intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN:Hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

162
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay dưới sự quản lý của nhà nước định hướng theo Xã hội chủ nghĩa,bất kỳ một doanh nghiệp nào đều mong muốn bảo toàn và phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất.Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh,vấn đề trả lương cho người lao động là một vấn đề thiết yếu nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Tiền lương là một khâu độc lập trong công ty,là phương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN:Hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương

  1. LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương
  2. Lời giới thiệu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay dưới sự quản lý của nhà nước định hướng theo Xã hội chủ nghĩa,bất kỳ một doanh nghiệp nào đều mong muốn bảo toàn và phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất.Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh,vấn đề trả lương cho người lao động là một vấn đề thiết yếu nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Tiền lương là một khâu độc lập trong công ty,là phương tiện hiệu quả thu hút người lao động có tay nghề cao và tạo ra lòng trung thành của người lao động đối với công ty.Việc sử dụng tiền lương với chức năng là đòn bẩy kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thoả mãn của điều kiện sinh hoạt và nâng cao trình độ về mọi mặt của bản thân người lao động.Mặt khác còn tạo nên sự thành công và hình ảnh đẹp trên thị trường.Điều này có nghĩa là muốn xác định đúng mức tiền lương phải có căn cứ khoa học vào kết quả lao động của mỗi người ,mỗi tập thể .Đồng thời mức lương phải gắn với trình độ phát triển kinh tế xã hội, quan hệ cung cầu lao động và sự biến động về giá cả và lạm phát. Tiền lương luôn gắn với quy luật năng suất lao động,khi năng suất lao động tăng làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm chi phí về tiền lương trong một đơn vị sản phẩm. Hơn nữa, tăng năng suất lao động cho phép giảm được số người lao động,do đó dẫn đến tiết kiệm được quỹ tiền lương,đồng thời lại tăng tiền lương cho từng công nhân do hoàn thành vượt mức sản lượng... Năng suất lao động tăng,tiền lương tiền thưởng người lao động tăng lên,nâng cao vai trò khuyến khích vật chất của tiền lương tạo điều kiện tốt nhất thu nhập và sự cống hiến của người lao động.song muốn có tiền lương với đầy đủ các chức năng của nó để trả cho người lao động ta phải xây dựng một quỹ tiền lương.Nền sản xuất ngày càng phát
  3. triển,quá trình tích luỹ ngày càng mở rộng thì tiền lương ngày càng có xu hướng tăng lên.Chính vì vậy quỹ tiền lương trả cho người lao động không ngừng đổi mới nâng cao.việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lươngnhư thế nào để thúc đẩy người lao động không ngừng nâng cao năng suất lao động.góp phần làm lợi cho doanh nghiệp là một trong những nỗi lo lắng của mỗi doanh nghiệp Qua quá trình thực tập tại công ty Thoát nước Hải Phòng kết hợp với nghiên cứu khoa học ,em đã chọn đề tài"hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương" tại công ty Thoát nước Hải Phòng làm chuyên đề tốt nghiệp của mình Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba chương Chương1: Cơ sở lý luận về tiền lương và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp Chương2: Phân tích thực trạng việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương tại Công ty Thoát nước Hải Phòng trong năm qua Chương3: Những giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý qũy tiền lương tại Công ty Thoát nước Hải Phòng Kết luận chung
  4. Chương I cơ sở lý luận về tiền lương và quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp I. Bản chất tiền lương 1-Khái niệm tiền lương và ý nghĩa thực tiễn của tiền lương 1.1-Khái niệm về tiền lương,tiền công Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao động là hàng hoá, do vậy tiền lương là giá cả sức lao động.Trong quá trình hoạt động, đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh.Vì vậy tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ Đối với người lao động,tiền lươnglà thu nhập từ quá trình lao động của họ ,phần thu nhập chính đối với đại đa số người lao động.Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích hết thảy của người lao động Tiền lương có hai loại: + Tiền lương danh nghĩa + Tiền lương thực tế Tiền lương danh nghĩa là số tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động Tiền lương thực tế là số lượng hàng hoá tiêu dùng và các loại hàng hoá dịch vụ cần thiết mà ngươì lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế thể hiện qua công thức sau Itldn Itltt=................. Igc Itltt: Tiền lương thực tế Itldn:Tiền lưong danh nghĩa Igc: Chỉ số giá cả
  5.  Sự khác nhau giữa tiền lương và tiền công Tiền lương là khoản tiền cố định thanh toán theo một thời gian nhất định và thường xuyên cho một giá trị sức lao động được tạo ra Tiền công là khoản tiền không cố định,số tiền trả cho thời gian lao động cung ứng hoặc khối lượng công việc hoàn thành trong những hoạt động thuê mướn lao động trên thị trường tự do 1.2-Bản chất của tiền lương Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau.Tiền lương trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động(mua sức lao động)trả cho người lao động (người bán sức lao động).Đó là mối quan hệ kinh tế của tiền lương Quan hệ xã hội :tiền lương là khoản thu nhập chính của người lao động bù đắp các nhu cầu tối thiểu cho người lao động.Tiền lương liên quan đến đời sống và trật tự xã hội của mỗi quốc gia hay địa phương nào 1.3-Vai trò của tiền lương : a,Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động (ít nhất là sức lao động giản đơn).điều này có nghĩa là vừa khôi phục sức lao động đã hao phí ,vừa phải bồi dưỡng số lượng lao động không chỉ đủ sống các điều kiện sinh hoạt bình thường mà còn để nâng cao trình độ về mọi mặt của ban thân và gia đình họ thậm chí dành một phần để tích luỹ b>Vai trò kích thích người lao động :tiền lương với vai trò này là đòn bẩy kinh tế thu hút người lao động làm việc làm cho người lao động không ngừng nâng cao học tập trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tiền lương nhằm nâng cao năng xuất lao động,gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể ,đồng thời tiền lương cũng là công cụ tăng cường kỷ luật với người lao động. Nếu người lao động vi phạm kỷ luật lao động của doanh nghiệp thì có thể bị trừ tiền lương ,tiền thưởng Cụ thể tiền lương vừa mang tính khuyến khích người lao động vừa mang tính ràng buộc phải chấp hành kỷ luật của doanh nghiệpnếu không họ sẽ bị đào thải
  6. c>Tiền lương có vai trò thành toán :dùng tiền lương để thanh toán các khoản chi tiêu phát sinh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.Vai trò này giúp cho chủ lao động thanh toán trả cho sức lao động mà người lao động bỏ ra,đồng thời nó giúp người lao động có quyền tự tính toán các khoản chi tiêu sao cho hợp lý với số tiền mà họ nhận được d>Tiền lương là thước đo mức độ cống hiến của người lao động .Vai trò này là sự biểu hiện quy luật phân phối theo lao động. Người lao động nào bỏ ra nhiều sức lao động thì họ sẽ nhận được nhiều tiền công và ngược lại người lao động bỏ ít sức lao động thì họ sẽ nhận được ít đi.tiền lương giúp cho người lao động lựa chọn những công việc xác đáng với sức lao động mà họ bỏ ra 1.4-ý nghĩa thực tiễn của tiền lương a>Đối với doanh nghiệp :tiền lương là khoản chi phí bắt buộc doanh nghiệp biết quản lý và tiết kiệm chi phí tiền lương thì họ sẽ nâng cao lợi nhuận và hạ giá thành sản phẩm Tiền lương là phương tiện hiệu quả thu hút lao động có tay nghề cao và tạo ra lòng trung thành của người lao động.Doanh nghiệp nào sản xuất kinh doanh phát triển,tiền lương người lao động đảm bảo và không ngừng tăng cao thì sẽ tạo ra lòng trung thành ,sự tin tưởng của người lao động đối với doanh nghiệp đó, cống hiến hết mình đồng thời doanh nghiệp đó sẽ thu hút được lao động có tay nghề cao từ nơi khác. Tiền lương là phương tiện kích thích người lao động tạo động lực để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm tạo ra sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường b>Đối với người lao động Tiền lương là phần thu nhập chính của người lao động, người lao động bỏ sức lao động để làm việc thì họ cần khôi phục duy trì sức lao động đã hao phí đồng thời tiền lương cần đảm bảo để phát triển chiónh bản thân và gia đình người lao động, nhà nước quy định tiền lương tối thiểu cho các doanh nghiệp trả cho người lao động 210000đ/tháng. Tiền lương là bằng chứng cụ thể thể hiện giá trị của người lao động thể hiện uy tín và địa vị của người lao động trong xã hội.Tiền lương cao thể hiện người lao động bỏ ra nhiều sức lao động.Vì vậy họ có quyền tự hào và tự đánh giá được giá trị bản thân mình
  7. Tiền lương cũng là phương tiện đánh giá mức đối sử của người thuê lao động đối với người đã bỏ ra sức lao động cho doanh nghiệp đó c>Đối với xã hội Tiền lương cao góp phần phát triển xã hội,đảm bảo sự công bằng của xã hội đó Sự đóng góp thù lao lao động thông qua thuế thu nhập tạo điều kiện nhà nước điều tiết thu nhập giữa tầng lớp dân cư và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 2. Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương 2.1-yêu cầu của tổ chức tiền lương +.Đảm bảo tái sản xuất lao động và nâng cao đời sống cho người lao động cả về vật chất và tinh thần. Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện đúng chức năng và vai trò của tiền lương trong đời sống xã hội. +.Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao năng suất lao động, tạo cơ sở quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Do vậy tổ chức tiền l ương phải đại yêu cầu làm tăng năng xuất lao động.Mặt khác đây cũng là yêu cầu dặt ra đối với phát triển nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động +Đảm bảo tính đơn giản rõ ràng.Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của ngời lao động ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người lao động nên tiền lương phải rõ ràng và dễ hiểu +Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động.Một chế độ tiền lương đơn giản rõ ràng và dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của họ, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý,nhất là quản lý về tiền lương 2.2-Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương *Nguyên tắc 1-Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau
  8. Trả công ngang nhau cho lao động như nhau xuất phát từ nguyêntắc phân phối theo lao động.Nguyên tắc này dùng thước đo lao động để đánh giá ,so sánh và thực hiện trả lương Đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì nó bảo đảm được sự công bằng,bảo đảm sự bình đẳng trong trả lương.Điều này sẽ khuyến khích rất lớn đối với người lao động.Nguyên tắc trả lương ngang nhau cholao động như nhau nhất quán trong từng chủ thể kinh tế ,trong từng doanh nghiệp cũng như trong từng khu vực hoạt động Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau bao hàm ý nghĩa đối với những công việc khác nhau thì cần thiết phải có sự đánh giá đúng mực và phân biệt công bằng chính xác trong trả lương *Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suât lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân Tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có liên quan chặt chẽ với nhau. Xét các yếu tố,các nguyên nhân trực tiếp làm tăng tiền lương và tiền lương bình quân là do trình độ tổ chức và quản lý lao động ngày càng có hiệu quả. Đối với năng suất lao động , ngoài các yếu tố gắn liền với việc nâng cao kỹ năng làm việc và trình độ tổ chức quản lý thì tăng năng suất lao động thì là do nguyên nhân khác: đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ trang thiết bị kỹ thuật trong lao động khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên Trong từng doanh nghiệp thì thấy rằng tăng tiền lương dẫn đến tăng chi phí sản xuất, kinh doanh.Tăng năng suất lao động lại giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả khi phí nói chung cũng như chi phí cho từng đơn vì sản pảm tức là giảm chi phí do tăng năng suất lao động phải lớn hơn mức tăng chi phí do tăng tiền lương bình quân Nguyên tắc này là cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ,nâng cao đời sống của người lao động và phát triển nền kinh tế *Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Nguyên tắc này cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng bình đẳng trong trả lương cho người lao động dưạ trên cơ sở sau : + Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành.
  9. Do đặc điểm về tính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ ở các ngành nghề khác nhau là khác nhau, làm cho trình độ lành nghề của mỗi người lao động khác nhau giữa các ngành.Sự khác nhau này cần thiết phải được phân biệt trong trả lương, mới khuyến khích người lao động tích cực học tập rèn luyện nâng cao trình độ lành nghề và kỹ năng làm việc. + Điều kiện lao động Điều kiện lao động khác nhau có ảnh hưởng đến mức hao phí sức lao động trong quá trình làm việc.Những người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, hao tốn nhiều sức lực phải được trả lương cao hơn so với những người làm việc trong điều kiện bình thường.Để làm tăng tính linh hoạt trong trả lương phân biệt theo điều kiện lao động, người ta thường sử dụng các loại phụ cấp về điều kiện lao động ở những công việc có điều kiện làm việc khác nhau. + ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều ngành khác nhau, trong từng thời kỳ giai đoạn của mỗi nước một số ngành xem là trọng điểm vì có tác dụng lớn đối voí nền kinh tế Dùng tiền lương thu hút và khuyến khích người lao động trong các ngành có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng, đó là biện pháp đòn bẩy về kinh tế và cần phải được thực hiện tốt. + Sự phân bổ theo khu vực sản xuất Mỗi ngành có thể được phân bổ ở những khu vực khác nhau về địa lý ,kéo theo khác nhau về đời sống vật chất tinh thần văn hoá, tập quán. Để thu hút ,khuyền khích lao động làm việc ở những vùng xa xôi hẻo lánh vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn,phải có chính sách tiền lương với những loại phụ cấp, ưu đãi nhất định. Có như vậy thì mới có thể sử dụng hợp lý lao động xã hội và khai thác hiệu quả các nguồn nhân lực,tài nguyên thiên nhiên. II quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp 1. Kết cấu quỹ tiền lương *Quỹ tiền lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.Thành phần quỹ tiền lương của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm các khoản chủ yếu trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm
  10. việc,trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc ,nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng,các khoản phụ cấp... * Hạch toán quỹ lương 2 loại + Tiền lương chính : là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc chính quy định cho họ Bao gồm : lương trực tiếp là lương trả trực tiếp cho lao động theo thời gian, chức vụ ,sản phẩm. Phụ cấp lương bao gồm phụ cấp làm đêm, trách nhiệm, lưu động + Tiền lương phụ: trả cho người lao động không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trong thời gian nghỉ phép đi làm nhiệm vụ xã hội , hội họp, học tập.... 2- Nguồn hình thành quỹ tiền lương a> Nguồn hình thành quỹ tiền lương -Theo đơn giá tiền lương được giao - Sự bổ sung của nhà nước - Từ các hoạt động sản suất kinh doanh khác. - Quỹ tiền lương dự phòng tự năm trước chuyển sang. b> Mặt sử dụng -Quỹ tiền lương trả cho người lao động làm lương theo thời gian, lương khoán ,chức vụ sản phẩm. -Quỹ khen thưởng đối với người lao động có năng suất,chất lượng cao -Quỹ khuyến khích người lao động -Quỹ dự phòng cho năm sau. 3-Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch và đơn giá tiền lương 3.1-Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch Doanh nghiệp có thể lựa chọn chỉ tiêu sau để xây dựng đơn giá tiền lương
  11. + Tổng sản phẩm(kể cả sản phẩm quy đổi)bằng hiện vật. +Tổng doanh thu kế hoạch (doanh số kế hoạch) +Tổng thu trừ tổng chi (không có lương) +Lợi nhuận. 3.2-Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương Theo thông tư số 05/2001/TTBLĐTB&Xã hội ngày 29/5/2001 Tổng Vkh =[ Lđb *TLmindn*(Hcb+Hpc)*Vvc]*12tháng. a> Lao động định biên(Lđb) hướng dẫn thông tư 14/1997B LĐTBXH Ngày 29/5/2001.Lao động định biên là số người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong bộ máy nhất định. b>Lương tối thiểu của doanh nghiệp Theo thông tư 05/2001Bộ LĐTBXH, mức lương tối thiểu áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước là 210000đ/tháng +Hệ số điều chỉnh :KĐC tăng thêm không qúa 1,5 lần so với mức lương tối thiểu do nhà nước quy định khi tính đơn giá tiền lương Doanh nghiệp nhà nước áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung quy định khi đảm bảo thực hiện đủ điều kiện sau: -Phải là doanh nghiệp có lợi nhuận, lợi nhuận năm sau không thấp hơn so với lợi nhuận năm trước liền kề -Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đúng luật định,nộp bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế cho người lao động đầy đủ. -Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động + Xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm Kđc=K1+K2 Trong đó K1 hệ số điều chỉnh vùng
  12. K2 hệ số điều chỉnh ngành Kđc hệ số điều chỉnh tăng thêm + Xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp: Giới hạn dưới của mức lương tối thiểu của doanh nghiệp :210000đ/tháng Giới hạn trên của tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp TLmindn=TKmin*(1+Kđc)=TLmin(1+K1+K2) Vậy doanh nghiệp có thể lựa chọn tiền lương tối thiểu nào nằm trong khung này tuỳ theo điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty trong năm đó b> Hệ số tiền lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb) căn cứ vào tổ chức cản xuất, tổ chức lao động trình độ công nghệ tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của tất cả số lao động định mức. d>Hệ số các khoản phụ cấp(Hpc). Các khoản phụ cấp tính vào đơn giá tiền lương :phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp lưu động... e>Vvc:quỹ tiền lương viên chức quản lý chưa tính trong định mức lao động tổng hợp. 3.3 Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 4 phương pháp sau: a>Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm quy đổi Công thức V đg =Vg *Tsp Trong đó V đg : đơn giá tiền lưong Vg: tiền lương giờ Tsp mức lao động của đơn vị sản phẩm quy đổi Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh loại sản phẩm có thể quy đổi được như xi măng vật liệu vây dựng,điện, thép, rượu bia ,thuốc lá... c> Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu
  13. Phương pháp này ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh chọn là doanh thu(doanh số) áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Tổng Vkh Công thức xác định đơn giá Vg=............... Tổng Tkh Trong đó Vg đơn giá tiền lương Tổng Vkh tổng quỹ lương kế hoạch Tổng Tkh tổng doanh thu ( doanh số kế hoạch) c>Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu trừ tổng chi phí ( không có lương ) Phương pháp này áp dụng tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là tổng thu trừ tổng chi phí (không có lương ), áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu ,tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở định mức chi phí. Công thức Tổng Vkh Vg =....................................................... Tổng Tkh - TổngCkh (không có lương) Trong đó Vg đơn giá tiền lương(đ/1000đ) Tổng Vkh quỹ tiền lương kế hoạch TổngTkh tổng doanh thu (doanh số kế hoạch ) Tổng Ckh tổng chi phí kế hoạch ( chưa có lương ) d>Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận Phương pháp này ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là lợi nhuận ,thường được áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi một cách chặt chẽ và xác định lợi nhuận sát với thực hiện
  14. Công thức xác định TổngVkh Vg =....................... TổngPkh Trong đó Vg đơn giá tiền lương Tổng Vkh quỹ tiền lương kế hoạch Tổng Pkh lợi nhuận kế hoạch 3.4- Quy định việc xây dựng đơn giá tiền lương trong các doanh nghiệp -Đối với doanh nghiệp sản xuất có các đơn vị thành viên vừa hạch toán phụ thuộc thì xây dựng một đơn giá tổng hợp -Đối với doanh nghệp vừa có thành viên hạch toán độc lập vừa có thành viên hach toán phụ thuộc mà sản phẩm dịch vụ đa dạng, không thể quỹ đổi được thì có thể xây dựng một số đơn giá tiền lương. 3.5 Xác định tổng quỹ lương chung năm kế hoạch Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch không phải để xây dựng đơn giá tiền lương mà để lập kế hoạch về tổng chi về tiền lương của doanh nghiệp Được xác định theo công thức sau Vv=Vkh+Vpc+Vbs+Vtg Trong đó VC tổng quỹ lương chung năm kế hoạch Vkh tổng quỹ lương năm kế hoạch Vpc quỹ các khoản phụ cấp lương kế hoạch và chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định.
  15. Vbs Quỹ tiên lương bổ sung theo kế hoạch chỉ áp dụng đối voí doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm. Quỹ tiền lương bổ sung trả cho ngời lao động theo kế hoạch không tham gia sản xuất nhưng được hưởng theo chế độ quy định mà khi xây dựng đơn giá tiền lương không được tính đến Vtg quỹ tiền lương làm thêm giờ, chỉ áp dụng đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phát sinh ngoài kế hoạch 4-Xác định quỹ tiền lương thực hiện thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh. 4.1-Điều kiện xác định quỹ tiền lương thực hiện -Lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận kế hoạch được xác định gắn với đơn giá tiền lương được giao thì doanh nghiệp đó phải trừ lùi quỹ tiền lương thực hiện theo quy định tại thông tư 18/1998TTLT-BLĐTBXH-BTC -Các doanh nghiệp chưa xây dựng định mức lao động và chưa có đơn giá tiền lương thì quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo số lao động thực tế bình quân sử dụng nhân hệ số lương bình quân nhân mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định 4.2-Xác định quỹ tiền lương thực hiện: Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền quy định và kết quả sản xuất kinh doanh ,quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp được xác định như sau Vth=(Vg*Csxkd)+Vpc+Vbs+Vtg Trong đó Vth quỹ tiền lương thực hiện Vg đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao Csxkd :chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện hoặc doanh thu thực hiện Vpc quỹ các khoản phụ cấp lương và chế độ khác (nếu có)không được tính trong đơn giá tiền lương Vbs:quỹ lương làm thêm giờ,không được vượt quá quy định bộ luật lao động
  16. 5-Quản lý quỹ tiền lương và thu nhập 5.1 Bộ lao động thương binh xã hội :thẩm định đơn giá tiền lương đối với doanh nghiệp xếp hạng đặc biệt Tổng hợp tình hình giao đơn giá tiền lương,lao động thu nhập và năng suất lao động Thanh tra kiểm tra xây dựng, thực hiện đơn giá tiền lương 5.2-Đối với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực Thẩm định kế hoạch lợi nhuận, lao động và đơn giá tiền lương đỗi với doanh nghiệp thuộc quyền quản lý. Phối hợp Bộ Lao Động tbxh, thẩm định kế hoạch lợi nhuận và đơn giá tiền lương đối với tổng công ty thành lập theo quyết định 90?TTG ngày 7/3/1994 chính phủ Tăng cường củng cố bộ phận chuyên trách làm công tác lao động, tiền lương ở cấp bộ quản lý ngành kĩnh vực. Kiểm tra xây dựng thực hiện đơn giá tiền lương và quản lý lao động tiền lương thu nhập của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý. Báo cáo tình hình giao đơn giá tiền lương năm kế hoạch cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và tình hình thực hiện năm trước liền kề lao động tiền lưong và thu nhập 5.3- uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội phối hợp với Sở quản lý ngành lĩnh vực: Thẩm định kế hoạch lợi nhuận lao động và đơn giá tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý Phối hợp với Bộ LĐTBXH thẩm định kế hoạch lợi nhuận và đơn giá tiền lương, đối với các tổng công ty thành lập theo quyết định 90-TTG ngày 7-3-199 của Thủ Tướng chinh phủ, xếp hạng đặc biệt Tăng cường củng cố bộ phận chuyên trách làm công tác lao động tiền lương ở các Sở quản lý ngành,lĩnh vực
  17. Thanh tra kiểm tra việc xây dưng thực hiện đơn giá tiền lương và quản lý lao động, tiền lương thu nhâp trong các doanh nghiệp phụ thuộc địa phương Báo cáo tình hình giao đơn giá tiền lưong năm kế hoạch cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và tình hình thực hiện năm trước về lao động 5.4- Trách nhiệm của các doanh nghiệp Thành lập củng cố và tăng cường bộ phận chuyên trách làm công tác lao động tiền lương Lập kế hoạch về lao động, quyết định việc tuyển dụng sử dụng lao động và xác định số lao động không có việc làm, không đủ việc làm. Xây dựng và đăng kí định mức lao động, xây dựng kế hoạch lợi nhuận và đơn giá tiền lưong... Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, giao đơn giá tiền lương cho đơn vị thành viên. Căn cứ vào đơn giá tiên lương được giao, đơn vị thành viên có toàn quyền phân phối quỹ tiền lương và trả lương gắn với năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Báo cáo cấp có thẩm quyền tình hình thực hiện lao động , lao động tiền lương của năm trước liền kề. III. Sự cần thiết của công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương. 1. Đối với nhà nước: Chính sách tiền lương là 1 trong những chính sách kinh tế xă hội quan trọng của đất nước.Xuất phát từ bản chất Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Chính sách này liên quan trực tiếp đến lợi ích đông đảo của người lao động trong xă hôi. Nhà nước quản lý thống nhất về tiền lưong, việc xây dựng đơn giá tiền lưong và quỹ tiền lương của các doanh nghiệp là cơ sơ để nhà nước quản lý về tiền lương và thu nhập thông qua việc áp dụng đơn giá tiền lưong và sử dụng quỹ tiền lưong và hệ thống định mức lao đọng trong doanh nghiệp.
  18. 2. Đối với doanh nghiệp: Quỹ tiền lương là 1 bộ phận cấu thành của chi phí sản xuất. Vì vậy việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương 1 cách khoa học cũng góp phần làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao năng xuất lao động thông qua việc sử dụng hợp lý quỹ tiền lương tạo nên việc công bằng trong việc trả lương. Việc xây dựng quỹ tiền lương và giao quỹ tiền lương cho các đơn vị thành viên là cơ sở để doanh nghiệp kiểm tra giám sát việc sử dụng quỹ lương và các chiến lược về lao động của các đơn vị thành viên. 3. Đối với người lao động. Tiền lương là phần thu nhập chính của họ để tái sản xuất sức lao động cho bản thân người lao động và còn nuôi sống những người trong gia đình họ. Vì vậy việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương 1 cách công khai hợp lý dân chủ sẽ tạo nên niềm phấn khơỉ và sự tin tưởng của người lao động đối với doanh nghiệp,đó chính là tạo động lực thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy việc hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương không chỉ là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp mà còn ở tất cả các cấp ngành, lĩnh vực.
  19. Chương 2 Phân tích thực trạng việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương tại công ty Thoát Nước Hải Phòng trong năm qua. A.Quá trình hình thành và phát triển của công ty và những đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến việc xây dựng và quản lý quỹ tiền lương. I.Quá trình hình thành và phát triển Khi thành lập với tên gọi là công ty Thoát nước Hải Phòng, công ty đã có 5 giai đoạn phát triển. 1.Giai đoạn 1(1956-1976) đây là giai đoạn khó khăn nhất của công ty, sản phẩm chủ yếu của công ty trong giai đoạn này : - Nạo vét bùn cống 26256 m3 - Lắp đặt hệ thống thoát nươc 12641 md - Thu dọn phân phốt 39631 tấn 2.Giai đoạn 2(1977-1981) đội quản lý công trình công cộng hợp nhất với công ty vệ sinh và đổi tên thành Công ty vệ sinh đô thị.Giai đoạn này là giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng các công trình dân dụng như đường sá cầu cống... Sản phẩm chủ yếu hoàn thành - Nạo vét bùn cống 26394 m3 - Lắp đặt hệ thống thoát nước 10920 md - Thu dọn phân phốt 33908 tấn. 3. Giai đoạn 3(1982-1984) Giai đoạn này Thành phố phân cấp công tác vệ sinh, phân rác về 3 quận nội thành.Nhiệm vụ còn lại của công ty duy tu, bão d ưỡng toàn bộ hệ thống thoát nước hiện có và quản lý đường hè nội thành
  20. Sản phẩm chủ yếu của công ty - Nạo vét bùn cống 14951 m3 - Lắp đặt hệ thống thoát nước 3343md 4. Giai đoạn 4(1985-1995) Do tách ra không có hiệu quả chi phí quá tốn kém bộ máy cồng kềnh, đường sá xóm ngõ lại bẩn hơn.Thành phố ra quyết định giải thể công ty vệ sinh 3 quận và đổi tên thành công ty Môi Trường Đô Thị từ năm 1992. Sản phẩm chủ yếu của công ty - Nạo vét bùn cống 90600 m3 - Lắp đặt hệ thống thoát nước 27957 md - Thu dọn phân phốt 51228 tấn 5.Giai đoạn 5 (1995 đến nay) từ năm 1995, ngày 29-8 Thành phố quyết định số 1493/QĐ của Uỷ ban nhân dân về việc thành lập Công ty Thoát nước Hải Phòng trên cơ sở tách từ xí nghiệp Thoát nước thuộc công ty Môi Trường Đô Thị. Sản phẩm chủ yếu hoàn thành 3 năm 1996-1997-1998 - Nạo vét bùn cống 57764 m3 - Lắp đặt hệ thống thoát nước 10444 md - Trung tu nạo vét bùn trong lòng cống 11052 md - Quản lý duy trì hồ điều hoà 50,5 ha - Quản lý duy trì mương thoát nước bẩn 6,2km Tóm lại trong quá trình hình thành và phát triển Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn thử thách và cả thuận lợi. Được sự quan tâm của Đảng uỷ cơ quan chủ quản giám đốc công ty và đặc biệt là tập thể cán bộ công nhân viên phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao. II. Đặc điểm chức năng nhiệm vụ của công ty. 1. Chức năng nhiệm vụ: Công ty thoát nước Hải Phòng là công ty hoạt động công ích, Công ty có chức năng nhiệm vụ sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1