intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2015

Chia sẻ: Bidao13 Bidao13 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

341
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bƣớc vào năm 2010, với sau hơn 3 năm kể từ khi Việt nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) , vị thế của Việt Nam (VN) trên trƣờng quốc tế ngày càng cao , quá trình đổi mới ngày càng toàn diện hơn, rõ nét hơn. Cùng với sự phát triển của cả nƣớc, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bƣớc chuyển biến rõ rệt theo hƣớng tạo ra một thị trƣờng mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trƣởng cả về quy mô và loại hình hoạt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------- ĐẶNG HOÀNG AN DÂN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2015 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHAN THỊ MINH CHÂU TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
  2. LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô, Giảng viên Trƣờng Đại học kinh tế TPHCM đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học tại lớp cao học kinh tế đƣợc tổ chức tại Đà Lạt khoá 2006-2009. Xin chân thành cảm ơn Cô - TS Phan Thị Minh Châu ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp ý kiến thiết thực cho luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Tỉnh Lâm Đồng và các bạn đồng nghiệp tại chi nhánh BIDV Lâm Đồng đã hỗ trợ tài liệu và thông tin cho tôi hoàn thành luận văn này.
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, nội dung luận văn này chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào. ĐẶNG HOÀNG AN DÂN
  4. MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP -------------------------- 1 1.1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM -------------------------------------------- 1 1.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM ------------------------------------------- 1 1.1.2 Những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ----------------------------------------- 4 1.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM ----------------------- 9 1.1.3.1 Tác động của các yếu tố thuộc môi trƣờng vi mô ------------------------------ 9 1.1.3.2 Tác động của các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô -----------------------------11 1.1.3.3 Các yếu tố nội bộ của NHTM - Chuỗi giá trị của NHTM -------------------12 1.1.4 NHTM LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ---------------16 1.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC -------------------------------------14 1.2.1. Cải cách ngành ngân hàng Trung quốc khi gia nhập WTO. -----------------------14 1.2.2. Các bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập. --------------------------------------14 KẾT LUẬN CHƢƠNG I ----------------------------------------------------------------------16 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ----------------------------------17 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ----------------------------------------------------------------------------------------------17 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ----------------------------------------------------17 2.1.2 Cơ cấu tổ chức ---------------------------------------------------------------------------18 2.1.3 Kết quả hoạt động của BIDV những năm gần đây ----------------------------------19
  5. 2.2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV : ----------------------------23 2.2.1 Phân tích thực trạng các yếu tố nội bộ của BIDV -----------------------------------21 2.2.1.1 Năng lực Tài chính ---------------------------------------------------------------21 2.2.1.2 Nguồn nhân lực -------------------------------------------------------------------23 2.2.1.3 Trình độ công nghệ ----------------------------------------------------------------25 2.2.1.4 Hệ thống mạng lƣới chi nhánh --------------------------------------------------27 2.2.1.5 Năng lực quản trị điều hành, Kiểm soát và quản trị rủi ro -------------------28 2.2.1.6 Các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng -------------------------------------------32 2.2.2 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh của BIDV -------------36 2.2.2.1 Điểm mạnh -------------------------------------------------------------------------36 2.2.2.2 Điểm yếu của BIDV -------------------------------------------------------------37 2.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG -------------------38 2.3.1 Tác động của các yếu tố vĩ mô ---------------------------------------------------------38 2.3.2 Phân tích các nhóm đối thủ cạnh tranh -----------------------------------------------42 2.3.2.1 Các định chế tài chính ngân hàng -----------------------------------------------42 2.3.2.2 Các định chế tài chính phi ngân hàng ------------------------------------------46 2.4 NĂNG LỰC LÕI VÀ VỊ THẾ CỦA BIDV TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ------------------------------------------------------------------------------45 2.4.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh -----------------------------------------------------------51 2.4.2 Năng lực lõi của BIDV ------------------------------------------------------------------54 2.4.3 Vị thế của BIDV trong hệ thống NHTM Việt Nam ---------------------------------54 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 -----------------------------------------------------------------------57 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2015 ----------------58 3.1 XU HƢƠNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐẾN 2015. ------------------------------------------------------------- 58 3.2. ĐỊNH HƢỚNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2015 -------------------------------------------------60 3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH BIDV ------------62 3.3.1. Nhóm giải pháp năng cao năng lực tài chính ----------------------------------------62 3.3.1.1 Giải pháp tăng vốn ----------------------------------------------------------------62
  6. 3.3.1.2 Giải pháp xử lý nợ xấu - làm sạch bảng cân đối kế toán --------------------64 3.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị điều hành -----------------------------65 3.3.2.1 Giải pháp tăng cƣờng năng lực quản trị điều hành ---------------------------65 3.3.2.2 Giải pháp quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ ----------------------------------65 3.3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực ----------------------------------------------------------68 3.3.4 Nhóm giải pháp về marketing ----------------------------------------------------------72 3.3.4.1 Giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại -------------------------72 3.3.4.2 Phát triển nền tảng khách hàng vững chắc ------------------------------------75 3.3.4.3 Phát triển và nâng cao hiệu quả mạng lƣới và kênh phân phối -------------78 3.3.4.4 Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và Marketing ------------------------80 3.3.4.5 Xây dựng và phát triển văn hoá BIDV -----------------------------------------81 3.3.5 Đẩy mạnh đầu tƣ, ứng dụng công nghệ ----------------------------------------------82 3.4 KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VÀ CHÍNH PHỦ -----------------83 TÓM TẮT CHƢƠNG III ----------------------------------------------------------------------84 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ngân hàng Thƣơng mại Cổ Phần Á Châu ACB Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn AGRIBANK Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng APEC Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á ASEAN Máy rút tiền tự động ATM Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam BIDV Hệ số an toàn vốn CAR Cán bộ tín dụng CBTD Chi nhánh CN Công nghệ thông tin CNTT Chính sách tiền tệ CSTT Chính sách tài khoá CSTK Cổ phần hóa CPH Ngân hàng Công thƣơng CTG Công ty Mua bán nợ và tài sản DATC Doanh nghiệp nhà nƣớc DNNN Hội sở chính HSC Ngân hàng Công thƣơng ICB Chuẩn mực kiểm toán quốc tế IFRS Tổng thu nhập quốc dân GDP Ngân hàng NH Ngân hàng nhà nƣớc NHNN Ngân hàng nƣớc ngoài NHNNg Ngân hàng thƣơng mại NHTM Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh NHTMQD Phòng giao dịch PGD SCB Sacombank Hệ thống tích hợp dữ liệu của BIDV SIBS Sản xuất kinh doanh SX-KD
  8. Tổ chức tín dụng TCTD Thị trƣờng chứng khoán TTCK Thanh toán quốc tế TTQT Thƣơng mại Cổ phần TMCP Trung ƣơng TW Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc UNDP Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc UNESCO Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam VCB Vốn tự có VTC Vốn chủ sở hữu VCSH VĐL Vốn điều lệ Ngân hàng Thế giới WB Diễn Ðàn Kinh Tế Thế Giới WEF Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO Xuất nhập khẩu XNK ♣♣♣♣♣♣♣♣
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 2.1 SỐ LIỆU TĂNG TRƢỞNG CỦA BIDV TỪ 2005 - 2009 ------------- 23 BẢNG 2.2 CƠ CẤU VỐN TỰ CÓ BIDV 2005- 2009 -------------------------------- 26 BẢNG 2.3 CHỈ SỐ CAR CỦA BIDV TỪ 2005 – 2009 ------------------------------ 26 BẢNG 2.4 SỐ LƢỢNG ATM, POS GIAI ĐOẠN 2006-2009 ---------------------- 30 BẢNG 2.5 MẠNG LƢỚI BIDV CÁC NĂM 2005 – 2009 -------------------------- 31 BẢNG 2.6 HIỆU QUẢ KINH DOANH BIDV TỪ 2007 ĐẾN 2009--------------- 33 BẢNG 2.7 HỆ SỐ ROE và ROA CỦA BIDV 2005 - 2009 ------------------------- 33 BẢNG 2.8 CƠ CẤU THU NHẬP CỦA BIDV 2008 – 2009 ------------------------- 34 BẢNG 2.9 PHÂN NHÓM NỢ BIDV TỪ 2007 – 2009 ------------------------------- 35 BẢNG 2.10 CÁC CHỈ SỐ THANH KHOẢN CỦA BIDV 2008-2009 ------------- 36 BẢNG 2.11 NGUỒN HUY ĐỘNG BIDV TỪ 2004 – 2009 ------------------------- 37 BẢNG 2.12 DƢ NỢ TÍN DỤNG CỦA BIDV 2005 – 2009 -------------------------- 38 BẢNG 2.13 SỐ LƢỢNG CÁC TCTD 2005 -2009 ------------------------------------ 46 BẢNG 2.14 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NHTMQD 2009 ------------------------ 46 BẢNG 2.15 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH MỘT SỐ NHTMCP 2009 -------------- 48 BẢNG 2.16 CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 5 NGÂN HÀNG CÓ THỊ PHẦN LỚN NHẤT TRONG HỆ THỐNG NHTM ------------------------------------ 52 BẢNG 2.17 MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH ------------------------------- 54 DANH MỤC SƠ ĐỒ; BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ 2.1 CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP ------------------------------- 13 SƠ ĐỒ 2.2 CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA BIDV ----------------------------------------------- 14 SƠ ĐỒ 2.3 MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA BIDV ---------------------------------------- 22 BIỂU ĐỒ 2.1 THỊ PHẦN HUY ĐỘNG, CHO VAY CÁC NHTM 2009 ---------- 47
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bƣớc vào năm 2010, với sau hơn 3 năm kể từ khi Việt nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) , vị thế của Việt Nam (VN) trên trƣờng quốc tế ngày càng cao , quá trình đổi mới ngày càng toàn diện hơn, rõ nét hơn. Cùng với sự phát triển của cả nƣớc, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bƣớc chuyển biến rõ rệt theo hƣớng tạo ra một thị trƣờng mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trƣởng cả về quy mô và loại hình hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài, từ đó có khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế, góp phần vào việc đầu tƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống NH trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, “Hệ thống chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới triệt để, … sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn yếu…” (trích phát biểu của Thủ Tướng Phan Văn Khải tại buổi lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ngành NH Việt Nam). Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khi sự mở cửa hệ thống ngân hàng với những quy định nới lỏng và một lộ trình giảm dần sự bảo hộ của Chính phủ đang và sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nƣớc ngoài tham gia, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đƣợc đối xử ngang bằng theo nguyên tắc tối huệ quốc. Các Ngân hàng VN đang phải đối mặt với những đối thủ mạnh (về thƣơng hiệu, vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, sản phẩm…). Làm sao để có thể cạnh tranh và phát triển trƣớc các đối thủ này là vấn đề các Ngân hàng VN cần quan tâm hàng đầu, trong đó Ngân hàng Đầu Tƣ & Phát Triển chi nhánh Việt Nam Việt Nam. Là một thành viên của BIDV Việt Nam, với kỳ vọng hoạt động BIDV Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn, góp phần vào sự tăng trƣởng ổn định, bền vững và lâu dài, nên tác giả chọn đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2015 để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.
  11. 2. Mục tiêu nghiên cứu: + Hệ thống hóa lý thuyết về lý luận cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng. + Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, những kết quả đạt đƣợc và những yếu kém, vị thế của BIDV Việt Nam để tìm ra nguyên nhân của những yếu kém. + Hình thành giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đảm bảo an toàn và phát triển bền vững. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động của ngân hàng Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam trong mối tƣơng quan với các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh và ngân hàng thƣơng mại cổ phần trong nƣớc. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nội dung của luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên kiến thức của các bộ môn đã học nhƣ Quản trị kinh doanh quốc tế, Lý thuyết Tài Chính tiền tệ, Quản trị nhân sự, Quản trị tài chính, quản trị chiến lƣợc, Quản trị Marketing…để nghiên cứu sự biến động của BIDV Việt Nam với một số NHTM từ năm 2006 đến 2009 nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Luận văn sử dụng Phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ Ngân hàng nhà nƣớc và các Ngân hàng thƣơng mại, các Báo cáo thƣờng niên, Bản công bố thông tin, từ cơ quan thống kê, tạp chí… và đƣợc xử lý trên máy tính. Phạm vi khảo sát là cán bộ lãnh đạo, Trƣởng phó phòng tại hai Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Lâm Đồng và Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Gia Định – TP Hồ Chí Minh và một số các chi nhánh ngân hàng TMCP khác. Thời gian nghiên cứu , khảo sát từ tháng 4 2009 đến tháng 4 2010 5 . Kết cấu của luận văn Ngòai phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, bao gồm:
  12. - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại . - Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam. - Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam đến 2015. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Xác định vị thế cạnh tranh của BIDV Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, rút kinh nghiệm trong hoạt động thời gian qua, nghiên cứu vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể trong tình hình mới, từ đó đƣa ra những giải pháp xây dựng chiến lƣợc nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Việt Nam trong thời gian tới.
  13. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM 1.1 1.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM  Khái niệm cạnh tranh Trong Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời nhƣ lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman, …v.v.. Trong Kinh tế học - xuất bản lần 12, tác giả P.Samuelson và W.D Nordhuas cho rằng : “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”. Theo Từ diển bách khoa VN (tập I) định nghĩa : “Cạnh tranh trong kinh doanh là một hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”. Trong cuốn sách “Thị trƣờng, chiến lƣợc, cơ cấu” NXB TP Hồ chí Minh năm 2003, Giáo sƣ Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng: “Cạnh tranh trên thương trường phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ của mình mà là để đem lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình”. Từ những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, cạnh tranh là chìa khoá của sự phát triển chung của xã hội. Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trƣớc mắt và trong tƣơng lai, để từ đó có những hƣớng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh. Vậy “Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng là sự ganh đua hợp pháp giữa các ngân hàng thông qua các hành động, nổ lực và các biện pháp nhằm đạt đến các mục tiêu cụ thể của mình như thị phần, lợi nhuận, vốn, hiệu quả, an toàn, danh tiếng….” -1-
  14.  Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh của một ngân hàng so với các đối thủ là khả năng mà ngân hàng đó cung cấp giá trị lớn hơn cho khách hàng, làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng so với các đối thủ. Giá trị mang lại cho khách hàng là khoảng chênh lệch giữa tổng giá trị khách hàng nhận đƣợc (bao gồm giá trị về sản phẩm, giá trị dịch vụ, giá trị nhân lực và giá trị tâm lý) với tổng chi phí của khách hàng phải bỏ ra (bao gồm tiền bạc, thời gian / công sức và chi phí rủi ro). Theo giáo sƣ Michael Porter 1, Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà tổ chức có hoặc khai thác tốt hơn những đối thủ cạnh tranh: - Chi phí: Theo đuổi mục tiêu giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể đƣợc. Doanh nghiệp nào có chi phí thấp thì doanh nghiệp đó có nhiều lợi thế hơn trong quá trình cạnh, tạo điều kiện để tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong ngành. - Sự khác biệt hóa: Là lợi thế cạnh tranh có đƣợc từ những khác biệt xoay quanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra thị trƣờng. Những khác biệt này có thể biểu hiện dƣới nhiều hình thức, nhƣ: sự điển hình về thiết kế hay danh tiếng sản phẩm, công nghệ sản xuất, đặc tính sản phẩm, dịch vụ khách hàng, mạng lƣới bán hàng, phong cách chuyên nghiệp, thƣơng hiệu...và bồi đắp sự hài lòng của khách hàng. Từ đó mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận.. Với rất nhiều ngân hàng khác cũng cung cấp các dịch vụ tƣơng tự, Vậy cạnh tranh nhƣ thế nào? Làm sao có thể tồn tại đƣợc? Câu trả lời là: phải thành công trong việc tạo ra sự khác biệt trên những thị trƣờng nhất định. Khi các công ty cạnh tranh trên thƣơng trƣờng càng giống nhau thì bất kỳ sự khác biệt nào cũng trở nên rất quan trọng. Đôi khi thật khó hoặc không thể nào tìm ra 1 Trích “The Competitive Advantage” do Michael E. Porter xuất bản 1985 :“ Để cạnh tranh thành công các doanh nghiệp phải có lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất thấp hơn hay có sư khác biệt hoá sản phẩm để đạt được mức giá cao hơn mức bình quân. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp phải có được những lợi thế cạnh tranh n gày càng tinh vi hơn, thông qua những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao hơn hay sản xuất với năng suất hiệu quả hơn”. -2-
  15. đƣợc sự khác biệt từ sản phẩm và dịch vụ, nếu điều này xảy ra thì chính thị trƣờng sẽ tìm ra đƣợc sự khác biệt bên ngoài các sản phẩm và dịch vụ ấy. Trên thực tế, ƣu thế sẽ thuộc về Ngân hàng tạo nên đựơc sự khác biệt để trở thành lựa chọn ƣu tiên. Vì vậy, các ngân hàng phải lắng nghe và đáp ứng những đòi hỏi cao hơn của ngƣời tiêu dùng nhƣ thành lập các chi nhánh, thẻ ATM, thẻ tín dụng, hạ thấp mức phí, thực hiện các chƣơng trình cho vay đặc biệt, và các dịch vụ khác…. Ngân hàng Frost Bank ở Texas đã thành công trong việc nhắc nhở thị trƣờng rằng "Chúng tôi đƣợc sinh ra ở đây". Nhờ đó ngƣời dân Texas có dần dần nhìn về Frost Bank nhƣ một phần của họ.  Năng lực cạnh tranh của NHTM Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣng đến nay vẫn là khái niệm chung chung và khó đo lƣờng. Theo diễn đàn kinh tế thế giới WEF (1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu (do các Giáo sƣ đại học Harvard nhƣ Michael Porter, Jeffrey Shach và một số chuyên gia của WEF nhƣ Cornelius, Mache Levison tham gia xây dựng) thì năng lực cạnh tranh đựơc hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trƣờng cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt đƣợc đƣợc những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. Cũng giống nhƣ mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc biệt, và vì NHTM cũng tồn tại với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Vì thế, có thể khái niệm về năng lực canh tranh của NHTM nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm cũng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”.  Năng lực lõi Năng lực lõi là khái niệm do Michael Porter đƣa ra đầu tiên khi nói về quản trị chiến lƣợc. Theo ông, một doanh nghiệp muốn thành công khi hoạch định chiến lƣợc kinh doanh phải dựa trên những năng lực lõi của mình để tận dụng những cơ hội và vƣợt qua những thách thức của môi trƣờng kinh doanh. -3-
  16. Theo đó, “Năng lực lõi, có thể định nghĩa là khả năng làm tốt nhất một việc nào đó, khả năng kinh doanh có hiệu quả nhất trong một lĩnh vực hoặc theo một phương thức nào đó. Nói một cách nôm na, có thể diễn đạt năng lực lõi như là sở trường, là thế mạnh của doanh nghiệp”. 1.1.2 Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh NHTM Có nhiều tiêu chí đánh giá NLCT của một NHTM đang ở mức độ nào, dƣới đây là một số chỉ tiêu chính:  Năng lực tài chính Năng lực tài chính của NHTM đƣợc thể hiện qua các tiêu chí sau: - Vốn điều lệ, vốn tự có Về mặt lý thuyết, vốn điều lệ và vốn tự có đang đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Vốn điều lệ cao sẽ giúp ngân hàng tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng và tạo lòng tin nơi công chúng. Vốn tự có thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng thấp. - Qui mô và khả năng huy động vốn Khả năng huy động vốn là một trong những tiêu chí đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Khả năng huy động vốn còn thể hiện tính hiệu qủa, năng lực và uy tín của ngân hàng đó trên thị trƣờng. Khả năng huy động vốn tốt cũng có nghĩa là ngân hàng đó sử dụng các sản phẩm dịch vụ, hay công cụ huy động vốn có hiệu quả, thu hút đƣợc khách hàng. - Khả năng thanh toán Theo chuẩn mực quốc tế, khả năng thanh toán của ngân hàng thể hiện qua tỷ lệ giữa tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay. Chỉ tiêu này đo lƣờng khả năng ngân hàng có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu tiền mặt của ngƣời tiêu dùng. Khi nhu cầu về tiền mặt của ngƣời gửi tiền bị giới hạn, thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm một cách đáng kể, NHTM đó sẽ dễ bị phá sản nếu để điều này xảy ra. - Khả năng sinh lời -4-
  17. Khả năng sinh lời là thƣớc đo đánh giá tình hình kinh doanh của NHTM. Mức sinh lời đƣợc phân tích qua các thông số sau: + Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu - return on equity ROE là tỷ lệ Thu nhập sau thuế trên vốn CSH. ROE: thể hiện tỷ lệ thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu. ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của ngân hàng càng mạnh. Thông lệ quốc tế > 15% + Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản- return on assets. ROA là tỷ lệ Thu nhập sau thuế trên Tổng tài sản. ROA: thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản, ROA cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì ngân hàng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng. Thông lệ quốc tế > 1% - Mức độ rủi ro: Mức độ rủi ro của ngân hàng thƣờng đựơc đo bằng 2 chỉ tiêu cơ bản sau: + Hệ số an toàn vốn (CAR: capital adequacy ratio) Hệ số CAR chính là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi (theo Ủy ban giám sát tín dụng Basel ). Theo chuẩn quốc tế thì CAR tối thiểu phải đạt 8%. Tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng tài chính của ngân hàng càng mạnh, càng tạo đựơc uy tín, sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng càng lớn. + Chất lƣợng tín dụng (tỷ lệ nợ quá hạn): Chất lựơng tín dụng thể hiện chủ yếu thông qua tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng nợ. Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy chất lƣợng tín dụng của NHTM đó tốt, tình hình tài chính của ngân hàng đó lành mạnh và ngƣợc lại.  Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ Các NHTM có thể phát huy khả năng cạnh tranh của mình không chỉ bằng những sản phẩm cơ bản mà còn thể hiện ở tính độc đáo, sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ của mình. Một ngân hàng mà có thể tạo ra sự khác biệt riêng cho từng loại sản phẩm của mình trên cơ sở những sản phẩm truyền thống sẽ làm cho danh mục sản phẩm của -5-
  18. mình trở nên đa dạng hơn, điều này sẽ đáp ứng đƣợc hầu hết các nhu cầu cầu khác nhau của khách hàng khác nhau, từ đó dễ dàng chiếm lĩnh thị phần và làm tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Ngòai ra, các NHTM còn có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ bổ trợ khác để thu hút khách hàng, tạo thu nhập cho ngân hàng nhƣ cung cấp sao kê định kỳ, tƣ vấn tài chính….  Nguồn nhân lực Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhƣ NHTM thì yếu tố con ngƣời có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lƣợng của dịch vụ. Vì vậy đòi hỏi rất cao đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng chiếm giữ thị phần cũng nhƣ tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các NHTM phải đƣợc xem xét trên cả hai khía cạnh số lƣợng và chất lƣợng lao động. * Về số lượng lao động: Để có thể mở rộng mạng lƣới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng, các NHTM nhất định phải có lực lƣợng lao động đủ về số lƣợng. Tuy nhiên cũng cần so sánh chỉ tiêu này trong mối tƣơng quan với hệ thống mạng lƣới và hiệu quả kinh doanh để nhìn nhận năng suất lao động của ngƣời lao động trong ngân hàng. * Về chất lượng lao động: Chất lƣợng nguồn nhân lực trong ngân hàng thể hiện qua các tiêu chí: + Trình độ văn hóa của đội ngũ lao động: bao gồm trình độ học vấn và các kỹ năng hỗ trợ nhƣ ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, thuyết trình, ra quyết định, giải quyết vấn đề, ... Tiêu chí này khá quan trọng vì nó là nền tảng thể hiện khả năng của ngƣời lao động trong ngân hàng có thể học hỏi, nắm bắt công việc để thực hiện tốt kỹ năng nghiệp vụ. + Kỹ năng quản trị đối với nhà điều hành; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ đối với nhân viên: đây là tiêu chí quan trọng quyết định đến chất lƣợng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. NHTM cần một đội ngũ những nhà điều hành giỏi để giúp bộ máy vận hành hiệu quả và một đội ngũ nhân viên với kỹ năng nghiệp vụ cao, có khả năng tƣ vấn cho khách hàng để tạo đƣợc lòng -6-
  19. tin với khách hàng và ấn tƣợng tốt về ngân hàng. Đây là những yếu tố then chốt giúp ngân hàng cạnh tranh giành khách hàng. Nhƣ vậy, chất lƣợng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một NHTM. Chất lƣợng nguồn nhân lực là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ đồng thời lại chính là năng năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong tƣơng lai. Có một đội ngũ cán bộ thừa hành và nhân viên giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lƣợc sẽ giúp ngân hàng hoạt động ổn định và bền vững. Có thể khẳng định nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và đầy về chất lƣợng là một biểu hiện năng lực cạnh tranh cao của NHTM.  Năng lực công nghệ Trong lĩnh vực ngân hàng thì việc áp dụng công nghệ là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các NHTM. Để năng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng thì nhu cầu công nghệ là vô cùng quan trọng. Công nghệ sẽ góp phần tạo nên những chuyển biến mang tính độc đáo và tiện ích hơn, nó giúp các NHTM . Ngày nay, các NHTM đang tri ển khai phát triển những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, và sử dụng các sản phẩm dịch mang tính chất công nghệ làm thƣớc đo cho sự cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán và các sản phẩm dịch vụ điện tử khác. Trong diễn đàn quốc tế “Banking Vietnam” khẳng định việc sử dụng công nghệ thông tin là công cụ chính để khẳng định năng lực cạnh tranh của các NHTM, sự phát triển các sản phẩm dịch vụ E-banking là xu hƣớng thời thƣợng, công nghệ là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các NHTM trong kinh doanh.  Năng lực quản trị điều hành ngân hàng Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào là vai trò của những ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp, những quyết định của họ có tầm ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để ngân hàng có một chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn trong dài hạn. Thông thƣờng đánh giá năng lực quản trị, kiểm -7-
  20. soát, điều hành của một ngân hàng ngƣời ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lƣợc mà ngân hàng xây dựng cho hoạt động của mình. Hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trƣởng theo thời gian và khả năng vƣợt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao của ngân hàng. Một số tiêu chí thể hiện năng lực quản trị của ngân hàng là + Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng: bao gồm chiến lƣợc marketing (xây dựng uy tín, thƣơng hiệu), phân khúc thị trƣờng, phát triển sản phẩm dịch vụ, định hƣớng nghiên cứu và phát triển.. + Cơ cấu tổ chức và khả năng áp dụng phƣơng thức quản trị ngân hàng hiệu quả. + Sự tăng trƣởng trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng luôn gắn liền với yếu tố uy tín của NHTM đó, tâm lý của ngƣời tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định đến sự sống còn đến hoạt động của NHTM với hiệu ứng dây chuyền do tâm lý của ngƣời tiêu dùng mang lại. Vì thế, danh tiếng và uy tín của NHTM là yếu tố nội lực vô cùng to lớn, tác động đến sự thành công hay thất bại cho ngân hàng đó trên thƣơng trƣờng. Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lƣới hoạt động, phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của NHTM. Tuy nhiên, uy tín của NHTM chỉ đƣợc tạo lập sau một thời gian khá dài thông qua hình thức sở hữu, đội ngũ nhân viên, việc ứng dụng các sản phẩm mang tính công nghệ cao, việc đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, để tạo đƣợc uy tín và danh tiếng trên thƣơng trƣờng, các NHTM phải nổ lực và luôn luôn cải biến sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngày nay, ngòai danh tiếng và uy tín của mình, các NHTM còn phải thể hiện đƣợc sự liên kết lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, sự kiện một NHTM hợp tác với một TCTD có uy tín và danh tiếng khác trên thƣơng trƣờng, hoặc sự hợp tác chiến lƣợc giữa các ngân hàng hay tổ chức tài chính, tập đoàn kinh tế lớn nào cũng góp phần nâng cao sự mạnh cạnh tranh của NHTM đó trên thƣơng trƣờng. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM Nếu chỉ xem xét các yếu tố cấu thành nêu trên và rút ra kết luận về năng lực cạnh tranh của một ngân hàng sẽ rất phiến diện. Với cùng một quy mô, một ngân hàng -8-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2