Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN ADE VỚI CÁC MỨC KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THƯƠNG PHẨM NUÔI THỊT
lượt xem 67
download
Trong những năm gần đây, nhờ sự ứng dụng rộng rãi thành tựu của các ngành sinh hoá, hoá phân tích, sinh học phân tử ... càng ngày ngƣời ta càng phát hiện ra nhiều những chức năng quan trọng của các chất vi lƣợng trong cơ thể động vật nhất là các vitamin và ứng dụng chúng vào thực tiễn chăn nuôi mang lại hiệu quả cao. Vitamin là hoạt chất mà cơ thể cần rất ít nhƣng lại không thể thiếu đƣợc trong sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt là đối với gà vì cơ thể phát triển nhanh nên thiếu vitamin gà...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN ADE VỚI CÁC MỨC KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THƯƠNG PHẨM NUÔI THỊT
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CHU THỊ LY NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN ADE VỚI CÁC MỨC KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THƯƠNG PHẨM NUÔI THỊT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN – 2008
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CHU THỊ LY NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG VITAMIN ADE VỚI CÁC MỨC KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THƯƠNG PHẨM NUÔI THỊT CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 60 62 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TỐ THÁI NGUYÊN – 2008
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nhờ sự ứng dụng rộng rãi thành tựu của các ngành sinh hoá, hoá phân tích, sinh học phân tử ... càng ngày ngƣời ta càng phát hiện ra nhiều những chức năng quan trọng của các chất vi lƣợng trong cơ thể động vật nhất là các vitamin và ứng dụng chúng vào thực tiễn chăn nuôi mang lại hiệu quả cao. Vitamin là hoạt chất mà cơ thể cần rất ít nhƣng lại không thể thiếu đƣợc trong sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt là đối với gà vì cơ thể phát triển nhanh nên thiếu vitamin gà sẽ bị mắc bệnh và gọi chung là bệnh thiếu vitamin. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy hầu hết cơ thể gia cầm không tự tổng hợp đủ lƣợng vitamin cần thiết cho cơ thể đặc biệt là nhóm vitamin A, D và E. Do vậy biện pháp chữa bệnh thiếu vitamin đơn giản nhất là bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần cho gà. Vấn đề này càng có ý nghĩa hơn là hiện nay việc tổng hợp vitamin công nghiệp tƣơng đối đơn giản với giá thành hạ nên ứng dụng chúng trong sản xuất trở nên dễ dàng. Số liệu nghiên cứu về các mức bổ sung vitamin hiện nay còn ít. Vì vậy để có số liệu nghiên cứu tổng hợp về tác dụng và mức bổ sung thích hợp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin ADE với các mức khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà Lương Phượng thương phẩm nuôi thịt" 2. Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu tác dụng của vitamin A, D, E với các mức khác nhau đối với năng suất và chất lƣợng thịt của gà Lƣơng Phƣợng thƣơng phẩm thịt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài sau khi hoàn thành sẽ có thông tin đầy đủ về vai trò, tác dụng của vitamin đối với năng suất và chất lƣợng thịt gia cầm. Đồng thời có thêm công thức thức ăn hỗn hợp với mức bổ sung vitamin A, D, E hợp lý trong chăn nuôi gà thịt. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ áp dụng vào thực tế chăn nuôi tại cơ sở, góp phần tăng nhanh số lƣợng và chất lƣợng thịt gà phục vụ thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng 1.1.1.1. Khả năng sinh trưởng Sinh trƣởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lƣợng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trƣớc. Sự sinh trƣởng chính là sự tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trƣởng của cơ thể. Chamber (1990) [46], đã định nghĩa sinh trƣởng là sự tổng hợp các bộ phận nhƣ thịt, xƣơng, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trƣởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dƣỡng. Sự tăng trƣởng thực sự khi các tế bào mô cơ có tăng thêm về khối lƣợng, số lƣợng và các chiều đo. Vì vậy béo mỡ không phải là tăng trƣởng, nó đƣợc gọi là sự tăng trọng của cơ thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích luỹ nƣớc, không có sự phát triển của thân, mô, cơ. Sự tăng trƣởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng đƣợc thụ tinh cho đến lúc cơ thể trƣởng thành và đƣợc chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Nhƣ vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trƣởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [26], trong quá trình sinh trƣởng thì trƣớc hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống. Khi nghiên cứu về sinh trƣởng không thể không nói đến phát dục vì hai quá trình này diễn ra trên cùng một cơ thể vật nuôi: Phát dục là quá trình thay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể, phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng thụ tinh và trải qua nhiều giai đoạn phức tạp mới đến trƣởng thành. 1.1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, cho thịt của gia cầm Đƣờng cong sinh trƣởng biểu thị tốc độ sinh trƣởng của vật nuôi. Theo Chambers (1990) [46], đƣờng cong sinh trƣởng của gà thịt gồm pha sinh trƣởng có tốc độ nhanh diễn ra từ sau khi nở, đến khi con vật đạt tốc độ sinh trƣởng cao nhất và pha sinh trƣởng có tốc độ chậm kéo dài từ giai đoạn kế tiếp, đến khi con vật tiếp cận với giá trị trƣởng thành. Các tác giả Phùng Đức Tiến (1996) [26]; Trần Long (1994) [16]; Nguyễn Đăng Vang (1983) [36], khi nghiên cứu đƣờng cong sinh trƣởng của gà thịt Hybro HV85 và các tổ hợp lai gà Broiler hƣớng thịt Ross-208 và HV85, Ngỗng Rheinland cũng cho kết quả tƣơng tự. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng của gà với những mức độ khác nhau nhƣ di truyền, tính biÖt, tốc độ mọc lông và các điều kiện môi trƣờng, chăm sóc, nuôi dƣỡng... * Ảnh hưởng của dòng giống tới khả năng sinh trưởng Các dòng trong một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trƣởng khác nhau. Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn các giống gà chuyên trứng và kiêm dụng. Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) [9], cho biết: sự khác nhau về khối lƣợng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hƣớng trứng khoảng 500 - 700g. Trần Long (1994) [16], đã nghiên cứu tốc độ sinh trƣởng trên 3 dòng thuần (dòng V1,V3, V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc độ sinh trƣởng 3 dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Theo Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Khanh và cộng sự (1999) [41], nghiên cứu tốc độ sinh trƣởng trên 2 dòng gà kiêm dụng (882 và Jiang cun) của giống gà Tam Hoàng cho thấy tốc độ sinh trƣởng của 2 dòng gà khác nhau: ở 15 tuần tuổi dòng 882 đạt 1872,67g/con, dòng Jiang cun đạt 1742,86g/con. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [26], đối với gà Hybro HV85 ở 56 ngày tuổi khối lƣợng cơ thể đạt 1915,38g/con. Marco A.S. (1982) [53], cho biết hệ số di truyền của tốc độ sinh trƣởng là từ 0,4 - 0,5. Theo Nguyễn Ân và cộng sự (1983) [2], hệ số di truyền ở các thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Hệ số di truyền về khối lƣợng ở 3 tháng tuổi là 0,26 - 0,5. Kushner (1974) [14], cho biết hệ số di truyền về khối lƣợng sống của gà ở 1, 2 và 3 tháng tuổi tƣơng ứng là 0,33, 0,46 và 0,43. Cook và cộng sự (1956) [47] xác định hệ số di truyền về khối lƣợng cơ thể lúc 6 tuần tuổi là 0,5. Các nghiên cứu trên đây cho biết, đặc tính di truyền của dòng, của giống là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trƣởng và cho thịt của gà broiler. Đồng thời còn chỉ ra giới hạn mà mỗi dòng, mỗi giống có thể đạt đƣợc. Điều này giúp ngƣời chăn nuôi có thể đầu tƣ thâm canh hợp lý để đạt năng suất cao nhất. * Ảnh hưởng của tính biệt đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể Các loại gia cầm khác nhau có tốc độ sinh trƣởng khác nhau. Ngoài ra, tính biÖt cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến tốc độ sinh trƣởng và khối lƣợng cơ thể. Gà trống có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn gà mái khoảng 24 - 32% (Jull M. A, 1923) [51]. Những sai khác này đƣợc quy định không phải do hormon sinh dục mà do gen liên kết giới tính. Những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính). Theo North và cộng sự (1990) [55], lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- càng tăng sự khác nhau càng lớn: ở 2; 3 và 8 tuần tuổi sự khác nhau tƣơng ứng là 5%, 11% và 27%. Tốc độ sinh trƣởng còn phụ thuộc vào tốc độ mọc lông. Các kết quả nghiên cứu xác định, trong cùng một giống, cùng tính biệt thì gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trƣởng và phát triển tốt hơn. Kushner K. F. (1974) [14], cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trƣởng. Thƣờng gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn. Hayer và cộng sự (1970) [50], đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hƣởng của hormon có quan hệ ngƣợc chiều với gen liên kết giới tính quy định tốc độ mọc lông. Siegel và Dumington (1978) [60], cho rằng những alen quy định mọc lông nhanh phù hợp với tăng trọng cao. Ảnh hƣởng của tính biệt đối với khả năng sinh trƣởng và cho thịt của gà broiler có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ở các nƣớc công nghiệp, ngƣời ta nuôi gà broiler tách riêng trống, mái. Việc này, làm tăng độ đồng đều trong đàn và thuận lợi cho việc giết mổ tự động. Nuôi tách riêng trống, mái sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng, tăng khối lƣợng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho gà trống không lấn át gà mái, giảm gà bị trầy, xƣớc (Đặng Hữu Lanh và ctv, 1999) [15]. * Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tới khả năng sinh trưởng Dinh dƣỡng là yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất tới tốc độ sinh trƣởng. Các chất dinh dƣỡng gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có tầm quan trọng và ý nghĩa riêng. Đặc biệt quan trọng là protein, năng lƣợng, tỷ lệ năng lƣợng/protein, các chất khoáng và vitamin các loại. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [18], cho rằng để phát huy đƣợc khả năng sinh trƣởng cần phải cung cấp thức ăn tối ƣu, với đầy đủ các chất dinh dƣỡng, đƣợc cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, các axit amin với năng lƣợng. Ngoài ra, trong thức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ăn hỗn hợp nuôi gà, còn đƣợc bổ sung nhiều chế phẩm sinh học, hoá học, để kích thích sinh trƣởng làm tăng chất lƣợng thịt. Phạm Minh Thu (1996) [25], cho thấy khối lƣợng cơ thể gà Broiler Rhoderi Jiang Cun ở 2 chế độ dinh dƣỡng lúc 12 tuần tuổi hoàn toàn khác nhau. Bùi Đức Lũng và cộng sự (1992) [19], nghiên cứu bổ sung khoáng và vitamin vào khẩu phần nuôi gà Hybro HV85 cho thấy: khối lƣợng ở 7 tuần tuổi tăng 85,3g so với lô đối chứng. Nhƣ vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy đƣợc tiềm năng sinh trƣởng thì một trong những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu phần nuôi dƣỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở tính toán nhu cầu axit amin cho từng giai đoạn. Ngoài ra, khả năng sinh trƣởng của gia cầm còn bị ảnh hƣởng rất lớn bởi điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu chuồng nuôi, phƣơng thức chăn nuôi và thú y phòng bệnh… Nhiệt độ cao làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm, dẫn đến tăng trọng kém. Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [18], giai đoạn gà con cần nhiệt độ 30 – 350C, nếu nhiệt độ thấp hơn, gà ăn kém, chậm lớn, chết nhiều. Sau 5 tuần tuổi nhiệt độ tiêu chuẩn chuồng nuôi từ 18-200C sẽ giúp gà ăn khoẻ, lớn nhanh. Lewis và cộng sự (1992) [52], cho biết các giống khác nhau thì tác động của thời gian chiếu sáng cũng cần khác nhau, đặc biệt vào các tuần tuổi 9, 12, 15. Từ 9 tuần tuổi nếu tăng độ chiếu sáng sẽ làm phát dục sớm. Nguyễn Hữu Cƣờng và cộng tác viên (1996) [5], nghiên cứu trên gà Broiler BE11V35 và AV35 từ 1 - 49 ngày tuổi cho biết, khi mật độ nuôi cao, tăng trọng sẽ giảm. * Ảnh hưởng của độ tuổi Cũng nhƣ các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trƣởng, phát dục của gia cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy luật sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- trƣởng và phát dục theo giai đoạn; quy luật sinh trƣởng và phát dục không đồng đều… Bozko P.E (1973) [64], dẫn tài liệu của Krullo B.C cho thấy, trong độ tuổi từ mới nở đến 60 ngày, quá trình sinh trƣởng của gà chia làm 3 giai đoạn: - Từ mới nở đến 10 ngày: gà con chƣa điều tiết đƣợc thân nhiệt, chƣa có sự khác nhau về sinh trƣởng giữa con trống và con mái, cơ xƣơng mềm yếu, gà ít vận động, buồn ngủ, phản ứng với ngoại cảnh kém, gà có tốc độ sinh trƣởng nhanh. - Từ 11 đến 30 ngày, gà sinh trƣởng rất nhanh, có sự khác biệt rõ rệt giữa con trống và con mái về tốc độ sinh trƣởng, màu sắc lông và các đặc điểm thứ cấp. Gà chuyển hoá thức ăn tốt, cơ quan điều tiết thân nhiệt đã hoàn thiện. - Từ 31 đến 60 ngày: khối lƣợng của gà tăng nhanh gấp nhiều lần so với lúc mới nở, các phản xạ về thức ăn, nƣớc uống, điều kiện chăm sóc, nuôi dƣỡng đã đƣợc củng cố bền vững. Gà con kết thúc quá trình thay lông tơ bằng lông vũ. Đào Văn Khanh (2002) [13], nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi vụ hè ở Thái Nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có sinh trƣởng tƣơng đối ở tuần 1 là cao nhất (83,25%), sau đó giảm dần, tuần 2 là 62,38% và tuần 3 còn 52,41%. 1.1.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt Khả năng sản xuất thịt là khả năng tạo nên khối lƣợng cơ ở độ tuổi mà đem giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao. Khả năng cho thịt của gà Broiler đƣợc đánh giá qua năng suất thịt và chất lƣợng thịt. Năng suất thịt: năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng và thông dụng để đánh giá sức sản xuất thịt của gia cầm. Năng suất thịt đƣợc đánh giá thông qua khối lƣợng cơ thể, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ các bộ phận và tỷ lệ phần nạc, mỡ, da. Đặc biệt là tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ricard, F. H và Pouvier (1967) [57], đã thấy mối tƣơng quan giữa khối lƣợng sống và khối lƣợng từng phần giết mổ rất cao, thƣờng là 0,9 và tƣơng quan giữa khối lƣợng sống và mỡ bụng thấp (0,2 - 0,5). Theo Chambers (1990) [46], giữa các dòng luôn có sự khác nhau về di truyền năng suất thịt xẻ, hay năng suất các phần nhƣ thịt đùi, thịt ngực, cánh, chân hay phần thịt ăn đƣợc (không xƣơng) và từng phần thịt, xƣơng, da. Ngô Giản Luyện (1994) [20], khi khảo sát năng suất thịt của 3 dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro cho thấy giữa các dòng có sự sai khác nhau rõ rệt. Trong cùng một dòng: tỷ lệ thân thịt gà trống cao hơn gà mái và thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống. Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Phanh (1999) [24], nghiên cứu khả năng sinh trƣởng và sinh sản của gà Mía cho biết, nhìn chung tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt lƣờn gà Mía cao hơn ở gà Ri. BouWkamp (1973) (dẫn theo Phạm Thị Minh Thu, (1996) [25]), nghiên cứu so sánh tỷ lệ thịt xẻ và các phần thịt trên đàn gà thƣơng phẩm, đã khẳng định rõ sự sai khác các chỉ tiêu trên giữa các công thức lai, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thịt xẻ với năng suất thịt gà Newhamshire. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga (2000) [43], nghiên cứu lai kinh tế giữa gà Kabir và Lƣơng Phƣợng hoa cho thấy tỷ lệ thân thịt 72,4 – 72,32%; tỷ lệ thịt đùi 20,64 – 21,43%; tỷ lệ thịt ngực 20,68 – 20,8%. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Đăng Vang và cộng sự (1997) [41], mổ khảo sát gà Tam Hoàng và gà Ri lúc 15 tuần tuổi cho biết tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực/thân thịt ở gà Tam Hoàng là 45 - 54% và 43% ở gà Ri. Chất lƣợng thịt đƣợc phản ánh qua thành phần hoá học của thịt và có sự khác nhau giữa các dòng, giống. Chất lƣợng thịt thƣờng đƣợc đánh giá qua hàm lƣợng vật chất khô, tỷ lệ protein, lipit, khoáng tổng số…Vật chất khô thể hiện độ chắc của thịt, protein thể hiện giá trị dinh dƣỡng, mỡ thể hiện độ béo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- của thịt, khoáng tạo nên vị đậm đà. Giá trị của thịt còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nhƣ hàm lƣợng và tỷ lệ các axit amin, hàm lƣợng vitamin, khoáng đa vi lƣợng, các hoạt chất sinh học… Ngoài ra các chất có ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ con ngƣời nhƣ cholesterol cũng đƣợc xem xét. Theo Proudman J. A. và cộng sự (1970) [56], những dòng gà Plymouth trắng khi cho ăn tự do và mổ khảo sát lúc 6 tuần tuổi, phân tích thịt cho thấy nhóm sinh trƣởng nhanh tỷ lệ nƣớc 68,1%, protein 20,7%, mỡ 6,9% và khoáng 3%. Còn nhóm sinh tr ƣởng chậm cho tỷ lệ tƣơng ứng là 69,8%; 20,6%; 4,8% và 3,1%. Theo tài liệu của Chamber (1990) [46], tốc độ sinh trƣởng có tƣơng quan âm với tỷ lệ mỡ (-0,39) và tƣơng quan dƣơng với phần trăm protein (0,53) với độ ẩm 0,32 và khoáng tổng số (0,14). Theo Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc và cộng sự (1999) [40], thịt gà Tam Hoàng 882 nuôi đến 13 tuần tuổi, ở con trống thịt ngực có tỷ lệ protein 24,13%; mỡ 0,38% và khoáng tổng số 1,26%, thịt đùi có tỷ lệ protein 20,07%; mỡ 1,37% và khoáng tổng số 1,08%. Đối với con mái thịt ngực có các giá trị tƣơng ứng là 24,72%; 0,306% và 1,31%, thịt đùi có các giá trị tƣơng ứng là 20,91%; 1,673% và khoáng tổng số 1,26%. Nguyễn Văn Hải và cộng sự (1999) [8], cho biết: thịt gà Ri có tỷ lệ protein 21,45%, mỡ thô 1,5%, khoáng tổng số 1,37%, sắt 3,9mg/100g và hàm lƣợng các axit amin nhƣ sau: alanin 1,334%, arginin 1,261%, axits aspartic 1,857%, axit glutamic 2,784%, glyxin 0,819%, histidin 0,853%, izolơxin 0,949%, lơ xin 1,557%, lyzin 1,903%, methionin 0,452%, phenylanin 0,842%, prolin 0,984%, serin 0,871%, threonin 1,006%, tyrozin 0,664%, valine 1,007%. Ngoài việc thông qua thành phần hoá học của thịt còn có thể đánh giá chất lƣợng thịt dựa vào sự ảnh hƣởng của chế biến và nuôi dƣỡng đến cảm quan (màu sắc, tính chất mềm, mùi vị). Theo Newbold (1996) [54], khi con vật chết do hao tổn về máu và thiếu ôxy, mô cơ tiếp tục sản sinh ATP từ kho chứa glycogen bằng con đƣờng phân hủy yếm khí glycogen. Axit lactic đƣợc tạo ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- tích tụ lại gây giảm pH của thịt cho đến khi hết glycogen, lúc đó pH thƣờng giảm thấp nhất (5,4). Chất lƣợng thịt còn đƣợc đánh giá qua độ tuổi, giới tính, chế độ dinh dƣỡng và điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng (Sonaiya,1990) [61]. Theo Touraille và cộng sự (1981) [62], cho biết giảm tuổi giết mổ đã làm thay đổi đặc điểm cảm quan của thịt. Theo Ricard F. H và Touraille C (1988) [59], khi cả hai giới tính đƣợc nuôi cùng điều kiện tối ƣu cho sự sinh trƣởng, con trống đạt thành thục về tính khoảng (14 tuần tuổi), sớm hơn con mái và mùi vị thịt của chúng cũng khá hơn. Grey T. C và cộng sự (1986) [49], cho rằng khi mà cả protein và năng lƣợng tập chung trong chế độ ăn của gia cầm giảm đi, thịt có vẻ mềm hơn ở những gia cầm lớn nhanh nhƣng dai hơn ở những gia cầm lớn chậm. Flphadil A. A. và cộng sự (1996) [48], cho rằng những điều kiện nuôi dƣỡng ảnh hƣởng đến chất lƣợng thịt, sự tăng mật độ tạo nên những vết trên da. Theo Ricard F. H. và cộng sự (1986) [58], sự tăng mật độ làm thay đổi sự sinh trƣởng và hình dáng ngực, nhƣng không làm thay đổi thuộc tính của thịt. Xu thế hiện nay là nâng cao năng suất chất lƣợng thịt và giảm bớt mỡ…Việc nghiên cứu thời gian và tuổi xuất chuồng giết mổ của gà luôn luôn là vấn đề cần thiết, vì nó liên quan đến thị hiếu ngƣời tiêu dùng và giá thành sản phẩm. 1.1.1.4. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt đƣợc tốc độ tăng trọng, vì tăng trọng là một chức năng chính của quá trình chuyển hoá thức ăn, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn là hiệu suất giữa thức ăn trên kilôgam tăng trọng. Trong chăn nuôi thức ăn thƣờng chiếm 70% giá thành sản phẩm, do vậy thức ăn/1 đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngƣợc lại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Theo Phùng Đức Tiến (1996) [26], hệ số tƣơng quan giữa khối lƣợng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn đã đƣợc Chambers (1984) [45], xác định là - 0,5 - 0,9. Tƣơng quan giữa sinh trƣởng và chuyển hoá thức ăn là âm và thấp từ (- 0,2) đến (- 0,8). Box và Bohren (1954) [44], Willson (1969) [63], đã xác định hệ số tƣơng quan giữa khả năng tăng khối lƣợng cơ thể và hiệu qủa chuyển hoá thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = + 0,5. Đối với gia cầm sinh sản, thƣờng tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hay 1 kg trứng. Hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phƣơng pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lƣợng chi phí thức ăn cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến kết thúc 1 năm đẻ. Theo Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mƣời và cộng sự (1999) [28], gà Ai Cập tiêu tốn 2,33 kg thức ăn/10 trứng trong 43 tuần đẻ. Nguyễn Huy Đạt, Trần Long và cộng sự (1996) [6], cho biết, tiêu tốn thức ăn/10 trứng trong 12 tháng đẻ của gà Goldline - 54 thƣơng phẩm đạt 1,65 - 1,84kg. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Huy Đạt và cộng sự (1999) [34], cho biết, tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà BE43; ISA - MPK và AA lần lƣợt là: 3,3kg; 3,45kg và 3,66kg. Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc độ sinh trƣởng, độ tuổi, giai đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, giai đoạn sau cao hơn. Phƣơng pháp áp dụng là tính mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc và cộng sự (1999) [41], cho biết, gà Tam Hoàng khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi tiêu tốn 3,609 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Tam Hoàng Jiang Cun tiêu tốn 3,652 - 3,911 kg thức ăn/kg tăng trọng. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Huy §ạt và cộng sự (1999) [34], cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của gà AA, ISA - MPK và BE88 khi nuôi đến 7 tuần tuổi tƣơng ứng 2,09; 2,06 và 2,13kg. Ngoài ra tiêu tốn thức ăn còn phụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- thuộc vào tính biệt, điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng cũng nhƣ tình hình sức khoẻ của đàn gia cầm. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lƣợng có liên quan đến tính biệt, biện pháp nuôi dƣỡng và những tác động kỹ thuật. Do vậy, để hạ thấp tiªu tèn thøc ¨n cần thực hiện cho gia cầm ăn theo nhu cầu đặc điểm sinh lý, cải thiện khả năng tăng trọng, giảm thời gian nuôi vỗ béo kết hợp với quy trình chọn lọc. Từ các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng và cho thịt của gia cầm cho thấy; khả năng sinh trƣởng và cho thịt của gia cầm nói chung, của gà broiler nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu cơ bản là đặc điểm di truyền của giống, của dòng, tuổi, tính biệt, thức ăn, biện pháp chăm sóc nuôi dƣỡng, … Do đó, muốn nâng cao năng suất, chất lƣợng thịt gia cầm không đƣợc coi nhẹ yếu tố nào, các nghiên cứu trên đây là cơ sở khoa học cho ngƣời chăn nuôi có biện pháp tổng hợp nhằm không ngừng nâng cao khả năng sinh trƣởng và cho thịt của gia cầm với mục đích vừa có năng suất cao, vừa có chất lƣợng tốt hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng. 1.1.2. Những hiểu biết về vitamin A, D và E 1.1.2.1. Viatmin A (Retinol) Vitamin A còn gọi là sinh tố đó là hợp chất hữu cơ có khối lƣợng vô cùng nhỏ bé, có hoạt tính sinh học cao nhằm đảm bảo cho các quá trình trao đổi chất trong cơ thể tiến hành đƣợc bình thƣờng. Đây chính là yếu tố không thể thiếu đƣợc với mọi sinh vật. Đa số vitamin này đƣợc tổng hợp từ thực vật mà động vật thu đƣợc trong khẩu phần ăn hàng ngày. Do đó nếu thiếu vitamin A sẽ gây những chứng rối loạn nghiêm trọng trong quá trình trao đổi chất. Vitamin A kết tinh màu vàng nhạt, không tan trong nƣớc nhƣng tan trong dầu mỡ hay dung môi của chất béo. Do cấu trúc hoá học gồm nhiều đơn vị isopren với các liên kết đôi nên vitamin A dễ bị phân huỷ dƣới tác dụng của tia tử ngoại, nhiệt độ cao, dễ bị oxy hoá khi ở ngoài không khí hay trộn lẫn với dầu mỡ bị ôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Caroten có nhiều trong thực vật, có màu đỏ nhƣng trong dung dịch chuyển thành màu vàng da cam. Caroten nhạy cảm với ánh sáng (tia tử ngoại), oxy không khí, nhiệt độ cao, độ ẩm... nên trong quá trình chế biến dự trữ thì caroten bị mất đi rất nhiều. Theo Vũ Duy Giảng [7], cho biết thực vật mất 50% caroten sau 1 ngày dự trữ nếu bảo quản không tốt. Trong điều kiện bao gói, kho tàng tốt thì trong 7 tháng dự trữ mất 50% caroten. Khi sấy ở nhiệt độ cao: 500 - 10000C trong máy sấy nhanh (drum drier) từ 6 - 10 giây mất 10% caroten, ủ xanh mất 25% caroten, sấy ở nhiệt độ 1050C mất 70 - 75% caroten, phơi khô mất 80% caroten, phơi khô ở thời tiết xấu mất 95 - 97%. Để bảo vệ vitamin A trong thức ăn hỗn hợp ngƣời ta có thể dùng 2 phƣơng pháp: bọc vitamin trong Gelatin hoặc dùng hoá chất chống oxy hoá nhƣ 1,2- dihydro - 2,2,4 - trimetyl quinol (etoxiquin) Đơn vị quốc tế của vitamin A : 1mg Vitamin A tƣơng đƣơng với 3.333,3UI Vitamin A. * Vai trò của vitamin A + Vitamin A tham gia vào nhóm ghép của men phân huỷ, hấp thu chất dinh dƣỡng thông qua các quá trình oxy hoá khử. + Tăng sức đề kháng cho cơ thể. + Tăng khả năng sinh sản (sức sống và số lƣợng tinh trùng, chống sừng hoá các tế bào biểu bì ống dẫn trứng...) + Bảo vệ và tăng thị lực mắt + Làm giảm quá trình dƣ đọng Canxi cho các thành mao mạch hệ tuần hoàn, hạn chế tích mỡ trong cơ thể. Thiếu vitamin A trong thức ăn sẽ gây ra biến đổi thƣợng bì , mô bào trong các đầu mút dây thần kinh và đƣờng thần kinh ngoại vi. Kết quả là từng mảng da bị dầy sừng. Hơn nữa thiếu vitamin A sẽ gây ra những biến đổi trên niêm mạc đƣờng ruột, làm giảm sức bài tiết dịch trong đƣờng tiêu hoá, giảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dƣỡng và con vật ốm, mắt mờ và khô. Thiếu vitamin A lâu sẽ làm cho con vật gầy yếu, chậm lớn. Trong thực tế chăn nuôi thƣờng xảy ra thiếu vitamin A và D nếu nhƣ khẩu phần ăn thiếu đạm và mỡ. Theo Từ Quang Hiển và cộng sự (2001) [10] khẩu phần thức ăn thiếu các loại dầu, mỡ nhƣ khô dầu và thức ăn động vật thƣờng dẫn đến cơ thể thiếu vitamin tan trong dầu mỡ nhƣ vitamin A, D, K, E. * Sự hấp thu trao đổi, chuyển hoá của vitamin A Vitamin A trong thức ăn ở dạng Retinol hay Retinol este đƣợc thuỷ phân bởi lipaza tuyến tuỵ thành Retinol. Retinol đƣợc hấp thu trong niêm mạc ruột, ở đó đƣợc este hoá thành Retinil palmitat. Theo Scott và cộng sự (1976) vitamin A và beta - caroten chuyển thành mixen, chuỗi phân tử trƣớc khi hấp thu ở ruột. Những chuỗi phân tử này hỗn hợp với muối mật và monoglyxerit (axit béo mạch dài), cholesterol và có thể với vitamin D và vitamin K, giúp vitamin A và beta- caroten dễ dàng hấp thu vào ruột. Ở đây phần lớn beta - caroten chuyển thành vitamin A và phần lớn vitamin A chuyển sang dạng este, axit palmilic đƣợc sử dụng nhiều nhất trong quá trình este hoá. Vitamin A đƣợc lƣu thông trong huyết thanh cả ở dạng alcahol và dạng đã este. Những este đƣợc vận chuyển cùng với phần lipoprotein còn vitamin A alcohol có “hoạt tính sinh lý” đƣợc liên kết với protein đặc hiệu 2 - globulin của máu. Gan là nơi dự trữ lƣợng vitamin A thừa và duy trì mức bình thƣờng vitamin A trong máu. Vitamin A dự trữ trong gan chủ yếu ở dạng este. Mức vitamin A ở trong máu có thể nói lên hiện trạng dinh dƣỡng của vitamin A ở vật nuôi. Tuy nhiên, mức vitamin này có liên quan mật thiết đến lƣợng vitamin A dự trữ ở gan và vitamin thu nhận hàng ngày từ thức ăn (Maynard và cộng sự, 1981), khi sử dụng đồng vị phóng xạ có đánh dấu cho thấy retinol trong gan luôn luân chuyển (Putnam, 1974). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- * Sự hấp thu của caroten Gà có thể sử dụng vitamin A trong thức ăn động vật và vitamin A trong thức ăn thực vật tƣơng tự nhau. Khi gà bị thiếu vitamin A, ăn beta - caroten thì sau 1 giờ vitamin A xuất hiện ở vách ruột, sau 3 giờ thì xuất hiện ở gan. Khoảng thời gian 6 giờ sau khi cho gà ăn caroten tỷ lệ vitamin A/gam mô tổ chức thƣờng xuyên cao hơn ở vách ruột, gan thấp hơn. Khi cung cấp trực tiếp một lƣợng lớn vitamin A cho gà con thì vitamin A ở vách ruột tăng lên không đáng kể. Caroten và vitamin A đƣợc gà con sử dụng từ một tuần tuổi. Hiệu quả chuyển hoá caroten thành vitamin ở gà mái đẻ cao. Vitamin A tổng hợp đƣợc tích luỹ trong trứng nhƣ khi cho gà ăn vitamin A tinh khiết. Sự tích luỹ caroten trong lòng đỏ trứng hầu nhƣ không đáng kể mà chỉ tích luỹ chủ yếu là xantofin. Có nhiều premix vitamin chứa vitamin A, dùng cho ăn đều đặn sẽ giúp gia cầm nhanh lớn, đỡ bệnh tật. * Bệnh thiếu vitamin A ở gia cầm Gà rất nhạy cảm với vitamin A, trong huyết thanh gà phải có 100 - 150UI/1ml máu. Nếu dƣới hàm lƣợng này thì gà bị thiếu vitamin A. Vitamin A có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trƣởng, phát triển của gà. - Nguyên nhân thiếu vitamin A + Thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn do mất cân đối tỷ lệ giữa các viatmin nhất là viatmin E trong thức ăn. + Trong thức ăn có một số chất bổ sung để trị cầu trùng, chống nấm mốc làm quá trình oxy hoá vitamin A nhanh và dẫn đến triệt tiêu vitamin A trong thức ăn. + Thức ăn bị nấm mốc hoặc dƣới tác động của ánh sáng làm phân huỷ vitamin A. - Triệu chứng thiếu vitamin A Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Gà con 2 - 3 tuần tuổi rất nhạy cảm với việc thiếu vitamin A và lý do chủ yếu do trong phôi trứng thiếu vitamin A - tức là khẩu phần ăn cho gà đẻ thiếu vitamin A và thức ăn trong 10 ngày đầu tiên thiếu trầm trọng vitamin A. Thiếu vitamin A ở gà con đƣợc thể hiện: + Viêm kết mạc mắt: gà con hay bị chảy nƣớc mắt sống, sau thành rỉ đặc (kem mắt) nếu bị bụi cám thì hai mí mắt dính chặt lấy nhau, gà không mở đƣợc mắt. Viêm kết mạc kéo dài sẽ làm khô kết mạc, sau đó bị sừng hoá, kém thị lực sau thậm chí bị mù. + Chảy nƣớc mũi do viêm đƣờng hô hấp trên + Lông gà xơ, không bóng bẩy, mỏ và da chân khô quắt, mào kém phát triển, nhợt nhạt. + Gà nhìn chung hay bị tiêu chảy, rất chậm lớn. Đôi khi còn có biểu hiện thần kinh nhẹ, đi lại thất thểu - không chắc chắn, thậm chí còn bị liệt hoặc bán liệt. Thiếu Vitamin A ở gà lớn đƣợc thể hiện: + Các biểu hiện bên ngoài giống nhƣ ở gà con: da, mỏ, chân khô, lông xơ xác, mào tụt, nhợt nhạt. + Mắt khô và giảm thị lực + Gà đẻ thất thƣờng, trong trứng có điểm xuất huyết, trứng đẻ ra lòng đỏ ít về khối lƣợng, màu sắc nhợt nhạt. + Tỷ lệ ấp nở thấp do tỷ lệ phôi thấp và chết phôi cao. - Mổ khám bệnh tích: Bệnh tích điển hình trong các trƣờng hợp thiếu vitamin A phụ thuộc vào mức độ thiếu vitamin A trong thức ăn, thời gian kéo dài và tiểu khí hậu chuồng nuôi. + Nếu bệnh nhẹ chỉ thấy gà hay chảy nƣớc mắt, kết mạc mắt bị khô. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- + Nếu nặng gà bị mù, một số khác khi vạch miệng thấy vùng cuống họng, hầu có nhiều mụn sần sùi nhƣ súp lơ trên bề mặt niêm mạc dễ bóc (tế bào biểu bì bị sừng hoá). + Thận nhợt nhạt, hai ống dẫn nƣớc tiểu chứa đầy urat trắng. + Mề gà dãn to và nhão. + Đƣờng ruột bị viêm cata, niêm mạc ruột sần sùi màu nâu nhạt. + Một số trƣờng hợp bệnh nặng có thể có chất urat trắng bao phủ nhƣ rắc vôi bột mỏng trong các cơ quan nội tạng, dễ thấy nhất là gan , lách , tim, thận.... + Giải phẫu bệnh lý vi thể thấy tế bào biểu mô hình trụ của niêm mạc đƣờng hô hấp, tiêu hoá nhất là lông mao ruột bị sừng hoá thành vảy. Thiếu vitamin A cần phân biệt với các bệnh: Bệnh đậu gà thể hầu (thể ƣớt) cũng có màng giả trắng sần sùi nhƣng khó bóc và có những biến đổi khác đặc trƣng cho bệnh đậu. Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm có màng nhày, đờm dãi vùng họng và khí quản, gà bị bệnh lây lan nhanh với các triệu chứng hen ngạt điển hình. * Nhu cầu vitamin A Theo tiêu chuẩn NRC (1994) nhu cầu vitamin A cho gia cầm nhƣ sau: Gà con (0 - 8tuần tuổi): 7000UI/kg thức ăn Gà hậu bị (8 – 18 tuần tuổi): 7000UI/kg thức ăn Gà đẻ trứng thƣơng phẩm: 6000UI/kg thức ăn Gà đẻ giống thịt, trứng: 8000UI/kg thức ăn * Nguồn cung cấp vitamin A Nguồn cung cấp vitamin A quan trọng nhất là dầu cá. Vitamin A có mặt trong thức ăn nguồn gốc động vật nhƣ lòng đỏ trứng, sữa, bơ, gan… Caroten có trong mỡ ngựa, mỡ bò, lòng đỏ trứng, sữa, bơ…nhƣng không có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ, kết cấu của khuôn viên đến chất lượng sản phẩm chai nhựa PE 950cc
132 p | 330 | 107
-
Luận văn:Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi gia công trên máy phay CNC
13 p | 274 | 69
-
Luận văn thạc sĩ Công nghệ Sinh học: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung tế bào và hormone lên sự phát triển của phôi lợn thụ tinh ống nghiệm
67 p | 277 | 50
-
Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến sự tạo phức của Fe3+ với axit sunfosalixilic (SSal)
40 p | 281 | 49
-
LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG “THAM GIA MÀ KHÔNG ĐÓNG GÓP” LÊN HỆ THỐNG CHIA SẺ FILE NGANG HÀNG BITTORRENT
44 p | 140 | 33
-
LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRỒNG XEN CÂY HỌ ĐẬU ĐẾN CHÈ KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI PHÚ HỘ
0 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ cho lưới phân phối có nguồn điện phân tán
149 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
101 p | 13 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học: Nghiên cứu ảnh hưởng của xuất khẩu đến giá trị gia tăng tại Việt Nam
99 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành sản xuất nông nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam
128 p | 23 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng, phát triển của thực vật ngoại lai xâm hại tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, TP Đà Nẵng
84 p | 12 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) tại xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai
138 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ số sinh lời kế toán và giá trị gia tăng thêm kinh tế (EVA) lên giá trị thị trường tăng thêm (MVA) của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
144 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
100 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất lên sự tự khuếch tán trong Ge bằng phương pháp thống kê mô men
51 p | 42 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến Đà Nẵng tới ý định quay trở lại của du khách nội địa
224 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (Entrepreurship) của các nữ doanh nhân Việt Nam
141 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn