Luận văn: Sửa đổi và hòan thiện pháp luật tài chính nâng tầm hiệu quả trong quản lý hoạt động này
lượt xem 43
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: sửa đổi và hòan thiện pháp luật tài chính nâng tầm hiệu quả trong quản lý hoạt động này', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Sửa đổi và hòan thiện pháp luật tài chính nâng tầm hiệu quả trong quản lý hoạt động này
- Luận văn: Sửa đổi và hòan thiện pháp luật tài chính nâng tầm hiệu quả trong quản lý hoạt động này
- Mở đ ầu Với mục tiêu “quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng Ngân sách Nhà nước (NSNN) lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của của Nh à nước; tăng tích lu ỹ đ ể thực hiện công nghiệp hoá- hiện đ ại hoá đất nước theo đ ịnh hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã h ội, nâng cao đ ời sống của nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại”, luật NSNN-một đạo luật quan trọng trong hệ thống tài chính- đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua n gày 20-3-1996; sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi luật số 06/1998/QH 10 ngày 20 -5-1998, đánh d ấu mốc lịch sử quan trọng trong công tác quản lý, đ iều hành NSNN ở nư ớc ta, tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động của NSNN. Sau bốn năm thực hiện luật NSNN, thực tiễn đã kh ẳng định vai trò của luật trong mọi lĩnh vực của đ ời sống kinh tế, xã hội. Hoạt động NSNN dần được quan tâm không ch ỉ từ phía các cơ quan qu ản lý Nhà nước m à còn từ phía người dân và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng dựa trên cơ sở phản hồi từ phía người dân và doanh nghiệp, luật đã b ộc lộ nhiều bất cập không chỉ giữa văn bản và thực tế áp dụng mà cả những bất cập trong công tác chỉ đạo đ iều hành. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên là việc quyết định phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi tiêu cho các cấp ngân sách và phân giao nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần xem xét lại. Để góp phần tiếp tục ho àn chỉnh hơn nữa luật NSNN nói chung và ch ế độ phân cấp quản lý nhân sách nói riêng, tác giả chọn đề tài: “Những bất cập và giải
- pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN ở Việt nam trong đ iều kiện hiện nay”. Từ đó muốn thông qua thực tiễn để làm sáng tỏ những cái được và chưa được của chế độ phân cấp quản lý cả về phương diện pháp lý (các văn b ản liên quan đ ến NSNN) và công tác ch ỉ đạo điều hành, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới, phát huy tối đa hiệu quả của NSNN trong việc điều chỉnh nền kinh tế theo những mục tiêu đã đặt ra. Chương I: Hệ thống Ngân sách Nh à nước và phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước. I. Bản chất và vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường. 1. Bản chất của NSNN. Trong tiến trình lịch sử, NSNN với tư cách là một phạm trù kinh tế đã ra đời và tồn tại từ lâu. Là một công cụ Tài chính quan trọng của Nh à n ước, NSNN xuất hiện dựa trên cơ sở hai tiền đề khách quan là tiền đ ề Nhà nước và tiền đề kinh tế hàng hoá- tiền tệ. Trong lịch sử loài ngư ời, Nhà nước xuất hiện là kết quả của cuộc đ ấu tranh giai cấp trong xã hội. Nh à nước ra đ ời tất yếu kéo theo nhu cầu tập trung nguồn lực tài chính vào trong tay Nhà nước để làm ph ương tiện vật chất trang trải cho các chi phí nuôi sống bộ máy Nhà nư ớc và thực hiện các chức n ăng kinh tế, xã hội của Nhà nước. Bằng quyền lực của mình, Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá- tiền tệ, các hình thức tiền tệ trong phân phối như : thuế bằng tiền, vay nợ…được Nhà n ước
- sử dụng để tạo lập quỹ tền tệ riêng có: NSNN. Như vậy, NSNN là ngân sách của Nhà nước, hay Nhà nước là chủ thể của ngân sách đó. NSNN là khái niệm quen thuộc theo nghĩa rộng mà b ất kỳ người dân nào cũng biết được, song lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN: Theo quan điểm của Nga: NSNN là bảng thống kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nh à nước trong một giai đo ạn nhất đ ịnh. Một cách hiểu tương tự, người Pháp cho rằng: NSNN là toàn bộ tài liệu kế toán mô tả và trình bày các khoản thu và kinh phí của Nhà nước trong một n ăm. Có thể thấy rằng các quan điểm trên đều cho thấy biểu hiện bên ngoài của NSNN và mối quan hệ mật thiết giữa Nh à n ước và NSNN. Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đ ạo, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nư ớc. Tại Việt nam, định nghĩa về NSNN được nêu rõ trong luật NSNN (20/3/1996): NSNN là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết đ ịnh và được thực hiện trong một n ăm để đ ảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.(Điều1- lu ật NSNN). Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động thu (tạo lập) và chi tiêu (sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị và một bên là Nhà nước. Đó chính là b ản chất kinh tế của NSNN. Đứng sau các hoạt động thu, chi là mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế, xã hội. Nói cách khác, NSNN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nh à nước với các chủ thể trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, thông
- qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đ ến các chủ thể được thực hiện để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. 2.1. Đặc điểm của cơ chế kinh tế thị trường. Mọi hệ thống kinh tế đ ều được tổ chức theo cách này hay cách khác để huy động tối đa các nguồn lực của xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đ ó nh ằm sản xuất ra các h àng hoá và d ịch vụ thoả mãn nhu cầu của xã hội. Việc sản xuất ra những lo ại h àng hoá gì, được tiến h ành theo phương pháp nào là tốt nhất, việc phân phối hàng hoá được sản xuất ra đ áp ứng tốt cho nhu cầu của xã hội, đó là vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế, xã hội. Lực lượng n ào quyết định những vấn đề cơ bản đó ? Trong n ền kinh tế mà ngư ời ta gọi là Kinh tế chỉ huy, các vấn đề cơ bản đó được cơ quan của Nh à nước quyết định. Còn trong nền kinh tế mà vấn đề cơ bản của nó do thị trường quyết đ ịnh được gọi là Kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế h àng hoá có một loạt những quy luật kinh tế vốn có của nó hoạt động như: quy lu ật giá trị, quy luật cung- cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ…và lợi nhuận là động lực cơ bản của sự vân động đó. Các quy luật biểu hiện sự tác động của mình thông qua th ị trường. Nhờ sự vân động của hệ thống giá cả thị trường mà diễn ra sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội. Có thể hiểu cơ ch ế thị trường là cơ chế tự điều tiết kinh tế hàng hoá do sự tác động của các quy lu ật kinh tế, cơ chế đó giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức
- kinh tế là sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai. Cơ chế thi trư ờng bao gồm các nhân tố cơ bản là cung cầu và giả cả thị trư ờng. Thực tế khó đánh giá đầy đ ủ ưu điểm và khuyết tật của cơ ch ế thị trường. Nhìn chung nó có các ưu điểm cơ bản sau: * Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo đIều kiện thuận lợi cho sự hoạt động tự do của họ. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, phát huy được các nguồn lực của xã h ội vào phát triển kinh tế. * Cạnh tranh buộc nhà sản xuất phải hao phí lao động cá biệt đến mức thấp nhất có thể được bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, nhờ đó mà thúc đ ẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và số lư ợng hàng hoá. * Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ câú sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu xã hội, nhờ đó có thể tho ả m ãn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và sản xuất về hàng ngàn, hàng vạn loại sản phẩm khác nhau. * Trong cơ chế thị trường tồn tại sự đa dạng của các thị trường. Bên cạnh thị trường hàng hoá đ ã xuất hiện từ lâu là các thị trường về vốn, lao động… phục vụ cho sản xuất kết hợp với hệ thống giá cả linh hoạt vận động theo quan hệ cung cầu của hàng hoá, dịch vụ. Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội dã chứng minh rằng cơ chế thị trường là cơ ch ế điều tiết nền kinh tế h àng hoá đ ạt hiệu quả kinh tế cao. Song, cơ ch ế thị trường không phải là hiện thân của sự hoàn hảo m à chứa đựng trong nó nhều trục trặc.
- Mục đích ho ạt động của các doanh nghiệp lá tối đa hoá lợi nhuận. Ngành nào, lĩnh vực n ào có khả năng đem lại lợi nhuận cao th ì các doanh nghiệp sẽ đổ xô vào sản xuất mặt hàng, lĩnh vực đó. Từ đó d ẫn đến sự phát triển mất cân đối giữa các khu vực,các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, vì lợi nhuận, các doanh nghiệp sẵn sàng lạm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sống của con người mà xã hội phải gánh chịu, do đó, hiệu quả kinh tế, xã hội không được đảm bảo. Có những mục tiêu xã hội m à dù cơ chế thị trường hoạt động tốt cũng không thể đ ạt được. Sự tác đ ộng của cơ chế thị trường dẫn đ ến sự phân hoá giàu, nghèo, tác đ ộng xấu đến đạo đức và tình người. Với một loạt các khuyết tật trên, ngày nay, trên thực tế không tồn tại cơ chế thị trư ờng thuần tuý, m à thường có sự can thiệp của Nh à nước, khi đó n ền kinh tế gọi là Nền kinh tế hỗn hợp. 2.2. Vai trò của Ngân sách Nhà n ước trong cơ chế thị trường. Tất cả những khiếm khuyết của cơ chế thị trường đòi hỏi có sự can thiệp của Nhà nước là tất yếu, là m ột nhu cầu khách quan nhằm khôi phục lai những cân đối và mở đường cho sức sản xuất phát triển. Trong cơ ch ế điều chỉnh của Nhà nước, bên trong kết cấu của nó, ngo ài việc tổ chức một cách khoa học, thì những công cụ tài chính, tiền tệ, kế hoạch, luật pháp được coi là những công cụ đ iều chỉnh cơ bản và quan trọng. NSNN là m ột trong những công cụ hữu hiệu để Nh à n ước đIều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, xã hội. Mục tiêu của NSNN không phải đ ể Nhà nước đạt được lợi nhuận như các doanh nghiệp và cũng không phải để bảo vệ vị trí của m ình trước
- các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. NSNN ngo ài việc duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước còn ph ải xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. NSNN được sử dụng nh ư là công cụ tác động vào cơ cấu kinh tế nhằm đ ảm bảo cân đối hợp lý của cơ cấu kinh tế và sự ổn định của chu kỳ kinh doanh. Trước xu thế phát triển mất cân đối của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, thông qua qu ỹ ngân sách, Chính phủ có thể áp dụng các chính sách ưu đ ãi, đầu tư vào các lĩnh vực mà tư nhân không muốn đầu tư vì hiệu quả đ ầu tư th ấp; hoặc qua các chính sách thuế bằng việc đ ánh thuế vào những hàng hoá, dịch vụ của tư nhân có khả năng thao túng trên thị trường; đồng thời, áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với những h àng hoá mà Chính phủ khuyến dụng. Nhờ đó m à có th ể đ ảm bảo sự cân đối, công bằng trong nền kinh tế. Giá cả trên thị trường biến động dựa vào quy luật cung cầu của hàng hoá, dịch vụ. NSNN cũng được sử dụng như là công cụ đảm bảo sự ổn định giá cả của thị trường. Chẳng hạn, khi Chính phủ muốn bảo hộ cho những người có thu nhập thấp, Chính phủ sẽ đ ặt giá trần là m ức giá cao nhất m à người bán được phép đưa ra và mức n ày thường là thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường, khi đó tất yếu sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trên thị trường. để duy trì hiệu lực của giá trần thì Chính phủ lại tiếp tục can thiệp b ằng cách cung phần thiếu của hàng hoá, lượng hàng hoá này đư ợc lấy từ quỹ dự trữ của Nh à nước thuộc NSNN, tức là trong khoản chi ngân sách phải có khoản dự phòng này. Trái lại khi Chính phủ muốn bảo hộ cho người sản xuất, muốn hàng hoà của một ngành nào đó đ ược khuyến khích thì sẽ đ ặt giá sàn là mức giá thầp nhất mà người bán được phép
- đưa ra và mức này thường lớn hơn giá cân bằng trên thị trư ờng. Điều này sẽ dẫn đến sự dư thừa h àng hoá trên th ị trường và khi đ ó là sự can thiệp của Chính phủ bằng cách mu a h ết lượng h àng thừa. Khoản tiền sử dụng đ ể thanh toán cho người bán cũng là từ NSNN. Một vai trò được coi là không kém phần quan trọng của NSNN là giải quyết các vấn đề xã hội: bất công, ô nhiễm môi trường…Chẳng hạn trước vấn đề công bằng xã hội. Chống lại sự bất công là cần thiết cho một xã hội văn minh và ổn định, Chính phủ thường sử dụng các biện pháp tác động tới thu nhập đ ể thiết lập lai sự công bằng xã hội. Điều chỉnh thu nhập của các nhóm dân cư khác nhau bằng cách trợ cấp thu nhập cho những ngư ời có thu nhập thấp hoặc ho àn toàn không có thu nh ập. Một cách khác, Chính phủ có thể sử dụng biện pháp tác động gián tiếp đến thu nhập bằng cách tạo khả n ăng tạo thu nhập cao hơn dựa vào năng lực của bản thân. theo đ ánh giá thì đây là biện pháp tích cực nhất, đồng thời làm tăng thu nh ập quốc dân; nói cách khác, nó làm cho một số người dân giàu lên mà không ai nghèo đi; hoặc qua chính sách thuế thu nhập, sử dụng mức thuế suất cao đối với người có thu nhập cao và ngược lại. Như vậy, vai trò của NSNN là rất lớn. Vấn đề đặt ra là việc tổ chức quy mô, cơ cấu và quản lý NSNN như thế nào đ ể phát huy đ ược vai trò của nó. II. Hệ thống ngân sách nhà nư ớc Luật NSNN ra đời là sự phản ánh pháp lý cơ chế quản lý NSNN ở nước ta, thể chế hoá những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI, VII, VIII, là công cụ pháp lý để quản lý NSNN có hiệu lực và hiệu quả, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính. Hệ thống NSNN và phân cấp quản lý
- NSNN là nội dung cốt lõi trong mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đ ã được phản ánh rõ ràng trong luật dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: tăng cường tính tập trung, thống nhất, tính liên tục của điều hành vĩ mô, lãnh đ ạo tập trung đi đô i với việc mở rộng trách nhiệm và quyền hạn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của đ ịa phương đ ối với những vấn đề mà các địa phương có khả năng xử lý có hiệu quả. Hệ thống NSNN được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, ch i của mỗi cấp ngân sách. Tại nước ta, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy Nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đ ó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đ ất nước theo Hiến pháp. Mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng cung cấp phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đ ó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Việc h ình thành hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nh à nước trên mọi vùng lãnh thổ của đ ất nước. Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền Nhà nước nhiều cấp đ ó là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống ngân sách nh à n ước nhiều cấp. Cấp ngân sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền Nhà nước, phù hợp với mô h ình tổ chức hệ thống chính quyền Nhà nước ta hiện nay, hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương: * Ngân sách trung ương ph ản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách nhà nước. Nó b ắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung ương được Hiến pháp quy định đối với việc thực hiện các
- nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đ ất nước. Ngân sách trung ương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nh à nư ớc trung ương (sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đ ầu tư phát triển…). Nó còn là trung tâm đ iều ho à hoạt động ngân sách của địa phương. Trên thực tế, ngân sách trung ương là ngân sách của cả nước, tập trung đ ại bộ phận nguồn tài chính quốc gia và đảm bảo các nhiệm vụ chi tiêu có tính chất huyết mạch của cả n ước. ngân sách trung ương bao gồm các đơn vị dự toán của cấp n ày, mỗi bộ, mỗi cơ quan trung ương là một đ ơn vị dự toán của ngân sách trung ương.Ngân sách trung ương bao gồm : Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là - ngân sách cấp tỉnh). Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là - ngân sách cấp huyện). Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). - * Ngân sách địa phương là tên chung đ ể chỉ các cấp ngân sách của các cấp chính quyền bên dưới phù hợp với địa giới h ành chính các cấp. Ngoài ngân sách xã chưa có đ ơn vị dự toán, các cấp ngân sách khác đều bao gồm một số đơn vị dự toán của cấp ấy hợp th ành. + Ngân sách cấp tỉnh phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đ ảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính quyền cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc động viên khai thác các th ế mạnh trên địa bàn tỉnh để tăng nguồn thu, đảm bảo chi và thực hiện cân đối ngân sách cấp m ình.
- + Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt và cũng có đ ặc thù riêng: nguồn thu đ ược khai thác trực tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi cũng được bố tríđể phục vụ cho mục đ ích trực tiếp của cộng đồng dân cư trong xã mà không thông qua một khâu trung gian n ào. Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, đ ảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền xã ch ủ động khai thác các thế mạnh về đất đ ai, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn. Trong hệ thống ngân sách Nhà nước ta, ngân sách trung ương chi ph ối phần lớn các khoản thu và chi quan trọng, còn ngân sách địa phương chỉ được giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và chi có tính chất đ ịa phương. Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc sau: Ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các đ ịa phương. Số bổ sung n ày là khoản thu của ngân sách cấp dưới.Trường hợp cơ quan quản lý Nh à nước cấp trên u ỷ quyền cho cơ quan quản lý Nhà nư ớc cấp dưới thực hiện nhiệm vị chi thuộc chức năng của m ình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.Ngoài việc bổ sung nguồn thu và u ỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi, không được dùng ngân sách cấp n ày đ ể chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác trừ trư ờng hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
- Chương II: phân cấp quản lý n gân sách nhà nước và thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở việt nam I. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: 1. Sự cần thiết và tác dụng: Chế độ phân cấp và quản lý ngân sách ở nư ớc ta ra đời từ năm 1967, tới nay đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đo ạn lịch sử nhất định nhằm giải quyết nhiều vấn đ ề phát sinh trong quan hệ giữa ngân sách trung ương và chính quyền các cấp trong quản lý NSNN. NSNN được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa ph ương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống NSNN gồm nhiều cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ cơ ch ế kinh tế mà còn từ cơ ch ế phân cấp quản lý về hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tài chính nhất định m à các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất và bố chí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nước ta đ ang chống tư tưởng địa ph ương, cục bộ … vẫn cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích chính quyền địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa ph ương mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên đ ịa b àn. Có một số khoản thu như: tiền cho thu ê m ặt đ ất, mặt n ước đối với doanh nghiệp, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu Nh à nước, lệ phí trư ớc bạ, thuế môn bài,…giao cho địa ph ương quản lý sẽ hiệu quả hơn. Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với cac hoạt động kinh tế, xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đấy đ ủ
- và kịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất n ước. Phân cấp quản lý NSNN đúng đ ắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ trung ương đến đ iah ph ương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá NSNN đư ợc tốt h ơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ đ iều ch ỉnh vĩ mô của NSNN. Đồng thời, phân cấp quản lý NSNN còn có tác động thúc đ ẩy phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn. Tóm lại phân cấp ngân sách đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền Nh à nư ớc trung ương và các cấp chính quyền địa ph ương trong việc xử lý các vấn đ ề hoạt động và điều hành NSNN đúng đắn và hợp lý sẽ là một giải pháp quan trọng trong quản lý NSNN. 2. Khái niệm và các nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN. Phân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền Nhà nước về vấn đ ề liên quan đến việc quản lý và điều hành NSNN. Để chế độ phân cấp quản lý mang lại kết quả tốt cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Một là: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý kinh tế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp quản lý NSNN. Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật
- ch ất giữa các cấp chính quyền qua việc xác đ ịnh rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp. Thực chất của nguyên tắc n ày là giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, quyền lợi phải tương xứng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác, nguyên tắc này còn đ ảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý NSNN ở nước ta. Hai là: ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên ph ạm vi cả nước. Cơ sở của nguyên tắc n ày xuất phát từ vị trí quan trọng của Nh à nước trung ương trong quản lý kinh tế, xã hội của cả nư ớc mà Hiến pháp đ ã quy định và từ tính chất xã hội hoá của nguồn tài chính quốc gia. Nguyên tắc này được thể hiện: - Mọi chính sách, chế độ quản lý NSNN được ban hành thống nhất và dựa chủ yếu trên cơ sở quản lý ngân sách trung ương. - Ngân sách trung ương chi phối và qu ản lý các khoản thu, chi lớn trong nền kinh tế và trong xã hội. Điều đó có nghĩa là: các khoản thu chủ yếu có tỷ trọng lớn phải được tập trung vào ngân sách trung ương, các khoản chi có tác động đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nước phải do ngân sách trung ương đảm nhiệm. Ngân sách trung ương chi phối hoạt động của ngân sách địa phương, đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương. Ba là: phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn đ ịnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các kho ản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được cố định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, chỉ xem xét đ iều chỉnh số bổ sung một phần khi có trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chế độ
- phân cấp xác định rõ khoản nào ngân sách địa ph ương được thu do ngân sách địa ph ương thu, khoản nào ngân sách đ ịa phương phải chi do ngân sách địa ph ương chi. Không để tồn tại tình trạng nhập nhằng dẫn đ ến tư tưởng trông chờ, ỷ lai hoặc lạm thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách đ ịa phương. Có như vậy mới tạo đ iều kiện nâng cao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời là điều kiện để xác định rõ trách nhiệm của địa phương và trung ương trong quản lý NSNN, tránh co kéo trong xây d ựng kế hoạch như trước đây. Bốn là: đảm bảo công bằng trong phân cấp ngân sách. Phân cấp ngân sách phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả n ước, cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh thổ. 3. Nội dung của phân cấp quản lý NSNN. Dựa trên cở quán triệt những nguyên tắc trên, nội dung của phân cấp quản lý NSNN được quy định rõ trong chương II và III của luật NSNN bao gồm: Nội dung thứ nhất là phân cấp các vấn đề liên quan đ ế quản lý, điều h ành NSNN từ trung ương đến địa ph ương trong việc ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát về chế độ, chính sách. Tiếp theo là phân cấp về các vấn đề liên quan đ ế nhiệm vụ quản lý và đ iều hành NSNN trong việc ban h ành hệ thống biểu mẫu, chứng từ về trình tự và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong xây dựng dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và tổ chức thực hiện kế hoạch NSNN. Cụ thể:
- Quốc hội quyết định tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn bù đắp bội chi; phân tổ NSNN theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi trả nợ. Quốc hội giao cho Uỷ ban thư ờng vụ Quốc hội quyết đ ịnh phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, Quốc hội quyết đ ịnh những vấn đề then chốt nhất về NSNN, đ ảm bảo cơ cấu thu, chi NSNN hợp lý và cân đối NSNN tích cực, đồng thời giám sát việc phân bổ ngân sách trung ương và ngân sách của các địa phương. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội giao về quyết định ph ương án phân bổ ngân sách trung ương, giám sát việc thi hành pháp luật về NSNN. Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các d ự án khác về NSNN; ban hành các văn bản pháp quy về NSNN; lập và trình Quốc hội dự toán và phân bổ NSNN, dự toán điều chỉnh NSNN trong trường hợp cần thiết; giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, ngành; thống nhất quản lý NSNN đảm bảo sự phối h ợp chăth chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành và đ ịa phương trong việc thực hiện NSNN; tổ chức kiểm tra việc thực hiện NSNN; quy định nguyên tắc, phương pháp tính toán số bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; quy định chế độ quản lý qu ỹ dự phòng NSNN và qu ỹ dự trữ tài chính; kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân về dự toán và quyết toán NSNN; lập và trình Quốc hội quyết toán NSNN và quyết toán các công trình cơ b ản của Nhà nước.
- Bộ tài chính chu ẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các d ự án khác về NSNN trình chính phủ; ban hành các văn bản pháp quy về NSNN theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất quản lý NSNN; hướng dẫn kiểm tra các bộ, cơ quan khác ở trung ương và địa phương xây dựng dự toán NSNN h àng năm; đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi NSNN; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng các chế độ, tiêu chu ẩn, định mức chi NSNN; thanh tra, kiểm tra tài chính với tất cả các tổ chức, các đơn vị hành chính, sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách và xử dụng ngân sách; quản lý quỹ NSNN và các qu ỹ khác của Nhà nước; lập quyết toán NSNN trình Chính phủ. Bộ kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ b ản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách; phối hợp với bộ tài chính lập dự toán và ph ương án phân bổ NSNN trong lĩnh vực phụ trách; phối hợp với bộ tài chính và các bộ ngành hữu quan kiểm tra đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình xây d ựng cơ bản. Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ phối hợp với bộ tài chímh trong việc lập dự toán NSNN đối với kế hoạch và phương án vay để bù đắp bội chi NSNN; tạm ứng cho NSNN đ ể xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ NSNN theo quyết đ ịnh của thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành khác có nhiệm vụ phối hợp với bộ tài chính, UBND cấp tỉnh để lập, phân bổ, quyết toán NSNN theo ngành, lĩnh vực phụ trách ; kiểm tra theo
- dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; phối hợp với bộ tài chính xây dung định mức tiêu chuẩn chi NSNN thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Hội đồng nhân dân có quyền quyết đ ịnh dự toán và phân bổ ngân sách địa ph ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong thời gian cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã quyết định. Riêng đối với HĐND cấp tỉnh, ngo ài những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên còn được quyền quyết đ ịnh thu, chi lệ phí, phụ thu và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật. Uỷ ban nhân dân lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, d ự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách. Tổ chức thực hiện NSĐP và báo cáo về NSNN theo quy định. Riêng đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND còn có nhiệm vụ lập và trình HĐND quyết định việc thu phí, lệ phí, phụ thu, huy đ ộng vốn trong nước cho đ ầu tư xây dựng cơ bản thuộc đ ịa phương quản lý. Như vậy, luật đã quy đ ịnh tương đối rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, chính quyền Nhà nước trong lĩnh vực NSNN. đ ặc biệt đối với HĐND và UBND các cấp đ ã có sự đổi mới theo hướng tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong việc phát huy tiềm năng hiện có, bồi dưỡng và tăng thu cho
- ngân sách cấp mình, từ đó chủ động bố trí chi tiêu hợp lý, có hiệu quả theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đ ịa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể và ch ế độ thu, chi thống nhất của Nh à nước. Điều này cơ bản cũng phù hợp với ph ương hướng đổi mới chức năng, nhiệm vụ của HĐND và UBND được Quốc hội và Chính phủ đề ra trong kỳ hội nghị HĐND và UBND toàn quốc. Về các khoản thu NSNN: Thu NSNN là số tiền mà nhà nước huy động vào NSNN và không b ị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp. Phần lớn các khoản thu này đều mang tính chất cưỡng bức. Với đặc đ iểm đó, thu NSNN khác với các nguồn thu của các chủ thể khác (doanh nghiệp, tư nhân…) vì nó gắn với quyền lực của nhà nước. Theo phân lo ại thống kê của liên hiệp quốc, thu NSNN gồm hai loại: - Các khoản thu từ thuế, trong đó chia ra thuế trực thu và thuế gián thu. - Các khoản thu ngoài thuế như phí, lệ phí và các kho ản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước và các khoản chuyển giao vào NSNN khác. Tại Việt nam, trước đ ây, việc phân chia nội dung thu của các cấp ngân sách dựa vào cơ sở kinh tế của chính quyền tức là nh ững tổ chức kinh tế do trung ương qu ản lý thì nguồn thu của các tổ chức này tập trung vào ngân sách trung ương, các tỏ chức kinh tế do địa phương quản lý thì sẽ ghi thu vào ngân sách địa ph ương. Điều này đã dẫn đ ến tình trạng xây dựng chồng chéo các cơ sở kinh tế của trung ương và đ ịa phương, tranh giành nguồn nguyên vật liệu, thị trư ờng tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, nó không gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền địa ph ương trong việc quan tâm tới những tổ chức kinh tế do trung ương quản lý ở
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước
116 p | 173 | 56
-
Luận văn: Cơ sở khoa học của việc sửa đổi và hoàn thiện Luật thương mại Việt Nam phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế
190 p | 124 | 28
-
LUẬN VĂN: Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
131 p | 117 | 25
-
LUẬN VĂN: Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên, vật liệu tại Đội XD và sửa chữa công trình thuộc Công ty Dịch vụ nhà ở & khu đô thị
68 p | 117 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp: Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
121 p | 88 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
70 p | 37 | 12
-
Toán tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)
29 p | 67 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam
123 p | 44 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Phương pháp sửa đổi hiệu quả nhằm bảo vệ các tập mục có độ hữu ích cao nhạy cảm trong cơ sở dữ liệu giao tác
66 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá thực hiện chính sách giảm nghèo tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
161 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tuổi chịu TNHS trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
88 p | 37 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ sửa chữa và bảo hành thiết bị điện tử, tin học tại FPT Service
14 p | 65 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII thực hiện
26 p | 87 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
23 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định giá trị kinh tế của đất khi chuyển mục đích sử dụng: nghiên cứu tình huống dự án khu đô thị phường Mỹ Phú Thành phố Cao Lãnh
74 p | 32 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành
73 p | 38 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng về cán bộ trong tác phẩm
110 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn