiệm vụ sau đây:
  6. - Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm để xây dựng phương án tiêu thụ, làm cho sản xuất của công ty hoà nhịp đáp ứng nhu cầu thị trường, đạt hiệu quả cao. - Xây dựng tổ chức triển khai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, cửa hàng, cộng tác viên…v.v để hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty trong và ngoài nước. - Xây dựng chương trình tiếp thị dài hạn và ngắn hạn, trình tổng giám đốc công ty phê duyệt. Trên cơ sở đó thực hiện nhiệm vụ được giao. - Nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng, máy móc, hoá chất phục vụ sản xuất của công ty và phục vụ kinh doanh. Xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu như: bình gốm, tranh gốm, tượng gốm, chậu gốm….trong lĩnh vực trang trí nội, ngoại thất. - Thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của tổng giám đốc công ty. - Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước và các thông tư hướng dẫn, quy định của bộ thương mại. -Cơ cấu, quy mô tổ chức và biên chế nhân sự công ty TNHH XNK Lửa Việt do tổng giám đốc công ty quyết định phù hợp với sự phát triển công ty. Bảo đảm gọn nhẹ kinh doanh đạt hiệu quả. Bộ máy tổ chức của công ty Công ty tổ chức bộ máy theo nguyên tắc trực tuyến chức năng theo sơ đồ sau
  7. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Trong đó: Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước, tổng giám đốc công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty TNHH XNK Lửa Việt được chủ tịch HĐQT phê duyệt tại quyết định số 64/TCT-HĐQT ngày 12 tháng 1 năm 2000. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Các phó giám đốc công ty là người giúp giám đốc công ty điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao. Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc công ty về công tác kinh doanh, tổ chức quản lý thị trường và hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm, làm cho sản xuất của công ty hoà nhập, đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả ngày càng cao.
  8. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, hành chính, lao động, tiền lương, đào tạo, bảo vệ, an ninh quốc phòng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động của công ty. Phòng kế toán tài chính : Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc công ty tổ chức thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước tại công ty, tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của công ty. Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác xuất nhập khẩu, tìm kiếm và khai thác thị trường các nước trên thế giới để mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. 1.3.Đặc điểm các nguồn lực của công ty. 1.3.1 Vốn kinh doanh. Công ty Lửa Việt là một đơn vị tư nhân. Vì vậy nó chịu sự quản lý về mặt tổ chức. Bảng 1: Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu của công ty TNHH XNK Lửa Việt. Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Năm 2006 Tỉ lệ 2007 Tỉ lệ 2008 Tỉ lệ 2009 Tỉ lệ CT Vốn 5,54 10,9 5,98 11,3 28,57 36,6 58,36 52,7 cố định Vốn 45,5 89,1 47,1 88,7 49,4 63,4 52,3 47,3 Lưu động Tổng 51,04 100 53,08 100 77,97 100 110,66 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2006-2009 Công ty được thành lập từ tháng 5/1997 do yêu cầu phục vụ cho kinh doanh. Qua bảng trên ta thấy tổng số vốn của công ty qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước tuy có sự thay đổi khá lớn của tỷ trọng giữa nguồn vốn cố định và
  9. nguồn vốn lưu động so với tổng số vốn. Mặc dù vậy xét về tuyệt đối thì cả vốn lưu động và vốn cố định của công ty đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả và công ty chú trọng đến việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Cụ thể năm 2006 tổng số vốn là 51,04 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 5,54 tỷ đồng chiếm 10,9%, vốn lưu động là 45,5 tỷ đồng chiếm 89,1%. Năm 2007 tổng số vốn của công ty là 53,08 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 5,98 tỷ đồng chiếm 11,3 %, vốn lưu động là 47,1 tỷ đồng chiếm 88,7%. Sở dĩ trong những năm này công ty là một đơn vị kinh doanh thương mại do đó vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trọng tổng số vốn của công ty. Trong các năm tiếp theo vốn cố định tăng lên nhiều. Từ năm 2008 tổng số vốn kinh doanh của công ty tăng mạnh. Trong năm 2008, tổng số vốn của công ty là 77,9 tỷ đồng trong đó trong đó vốn cố định là 28,57 tỷ đồng chiếm 36,6%, vốn lưu động là 49,4 tỷ đồng chiếm 63,4%. Năm 2009, tổng số vốn là 110,66 tỷ đồng trong đó vốn cố định là 58,36 tỷ đồng chiếm 52,7%, vốn lưu động là 52,3 tỷ đồng chiếm 47,3%. Xét về mặt nguồn vốn thì tổng số vốn hiện có của công ty TNHH XNK Lửa Việt được cấu thành trên nguồn chủ yếu: Vốn tín dụng nhà nước 40 tỷ đồng chiếm 36,15% Vốn huy động 32,85 tỷ đồng chiếm 29,68% Vốn tự có 20,67 tỷ đồng chiếm 18,68% Vốn vay ngân hàng 17,14 tỷ đồng chiếm 15,49% 1.3.2 Về nhân lực. Lao động là một yếu tố quan trọng hàng đầu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty không thể kinh doanh có hiệu quả nếu đội ngũ lao động không được bố trí hợp lý, không phù hợp với chức năng kinh doanh. Hiện nay Công ty có 192 người đang làm việc tại công ty trong đó tại văn phòng công ty là 37 người.Hiện nay để đáp ứng yêu cầu cho sản xuất và kinh doanh trong những
  10. năm tiếp theo công ty sẽ không ngừng đào tạo, tuyển dụng thêm lao động bổ xung vào bộ máy quản lý và lao động trực tiếp cho công ty. 1.3.3 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Công ty TNHH XNK Lửa Việt hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng gốm mỹ nghệ. Các mặt hàng của công ty phục vụ cho việc trang trí. Để đáp ứng các yêu cầu của hiện nay, công ty tập trung sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau: *Kinh doanh các mặt hàng gốm mỹ nghệ gồm: -Bình gốm -Tượng gốm -Chậu gốm -Tranh gốm -Bộ ấm trà,ly,tách và rất nhiều sản phẩm khác *Xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài *Nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu từ thị trường nước ngoài *Xuất, nhập khẩu uỷ thác cho các đại lý, đại diện của công ty. 1.3.4 Địa bàn kinh doanh. Công ty TNHH XNK Lửa Việt có địa bàn kinh doanh rất rộng lớn. Địa bàn kinh doanh trong nước trải rộng khắp cả nước, thiết lập một mạng lưới bán hàng rộng khắp cả nước đặc biệt là các tỉnh phía Nam trong đó thành phố Hồ Chí Minh là trọng điểm. Về xuất khẩu sang thị trường thế giới công ty có mối quan hệ bạn hàng với nhiều nước trên thế giới như thị trường các nước Hàn Quốc, ASEAN, EU, MỸ các nước Trung đông…Nhìn chung các thị trường này có nhu cầu thường xuyên và ngày một nhiều. Về nhập khẩu, công ty có quan hệ với các nước có trình độ công nghệ cao trong lĩnh vực trang trí nội, ngoại thất như: Italia, Đức, Nhật, Tây Ban Nha…
  11. 1.3.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật. Công ty TNHH XNK Lửa Việt có hai chi nhánh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã nhập khẩu nhiều máy móc, công nghệ hiện đại của các nước có trình độ cao trong sản xuất gốm mỹ nghệ như Italia, Đức… Đây là một việc có vai trò rất quan trọng đối với công ty và sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của công ty. Chúng ta có thể tham khảo cơ cấu nhập khẩu qua bảng sau: Bảng 2: Tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị giai đoạn 2006– 2009. Đơn vị:1000 USD,% Năm 2006 2007 2008 2009 CT KNNK 18,57 18,87 19,32 20,08 Trị giá NK 13,36 14,13 14,49 14,44 Tỷ trọng 71,94 74,88 75 71,91 Nguồn phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH XNK Lửa Việt. Trong cơ cấu nhập khẩu của công ty thì giá trị nhập khẩu của máy móc thiết bị thường chiếm một tỷ lệ cao. Trong thời gian qua công ty vừa thực hiện đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất vừa nhập vật tư để cải tạo lại các cơ sở đã lạc hậu. 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 1.4.1 Kết quả chung về hoạt động kinh doanh của Công ty. Được thành lập từ tháng 5/1997, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu thành lập như: bị hạn chế trong chức năng kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu. Cán bộ công nhân viên lại mới tiếp xúc với thị trường trong một thời gian ngắn nên có rất ít kinh nghiệm. Trong khi đó, cơ chế chính sách của nhà nước thì thường xuyên thay đổi. Nhưng vượt lên trên những khó khăn cùng với ban lãnh đạo đội ngũ công nhân viên trong công ty đã nỗ lực không ngừng để tìm ra cách thức kinh doanh hiệu quả nhất. Công ty đã cố gắng bố trí lại sản xuất kinh doanh, cải tạo, nâng cấp trang thiết bị, đầu tư mới cho sản xuất, mở rộng thị trường. Trên thực tế những kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua thật đáng
  12. khích lệ. Từ năm 2006-2009 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty đã đạt được những thành công nhất định. Bảng 3: Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 CT I. Tổng DT 239868,33 251878,92 265320,94 267402,53 II. Tổng CP 236615,92 248430,67 261677,74 264127,99 1. GVHB 220979,18 232063,03 244147,05 244163,69 2. Thuế 687,15 696,09 719,5 714,37 3. CP BH& 12209,13 12781,99 13752,63 15465,36 QL 4. Lãi vay 2740,46 2889,56 3058,56 3784,57 III. LN thực 3252,41 3448,25 3643,2 3274,54 hiện Nguồn: Báo cáo doanh thu của công ty TNHH XNK Lửa Việt Qua bảng kết quả kinh doanh của công ty qua các năm ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao với mức lợi nhuận hàng năm tương đối cao. Năm 2006, lợi nhuận mà công ty đạt được là 3252,41 triệu đồng, năm 2007 lợi
  13. nhuận là 3448,25 tăng 6,02% so với năm 2006. Năm 2008 lợi nhuận là 3643,2 tăng 5,65% so với năm 2007. Năm 2009 lợi nhuận là 3274,54 giảm 10,12% so với năm 2008. Năm 2009 tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do tình hình thị trường có nhiều biến động, nhiều nhà máy với công suất lớn ra đời dẫn đến cung vượt quá lớn so với cầu, giá cả các sản phẩm gốm mỹ nghệ liên tục giảm có sự điều chỉnh lớn. Trong các năm từ 2006 đến 2009, doanh thu hàng năm luôn tăng trong đó, năm 2006 doanh thu đạt 239868,33 triệu đồng, năm 2007 doanh thu là 251878,92 triệu đồng tăng 5,007% so với năm 2006. Năm 2008 doanh thu là 265320,94 triệu đồng tăng 5,34% so với năm 2007. Trong năm 2009 doanh thu là 267402,53 triệu đồng mặc dù lợi nhuận giảm nhưng doanh thu vẫn tăng so với năm 2001 là 0,78%. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang có xu hướng khả quan. Bảng 4: Bảng một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Đơn vị % Năm 2006 2007 2008 2009 CT Tốc độ tăng - -6,02 5,65 - 10,12 của LN Tỷ suất LN/CP 1,37 1,39 1,39 1,24 Tỷ suất LN vốn 6,37 6,5 4,67 2,96 Hiệu suất sd vốn 469,96 474,53 340,28 241,64 Nguồn: Báo cáo kết quả LN và CP của công ty TNHH XNK Lửa Việt Năm 2006 là năm gốc Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cho thấy một đồng chi phí bỏ ra thì thu về bao nhiêu lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng vốn thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả, chỉ tiêu này trong hai năm 2008 và 2009 giảm xuống do vốn cố định tăng lên, công ty đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mới.
  14. II:TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 1.1: Giơí thiệu chung về nền kinh tế Hàn Quốc Đại Hàn Dân Quốc hay Hàn Quốc, Cộng hòa Triều Tiên (Tiếng Triều Tiên: 대한민국/ 大韓民國 (Đại Hàn Dân Quốc) / Daehan Minguk) còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. Phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên. Phía Đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul(서울), một trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới và là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100.032 km vuông. Với dân số tính đến cuối tháng 10/2007, tổng dân số của Hàn Quốc bao gồm cả người nước ngoài là 50 triệu 87 nghìn 307 người. Với con số này, Hàn Quốc xếp thứ 24 trong số 194 quốc gia trên thế giới. Mật độ dân số là 490 người/km², cao thứ 3 trên thế giới. Nếu cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước nghèo ở châu Phi và châu Á thì năm 2005, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 11 trên thế giới. Năm2005 GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước đạt khoảng 798 tỷ USD, GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) ước đạt khoảng 1097 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới). Năm1997, như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Để tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy
  15. động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm (1998-2000), trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/2003). Theo "Thời báo Hàn Quốc" số ra ngày 15/5, Hàn Quốc đã bị tụt xuống vị trí thứ 14 trên bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới căn cứ theo Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Theo bảng xếp hạng của World Development Indicators 2009, GDP của Hàn Quốc đạt 969,8 tỷ USD vào thời điểm cuối năm 2007, đứng thứ 14 trên tổng số 188 nước và tương đương với 1,78% GDP toàn cầu. Hàn Quốc đạt 19.730 USD tính theo thu nhập bình quân theo đầu người (GNI), xếp thứ 48 trong 209 nước trên thế giới. Tuy nhiên, mức thu nhập này còn rất thấp nếu so với GNI của Singapore (32.340 USD) hay của Hồng Kông (31.560 USD). Theo một báo cáo liên quan của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 14/5, chi phí lao động ở Hàn Quốc trong năm 2008 cao thứ 10 trong số các nền kinh tế lớn, với bình quân lương của một người lao động đạt 50.079 USD năm ngoái, cao hơn cả ở Nhật Bản (48.862 USD/người) vàMỹ44.039USD/người. Hàn Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới trong 2 năm 2002 và 2003, nhưng sau đó rơi xuống thứ 14 trong bảng xếp hạng vào năm 2006 và tiếp tục duy trì thứ bậc này trong những năm tiếp theo. 1.2: Giới thiệu chung về thị trường Hàn Quốc Hàn Quốc là một nước có nhiều khu vực hành chính có những đặc điểm rất khác nhau về tiềm năng và nhu cầu,mỗi khu vực có một thế mạnh riêng. Hàn Quốc cũng là thành viên của WTO và nhiều tổ chức quốc tế khác. Chính phủ Hàn Quốc tiến hành đổi mới bộ máy tổ chức ngoại thương ngày càng gọn nhe,loại bỏ bớt các thủ tục hành chính rườm rà. Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu nói chung của các nước vào Hàn Quốc dễ dàng hơn cũng như của công ty TNHH XNK Lửa Việt nói riêng. Người tiêu dùng Hàn Quốc ưa thích những sản phẩm công nghệ cao và những sản phẩm mang tính chất truyền thống. Đặc biệt sản phẩm gốm mỹ nghệ là một trong những sản phẩm mà người dân Hàn Quốc ngày càng yêu thích.
  16. Tuy vậy thị trường Hàn Quốc cũng là một thị trường khá khó tính, yêu cầu các sản phẩm phải có chất lượng cao,mẫu mã đẹp, chính vì vậy đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với sản phẩm gốm mỹ nghệ của công ty TNHH XNK Lửa Việt. Mặt khác gốm Hàn Quốc đã có một truyền thống liên tục kể từ khi đơn giản bằng đất nung từ khoảng 8.000 TCN. Đến nay ngành gốm mỹ nghệ vẫn là một ngành khá phát triển ở Hàn Quốc. Do vậy các doanh nghiệp khi xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào thị trường Hàn Quốc cần hết sức chú ý, không chỉ phải cạnh tranh với những thương hiệu từ các nước trên thế giới mà còn phải cạnh tranh với ngay các sản phẩm nội địa của Hàn Quốc. Đây cũng là một vấn đề mà công ty TNHH XNK Lửa Việt phải hết sức chú ý.
  17. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GỐM MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH XNK LỬA VIỆT SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC THỜI GIAN 2006-2009. 1. Phân tích thực trạng xuất khẩu chung của công ty. Nhiệm vụ chính của công ty là thực hiện kinh doanh và xuất nhập khẩu. Trong những năm qua công ty luôn phát huy và giữ vững truyền thống là đơn vị làm ăn khá hiệu quả. Các mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là các mặt hàng gốm mỹ nghệ như: bình gốm, tranh gốm, tượng gốm…. Việc XK những mặt hàng này đóng góp một phần lớn trong sự phát triển chung của công ty. Mặc dù trong hoạt động XK của mình công ty cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty vẫn nỗ lực tìm tòi, phấn đấu nhằm đẩy mạnh hoạt động XK của công ty. Trong việc tăng KNXK, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường. Với những nỗ lực vượt bậc trên, trong những năm qua KNXK của công ty đã tăng lên đáng kể. Ngoài những mặt hàng XK chính là bình, tranh, tượng thì công ty còn XK nhiều sản phẩm gốm mỹ nghệ khác khi tìm được đối tác. Các sản phẩm ly gốm, tách gốm mặc dù XK còn hạn chế song đây cũng là một trong những mặt hàng góp phần quan trọng trong mục tiêu XK cuả công ty. Chúng ta xem xét cơ cấu XK của công ty: Bảng 5: Bảng cơ cấu xuất khẩu của công ty TNHH XNK LỬA VIỆT sang thị trường Hàn Quốc
  18. Đơn vị: 1000 USD , % Chỉ tiêu 2006 Tỷ 2007 Tỷ 2008 Tỷ 2009 Tỷ Sản Trọng Trọng Trọng Trọng Phẩm XK XK XK XK Gốm mỹ 1732,6 89,7 1767,3 86,7 2843,4 81,5 3106,2 78,4 nghệ Gốm sứ 177,67 9,2 231,7 11,4 498,9 14,3 641,8 16,2 xây dựng Sản 21,3 1,1 38,7 1,9 146,5 4,2 213,9 5,4 phẩm khác Tổng 1931,57 100 2037,7 100 3488,8 100 3961,9 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH XNK Lửa Việt Qua bảng trên cho ta thấy các mặt hàng gốm XK đều tăng về tuyệt đối qua các năm. Mặt hàng gốm mỹ nghệ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng KNXK. Tuy nhiên, tỷ trọng này giảm dần về mặt tuyệt đối thì giá trị XK gốm mỹ nghệ vẫn tăng qua các năm. Giá trị XK của gốm sứ xây dựng tăng qua các năm cả về tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong KNXK. Các loại hàng hoá khác cũng tăng nhanh cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong doanh thu XK của công ty. 2. Phân tích thực trạng xuất khẩu gốm mỹ nghệ của công ty sang thị trường Hàn Quốc thời gian 2006-2009. 2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng KNXK gốm mỹ nghệ của công ty TNHH XNK Lửa Việt. Tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới, mặc dù gặp nhiều khó khăn để tăng KNXK nhưng những năm qua mặt hàng gốm mỹ nghệ của
  19. công ty đã có những bước tiến vượt bậc, KNXK không ngừng tăng. Mặt hàng xuất khẩu gốm mỹ nghệ của công ty luôn là mặt hàng XK chủ lực. Chính xuất khẩu gốm mỹ nghệ đã góp phần chủ yếu vào việc tăng KNXK nói chung của công ty trong thời gian qua. Bảng 6: Bảng kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ theo mặt hàng của công ty sang thị trường Hàn Quốc Đơn vị 1000 USD, % CT 2006 Tỷ 2007 Tỷ 2008 Tỷ 2009 Tỷ trọng trọng trọng trọng Sản XK XK XK XK Phẩm Bình 662,3 38,2 720,96 40,79 1343,19 47,24 1561,82 50,28 Gốm Tượng 401,73 23,2 248,17 14,04 217,35 7,64 121,63 3,92 Gốm Tranh 420,27 24,3 442,21 25,02 894,59 31,46 1058,25 34,07 Gốm Chậu 154,7 8,9 179,9 10,18 311,55 10,96 324,88 10,46 Gốm Sản 93,6 5,4 176,06 9,97 76,72 2,7 39,62 1,27 phẩm khác Tổng số 1732,6 100 1767,3 100 2843,4 100 3106,2 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh cua công ty TNHH XNK Lửa Việt Bảng 7: Bảng Tốc độ tăng xuất khẩu theo mặt hàng của công ty sang thị trương Hàn Quốc Đơn vị 1000 USD, %
  20. CT 2006 Tốc độ 2007 Tốc độ 2008 Tốc độ 2009 Tốc độ SP tăng tăng tăng tăng Bình 662,3 - 720,96 0,089 1343,19 0,86 1561,82 0,16 Gốm Tượng 401,73 - 248,17 -0.38 217,35 -0,12 121,63 -0,44 Gốm Tranh 420,27 - 442,21 0.05 894,59 1,02 1058,25 0,18 Gốm Chậu 154,7 - 179,9 0,16 311,55 0,73 324,88 0,44 Gốm SPK 93,6 - 176,06 0,88 76,72 -0,56 39,62 -0,48 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH XNK Lửa Việt Năm 2006 là năm gốc Ngoài các loại sản phẩm gốm mỹ nghệ như trên bảng công ty còn một số mặt hàng khác như:ấm chén,ly,tách…. Chúng ta không xem xét riêng từng loại sản phẩm này vì việc xuất khẩu nó nếu tách ra thì sẽ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, cầu về xuất khẩu loại hàng này không thường xuyên, việc XK nó chủ yếu là do đơn đặt hàng của các hãng nước ngoài. Chúng ta thấy việc XK các mặt hàng này rất thất thường. Năm 2006 các hàng hoá này có giá trị XK là 93,6 nghìn USD chiếm khoảng 5,4% tổng giá trị XK của công ty, năm 2007 tăng lên 176,06 nghìn USD chiếm 9,97% tổng giá trị XK. Như vậy năm 2007 tăng 88% so với năm 2006. Năm 2008 các mặt hàng này lại giảm mạnh xuống còn76,72 nghìn USD chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu, giảm 56% so với năm 2007. Năm 2009 các mặt hàng này tiếp tục giảm xuống còn 39,63 nghìn USD chiếm 1,27% tổng giá trị xuất khẩu, giảm 48% so với năm 2008. Trong các năm qua thì mặt hàng bình gốm là mặt hàng có giá trị xuất khẩu sang Hàn Quốc lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng XK. Trong năm 2006 giá trị XK của mặt hàng này là 662,3 nghìn USD chiếm 38,2% tổng giá trị XK. Năm 2007 giá trị XK của bình gốm là 720,96 nghìn USD chiếm 40,79% tổng giá trị XK, tăng 8,9% so với năm 2006. Năm 2008 là năm có giá trị XK mặt hàng bình gốm tăng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2