Luận văn: Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 31
download
Trong lịch sử phát triển của các nƣớc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn có vai trò, tác dụng rất lớn và ngày càng đƣợc coi trọng. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thành lập và gia tăng với tốc độ khá nhanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- ®¹i häc th¸i nguyªn tr-êng ®¹i häc kinh tÕ vµ qu¶n trÞ kinh doanh ------------------------------------------------- DƢƠNG THU PHƢƠNG Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên LuËn v¨n Th¹c sÜ kinh tÕ (Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp) Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------------------- DƢƠNG THU PHƢƠNG Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10 Luận văn Thạc sĩ kinh tế (Kinh tế nông nghiệp) Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS: Đỗ Quang Quý Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS ĐỖ QUANG QUÝ, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chƣa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 1 tháng 10 năm 2009 Tác giả DƢƠNG THU PHƢƠNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế trƣờng Đại học KT & QTKD – ĐH Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Các cán bộ Sở thống kê tỉnh Thái Nguyên cũng nhƣ các cán bộ trong phòng ĐKKD Sở kế hoạch và các doanh nghiệp nơi tôi liên hệ xin số liệu đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi và các đồng nghiệp thu thập số liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất của mình tới thầy giáo TS. Đỗ Quang Quý đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã ủng hộ động viên tôi để hoàn thành khóa học này đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 1 tháng 10 năm 2009 HỌC VIÊN DƢƠNG THU PHƢƠNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC BẢNG BIỂU BẢNG TÊN BẢNG TRANG Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu 2.1 42 năm 2008 của Thái Nguyên Phân bổ các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2008 2.2 51 Tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu các 2.3 53 ngành nghề của tỉnh Đặc điểm chung của các doanh nghiệp 2.4 54 Vốn đầu tư và doanh thu của các doanh nghiệp 2.5 56 Trình độ lao động quản lý của các doanh nghiệp 2.6 58 Độ tuổi và trình độ chuyên môn của lao động trong các 2.7 59 doanh nghiệp Trình độ lao động phân theo lĩnh vực hoạt động của các 2.8 61 doanh nghiệp Nông lâm nghiệp Áp dụng CNTT trong hoạt động sxkd của các doanh nghiệp 2.9 62 Khó khăn khi áp dụng CNTT vào SXKD 2.10 63 Cơ cấu tổ chức quản lý của các doanh nghiệp 2.11 64 Giá trị sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp 2.12 67 Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp 2.13 68 Kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp 2.14 70 Các chỉ tiêu phân tích tài chính của các doanh nghiệp 2.15 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa Doanh nghiệp 1 DN Nhỏ và vừa 2 NVV Tài sản 3 TS Chủ sở hữu 4 CSH Sản xuất kinh doanh 5 SXKD Nông lâ m nghiệp 6 NLN Nông lâm sản 7 NLS Thƣơng mại dịch vụ 8 TMDV TSCĐ Tài sản cố định 9 Công nghệ thông tin 10 CNTT CT HĐQT Chủ tịch hội đồng quản trị 11 GĐ Giá m đốc 12 P.GĐ Phó giám đốc 13 Tr.đồng Triệu đồng 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Mục lục LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ......................................................... 9 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 10 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 10 4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn hoặc đóng góp mới của đề tài .................... 11 5. Bố cục luận văn ............................................................................................... 11 CHƢƠNG 1 .......................................................................................................... 12 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 12 1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................ 12 1.1.1. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ....... 12 1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa......... 13 1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................. 13 1.1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ............................................................................................................ 15 1.1.2.3. Yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ................... 16 1.1.2.4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................... 16 1.1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước ............... 17 1.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ................................. 19 1.1.4.1. Đặc trƣng cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................. 19 1.1.4.2. Xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................ 22 1.1.4.3. Quan hệ với doanh nghiệp lớn ........................................................... 23 1.1.4.4. Ƣu thế phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................... 24 1.1.4.5. Những tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................... 25 1.1.5. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình phát triển kinh tế...... 27 1.1.5.1. Vai trò kinh tế ................................................................................... 27 1.1.5.2. Vai trò xã hội .................................................................................... 28 1.1.6. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ................................................................................................................... 31 1.1.7. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp................................................................................................................... 33 1.1.7.1. Vai trò kinh tế ................................................................................... 33 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 37 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra .................................................................................... 37 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................... 37 CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 41 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................... 41 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên .................................................. 41 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 41 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................ 45 2.2. Một số nét cơ bản về tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Na m trong thời gian qua ....... 52 2.2.1. Tác động của hội nhập ............................................................................. 53 2.2.2. Khả năng mở rộng thị trường .................................................................. 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 2.3. Một số nét cơ bản về hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .............................. 55 2.3.1. Sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 55 2.3.2. Một số kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ................................................................................... 58 2.3.3. Số lượng và cơ cấu ngành nghề ................................................................ 59 2.4. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại các doanh nghiệp điều tra ......... 63 2.4.1. Quy mô doanh nghiệp ............................................................................... 63 2.4.2. Công nghệ và áp dụng công nghệ trong sản xuất ...................................... 71 2.4.3. Tổ chức quản lý ........................................................................................ 72 2.4.4. Tiêu thụ sản phẩm .................................................................................... 75 2.4.5. Thu nhập của người lao động ................................................................... 77 2.4.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .................................................... 78 2.5. Kết luận rút ra thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên ................................... 81 2.5.1. Tiềm lực ................................................................................................... 81 2.5.2. Hiệu quả ................................................................................................... 83 CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 87 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................................................. 87 3.1. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ......................................................................................................... 87 3.1.1. Quan điểm phát triển ................................................................................ 87 3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển ............................................................. 89 3.1.3. Các chỉ tiêu dự kiến .................................................................................. 93 3.2. Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới .............................. 95 3.2.1. Đơn giản hoá các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của doanh nghiệp ...................... 95 3.2.2. Tạo điều kiện tiếp cận chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp ................................................................................................................... 96 3.2.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao ....... 97 3.2.4. Các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ............................................................................................................................. 99 3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp .......................................................... 101 3.2.6. Giải pháp đẩy mạnh công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất ............................................................................. 102 3.2.7. Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp ............................. 103 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong lịch sử phát triển của các nƣớc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn có vai trò, tác dụng rất lớn và ngày càng đƣợc coi trọng. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thành lập và gia tăng với tốc độ khá nhanh. Các doanh nghiệp này đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm năng động một nền kinh tế nhiều thành phần, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, cùng với xu thế chung của tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đang đứng trƣớc rất nhiều những khó khăn thách thức, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tìm ra những hƣớng đi đúng đắn để có thể vững vàng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Điều này đòi hỏi cần phải có cả sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc với những chính sách ƣu đãi và chiến lƣợc thích hợp. Thái Nguyên, một tỉnh miền núi trung du phía Bắc, đang có những bƣớc chuyển mình trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội. Những năm gần đây, số lƣợng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa này là một trong những nhấn tố đảm bảo sự ổn định và bền vững của nền kinh tế, tạo việc làm cho ngƣời lao động, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, tay nghề và những nguồn lực còn tiềm ẩn trong dân cƣ, phát triển các ngành nghề truyền thốn g, đảm bảo những công bằng lớn về kinh tế – xã hội, môi trƣờng. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa này là các hộ gia đình, còn quá nhỏ bé và yếu ớt để có thể cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp này còn thấp, tốc độ đổi mới công nghệ chậm, khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ do tiềm lực tài chính nhỏ, trong nhiều trƣờng hợp còn phụ thuộc vào hƣớng phát triển của các doanh nghiệp lớn. Muốn vậy, bên cạnh những chiến lƣợc và hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nhà nƣớc, tỉnh Thái Nguyên cũng cần có những giải pháp thiết thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- để tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển. Với ý nghĩa lý luận và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của t ỉnh Thái Nguyên nói chung và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh nói riêng, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nh ỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu đánh giá thực trạng và tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm đƣa ra một số kiến nghị để các doanh nghiệp nhỏ và vừa này hoạt động có hiệu quả hơn nữa, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời lao động trên địa bàn Tỉnh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đánh giá hiệu quả và tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp này trong những năm tới. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và vai trò, hiệu quả của các doanh nghiệp này đối với phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- - Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tạ i một số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian gầ n đây, chủ yếu là giai đoạn 2006-2008, các số liệu điều tra trong năm 2008. 4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn hoặc đóng góp mới của đề tài Đề tài tổng kết các kinh nghiệm về phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh giá thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2008, trên cơ sở chiến lƣợc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nƣớc cùng với hệ thống các chính sách ƣu đãi đặc biệ t nhằm đƣa ra một số kiến nghị để phát huy hết thế mạnh và đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của cả nƣớc nói chung. 5. Bố cục luận văn Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Phần kết luận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Theo Luật Công ty nƣớc ta xác định: “Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh đƣợc thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Theo Luật Doanh nghiệp mới 2006, thì “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng rất phong phú và đa dạng, đƣợc phân loại theo từng tiêu thức khác nhau: Thứ nhất: Dựa vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản của doanh nghiệp - Doanh nghiệp nhà nƣớc: là doanh nghiệp do Nhà nƣớc thành lập, đầu tƣ vốn và quản lý với tƣ cách là chủ sở hữu. - Doanh nghiệp tƣ nhân: là doanh nghiệp do cá nhân đầu tƣ vốn và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp: là doanh nghiệp đan xen của các hình thức sở hữu khác nhau trong cùng một doanh nghiệp nhƣ các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cổ phần. Thứ hai: Dựa vào mục đích kinh doanh - Doanh nghiệp hoạt động vì mục đích thu lợi nhuận: là một tổ chức kinh doanh đƣợc Nhà nƣớc thành lập hoặc thừa nhận, hoạt động theo cơ chế thị trƣờng và vì mục tiêu lợi nhuận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- - Doanh nghiệp hoạt động công ích: là tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động về sản xuất, lƣu thông hay cung cấp các dịch vụ công cộng, trực tiếp thực hiện các chính sách xã hội của nhà nƣớc hoặc thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Những doanh nghiệp này không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là vì hiệu quả kinh tế xã hội. Thứ ba: Dựa vào lĩnh vực kinh doanh - Doanh nghiệp tài chính: là các tổ chức tài chính trung gian nhƣ các ngân hàng thƣơng mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán,… là những doanh nghiệp có khả năng cung ứng cho nền kinh tế các dịch vụ về tài chính tiền tệ, tín dụng, bảo hiểm… - Doanh nghiệp phi tài chính: là các tổ chức kinh tế lấy sản xuất kinh doanh sản phẩm làm hoạt động chính, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề nhƣ: doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, doanh nghiệp xây dựng cơ bản, doanh nghiệp dịch vụ… Thứ tư: Dựa vào quy mô kinh doanh - Doanh nghiệp lớn - Doanh nghiệp vừa - Doanh nghiệp nhỏ. 1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của nhóm ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 10 đến 50 ngƣời, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nƣớc, ngƣời ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của nƣớc mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Cho đến nay, nƣớc ta vẫn chƣa có đƣợc một khái niệm thống nhất và hoàn chỉnh về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các khái niệm đƣợc sử dụng trên thực tế hiện nay chỉ là khái niệm của các ngành, địa phƣơng, tổ chức tự đƣa ra nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình. Trong số các khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay ở nƣớc ta thì khái niệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đƣợc áp dụng rộng rãi nhất. Khái niệm này phát biểu nhƣ sau: "Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là các chủ th ể sản xuất kinh doanh được thành lập theo các qui định của pháp luật có qui mô về vốn hoặc số lao động phù hợp với qui định của Chính phủ" Theo khái niệm này thì doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam không phân biệt thành phần kinh tế, bao gồm: - Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa thành lập và đăng ký theo Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc. - Các hợp tác xã có qui mô nhỏ và vừa đƣợc thành lập và đăng ký hoạt động theo luật hợp tác xã. - Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa đƣợc thành lập và đăng ký theo Luật doanh nghiệp. - Cá nhân, nhóm sản xuất kinh doanh đƣợc thành lập và hoạt động theo Nghị định số 66- HĐBT (nay là Chính phủ). Theo nghị định 90 của Thủ tƣớng chính phủ ra ngày 23 tháng 11 năm 2001 thì định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ sau: "Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngườ i”. (không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là doanh nghiệp nhỏ, và đâu là doanh nghiệp vừa). Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc đổi tên thành doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 1.1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Trước hết đây là một loại do anh nghiệp thông thường, với quy mô hoạt động theo tiêu chí của một doanh nghiệp nhỏ và vừa thông thường. Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với các hoạt động khai thác vận chuyển , chế biến các loại nông sản, xây dựng cơ bản và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và các sản phẩm khác bằng việc trồng trọt cây trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Công việc nông nghiệp đƣợc thực hiện bởi những ngƣời nông dân. Các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phƣơng pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nƣớc, đặc biệt là trong các thế kỷ trƣớc đây khi công nghiệp chƣa phát triển. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nô ng nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng: Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi ngƣời nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nôn g nghiệp thuần nông. Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt s âu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thƣơng mại, làm hàng hóa bá n ra trên thị trƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm đƣợc chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... 1.1.2.3. Yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa mang tính tƣơng đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định, trình độ phát triển của từng năm. Thông thƣờng các nƣớc có trình độ phát triển thì giới hạn qu y định chỉ tiêu quy mô lớn hơn so với các nƣớc có trình độ phát triển chậm. Sự thay đổi quy định của một quốc gia thể hiện khả năng thích ứng nhanh của cơ chế chính sách quản lý của nhà nƣớc đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa dƣới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội và môi trƣờng bên ngoài. 1.1.2.4. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Không có tiêu thức thống nhất để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa cho tất cả các nƣớc vì điều kiện kinh tế – xã hội mỗi nƣớc khác nhau, và ngay trong một nƣớc, sự phân loại cũng khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, từng ngành nghề hay từng vùng lãnh thổ. Việc đƣa ra một khái niệm c huẩn xác về doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa rất quan trọng và lớn lao để xác định đúng đối tƣợng cần hỗ trợ. Nế u vì phạm vi đối tƣợng đƣợc hỗ trợ quá rộng sẽ không đủ sức bao quát và tác dụng hỗ trợ sẽ giảm đáng kể. Vì hỗ trợ tất cả có nghĩa là không hỗ trợ ai. Còn nếu phạm vi đối tƣợng đƣợc hỗ trợ quá hẹp sẽ không có ý nghĩa và ít có tác dụng trong nền kinh tế và do đó không thể kịp thời hỗ trợ cần thiết các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì thế hầu hết các nƣớc đều rất chú trọng nghiên cứu tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên không có tiêu thức thống nhất để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa cho tất cả các nƣớc. Có hai tiêu chí phổ biến để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, đó là tiêu chí định tính và tiêu chí định lƣợng. Nhóm tiêu chí định tính : Dựa trên những đặc trƣng cơ bản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ: chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- mức độ phức tạp của quản lý thấp, các tiêu chí này có ƣu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhƣng thƣờng khó xác định trên thực tế. Do đó nó thƣờng chỉ làm cơ sở để tham khảo kiểm chứng mà ít đƣợc sử dụng trong thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng : sử dụng các tiêu chí nhƣ số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận, trong đó: Số lao động là lao động trung bình trong danh sách, lao động thƣờng xuyên và lao động thực tế. Tài sản hoặc vốn dùng chỉ tiêu tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản hay vốn cố định, giá trị tài sản còn lại. Doanh thu dùng chỉ tiêu là doanh thu/năm, Tổng giá trị gia tăng/năm, hiện nay có xu hƣớng sử dụng chỉ số này. Ở nhiều nƣớc trên thế giới tiêu chí định lƣợng để xác định quy mô doanh nghiệp rất đa dạng. Ở các nƣớc APEC tiêu chí đƣợc sử dụng phổ biến nhất là số lao động. Một số tiêu chí khác thì tuỳ thuộc vào điều kiện từng nƣớc nhƣ: Vố n đầu tƣ, tổng giá trị tài sản doanh thu và tỷ lệ góp vốn. Số lƣợng tiêu chí dùng để phân loại có từ một đến hai và cao nhất là 3 tiêu chí phân loại. 1.1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước Trên thế giới việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng nhƣ các tiêu chí phân loại phụ thuộc vào nhiều yếu tố phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện và mục đích phân loại của mỗi nƣớc và nhiều điểm khác nhau, tuy vậy vẫn có một số điểm chung giống nhau. Chẳng hạn việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nƣớc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển để thực hiện các mục đích nhƣ huy động mọi tiềm năng vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của xã hội góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của mỗi nƣớc, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thêm việc làm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đa dạng hoá và tăng thu nhập trong dân cƣ, giảm bớt dòng ngƣời đổ ra thà nh phố, tăng sự năng động hiệu quả của nền kinh tế giảm đến mức tối đa rủi ro trong kinh doanh, số lƣợng và chủng loại hàng hoá, hình thức cấu trúc nhiều tầng, thiết lập quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng có thể tham khảo cách phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nƣớc trên thế giới và trong khu vực nhƣ sau: Đài Loan: Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt đầu đƣợc hình thành và sử dụng từ năm 1967. Ngay từ đầu doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đài Loan đã đƣợc phân biệt theo hai nhóm ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thƣơng mại vận tải và dịch vụ khác. Từ năm 1977 họ lại thêm nhóm ngành thứ ba là ngành khai khoáng. Ngƣời ta dùng tiêu chí vốn góp và lao động trong thƣơng mại và dịch vụ một số khác dùng tiêu chí doanh thu và lao động. Trong thời gian hơn 30 năm qua tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đài Loan đã đƣợc thay đổi sáu lần. Sự thay đổi trong khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hƣớng tăng dần trị số giữa các tiêu chí (trong sản xuất số vốn góp từ 5 triệu lên 40 triệu đô la Đài Loan, tổng giá trị tài sản từ 20 triệu lên 120 triệu, doanh thu từ 5 triệu lên 40 triệu) và phân ngành hẹp hơn nhƣng bao quát hơn nhiều lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Hiện nay ở Đài Loan doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp: - Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Có vốn góp dƣới 40 triệu đô la Đài Loan (1,4 triệu USD), và số lao động thƣờng xuyên là dƣới 300 ngƣời. - Trong khai khoáng: Có vốn góp dƣới 40 triệu Đô la Đài Loa n, số lao động thƣờng xuyên dƣới 500 ngƣời. - Trong thƣơng mại, vận tải và dịch vụ khác: Có tổng doanh thu hàng năm dƣới 40 triệu đô la Đài Loan, lao động khoảng 50 ngƣời. Nhật Bản: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc phân loại theo khu vực Khu vực sản xuất: Doanh nghiệp có dƣới 300 lao động và 1 triệu USD vốn đầu tƣ. Khu vực thƣơng mại và dịch vụ: Doanh nghiệp có dƣới 100 lao động đối với doanh nghiệp buôn bán hay 50 lao động (Đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ) Vốn đầu tƣ dƣới 300.000USD (Đối với doanh nghiệp buôn bán) và 100.000 USD đối với doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Liên Minh Châu Âu: doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có dƣới 250 lao động, doanh số không quá 40.000EUR, hoặc tổng số vốn hàng năm không quá 27 triệu EUR có cổ phần không quá 25% ở một xí nghiệp lớn. Ngoài ra có nhiều cách phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nƣớc khác song ở đây tôi chỉ đƣa ra một vài ví dụ về các cách phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nƣớc trên thế giới và khu vực. 1.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, song phần lớn trong số đó còn manh mún và đang gặp khó khăn. Trong hai năm gần đây số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lên khá nhiều nhƣng cũng mất đi khá lớn do sức ép của nền kinh tế và do cơ chế thị trƣờng cũng nhƣ nền kinh tế thế giới nói chung. [2] 1.1.4.1. Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa + Về tình hình sản xuất kinh doanh Do việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa tƣơng đối dễ dàng cho nên trong trong những năm gần đây đã ra đời rất nhiều các loại hình doanh nghiệp này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những ƣu thế về việc kinh doanh không đòi hỏi quá nhiều vốn, lại thu hút đƣợc lƣợng lao động rất lớn. Hơn nữa các doanh nghiệp này kinh doanh chủ yếu những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống cho nên không đòi hỏi phải đầu tƣ công nghệ kỹ thuật máy móc nhiều mà thay vào đó là sử dụng lƣợng lao động với giá rẻ càng làm cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp này tƣơng đối dễ dàng và thông thoáng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nhạy cảm với những thay đổi trong kinh doanh nhanh chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh mỗ i khi có thể. Một yếu tố nữa là do bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp này tƣơng đối gọn nhẹ cho nên mỗi khi ra các quyết định kinh doanh thƣờng rất nhanh. Tuy nhiên cũng do thiếu vốn cho nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thƣờng bị mất đi các cơ hội kinh doanh do thiếu vốn, các doanh nghiệp nghĩ tới việc vay ngân hàng nhƣng đợi cho tới khi ngân hàng cho vay vốn thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- các cơ hội kinh doanh cũng đã qua đi. Trình độ lao động thấp phƣơng tiện kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý chất lƣợng sản phẩm kinh doanh thấ p cũng là những yếu tố làm cho sản phẩm của các doanh nghiệp này thƣờng bị coi là kém chất lƣợng và làm ảnh hƣởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Về vốn Trong hoàn cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, để phục vụ mụ c tiêu kiềm chế lạm phát, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Và khi gặp khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng thì việc chạy vạy vay mƣợn từ nhiều nguồn khác là tất yếu. Chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt khiến cho lƣợng vốn cấp ra ít đi và lãi suất cao lên. Năm 2007, tăng trƣởng tín dụng 56%, nay giảm xuống 30%, lãi suất tăng từ 11% lên 20%. Nhƣ vậy, doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn là chuyện đƣơng nhiên. Với điều kiện này, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp đã khó nhƣng khả năng sử dụng vốn cũng rất khó do lãi suất quá cao.[3] Khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. N goài nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các công ty không kiểm soát đƣợc chi phí, mất thị trƣờng và không đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% còn lại là các công ty chịu ít ảnh hƣở ng và vẫn trụ vững do trƣớc nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và đƣợc các nhà quản lý có kinh nghiệm dẫn dắt. [1] + Về thị trƣờng Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, yếu tố thị trƣờng còn chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ đúng mức. Kể từ khi ra nhập tổ c hức thƣơng mại thế giới WTO, thị trƣờng Việt Nam sẽ ngày càng cởi mở hơn trong quá trình hội nhập, hàng hoá nƣớc ngoài sẽ nhiều hơn, doanh nghiệp nƣớc ngoài có tiềm lực mạnh sẽ vào phân phối... , các doanh nghiệp trong nƣớc phải đứng trƣớc một thách thức hết sức to lớn đó là sự cạnh tranh gay gắt. Thế nhƣng một mặt các doanh nghiệp nhỏ và vừa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp- xe máy Đống Đa - Hà Nội
78 p | 2265 | 1290
-
Luận văn: “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản”
85 p | 767 | 343
-
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân hàng TMCP Phương Nam
72 p | 848 | 342
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
67 p | 691 | 306
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 401 | 185
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 410 | 159
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
35 p | 368 | 136
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế
144 p | 304 | 111
-
Luận văn: “Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội”
68 p | 320 | 92
-
Luận văn - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTHH ở Công ty Thương Mại Gia Lâm Hà Nội
46 p | 213 | 82
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới của địa phương và của đất nước
71 p | 527 | 81
-
Luận văn: " Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội "
72 p | 240 | 79
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán và nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 248 | 58
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 198 | 48
-
Luận văn: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia hơi tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
72 p | 175 | 26
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG GIÁO VỤ TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẦN ĐỒNG.
75 p | 170 | 22
-
Luận văn: Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
42 p | 162 | 21
-
Luận văn: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiờn Tõn
52 p | 156 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn