LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn hiện nay
lượt xem 22
download
Trong các hoạt động kinh tế xã hội của nền kinh tế thị trường Việt nam hiện nay xây dựng cơ bản đang là lĩnh vực nóng bỏng nhất của nền kinh tế. Thị trường xây dựng cơ bản đang rất sôi động với sự tham gia của rất nhiều các đơn vị xây dựng trong và ngoài nước, trong bối cảnh đó các loại hình tư vấn cho đầu tư, tư vấn cho xây dựng bung ra hàng loạt, từ các tập đoàn tư vấn đa quốc gia có tầm cỡ trên thế giới, các công ty tư...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn hiện nay
- LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn hiện nay
- Lời nói đầu Trong các hoạt động kinh tế xã hội của nền kinh tế thị trường Việt nam hiện nay xây dựng cơ bản đang là lĩnh vực nóng bỏng nhất của nền kinh tế. Thị trường xây dựng cơ bản đang rất sôi động với sự tham gia của rất nhiều các đơn vị xây dựng trong và ngoài nước, trong bối cảnh đó các loại hình tư vấn cho đầu tư, tư vấn cho xây dựng bung ra hàng loạt, từ các tập đoàn tư vấn đa quốc gia có tầm cỡ trên thế giới, các công ty tư vấn lâu năm của nhà nước đến các hãng tư vấn tư nhân vừa thành lập, vai trò của tư vấn đối với đầu tư , chủ công trình là không ai phủ nhận được, với một hợp đồng tư vấn theo hình thức "trọn gói” hay “chìa khoá trao tay”, các chủ đầu tư, chủ công trình có thể “ngồi chơi xơi nước “ phó mặc dự án, công trình cho nhà tư vấn, từ khâu nghiên cứu cơ hội đầu tư, lập các báo cáo tiền khả thi, khả thi cho đến khi kết thúc dự án, dưới sự đôn đốc ,thúc ép và điều hành của các chuyên gia tư vấn, những người có chuyên môn sâu, kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực họ đang thực hiện, dự án có thể được triển khai một cách nhanh chóng, thuận lợi, đúng tiến độ, đúng theo pháp luật. Tuy nhiên không phải lúc nào tư vấn cũng thể hiện được tính ưu việt của nó, hiện tượng dự án bị chậm tiến độ thi công sai quy cách do tư vấn gây ra không phải là hiếm. Bởi vậy vấn đề với các nhà đầu tư, các chủ công trình là làm sao chọn lựa được nhà tư vấn đủ năng lực thực hiện dự án với chi phí phù hợp. Hình thức phổ biến hiện nay là thông qua đấu thầu để tuyển chọn tư vấn. Hoạt động đấu thầu đặc biệt là đấu thầu tuyển chọn tư vấn với các quốc gia phát triển là điều rất bình thường nhưng ở Việt nam đó là lĩnh vực rất mới mẻ và còn nhiều điều để bàn, đặc biệt là tình trạng đại đa số các nhà tư vấn Việt nam chưa thể đứng ra với tư cách là nhà thầu độc lập tham dự các cuộc đấu thầu tư vấn sử dụng nguồn vốn của các tổ chức quốc tế ;Với mục tiêu tìm hiểu sâu về hoạt động đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nên trong thời gian thực tập tại văn phòng xét thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được sự giúp đỡ của các cán bộ làm việc tại đây- những người trực tiếp làm công tác quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước. Đặc biệt là chú Quốc Hùng, chuyên viên đặc trách về vấn đề đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Tôi đã tập trung nghiên cứu và chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn hiện nay” làm
- chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình; trong khuôn khổ một chuyên đề không thể đề cập hết và sâu sắc tất cả các vấn đề liên quan; chỉ phác hoạ một số nét chính, nổi bật nhất hiện nay. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công Tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn. A. Đặt vấn đề. Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng khởi xướng đã trải qua hơn một thập kỷ; thành tựu đạt được từ sự đổi mới đã mang lại màu sắc ngày càng tươi sáng cho bức tranh kinh tế xã hội của đất nước. Từ một nước đang lâm vào khủng khoảng kinh tế, chỉ sau 10 năm đổi mới không những đã thoát ra khỏi cơn khủng khoảng mà còn tạo ra được những tiền đề vững chắc cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Bài học của thành tựu này ở đâu? Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ kế hoach hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường để huy động được sức mạnh kinh tế của mọi thành viên trong xã hội thì một yếu tố rất quan trong khác là nhờ có được chính sách đầu tư đúng đắn, không những chỉ đem lại bước đột phá lớn trong phát triển kinh tế mà tạo ra hàng loạt các yếu tố cần thiết cho sự cất cánh. Vai trò này được thể hiện rất rõ thông qua hiệu qủa đem lại của mỗi công cuộc đầu tư, đã tạo ra hàng loạt hạng mục của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế tận dụng mọi tiềm năng phát triển của các địa phương, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của từng vùng lãnh thổ; Trong bôí cảnh trước mắt, con đường hội nhập vào kinh tế khu vực, kinh tế thế giới đang mở rộng cho chúng ta, do đó yêu cầu với hoạt động đầu tư ngày càng chặt chẽ đòi hỏi phát huy tối đa những thành tựu, kinh nghiệm quý báu đã đúc kết được trong thời gian qua, đồng thời phải hết sức hạn chế những tồn tại đang còn mắc phải; tồn tại lớn nhất của chúng ta là quá trình lập kế hoạch, nghiên cứu cơ hội đầu tư còn nhiều thiếu sót chưa có quy hoạch tổng thể phù hợp về trọng điểm đâù tư; quản lý, sử dụng nguồn vốn còn gây ra nhiều thất thoát lãng phí. Bởi vậy đấu thầu được áp dụng như một sự hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý tăng cường hiệu quả của hoạt động đầu tư, xây dựng. Trong đó, đấu thầu tuyển chọn tư vấn được đưa ra là nhằm giúp các nhà đầu tư chọn cho mình những cố vấn, những nhà chuyên môn có trình độ cao hỗ trợ về mặt kiến thức. Kinh nghiệm trong qua trình thực hiện dự án đầu tư, Hoạt động tư vấn đã có từ lâu ở nước ta nhưng thông qua đấu thầu để tuyển chọn ra tư vấn lại là rất mới, kết quả trong thời gian qua cho thấy, nhờ có đấu thầu mà các chủ thầu tự chọn được
- cho mình nhà tư vấn phù hợp, không những giúp ích cho hoạt động của dự án mà còn giảm đi rất nhiều những tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác tư vấn có thể được thực hiện trên 2 lĩnh vực: tư vấn cho dự án (xây dựng, báo cáo, nghiên cứu tiền khả thi, khả thi: chuẩn bị đầu tư, tổ chức đầu tư) ,Tư vấn giám sát (giám sát qua trình các nhà thầu khác thực hiện qua trình xây lắp, mua sắm trang thiết bị hàng hoá) tuỳ từng yêu cầu đặc thù của từng dự án mà chủ đầu tư cần chọn loại tư vấn nào; người ta thường coi đấu thầu như một cái "chợ "tức là người mua bán hàng hoá, điều lệ và người quản lý; "chợ" muốn mang lại lợi ích thì mọi thứ trong đó phải tốt; đấu thấu tuyển chọn tư vấn cũng vậy, nhưng do còn mới áp dụng ở Việt Nam nên không thể tránh khỏi nhiều bất cập hạn chế; muốn nâng cao hiệu quả hoạt động này, phải có những giải pháp phù hợp tác động đồng bộ tới tất cả các nhân tố; Bài viết sau xin đi vào một số điểm chung về thực trạng cũng như giải pháp cơ bản để khắc phục một số hạn chế trong đấu thầu tư vấn ở Việt Nam.
- B. Nội dung. Chương I: Lý luận chung về công tác đấu thầu tuyển chọn tư vấn. 1. Khái quát chung. 1.1. Đầu tư phát triển trong nền kinh tế quốc dân. Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai, kết quả đó có thể là, kết quả về tài chính, về cở sở vật chất, về nâng cao trình độ,bổ xung kiến thức...). Đầu tư có thể phân chia làm 3 loại căn cứ vào bản chất và phạm vi lợi ích cho đầu tư mang lại: Đó là Đầu tư tài chính, Đầu tư thương mại, Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động. Đầu tài chính (đầu tư tài sản tài chính) là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu) hoặc lãi suất tuỳ thuộc và hiệu quả kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư tài chính không tạo ra sản phẩm mới cho nền kinh tế (xét trong phạm vi quốc gia) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư nhưng đầu tư tài chính có tác dụng huy động vốn trong nền kinh tế , tăng hiệu quả sử dụng vốn và tạo ra các cân đối cho nền kinh tế . Đầu tư thương mại là đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hoá và sau đó bán với gía cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch khi mua vào và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (không tính đến ngoại thương) mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi hán lại, chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và với người đầu tư, người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do phát triển tạo ra từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển tăng thu ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động. Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nên kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh của mọi hoạt động xã hội khác là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm,
- nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội . Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng nhà cửa và các cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì, tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế, loại đầu tư này được gọi chung là đầu tư phát triển (loại hình đầu tư này chính là nền tảng cơ bản cho đầu tư thương mại và đầu tư tài chính). Ba loại hình đầu tư trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, đầu tư thương mại và đầu tư tài chính thúc đẩy đầu tư phát triển , đầu tư phát triển là cơ sở của đầu tư thương mại và tài chính .Trong một nền kinh tế quốc dân, người ta coi đầu tư phát triển là một nhân tố quan trọng nhất để phát triển kinh tế , là chìa khoá của sự tăng trưởng, vai trò đó được thể hiện cả trên giác độ vi mô và vĩ mô. Xét trên giác độ vĩ mô, đầu tư phát triển có các vai trò chính sau: Thứ nhất : đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế , theo số liệu của WB. Đầu tư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên làm tăng sản lượng tiềm năng và giảm giá. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng, kích thích sản xuất và tăng tích luỹ để phát triển kinh tế xã hội , tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống mọi thành viên trong xã hội . Thứ hai: đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế . Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế . Làm cho mỗi sự thay đỏi của đầu tư dù chỉ là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì ổn định vừa là yếu tố phá vỡ ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Thứ ba, đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế : kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy muốn giữ tốc độ tăng trưởng trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15-20% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước.
- Vốn đầu tư Vốn đầu tư ICOR = Mức tăng GDP = ICOR Mức tăng GDP Nếu ICOR không đổi mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư . ở các nước phát triển ICOR thường lớn , từ 5-7 do thừa vốn thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động , do sử dụng công nghệ hiện đại có giá trị cao. Còn ở các nước chậm phát triển , ICOR thường thấp, từ 2-3 do thiếu vốn thừa lao động, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng nhiều lao động thay thế cho vốn do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Kinh nghiệm cho thấy ICOR phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung . Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn so với trong công nghiệp. ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất . Do đó ở các nước phát triển , tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp còn đối với các nước đang phát triển Việt Nam thì đầu tư đóng vai trò như “cú huých” ban đầu tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế . Thứ tư : đầu tư có tác động to lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới cho thấy : con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư và tạo ra sự phát triển nhanh ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ . Đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp, do sự hạn chế về đất đai và khả năng sinh học , để đạt được tốc độ tăng trưởng 5-6% là rất khó khăn. Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong toàn bộ nền kinh tế Về cơ cấu lãnh thổ: đầu tư có tác dụng giải quyết những sự mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ , đưa những vùng lãnh thổ kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói ngèo , phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên , địa thế , kinh tế , xã hội , chính trị của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy sự phát triển của những vùng khác. Xét trên giác độ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ :đầu tư quyết định sự ra đời , tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất , từ quá trình xây dựng nhà xưởng , cấu trúc
- hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành công tác XDCB và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong mỗi chu kỳ của mỗi cơ sở sản xuất vừa lớn, hiện đại hoá đều được tiến hành thông qua hoạt động đầu tư . Bởi vậy hiệu quả của mỗi công cuộc đầu tư sẽ quyết định đến không chỉ sự tồn tại, phát triển của mỗi cơ sở sản xuất mà còn quyết định đến sự phát triển xã hội của mỗi ngành,vùng và cả nước. Cho nên nâng cao hiệu quả của mỗi công cuộc đầu tư , hiệu quả sử dụng nguồn vốn sẽ có ý nghĩa đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trước mắt cũng như trong lâu dài; Đấu thầu là một giải pháp quan trọng thực hiện điều đó. 1.2 Đấu thầu. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mòi thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư có dự án cần thực hiện. Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và có tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu. Nhà thầu có thể là cá nhân trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn; nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp. Là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá ; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu dự án (lựa chọn đối tác ) . Theo tính chất công việc được thực hiện trong chu trình thực hiện dự án đầu tư , đấu thầu được chia thành: đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu mua sắm hàng hoá, đấu thầu xây lắp và đấu thầu dự án. Đấu thầu mua sắm hàng hoá là một trong những loại hình đấu thầu nhằm lựa chọn các nhà thầu thực hiện việc cung cấp vật tư thiết bị cho dự án. Vật tư thiết bị của dự án gồm thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị lẻ, thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu và vật liệu. Đấu thầu xây lắp là loại đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu thực hiện các công việc xây lắp của các dự án. Đây là loại hình phổ biến nhất hiện nay. Đấu thầu dự án là loại hình đấu thầu mà dự án không cần phải chia thành các gói thầu, các dự án thực hiện theo phương thức BT, BOT, BTO. Điểm khác biệt giữa đấu thầu thực hiện dự án và các loại khác là nhà thầu trong đấu thầu thực hiện dự án thực
- hiện tất cả các hoạt động từ tư vấn đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp và vận hành chuyển giao hay nói cách khác là hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc của dự án; Quá trình đấu thầu phải tuân theo những nguyên tắc sau: - Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau: mỗi cuộc đấu thầu phải được thực hiện với sự tham gia của các nhà thầu có đủ năng lực để hình thàn một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kiện đặt ra với các đơn vị dự thầu và thông tin cung cấp cho họ ngang bằng nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử. -Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ: các nhà thầu phải được đầy đủ tài liệu dự thầu với các thông tin cần thiết rõ ràng, chi tiết và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách yêu cầu chất lượng của công trình hay hàng hoá dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện , để đảm bảo nguyên tắc này, chủ thể quản lý dự án phải nghiên cứu kỹ, tính toán, cân nhắc thấu đáo để tiên liệu rất kỹ và rất chắc chắn về mọi yếu tố cơ bản của dự án, phải cố tình tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài, tắc trách. -Nguyên tắc đánh giá công bằng: các hồ sơ đấu thầu phải được đánh giá không thiên vị theo cùng một chuẩn mực và được đánh giá bởi một hội đồng có đủ năng lực và phẩm chất. Lý do để được chọn hay bị loại đều phải được giải thích đầy đủ để tránh sự ngờ vực. -Nguyên tắc trách nhiệm phân minh: không chỉ quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia được đề cập đến và chi tiết có trong hợp đồng mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ở từng phần việc được phân định rõ ràng để không một sai sót nào mà không có người chịu trách nhiệm. Mỗi bên liên quan đều phải biết mình có gánh chịu những gì nếu có sai sót và do đó mỗi bên phải nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro. -Nguyên tắc 3 chủ thể: tức là chủ công trình, nhà thầu và kỹ sư tư vấn. Trong đó kỹ sư tư vấn hiện diện như một nhân tố bảo đảm cho hợp đồng luôn được thực hiện nghiêm túc đến từng chi tiết , mọi sự bất cập về tiến độ , kỹ thuật đước phát hiện kịp thời, những biện pháp điều chỉnh thích hợp được đứa ra đúng lúc, đồng thời kỹ sư tư vấn cũng là
- nhân tố hạn chế tối đa với những mưu toan thông đồng , thoả hiệp hoặc châm chước, gây thiệt hại cho những chủ đích thực của dự án. - Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt sự quản lý thống nhất của Nhà nước. - Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm đích đáng. Đáp ứng được các nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính đúng đắn khách quan, công bằng và hiệu quả trong đấu thầu được thực hiện. * Các hình thức và phương thức đấu thầu. -Các hình thức lựa chọn nhà thầu. * Các hình thức và phương thức đấu thầu: - Các hình thức lựa chọn nhà thầu. Thứ nhất, đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Thứ hai, đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5)có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận, hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau: - Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. - Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế. - Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. Thứ ba, chỉ định thầu: là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Thứ tư, chào hàng cạnh tranh; hình thức này áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỉ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu.
- Thứ năm, mua sắm trực tiếp. Là hình thức được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đầu thầu, nhưng phải bảo đảm không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu mà chủ đâù tư có đủ năng lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định tại khoản 3 điều 4 của quy chế đấu thầu (ban hành kèm theo nghị định 88CP) Thứ sáu, mua sắm đặc biệt: hình thức này được áp dụng với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được. Phương thức đấu thầu. Thứ nhất, đấu thầu một túi hồ sơ: là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ, phương thức này áp dụng với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp. Thứ hai, đấu thầu hai túi hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm, túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá các nhà thầu đát số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được tiếp tục mở túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Thực chất của hoạt động tư vấn là cung cấp các kiến thức cần thiết, sản phẩm của quá trình tư vấn là trí tuệ khác với sản phẩm của xây dựng là công trình xây dựng, sản phẩm của quá trình mua sắm hàng hoá là hàng hoá nên giá trị sản phẩm tư vấn có phạm vi rất rộng, bởi tầm quan trọng đặc biệt của tư vấn tới toàn bộ hoạt động đầu tư trong khi giá trị tư vấn thường chỉ chiếm khoảng 1% giá trị vốn đầu tư do đó vấn đề lựa chọn tư vấn như thế nào là rất quan trọng, trước đây chúng ta áp dụng hình thức lựa chọn hai túi hồ sơ nhưng theo cách thức là: Nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất (65%) sẽ được mời vào thương thảo về túi hồ sơ tài chính, nếu nhà thầu thứ nhất không đạt được thoả thuận với chủ đầu tư thì tiếp tục mời nhà thầu xếp hạng thứ hai về kỹ thuật. Hiện nay đã thay bằng phương pháp tổng hợp như đã trình bày, tức là mở túi hồ sơ của nhà thầu có điểm kỹ thuật 70% tổng số điểm và đánh giá bằng điểm tổng hợp ( = % điểm giá điểm giá+ % điểm kỹ thuật điểm kĩ thuật).
- Điều đó cho thấy tầm quan trọng của vấn đề kỹ thuật trong tư vấn, trong phần kỹ thuật vấn đề con người thường chiếm 50 - 60% tổng điểm. Cho nên áp dụng phương thức hai túi hồ sơ là để tăng hiệu quả của tư vấn. Trước hết cần lựa chọn nhà tư vấn có năng lực cao, có kinh nghiệm, có giải pháp tối ưu cho thực hiện đầu tư sau đó mới đến việc các chi phí phù hợp có thể chấp nhận được, trước đây ta thường dùng hình thức giá trần, giá sàn nhưng nay hình thức này đã bị bãi bỏ cũng là chỉ mục tiêu này. Thứ 3, đấu thầu hai giai đoạn; phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau: * Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 500 tỉ đồng trở lên. * Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp. * Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay. Quá trình thực hiện như sau: - Giai đoạn một: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá), để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình. - Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ xung hoàn chỉnh trên cùng một mặt hàng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu. 1.3. ý nghĩa của đấu thầu với hoạt động đầu tư phát triển trong nền kinh tế. Trong chu trình của mỗi dự án đầu tư phát triển dù của tư nhân hay của Nhà nước chủ đầu tư đều phải thực hiện rất nhiều các công việc khác nhau từ việc xây dựng, mua sắm vật tư thiết bị... Để thực hiện những công việc này chủ đầu tư có thể làm hoặc có thể thông qua tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện và tư cách pháp nhân được chuyên môn hoá thực hiện trong nền kinh tế thị trường, các dự án đặc biệt là những dự án thuộc khu vực kinh tế Nhà nước được thực hiện thông qua phương thức thứ 2. Vấn đề còn lại và quan trọng nhất của chủ đầu tư là làm thế nào để lựa chọn được các tổ chức và cá nhân có
- khả năng thực hiện tốt nhất những công việc trong chu trình của một dự án, lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế đã khẳng định đấu thầu là phương pháp có hiệu quả nhất thực hiện mục tiêu này đảm bảo sự thành công của chủ đầu tư. Đấu thầu được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường cạnh tranh giữa các nhà thầu. Thông qua đấu thầu cả chủ đầu tư và nhà thầu đều có được nhiều lợi ích. Đối với chủ đầu tư (bên mời thầu): khai thác được năng lực của nhà thầu, có ngay được đội ngũ lao động lành nghề năng lực cao, các trang thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại phù hợp để xây dựng được công trình đảm bảo chất lượng cao, thời gian hợp lý và giá cả phải chăng (có thể là giá thấp nhất); tiếp nhận được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật xây dựng các công trình phức tạp cũng như nâng cao tay nghề đội ngũ lao động trong nước thông qua hình thức thầu phụ, liên doanh liên kết. Thông qua đấu thầu (kể cả chọn tư vấn) mà hiệu quả của các hoạt động đầu tư phát triển không ngừng được nâng cao. Do các bước của chu trình dự án đều được thực hiện với chất lượng cao, từ lập dự án tiền khả thi đến vận hành các kết quả đầu tư... Đối với các nhà thầu: Thông qua đấu thầu có thể có được ngay dự án để thực hiện, tạo việc làm, tăng thu nhập và do có tính chất cạnh tranh mà nhà thầu sẽ không ngừng tìm các biện pháp cải tiêngân sách Nhà nước kỹ thuật, hiện đại hoá trang thiết bị máy móc, nâng cao tay nghề cho công nhân, nâng cao năng lực quản lý, giảm thiểu các chi phí không cần thiết để giảm giá thành nhằm thắng thầu các công trình điều đó sẽ làm cho hiệu quả các hoạt động đầu tư được đảm bảo. 2. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn. 2.1. Khái quát chung về tư vấn. Tư vấn có thể được hiểu là "mọi hình thức mang lại sự giúp đỡ về nội dung, phương pháp, quá trình hoặc cơ cấu của nhiệm vụ trong đó chuyên gia tư vấn thực sự không chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đó mà chỉ giúp đỡ những người có trách nhiệm làm việc đó mà thôi".
- Cũng có thể hiểu "tư vấn là dịch vụ cố vấn có hợp đồng và do những người có trình độ và được đào tạo đặc biệt cung cấp cho các tổ chức, những người này giúp đỡ khách quan và độc lập cho các tổ chức khách hàng để xác định các vấn đề quản lý giám sát, phân tích các vấn đề đó và kiến nghị các giải pháp giải quyết vấn đề đó đồng thời giúp đỡ thực hiện các giải pháp này khi đạt yêu cầu. Như vậy tư vấn về bản chất là dịch vụ cố vấn, cán bộ tư vấn là những cố vấn, không có thẩm quyền trực tiếp quyết định về những thay đổi và thực hiện các quyết định đó. Chức năng của cán bộ tư vấn là đảm bảo chất lượng và tính toàn vẹn của các dịch vụ mà họ thực hiện, khách hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm phát sinh trong quá trình thực hiện các quyết định, tất nhiên trên thực tế của công tác tư vấn, "cố vấn" cũng có nhiều phương án và mức độ khác nhau, không phải chỉ đưa ra những lời khuyên nhủ đúng đắn mà còn phải đúng cách đúng người và đúng thời điểm. Đó là những kỹ năng cơ bản. và là ngệ thuật của người chuyên gia tư vấn. đương nhiên là khách hàng cũng phải có đủ kỹ năng để tiếp nhận và lời khuyên của cán bộ tư vấn. Tư vấn là một dịch vụ độc lập, chuyên gia tư vấn phải có khả năng đưa ra đánh giá độc lập của mình về một tình huống. Nói thật vấn đề và kiến nghị một cách thẳng thắn và khách quan cho tổ chức khách hàng về việc cần phải làm gì và không cần để ý gì đến việc điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của chính mình. Sự vô tư đó của cán bộ tư vấn có nhiều vẻ và có thể là vấn đề hết sức phức tạp trong một số trường hợp; Tư vấn phải đảm bảo: Độc lập về tài chính, có nghĩa là tư vấn không có lợi ích gì trong hoạt động của khách hàng, lòng mong muốn có được nhiều hợp đồng dịch vụ tư vấn hơn với cùng một khách hàng trong tương lai không ảnh hưởng gì đến tính khách quan của những lời khuyên nhủ trong vụ việc tư vấn ngày nay. Độc lập về hành chính. Có nghĩa là chuyên gia tư vấn không phải là cấp dưới của khách hàng và không bị ảnh hưởng bởi những quyết định hành chính của khách hàng. Độc lập về chính trị, có nghĩa là cán bộ quản lý cũng như nhân viên của tổ chức khách hàng không thể sử dụng quyền lực và các mối liên hệ về chính trị, đàm phán và những ảnh hưởng tương tự để gây ảnh hưởng không chính thức tới cán bộ tư vấn.
- Độc lập về cảm xúc, có nghĩa là cán bộ tư vấn luôn duy trì được sự vô tư của mình không tính đến các mối quan hệ bạn bè và các mối quan hệ họ hàng khác mà chúng có thể tồn tại ngay từ đầu hoặc phát triển lên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tư vấn. Tư vấn có thể được mời đến khi một tổ chức thiếu những người có khả năng giải quyết các vấn đề, với cơ hội như nhau để thành công , thông thường là cần những phương pháp và kỹ thuật đặc biệt mà càn bộ tư vấn là chuyên gia; trong các trường hợp khác vấn đề được đưa ra có thể rất tổng quát nếu tổ chức đã không đạt được mục đích cơ bản của mình và kỹ năng đó có thể liên quan đến: chuẩn đoán, chiến lược, kế hoạch, phối hợp, hệ thống thông tin và nhiều vấn đề tổng quát tương tự khác hoặc cán bộ quản lý có thể thấy thực hiện cải tiến là cần thiết những tổ chức của họ lại thiếu những người có kỹ năng lập ra kế hoạch, tạo dựng và thực hiện có hiệu quả quá trình thay đổi không ít khó khăn mà người cán bộ tư vấn có thể cung cấp những kỹ năng đó làm cho khách hàng nhận biết được những mối liên hệ tổ chức, các quá trình ra giúp khách hàng xây dựng và thay đổi chiến lược xây dựng và theo đuổi chiến lược phù hợp cho sự thay đổi. Sự giúp đỡ của tư vấn đối với khách hàng là một quá trình, quá trình tư vấn chính là hoạt động liên hiệp của khách hàng và của cán bộ tư vấn nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể đã thoả thuận, thông thường quá trình này gồm 5 giai đoạn: nhập cuộc, chuẩn đoán, lập kế hoạch hành động, thực hiện và kết thúc: - Nhứng tiếp xúc đầu tiên với khách hàng - Chuẩn đoán sơ bộ vấn đề Nhập - Lập kế hoạch vụ việc tư vấn cuộc - Kiến nghị vụ việc tư vấn với khách hàng - Hợp đồng tư vấn - Tìm hiểu sự việc - Phấn đấu và tổng hợp sự việc Chuẩn khảo sát chi tiết các vấn đề. đoán - Xây dựng các giải pháp - Đánh giá các giải pháp có Lập kế hoạch hành thể thay thế nhau động - Kiến nghị với khách hàng - Lập kế hoạch thực hiện - Trợ giúp việc thực hiện - Kiến nghị điều chỉnh Thực - Đào tạo hiện
- Như vậy quá trình tư vấn chính là quá trình giải quyết vấn đề bởi bản chất tư vấn là hình thức giải quyết vấn đề, sự khác biết giữa tư vấn và các hình thức giải quyết vấn đề khác nhau biểu hiện ở sự tham gia của chuyên gia tư vấn. Tư vấn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, cơ bản là: Các công ty tư vấn, công ty dịch vụ kỹ thuật, quản lý xây dựng, công ty tư vấn quản lý, công ty dịch vụ mua sắm, công ty giám định, công ty kiểm tóan, các cơ quan liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các ngân hàng, trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ, cá nhân....Các loại hình tư vấn này hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, với đội ngũ cán bộ, chuyên gia có năng lực cao, chuyên môn sâu, kỹ năng thành thạo, các công ty, đơn vị tư vấn đã giúp cho các hoạt động kinh tế xã hội ngày càng trở nên có hiệu quả hơn. 2.2. Tính cấp thiết của tư vấn đầu tư tại Việt Nam. Từ sau khi có luật đầu tư nước ngoài, các luật khuyến khích đầu tư, dòng vốn đâù tư từ ngoài vào nước ta ngày càng gia tăng, tính đến 31/12/1996 Nhà nước đã cấp giấy phép cho 1864 dự án với số vốn đăng ký là 28, 924 tỷ USD nếu trừ đi 18 dự án đã hết hạn hoạt động với số vốn là 0,253 tỷ USD, 178 dự án bị giải thể với tổng số vốn là 1,673 tỷ USD, số dự án hiện còn hiệu lực là 1568 dự án với số vốn đăng ký là 26,997 tỷ USD tính bình quân trong 5 năm (1988 - 1996) số dự án tăng bình quân 50% năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội bức xúc của nước ta như huy động các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ quá trình
- công nghiệp hoá đất nước, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ tạo thêm việc làm, học tập nâng cao trình độ quản lý tăng thêm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thay thế hàng nhập khẩu và hướng ra xuất khẩu, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách; Bên cạnh những tác động tích cực đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, trong đó nổi lên một số vấn đề sau: Thứ nhất: Lựa chọn sai đối tác và lĩnh vực đầu tư, phần lớn các dự án rút giấy phép có nguyên nhân từ đây. Thứ hai: Những thủ tục hành chính phức tạp và phiền hà trong qúa trình xin giấy phép đầu tư và triển khai dự án đầu tư làm nhiều nhà đầu tư nản lòng và nhiều trường hợp làm lỡ cơ hội kinh doanh. Thứ ba: Đánh giá sai lệch trình độ và giá cả thiết bị đầu tư nước ngoài góp vào liên doanh, sự sai lệch này dẫn đến nhiều thua thiệt của phía Việt Nam trong hợp tác liên doanh với nước ngoài. Thứ tư: Hoạt động của một số dự án không đạt được hiệu quả như dự kiến do những khiếm khuyết trong quản lý điều hành và sự không ổn định của môi trường kinh doanh. Thật ra trong điều kiện chúng ta còn chưa có kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhà đầu tư cũng chưa thật hiểu rõ và thích ứng với điều kiện đầu tư tại Việt Nam những khiếm khuyết đó là khó tránh khỏi. Song nếu các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú trọng hơn đến việc lựa chọn và sử dụng các dich vụ tư vấn đầu tư thì có thể tránh được những khó khăn hoặc giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình đầu tư. Kinh nghiệm thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy rõ vai trò của tư vấn bởi việc bảo đảm sự an toàn và hiệu quả của quá trình đầu tư có một nghịch lý là những nhà kinh doanh có kinh nghiệm, các tổ chức kinh doanh có quy mô lớn, c ơ cấu kinh doanh phức tạp lại coi trọng việc lựa chọn và sử dụng dịch vụ tư vấn hơn các nhà kinh doanh ít kinh nghiệm và các tổ chức kinh doanh nhỏ. ở những nước phát triển người ta coi tư vấn là một loại dịch vụ thiết yếu, nhà tư vấn là người bạn đồng hành với các nhà kinh doanh, đáng tiếc là ở Việt Nam dịch vụ tư vấn chưa được đặt đúng vị trí của nó, đôi
- khi các nhà kinh doanh, các chủ đầu tư quá tin vào kinh nghiệm và năng lực của mình để rồi chuốc lấy những thất bại to lớn. Mặt khác, đối với các công cuộc đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách Nhà nước vẫn tồn tại một thực trạng cơ bản là: chưa có quy hoạch tổng thể chi tiết cho các lĩnh vực dẫn đến đầu tư dàn trải, không trọng điểm, ít hiệu quả. Trong qua trình đầu tư nhiều dự án bị bỏ dở vì thiếu vốn vì không nghiên cứu kỹ về các yếu tố thay đổi khi lập báo cáo khả thi, một số dự án kéo dài quá lâu khâu đầu tư ban đầu, không đi vào vận hành kịp thời để lõ mất cơ hội đầu tư; chất lượng xây dựng, tuổi thọ củ nhiều công trình không đảm bảo yêu cầu của thiết kế kỹ thuật một phần do thiếu sự kiểm tra, giám sát điều hành chặt chẽ có khoa học, một phần do các đơn vị thiếu năng lực thi công; Nguồn vốn đầu tư bị thất thoát nhiều từ khâu cấp phát đến khâu sử dụng làm một số công trình có quyết toán cao hơn nhiều so với giá trị thực tế... Trước thực trạng đó, để tăng hiệu quả các hoạt động đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, vốn ODA; Việc sử dụng tư vấn đầu tư từ khâu khảo sát lập quy hoạch, lập dự án tiền khả thi, khả thi đến thực hiện đầu tư, quản lý nguồn vốn...là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình đầu tư. Cho nên hiệu quả của sự lựa chọn tư vấn gắn chặt với hiệu quả của từng dự án đầu tư. Với một tư vấn có đủ trình độ năng lực sẽ hỗ trợ đắc lực cho chủ dự án từ việc nghiên cứu cơ hội đầu tư đến vận hành có hiệu quả các kết quả của công cuộc đầu tư và ngược lại tư vấn không đảm bảo yêu cầu sẽ hạn chế thậm chi triệt tiêu cả công cuộc đầu tư; vì vậy phát triển lực lượng tư vẫn cũng như việc lựa chọn tư vấn phù hợp có vai trò đặc biệt quan trọng với các hoạt động đầu tư. Để đáp ứng yêu cầu đó trong tình hình hiện nay song song với việc tạo hành lang cho tư vấn đầu tư, phát triển lực lượng tư vấn thì phải thay đổi nhận thức, suy nghĩ về vai trò của tư vấn có như vậy tư vấn đầu tư mới có đất để hoạt động đáp ứng đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế. 2.3 Đấu thầu tuyển chọn tư vấn tại Việt Nam. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn là một trong những chuẩn bị và thực hiện đầu tư nhằm lựa chọn nhà thầu thực hiện các công việc tư vấn chuẩn bị dự án, tư vấn thực hiện dự án và các tư vấn khác (quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo chuyển giao công nghệ...).
- Sở dĩ có sự phân loại như vậy là vì nếu theo phương thức tự làm tức là chủ đầu tư, đơn vị có nhu cầu xây dựng thực hiện quá trình xây dựng thì chủ đầu tư không đủ năng lực về đội ngũ liên doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật nên chủ đầu tư chỉ có thể đảm nhận được những công trình hoặc hạng mục công trình nhỏ, đơn giản; chủ đầu tư cần có sự hỗ trợ của tư vấn đặc biệt là đối với các công trình không thuộc chuyên môn của mình. Để đạt được mục tiêu của mình nhà đầu tư có thể thông qua chuyên gia tư vấn độc lập hoặc một tổ hợp các nhà tư vấn môĩ người trong đó có khả năng thoả mãn tối ưu từng mặt trong những yêu cầu đã nêu: Đầu tư là một quá trình cấu thành từ nhiều công đoạn khác nhau nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ tư vấn trong tất cả các công đoạn hoặc một số công đoạn họ cho là cần thiết; dịch vụ tư vấn trong các công đoạn bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Trong công đoạn hình thành dự án đầu tư nhà đầu tư cần những dịch vụ tư vấn liên quan đến những nội dung về . * Có cơ hội đầu tư trong đó đặc biệt là môi trường đâù tư. * Lĩnh vực đầu tư, khả năng và điều kiện đạt tới mục tiêu đầu tư trong lĩnh vực đó. * Những vấn đề liên quan đến đối tác như mục tiêu và thiện chí hợp tác, năng lực công nghệ, tài chính, sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh. * Lập hoặc thẩm định các dự án tiền khả thi, dự án khả thi. Trong công đoạn xin giấy phép đầu tư, ở nước ta, chỉ đang trong quá trình cải tiến từ “nhiều cửa” “nhiều dấu” sang “một cửa, một dấu” để rút ngắn thời gian xin giấy phép đầu tư, các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất cần những dịch vụ tư vấn sau đây: * Lập các hồ sơ xin giấy phép đầu tư, từ quá trình phương án kinh doanh, điều lệ hợp tác liên doanh đến các hồ sơ bổ túc kém theo: * Trực tiếp giao dịch với các cơ quan hữu quan trong quá trình thẩm định hồ sơ dự án đầu tư. * Thực hiện các công việc hành chính sau khi nhận giấy phép đầu tư, như đăng ký kinh doanh tại toà án kinh tế, đăng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự ra đời và hoạt động của các pháp nhân kinh tế mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản”
85 p | 768 | 343
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
67 p | 700 | 306
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 403 | 185
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 420 | 159
-
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
94 p | 419 | 153
-
Luận văn: " Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
61 p | 332 | 147
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế
144 p | 307 | 111
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
29 p | 268 | 102
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới của địa phương và của đất nước
71 p | 532 | 81
-
Luận văn: " Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội "
72 p | 244 | 79
-
Luận văn: "Một số giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ xi măng đối với Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng giai đoạn 2001 - 2005"
47 p | 216 | 61
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán và nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 249 | 58
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 200 | 48
-
Luận văn "Một số giải pháp nhằm xúc tiến hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua biên giới tỉnh Điện Biên của sở Thương mại - Du lịch Điện Biên"
61 p | 123 | 29
-
Luận văn: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn hiện nay"
65 p | 139 | 29
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG GIÁO VỤ TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẦN ĐỒNG.
75 p | 171 | 22
-
Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI TỈNH ĐIỆN BIÊN CỦA SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH ĐIỆN BIÊN "
52 p | 152 | 21
-
Luận văn: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiờn Tõn
52 p | 158 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn