intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tuổi chịu TNHS trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về tuổi chịu TNHS và phân tích quy định về tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS 2015(sửa đổi, bổ sung 2017), kết hợp nghiên cứu thực tiễn khi áp dụng các quy định hiện hành để từ đó đưa ra được định hướng sửa đổi, hoàn thiện các quy định cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tuổi chịu TNHS trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀM THỊ MƯỜI XOAN TUỔI CHỊU TNHS TRONG BLHS 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2017) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀM THỊ MƯỜI XOAN TUỔI CHỊU TNHS TRONG BLHS 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2017) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8380101.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đàm Thị Mười Xoan i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................ vi MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ................................................................................................... 7 1.1. Khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự ............................................... 7 1.2. Các đặc điểm của tuổi chịu TNHS ........................................................ 9 1.2.1.Tuổi chịu TNHS được nhà nước chính thức ghi nhận trong luật hình sự của quốc gia ........................................................................................ 9 1.2.2.Tuổi chịu TNHS là một trong những đặc điểm bắt buộc đối với chủ thể của tội phạm là cá nhân .................................................................... 10 1.2.3.Tuổi chịu TNHS phản ánh giới hạn tối thiểu của thời gian sống trên đời mà một người khi đạt tới thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do đã thực hiện một tội phạm ....................................................... 11 1.2.4. Tuổi chịu TNHS được tính theo tuổi tròn, được tính theo năm........ 13 1.2.5. Tuổi chịu TNHS có thể có sự khác biệt giữa các quốc gia trên thế giới . 14 1.2.6.Tuổi chịu TNHS có thể có sự khác biệt giữa các thời kỳ khác nhau trong một quốc gia ................................................................................. 17 1.3. Cơ sở lý luận của việc quy định tuổi chịu TNHS trong pháp luật hình sự .... 22 1.3.1. Cơ sở về kinh tế-xã hội ................................................................. 22 1.3.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................... 24 1.3.3. Cơ sở tâm sinh lý.......................................................................... 26 1.3.4. Cơ sở về nhu cầu đấu tranh chống tội phạm ................................... 29 1.4. Mối liên hệ giữa tuổi chịu trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hình sự 31 ii
  5. Kết luận chương 1 .................................................................................... 33 Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.................................................................................... 34 2.1. Sự phân chia các nhóm tuổi chịu TNHS khác nhau theo quy định của BLHS 2015 .............................................................................................. 34 2.2. Nhóm tuổi chịu TNHS từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi và mối liên hệ với TNHS 36 2.2.1 Nguyên tắc xử lý ........................................................................... 36 2.2.2. Loại tội phạm phải chịu TNHS...................................................... 40 2.2.3. Loại hình phạt và mức hình phạt có thể áp dụng ............................ 44 2.2.4. Nguyên tắc tổng hợp hình phạt...................................................... 45 2.2.5. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tha miễn................................... 46 2.3. Nhóm tuổi chịu TNHS từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và mối liên hệ với TNHS ...................................................................................................... 48 2.3.1. Nguyên tắc xử lý ......................................................................... 48 2.3.2. Loại tội phạm phải chịu TNHS...................................................... 48 2.3.3. Loại hình phạt và mức hình phạt có thể áp dụng ............................ 49 2.3.4. Nguyên tắc tổng hợp hình phạt...................................................... 50 2.3.5.Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tha miễn ................................... 51 2.4. Nhóm tuổi chịu TNHS từ đủ 18 tuổi trở lên và mối liên hệ với trách nhiệm hình sự ........................................................................................... 52 2.4.1. Loại tội phạm phải chịu TNHS...................................................... 52 2.4.2. Loại hình phạt và mức hình phạt có thể áp dụng ............................ 53 2.4.3. Nguyên tắc tổng hợp hình phạt...................................................... 54 2.4.4. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tha miễn................................... 55 Kết luận chương 2 .................................................................................... 58 iii
  6. Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ....................... 59 3.1. Thực trạng về tuổi chịu TNHS ở Việt Nam hiện nay ............................ 59 3.1.1. Thực tiễn về cơ cấu tội phạm xác định trên cơ sở phân nhóm tuổi chịu TNHS ........................................................................................... 59 3.1.2. Thực trạng quy định pháp luật hình sự về tuổi chịu TNHS ............. 60 3.1.3. Thực trạng áp dụng pháp luật về tuổi chịu TNHS........................... 63 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện PLHS ...................................................... 68 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tuổi chịu TNHS ............................................................................................... 70 KẾT LUẬN.............................................................................................. 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 76 iv
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 BLHS Bộ luật Hình sự 2 BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự 3 TNHS Trách nhiệm hình sự v
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh độ tuổi chịu TNHS của một số quốc gia ......................... 15 Bảng 3.1. Bảng thống kê số bị can tỉnh Gia Lai từ 2016 đến 2018 ............... 60 vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tuổi chịu TNHS là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội nhưng phải đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Từ phương diện lý luận, ở Việt Nam hiện nay rất ít công trình nghiên cứu khoa học đề cập và phân tích một cách chuyên sâu về tuổi chịu TNHS. Định nghĩa, các đặc điểm của tuổi chịu TNHS và cơ sở của việc quy định tuổi chịu TNHS trong BLHS chưa được làm rõ để có được sự thống nhất về mặt nhận thức đối với vấn đề này. Từ phương diện thực tiễn, tuổi chịu TNHS là vấn đề cần làm rõ trong quá tr nh giải quyết các vụ án h nh sự, đặc biệt là đối với những vụ án h nh sự do người chưa thành niên phạm tội. Các cơ quan tiến hành tố tụng còn chưa hiểu đúng về cách tính tuổi chịu TNHS dẫn đến việc áp dụng không thống nhất pháp luật hình sự. Mặt khác, trong bối cảnh đất nước hiện nay, t nh h nh tội phạm ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn mức độ nguy hiểm cho xã hội. Đặc biệt hơn cả, vấn đề nóng hổi hiện nay đó là hiện tượng “trẻ hóa tội phạm , đ y là hiện tượng độ tuổi của người thực hiện hành vi phạm tội ngày càng giảm và ở mức thấp trung bình từ 14 đến 18 tuổi, thậm chí dưới độ tuổi chịu TNHS với các hành vi phạm tội manh động, liều lĩnh, cũng như mức độ gây nguy hiểm cho xã hội đặc biệt nghiêm trọng. Thực tiễn này gây ra nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên giảm tuổi chịu TNHS xuống thấp hơn hay không. Từ phương diện pháp lý, quy định pháp luật trong Bộ luật h nh sự 2015 về độ tuổi chịu TNHS còn có những điểm chồng ch o, chưa rõ ràng . 1
  10. Đồng thời, định nghĩa về tuổi chịu TNHS chưa được chính thức quy định trong BLHS. Tất cả dẫn đến việc hiểu và áp dụng chưa thống nhất, còn nhiều bất cập. Mặc d đã được pháp điển hóa lần thứ ba nhưng quy phạm về tuổi chịu TNHS vẫn còn những nhược điểm đặt ra cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà lập pháp cần phải nghiên cứu, suy ngẫm và khắc phục lại để hoàn thiện pháp luật. uất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tuổi chịu TNHS trong Bộ luật h nh sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Về tình hình nghiên cứu, tính tới thời điểm hiện tại th số lượng các công tr nh nghiên cứu khoa học về tuổi chịu TNHS không nhiều, tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào viết riêng về chế định này. Tuy nhiên, cũng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học như:  Luận văn thạc sỹ gồm có: - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tuổi chịu TNHS theo luật hình sự Việt Nam, Trần Thị Hoàng Lan, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia, 2012, - Tuổi chịu TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam, Thiều Cẩm Sơn, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – học viện khoa học xã hội, 2017;  Sách chuyên khảo, bình luận gồm có: - Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (sửa đổi và bổ sung của GS.TS. Võ Khánh Vinh nxb Công an nh n d n, “B nh luận khoa học BLHS 1999 – Phần chung , N B Thành phố Hồ Chí Minh. - Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), GS.TSKH. Lê Văn Cảm, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 2
  11. - Tội phạm và Trách nhiệm hình sự, TS. Trình Tiến Việt, nxb Công an nhân dân, 2013.  Các bài viết trên tạp chí: - Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về tuổi chịu TNHS trong pháp luật hình sự Việt Nam, Nguyễn Văn Niên, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 1/2015, tr. 35 – 41, - Một số quy định sửa đổi, bổ sung liên quan đến tuổi chịu TNHS trong BLHS năm 2015, Nguyễn Tuyết Mai, Tạp chí Tòa án nhân dân – Tòa án nhân dân tối cao, Số 18/2015, tr. 1 - 6, 18. - Tuổi chịu TNHS trong Luật Hình sự Việt Nam, Phạm Văn Báu, tạp chí Luật học –Trường Đại học Luật Hà Nội. Ngoài ra, giáo tr nh của một số cơ sở đào tạo luật trên cả nước đều đề cập đến tuổi chịu trách nhiệm h nh sự, như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Trương Quang Vinh, Nxb Công an nh n d n, Hà Nội năm 2005; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Lê Cảm (Chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2003;... Tất cả các công tr nh nghiên cứu khoa học kể trên đã đề cập và phân tích về tuổi chịu TNHS trên nhiều phương diện như những vấn đề lý luận, quá tr nh pháp điển hóa, quy định của pháp luật Việt Nam qua từng thời kỳ, tổng hợp những số liệu thực tiễn và chỉ ra những bất cập đồng thời từ đó đưa ra những giải pháp đề xuất hoàn thiện. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đề tài này chỉ nghiên cứu một phần về độ tuổi chịu TNHS trên một phạm vi h p trong các bài viết, khóa luận, luận văn,... Chưa có một công tr nh nào nghiên cứu s u sắc vào những quy định của tuổi chịu TNHS trong Bộ luật h nh sự 2015. Phần lớn các nghiên cứu kể trên đều dưới dạng bài viết, các bài viết hầu hết nghiên cứu từ thời điểm lập pháp đến bộ luật h nh sự 1999, chưa có tài liệu nào thể hiện sự so sánh với 3
  12. quy định của chế định này trong bộ luật h nh sự 2015, chỉ ra những điểm mới cũng như những bất cập trong các BLHS. Dựa trên cơ sở các nghiên cứu khoa học kể trên, trong luận văn này tác giả sẽ nghiên cứu s u vào chế định của pháp luật h nh sự về “tuổi chịu TNHS trong BLHS 2015 , chỉ ra những thay đổi của BLHS 2015 so với các bộ luật trước, t m ra những vấn đề còn bất cập và đưa ra những giải pháp riêng của m nh để tiếp tục hoàn thiện chế định về tuổi chịu TNHS. 3. Mục đ ch và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về tuổi chịu TNHS và ph n tích quy định về tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS 2015(sửa đổi, bổ sung 2017), kết hợp nghiên cứu thực tiễn khi áp dụng các quy định hiện hành để từ đó đưa ra được định hướng sửa đổi, hoàn thiện các quy định cũng như n ng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần giải quyết được những vấn nhiệm vụ sau: - Về mặt lý luận: trên cơ sở của những nguyên cứu khoa học khái niệm, các đặc điểm và cơ sở quy định về tuổi chịu TNHS, luận văn sẽ ph n tích và làm rõ hơn một số vấn đề lí luận về tuổi chịu TNHS, đồng thời làm rõ quy định của BLHS 2015 về chế định này trong sự so sánh với các bộ luật trước đó. - Về mặt thực tiễn: nghiên cứu việc áp dụng chế định tuổi chịu TNHS trong thực tiễn áp dụng pháp luật h nh sự ở Việt Nam, từ đó đưa ra những đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về tuổi chịu TNHS và đưa ra được những kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về tuổi chịu TNHS. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: luận văn nguyên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật 4
  13. hình sự Việt Nam 2015 trên cơ sở so sánh với BLHS 1999 và quy định về tuổi chịu TNHS của một số quốc gia khác, cũng như thực trạng về tuổi chịu TNHS trong giai đoạn từ năm 2014-2018. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dưới góc độ khoa học luật h nh sự thuộc chuyên ngành luật h nh sự và tố tụng h nh sự (mã số 8380101.03). Phạm vi nghiên cứu xoay quanh những vấn đề lí luận về tuổi chịu TNHS theo thời gian từ xã hội Việt Nam thời k phong kiến đến hiện nay. Ph n tích quy định của BLHS 2015 và BLHS các nước Liên Bang Nga, Cộng hòa nh n d n Trung Hoa, malayxia, cũng như thực tiễn x t xử về các tội phạm này, từ đó đề xuất nội dung hoàn thiện và đưa ra giải pháp bảo đảm áp dụng quy định của BLHS về quy định tuổi chịu TNHS. Phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề tội phạm và hình phạt, về đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, lý luận về luật hình sự và tố tụng hình sự. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể như: + Phương pháp ph n tích hệ thống + Phương pháp lịch sử + Phương pháp ph n tích + Phương pháp tổng hợp + Phương pháp so sánh +... 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn là công tr nh khoa học ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học 5
  14. nghiên cứu về đề tài tuổi chịu TNHS trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Do đó, luận văn có những điểm mới sau đ y: - Đưa ra khái niệm về tuổi chịu trách nhiệm h nh sự - Làm sâu sắc một số vấn đề lý luận về tuổi chịu trách nhiệm h nh sự; - Ph n tích quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 về tuổi chịu TNHS và so sánh với BLHS một số nước về quy định này; - Nghiên cứu thực trạng về tuổi chịu TNHS trong giai đoạn 5 năm 2014-2018; - Phân tích những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn x t xử và quy định pháp luật về tuổi chịu TNHS, qua đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định này trên thực tế. Luận văn có một số đóng góp sau: - Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về tuổi chịu TNHS, đồng thời có thể sử dụng làm tư liệu cho việc nghiên cứu khoa học pháp lý h nh sự. - Về mặt thực tiễn: Những đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật trong BLHS năm 2015 về tuổi chịu TNHS của luận văn góp phần n ng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của uận v n Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, trang mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tuổi chịu TNHS Chương 2: Những quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 về tuổi chịu TNHS Chương 3: Thực tiễn và một số giải pháp hoàn thiện, n ng cao hiệu quả áp dụng pháp luật h nh sự Việt Nam hiện hành về tuổi chịu TNHS 6
  15. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự TNHS là một trong những chế định trung tâm, chủ yếu nhất xuyên suốt toàn bộ pháp luật hình sự. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học[2,tr21] định nghĩa “trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của m nh . Theo đó, có thể hiểu TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, vì vậy để biết được một người có phải chịu trách nhiệm hay không cần phải có năm điều kiện bắt buộc do pháp luật hình sự quy định là: người đó phải có năng lực TNHS,đủ tuổi chịu TNHS, chủ thể phải có lỗi , hành vi đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị luật hình sự cấm[26,tr636]. Tuổi chịu TNHS là một trong năm căn cứ riêng cần và đủ, là căn cứ mang tính chất bắt buộc mà thiếu nó thì sẽ không có TNHS. Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, tuổi chịu TNHS tuy không được ghi nhận chính thức là một đặc điểm cơ bản của tội phạm nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ TNHS của người phạm tội. Bàn về vấn đề tuổi chịu TNHS, trước hết cần chỉ ra khái niệm về “tuổi . Theo Đại từ điển Tiếng Việt [1,tr1750] khái niệm về tuổi được định nghĩa là: “Năm, d ng làm đơn vị tinh thời gian sống của người, là khoảng thời gian từ khi sinh ra đến thời điểm xác định nào đó . Theo đó, tuổi của một người được tính theo đơn vị năm, ph hợp với quy luật của tự nhiên một vòng quay của trái đất quanh mặt trời. Cách tính tuổi của một người sẽ dựa vào thời gian khi người đó được sinh ra đến một thời điểm xác định nào đó. Về mặt lập pháp, khái niệm về “người đủ tuổi chịu TNHS vẫn chưa được các nhà làm luật điều chỉnh trong BLHS. Tuy trong nghiên cứu và áp dụng pháp luật hình sự, thuật ngữ liên quan tới tuổi chịu TNHS được sử dụng 7
  16. khá phổ biến, nhưng vẫn chưa được định nghĩa hoặc không có sự thống nhất trong cách gọi và cách hiểu. Trong nhiều tài liệu, tuổi chịu TNHS có thể được hiểu như tuổi tối thiểu của TNHS. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ tuổi tối thiểu của TNHS đôi khi dẫn đến việc cần phải ph n biệt được các giới hạn tuổi khác nhau. Ch ng hạn, ở những quốc gia tồn tại hai giới hạn độ tuổi tối thiểu chịu TNHS, độ tuổi tối thiểu trên và độ tuổi tối thiểu dưới th tuổi tối thiểu của TNHS phải được xác định theo hai mức 48,tr49 . Dựa trên khái niệm về TNHS và khái niệm về tuổi, các nhà hình sự học đã x y dựng nên quan điểm về tuổi chịu TNHS theo pháp luật Việt Nam. Theo GS.TS. Lê Cảm:“Đủ tuổi chịu TNHS là đủ tuổi do pháp luật hình sự quy định tại thời điểm thực hiện tội phạm để có thể có khả năng nhận thức đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện cũng như có khả năng điều khiển được đầy đủ hành vi ấy 24, tr128 . Như vậy người đủ tuổi chịu TNHS có thể hiểu là người mà tại thời điểm phạm tội đã đạt đến độ tuổi quy định trong luật hình sự có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý, cũng như điều khiển được hành vi của bản thân một cách đầy đủ. Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa thì : “Năng lực TNHS chỉ được h nh thành khi con người đã đạt độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện trong thời gian nhất định tiếp theo. Khi đã đạt độ tuổi đó, con người nói chung sẽ có năng lực TNHS, trừ những trường hợp cá biệt – những trường hợp mà luật hình sự coi là trong tình trạng không có năng lực TNHS 29,tr176 . Có thể thấy, tuổi chịu TNHS được hiểu một cách gián tiếp là một độ tuổi nhất định, khi đạt độ tuổi đó th con người sẽ có năng lực TNHS và sẽ phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi từ việc phạm tội của mình, trừ những trường hợp khác mà luật hình sự quy định. Từ đó, “luật hình sự các nước dựa trên cơ sở các công trình nghiên cứu, khảo sát về tâm lí cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của m nh đã quy định tuổi b t đầu có năng lực TNHS đầy đủ 29,tr176 . 8
  17. Mới đ y, trong một cuốn sách chuyên khảo vừa được xuất bản của m nh, TSKH.GS Lê Văn Cảm – một nhà khoa học nghiên cứu rất sâu về luật hình sự - từng định nghĩa: “Tuổi chịu TNHS của một người là tuổi được quy định tại…. và được tính tại thời điểm người đó thực hiện tội phạm 28, tr214 , hoặc “Người đủ tuổi chịu TNHS là người mà tại thời điểm phạm tội đã đạt đến độ tuổi nhất định được quy định tại… để có thể có khả năng nhận thức được hoàn toàn tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, đồng thời có thể hoàn toàn điều khiển được hành vi đó 28,tr215 . Kế thừa tư tưởng của các nhà khoa học tiền bối và những nội dung đã được phân tích, tác giả Dựa trên những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa một cách khái quát về tuổi chịu TNHS nhất như sau: Tuổi chịu TNHS của một người là khoảng thời gian tính từ lúc sinh ra đến thời điểm nhất định do luật hình sự quy định mà khi ấy người đóđó thực hiện tội phạm đủ tuổi do luật hình sự quy định mới phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mìnhđược nhà nước thừa nhận là có khả năng phạm tội và khả năng gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do việc thực hiện tội phạm của mình. 1.2. Các đặc điểm của tuổi chịu TNHS 1.2.1. Tuổi chịu TNHS được nhà nước chính thức ghi nhận trong luật hình sự của quốc gia Quy định độ tuổi để xác định tư cách chịu trách nhiệm của chủ thể là một nội dung có tính chuyên biệt, vì thế mỗi ngành luật có cách xác định khác nhau về độ tuổi. Trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia việc xác định tuổi chịu TNHS là vấn đề vô cùng quan trọng bởi nó thể hiện quan điểm của Nhà nước về việc xử lý tội phạm đảm bảo an toàn trật tự xã hội đồng thời bảo vệ quyền con người. Trong ngành luật hình sự, tuổi chịu TNHS đã được các nhà lập pháp ghi nhận tại điều 12 BLHS 2015 như sau: 9
  18. “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Quy định về tuổi chịu TNHS đã được ghi nhận tại một điều luật riêng biệt, độc lập trong Phần chung của BLHS. Điều đó có thể thấy tuổi chịu TNHS là một vấn đề lí luận quan trọng vì nó có yếu tố quyết định trong việc một người có hoặc không phải chịu trách nhiệm pháp lý quy định trong BLHS. Vì thế, về nguyên tắc khi xác định tuổi chịu TNHS của một người, chúng ta cần căn cứ vào quy định của luật hình sự mà không viện dẫn các quy định của các ngành luật khác. Chỉ trong một số trường hợp nhất định mà luật hình sự dẫn chiếu sang quy định của các ngành luật khác thì mới có thể áp dụng cách tính tuổi của ngành luật đó để xác định tuổi chịu TNHS. 1.2.2. Tuổi chịu TNHS là một trong những đặc điểm bắt buộc đối với chủ thể của tội phạm là cá nhân Việt Nam cũng như phần lớn các nước trên thế giới đều quy định về chủ thể của tội phạm không chỉ là cá nh n. Điều 2 BLHS 2015 của Việt Nam quy định: “1. Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS. 2. Chỉ pháp nh n thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu TNHS . Có thể thấy, các nhà làm luật Việt Nam đã chính thức quy định pháp nh n thương mại là chủ thể của tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối chiếu với quy định của các nước trên thế giới, chủ thể có thể chịu TNHS theo đó có thể là cá nhân, pháp nhân, hay thậm chứí là cơ quan nhà nước. Trung Quốc là quốc gia quy định về TNHS của cơ quan nhà nước trong Điều 47 Luật Hải Quan năm 1987 quy 10
  19. định: “Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội phạm tội buôn lậu, cơ quan tư pháp có thể truy cứu trách nhiệm h nh sự theo luật định đối với người quản lý và nh n viên chịu trách nhiệm trực tiếp 42,tr4 , tuy nhiên từ khi ban hành Bộ luật h nh sự năm 1997 đến nay chưa có trường hợp nào cơ quan nhà nước bị truy cứu TNHS. V thế, các nhà lý luận Trung Quốc kiến nghị loại bỏ các cơ quan nhà nước ra khỏi quy định là chủ thể của tội phạm và xử lý theo quy định về cá nh n phạm tội. Chủ thể phải chịu TNHS ở một số nước trên thế giới có thể là cá nhân hoặc pháp nh n, nhưng tuổi chịu TNHS chỉ là dấu hiệu bắt buộc đối với cá nhân mà không bắt buộc đối với pháp nh n. Trong quy định của các quốc gia về độ tuổi chịu TNHS chỉ có quy định về một người khi đến tuổi nhất định sẽ có thể bị truy cứu TNHS về tội phạm của m nh g y ra, như trong Điều 12 BLHS Việt Nam năm 2015 có quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội giết người, tội cố ý g y thương tích… . Hay BLHS Cộng hòa Nh n d n Trung Hoa năm 1997, sửa đổi năm 2005 cũng quy định tại Điều 17 như sau: “Người từ đủ 16 tuổi phạm tội phải chịu TNHS. Người đủ 14 tuổi những chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội giết người hoặc cố ý g y thương tích … 15,tr43 . Như vậy có thể thấy theo quy định của BLHS các quốc gia trên thế giới đều quy định tuổi chịu trách nhiệm đều là thuộc về “người , tức là áp dụng với chủ thể là cá nhân. Một người khi đạt tuổi nhất định được quy định trong văn bản pháp luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình. 1.2.3. Tuổi chịu TNHS phản ánh giới hạn tối thiểu của thời gian sống trên đời mà một người khi đạt tới thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do đã thực hiện một tội phạm Đến một độ tuổi quy định, chủ thể sẽ phải chịu TNHS nếu thực hiện hành vi phạm tội. Theo quy định của pháp luật hình sự th người chưa đạt độ 11
  20. tuổi bắt đầu có năng lực TNHS sẽ luôn được coi là không có lỗi (v chưa có năng lực TNHS) 29,tr176 . Những người dưới độ tuổi phải chịu TNHS th được coi là không có năng lực TNHS và không bị xử lý theo thủ tục tư pháp h nh sự trong bất kỳ hoàn cảnh nào[48,tr49]. Mốc thời gian đầu xác định tuổi của người phạm tội là ngày người đó được sinh ra. Thời điểm sau được xác định là thời điểm hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện, tức là hành vi xảy ra ngày nào th ngày đó được sử dụng làm mốc để tính tuổi của chủ thể. Pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự các nước trên thế giới khi quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự th đều ghi nhận tuổi thấp nhất mà chủ thể bắt đầu có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Các nước trên thế giới quy định tuổi chịu TNHS phổ biến là từ 13 đến 18 tuổi. Trong số đó, pháp luật hình sự của Trung Quốc, Nga và Việt Nam... đều quy định người có thể phải chịu TNHS khi đã thực hiện tội phạm là “từ đủ 14 tuổi . Trong lịch sử phát triển của luật hình sự, đã từng có những quy định về tuổi chịu TNHS bao gồm giới hạn tuổi tối thiểu và tuổi tối đa. Theo đó, một người chỉ phải chịu TNHS khi họ đang ở trong giới hạn tuổi theo quy định của luật hình sự. Ví dụ, theo quy định của Bộ luật Hồng Đức tại Điều 16: “từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu có bị tội chết cũng không hành h nh 13,tr221 . Quy định này được hiểu là người dưới 7 tuổi và trên 90 tuổi dù phạm vào tội chết th cũng không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, việc quy định về giới hạn tuổi tối đa phải chịu TNHS trong xã hội hiện đại là không còn phù hợp với yêu cầu đấu tranh chống tội phạm. Sự không phù hợp thể hiện ở việc tuổi thọ trung bình của con người đang ngày một cao hơn, trí tuệ hay nhận thức của những người cao tuổi cũng có thể còn hoàn toàn minh mẫn. Bên cạnh đó, trên thực tế hiện tượng tội phạm do người cao tuổi thực hiện có xu hướng gia tăng, đặc biệt là những tội phạm có tính nguy hiểm cao như các tội xâm phạm tình dục trẻ em…. Do đó, pháp luật hình sự hiện đại chỉ quy 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2