YOMEDIA
ADSENSE
LUẬN VĂN: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng
111
lượt xem 16
download
lượt xem 16
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong những thập niên gần đây, kinh tế khu vực và kinh tế thế giới đang có xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới một quốc gia mà nó ảnh hưởng tới nền kinh tế của cả thế giới. Đứng trước hoàn cảnh đó, mỗi một quốc gia, mỗi một doanh nghiệ đều pphải không ngừng đổi mới để thích nghi với điều kiện mới và có những bước phát triển mới. Vài năm trở lại đây cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn và nó trở...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng
- LUẬN VĂN: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng
- Lời nói đầu Trong những thập niên gần đây, kinh tế khu vực và kinh tế thế giới đang có xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới một quốc gia mà nó ảnh hưởng tới nền kinh tế của cả thế giới. Đứng trước hoàn cảnh đó, mỗi một quốc gia, mỗi một doanh nghiệ đều pphải không ngừng đổi mới để thích nghi với điều kiện mới và có những bước phát triển mới. Vài năm trở lại đây cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn và nó trở thành xu thế đào thải của nền kinh tế thi trường. “Cuộc chiến” giữa các quốc gia, các doanh nghiệp không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn về cả giá cả. Giá sản phẩm càng có s ưc cạnh tranh thi doanh nghiệp càng phát triển. Vì vậy, vấn đề chi phí ngày một quan trọng hơn, các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để giảm thiểu chi phi và xây dựng được cơ cắu chi phí tối ưu nhất nhằm đưa ra thị trường giá cả cạnh tranh nhất. Điều này đặc biệt đúng với ngành may mặc, vì muốn chiếm lĩnh được thị trường thì sản phẩm của công ty không chi cần có chất lượng và mẫu mã hợp thời trang mà còn phải có giá cả hợp lý. Nhất là khi trong tương lai, khi Việt Nam gia nhập WTO thi vấn đề này càng trở nên cấp thiết và cũng là đòi hỏi tất yếu để Việt Nam có thể cạnh tranh với các quốc gia khác và ngày càng phát triển hơn nữa. Với tầm quan trong như thế, em đã quyết định chọn “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may Chiến Thắng” làm đề tài cho báo cáo thực tập kế toán của mình. Trong quá trình thực tập, em đã được sự giúp đỡ rất nhiều từ thấy giáo Trần Văn Thuận và từ phía các cô, các chú trong phòng Kế toán, phòng Tổ chức lao động – tiền lương tại công ty cổ phần may Chiến Thắng để hoàn thành báo cáo của mình. Báo cáo có nội dung chính như sau: Phần 1: Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của công ty cổ phần may Chiến Thắng. Phần 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng. PHầN 1. NhữNG ĐặC ĐIểM KINH Tế – Kỹ THUậT CủA CÔNG TY Cổ PHầN MAY CHIếN THắNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may Chiến Thắng
- Công ty cổ phần may Chiến Thắng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Được thành lập từ năm 1968, khi đó công ty cổ phần may Chiến Thắng mang tên “Xí nghiệp may Chiến Thắng” tại số 8B Lê Trực Ba Đình Hà Nội và dưới sự quản lý của Cục vải sợi may mặc Việt Nam. Đến năm 1992, Xí nghiệp may Chiến Thắng được chuyển thành Công ty may Chiến Thắng theo quyết định số 730-BCN-TCLĐ của Bộ công nghiệp. Trụ sở chính của công ty cổ phần may Chiến Thắng hiện nay đặt tại số 22_Thành Công_Ba Đình _Hà Nội với tên giao dịch đối ngoại là CHIEN THANG GARMENT, viết tắt là Chigamex. Ngoài ra công ty còn có một trụ sở đặt tại số 178_Nguyễn Lương Bằng, một trụ sở đặt tại Thành phố Thái Nguyên và một trụ sở tại Bắc Cạn. Câc cơ sở này đều hoạt động dưới hình thức hạch toán báo sổ vâ sản xuất theo đơn dặt hàng của khách hàng do công ty điều động theo kế hoạch. Ngoài các cơ sỏ này, công ty còn có một hệ thống các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho việc phân phối và quảng cáo sản phẩm của công ty. Từ năm 1968 đến nay, trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, quá trình phát triển của công ty có thể được chia thành 3 giai đoạn như sau: 1.1.1 Giai đoạn 1968 – 1975: Ra đời và lớn lên trong khó khăn Công ty may Chiến Thắng ra đời trong điều kiện thiếu thốn về máy móc thiết bị và trụ sở, hầu hết các cơ sở sản xuất đều bị thiếu thốn về mọi mặt và hoạt động bị phân tán. Trong giai đoạn này công ty có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo dạ, áo dệt kim theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục vải sợi may mặc Việt Nam cho các lực lượng vũ trang và trẻ em. Đến tháng 5 năm 1971, Xí nghiệp may Chiến Thắng được chính thức chuyển giao cho Bộ công nghiệp quản lý và tiếp thêm nhiệm vụ mới là chuyên may hàng xuất khẩu, chủ yếu là quần áo bảo hộ lao động. Tóm lại, trong giai đoạn đầu mới thành lập, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch do Cục vải sợi may mặc Việt Nam và Bộ công nghiệp giao cho trong điều kiện sản xuất hết sức khó khăn: chiến tranh tàn phá, cơ sở sản xuất và máy móc thiết bị thiếu thốn, phân tán, bộ máy quản lý không tập trung. Vượt lên trên những khó khăn đó, công ty may Chiến Thắng đã từng bước xây dựng thêm nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, từng bước đưa sản xuất đi vào ổn định và đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo điều kiện cho những bước phát triển tiếp theo. Qua 7 năm, tổng giá trị sản xuất của công ty đã tăng lên 10
- lần, sản lượng sản phẩm tăng 6 lần. Năm 1975, mở rộng thêm 1.000 m2 nâng tổng diện tích nhà xưởng mặt bằng lên 4.000 m2 với hơn 400 lao động làm việc. 1.1.2 Giai đoạn 1976 – 1986: ổn định và từng bước phát triển sản xuất Trong giai đọan này, các cơ sở của công ty dần dần được củng cố và từng bước phát triển, đặc biệt là cơ sở tại 8B_Lê Trực_Ba Đình_Hà Nội. Nhiệm vụ sản xuất lúc đó ngoài việc sản xuất theo chỉ tiêu cho quốc phòng, công ty còn tích cực sản xuất hàng hoá xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Như vậy, trong thời kỳ này nhiệm vụ của công ty đã tăng lên làm cho công ty gặp nhiều khó khăn về mặt bằng sản xuất, về công tác quản lý, cung cấp nguyên vật liệu, điện cho các cơ sở sản xuất ở xa nhau. Để vượt qua những khó khăn đó, lãnh đạo công ty đã thực hiện nhiều biện pháp như dần cải tiến công tác quản lý, hoàn thiện dây chuyền sản xuất, tiếp tục mua sắm máy móc thiết bị và đặc biệt là phát động các phong trào thi đua xây dựng và sản xuất, trong đó nổi bật nhất là phong trào “ Hạch toán bàn cắt “. Chính các phong trào này đã là nguồn cỗ vũ động viên lớn cho tập thể cán bộ, công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết thúc giai đoạn này, sản xuất đã tương đối ổn định, đời sống của cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện. 1.1.3 Giai đoạn từ 1987 đến nay: Đổi mới để phát triển bền vững Đây là giai đoạn công ty tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chuẩn bị mọi điều kiện tiền đề để bước vào cơ chế thị trường mới _ Kinh tế thị trường. Đối mặt với tình hình mới, những thay đổi mới, công ty may Chiến Thắng đã gặp nhiều khó khăn. Song với tập thể lãnh đạo năng động, với sức mạnh truyền thống cộng với sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể nhằm thoát khỏi những nề nếp làm ăn cũ, từng bước đổi mới cơ chế hoạt động sản xuất, tìm kiếm mở rộng thị trường để duy trì và phát triển. Năm 1992, mở rộng sản xuất khu vực số 10 Thành Công (nay là số 22 Thành Công) với phân xưởng khép kín, máy móc thiết bị được đầu tư hiện đại, nâng tổng số lao động lên đến 1396 người, thu nhập bình quân người lao động ngày một tăng, sản xuất và gia công các hàng jacket với yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao sang thị trường các nước Đông Âu, Tây Âu, Nhật Bản và Đài Loan. Ngày 25/08/1992 sự kiện Xí nghiệp may Chiến Thắng được chuyển thành công ty may Chiến Thắng đã đánh dấu bước trưởng thành về chất của công ty. Tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ qua chức năng mới mẻ nhưng đã
- được đặt lên đúng với tầm quan trọng của nó trong nhiệm vụ của doanh nghiệp khi đối mặt với những thách thức mới trong cơ chế kinh tế mới. Với kế hoạch 5 năm 1997 – 2003, công ty may Chiến Thắng tiếp tục đầu tư chiều sâu mở rộng và đổi mới công nghệ sản xuất. Năm 1997, trụ sở chính tại số 10 Thành Công nay là số 22 Thành Công cơ bản hoàn thành, bộ máy quản lý của công ty được tập trung tạo điều kiện thuận lọi cho việc điều hành sản xuất kinh doanh. Năm 1998, công ty đã hoàn thành công trình đầu tư với 3 đơn nguyên 5 tầng, 6 phân xưởng máy, 1 phân xưởng da, 1 phân xưởng thêu, 50% khu vực sản xuất được trang bị điều hoà không khí đảm bảo môi trường lao động tốt cho cán bộ công nhân viên. Năm 2000, bộ máy quản lý của công ty có sự thay đổi lớn do cơ sở số 8B_Lê Trực được Nhà nước thu hồi và chuyển sang hình thức sở hữu mới _ Công ty cổ phần. Tù đó, cơ sở số 8B Lê Trực hạch toán độc lập tách ra khỏi công ty may Chiến Thắng. Cũng trong năm này, được sự đồng ý của Bộ công nghiệp, công ty đã đầu tư một cơ sở mới tại thành phố Thái Nguyên. Việc xây dựng thêm cơ sở mới này đã góp phần ổn định và tăng cường năng lực sản xuất của công ty khi cơ sở số 8B Lê Trực tách ra. Năm 2002, công ty tiếp tục đầu tư thêm một cơ sở mới tại Bắc Cạn, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của mình ở thị trường trong nước. Quyết định số 2985/QĐ _ TCCB ngày 10/11/2003 về việc chuyển công ty may Chiến Thắng thành công ty cổ phần may Chiến Thắng và quyết định số 2400/QĐ _ TCKT ngày 10/9/2004 về việc xác định giá trị của công ty cổ phần may Chiến Thắng của Bộ trưởng Bộ công nghịêp đã đánh dấu sự thay đổi lớn của công ty cả về mặt quản lý và sản xuất. Như vậy, có thể nói trải qua gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, công ty cổ phần may Chiến Thắng đã phát triển từ một xí nghiệp may với quy mô nhỏ, sản xuất đơn thuần theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước trở thành công ty cổ phần may Chiến Thắng ngày nay lớn mạnh cả về quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh, đứng vững và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường. Cơ sở vật chất của công ty được đổi mới toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quy mô và năng lực sản xuất của công ty ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá công nghệ, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu chỉ có 325 người khi thành lập nay đã lên tới 3028 người, trong đó nhân viên quản lý là hơn 200 người. Thu nhập bình quân người lao động ngày một tăng, đến năm 2004 là gần 1.200.000 đồng. Với mặt hàng sản xuất phong phú, có chất lượng cao, mẫu
- mã đa dạng cùng với dây chuyền sản xuất ngày càng được hiện đại hoá công ty đã nâng tổn g giá trị sản xuất lên gần 84 tỷ VNĐ, doanh thu đạt gần 80 tỷ VNĐ, sản lượng đạt được 1.700.000 áo jacket/ năm, 3.000.000 đôi găng tay/năm, sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường các nước EC, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan (trong đó gia công chiếm 85%). Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản trong những năm gần đây STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 189.402.548.15 1 Doanh thu thuần 80.034.595.521 161.177.288.644 0 2 Nộp ngân sách 522.934.353 614.189.591 311.139.121 3 Thu nhập bình quân 926.000 1.058.982 1.199.994 Tài sản cố định 4 - Nguyên giá 84.356.525.232 87.108.679.121 86.998.668.974 - Giá trị còn lại 56.413.906.311 54.449.602.119 49.105.610.600 5 Lội nhuận trước thuế 510.813.399 1.115.084.964 1.503.585.499
- 1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Chiến Thắng 1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Với những khác biệt về sản phẩm cũng như khâu tiêu thụ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần may Chiến Thắng so với các doanh nghiệp khác có những nét đặc thù riêng. Về sản phẩm, do sản phẩm chủ yếu của công ty là các sản phẩm hàng may mặc có những đặc điểm thay đổi theo mùa và thời trang nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố này. Ngoài ra, thị trường các loại sản phẩm may mặclà một loại thị trường mà nhu cầu biến đổi rất nhanh, in đậm nét của yếu tố thời trang. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường công ty phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp với xu hướng thời trang hiện đại. Các mặt hàng chủ yếu của công ty hiện nay bao gồm: áo jacket, quần áo sơ mi, áo váy phụ nữ, khăn trẻ em, quần áo thể thao, găng tay da, thảm len,… Về sản xuất, phương thức sản xuất chủ yếu hiện nay của công ty là phương thức gia công (chiếm 65% tổng doanh thu), ngoài ra còn có sản xuất hàng bán kiểu FOB (chiếm 30% tổng doanh thu), sản xuất hàng dệt may nội địa (chiếm 5% tổng doanh thu). Do vậy, phần lớn nguyên vật liệu chính và có khi là nguyên liệu phụ trợ của công ty đều do bên đặt hàng cung cấp. Điều này có ảnh hưởng tới quy mô, kết cấu của chi phí và giá thành sản xuất. Bên cạnh đó công ty có chu trình sản xuất dài, khối lượng sản xuất lớn nên đặc điểm sản xuất ở công ty cổ phần may Chiến Thắng là sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Về khâu tiêu thụ sản phẩm, hình thức tiêu thụ chủ yếu hiện nay của công ty là tiêu thụ theo đơn dặt hàng. Đây là đặc điểm chi phối rất lớn đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mẫu mã, chất liệu, chủng loại sản phẩm, thời hạn hoàn thành nhất nhất phải theo đúng hợp đồng đã ký kết. Xét về mặt tích cực, sản phẩm sản xuất ra sẽ không bị ứ đọng trong kho, công ty không phải đầu tư nhiều vào hệ thống kho tàng, cửa hàng bày bán và giới thiệu sản phẩm, không phải đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề này chính là hình thức tiêu thụ theo đơn dặt hàng thường gắn với phương thức gia công, mà gia công sản phẩm thì không có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Mặt khác, sản phẩm tiêu thụ theo đơn dặt hàng ít nhiều cũng hạn chế khả năng chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của công ty cũng như của sản phẩm và đặc biệt làviệc nắm bắt cơ hội kinh doanh.
- 1.2.2 Quy trình công nghệ Là doanh nghiệp sản xuất mà chủ yếu là nhận gia công xuất khẩu nên sản phẩm của công ty cổ phần may Chiến Thắng phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và theo đúng đơn dặt hàng. Vì thế, ở công ty cổ phần may Chiến Thắng quá trình sản xuất là một dây chuyền khép kín từ khâu triển khai mẫu mã đến khi sản phẩm được hoàn thành nhập kho đóng gói. Quy trình sản xuất của tất cả các sản phẩm thường gồm các giai đoạn sau: sản xuất mẫu đối (sản xuất thử), giác mẫu sơ đồ, cắt bán thành phẩm, phối mẫu, may theo dây chuyền, thu hoá sản phẩm, giặt tẩy là, bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm, bộ phận nhập kho, đóng gói và xuất xưởng. Có thể khái quát quy trình công nghệ của công ty cổ phần may Chiến Thắng theo mô hình sau: Sơ đồ 1.2.2: Quy trình công nghệ của công ty cổ phần may Chiến Thắng
- Sản xuất mẫu đối Giao nhận nguyên vật liệu (Số lượng, chủng loại vật tư, cân (Sản xuất thử) đối nguyên phụ liệu Quy trình công nghệ và giác mẫu sơ đồ Cắt bán thành phẩm (Cât thô, cắt tinh) Phối mẫu May theo dây chuyền (may chi tiết và lắp ráp) Lỗi Thu hoá sp Giặt, tẩy, là Lỗi KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) Nhập kho, đóng gói và xuất xưởng Nguồn: Phòng kỹ thuật _ Công ty cổ phần may Chiến Thắng * Nội dung các bước công việc trong quy trình công nghệ
- Khi công ty nhận được đơn dặt hàng và nguyên vật liệu do bên đặt hàng cung cấp cùng với các tài liệu và thông số kỹ thuật, nhóm kỹ thuật công ty sẽ tiến hành sản xuất mẫu đối (sản xuất thử). Sau đó sản phẩm chế thử sẽ được gửi cho bộ phận duyệt mẫu gồm các chuyên gia và bên đặt hàng kiểm tra và đóng góp ý kiến về sản phẩm làm thử. Sau khi sản phẩm làm thử được duyệt sẽ đưa đến phân xưởng để làm mẫu cứng, các nhân viên của phòng kỹ thuật sẽ giác mẫu sơ đồ trên máy sao cho lượng nguyên liệu bỏ đi là nhỏ nhất, giác trên sơ đồ pha cắt vải giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa lên tổ cắt. Tổ cắt sẽ nhận nguyên vật liệu từ quản đốc phân xưởng, cắt theo mẫu gốc và đưa đến từng tổ may. Tổ may cũng được chuyên môn hoá bằng cách mỗi người may một bộ phận của sản phẩm: may tay, may thân, may cổ, vào chun, vào khoá,… Trong quá trình cắt may, mỗi tổ sẽ có một thợ cả đi kiểm tra về mặt kỹ thuật và một thợ thu hoá làm nhiệm vụ thu thành phẩm cuối dây chuyền sản xuất và chuyển sang cho tổ giặt tẩy là. Tổ là thực hiện giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ, sau đó sản phẩm sẽ được đưa đến bộ phận KCS của phân xưởng để kiểm tra và đóng gói sản phẩm theo đơn dặt hàng , chuyển về nhập kho rồi chuyển đến người nhận hàng theo đặt hàng đã ký kết. 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần may Chiến Thắng 2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần may Chiến Thắng * Chức năng Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty cổ phần may Chiến Thắng có chức năng chủ yếu là sản xuất, kinh doanh xuất khẩu các loại sản phẩm: - Các loại sản phẩm may như: áo jacket, áo sơ mi, quần, khăn tay trẻ em,... - Các loại sản phẩm găng tay da như: găng Golf, găng đông, găng lót,… - Các loại sản phẩm thảm len. - Các loại sản phẩm thêu. * Nhiệm vụ Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ công nghiệp nhẹ, công ty cổ phần may Chiến Thắng có đầy đủ tư cách pháp nhân trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập.
- Khi mới thành lập, công ty có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm như: quần áo, găng tay, mũ vải,…theo các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Từ năm 1975 trở lại đây, nhiệm vụ sản xuất của công ty ngày càng nặng nề hơn, hàng năm ngoài phần kế hoạch Nhà nước giao, công ty còn phải tự chủ trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng gia công các loại mặt hàng may mặc theo các hợp đồng kinh tế với các tổ chức nước ngoài cũng như trong nước, sản xuất hàng may mặc bán FOB, xuất khẩu các loại sản phẩm thảm len, da nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước. Công ty còn có nhiệm vụ làm tròn trách nhiệm do Tổng công ty Dệt may giao cho, phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cônng nhân viên trong công ty. Trong tương lai công ty cổ phần may Chiến Thắng sẽ phát triển hướng tới một mô hình: “Trung tâm sản xuất kinh doanh thương mại tổng hợp”. Hiện tại, Ban giám đốc công ty đang tập trung xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng giảm dần tỷ lệ doanh thu từ việc nhận gia công và tăng cường phương thức kinh doanh mua nguyên liệu bán thành phẩm, tìm kiếm thị trường xuất khẩu trực tiếp, mở rộng thị trường nội địa,… 2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 1.3.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý cấp công ty Sau gần 40 năm xây dựng và phát triển, công ty cổ phần may Chiến Thắng đã có cơ cấu tổ chức tương đối ổn định. Là một đơn vị độc lập, có quy mô lao động tương đối lớn nên cơ cấu tổ chức của công ty có những nét cơ bản sau: Bộ máy quản lý của công ty được thiết kế theo cơ cấu phòng ban với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Các phòng ban đều có trách nhiệm tham mưu cho các quyết định của giám đốc. Các phòng ban, xí nghiệp thành viên đều bổ nhiệm các chức danh trưởng, phó phòng và thi hành các quyết định của Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về mọi hoạt động của mình. Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện trong sơ đồ 1.3.2.1.
- Sơ đồ 1.3.2.1 sơ đồ tổ chức công ty cổ phần may Chiến Thắng Tổng giám đốc công ty GĐ điều hành Phó tổng giám đốc GĐ điều hành (kỹ thuật) (Tổ chức sx) công ty Công ty Công ty Văn Bảo Phục Y tế Xuất T.chức Tài Kinh Kinh Kỹ Kỹ Qlý Xưởng phòng vệ vụ công nhập L.động vụ doanh doanh thuật thuật hệ dạy công quân sản khẩu T.lương công tiếp nội công cơ thống nghề ty sự xuất công công t hị địa nghệ điện chất công ty ty công công công công công công lượng ty ty ty công ty ty ty ty ty ty ty Xi Xi Xi Xi Xi Xi Xi Xi Xi Xi nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp 1 2 3 4 5 da thảm len thêu 9 10
- * Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý cấp cao nhất của công ty, bao gồm 5 thành viên do đại hội cổ đông bầu ra và có quyền bãi miễn. Hội đồng quản trị thông qua các quyết định theo đa số (theo nguyên tắc tập trung dân chủ), trong trường hợp số phiếu bằng nhau thì sẽ theo ý kiến của chủ tịch Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thường tiến hành họp thường kỳ (theo quý hoặc theo năm), song cũng có rhể tiến hành họp bất thường khi xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thành viên hội đồng quản trị thường có nhiệm kỳ 3 năm và được bầu thông qua họp hội đồng quản trị thường xuyên. Ban giám đốc: Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty, là người chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty dưới sự trợ giúp của phó tổng giám đốc và giám đốc điều hành. Trực tiếp lãnh đạo các lĩnh vực: Chiến lược, đầu tư, tài chính, tổ chức cán bộ – nhân sự, thi đua khen thưởng, kỷ luật; công tác kinh doanh; phát triển mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu; ký kết các hợp đồng dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên phụ liệu, dụng cụ phục vụ cho sản xuất hàng FOB, kinh doanh của công ty. Phó tổng giám đốc: Thay thế Tổng giám đốc khi tổng giám đốc vắng mặt, phụ trách và chỉ dạo các lĩnh vực: công tác đối ngoại; công tác kế hoạch sản xuất, tiến độ giao hàng; công tác phục vụ sản xuất – cung ứngvật tư, thiết bị điện, quản lý kho tàng; mua thiết bị phụ tùng, vật tư phục vụ sản xuất gia công; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra cá nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao gồm cả nghiệ p vụ hạch toán, lập chứng từ ban đầu, thủ tục xuất nhập khẩu, thanh quyết toán vật tư nguyên phụ liệu, ký các chứng từ liên quan đến các lĩnh vực trên; ký giá bán vật tư, sản phẩm tồn kho; phụ trách công tác đời sống, hành chính quản trị, trang bị sửa chữa nhỏ, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; công tác bảo vệ chính trị quân sự. Giám đốc điều hành phụ trách kỹ thuật: Chỉ đạo trực tiếp xí nghiệp 5; phụ trạch kỹ thuật toàn công ty, chất lượng sản phẩm, quản lý ISO; công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp; định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương; ký các chứng từ tiền lương, thưởng.
- Giám đốc điều hành phụ trách sản xuất: Chỉ đạo trực tiếp xí nghiệp 2; chỉ đạo tổ chức sản xuất các đơn vị trong công ty và mở rộng sản xuất các đơn vị mới; công tác đào tạo công nhân, nâng cấp bậc cho công nhân sản xuất. Các phòng quản lý cấp công ty Gồm 13 phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau: Văn phòng tổng hợp: có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các quyết định, quy định và nội quy trong công ty, phụ trách về văn thư, văn phòng phẩm. Phòng bảo vệ quân sự: có nhiệm vụ xây dựng các nội quy, quy định về trật tự an toàn trong công ty, bảo vệ và quản lý tài sản của công ty. Phòng phục vụ sản xuất: có nhiệm vụ điều tiết kế hoạch sản xuất của công ty, cung ứng và điều chuyển nguyên vật liệu cho các cơ sở sản xuất theo kế hoạch, vận chuyển hàng hoá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tổ chức đời sống và các mặt sinh hoạt khác cho cán bộ công nhân viên. Trạm y tế: phụ trách việc chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên hàng năm. Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn theo hợp đồng kinh tế, thiết lập và mở rộng các thị trường ngoài nước, tiêu thụ sản phẩm, thức hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp. Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương: có nhiệm vụ tổ chức, phân công và bố trí lao động cho các xí nghiệp, chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên cho công ty khi có nhu cầu; hướng dẫn thực hiện chế độ lao động, tiền lương đối với cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương, tiền thưởng, theo dõi và quản lý hồ sơ nhân sự, các chế độ đối với người lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tính và theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo hiểm của cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng tài vụ: có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh doanh toàn công ty, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thức hiện các biện pháp quản lý tài chính, lập dự án đầu tư…cung cấp các thông tin về tài chính, kế toán cho các đơn vị trong và ngoài công ty khi có nhu cầu.
- Phòng kinh doanh tiếp thị: có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ, các chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước đồng thời có nhiệm vụ tìm kiếm các hợp đồng, các đơn dặt hàng. Phòng kinh doanh nội địa: có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường trong nước, ký kết các hợp đồng sản xuất trong nước, quản lý các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, lập các kế hoạch sản xuất ngắn hạn cho các sản phẩm sản xuất để tiêu thụ trong nước. Phòng kỹ thuật cơ điện: chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức máy móc, bảo dưỡng và thay thế máy móc, điều hành hệ thống điện phục vụ cho các phòng ban, các xí nghiệp trong công ty. Phòng kỹ thuật công nghệ: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất của các cơ sở sản xuất, nắm vững thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật quốc tế trong và ngoài lĩnh vực may mặc, chế tạo, thử nghịêm, sản xuất mới, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất; kiểm tra nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho. Phòng quản lý hệ thống chất lượng: có nhiệm vụ kiểm tra mẫu mã, chất lượng sản phẩm xem có dúng với yêu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng. Xưởng dạy nghề: chịu trách nhiệm đào tạo công nhân phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. 1.3.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý cấp xí nghiệp Công ty cổ phần may Chiến Thắng bao gồm 10 xí nghiệp thành viên, cụ thể: o Xí nghiệp may 1 tại số 22 Thành Công với 250 lao động. o Xí nghiệp may 2 tại số 22 Thành Công với 500 lao động. o Xí nghiệp may 3 tại số 22 Thành Công với 250 lao động. o Xí nghiệp may 4 tại số 22 Thành Công với 250 lao động. o Xí nghiệp may 5 tại số 22 Thành Công với 250 lao động. o Xí nghiệp may da tại số 22 Thành Công với 250 lao động. o Xí nghiệp may thêu tại số 22 Thành Công với 30 lao động. o Xí nghiệp dệt thảm len tại 178 Nguyễn Lương Bằng với 170 lao động. o Xí nghiệp may 9 tại TP Thái Nguyên với 600 lao động (diện tích:20.000m2). o Xí nghiệp may 10 tại khu vực II với 250 lao động.
- Các xí nghiệp sản xuất đều được tổ chức điều hành sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, định mức kỹ thuật – vật tư – lao dộng của công ty đã giao để tạo ra sản phẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách mẫu mã, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể mô hình tổ chức các xí nghiệp được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3.2.2 Sơ đồ tổ chức cáp xí nghiệp Giám đốc Xí nghiệp P. Giám đốc P. Giám đốc Phụ trách kỹ thuật Phụ trách sản xuất Tổ Thống kê – Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Hoàn Kỹ Kế hoạch may may may may cắt thiện thuật Tổ VP 1 2 3 4 Nguồn: Phòng tổ chức lao đông tiền lương * Các chức danh quản lý cấp xí nghiệp Giám đốc xí nghiệp: chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của xí nghiệp trước cấp trên, tổ chức cho công nhân trong xí nghiệp sản xuất theo kế hoạch và sự điều động của công ty, bố trí và sử dụng hợp lý số lao động mà công ty đã ký hợp đồng làm việc, chỉ đạo công nhân tiến hành công việc, đảm bảo an toàn và tiết kiệm trong sản xuất. Phó giám đốc phụ trách sản xuất: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, quản lý và điều hành số công nhân trong một ca sản xuất, chịu trách nhiệm vè quản lý nguyên
- phụ liệu và các yếu tố có liên quan đến sản xuất giúp giám đốc điều hành công việc chung của xí nghiệp. Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc xí nghiệp, phân công công nhân trong một truyền sản xuất, phụ trách về quy trình công nghệ cho mỗi sản phẩm và chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Tổ trưởng: có trách nhiệm phân công công việc cho từng người trong tổ, kiểm tra sản phẩm, theo dõi, chấm công số lao động trong tổ, báo cáo cho nhân viên thống kê của xí nghiệp về số lao động trong từng ngày làm việc. Nhân viên thống kê: chịu trách nhiệm về sổ sách giấy tờ có liên quan đến xí nghiệp như: tiền lương, năng suất, giá thành,… Phần 2. thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần may Chiến Thắng Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán của công ty Phản ánh và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán quy định. Thu thập, phân loại, xử lý và tổng hợp số liệu, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp. Tổng hợp số liệu, lập hệ thống báo cáo tài chính và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng trong và ngoài doanh nghiệp khi có nhu cầu. Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chính sầch, chế độ về quản lý kinh tế – tài chính nói chung, chế độ và thể lệ kế toán nói riêng. Tham gia phân tích thông tin kế toán, đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống tài chính kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng được tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng kế toán (hay còn gọi là phòng tài vụ) là nơi thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty, có thể mô phỏng bộ máy kế toán của công ty cổ phần may Chiến Thắng theo sơ đồ sau:
- Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng Kế toán trưởng Kế toán Tổng hợp Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế Thủ toán toán toán toán toán toán toán quỹ tiền tài nguyên chi phí thành thanh tiền mặt, sản vật sx và phẩm lương toán cố tính và tiêu và liệu giá TGNH định thụ BHXH thành
- Chức năng của từng kế toán viên Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty có chức năng giám sát, phụ trách chung mọi hoạt động của phòng kế toán, là người chịu trách nhiệm trực tiếp báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng, tư vấn lên ban giám đốc để vận hành sản xuất kinh doanh, vạch ra các kế hoạch, các dự án hoạt động trong tương lai của công ty. Kế toán trưởng còn là người thay mặt ban giám đốc tổ chức công tác hạch toán toàn công ty và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Kế toán tổng hợp: là người có trách nhiệm giúp kế toán trưởng trong công việc, đôn đốc hướng dẫn cụ thể việc thực hiện ghi chép kế toán, tập hợp các số liệu, xử lý thông tin, lập báo cáo tài chính cuối quý, cuối năm. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tổng hợp về mặt số lượng, chủng loại, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định trong công ty. Theo dõi việc mua sắm tài sản cố định, tính toán và phân bổ mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh. Kế toán nguyên vật liệu: là người có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn vật tư, nguyên vật liệu. Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, kịp thời cả về số lượng và giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho. Tập hợp và phản ánh đầy đủ và chính xác số lượng và giá trị vật tư, nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Tính toán và phản ánh số lượng và giá trị vật tư, nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện các trường hợp thừa thiếu, sản phẩm kém chất lượng để có biện pháp xử lý kịp thời. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: chịu trách nhiệm tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, tính lương và các khoản trích theo lương. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ câp cho người lao động. Lập báo cáo về lao động, lập bảng phân bổ tiền lương phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và quản trị doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: là người chịu trách nhiệm tập hợp các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm và phân bổ cho các đối tượng sử dụng để tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ: là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn thành phẩm, tính giá thành phẩm, giá trị xuất bán, ghi nhận doanh thu và xác định kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng (TGNH): là người theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc thu chi bằng tiền mặt hay chuyển khoản, theo dõi các khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng, các khoản nợ ngân hàng, các khoản vay dài hạn theo thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Kế toán thanh toán: có trách nhiệm phản ánh đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng, theo dõi chi tiết đối với các khách hàng thường xuyên, các khoản nợ có quy mô lớn. Thủ quỹ: là người có nhiệm vụ thực hiện việc thu, chi bằng tiền mặt trên cơ sở các chứng từ hợp lệ đã được phê duyệt. Thủ quỹ là người quản lý quỹ tiền mặt của công ty. 2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng 2.2.1 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán Chế độ kế toán tại công ty cổ phần may Chiến Thắng được thực hiên theo quyết định số 111141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp được thực hiện theo quyết định số 167/2000/QĐ/BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính, niên độ ké toán được bắt đầu từ ngày 01/ 01 và kết thúc vào ngày 31/ 12 năm đó, kỳ kế toán: theo quý. Công ty hạch toán thuế giá trị gia tăng (VAT) theo phương pháp khấu trừ. Với quy mô lớn, loại hính sản xuất kinh doanh tương đối phức tạp công ty cổ phần may Chiến Thắng đã áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ để phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với hiệu quả kinh tế và kế toán cao. Hoạt động chủ yếu của công ty là nhận gia công, xuất khẩu hàng may mặc, thảm len sang thị trường các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan,…Vì vậy, đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng (VNĐ), còn đối với các đồng tiền khác, nguyên tắc kế toán và phương pháp chuyển đổi: theo tỷ giá hạch toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn