Luận văn - Giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình
lượt xem 104
download
Giầy dép đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Quá trình nghiên cứu thị trường giầy dép Việt Nam cho thấy đa phần sản phẩm giầy dép của Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sản phẩm giầy dép của Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăng hơn. Sản phẩm giầy của Việt Nam còn sản xuất trên dây chuyền công nghệ trung bình, năng suất nhỏ, chi phí cao do phải nhập tới 80% nguyên phụ liệu, dẫn tới khó cạnh tranh về giá. Chủ động phát triển thị trường...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn - Giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình
- Luận văn Giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Mục Lục Mục Lục ................................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIẦY VẢI SANG THỊ TRƯỜNG MEXICO CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH. .......................... 3 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................................... 3 1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu: .............................................................................. 4 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................. 5 1.4 Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................................... 5 1.5 Kết cấu luận văn: .............................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ ............. 7 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản: .............................................................................. 7 2.2. Một số lý luận về marketing nhằm phát triển thị trường của công ty kinh doanh quốc tế. . 7 2.3. Tổng quan tình hình khách thể những công trình năm trước. ...........................................15 2.4. Phân định nộ i dung nghiên cứu của đề tài giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế. ....................................................................................16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIẦY VẢI SANG THỊ TRƯỜNG MEXICO CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH. ....................................................18 3.1. Phương pháp thu thập số liệu: .........................................................................................18 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu. ..................................................................................................................19 2 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIẦY VẢI SANG THỊ TRƯỜNG MEXICO CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH. 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Giầy dép đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Quá trình nghiên cứu thị trường giầy dép Việt Nam cho thấy đa phần sản phẩm giầy dép của Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các sản phẩm giầy dép của Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăng hơn. Sản phẩm giầy của Việt Nam còn sản xuất trên dây chuyền công nghệ trung bình, năng suất nhỏ, chi phí cao do phải nhập tới 80% nguyên phụ liệu, dẫn tới khó cạnh tranh về giá. Chủ động phát triển thị trường xuất khẩu là cần thiết giúp cho các doanh nghiệp có được sự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh trên thị trường. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu giầy dép đứng thứ 4 trên thế giới. Thị trường xuất khẩu tiềm năng của mặt hàng này là các nước phát triển có sức mua lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản.... Bên cạnh đó phải kể đến những thị trường có sức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hóa phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam như Indonexia, Malaixia, Trung Đông, Châu Phi,…tuy nhiên ngành gi ầy dép Việt Nam vẫn còn những tồn đọng cần giải quyết như: tỷ trọng gia công cao, chưa chủ động nguồn nguyên liệu,….bởi vậy công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới đang trở nên ngày càng cấp thiết. Thượng Đình là một trong những công ty đầu ngành trong sản xuất giầy dép ở Việt Nam trải qua 53 năm xây dựng và trưởng thành nhãn hiệu giầy Thượng Đình đã được người tiêu dùng biết đến yêu thích và sử dụng thường xuyên. Từ năm 1961 sản phẩm giầy vải của công ty đã xuất khẩu sang thị trường Đông Âu, từ năm 1985 đến nay thị trường xuất khẩu chính của giầy Thượng Đình là thị trường EU, Châu Úc, Châu Mỹ ( Canada, USA,…) và một số nước Châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên thị phần của công ty trên các thị trường này ngày càng bị thu hẹp do sự cạnh tranh khắc nghiệt của các hãng giầy dép lớn trên thế giới. Thị trường EU, với hàng rào kỹ thuật vô kể, cộng thêm áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm da giầy Việt Nam. Thêm 3 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ vào đó là những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua đã làm cho doanh thu xuất khẩu của công ty trên các thị trường này giảm đi đáng kể. Nhận thấy tiềm năng ở những thị trường mới, công ty đã thúc đẩy công tác tiềm kiếm thị trường xuất khẩu, thông qua đối tác và các nỗ lực marketing. Hiện nay thì Châu Mỹ đang là thị trường tiềm năng mà công ty hướng tới. Đó là những thị trường chấp nhận tiêu thụ sản phẩm phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài Mỹ, Canada, Brazil là những thị trường lớn thì công ty đang đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu sang thị trường Mexico với sản phẩm thế mạnh là giầy vải mang thương hiệu Thượng Đình. Thị trường tiềm năng còn rất nhiều với các cơ hội kiếm lời lớn đang ở phía trước. Biết cách nhận thức lý thuyết và vận dụng marketing trong kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên thì công tác marketing, nghiên cứu thị trường của công ty còn yếu kém, chưa có phòng marketing riêng biệt, đa phần các đơn hàng công ty có được thông qua các khách hàng truyền thống. Vì vậy vấn đề mang tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiến đề ra với công ty là: “ Giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình” 1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu: Xu thế hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng hiện nay mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam đồng thời đặt các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh khốc nghiệt. Để đẩy mạnh thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu ra quốc tế. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao sức bán hàng giầy dép Việt Nam trên thị trường thế giới ? , giải pháp marketing nào là phù hợp cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp khi phát triển thị trường xuất khẩu hàng giầy dép?. Giầy Thượng Đình với vị thế vững chắc trên thị trường nội địa, công ty đang hướng tới phát triển hơn nữa thị trường xuất khẩu sang các nước Châu Mỹ. Châu Mỹ cũng là một thị trường xuất khẩu lớn của công ty từ trước với các quốc gia lớn như Mỹ, Canada, Brazil. Mexico là một thị trường mới, có nhiều tiềm năng, hơn nữa thị trường này có 4 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ những ưu đãi về thuế quan đối với sản phẩm giầy dép của Việt Nam, là một điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường, khách hàng để phát triển hơn nữa xuất khẩu sang thị trường này. Do vậy đề tài hướng vào việc phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng giầy vải của công ty vào thị trường Mexico. Cụ thể là đề tài đi vào tìm hiễu rõ về thực trạng thị trường xuất khẩu và giải pháp marketing của công ty để thấy được vấn đề mở rộng thị trường là cần thiết đối với công ty trong giai đoạn này. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp để giải quyết những khó khăn và những vấn đề khúc mắc cần tháo gỡ trong đề tài. Từ đó đưa ra một số đề nghị cho công ty. Xuất phát từ những tồn tại trong hoạt động marketing của công ty, xu thế hội nhập và xuất khẩu, em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình”. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu: Xuất phát từ tính cấp thiết của việc phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng giầy vải của công ty, đề tài được nghiên cứu nhằm mục tiêu: Một số lý luận cơ bản về giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu của - công ty kinh doanh quốc tế. Phân tích được thực trạng tình hình thị trường và hoạt động marketing xuất - khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình. Đề xuất các giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu sang thị trường - Mexico cho công ty trong thời gian tới, từng bước đưa thương hiệu của công ty ra thị trường quốc tế. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian hạn hẹp và khả năng phân tích của bản thân còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích th ực trạng hoạt động xuất khẩu, hoạt động marketing của công ty trong 3 năm 2007- 2009 và quí I năm 2010. Các số liệu được sử dụng để phân tích bao 5 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ gồm dữ liệu sơ cấp( thông qua phỏng vấn), dữ liệu thứ cấp( gồm các dữ liệu về thị trường, doanh số, hoạt động xuất nhập khẩu…) Và đề xuất giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico giai đoạn 2010- 2012. Không gian nghiên cứu: thị trường Mexico - Giới hạn nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu các giải pháp - marketing phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình. Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp marketing hướng tới phân khúc thị trường - mục tiêu và xác định các yếu tố của marketing mix. 1.5 Kết cấu luận văn: Ngoài lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt. Bài luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về giải pháp marketing phát triển thị trường - xuất khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp marketing phát triển thị - trường xuất khẩu của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình. Chương 3::Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng thị - trường và giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình. Chương 4: Kết luận và đề xuất giải pháp marketing phát triển thị trường xuất - khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình. 6 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ CHƯƠNG 2:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản: Marketing: Là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác. Phát triển thị trường: Hiểu theo nghĩa rộng là việc đưa sản phẩm hiện tại vào bán trong không gian thị trường mới, bên cạnh đó, còn khai thác sâu thị trường hiện tại, nghiên cứu và dự đoán thị trường, đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và khu vực. 2.2. Một số lý luận về marketing nhằm phát triển thị trường của công ty kinh doanh quốc tế. 2.2.1. Một số nét đặc trưng của thị trường và thị trường xuất khẩu. - Thị trường: Bao gồm tất cả những khách hàng hiện thực và tiềm năng cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. - Thị trường xuất khẩu: Là tập hợp các khách hàng hiện thực và tiềm năng ở thị trường nước ngoài mua hàng xuất khẩu của công ty, có nhu cầu thị trường đối với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà doanh nghiệp có dự án kinh doanh, trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế. Phát triển thị trường xuất khẩu: - Phát triển thị trường xuất khẩu có thể hiểu là việc làm gia tăng khách hàng tiềm ẩn của doanh nghiệp ở thị trường xuất khẩu, gia tăng khối lượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hoặc tăng thị phần của doanh nghiệp về sản phẩm hàng hóa trên thị trường xuất khẩu.. 7 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 2.2.2. Nội dung cơ bản về phát triển thị trường. Các doanh nghiệp thường có 2 cách tiếp cận với phát triển thị trường. 2.2.2.1. Tiếp cận phát triển thị trường theo chiều sâu/ rộng. a- Phát triển theo chiều rộng: Phát triển theo chiều rộng chính là việc mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất và kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm bán ra, tăng số lượng khách hàng hay nói cách khác là hình thức phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm về mặt số lượng, phát triển quy mô tổng thể thị trường trên cả thị trường hiện tại và thị trường mới, tăng thị phần, tăng số lượng khách hàng bằng cách thu hút khách hàng chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thông qua nỗ lực marketing. Có thể kinh doanh sản phẩm mới, lĩnh vực mới trên địa bàn thị trường cũ hoặc mới mở rộng phạm vi kinh doanh. b- Phát triển theo chiều sâu: Phát triển theo chiều sâu chính là sự nâng cao chất lượng hiệu quả của thị trường. Để thực hiện theo hướng này doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện hệ thống phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng. Có 3 hình thức thể hiện phát triển theo chiều sâu: - Thâm nhập sâu vào thị trường: là việc doanh nghiệp tìm kiếm mức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hiện có của mình trên những thị trường đã có bằng marketing mạnh mẽ. - Mở rộng thị trường vào các phân đoạn: là việc doanh nghiệp tìm cách tăng mức tiêu thụ bằng cách đưa ra những sản phẩm, dịch vụ hiện có của mình vào phân đoạn thị trường mới trên cùng khu vực địa lý. - Phát triển sản phẩm: là việc doanh nghiệp tăng mức tiêu thụ bằng cách tạo ra những hàng hóa mới hay đã được cải tiến cho những phân đoạn thị trường hiện tại. c- Phát triển kết hợp cả chiều rộng lẫn chiều sâu: Khi doanh nghiệp đã có vị trí vững chắc trên thị trường và có điều kiện tiềm năng về vốn, cơ sở vật chất và năng lực quản lý có thể phát triển theo hướng kết hợp phát triển thị trường theo chiều rộng và chiều sâu để mở rộng quy mô kinh doanh với hiệu quả cao. 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 2.2.2.2. Tiếp cận phát triển thi trường theo lý thuyết về ma trận cặp sản phẩm thị trường Ansoff. Là phương pháp tiếp cận dựa trên sự cân nhắc hai xu thế: + Về sản phẩm: tiếp tục thực hiện sản phẩm đã có, hoặc đi vào sản phẩm mới. + Trao đổi trên thị trường cũ hoặc phát hiện thêm thị trường mới. Bảng biểu 2.1: Ma trận Ansoff Thị trường mới Thị trường hiện tại Sản phẩm mới Phát triển đa dạng hóa Phát triển sản phẩm Sản phẩm hiện tại Phát triển thị trường Thâm nhập thị trường (nguồn : Quản trị marketing, Philip Kotler) a- Thâm nhập thị trường: Các chiến lược này tập trung vào cải thiện vị trí của sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp với khách hàng hiện tại của nó. Chiến lược này được áp dụng trong trường hợp: + Thị trường sản phẩm dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp chưa bão hòa, tỷ lệ sử dụng của khách hàng hiện tại có thể gia tăng thêm. + Thị phần của đối thủ cạnh tranh chủ yếu bị suy giảm do doanh số toàn ngành hàng đang gia tăng. + Khi gia tăng tính kinh tế theo quy mô cung c ấp các lợi thế cạnh tranh chủ yếu. Triển khai chiến lược này công ty sẽ phải tập trung toàn bộ nỗ lực của mình vào nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hiện có để tăng mức tiêu thụ trên thị trường hiện tại. Các nỗ lực marketing mà công ty sử dụng đều nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường hiện tại. b- Phát triển thị trường: Các nỗ lực tiếp thị nhắm đến việc mở rộng hệ thống phân phối và tìm kiếm thêm khách hàng cho sản phẩm hiện có trên vùng thị trường mới. Khi thị trường hiện tại trở nên bão hòa hay trở nên canh tranh gay gắt, công ty sử dụng chiến lược này để tìm kiếm thị trường mới có mức cạnh tranh thấp hơn và nhiều cơ hội 9 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ kinh doanh hơn. Chiến lược này nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sang khu vực địa lý mới bán những sản phẩm hiện tại của công ty. Chiến lược này được dùng khi : có các kênh phân phối mới sẵn có và đáng tin cậy, không tốn kém và có chất lượng cao, có thị trường mới chưa được khai thác và chưa bão hòa. Yêu cầu của chiến lược này là công ty cần tiến hành nghiên cứu sâu thị trường mới để phát hiện những khách hàng mới cho sản phẩm hiện tại và đẩy mạnh xâm nhập vào thị trường này bằng các nỗ lực thâm nhập và mở rộng mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm. c- Phát triển sản phẩm: Các sản phẩm mới có thể do công ty tự triển khai sản xuất hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay chiến lược này ngày càng được nhiều công ty sử dụng do sự phát triển không ngừng của nền khoa học kỹ thuật khiến cho sản phẩm mới ra đời thay thế cho sản phẩm hiện tại. Việc thực hiện chiến lược này đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận chức năng từ việc nghiên cứu nhu cầu đến triển khai sản xuất nhằm đảm bảo khả năng thỏa mãn cao nhất. d- Phát triển đa dạng hóa: Chiến lược được thực hiện bằng cách phát triển sản phẩm mới vào thị trường mới, do đó nó yêu cầu công ty phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường tìm ra những mục tiêu thích ứng với các sản phẩm đó, từ đó tăng quy mô của công ty cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chiến lược này cần tới một khả năng đầu tư mới về khoa học công nghệ, trình độ quản lý, tiềm lực tài chính và nhân lực mạnh. Chiến lược này thích hợp với những công ty đang cạnh tranh trong ngành hàng có đặc trưng kỹ thuật công nghệ thay đổi nhanh chóng, hay công ty có khả năng nghiên cứu và phát triển vững mạnh. Ma trận Ansoff giúp công ty kinh doanh quốc tế trong việc định hướng chiến lược phát triển thị trường mục tiêu của mình. Căn cứ vào mục tiêu của công ty, thị trường và sản phẩm hiện có, công ty sẽ lựa chọn chiến lược phù hợp, từ đó tập trung nghiên cứu 10 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ thị trường trọng điểm và đưa ra các giải pháp marketing phù hợp, giúp đạt hiệu quả cao hơn và tiết kiệm chi phí. 2.2.2.3. So sánh hai quan điểm phát triển thị trường: Trong hai quan điểm trên thì ma trận Ansoff thể hiện rõ nhiều ưu điểm hơn. Ma trận Ansoff cho chúng ta biết một hình ảnh sản phẩm ở trong thị trường và kỹ thuật cơ bản nhằm khai thác thị trường. Ma trận này miêu tả tầm nhìn về sản phẩm- thị trường của một doanh nghiệp, cũng như hướng phát triển của doanh nghiệp,các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tất cả những điều trên nhằm thể hiện logic và chiến lược của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh của mình. Còn quan điểm phát triển thị trường theo chiều rộng/sâu chỉ đề cập đến mặt lượng và mặt chất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó không đưa ra được sự định hướng cụ thể, chi tiết về thị trường như ma trận Ansoff. Do đó hiện nay ma trận Ansoff được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng. 2.2.3. Cơ sở lý thuyết về giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế. 2.2.3.1. Cơ sở lý thuyết về giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế. * Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu. Chia thị trường thành những đoạn nhỏ nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, dùng những tiêu thức phân đoạn để phân chia theo mục đích. Sau khi phân đoạn thị trường, họ tiến hành đánh giá và so sánh các đoạn từ đó chọn cho mình một đoạn thị trường thích hợp để phục vụ. Thông thường có năm phương án để công ty lựa chọn thị trường mục tiêu: Thứ nhất: Tập trung vào một đoạn thị trường cụ thể, tìm kiếm thị trường mà sản phẩm của công ty và nhu cầu thị trường có sự phù hợp ngẫu nhiên. Thứ hai: Chuyên môn hóa tuyển chọn, chọn một số đoạn thị trường riêng biệt phù hợp với mục đích và khả năng riêng của công ty Thứ ba: Chuyên môn hóa sản phẩm, cải tiến sản phẩm đáp ứng cho nhiều phân đoạn thị trường. 11 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ tư: Chuyên môn hóa theo thị trường, tập trung thỏa mãn nhu cầu của nhóm khách hàng riêng biệt. Thứ năm: Bao phủ thị trường, áp dụng khi công ty lớn mạnh và có đủ khả năng tiềm năng. * Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu: Lựa chọn sản phẩm dựa trên nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng, lựa chọn sản phẩm thỏa mãn yêu cầu tương thích với phân đoạn thị trường xuất khẩu mà công ty lựa chọn và được khách hàng đón nhận. Công ty có hai hướng lựa chọn chiến lược định vị: + Cạnh tranh với sản phẩm sẵn có (chiến lược định vị cạnh tranh trực tiếp): với chiến lược này công ty cần thuyết phục khách hàng bằng cách nhấn mạnh lợi thế sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Áp dụng khi vị trí sản phẩm có sẵn trong tầm khả năng của công ty, thị trường đủ lớn để hai công ty cùng khai thác và sản phẩm của công ty phải có ưu thế để khách hàng có thể nhận biết rõ rang so với sản phẩm ở cùng vị trí. + Chiếm lĩnh thị trường mới: là chiến lược gắn với việc công ty tìm ra một chỗ trống trong thị trường không có đối thủ cạnh tranh. Để áp dụng chiến lược này công ty cần có năng lực về mặt công nghệ lẫn năng lực quản lý, tài chính và sản phẩm được thị trường chấp nhận. 2.2.3.2. Cơ sở lý thuyết giải pháp marketing hỗn hợp phát triển thị trường xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế. a- Sản phẩm xuất khẩu: Sản phẩm theo quan điểm marketing là bất cứ thứ gì mà có thể chào hàng trên một thị trường thu hút sự chú ý, giành được, sử dụng hoặc tiêu thụ và nhờ đó có thể thỏa mãn một mong muốn hoặc nhu cầu. Các quyết định về sản phẩm bao gồm các quyết định liên quan tới xác định danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm và các đặc tính của nó như tên gọi, nhãn hiệu, bao bì và các dịch vụ sau bán. Với đặc thù là các sản phẩm xuất khẩu thì các quyết định trên có vai trò hết sức quan trọng. Tùy theo chiến lược phát triển của công ty là duy trì, củng 12 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ cố hay vươn tới thị trường mới mà công ty có quyết định về hướng sản phẩm có thể khác. Sản phẩm xuất khẩu vào các phân khúc thị trường quốc tế thường được các công ty khai thác theo phương án địa phương hóa, tiêu chuẩn hóa hoặc thích ứng sản phẩm với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng trên thị trường quốc tế. b- Giá xuất khẩu: Chiến lược giá là việc xác định mục tiêu của việc định giá, lựa chọn các phương pháp định giá, đưa ra các chiến lược quyết định giá của các công ty kinh doanh quốc tế thường hướng vào các mục tiêu: thâm nhập thị trường, phát triển thị phần hay doanh số bán, duy trì thị trường. Việc định giá xuất khẩu chịu tác của nhiều yếu tố như: chi phí, cạnh tranh, cầu thị trường, sự dao động của tỷ giá hối đoái…Những yếu tố này ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau nên công ty sẽ lựa chọn các chiến lược giá tùy theo mục tiêu và khả năng kinh doanh của mình. Định giá “hớt váng sữa”: - Đây là chính sách định giá cao, giúp nhà xuất khẩu đạt mức lời cao trong một thời gian nhất định. Đây là chính sách định giá cao trong thời gian đầu sau đó hạ giá để thu hút thị phần. Điều kiện áp dụng: + Đường cầu không co giãn theo giá. + Không có nguy cơ giá cao sẽ kích thích những đối thủ cạnh tranh nhảy vào thị trường. + Sản phẩm độc đáo, mới lạ. Định giá thâm nhập thị trường: - Đây là cách định giá thấp hơn giá phổ biến trên thị trường thế giới nhằm để mở rộng thị phần. công ty sẽ thu lợi qua việc chiếm ưu thế trên thị trường và trong những trường hợp nhất định, người ta có thể xác định giá thấp hơn chi phí. Điều kiện áp dụng: + Thị trường phải nhạy bén với giá cả. + Việc hạ giá phải làm nản lòng các đối thủ, công ty có nguồn tài chính mạnh 13 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ + Sau này rất khó tăng giá trở lại vì người tiêu dùng đã quen với giá thấp. Định giá theo giá hiện hành: - Là cách định giá làm cho giá sản phẩm sát mức giá phổ biến trên thị trường để xác định mức giá đưa ra cao hơn, hoặc bằng hoặc thấp hơn. Cách định giá này đơn giản chỉ cần theo dõi giá thị trường thế giới. Nhược điểm của nó là khi đưa ra thị trường thế giới một sản phẩm mới thì chưa có giá của sản phẩm tương đương để so sánh. Định giá hủy diệt: - Mục tiêu nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh đang có ra khỏi thị trường thế giới, thường được các công ty đa quốc gia sử dụng như một phương pháp để đẩy nhà sản xuất yếu hơn ra khỏi ngành công nghiệp để độc quyền thị trường. Tuy nhiên khi áp dụng định giá này nên thận trọng vì mối nguy hiểm thường xuyên đe dọa. Định giá dựa vào chi phí biên tế: - Áp dụng cho sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu chỉ gánh chịu phần biến phí và chi phí trức tiếp cho xuất khẩu, còn sản phẩm nội địa sẽ gánh chịu cả phần định phí và biến phí. Nhờ đó, sản phẩm xuất khẩu có giá thấp và từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với chính sách định giá và không có một chính sách tối ưu hoặc các phương pháp sẵn có để áp dụng cho mọi tình huống hoặc ở một số thị trường nước ngoài nào đó. c- Kênh phân phối xuất khẩu: Kênh phân phối là một tập hợp các công ty và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Tính phức tạp ngày càng cao của cơ chế thị trường với sự tham gia ngày càng tăng của nhiều thành phần làm khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng càng xa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu do đó việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp là cần thiết. Việc lựa chọn kênh phân phối phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm, bản thân công ty, chi phí, logistics…trên cơ sở đó đưa ra các quyết định lựa chọn. 14 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ d- Xúc tiến thương mại xuất khẩu: Để đẩy mạnh việc bán hàng, tạo thế cạnh tranh cho công ty trên thị trường quốc tế, nhất thiết cần phải có chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh hữu hiệu. Các công cụ xúc tiến hỗn hợp như quảng cáo khuyến mãi, tuyên truyền , bán hàng cá nhân đều có thể được sử dụng trong marketing quốc tế. Tuy nhiên, do thị trường và môi trường kinh doanh thay đổi từ quốc gia này sang quốc gia khác nên các công cụ này cũng cần phải được sử dụng linh hoạt, thích ứng với các quốc gia cụ thể. Một trong những công cụ xúc tiến thương mại hiệu quả, áp dụng phổ biến của các công ty trên thị trường xuất khẩu là: bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp như qua điện thoại, qua thư điện tử, fax được các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng có hiệu quả. 2.3. Tổng quan tình hình khách thể những công trình năm trước. Trong những năm qua mặt hàng giầy dép được chính phủ đánh giá là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, có tốc độ tăng trưởng cao và đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Sự phát triển của ngành hàng này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước nên nó thu hút sự quan tâm lớn của người dân và chính phủ, các cuộc tọa đàm, thảo luận cũng như các đề tài nghiên cứu. Với yêu cầu của tình hình hiện tại có khá nhiều đề tài về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu: Giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu của công ty MIWON Việt Nam( Nguyễn Quốc Chiến- 2006). Giải pháp chiến lược marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu thiết bị công nghiệp sang thị trường EU của công ty cổ phần tập đoàn Vina Megastar( Phạm Thị Thanh Huyền- 2009) Giải pháp chiến lược marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng Bulong sang thị trường EU của công ty cổ phần kinh doanh hàng công nghiệp Hà Nội ( Nguyễn Hoàng Phương- 2009). Mỗi công trình nghiên cứu ứng với một công ty nhất định. Kết quả nghiên cứu đã giúp đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các thị trường được thành công hơn, đem lại lợi nhuận 15 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ cao hơn, góp phần cho sự phát triển và tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các giải pháp đưa ra dựa trên những điều kiện cơ sở có sẵn của doanh nghiệp và tình hình thị trường của các năm trước đây. Đa phần các đề tài đều hướng tới thị trường truyền thống EU. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, doanh thu từ xuất khẩu của công ty trên thị trường này giảm đi đáng kể, một phần là sự xuất hiện của ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh lớn, một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến doanh số xuất khẩu của công ty. Vấn đề đặt ra trong tình hình thị trường mới, với quy mô sản xuất mới, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm lực cũng như những nét đặc trưng riêng để đưa ra các giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu mới cho công ty sang Bắc Mỹ, một thị trường với nhiều ưu đãi cho giầy dép xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một thị trường xuất khẩu lớn của công ty từ trước, và với những giải pháp marketing công ty hướng tới phát triển hơn nữa thị trường xuất khẩu rộng lớn này. Với sự cấp thiết của đề tài mới “ Giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giầy vải sang thị trường Mexico của công ty TNHHNN một thành viên giầy Thượng Đình”, và tính mới của đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2007- 2010 với những phương pháp marketing. Đây là đề tài hoàn toàn mới mà chưa có đề tài luận văn nào trong sinh viên đề cấp tới đối với công ty giầy Thượng Đình. Luận văn sẽ mở ra hướng đi mới cho công ty sang các thị trường mới. 2.4. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài giải pháp marketing phát triển thị trường xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế. Khi nghiên cứu về giải pháp Marketing phát triển thị trường xuất khẩu vào thị trường quốc tế đề tài tập trung trên cơ sở các nội dung cơ bản sau: “ Giải pháp marketing” hệ thống ứng xử trong chức năng marketing của công ty, trong luận văn này giải pháp marketing hướng đến hai nhóm nội dung cơ bản : - Giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu: Khi nghiên cứu nội dung này, đi vào nghiên cứu: + Phân đoạn thị trường mục tiêu. + Lựa chọn thị trường mục tiêu + Định vị trên thị trường mục tiêu. 16 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ - Giải pháp Marketing hỗn hợp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu Tiến hành nghiên cứu các biến số của marketing mix: + Sản phẩm xuất khẩu: giữ nguyên sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm và đưa thêm sản phẩm mới kích thích người mua nhiều hơn,… + Giá xuất khẩu: các phương thức định giá, thêm vào đó các gia tăng nỗ lực xúc tiến… + Phân phối xuất khẩu: mở rộng mạng lưới phân phối nhằm tăng lượng hàng bán ra,… + Xúc tiến xuất khẩu : gia tăng các hoạt động quảng cáo và xúc tiến,… Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường đề cập đến phương án quản trị marketing nhằm thỏa mãn nhu cầu và mở rộng tập khách hàng của công ty. Theo đó, phát triển thị trường của công ty được hiểu là phát triển tập khách hàng trong mối quan hệ với các sản phẩm, dạng sản phẩm mà công ty cung ứng. 17 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIẦY VẢI SANG THỊ TRƯỜNG MEXICO CỦA CÔNG TY TNHHNN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH. 3.1. Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu là nền tảng quan trọng để phân tích một vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. 3.1.1. Dữ liệu thứ cấp: Việc tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nhằm mục đích làm rõ về tình hình thị trường, doanh thu ở từng thị trường đối với các loại sản phẩm. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn: + Thu thập từ các báo cáo của công ty ( báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, báo cáo về lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Mexico qua các quý, năm của công ty qua các năm 2007,2008,2009 và quý I năm 2010. + Tài liệu kế hoạch kinh doanh tại phòng thực tập( phòng kế hoạch). + Nguồn ghi chép nội bộ công ty + Các nguồn thông tin bên ngoài khác: thư viện, danh mục các luận văn trên thư viện và trên mạng, thống kê của chính phủ, các hiệp hội thương mại và chuyên ngành, các trung tâm nghiên cứu của các viện, các thông tin trên báo chí, truyền hình,… 3.1.2. Dữ liệu sơ cấp: Mục tiêu của cuộc điều tra phỏng vấn: Nhằm làm rõ chiến lược marketing và hoạt động marketing xuất khẩu mặt hàng giầy vải của công ty đang áp dụng đối với thị trường Mexico. Phương pháp tiến hành thu thập dữ liệu: Phỏng vấn trực tiếp, điều tra trắc nghiệm các chuyên gia marketing của công ty ( số lượng phát ra 20 phiếu thu về 15 phiếu) Đối tượng phỏng vấn bao gồm: Trưởng phòng xuất nhập khẩu: - 18 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Phó phòng kế hoach: - Trưởng phòng tiêu thụ: - Đối tượng điều tra trắc nghiệm: Các nhân viên phòng kế hoạch và phòng xuất nhập khẩu cũng như phòng tiêu - thụ. Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề về marketing của công ty, các hoạt động kinh doanh xuất khẩu, những khó khăn mà công ty gặp phải thi thâm nhập thị trường mới,…. 3.1.3. Phương pháp xử lý thông tin dữ liệu sơ cấp và thứ cấp: Phương pháp so sánh tổng hợp: - Sử dụng phương pháp so sánh một chỉ tiêu cơ sở đối với các số liệu kết quả kinh doanh, các thông số thị trường, các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh là các số liệu phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, điều kiện kinh doanh. Phương pháp thống kê bảng biểu: - Thống kê tìm ra xu hướng hay đặc điểm chung của các yếu tố phân tích, tìm ra xu th ế của thị trường, khả năng xuất khẩu hàng giầy vải sang thị trường Mexico,… Phương pháp vẽ biểu đồ: - Biểu đồ hình tròn để phân tích cơ cấu, tỷ trọng. Biểu đồ hình cột để so sánh các chỉ tiêu như doanh số các năm, biểu đồ miêu tả xu hướng của từng yếu tố qua từng năm. Phương pháp phân tích số liệu: - Các thông tin thu thập được sẽ được tổng hợp lại phân tích diễn giải trên cơ sở logic và biện chứng nhằm phản ánh rõ vấn đề nghiên cứu và đang cần làm sáng tỏ. 3.2 Đánh giá tổng quan tình hình ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu. 3.1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ( môi trường kinh doanh xuất khẩu) đối với hoạt động xuất khẩu giầy vải của công ty. 3.1.4.1. Môi trường vĩ mô: Môi trường kinh tế Mexico: 19 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Kinh tế Mexico phụ thuộc nặng vào nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Các ngành kinh tế chủ yếu của Mexico trừ ngành dầu lửa được quốc hữu hóa từ năm 1983, đều do các công ty xuyên quốc gia do tư bản Mỹ khống chế nắm giữ. Hiện nay Mexico có nền kinh tế thị trường tự do có giá trị đạt hàng nghìn tỷ đô la, gồm công nghiệp hiện đại và nông nghiệp dần được tư nhân hóa. Cửa biển, vịnh, đường tàu hỏa, viễn thông, điện, khí đốt và sân bay được mở rộng. Thu nhập tính theo đầu người đạt ¼ so với Mỹ, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo còn rất cao. Thương mại với Mỹ và Canada đã đạt 3 lần từ khi hiệp định NAFTA thực thi năm 1994. Ngoài ra, Mexico cũng đã ký hiệp định tự do thương mại FTA với khoảng 20 nước khác nhau như liên minh Châu Âu, Israel và phần lớn các nước Mỹ La Tinh. Tuy nhiên nền kinh tế nước này có tính cạnh tranh yếu, chỉ xếp thứ 58 trong danh sách 125 nước được xếp hạng. Năm 2008, tổng kim ngach xuất nhập khẩu đạt 602,770 tỷ USD ( tăng 8,6% so với 2007). Kiều hối đạt 21,30 tỷ USD ( giảm 9,4% so với 2007). Lạm phát 6,53%. Theo bộ kinh tế Mexico, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Mexico năm 2009 suy giảm đáng kể trên hầu hết các lĩnh vực. GDP giảm 6,5% so với năm 2008 đạt 906,671 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 8.473,00 USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 464,005 tỷ USD (giảm 23,02% so với năm 2008). Kiều hối đạt 21,181 tỷ USD( giảm 15,74% so với năm 2008). Lạm phát 3,57%. Các chuyên gia dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Mexico năm 2010 sẽ là 2,5% đến 3,5% trong khi lạm phát có thể lên tới mức 4,25% đến 5,25%. Chính phủ nước này đang giảm dần thuế đối với 5000 sản phẩm khác nhau, chủ yếu nhằm giảm chi phí cho các nhà sản xuất Mexico. Chính phủ mới phấn đấu đến năm 2020 sẽ đưa Mexico trở thành nước có nền kinh tế mạnh thứ 4-5 thế giới với một sức cạnh tranh cao. Môi trường chính trị pháp luật Mexico: Nhìn chung nền chính trị Mexico những năm gần đây tương đối ổn định. Sau khi tổng thống Vicente Fox thuộc Đảng Hành Động Quốc Gia (PAN) lên cầm quyền từ ngày 2/7/2000 đã chấm dứt 71 năm cầm quyền của Đảng Cách Mạng Thể Chế( PRI), chủ trương xây dựng một chính quyền hòa hợp, đa đảng, cùng chia sẻ trách nhiệm và 20 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Lê Thị Thoa K42E2 Khoa: Thương Mại Quốc Tế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện phối thức Marketing – mix tại Xí nghiệp Thương mại thuộc Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài
79 p | 364 | 142
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
0 p | 227 | 66
-
Luận văn: Đưa các chương trình đào tạo phù hợp năng lực nhân viên để khuyến khích phát triển
20 p | 141 | 53
-
Luận văn: Sửa đổi và hòan thiện pháp luật tài chính nâng tầm hiệu quả trong quản lý hoạt động này
59 p | 144 | 43
-
Luận văn: Tận dụng ưu đãi của thiên nhiên kết hợp khai thách hợp lý của con người để bền vững trong ngành du lịch
99 p | 151 | 41
-
Luận văn:Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc
17 p | 167 | 35
-
Tiểu luận: Phương pháp marketing rượu
10 p | 230 | 34
-
Luận văn tốt nghiệp: Các biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại Bưu điện huyện Tủa chùa
85 p | 118 | 30
-
Tiểu luận: Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
27 p | 142 | 29
-
Tiểu luận: Lập kế hoạch Marketing cho Beeline tại thị trường Việt Nam vào năm 2011 thông qua gói cước mới Big2
53 p | 176 | 29
-
Tiểu luận: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA ĐẾN MARKETING TẠI AI CẬP VÀ NAM PHI
20 p | 257 | 28
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
50 p | 140 | 24
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
47 p | 117 | 20
-
Luận văn: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
96 p | 133 | 20
-
Luận văn: Các lĩnh vực kinh doanh chứa nhiều nguy cơ rủi ro và các biện pháp bảo hiểm phòng ngừa
38 p | 92 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thông tin M1 thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội
115 p | 98 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược phát triển Marketing trực tuyến tại Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel – Trung tâm Phân phối
123 p | 49 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chính sách marketing cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Phương Đông, chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
106 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn