intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành cho công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang

Chia sẻ: Paradise_12 Paradise_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

193
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với sự phát triển của đất nước thì con người có nhu cầu đa dạng, phức tạp hơn. Nhu cầu thì vô hạn và thay đổi thời gian theo đà phát triển của xã hội, xã hội phát triển cao con người cũng có nhu cầu cao. Như chúng ta đã biết trên thế giới ngày nay du lịch là nhu cầu cần thiết và phổ biến nhất đối với mọi người. Đi du lịch là để thăm viếng những vùng đất mới, gặp gỡ những nền văn minh, văn hóa khác nhau để học hỏi. Ngành kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành cho công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang

  1. z BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG………………..     LUẬN VĂN Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành cho công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang Trang 1
  2. P H ẦN M Ở ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển của đất nước thì con người có nhu cầu đa dạng, phức tạp hơn. Nhu cầu thì vô hạn và thay đổi thời gian theo đà phát triển của xã hội, xã hội phát triển cao con người cũng có nhu cầu cao. Như chúng ta đã biết trên thế giới ngày nay du lịch là nhu cầu cần thiết và phổ biến nhất đối với mọi người. Đi du lịch là để thăm viếng những vùng đất mới, gặp gỡ những nền văn minh, văn hóa khác nhau để học hỏi. Ngành kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung và dịch vụ lữ hành nói riêng là một ngành công nghiệp không khói - hiện phát triển và trở thành một lĩnh vực giữ vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Hiện nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người trong đời sống công nghiệp hiện đại, có tới hàng trăm triệu người đi du lịch và số người đi du lịch có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Thông qua phát triển du lịch, thế giới hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam. Phát triển trên cơ sở khai thác có hiệu quả về lợi thế tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để doanh nghiệp hoạt động luôn đạt hiệu quả cao, thì việc quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành đã trở thành một phương thức, một công cụ đắc lực và là người bạn đồng hành đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có thể nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh, tránh rủi ro của thị trường … nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp lữ hành. Trang 2
  3. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách quốc tế. Hoạt động lữ hành trên thế giới diễn ra trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Các doanh nghiệp lữ hành của các nước đều tìm mọi kế sách và biện pháp để giành được lợi thế và vị thế cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch. Do đó, trong các hoạt động kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng, đặc biệt là Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang thì yếu tố cạnh tranh rất quan trọng - cùng với sự biến động lớn về nhu cầu và mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc kinh doanh dịch vụ lữ hành của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn và gặp không ít rủi ro. Nên phải làm thế nào để đưa Công ty theo chiều hướng cạnh tranh có hiệu quả. Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành cho công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu của tôi để góp phần nhỏ công sức cho sự phát triển của Công ty và hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành của công ty du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang. Từ đó, tìm ra những mặt tích cực, hạn chế trong hoạt động của Công ty trong thời gian qua. Đồng thời, qua đó thực hiện chiến lược phát triển hoạt động của công ty để tạo ra nhiều tiềm năng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty du lịch của Tỉnh nói chung và ngoài tỉnh nói riêng 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là: 3.1. Phương pháp khảo sát thực địa Trang 3
  4. Đây là một phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực tiếp số liệu, thông tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn nghiên cứu. 3.2. Phương pháp phân tích xu thế Dựa vào quy luật vận động trong quá khứ, hiện tại để rút ra xu thế phát triển trong tương lai. Phương pháp này sử dụng để đưa ra các dự báo và chỉ tiêu phát triển có thể được mô hình hóa bằng phương pháp toán học 3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Để thực hiện phương pháp này, phải tiến hành thu thập lượng thông tin du lịch, trên cơ sở phân tích, đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch, cần xác định rõ các cơ hội phát triển và những hạn chế 3.4. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng với mục đích là so sánh, phát hiện những giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu để có thể rút ra kết luận đúng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang trong các năm gần đây Đề tài này giới hạn phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực lữ hành của Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang. 5. Nội dung cơ bản của đề tài nghiên cứu o Phần mở đầu o Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang Trang 4
  5. o Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang o Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần du lịch Bến Tre chi nhánh tại Tiền Giang. o Phần kết luận chung CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị trường. Có rất nhiều quan điểm về cạnh tranh. Theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là: “sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” Với những quan niệm trên, phạm trù cạnh tranh được hiểu là quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích trên tiêu dùng và sự tiện lợi. Trang 5
  6. 1.1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhưng đến nay vẫn là khái niệm khó hiểu và rất khó đo lường. Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh tranh là: “ khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh trên cơ sở bền vững” 1.1.1.3. Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành Khái niệm: Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành thuộc cấp độ cạnh tranh ngành, là khả năng của các doanh nghiệp, ngành du lịch và Chính phủ trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Một ngành có năng lực cạnh tranh nếu ngành đó có năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với ngành du lịch, năng lực cạnh tranh lữ hành chính là năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là khả năng của một điểm đến phân phối hàng hóa và dịch vụ du lịch tốt hơn các điểm đến khác. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành: Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành: yếu tố nhân chủng – xã hội của cầu du lịch và sự thay đổi trên thị trường, Ảnh hưởng của thỏa mãn khách du lịch, Marketing của các hãng lữ hành và cảm nhận của họ về điểm đến, Tiếp cận thị trường du lịch, Gía cả và chi phí, Tỷ giá, Trang 6
  7. Sử dụng công nghệ thông tin, An toàn, an ninh và r ủi ro, Phân biệt sản phẩ m (định vị), Chất lượng của phương tiện và dịch vụ du lịch, Chất lượng tài nguyên môi trường, Nguồn nhân lực, Chính sách và chính phủ. Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành: Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành năm 2007 của Diễn đàn Kinh Tế thế giới đã đưa ra các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành sau: - Hệ thống luật pháp, chính sách về lữ hành: các quy định luật pháp và chính sách, quy định về môi trường, an toàn và an ninh, y tế và vệ sinh. - Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh du lịch và lữ hành: cơ sở hạ tầng giao thông hàng không, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch và lữ hành. - Nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nhân lực: nguồn nhân lực, nhận thức du lịch quốc gia, nguồn lực tự nhiên và văn hóa. 1.1.1.4. Tình hình phát triển du lịch trong nước và thế giới Tình hình chung: Ngày nay, du lịch được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước và được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI . Theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong những năm gần đây, du lịch toàn cầu tiếp tục phát triển mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh (SARS, Cúm gà,…) cuộc chiến Irắc, xung đột, khủng bố ở Trung Đông và nhiều nơi khác trên thế giới. Trang 7
  8. Năm 1999, lượng khách du lịch quốc tế đạt 664. 000.000 lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt 445 tỷ USD , đến 2006 lượng khách du lịch quốc tế đạt 842.000.000 lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt trên 700 tỷ USD. Du lịch ra nước ngoài: Đối với các thị trường nguồn du lịch quốc tế vẫn khá là tập trung ở các nước công nghiệp của Châu Au, Châu Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với các mức độ gia tăng của thu nhập thuần, nhiều nước đanbg phát triển đã cho thấy sự tăng trưởng nhanh trong những thập kỷ qua, đặc biệt ở Đông Bắc và Đông Nam Á, Trung và Tây Au, Trung Đông và Nam Phi Tình hình du lịch Châu Á Thái Bình Dương: Châu Á và Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh trong năm 2006, với mức tăng trưởng bình quân 9.4%. Nam Á và Đông Á tăng 11,6%. Khu vực thành công nhất là Nam Á, tăng 13,9%. Trong khi đó, lượng khách đến Indonesia giảm 6%, Thái Lan – tuy có nhiều biến cố chính trị xảy ra nhưng các thông số theo tháng vẫn tăng 20%. Nam Á tăng 13.9% trong năm 2006 1.1.1.5. Sự hình thành và phát triển hoạt động lữ hành Hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng đã có từ lâu và có quá trình phát triển lâu dài. Trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, có những hình thức biểu hiện và đặc trưng khác nhau. Có thể khái quát lịch sử phát triển hoạt động lữ hành thành ba giai đoạn cơ bản:  Sự phát triển hoạt động lữ hành trong giai đoạn I(giai đoạn cổ đại): - Hoạt động lữ hành trong xã hội nguyên thủy: Trong giai đoạn này không chứa đựng nội dung du lịch, vì con người chưa có điều kiện vật chất để làm nảy sinh nhu cầu du lịch, họ di chuyển vì lý do sinh tồn là cơ bản. - Hoạt động lữ hành thời nô lệ: + Loài người đã biết làm ra những sản phẩm tiêu dùng Trang 8
  9. + Sự phát triển kinh tế hàng hóa tạo ra phạm vi hoạt động trao đổi hàng hóa không ngừng mở rộng + Kinh tế phát triển làm nảy sinh nhu cầu du lịch + Lữ hành mang tính chất du lịch được phát triển sớm nhất ở Hy Lạp cổ, Ai Cập cổ, La Mã, Trung Quốc + Điển hình là 3000 năm TCN, Kim Tự Tháp và đền thần Zues được xây dựng và trở thành thắng cảnh nổi tiếng nhất ở Ai Cập, thu hút rất nhiều du khách thập phương. - Hoạt động lữ hành thời phong kiến: + Vào cuối thời kì xã hội nô lệ, những cuộc chiến tranh liên tiếp diễn ra dẫn đến sụp đổ đế chế La Mã và Arập vào thế kỷ thứ X + Từ thế kỷ thứ X là thời kỳ phục hưng của các quốc gia trung cổ ở Châu Au + Các hoạt động lữ hành chủ yếu như: tôn giáo, ngoại giao, thương mại, tiêu + Xuất hiện nhiều phát minh khoa học, nhiều quyển sách hướng dẫn các tuyến hành trình tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động lữ hành phát triển nhanh chống.  Sự phát triển của hoạt động lữ hành giai đoạn II (giai đoan cận đại) - Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp đối với hoạt động lữ hành: + Công nghiệp cơ khí thay thế công trường thủ công + Giai cấp tư sản ra đời và phát triển nhanh số lượng + Tính chất lao động thay đổi, cường độ làm việc căng thẳng, tạo ra nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí… + Máy hơi nước ra đời làm cho ngành giao thông phát triển nhanh + Cơ sở vật chất phục vụ du lịch phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng - Đặc trưng của hoạt động lữ hành thời cận đại Trang 9
  10. Thomas Cook (ông tổ ngành du lịch lữ hành (1808-1892)) – là người đầu tiên nhận thức được nhu cầu của những khách lữ hành và tìm ra được yếu tố nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. 1890 Hãng du lịch Thomas Cook lớn mạnh nhất thế giới với 15 tàu thủy, 200 khách sạn, liên kết với 1000 khách sạn khắp thế giới, và đặt 400 chi nhánh ở 70 quốc gia trên thế giới Sự phát triển của hoạt động lữ hành giai đoạn III (giai đoạn 1950 đến nay) Hoạt động lữ hành tuy đã phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XX với tư cách là một ngành non trẻ, nhưng nó phát triển rất mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây. - Những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự phát triển của hoạt động lữ hành: + Hệ thống dịch vụ phục vụ lữ hành phát triển theo các tuyến giao thông và các trung tâm đô thị + Tình hình an ninh xã hội khá tốt + Giao thông thủy bộ phát triển - Vị trí hãng lữ hành trong hoạt động lữ hành hiện đại: Trong hoạt động du lịch hiện đại, hãng lữ hành đóng vai trò trung gian cầu nối giữa khách du lịch với các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch. 1.1.2. Vai trò quản trị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành Quản trị kinh doanh dịch vụ lữ hành trong điều kiện cạnh tranh là tìm cách, biết cách tác động đến những người cấp dưới, những người thừa hành để tạo ra và duy trì các lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá cả, thời hạn, sự thuận tiện và uy tín thương hiệu doanh nghiệp. Người Nhật sử dụng Mô hình 7 chữ S để nói lên những thành tố cơ bản của hệ thống quản trị, rất thích hợp để áp dụng trong việc quản trị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trang 10
  11. Mô hình 7 chữ S bắt đầu từ 7 từ tiếng Anh: Strategy, Structure, System, Staff, Style, Skill, Shooting mark. 1. Strategy: (Chiến lược) Định hướng tổng quát: đạt được mục đích gì, thông qua hoạt động nào, trên cơ sở các nguồn lực nào trong tương lai xa? 2. Structure: (Cơ cấu tổ chức quản lý) Lựa chọn, thiết lập và không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý theo yêu cầu của thực tế và mục tiêu đã đặt ra. 3. System: (Hệ thống) Là sự phối hợp các hoạt động giữa các bộ phận trong hệ thống. 4. Staff: (Cơ cấu nhân lực) xác định và không ngừng làm cho cơ cấu nhân lực đáp ứng, phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh. 5. Style: (Phong cách làm việc) Đó là đặc điểm của người phụ trách chính khi thực hiện mục tiêu của tổ chức. 6. Skill: (Kỹ năng) Đội ngũ lãnh đạo, quản lý và toàn thể nhân viên không chỉ có kiến thức cần thiết, mà còn phải thành thạo trên thực tế công việc. 7. Shooting mark: (Mục tiêu) Đó là ý đồ (ý tưởng) hoặc triết lý kinh doanh mà một tổ chức thấy cần truyền thụ cho các thành viên của mình và hướng các nổ lực. Trong 7 yếu tố trên, 3 yếu tố đầu là 3 chữ S “Cứng” vì đó là những yếu tố rõ ràng, tồn tại trên thực tế. Còn 4 yếu tố đầu là 3 chữ S “Mềm”. Bảy yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau, cùng phát huy tác dụng. Nếu một phương pháp quản trị thiếu một trong những yếu tố đó thì nó không thể phát huy đầy đủ tiềm lực bên trong của doanh nghiệp và không phải là một phương pháp hoàn thiện. Tầm quan trọng của 7 yếu tố là không ngang nhau. Ba yếu tố đầu là những yếu tố bên ngoài dễ bị người khác học theo và nắm bắt dễ dàng. Các nhân tố về chế độ, cơ cấu tổ chức và chiến lược trong quản lý phát huy như thế nào, hiệu quả nó ra sao phụ thuộc một cách trực tiếp vào 4 nhân tố mềm, trong đó mục tiêu của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất, vì nó là bộ mặt tinh thần của doanh Trang 11
  12. nghiệp, quyết định mối quan hệ của chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc và nhân viên, giữa người quản lý và người bị quản lý, giữa cán bộ quản lý các cấp. 1.2. Các khái niệm khác 1.2.1. Khái niệm kinh doanh lữ hành Kinh doanh lữ hành là ngành kinh doanh các chương trình du lịch. Chương trình du lịch là một tour du lịch trọn gói (là một hành trình du lịch khép kín, quy định ngày bắt đầu và địa điểm kết thúc của tour, quy định cụ thể chất lượng các dịch vụ kèm theo quy định địa điểm tham quan, địa điểm và thời gian lưu trú, ăn uống… 1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành Tổ Chức Du Lịch Thế Giới đã dự báo đến năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần 1 tỷ lượt người. Vì thế, kinh doanh dịch vụ du lịch ngày càng phát triển và trở thành một lĩnh vực giữ vị trí quan trọng của nhiều quốc gia, thu hút nhiều ngành, nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp tham gia. Theo Edgar Robger: “Doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp sản xuất, gián tiếp hay trực tiếp bán các loại dịch vụ, đáp ứng các loại thông tin, làm tư vấn cho du khách khi lựa chọn các loại dịch vụ ấy”. A-Popliman cho rằng: “Doanh nghiệp lữ hành là một người hoặc một tổ chức có đủ tư cách pháp nhân, được quản lý và tổ chức hoạt động với mục đích sinh lợi nhuận thương mại thông qua việc tổ chức tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp các loại dịch vụ, hàng hóa du lịch hoặc bán các hành trình du lịch hưởng hoa hồng cũng như bán các loại dịch vụ khác có liên quan đến hành trình du lịch đó”. F. Gunter W. Eric đưa ra định nghĩa sau: Trang 12
  13. “Doanh nghiệp lữ hành là một doanh nghiệp cung ứng cho du khách các loại dịch vụ có liên quan đến việc tổ chức, chuẩn bị một hành trình du lịch, cung cấp những hiểu biết cần thiết về mặt nghề nghiệp (thông qua hình thức thông tin tư vấn) hoặc làm môi giới tiêu thụ dịch vụ của các khách sạn, doanh nghiệp vận chuyển hoặc các doanh nghiệp khác trong mối quan hệ thực hiện một hành trình du lịch”. Acen Georgiev nói: “Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh tế, tổ chức và bán cho những dân cư địa phương hoặc không phải là dân cư địa phương (nơi doanh nghiệp đăng ký) những chuyến đi du lịch tập thể hoặc cá nhân có kèm theo những dịch vụ lưu trú cũng như các loại dịch vụ bổ sung khác có liên quan đến chuyến đi du lịch; Làm môi giới bán các hành trình du lịch hoặc các dịch vụ, hàng hóa được sản xuất bởi các doanh nghiệp khác”. 1.2.3. Khái niệm về du lịch Đến nay người ta vẫn chưa xác định chính xác khái niệm du lịch có từ bao giờ. Chỉ biết rằng du lịch đã xuất hiện từ rất lâu và trở thành một nhu cầu quan trọng trong đời sống con người. Khái niệm du lịch vẫn đang là đối tượng nghiên cứu và thảo luận của nhiều nhà khoa học và quản lý du lịch. Vì thế, cũng có rất nhiều khái niệm du lịch. Theo tổ chức du lịch thế giới: “ Du lịch là một hoạt động du hành đến một nơi khác với địa điểm thường trú thường xuyên của mình nhằm mục đích thỏa mãn những thú vui của họ, không vì mục đích làm ăn”. Du lịch là tập hợp các mối quan hệ hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ hành trình và cư trú của các cá thể ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình, nơi họ đến cư trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo các học giả người Mỹ (Mcintosh và Goeldner): Trang 13
  14. “ Du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các yếu tố cấu thành khác, kể cả việc xúc tiến, quảng bá… nhằm phục vụ các nhu cầu và những mong muốn đặc biệt của du khách ”. Vậy du lịch là một hoạt động của con người, ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một nơi nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Hay nói như Mill và Morrison: “Du lịch là một hoạt động xảy ra khi con người vượt khỏi biên giới của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ … để nhằm mục đích giải trí và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm”. Có thể nói, du lịch bắt nguồn từ nhu cầu muốn khám phá, giao tiếp và học hỏi thế giới xung quanh vốn phong phú, đa dạng và chứa nhiều tiềm ẩn. Du lịch xuất hiện và trở thành một hiện tượng đặc biệt trong đời sống con người. Trước đây, du lịch được xem là đặc quyền của giới thượng lưu, tầng lớp giàu có. Nhưng ngày nay nó đã, đang và sẽ trở thành một nhu cầu phổ biến, đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhiều tầng lớp trong xã hội. Du lịch góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Vì thế, đặc tính của du lịch có thể khái quát qua 03 yếu tố cơ bản sau: - Du lịch là sự di chuyển đến một nơi mang tính tạm thời và trở về sau thời gian một vài này, vài tuần hoặc lâu hơn. - Du lịch là hành trình tới điểm đến, lưu trú lại đó và bao gồm các hoạt động ở điểm đến. Hoạt động ở các điểm đến của người đi du lịch làm phát sinh các hoạt động, khác với những hoạt động của người dân địa phương. - Chuyến đi có thể có nhiều mục đích nhưng không vì mục đích định cư và tiềm kiếm việc làm tại điểm đến. 1.2.4. Khái niệm khách du lịch Trang 14
  15. Khách du lịch xuất hiện lần đầu tại Pháp vào cuối thế kỉ XVIII. Tới nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về khách du lịch. Ở Việt Nam, khách du lịch theo điều II, chương I pháp lệnh Du lịch của nước ta (1999): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Theo nhà kinh tế học người Anh (Ogilive) “Khách du lịch là tất cả những người thỏa mãn hai điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chỉ tiêu tiền tại nơi họ đến mà không kiếm tiền ở đó”. Theo nhà xã hội học Cohen: “Khách du lịch là một người tự nguyện rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định, với mong muốn được giải trí, khám phá những điều mới lạ từ những chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”. Quan điểm của Ogilive chưa phân biệt rõ người đi du lịch và những người rời khỏi nơi cư trú của mình không vì mục đích đi du lịch. Trường hợp của Cohen thì phân biệt giữa khách du lịch và những người di chuyển khỏi nơi thường xuyên một cách đơn thuần. Hành trình của khách du lịch là tự nguyện để phân biệt với những người bị đày và tị nạn. Tính tạm thời , sự quay lại nơi cư trú thường xuyên của khách du lịch khác với những chuyến đi một chiều của những người di cư, càng khác với những chuyến đi của dân du mục, du canh, du cư. Khoảng cách về không gian và thời gian của khách du lịch tương đối dài hơn những người chỉ đơn thuần tham quan và dạo chơi. Khách du lịch với mong muốn khám phá, tìm hiểu những điều Trang 15
  16. mới lạ, lý thú, những giá trị về văn hóa và thiên nhiên ở điểm đến khác với mục đích nghiên cứu, học tập và kinh doanh.  Từ các định nghĩa trên còn có thể hiểu: “Khách du lịch là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham gia hội nghị, tôn giáo, thể thao”. 1.2.4.1. Khái niệm khách du lịch quốc tế đến(inbound) “Khách du lịch quốc tế đến là khách nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch” 1.2.4.2. Khái niệm khách quốc tế đi (outbound) “Khách du lịch quốc tế đi là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” 1.2.4.3. Khái niệm khách du lịch nội địa “ Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, ở một thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm, với các mục đích giải trí, công vụ, hội hop,… ngoài những hoạt động để lãnh lương ở nơi đế n” . Pháp lệnh du lịch Việt Nam còn quy định: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam” 1.2.5. Khái niệm nhu cầu: “Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được” ( Thuật ngữ Marketing – Marketing du lịch) Trang 16
  17. 1.2.6. Khái niệm sản phẩm du lịch Theo Luật du lịch Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Theo định nghĩa của WTO “Sản phẩm du lịch là tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ và đội ngũ cán bộ nhân viên”. Theo Michael M. Coltman: “Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí nơi nghỉ mát”.  Thông qua các định nghĩa trên ta có thể đưa ra một khái niệm ngắn gọn hơn: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa du lịch và dịch vụ du lịch (con người). (Tài liệu Tổng Quan Du Lịch - TS . Trần Văn Thông) 1.2.7. Các loại hình du lịch 1.2.7.1. Du lịch văn hóa Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch hấp dẫn những du khách thích tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị nhân văn, những phong tục tập quán, các giá trị về văn hóa nghệ thuật … của một dân tộc hay một bộ tộc nào đó ở những điểm đến. Các di sản văn hóa vật thể (như đền Angkor ở Campuchia, Phố cổ Hội An, cố đô Huế …) và các di sản văn hóa phi vật thể (như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, các lễ hội truyền thống, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương như ca Huế, đàn ca tài tử Nam Bộ…) là những yếu tố đặc biệt cơ bản để tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo. Trang 17
  18. 1.2.7.2. Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh Du lịch nghỉ dưỡng: thu hút những du khách có nhu cầu cải thiện và chăm sóc sức khỏe. Các khu nghỉ mát, an dưỡng ở các vùng núi cao, ở những khu ven biển hay các khu suối nước khoáng, nước nóng (Khu DL suối nước nóng Bình Châu ở Đồng Nai, khu Thanh Tâm ở Huế, Trung tâm khoáng bùn, khoáng nóng Ponagar ở Nha Trang…) là những địa chỉ thu hút đối tượng khách này. 1.2.7.3. Du lịch hội nghị, hội thảo(Mice) Mice viết tắt của Meeting(hội họp), incentive(khen thưởng), convention (hay conference: hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Mice là loại hình du lịch tiềm năng của Việt Nam, và nếu được phát triển, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho ngành du lịch mà còn cho cả ngành thương mại 1.2.7.4. Du lịch giải trí Du lịch giải trí: là loại hình du lịch phục vụ cho du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí … để phục hồi thể thể chất và tinh thần hay tái sản xuất sức lao động. Mục đích của họ là hưởng thụ và tận hưởng những kỳ nghỉ trọn vẹn của mình nên những nơi có các bờ biển và bãi tắm đẹp, chan hòa ánh nắng mặt trời, có thể tham gia các hoạt động cắm trại, thể thao… Hawaii, Haitti, Phan Thiết, Ninh Thuận, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Lăng Cô, Phú Quốc, Vũng Tàu, Long Hải … là những nơi thích hợp và lý tưởng để phát triển loại hình du lịch này. 1.2.7.5. Du lịch thể thao Du lịch thể thao :hấp dẫn những du khách say mê các hoạt động thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và thể chất. Du lịch thể thao thường gắn liền với những địa phương có biển, có núi … Ở Việt Nam loại hình du lịch này chưa phát triển. Thời gian gần đây một số địa phương đưa một số loại hình du lịch thể thao nhằm phục vụ khách du lịch như Trang 18
  19. lướt ván, canô kéo dù, đua thuyền, thuyền kayak, …(ở Vũng Tàu, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng…). 1.2.7.6. Du lịch lữ hành Du lịch lữ hành: là loại hình du lịch hấp dẫn các du khách thích tham quan nghỉ dưỡng thông qua một cá nhân hoặc một tổ chức có đủ tư cách pháp nhân, được quản lý và tổ chức hoạt động thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp đến các loại dịch vụ, hàng hóa du lịch … 1.2.7.6. Du lịch Homestays Du lịch Homestays là hình thức du khách nghỉ ngơi, ăn ở tại nhà dân. Đây cũng là một loại hình du lịch thích hợp với các du khách thích cuộc sống chân chất, giản dị, muốn khám phá cuộc sống đời thường của người dân nơi mình du lịch. Tuy nhiên, cần phải có sự chỉ dẫn, huấn luyện người dân về cách bày trí nơi ở cho khách, các món ăn phục vụ khách , vệ sinh nhà cửa… để khách không đối diện với cảnh luộm thuộm, không ngăn nắp… có thể xảy ra ở một số gia đình. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cách giải quyết một số tình huống có thể xảy ra trong đón khách ở homestays. 1.2.7.7. Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch thu hút những du khách thích tìm về với thiên nhiên, thích khám phá, say mê phong cảnh đẹp và tìm hiểu về thế giới động vật hoang dã. Thông qua đó, chính quyền địa phương muốn nâng cao ý thức người dân (đặc biệt là giới trẻ) địa phương và du khách về tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của môi trường sinh thái đối với cuộc sống con người. Loại hình này kết hợp với việc trồng rừng và các hoạt động phục hồi sinh thái tại tuyến điểm du khách đến. Khu du lịch Vàm Sát, KDL Lâm Viên (Cần Giờ -TP.HCM) với hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú và đa dạng sinh học, lá phổi xanh của thành phố đông Trang 19
  20. dân nhất nước, là quỹ dự trữ sinh quyển thế giới), vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai, quỹ dự trữ sinh quyển thế giới), là nơi lý tưởng để xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái hấp dẫn. 1.2.7.8. Du lịch sinh thái cộng đồng Trong một số loại hình du lịch bắt buộc có cộng đồng tham gia mới hình thành phát triển như du lịch sinh thái, du lịch bền vững… là những nơi có nhiều tài nguyên hoang dã, còn nguyên trạng đã thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, nhưng tại các khu vực này thường các điều kiện giao thông không thuận lợi nên rất khó khăn cho các hoạt động cung cấp dịch vụ của các công ty du lịch. Vì vậy khách du lịch và các nhà kinh doanh thường dựa vào cộng đồng dân cư tại các làng, bản, thôn… Hơn nữa các cộng đồng nơi đây cũng có các phong tục tập quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở… trở thành tài nguyên du lịch cung cấp cho khách du lịch tìm hiểu thưởng thức. Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư tại đây có nhiều khó khăn trong đời sống, ít công ăn việc làm, thu nhập thấp, trình độ dân trí và văn hóa bao giờ cũng thấp hơn các khu vực khác. Nếu du lịch phát triển đem lại những cơ hội việc làm cho người dân của các cộng đồng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được cải thiện rõ rệt hơn: hệ thống đường giao thông, hệ thống nước sạch, hệ thống truyền thông điện, trạm bưu điện, việc làm và thu nhập được cải thiện theo sự gia tăng của mức độ và lưu lượng du khách, một số cộng đồng nhân cơ hội này phá được thế biệt lập, sử dụng các nguồn lực hiện có của mình về cảnh quan, nước, rừng, biển, động thực vật… vốn trước đây bị quên lãng, nay thành tiềm năng phát triển. 1.2.7.9. Du lịch vườn Đây là loại hình du lịch đang phát triển tại các địa phương, phổ biến nhất là các hộ gia đình có các ngành nghề truyền thống, điểm tham quan có kiến trúc về Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2