Luận văn " NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG "
lượt xem 48
download
Nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển theo xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hội nhập vào nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, sau khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), thì những tác động của nền kinh tế thị trường đến Việt Nam càng thể hiện rõ nét hơn. Và theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, ngành chịu tác động nhiều nhất đó là ngành nông nghiệp, cụ thể là những người nông dân. Người nông dân phải đối mặt với việc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn " NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG "
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Phan Trung Nghĩa NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Kinh Doanh Nông Nghiệp Khóa Luận Tốt Nghiệp Long Xuyên 06/2007
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Kinh Doanh Nông Nghiệp Sinh viên thực hiện: Phan trung nghĩa Lớp: DH4KN2 Mã số Sv: DKN030195 Người hướng dẫn: Đoàn Hoài Nhân Long Xuyên 06/2007
- ĐỀ TÀI ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1: ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: ………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm …… i
- **** Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học An Giang, các thầy chủ nhiệm khoa và Hội đồng khoa học khoa KT- QTKD, Thư viện Trường Đại học An Giang đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành luận văn này. Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sự nhiệt tình nâng đỡ của thầy chủ nhiệm: Nguyễn Minh Châu. Thầy đ ã dìu dắt, nâng đỡ, hỗ trợ chúng em suốt những thời gian thầy chủ nhiệm lớp DH4KN2, giúp em có thể hoàn thành tốt chương trình đào tạo của ngành học. Đồng thời, em chân thành biết ơn: Sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên Minh hợp tác xã An Giang, Chi Cục hợp tác xã An Giang, Phòng Nông Nghiệp- Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn. Những thông tin, ý kiến đóng góp chân tình, quý báu của cán bộ các quý cơ quan. Những ý kiến ấy đã giúp cho em có thêm nhiều kiến thức, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để có thể hoàn thành tốt đề tài này. Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy Đoàn Hoài Nhân. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài nà y. i
- Tóm Lượt Đề tài “Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” nhằm khảo sát nhận thức của người nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Thoại Sơn. Trên cơ sở kết quả thu được kết hợp với tình hình thực tế để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của nông dân huyện Thoại Sơn về mô hình hợp tác xã kiểu mới. Nghiên cứu gồm 5 phần chính: - Chương 1. TỔNG QUAN - Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Chương 3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN VÀ THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN THOẠI SƠN - Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Chương 5: KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho Liên Minh Hợp Tác Xã và các cơ quan ban ngành có liên quan những thông tin cụ thể hơn về nhận thức của nông dân về vấn đề hợp tác xã. Những thông tin này sẽ làm căn cứ để Liên Minh và các cơ quan đề ra những chủ trương, chính sách tuyên truyền, vận động sát với tình hình thực tế của địa phương hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kiến nghị một số giải pháp để Liên Minh tham khảo trong quá trình đề ra chủ trương, chính sách. Tất cả những mục tiêu trên nhằm hướng đến một mục tiêu cụ thể đó là phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở huyện Thoại Sơn và rộng hơn là của An Giang. Vì nến kinh tế hợp tác, mô hình hợp tác xã là xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, là nền tảng tạo thế và lực để nông sản An Giang cạnh tranh với các nông sản tro ng nước và thế giới. ii
- Mục Lục Trang Lời cảm ơn ..................................................................................................................... i Tóm lượt ....................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................ iii Danh mục các từ viết tắt, biểu bảng và hình...................................................................vi Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 1 1.1. Cơ sở hình thành .................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa thực tế ....................................................................................................... 2 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 3 2.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................... 3 2.1.1. Nhận thức ................................................................................................... 3 2.1.2. Mô hình hợp tác xã kiểu mới....................................................................... 3 2.1.3. Nhu cầu ...................................................................................................... 5 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 5 2.2.2. Các dạng thang đo sử dụng trong mô hình................................................... 7 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu và thông tin mẫu .................................................... 7 Chương 3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN VÀ THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN ................................................................. 8 3.1. Tổng quan về Thoại Sơn ........................................................................................ 8 3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thoại Sơn trong giai đoạn 2001 – 2005 ......... 9 3.2.1. Tăng trưởng kinh tế..................................................................................... 9 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ......................................................................... 9 3.2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển ......................................................................11 3.2.4. Tài chính ngân hàng ...................................................................................12 3.2.5. Vần đề xã hội .............................................................................................12 3.3. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang và huyện Thoại Sơn giai đoạn 2001 – 2005 .................................................................................................................12 3.3.1. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang ...............................12 iii
- 3.3.2. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp hợp tác xã nông nghiệp của huyện Thoại Sơn ...................................................................................................................13 3.3.3. Thực trạng công tác tuyên truyền về hợp tác xã giai đoạn 2001- 2005 ........14 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................15 4.1. Nhận thức của người nông dân ..............................................................................15 4.1.1. Về nhu cầu hợp tác ....................................................................................15 4.1.2. Về mô hình tổ chức ....................................................................................17 4.1.3. Về quan hệ sở hữu .....................................................................................20 4.1.4. Về tính tự nguyện khi tham gia ..................................................................21 4.1.5. Về quyền và nghĩa vụ của xã viên ..............................................................22 4.1.5.1. Các quyền cơ bản của xã viên .........................................................22 4.1.5.2. Nghĩa vụ của các xã viên ................................................................25 4.1.6. Về hiệu quả hoạt động ...............................................................................26 4.1.7. Về biểu hiện của nhận thức ........................................................................ 27 4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức .................................................................28 4.2.1. Các yếu tố môi trường ................................................................................28 4.2.2. Các yếu tố nhân khẩu học...........................................................................30 4.2.2.1. Trình độ ảnh hưởng đến nhận thức ..................................................30 4.2.2.2. Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức ....................................................30 4.2.2.3. Thu nhập ......................................................................................... 32 4.2.2.4. Sự khác nhau trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã ...............................................................................................33 4.2.3. Mối liên hệ giữa quyết định tham gia hợp tác xã với tiêu chí của nhận thức . ............................................................................................................................34 4.3. Những thuận lợi và khó khăn mắc phải trong qua trình tuyên truyền, vận động nông dân về hợp tác xã của An Giang ...................................................................................35 4.4. Giải pháp nâng cao nhận thức ................................................................................36 4.4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các của hợp tác xã hiện tại.............36 4.4.1.1. Tiếp tục đảm bảo tính dân chủ, công bằng trong hoạt động của hợp tác xã .......................................................................................................36 4.4.1.2. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả .....................................37 4.4.1.3. Củng cố hoạt động của các hợp tác xã ..............................................38 4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền ....................................39 iv
- 4.4.2.1.Cách thức tổ chức các buổi vận động, tuyên truyền ...........................39 4.4.2.2. Đối tượng tuyên truyền vận động .....................................................40 4.4.2.3. Nội dung tuyên truyền......................................................................41 4.4.2.4. Tiến hành làm thí điểm: ...................................................................43 4.4.2.5. Tách biệt hoạt động của hợp tác xã với hệ thống chính quyền địa phương .........................................................................................................45 4.4.2.6. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cần ban hành qui định hướng dẫn thi hành quyết định 272 1 của Thủ tướng chính phủ .................................................45 4.4.3. Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc tăng cường công giáo dục trong thời gian: .............................................................................................................46 4.4.4. Từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong huyện Thoại Sơn ............................................................................................................47 4.5. Tổ chức thực hiện ..................................................................................................47 4.5.1. Liên Minh Hợp Tác Xã ..............................................................................47 4.5.2. Tỉnh ủ y, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang .................................................48 4.5.3. Phòng khuyến nông huyện Thoại Sơn ........................................................48 4.5.4. Đài truyền thanh, truyền hình tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn và các đài truyền thanh của các xã trong huyện ....................................................................49 4.5.5. Chính quyền địa phương các xã .................................................................49 4.5.6. Các hợp tác xã ở địa phương ......................................................................49 Chương 5: KẾT LUẬN ................................................................................................50 5.1.Kết Luận ................................................................................................................50 5.1.1. Nhận thức của nông dân .............................................................................50 5.1.2. Giải pháp nâng cao nhận thức ....................................................................50 5.1.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền .........................50 5.1.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã .............51 5.2. Đề xuất ..................................................................................................................51 1 Quyết định Của Thủ tướng Chính phủ số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006 - 2010) v
- Danh mục các từ viết tắt, biểu bảng và hình Danh mục các từ viết tắt: HTX: Hợp Tác Xã. NC: Nghiên cứu. ND: Nông dân. KV: Khu vực. ĐVT: Đơn vị tính. Danh mục các biểu bảng và hình: Trang Bảng 2.1: Các thang đo sử dụng trong mô hình ............................................................. 7 Bảng 3.1: Tình hình phát triển của khu vực I và khu vực II của Thoại Sơn trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 ..................................................................................10 Bảng 4.1: Nhận thức của nông dân về quan hệ sở hữu trong hợp tác xã. .......................20 Bảng 4.2: Nhận thức của người nông dân về tính hiệu quả khi tham gia hợp tác xã ......26 Bảng 4.3: Mối liên hệ giữa quyết định có tham gia hợp tác xã hay không với các tiêu chí của nhận thức ...............................................................................................................33 Hình 2. 1: Tiến độ thực hiện .......................................................................................... 5 Hình 2.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu. ........................................................................... 6 Hình 3.1: Bản đồ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ....................................................... 8 Danh mục các biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn qua các năm từ 2001 đến 2005.......... 9 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế bình quân của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2001-2005........10 Biểu đồ 3.3: Nguồn vốn đầu tư phát triển qua đầu tư vào Thoại Sơn qua các năm (2001– 2005)............................................................................................................................11 Biểu đồ 4.1: Sự cần thiết phải hợp tác trong sản xuất nông nghiệp ................................15 Biểu đồ 4.2: Những khân cần có sự liên kết, hợp tác.....................................................16 Biểu đồ 4.3: Khâu cần có sự liên kết, hợp tác nhất ........................................................16 Biểu đồ 4.4: Nhận thức của người nông dân về loại hình của hợp tác xã ......................18 Biểu đồ 4.5: Nhận thức của người nông dân về mục tiêu của hợp tác xã ......................18 Biểu đồ 4.6: Nhận thức của người nông dân về nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã .........19 vi
- Biểu đồ 4.7: Nhận thức của người nông dân về tính tự nguyện khi tham gia hợp tác xã ... .....................................................................................................................................21 Biểu đồ 4.8: Nhận thức của người nông dân về các quyền cơ bản của xã viên ..............22 Biểu đồ 4.9: Nhận thức của người nông dân về quyền biểu quyết của xã viên ...............23 Biểu đồ 4.10: Nhận thức của người nông dân về quyền giữa các xã viên ......................23 Biểu đồ 4.11: Nhận thức của người nông dân về phạm vi hoạt động của hợp tác xã. .....24 Biểu đồ 4.12: Nhận thức về quyền lợi của xã viên so với nông dân...............................24 Biểu đồ 4.13: Nhận thức của người nông dân về các nghĩa vụ của xã viên ....................25 Biểu đồ 4.14: Tỷ lệ nông dân đồng ý tham gia hợp tác xã ............................................27 vii
- NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở hình thành: Nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển theo xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hội nhập vào nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, sau khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), thì những tác động của nền kinh tế thị trường đến Việt Nam càng thể hiện rõ nét hơn. Và theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, ngành chịu tác động nhiều nhất đó là ngành nông nghiệp, cụ thể là những người nông dân. Người nông dân phải đối mặt với việc có nhiều thách thức hơn, có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, người mua có nhiều sự lựa chọn hơn và sự cạnh tranh sẽ ngày càng khóc liệt hơn. An Giang, tỉnh đi đầu cả nước về sản lượng lúa hàng năm, với cơ cấu kinh tế các ngành nông, lâm và ngư nghiệp chiếm gần 80% tổng giá trị của nền kinh tế. Trong tình hình Việt Nam gia nhập vào WTO, nền kinh tế hội vào nền kinh tế thị trường thì những tác động của việc hội nhập đến nông dân sẽ đ ược thể hiện rõ nét hơn. Người nông dân ngày càng quan tâm họ phải trồng cây gì? Nuôi con gì? Chăm sóc thế nào? Và bán cho những ai? Những câu hỏi đó được đặt ra nhắm đến một mục tiêu, đó là sản xuất cái thị trường cần. Thế nhưng, tất cả những điều đó chỉ là điều kiện cần trong sản xuất nông nghiệp hiện tại. Điều kiện đủ đó là cây trồng, vật nuôi phải được nuôi trồng với chi phí thấp, chỉ có như vậy thì nông sản mới đủ sức cạnh tranh với các nông sản cùng loại của các địa phương khác và xa hơn nữa là các nước khác trên thế giới. Chỉ khi nào làm được cả hai việc này, nông sản Việt Nam nói chung và nông sản An Giang nói riêng mới có thể tồn tại cũng như mới phát triển được trên thị trường. Muốn sản xuất cái thị trường cần thì phải căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu, khuynh hướng tiêu dùng …, thông qua nghiên cứu người tiêu dùng. Đồng thời, phải biết tạo sự đột phá, có những động thái kích cầu, khai phá thị trường tiềm ẩn. Những việc trên một vài người nông dân không thể làm được, cần phải có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhiều người nông dân, thực hiện liên kết bốn nhà: Nông Dân; Nhà Nước; Doanh nghiệp; Ngân hàng. Có như thế mới đủ sức tiến hành nghiên cứu, nắm bắt thông tin về thị trường, người tiêu dùng với mục tiêu cuối cùng sản xuất cái thị trường cần. Mặc khác, muốn giảm thiểu chi phí nuôi trồng, tăng khả năng cạnh tranh cho nông sản không có cách nào khác là các nông dân phải liên kết, hợp tác trong quá trình sản xuất. Và ngày nay, nông dân ngày càng nhận thức rõ hơn sự cần thiết cũng như những lợi ích mang lại từ sự hợp tác trong quá trình sản xuất. Thông qua sự hợp tác, người nông dân mới có thể giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của mình. Có như thế thì nông sản mới có thể cạnh tranh, tồn tại, phát triển trên thị trường trong nước và thế giới. Thực hiện đề án hợp tác hóa năm 2001- 2005 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang, đến 31/12/2006 toàn tỉnh có 165 hợp tác xã. Trong đó, có 99 hợp tác xã nông nghiệp và 4 hợp tác xã thủy sản được xây dựng và củng cố, với 8.614 xã viên và cung cấp dịch vụ cho 15% diên tích nông nghiệp của tỉnh 2. Trong quá trình hoạt động, xuất 2 Kế hoạch phát triển kinh tế tập thề năm 2007 của Ủy Ban Nhân Dân An Giang. SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân Trang 1
- NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả như: Hợp tác xã nông nghiệp Tân M ỹ Hưng, huyện Phú Tân (lãi cổ phần hàng năm là 26- 38%), hợp tác xã nông nghiệp Hưng Phát huyện Châu Phú (lợi nhuận hàng năm từ 50- 100 triệu đồng),… Huyện Thoại Sơn, huyện có diện tích lúa lớn nhất nhì An Giang, chiếm 12,17% đất nông nghiệp của tỉnh, là một trong những huyện dẫn đầu về sản lượng lúa hàng năm đạt khoảng 600.000 tấn. Tuy nhiên, Thoại Sơn hiện chỉ có 3 hợp tác xã nông nghiệp (trong đó có 1 hợp tác xã thủy sản) phục vụ cho 515 hecta, chiếm 1,5% diện tích 3. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn: Xã viên không tin tưởng vào hợp tác xã; Nông dân không thấy được sự hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; Người dân chưa có những hiểu biết thấu đáo về mô hình hợp tác. Những yếu tố trên khiến cho hợp tác xã và mô hình hợp tác của huyện đang gặp rất nhiều vướng mắc nhất là về phía nông dân. Thực tế đòi hỏi phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, cốt lỗi khiến cho người nông dân trên địa bàn không tham gia, không tin tưởng vào hợp tác xã. Việc tìm ra các nguyên nhân chủ yếu giúp kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của nông dân về hợp tác xã. Tuy nhiên, muốn nâng cao nhận thức của nông dân về hợp tác xã, cần biết được nông dân đang nhận thức như thế nào về hợp tác xã. Hợp tác xã được người dân hình dung là một tổ chức như thế nào? Có mục tiêu gì? Hoạt động ra sao? Những thông tin này sẽ giúp tìm ra những hướng giải quyết trước mắt và lâu dài để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân. Việc nắm rõ mức độ nhận thức của người nông dân hiện tại, giúp cho công tác vận động, tuyên truyền hiệu quả hơn, biết rõ các vấn đề cần giải thích, tuyên truyền cho người nông dân, tránh trùng lấp gây phiền hà, kém hiệu quả trong công tác tuyên truyền. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”. 1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: Do trình độ, khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào một số nội dung sau: Khảo sát nhận thức của người nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Thoại Sơn. Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của nông dân huyện Thoại Sơn về mô hình hợp tác xã kiểu mới. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu tại đại bàn huyện Thoại Sơn; đối tượng phỏng vấn, nghiên cứu là nông dân; thời gian nghiên cứu tháng 4 năm 2007. 1.3. Ý nghĩa thực tế: Nghiên cứu sẽ giúp cho Liên Minh Hợp Tác Xã, các cơ quan ban ngành có liên quan có thông tin cụ thể hơn về nhận thức của nông dân về vấn đề hợp tác xã. Những thông tin này sẽ là căn cứ cho việc đề ra những chủ trương, chính sách nâng cao nhận thức của nông dân phù hợp tình hình thực tế hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số phương pháp để Liên Minh tham khảo trong quá trình đề ra chủ trương, chính sách. 3 Danh sách HTX – QTDNB Huyện Thoại Sơn tính đến ngày 31/12/2006 của Liên Minh HTX An Giang. SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân Trang 2
- NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này sẽ tập trung trình bày hai vấn đề chính đó là cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu được áp dụng khi thực hiện đề tài. Bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào cũng phải dựa trên một số căn cứ, lý luyết cơ bản nào đó. Chương hai sẽ trình bày khái lược những lý thuyết được vận dụng làm căn cứ để tiến hành nghiên cứu. Các căn cứ lý thuyết đó là về nhận thức, về hợp tác xã và về nhu cầu. Ngoài ra, chương này sẽ trình bày về tiến trình, cách thức tiến hành nghiên cứu, tập trung chủ yếu vào qui trình nghiên cứu, cách thức tiến hành nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức và các dạng thang đo đã sử dụng, cách thức chọn mẫu và một số thông tin về mẫu. 2.1.Cơ sở lý thuyết: 2.1.1. Nhận thức: Khái niệm về nhận thức: Theo Tự Điển Bách Khoa Việt Nam do Hội Đồng Chỉ Đạo Biên Soạn tự điển bách khoa Việt Nam, nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội xuất bản năm 2003, thì nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. Sự nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiển. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ thấp đến cao như: Nhận thức cảm tính: vận dụng cảm giác, tri giác, biểu tượng; Nhận thức lý tính: Vận dụng khái niệm, phán đoán, suy lý; Nhận thức trở về thực tiển ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức: Yếu tố con người: Yếu tố môi trường: Trình độ. Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương. Độ tuổi. Công tác tuyên truyền, vận động. Giới tính. Công tác giáo dục. Nghề nghiệp. Thu nhập 2.1.2. Mô hình hợp tác xã kiểu mới: Khái niệm hợp tác xã 4: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đ ình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực 4 Theo Luật Hợp Tác Xã năm 2004 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân Trang 3
- NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo qui định của pháp luật. Các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã: Tự nguyện: Các xã viên tham gia hợp tác xã trên tinh thần tự nguyện. Dân chủ, bình đẳng: Hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch. Tất cả các xã viên đều bình đẳng với nhau. Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Xã viên chịu trách nhiệm theo mức vốn góp của mình và chịu trách nhiệm trước nếu có những hành vi vi phạm pháp luật, điều lệ hợp tác xã. Hợp tác xã hoạt động vì quyền lợi của tất cả các xã viên. Được chia lãi theo qui định: Nếu hợp tác xã làm ăn có lãi thì tất cả các xã viên được chia lãi theo mức vốn góp vào hợp tác xã. Phát triển cộng đồng: Ngoài lợi ích kinh tế, hợp tác xã còn hoạt động vì cộng đồng, vì phát triển của kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc điểm cơ bản của hợp tác xã: Ruộng đất vẫn là tài sản của nông hộ, vẫn thuộc quyền sở hữu của nông dân. Không đưa nhân viên nhà nước vào Ban Quản Trị hợp tác xã, tách biệt hợp tác xã với hệ thống chính quyền hiện tại, hợp tác xã trở thành một tổ chức kinh tế độc lập. Chỉ hợp tác trong khâu mà từng nông hộ không thực hiện đ ược hoặc thực hiện được nhưng không hiệu quả. Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã: Lợi ích kinh tế. Lợi ích cộng đồng. Các điểm khác biệt cơ bản giữa hợp tác xã kiểu mới và hợp tác xã kiểu củ 5: HỢP TÁC XÃ KIỂU CŨ HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Tập thể hóa về ruộng đất và tư liệu Không tập thể hóa về ruộng đất và tư sản xuất liệu sản xuất Có chính quyền lãnh đạo. Nông dân lãnh đạo. Xóa bỏ quyền tự chủ kinh doanh Không xóa bỏ quyền tự chủ kinh của từng nông hộ. doanh của từng nông hộ. Tham gia bắt buộc. Tham gia trên nguyên tắc tự nguyện. 5 Trần Minh Hải, Tài liệu môn Quản Trị HTX , Trường ĐHAG. SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân Trang 4
- NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang 2.1.3. Nhu cầu: Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở 6 thì nhu cầu có thể hiểu như sau: Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thỏa mãn nhu cầu). Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người quản lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển đ ược các cá nhân. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Phần này sẽ trình bày về tiến trình, cách thức tiến hành nghiên cứu. Tập trung chủ yếu vào qui trình nghiên cứu, cách thức tiến hành nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức và các dạng thang đo đã sử dụng, cách thức chọn mẫu và một số thông tin về mẫu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Qui trình nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn chủ yếu: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Tiến độ cụ thể như sau: Tiến độ thực hiện Công việc Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Thiết kế nghiên cứu Phát thảo phiếu phỏng vấn Thảoluận Hiệu chỉnh bản câu hỏi Phỏng vấn Xử lý số liệu sơ cấp Thu thập số liệu thứ cấp Viết bài Báo cáo Hình 2.1: Tiến độ thực hiện nghiên cứu. 6 Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhu_c%E1%BA%A7u SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân Trang 5
- NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Thiết kế nghiên cứu: - Lý thuyết về nhận thức - So sánh mô hình hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới Phát thảo bảng câu hỏi Thảo luận Hiệu chỉnh Thành lập bảng câu hỏi chính thức Thu thập số liệu thông qua: Phỏng vấn trực tiếp Thu số liệu thứ cấp trên báo, internet, … Xử lý số liệu/ Viết đề tài Báo cáo Hình 2.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ: Việc tiến hành nghiên cứu sơ bộ nhằm phát thảo bảng câu hỏi, hiệu chỉnh bảng câu hỏi phát thảo, làm cơ sở cho việc xây dựng bảng câu hỏi chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bằng việc phát thảo phiếu phỏng vấn, sau đó thảo luận với chuyên gia và nông dân dựa vào phiếu phỏng vấn đã phát thảo. Việc thảo luận được tiến hành với 7 người: giáo viên hướng dẫn Đoàn Hoài Nhân và 6 nông dân xã Phú Thuận. Các ý kiến trả lời được ghi nhận và tổng hợp lại làm cơ sở để hiệu chỉnh các yếu tố trong phiếu phỏng vấn phác thảo, trên cơ sở đó để đưa ra phiếu phỏng vấn chính thức. Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng việc thu thập số liệu sơ cấp thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp nông dân. Sau khi phỏng vấn nông dân, tiến hành mã hóa, làm sạch số liệu và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 10.0. Trong quá trình phân tích bằng phần mềm SPSS 10.0, các công cụ sử dụng chủ yếu là thống kê mô tả (tần số) và Crosstab (bảng chéo). Song song với việc phân tích nhận thức của người nông dân, trong quá trình nghiên cứu còn tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ việc lấy ý kiến của các cán bộ SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân Trang 6
- NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang chuyên ngành (cán bộ phòng Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn, Cán bộ Liên Minh Hợp Tác Xã An Giang), thu thập thông tin từ các báo cáo, báo chí, internet về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tuyên truyền, vận động thành lập, tồn tại và phát triển của các hợp tác xã. Trên cơ sở những phân tích về nhận thức của người nông dân về hợp tác xã và những thuận lợi, khó khăn mà hợp tác xã cũng như công tác tuyên truyền đang mắc phải, nghiên cứu sẽ đưa ra các biện pháp để nâng cao nhận thức của người nông dân về mô hình hợp tác xã. 2.2.2. Các dạng thang đo sử dụng trong mô hình: Bảng câu hỏi sử dụng hai dạng thang đo chủ yếu là: thang đo danh nghĩa, thang đo khoảng. Bảng 2.1: Các thang đo sử dụng trong mô hình: Các câu sử dụng Thang đo danh nghĩa Các câu: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12a, 12b, 13, 14, 15a, 15b, 16, 17, 18 Thang đo khoảng Các câu: 3 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu và thông tin mẫu: Căn cứ để chọn mẫu là diện tích xuống giống vụ Đông Xuân của huyện Thoại Sơn năm 2006-2007. Địa bàn phỏng vấn là 4 xã: Phú Thuận, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phú và Tây Phú. Bốn xã này là 4 xã có diện tích lúa xuống giống lớn trong tổng số 13 xã và 3 thị trấn của huyện7, chiếm 33% tổng diện tích xuống giống của huyện. Mặc khác, bốn xã này có 67% số hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động của hu yện. Chọn mẫu theo cách thuận tiện (các nông dân gặp đ ược trên địa bàn phỏng vấn). Đối tượng phỏng vấn là các nông dân từ 20 - 60 tuổi và trả lời đúng hai câu hỏi sàn lọc dọc tuyến đường đi phỏng vấn. Các tuyến đường chọn đi phỏng vấn là các con đường lớn của xã, tập trung nhiều nông dân sinh sống và trải dài khắp xã phỏng vấn. Cở mẫu là 100, trong đó đối tượng tập trung phỏng vấn là nam có tham gia sản xuất nông nghiệp tại nông hộ. Cơ cấu mẫu bao gồm 35% nông dân đang tham gia hợp tác xã hoặc đã từng là xã viên và 75% còn lại là nông dân chưa từng tham gia hợp tác xã. 7 Trang web Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn An Giang: http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/webpage_1/web%203g3t/ds3g3%20thoaison.htm SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân Trang 7
- NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Chương 3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN VÀ THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN 3.1. Tổng quan về Thoại Sơn: Huyện Thoại Sơn được thành lập trên cơ sở tách huyện Châu Thành cũ thành hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn. Huyện Thoại Sơn nằm tiếp giáp Thành Phố Long Xuyên, với tổng diện tích tự nhiên 46.872 hecta, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 41.687 hecta, dân số 190.052 người (2005) 8, diện tích đất nông nghiệp trên đấu người là 0.22 hecta/người Dân cư trong huyện gồm các dân tộc: Khơ Me, Hoa, Kinh. Châu Thành Tri Tôn Tân Vĩnh Thạnh Hiệp Hình 3.1: Bản đồ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang 9. Huyện Thoại Sơn có 14 xã, 3 thị trấn; tiếp giáp với 4 huyện và thành phố, đó là huyện Vĩnh Thạnh, Tân Hiệp, Châu Thành, Tri Tôn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Phía Bắc Giáp huyện Châu Thành. Phía Đông giáp thành phố Long Xuyên. Phía Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Phía Tây giáp huyện Tri Tôn. Phía Tây Nam giáp huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Địa hình: đồng bằng phù sa với hai loại đất chính: đất phèn tiềm tàng, đất phèn ít. Hệ thống sông ngòi chính của huyện là kênh Thoại Hà nối với rạch Long Xuyên tại xã Vĩnh Trạch kéo dài theo hướng Tây Nam, ngang qua chân núi Sập, tiếp với sông 8 Niên giám thống kê 2005 của Phòng Thống Kê Thoại Sơn. 9 Trang web Sở Nông Nghiệp- PTNT An Giang: http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/webpage_1/web%203g3t/map/3g3t-thoaison.htm SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân Trang 8
- NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Kiên Giang, đổ nước ra biển Tây tại cửa Rạch Giá. Kênh dài 37,23km, rộng 60m, và sâu 8m, có lưu lượng mùa lũ trên 300 m3/s ghe xuồng qua lại thuận lợi. Ngoài ra còn có hệ thống kênh đào thủy lợi hoàn chỉnh thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Thời tiết khí hậu đặc trưng là nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 với độ ẩm ở mức cao từ 70 - 90%. 3.2. Tình hình kinh tế- xã hội của huyện trong giai đoạn 2001 – 2005: 10 3.2.1. Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2001 – 2005 (theo giá so sánh) như sau: Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng GDP (%) 4,22 2,64 11,01 15,50 13,65 7,50 (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thoại Sơn). Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP giai đoạn 2001 – 2005 tương đối cao và ổn định đạt 9,96% (theo giá so sánh). Trong đó, giai đoạn tăng mạnh nhất là các năm từ 2002 đến 2004 với tốc độ tăng 3 năm này đều trên 11%. Sau giai đoạn phát triển nóng từ 2002 đến 2004, đến năm 2005 nền kinh tế đã bắt đầu đi vào ổn định, tốc độ tăng trưởng của GDP đạt 7,5%. Nhìn chung, tốc độ phát triển của GDP huyện Thoại Sơn trong giai đoạn 2001 – 2005 tương đối cao, tăng đều và tương đối ổn định. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2005 là 6,5 triệu đồng tăng 2,5 triệu đồng so với năm 2000. 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tình hình cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn trong giai đoạn 2001 – 2005 được tổng kết thể hiện qua biểu đồ 3.1 sau: Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Thoại Sơn qua các năm từ 2000 đến 2005: Năm 55,65 6,58 37,77 2005 6 59,18 5,97 34,85 2004 5 58,69 5,8 35,51 2003 4 56,38 7,27 36,35 2002 3 6,58 36,25 57,17 2001 2 5,46 33,91 60,63 2000 1 Tỷ lệ 0% 20% 40% 60% 80% 100% Khu vực I Khu vực II Khu vực III 10 Tham khảo báo cáo số 52/BC.UB-TCKH của Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thoại Sơn. SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân Trang 9
- NC nhận thức của ND về mô hình HTX kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Xét về tổng thể, Thoại Sơn là một huyện nông nghiệp thể hiện qua việc các ngành nông, lâm ngư nghiệp đóng góp trên 50% giá trị của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2001 – 2005 cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển biến theo chiều hướng giảm tỷ trọng ở khu vực I và tăng ở khu vực II và khu vực III. Tuy nhiên, những chuyển biến này hiện đang nhỏ và không đáng kể. Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế bình quân của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2001-2005: Khu vực II 6% Khu vực III Khu vực I 36% 58% Cơ cấu kinh tế bình quân giai đoạn 2001 – 2005: Khu vực I chiếm tỷ trọng 57,4%, khu vực II chiếm tỷ trọng 6,43%, khu vực III chiếm tỷ trọng 36,16%. Tình hình cụ thể các khu vực được thể hiện ở bảng 3.1. Bảng 3.1: Tình hình phát triển của khu vực I và khu vực II của Thoại Sơn trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 (tính theo giá năm 1994). ĐVT K 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm V Tr. đồng 649.052 640.506 710.063 Tổng giá trị 811.65 925.906 942.061 I Tăng trưởng % - 1,32 10,86 14,31 14,08 17,45 Tr. đồng 28.213 Tổng giá trị 35.104 42.660 48.230 56.740 59.070 II Tăng trưởng % 24,42 21,52 13,06 17,64 4,11 (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Thoại Sơn). Khu vực I: Khu vực nông lâm ngư nghiệp: Sự phát triển của khu vực I qua các năm thể hiện cụ thể ở bảng 3.1 như sau: Trong năm 2001 do thiên tai lũ lụt, mất mùa, giá cả biến động theo chiều hướng không có lợi cho người nông dân, nên tốc độ tăng trưởng là -1,32%. Tuy nhiên, sang các năm từ 2002 đến 2005 tốc độ phát triển của khu vực đạt tương đối cao và ổn định. Đạt được điều này, nhờ vào sự nổ lực phấn đấu và chỉ đạo của các ban ngành, đoàn thể đã khắc phục được những khó khăn mắc phải. Tốc độ phát triển trung b ình của khu vực I trong giai đoạn 2001 – 2005 là 9,15% và có xu hướng tăng trong giai đoạn sắp tới. T ỷ trọng trung bình giai đoạn này là 57,4%. SVTH: Phan Trung Nghĩa GVHD: Đoàn Hoài Nhân Trang 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Nghiên cứu phương pháp nhận dạng hình dạng
90 p | 361 | 138
-
Luận văn nghiên cứu khoa học: Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ tới một số nhân tố vĩ mô của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
225 p | 419 | 92
-
luận văn:NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢIi Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH THẬN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC GIANG
80 p | 279 | 72
-
Luận văn:Nghiên cứu nhận dạng vân tay dùng mạng neural
25 p | 235 | 60
-
Luận văn nghiên cứu khoa học Hoàn thiện chính sách quản lý của Nhà nước về thương mại của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến 2020
215 p | 524 | 57
-
LUẬN VĂN:Nghiên cứu một cách toàn diện, tìm giải pháp nâng cao chất lượng
75 p | 162 | 41
-
LUẬN VĂN:Nghiên cứu về báo chí trong phạm vi tuyên truyền về vấn đề nhân
124 p | 163 | 41
-
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo kit thử nhanh trong phân tích Urea
114 p | 160 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Quan điểm Mác-xít về nhân cách và ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam
158 p | 143 | 23
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu nhằm mục đích tìm gia nguyên nhân dẫn đến lạm phát và tìm cách khắc phục như thế nào là vô cùng cấp thiết
13 p | 125 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ: Nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Nam Định
103 p | 63 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
186 p | 44 | 10
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang
114 p | 14 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
29 p | 88 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu nhận thức của sinh viên ngành Kế toán về mỗi liên hệ giữa bối cảnh giảng dạy, phương pháp học và kết quả đầu ra tại trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng
123 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu nhận diện sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
97 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
155 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn