intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

212
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà tương lai học khi dự báo xu hướng phát triển của nhân loại ở thế kỷ XXI đã nhận định: một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của giai đoạn văn minh đương đại là lao động trí tuệ, nguồn lực con người, phụ nữ sẽ là những động lực quan trọng quyết định tới sự thành công trên con đường phát triển của các quốc gia và của cả nhân loại. Việc giải phóng phụ nữ, phát huy tiềm năng của phụ nữ là đòi hỏi khách quan và bức thiết của sự phát triển...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể

  1. LUẬN VĂN: Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể
  2. mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài Các nhà tương lai học khi dự báo xu hướng phát triển của nhân loại ở thế kỷ XXI đã nhận định: một trong những dấu hiệu nổi bật nhất của giai đoạn văn minh đương đại là lao động trí tuệ, nguồn lực con người, phụ nữ sẽ là những động lực quan trọng quyết định tới sự thành công trên con đường phát triển của các quốc gia và của cả nhân loại. Việc giải phóng phụ nữ, phát huy tiềm năng của phụ nữ là đòi hỏi khách quan và bức thiết của sự phát triển xã hội, trong đó sự bình đẳng và tiến bộ về giới sẽ tạo điều kiện khai thác và phát huy một cách có hiệu quả hơn tiềm năng của phụ nữ ở mức độ cao để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Chiếm 50,8% dân số và 50,6% lực lượng lao động xã hội, phụ nữ Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế- xã hội đất nước Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước nhận thức rất rõ: “Tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà n ước, quản lý kinh tế, xã hội là điểm quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tiềm năng, trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ”. Các quan điểm, tư tưởng cũng như những chủ trương, phương hướng mà các chỉ thị, nghị quyết đưa ra làm kim chỉ nam cho nhận thức và hành động của các cấp, các ngành đối với công tác cán bộ nữ, một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng. Những chủ trương, chính sách của Đảng ra đời nhìn chung đã tác động tích cực đến phụ nữ và công tác cán bộ nữ, đội ngũ cán bộ nữ được trưởng thành về số lượng và chất lượng. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cán bộ nữ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị thế của đội ngũ cán bộ nữ trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Báo cáo tổng kết Chỉ thị 37 ngày 6/5/2002 nêu rõ: “tỷ lệ nữ trong cán bộ công chức chiếm 68,6%, trong đó cơ quan Trung ương chiếm 35,7% nhưng cán bộ lãnh đạo quản lý nữ chưa nơi nào đạt được 10%”.Trong các cấp uỷ đảng tỷ lệ cán bộ nữ rất thấp chưa nhiệm kỳ nào đạt 15% đặc biệt là ở cấp Trung ương và cấp Xã. Trong các tổ
  3. chức chính trị xã hội như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo là nữ cũng rất thấp. So với nam giới trên tất cả các lĩnh vực, ở vị trí càng cao thì tỷ lệ nữ lãnh đạo quản lý càng thấp. Đặc biệt là các vị trí ra quyết định thì không những ở vị trí cao mà ngay cả ở vị trí thấp nh ư cấp phòng, ban, tỷ lệ cán bộ nữ cũng rất hạn chế. Vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý nói chung và xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý đảng, đoàn thể nói riêng là vấn đề cấp thiết. Việc lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở khoa học vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể và trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể trong thời kỳ mới - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể; nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể.
  4. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể. 5. Giả thiết khoa học Công tác xây dựng đảng, đoàn thể được quyết định bởi đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý khối đảng đoàn thể nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ khối đảng đoàn thể nói riêng. Nếu có những giải pháp dựa trên những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo khối đảng, đoàn thể thì có thể nâng cao chất lượng đội ngũ này ở cả 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: 2001 - 2010; - Không gian: Toàn quốc. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu hệ thống tài liệu. - Khái quát các nhận định độc lập nghiên cứu hồ sơ. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, khảo sát thực tế. - Thống kê số liệu. - Phân tích thực trạng. - Tổng kết kinh nghiệm. - Điều tra bằng phiếu hỏi. - Lấy ý kiến chuyên gia (qua mạn đàm, trao đổi) 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu làm 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể.
  5. Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể. Chương 3: Phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể đáp ứng thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  6. Chương 1 Cơ sở khoa học xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể I. Một số vấn đề cơ bản về lý luận xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể 1. Một số khái niệm cơ bản - Khái niệm cán bộ nữ Cán bộ nữ chiếm một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, công chức. Cùng một lúc phụ nữ phải đảm nhận rất nhiều vai trò khác nhau, họ vừa phải tham gia vào quá trình lao động xã hội, vừa phải giữ vai trò chính trong việc tái sản xuất sức lao động, do đó họ cũng có những đặc điểm riêng biệt và có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình công tác của họ. Chính vì vậy, để đảm bảo cho phụ nữ có thể thực hiện tốt hai chức năng trên, trong lực lượng lao động nói chung và đội ngũ cán bộ nữ nói riêng, người ta đã tách lao động nữ và cán bộ nữ thành một bộ phận và qua đó để có những chính sách đặc thù dành cho lao động nữ và cán bộ nữ nhằm tạo điều kiện cho họ có thể vừa thực hiện tốt vai trò là người lao động vừa đảm bảo thực hiện tôt vai trò là người mẹ. - Khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý Khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý theo cách hiểu thông thường và khá phổ biến hiện nay ở nước ta là cụm từ chỉ chung cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý, bao gồm những người có chức vụ và trách nhiệm điều hành, cầm đầu trong các cơ quan, các tổ chức sự nghiệp, kinh doanh. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý là người được bổ nhiệm hoặc được bầu ra để giữ một trọng trách (chức vụ) có quyền hạn và trách nhiệm thực hiện chức năng lãnh đạo quản lý, quy tụ sức mạnh của tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Theo cách hiểu trên đây, khái niệm cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý có nội hàm giống nhau: cả cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý đều là chủ thể ra quyết định,
  7. điều khiển hoạt động của một tổ chức; người cán bộ lãnh đạo cũng phải thực hiện chức năng quản lý và người cán bộ quản lý cũng phải thực hiện chức năng lãnh đạo, nên khó có thể phân biệt rạch ròi đâu là người lãnh đạo, đâu là người quản lý. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo và quản lý không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trong quá trình lãnh đạo, hoạt động chủ yếu là định hướng cho khách thể thông qua hệ thống cơ chế, đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng hoạt động của đối tượng và xã hội. Lãnh đạo là một quá trình thúc đẩy nhiều người đi theo một chiều hướng nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Còn hoạt động quản lý mang tính điều khiển, vận hành thông qua những thiết chế có tính pháp lệnh được quy định từ trước. Quản lý là điều hành một tổ chức, một nhóm người thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Xét về tổng thể, hoạt động quản lý là sự nối tiếp của hoạt động lãnh đạo, là khâu tất yếu để thực hiện sự lãnh đạo. ở cả hai phạm vi, người cán bộ lãnh đạo, quản lý đều phải là người giỏi chuyên môn nghiệp vụ, phải có đủ năng lực và phẩm chất để định hướng, điều khiển, chỉ huy, phải có khả năng tổ chức công việc và đoàn kết cộng đồng. Cụ thể là, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải hội tụ 3 đặc điểm: + Có khả năng phân tích xác định vấn đề trong các tình huống, ngay cả khi tình huống chưa rõ ràng. + Có khả năng quan hệ rộng, gây ảnh hưởng, có khả năng hướng dẫn, kiểm soát người khác thực hiện công việc có hiệu quả. + Có khả năng giao tiếp, xúc cảm với trạng thái tâm lý người khác. - Khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể Cán bộ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể là một bộ phận không thể tách rời của đội ngũ đông đảo cán bộ, công chức nói chung và cán bộ lãnh đạo và quản lý của hệ thống chính trị nói riêng. Theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), thì đây là đội ngũ cán bộ tham gia lãnh đạo và quản lý trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là Đảng và các đoàn thể).
  8. - Khái niệm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý được hiểu là tạo dựng lên một đội ngũ cán bộ đông đảo các nhà lãnh đạo, quản lý nữ đồng bộ về cơ cấu, có số lượng và chất lượng đảm bảo, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Khái niệm bình đẳng giới Bình đẳng giới là không có sự phân biệt về vị thế, điều kiện, cơ hội phù hợp và sự khác nhau về gíơi tính giữa nam và nữ trong quá trình thực hiện quyền con người, quyền công dân, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình và đất nước. - Khái niệm lồng ghép giới trong phát triển Lồng ghép giới là việc bảo đảm sự tham gia, kiểm soát các nguồn lực và hưởng lợi của nam, nữ được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án và trong mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức, địa phương, gia đình và cá nhân. - Khái niệm tiềm năng trí tuệ, năng lực, năng lực cán bộ nữ + Tiềm năng trí tuệ của con người là vô tận, thể hiện ở chỗ có khả năng tự sản sinh, đổi mới và không ngừng phát triển, nếu biết chăm lo, bồi dwoxng và khai thác hợp lý. Nhà tương lai học người Mỹ ALvin Toffler đã nhận xét: tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết. Vấn đề là cần phải biết chăm lo và khai thác tốt nhất nguồn tiềm năng trí tuệ ở mỗi con người và ở cả cộng đồng để phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước và cho quá trình phát triển tiếp theo. Phụ nữ chiếm 50% dân số, có tiềm năng trí tuệ rất lớn, thực sự trở thành động lực mạnh mẽ đối với phát triển của mỗi quốc gia. Mỗi bước tiến của dân tộc, nhân loại không thể tách rời việc sử dụng và phát huy khả năng trí tuệ của người phụ nữ. + Năng lực, theo Từ điển tiếng Việt là: 1. Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; 2. Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.
  9. + Khái niệm năng lực cán bộ về cơ bản là nội hàm của khái niệm “Tài” trong nhân cách của người cán bộ. Năng lực lãnh đạo quản lý (nhất là năng lực tổ chức) không phải do bẩm sinh mà nó được hình thành, phát triển nhờ giáo dục, tự giáo dục và rèn luyện, học tập, tu dưỡng của chính bản thân người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Theo L.I.Menxki và A.N.Lutônxkin, một người cán bộ lãnh đạo, quản lý được coi là có nhân cách hoàn thiện khi năng lực của người đó hội tụ đủ 3 yêú tố sau đây: 1. Yếu tố cần như: xu hướng nhân cách, quá trình đào tạo về quản lý và các phẩm chất tâm lý cá nhân như sự nhanh trí, tháo vát, có khả năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tiễn; tính cởi mở, tích cực giao tiếp; tự lập, kiên trì, tự chủ...; 2. Yếu tố không thể thiếu đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý là năng lực tổ chức; Yếu tố cá nhân, bao gồm những đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân như lứa tuổi, sức khoẻ, khí chất, phong cách...tạo nên nét riêng của mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Khi bàn về năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, A.I. Kitốp nhấn mạnh tới ba nhóm năng lực sau đây: những năng lực chuẩn đoán; những năng lực sáng tạo và những năng lực tổ chức. A.V.Beluaviskij cho rằng, năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý thể hiện ở khả năng tiếp cận công việc phù hợp với hoàn cảnh xuất hiện và có cách giải quyết nhanh nhất để đạt được mục tiêu mọt cách sáng tạo với hiệu quả cao bao gồm hai yếu tố ấu thành là uy tín và năng lực tổ chức. Tóm lại tuy các cách tiếp cận có khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất ở cấu trúc năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý như sau: 1. Tầm hiểu biết sâu rộng; 2. Có trình độ chuyên môn cần thiết trong hoạt động lãnh đạo, quản lý; 3. Có tri thức và kinh nghiệm về quản lý; 4. Có năng lực xác định mục tiêu, định hướng, dự đoán, vạch kế hoạch; 5. Khả năng liên kết, làm việc với con người; 6. Khả năng am hiểu tâm lý và tác động tâm lý tới người khác; 7. Có một số kỷ năng hiện đại ở mức độ cần thiết (giao tiếp, vi tính, ngoại ngữ).
  10. 8. Năng lực tổ chức (gồm năng lực tổ chức chung và năng lực tổ chức đặc biệt). Trong đó, năng lực tổ chức là loại năng lực chuyên biệt của người làm công tác lãnh đạo, nếu thiếu nó người cán bộ sẽ khó mà hoàn thành được nhiệm vụ. V.I.Lênin đã từng nói, năng lực tổ chức của người cán bộ bao gồm sự nhạy cảm về tổ chức, sự thấu đáo và năng lực điều khiển, sự am hiểu về con người, tính cởi mở, óc sáng suốt, óc tháo vát, tính kiên nghị, khả năng chan hoà với mọi người, khả năng thu hút quần chúng. - Khái niệm vị thế, vai trò của người cán bộ nữ + Vị thế trước hết là một vị trí xã hội, là vị trí của một cá nhân trong cơ cấu tổ chức theo sự thẩm định, đánh giá của tổ chức xã hội đó. Vị thế xã hội được hiểu là chỗ đứng của một cá nhân trong xã hội và mối quan hệ của cá nhân đó với người khác. Vị thế xã hội của một cá nhân luôn gắn liền với những trách nhiệm và quyền hạn nhất định của cá nhân đó. Vị thế xã hội còn là giá trị, mức độ đánh giá uy tín của một cộng đồng người hay toàn xã hội đối với một cá nhân cụ thể. Vị thế của người nữ cán bộ quản lý nhà nước là chỗ đứng của họ trong cơ cấu quyền lực nhà nước nhất định theo sự đánh giá của tổ chức nhà nước đó. + Khái niệm vai trò được xem như một yếu tố căn bản để lý giải các quan hệ xã hội và tương tác xã hội, giữa cá nhân và tập thể, giữa cá nhân với cá nhân...đồng thời để tìm hiểu sự phát sinh, phát triển của nhân cách. Có thể coi vai trò như tập hợp những ứng xử của mỗi cá nhân mà người khác chờ đợi họ. Vai trò là tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với vị thế nhất định. Nói cách khác, vai trò là những hành động, hành vi ứng xử, những khuôn mẫu tác phong mà xã hội chờ đợi hay đòi hỏi ở một nhóm cá nhân hay một nhóm xã hội nào đó phải thực hiện trên cơ sở vị thế xã hội của họ. Theo các nhà xã hội học, hành vi con người thay đổi khác nhau tuỳ theo bối cảnh gắn liền với vị trí xã hội của người hành động và “ hành vi phần nào được tạo ra bởi sự mong đợi của người hành động và những người khác”.
  11. Vai trò xã hội tập hợp như vai trò trên sân khấu, sự khác biệt là ở chỗ trong vai trò xã hội “cá nhân tự đóng vai mình”. Vai trò chính là mặt động của vị thế xã hội vì vị thế thuộc phạm trù cấu trúc, còn vai trò thuộc phạm trù hành động. Vai trò xã hội được phân thành nhiều loại: Vai trò đơn giản, vai trò phức tạp, vai trò chỉ định, vai trò lựa chọn...Tùy mức độ cao hay thấp của giá trị xã hội mà có những vai trò cao hoặc thấp khác nhau.Trong phức hợp vai trò của một người luôn nổi lên vai trò then chốt, vai trò then chốt này không cố định bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian. + Khái niệm vai trò của nữ cán bộ quản lý. Nói đến vị thế của nữ cán bộ quản lý tức là nói đến “chỗ đứng” của họ trong tương quan so sánh với nam giới. Còn nói đến vai trò của nữ cán bộ quản lý là xem xét họ đang làm gì, với lối cư xử của họ như thế nào để được mọi người chấp nhận. 2. Một số vấn đề lý luận về công tác cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể 2.1. Quy hoạch và đào tạo cán bộ nữ một cách toàn diện - Các cấp uỷ Đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch toàn diện đối với cán bộ nữ. Quy hoạch cán bộ nữ khối đảng, đoàn thể phải đặt trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công tác quy hoạch cần được triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành, phát huy dân chủ, làm từng bước, chặt chẽ, đúng nguyên tắc, ưu tiên những ngành, lĩnh vực, vùng miền mà ở đó tỷ lệ cán bộ nữ còn thấp. Quy hoạch phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển và đề bạt cán bộ nữ trên cơ sở phát huy thế mạnh, ưu điểm và phù hợp với đặc điểm riêng của cán bộ nữ. Quy hoạch cán bộ nữ phải được rà soát, bổ sung và điều chỉnh hàng năm. - Các cấp uỷ Đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ nữ theo từng lĩnh vực, trong các cơ quan đảng, các tổ chức đoàn thể... Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch và việc bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ nữ. Cần
  12. đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ tham gia các khoá đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên. Trong quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng đội ngũ cán bộ nữ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, pháp luật, quản lý nhà nước và hoạt động chính trị; cán bộ nữ dân tộc ít người, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa. - Đa dạng hoá các hình thức đào tạo phù hợp với đặc điểm giới; đào tạo bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những vùng đặc biệt khó khăn; chủ trọng nâng cao chất lượng đào tạo. Khuyến khích phong trào học tập trong cán bộ nữ để nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức: đào tạo tại chỗ, tập trung, tại chức, từ xa, từ thực tiễn. 2.2. Lựa chọn, tạo nguồn cán bộ nữ và phát triển đảng viên nữ khối đảng, đoàn thể - Lựa chọn cán bộ là hoạt động của Đảng, đoàn thể nhằm tìm kiếm những người có đủ phẩm chất và năng lực theo tiêu chuẩn nhất định để bố trí sử dụng hoặc dự nguồn sử dụng cho một tổ chức nào đó của khối đảng, đoàn thể, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức đó, cũng như để xây dựng, củng cố tổ chức vững mạnh. Là hoạt động của Đảng, đoàn thể do vậy lựa chọn cán bộ khối đảng, đoàn thể phải tuân thủ nghiêm ngặt những quan điểm, nguyên tắc, quy chế của Đảng, đoàn thể: phát hiện những người thực sự có tài, có đức phải rất công phu, tuân theo những quy trình có tính khách quan, khoa học; phải chọn trong thực tế công tác, trong lao động sản xuất, từ nhiều người, nhiều ngồn, qua nhiêu khâu khác nhau. Những biện pháp chủ yếu là: thu thập thông tin để tìm hiểu những đối tượng cần lựa chọn; tổ chức thi tuyển công khai, dân chủ, khách quan, đúng luật; bầu để chọn nhân sự cho cơ quan lãnh đạo của Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở qua con đường bầu cử dân chủ; những người có trách nhiệm, có năng lực và kinh nghiệm làm công tác tổ chức cán bộ phát hiện, đề cử, tiến cử cán bộ cho Đảng và đoàn thể. - Công tác tạo nguồn cán bộ nữ khối đảng, đoàn thể đạt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc giá. Cần ưu tiên tuyển dụng cán bộ nữ, lao động nữ có
  13. trình độ đại học, trên đại học. các cơ quan đảng, đoàn thể cần đảm bảo tỷ lệ nữ được tuyển dụng từ 35% trở lên. Chăm lo bồi dưỡng tài năng nữ, đặc biệt là các tài năng trẻ, các nhân tố điển hình là nữ, phụ nữ dân tộc. Bồi dưỡng phát triển đảng viên nữ cân đối giữa các khu vực, hàng năm đạt tỷ lệ từ 40% trở lên trong tổng số đảng viên mới kết nạp; có kế hoạch bố trí, phân công công tác để đảng viên nữ phấn đấu, rèn luyện và tr- ưởng thành. 2.3. Về chính sách tạo điều kiện phát triển đội ngũ cán bộ nữ khối đảng, đoàn thể a) Tuổi bổ nhiệm: Thực hiện theo quy chế bổ nhiệm cán bộ ban hành kèm theo quyết định số 51 QĐ/TW, ngày 03/5/1999 của Bộ Chính trị tại mục 3, điều 5 quy định: - Cán bộ các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung không quá 50 tuổi đối với nữ. - Cán bộ các cơ quan quận, huyện và tương đương, tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung không quá 45 tuổi (cả nam và nữ). b) Về tuổi nghỉ hưu: Thực hiện theo Luật Lao động: 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ. c) Về tuổi tham gia cấp uỷ: Chỉ thị 54/CT/TW, ngày 22/3/2000 của Bộ Chính trị nêu rõ, các cấp uỷ cần có 3 độ tuổi và tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ là 15% trở lên. Hớng dẫn 14-HD/TCTW, ngày 01/6/2000 của Ban Tổ chức Trung ương cũng nêu cụ thể: trong điều kiện hiện nay 3 độ tuổi ở cấp tỉnh là: dưới 40, từ 40 đến 55 và trên 55 tuổi; ở cấp huyện là: dưới 35, từ 35 đến 50 và trên 50; ở cấp cơ sở nói chung độ tuổi phải trẻ hơn cấp trên cơ sở. Chính sách đối với cán bộ nữ là vấn đề lớn, cần sớm ban hành những chính sách cụ thể. Trước hết cần nghiên cứu để xây dựng, bổ sung hoàn thiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cán bộ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và luân chuyển; đặc biệt cần có chính sách thoả đáng đối với cán bộ nữ công tác ở vùng sâu, vùng xa,
  14. biên giới, hải đảo, dân tộc thiểu số, cán bộ nữ đi học có con nhỏ. Nâng tuổi nghỉ hưu của cán bộ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu khoa học. Nhà nước cần xây dựng chế độ chính sách chung về những vấn đề trên để áp dụng thống nhất trong cả nước. 2.4. Cơ chế đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác cán bộ nữ khối đảng, đoàn thể - Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện, đặc biệt trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nữ. - Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức các tỉnh, thành uỷ, Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng uỷ trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, chú trọng làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ chỉ đạo công tác cán bộ nữ. - Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam chủ động tích cực tham mưu giới thiệu cán bộ nữ, xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ Hội, tạo nguồn cán bộ nữ giới thiệu cho Đảng. 3. Vai trò của phụ nữ trong lịch sử dân tộc và trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước 3.1. Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc Từ trước tới nay phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Theo truyền thuyết và những ghi chép trong các thư tịch cổ, thì tổ tiên của nghề chăn nuôi và trồng trọt, dệt vải...phần lớn là phụ nữ. Công lao sáng tạo ngành nghề thời cổ đại chủ yếu thuộc về phụ nữ chứ không phải nam giới. Lịch sử Việt Nam ghi nhận chuyện mẹ âu Cơ cùng cha Lạc Long Quân khởi nghiệp ra lịch sử Việt Nam. Các di tích của việc thờ các nữ thần nông nghiệp như chùa “Bà Dâu”, nghị lễ cúng “mẹ Lúa”...đã phản ánh công lao và vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong nghề nông thời cổ. Trong gia đình truyền thống Việt Nam, người phụ nữ có một quyền lực rộng lớn và là người “cai quản” chính trong gia đình. Mở đầu cho trang sử chống ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho đất nước là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử thế giới
  15. cổ đại. Trưng Trắc là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đứng lên lãnh đạo và quản lý đất nước. Bà đã khẳng định được vị trí của người phụ nữ Việt Nam, với sắc thái bình đẳng và được in đậm trong nền văn hoá dân tộc. Bên cạnh các nữ tướng cầm quân đánh giặc, thời kỳ này chúng ta còn có những tấm gương phụ nữ tham gia quản lý đất nước tài giỏi, đó là Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên Phi ỷ Lan... Nối tiếp truyền thống anh hùng bất khuất của các bạc tiền bối, các thế hệ phụ nữ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó là các chị Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình…là các nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động mà tên tuổi cuả họ mãi mãi còn vang. Với trách nhiệm là người vợ, người mẹ, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc trong việc nuôi dưỡng các thế hệ công dân của đất nước, chăm lo cho các gia đình Việt Nam theo chuẩn mực “ ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Phụ nữ còn là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giữ gìn và phát triển văn hoá mang bản sắc dân tộc Việt Nam và mang nhiều vinh quang về cho đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, quân sự, văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế, thể thao, nghệ thuật. 3.2. Vị thế, vai trò của phụ nữ Việt Nam thời đại ngày nay Ngày nay, phụ nữ đã được giải phóng hơn, bình đẳng hơn, có điều kiện bộc lộ tài năng hơn nhiều so với phụ nữ trước đây. Trong môi trường thuận lợi, phụ nữ đã phát huy khả năng to lớn của mình cho xã hội. Cùng với xu thế chung của thời đại, thế giới, chưa bao giờ người phụ nữ Việt Nam lại có được vị thế cao, khẳng định vai trò lớn lao của mình trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội như hiện nay. - Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế Trên thế giới phụ nữ chiếm trên 50% dân số và trên 55% lực lượng lao động xã hội. Đặc biệt đối với nước ta là nước nông nghiệp, lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn chiếm trên 80% lao động xã hội, trong đó lực lượng lao động nữ chiếm vai trò chủ yếu. Bên cạnh lao động nông nghiệp, lao động nữ có mặt và giữ vai trò nhất
  16. định trong tất cả các nghành kinh tế như : thương mại dịch vụ, công nghiệp, khoa học kỹ thuật và quản lý. ở nước ta, 78,7% phụ nữ Việt Nam sống ở nông thôn. Đây là lực lượng lao động to lớn và thực sự không thể thiếu được trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta. Trong suốt 2 cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, phụ nữ đã gánh vác gần như toàn bộ công việc sản xuất nông nghiệp. Phụ nữ không chỉ lo toan và xây dựng một hậu ph ương vững chắc làm ấm lòng các chiến sỹ nơi tiền tuyến mà còn cung cấp lương thực, thực phẩm và cả nhân lực cho chiến trường, nhất là cho chiến trường miền nam. Với khẩu hiệu : “ Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người “, Đảm bảo cho bộ đội ăn no, đánh thắng, phong trào “ Phụ nữ 3 đảm đang “, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miềm Nam ruột thịt”, phong trào “ Hũ gạo chống Mỹ”...Đã dấy lên một cao trào cách mạng sôi nổi, rộng khắp trong cả n ước, đặc biềt đối với phụ nữ. Sau chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta được thống nhất, non sông thu về một giải. Phụ nữ lại tiếp tục lao vào mặt trận sản xuất nông nghiệp với vai trò là mặt trận hàng đầu trong nền kinh tế nước ta, để sản xuất ra lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng nhằm thực hiện công nghiệp hoá đất nước trong thời kỳ quá độ (NQ đại hội Đảng lần thứ IV năm 1988). Một thành tích kỳ diệu trong nông nghiệp giai đoạn này là từ năm 1989 đến nay, nước ta từ một nước thường xuyên nhập khẩu lương thực đã trở thành một cường quốc xuất khẩu gạo, đứng vào hàng thứ hai, thứ ba trên thế giới. Thành tích vĩ đại đó có sự đóng góp to lớn của lực lượng lao động nữ và các nhà khoa học nữ trong nông nghiệp nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới, với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, chị em phụ nữ lại một lần nữa thông minh, sáng tạo, nỗ lực, vượt mọi khó khăn. Tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến tạo ra các giống cây, con mới, sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và quốc tế. Điển hình là hàng loạt các
  17. nông sản xuất khẩu như: cà phê, điều, tiêu, cao su, chè và thuỷ sản...đã làm tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước giảm tỷ lệ chênh lệch xuất, nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Riêng năm 1995 giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chiếm 51% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, đây là nguồn thu ngoại tệ quan trọng để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta. Bên cạnh ngành nông, lâm, thuỷ sản thì các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ. Trong đó có những nghành lao động nữ chiếm tới 80- 90% như công nghiệp dệt may, da giày và thương mại, dịch vụ. Những ngành này không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn góp phần xuất khẩu quan trọng. Riêng ngành dệt may hàng năm xuất khẩu 2-3 tỷ đồng. - Vai trò phụ nữ trong phát triển văn hoá xã hội Cùng với phát triển về kinh tế, đời sống văn hoá ở nước ta trong những năm qua cũng phát triển mạnh mẽ đáp nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Giáo dục và y tế là hai ngành quan trọng vừa chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân vừa nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cả trước mắt và lâu dài. Có thể nói Đảng ta đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển giáo dục. Sau năm 1945 nước ta có tới 95% dân số không biết chữ. Bác Hồ đã coi giặc dốt là kẻ thù nguy hiểm lâu dài, Bác kêu gọi phải tiêu diệt giặc dốt bằng phong trào “ Bình dân học vụ “. Phong trào này được toàn dân ủng hộ và tham gia, trong đó phụ nữ lại là lực lượng dẫn đầu. Đến nay cả nước ta đã thanh toán xong nạn mù chữ, nhiều tỉnh thành phố đã phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Quy mô các ngành học và cấp học đều tăng lên đáng kể, cấp đại học và trên đại học cũng phát triển ngày càng nhiều, phụ nữ và học sinh gái cũng được tham gia ở tất cả các cấp học và bậc học. Ngành giáo dục,lao động nữ chiếm tới 85-90% nên kết quả trong ngành giáo dục cũng chính là kết quả đóng góp quan trọng của phụ nữ. Ngành y tế, chăm sóc sức khoẻ, tỷ lệ nữ cũng chiếm phần lớn và đạt được những thành tựu rất đáng phấn khởi. Tất cả các xã, phường trong cả nước đều có trạm
  18. xá, để chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho người dân. Tất cả các huyện, thị đều có bệnh viện. Trong đó bệnh viện chuyên khoa, phát triển mạnh với phương tiện và công nghệ cao đã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân, nâng cao tuổi thọ trong cả nước… Đặc biệt các tổ chức phụ nữ từ Trung ương đến địa phương đã phát động phong trào “nuôi con khoẻ dạy con ngoan, không sinh con thứ 3, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo … Trong công tác nghiên cứu khoa học phụ nữ cũng đóng góp rất quan trọng và đã có nhiều nhà khoa học nữ trên nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. Trong tổng số cán bộ có trình độ từ đại học, cao đẳng thì phụ nữ chiếm trên 28%, trình độ tiến sỹ nữ chiếm 15,1% - Vai trò của phụ nữ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Phụ nữ có công lao to lớn, đóng góp quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Với hàng triệu nữ thanh niên xung phong trực tiếp đi mở đường, đảm bảo thông suốt tuyến đường Trường Sơn cho đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam. Biết bao những tấm gương hy sinh cao cả để giữ vững tuyến đường mà tiêu biểu là 12 cô gái ở ngã ba Đồng Lộc. Với hàng vạn cô gái xung phong đi tải đạn và trực tiếp lái xe cung cấp lương thực, vũ khí trên tuyến đường Trường Sơn, cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Đã có hàng trăm tấm gương anh hùng, bất khuất, như anh hùng Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Bùi Thị Cúc, anh hùng Nguyễn Thị Chiên, Lê Thị Hồng Gấm,Tạ Thị Kiều, Ngô Thị Tuyển và Má út Tịch …Không chỉ trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu mà ngay trong xây dựng tổ quốc cũng có biết bao tấm gương anh hùng trên mọi lĩnh vực như trong lĩnh vực thương mại du lịch, trong giao thông vận tải, trong nghiên cứu khoa học đến văn hoá giáo dục... Phụ nữ Việt Nam, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và trong công cuộc xây dựng đất nước đã có 232 nữ anh hùng trên mọi lĩnh vực trong tổng số 1896 anh hùng của cả nước.
  19. Điển hình là các bà Nguyễn Thị Bình phó chủ tịch nước, Nguyễn Thị Định, anh hùng Hồ Thị Bi đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, anh hùng Đoàn Thị Thu đại tá, trưởng công an quận Tân Bình TP HCM … anh hùng Phạm Thị Vách, vắt đất ra nước thay trời làm mưa, anh hùng Phạm Thị Liên công nhân nhà máy dệt Nam Định, anh hùng Nguyễn Thị Ngời công nhân cạo mủ cao su, công ty cao su Đồng Nai, anh hùng Lê Thị Ngừng công nhân lái máy xúc BKG tổng công ty xây dựng thuỷ điện Hoà Bình, anh hùng Cao Thị Ngoãn thợ hàn nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, anh hùng Hoàng Thị Miên cung giao thông Cao Sơn, Cao Bằng, anh hùng Phí Vân Khanh hiệu trưởng trường Mẫu giáo Chim Non quận Hai Bà Trưng Hà Nội, anh hùng Phạm Thị Việt Nga giám đốc xí nghiệp dược phẩm Hậu Giang, anh hùng Nguyễn Thị Lệ Hoa giám đốc công ty du lịch Hoà Bình Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt nam. Anh hùng Đoàn Hồng Hoa thứ trưởng bộ y tế, anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Phượng giám đốc bệnh viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh và anh hùng Trần Thu Hà PGS - TS nhà giáo ưu tú giám đốc nhạc viện Hà Nội. Phụ nữ Việt Nam thật xứng đáng được Bác Hồ tặng Tám chữ vàng : “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò, vị thế của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị thế của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đầu tiên đặc biệt quan tâm đến vai trò, vị thế của phụ nữ trong phong trào cách mạng thế giới nói chung và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng. Trong Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập), đã có 100 bài viết trên tổng số 1941 bài Bác nhắc khá nhiều đến phụ nữ. Người khẳng định: “Nói đến phụ nữ là nói đến phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng CNXH chỉ một nửa”. Người còn đưa ra nhận xét: “Xem trong lịch sử cách mệnh, chẳng có lần nào là không có đàn bà, cô gái tham gia, và An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”. Trong dịp kỷ niệm 56 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Người nói:
  20. “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu dân cho đến nay, mỗi khi đất nước gặp nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc...”. Trong thư gửi phụ nữ nhân kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế Phụ nữ năm 1952, Bác đã ca ngợi: “Non sông gấm vóc nước Việt Nam do phụ nữ nước ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Đánh giá cao vai trò của phụ nữ, Bác còn nhìn thấy khả năng lao động của phụ nữ trên các lĩnh vực, kể cả trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý: “Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hàng vạn phụ nữ trở thành chuyên môn các ngành và cán bộ lãnh đạo, làm giám đốc và phó giám đốc các xí nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, chủ tịch uỷ ban kháng chiến, bí thư chi bộ Đảng”. Người cũng đã nhận xét: “Từ ngày nước ta được giải phóng đến nay, phụ nữ đều tiến bộ rõ về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhưng một tíên bộ rõ rệt nhất là phụ nữ ta hiện nay tham gia chính quyền ngày càng nhiều”. Bác không dừng ở việc đánh giá cao vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam mà quan trọng hơn, Người xác định trách nhiệm của đảng đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ: “Từ nay, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương khi giao công tác cho phụ nữ, phải căn cứ vào trình độ của từng người và cần phải tích cực giúp đỡ phụ nữ nhiều hơn nữa”, “ Phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”, “ Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”. Trong cuốn “Đường cách mệnh”, ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã nói: “muốn thế giới cách mệnh thành công thì phải vận động đàn bà, con gái công nông các nước. Vì vậy đệ tam Quốc tế tổ chức phụ nữ quốc tế... Mỗi đảng cộng sản phải có một bộ phụ nữ trực tiếp thuộc về phụ nữ quốc tế”. Đề cao vai trò của phụ nữ, tôn trọng phụ nữ song Bác cũng luôn nhắc nhở chị em phải ý thức vai trò, vị thế của mình mà phấn đấu cho mình, cho dân tộc. Bác viết: “Đảng, Chính phủ và Bác mong phụ nữ tiến bộ nhiều hơn nữa. Hiện nay trong các ngành, phụ nữ tham gia còn ít”, Người lưu ý phụ nữ: “Không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến tin tưởng vào khả năng của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2